Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tỉnh đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 107 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
  

NGUYỄN THANH THANH

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
  

NGUYỄN THANH THANH

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK
Ngành: Kinh tế học
Mã số: 83.10.10.1

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG NGA


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Phân tích năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk” là cơng trình nghiên cứu do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Hồng Nga. Đồng thời các
số liệu thu thập, kết quả phân tích trong luận văn là trung thực và chưa được công
bố trên bất cứ tại liệu nào.

Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Nguyễn Thanh Thanh

năm 2019


i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

1


4C

Common Code for the Coffee Community
– Bộ Quy tắc chung cho Cộng đồng Cà phê

2

CP

Cổ phần

3

HTX

Hợp tác xã

4

MTV

Một thành viên

5

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


6

RFA

7

UTZ

Rainforest Alliance - chứng nhận liên minh
rừng nhiệt đới
Bộ quy tắc gồm các tiêu chuẩn về xã hội và
môi trường về những thực hành trồng cà
phê có trách nhiệm và quản lý vườn cây
hiệu quả


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Tên bảng

Số trang

Bảng 1.1

Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới

35


Bảng 1.2

Tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới

36

Bảng 1.3

Tình hình cung – cầu cà phê thế giới qua các năm

37

Bảng 2.1

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của doanh

40

nghiệp xuất khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk
Bảng 2.2

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Đắk Lắk và cả

41

nước
Bảng 2.3

Tình hình xuất khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk phân theo cơ


42

cấu loại hình doanh nghiệp mùa vụ 2016-2017
Bảng 2.4

Sản lượng xuất khẩu cà phê ở một số thị trường chính

43

Bảng 2.5

Kim ngạch xuất khẩu cà phê ở một số thị trường chính

43

Bảng 2.6

Giá xuất khẩu cà phê bình quân của các doanh nghiệp

44

Đắk Lắk
Bảng 2.7

Thị phần cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp Đắk Lắk

45

so với toàn thế giới

Bảng 2.8

Giá xuất khẩu cà phê bình quân qua các mùa vụ (USD

46

cent/lb)
Bảng 2.9

Chỉ số giá đơn vị cà phê xuất khẩu của các doanh

49

nghiệp Đắk Lắk và một số nước
Bảng 2.10

Tỷ suất lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp xuất

51

khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk năm 2017
Bảng 2.11. Tỷ lệ chi phí sản xuất kinh doanh trung bình của các

52

doanh nghiếp xuất khẩu cà phê ở tỉnh Đắk Lắk năm 2017
Bảng 2.12

Chi phí sản xuất cà phê tại Brazil năm 2017


53

Bảng 2.13

Cơ cấu lao động phân theo trình độ trong các doanh

55

nghiệp xuất khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk


iii

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình vẽ, đồ thị

STT

Số trang

Hình 1.1

Tình hình cung cầu cà phê trên thế giới qua các năm

37

Hình 2.1

Tình hình xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp tỉnh


40

Đắk Lắk
Hình 2.2

Cơ cấu xuất khẩu loại cà phê của doanh nghiệp xuất

42

khẩu tỉnh Đắk Lắk mùa vụ 2017-2018
Hình 2.3

Thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê

45

tỉnh Đắk Lắk
Hình 2.4

Biến động giá cà phê trung bình xuất khẩu của các

47

doanh nghiệp tỉnh Đăk Lắk, so với Brazil, Colombia
và theo giá của ICO
Hình 2.5

Chỉ số giá đơn vị cà phê xuất khẩu của các doanh

49


nghiệp Đắk Lắk và một số nước
Hình 2.6

Tỷ lệ chi phí sản xuất kinh doanh trung bình trên tổng

52

chi phí của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ở tỉnh
Đắk Lắk năm 2017
Hình 2.7

So sánh một số tiêu chí giữa các nước xuất khẩu và

58

nhập khẩu cà phê từ năm 1995-2015
Hình 2.8

Phân phối thu nhập và giá trị của cà phê qua các năm
(USD/lb)

61


iv

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ii

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu ..........................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................9
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................9
3.2. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................10
4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................10
4.2. Phạm vi nghiên cứu: .........................................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu ......................................................10
5.1. Nguồn dữ liệu ....................................................................................................10
5.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................10
6. Ý nghĩa nghiên cứu .............................................................................................11
7. Bố cục đề tài .........................................................................................................11
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP ...................................................................................................12
1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh và các khái niệm liên quan ........................12
1.1.1. Cạnh tranh......................................................................................................12
1.1.2. Lợi thế cạnh tranh..........................................................................................13
1.1.3. Năng lực cạnh tranh ......................................................................................14
1.1.4. Khái niệm xuất khẩu hàng hóa .....................................................................16
1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ....................................................17
1.2.1.

Khả năng duy trì và mở rộng thị phần ......................................................18

1.2.2.

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm .........................................................19


1.2.3.

Khả năng duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh ................................20

1.2.4.

Năng suất ....................................................................................................21


v

1.2.5.

Khả năng thích ứng và đổi mới .................................................................23

1.2.6.

Khả năng thu hút nguồn lực ......................................................................23

1.2.7.

Khả năng liên kết và hợp tác. .....................................................................24

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............24
1.3.1.

Mơi trường bên ngồi doanh nghiệp .........................................................24

1.3.2.


Môi trường ngành. .....................................................................................27

1.3.3.

Doanh nghiệp..............................................................................................30

1.4. Vài nét về ngành hàng cà phê Việt Nam và thế giới .....................................31
1.4.1. Đặc trưng ngành hàng cà phê .......................................................................31
1.4.2. Đặc điểm của ngành hàng cà phê Việt Nam ................................................33
1.4.3. Đặc điểm về sản xuất và cung - cầu cà phê trên thế giới .............................34
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 .......................................................................................38
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK ...........................39
2.1. Tổng quan về quá trình phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk ......................................................................................39
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu .....................................................................................39
2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu ...........................................................................................41
2.1.3. Thị trường xuất khẩu .....................................................................................43
2.1.4. Giá xuất khẩu .................................................................................................44
2.2. Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk ......................................................................................44
2.2.1. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần ..........................................................44
2.2.2. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm .............................................................46
2.2.3. Khả năng duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh ....................................51
2.2.4. Năng suất ........................................................................................................54
2.2.5. Khả năng thích ứng và đổi mới .....................................................................56
2.2.6. Khả năng thu hút nguồn lực .........................................................................58
2.2.7. Khả năng liên kết và hợp tác .........................................................................59



vi

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu
cà phê tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................62
2.3.1. Mơi trường bên ngồi ....................................................................................62
2.3.2. Mơi trường ngành ..........................................................................................67
2.4. Phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức trong cạnh
tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk .............................71
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................74
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK .......75
3.1. Mục tiêu định hướng để cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk .................................................................75
3.1.1. Mục tiêu tổng quát của Nhà nước.................................................................75
3.1.2. Mục tiêu cụ thể của tỉnh Đắk Lắk .................................................................75
3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk ......................................................................................76
3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh ....................77
3.2.2. Nhóm giải pháp về gia tăng nguồn lực .........................................................80
3.2.3. Nhóm giải pháp về mở rộng và phát triển thị phần......................................82
3.2.4. Chiến lược gia tăng liên kết, xúc tiến thương mại .......................................83
3.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước và cơ quan chức năng. ..........................84
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................89


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Ngày nay, khoa học công nghệ liên tục phát triển và biến đổi không ngừng
đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, đi những bước tiến dài trên con
đường khu vực hóa, quốc tế hóa, thúc đẩy sự hội nhập càng sâu rộng, hợp tác trên
nhiều lĩnh vực. Với vị trí là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng hòa chung
với xu thế phát triển đó. Việt Nam đã thực hiện rất nhiều chính sách mở cửa và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi nhưng cũng đầy thách
thức đối với các Doanh nghiệp Việt Nam. Với mơi trường quốc tế rộng lớn, tính
cạnh tranh trên thị trường càng trở nên khắc nghiệt hơn. Do đó, bất kỳ một doanh
nghiệp nào khi tham gia vào thị trường kinh tế thế giới đều phải xác định được con
đường phát triển, nắm bắt cơ hội và phát huy tối đa lợi thế của mình để giành lợi thế
cạnh tranh trên thị trường.
Đắk Lắk là một tỉnh có vị thế ở trung tâm ở Tây Nguyên, có vị trí chiến lược
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. Với lợi thế về vị trí
địa lý, điều kiện tự nhiên – xã hội, Đắk Lắk có diện tích trồng cà phê lớn nhất và là
tỉnh trọng điểm về xuất khẩu cà phê của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu cà phê tỉnh
Đắk Lắk đã góp phần đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất và xuất khẩu cà phê
đứng thứ 2 trên thế giới. Mặc dù doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh đã
có những đóng góp khơng nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kim ngạch
xuất khẩu ngày càng tăng, chất lượng được nâng cao, thị trường xuất khẩu được mở
rộng ra nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Nhưng cũng như tình trạng chung
hiện nay của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khác của cả nước, đa phần các
doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk vẫn chủ yếu là cà phê nhân, các sản
phẩm qua sơ chế thô, chỉ một số ít doanh nghiệp mới bắt đầu phát triển xuất khẩu
các sản phẩm tinh, có chất lượng cao, sản xuất theo quy chuẩn đáp ứng theo các yêu
cầu thị trường thế giới. Nhìn chung, so với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên
thế giới thì khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường cà phê thế giới của doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk còn nhiều hạn chế.


2


Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường cà phê thế giới,
để doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận, gia tăng giá trị sản phẩm và nâng cao vị
thế của cà phê tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cà phê Việt Nam nói chung trên thị trường
thế giới. Đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
tỉnh Đắk Lắk” được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu, phân tích và đánh giá
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk và đưa ra một
số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay, đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã
được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Dựa trên những nghiên cứu lý luận trước
đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu tập trung vào năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp ở những khía cạnh khác nhau.
2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngồi
Trong cuốn Chủ nghĩa xã hội đi về đâu? của Joseph E. Stiglitz (2003). Phân
tích về cạnh tranh, ơng cho rằng cạnh tranh là quan trọng, tuy nhiên cạnh tranh hồn
hảo khơng có khả năng sống sót trong nền kinh tế hiện đại, khơng chỉ vì sự phổ biến
của lợi tức tăng dần thơng thường (nhân tố mà những thảo luận sớm hơn đã tập
trung vào) mà cũng vì tầm quan trọng của đa dạng hố sản phẩm, của thơng tin
khơng hồn hảo, và đổi mới. Ơng chỉ ra rằng chính việc khơng nhận ra các vai trị
cốt yếu của cạnh tranh đã đóng một vai trò quan trọng trong thất bại của chủ nghĩa
xã hội thị trường. Tuy nhiên, tác phẩm đã phân tích các yếu tố thị trường xã hội chủ
nghĩa của thời kì cũ, cũng như phân tích các mơ hình phân tích quốc gia nhiều hơn
là năng lực cạnh tranh của bản thân các doanh nghiệp.
Trong bài viết Corporate Governance and Corporate Competitiveness: an
international analysis của Ho (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các hoạt động
quản trị trong doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh. Tác giả đưa ra mơ hình đo
lường các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp thơng qua năm khía cạnh: Cơ cấu
hội đồng quản trị, cương vị quản lý, chiến lược lãnh đạo, sở hữu tập trung và các



3

mối quan hệ vốn - thị trường và trách nhiệm xã hội có mối quan hệ với năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp. Mơ hình áp dụng của Ho là dùng phương pháp hồi
quy để xác định sự tương quan giữa quản trị và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, Ho (2005) chỉ tập trung vào các công ty kinh doanh hàng đầu
bao gồm trong danh sách 500 công ty Fortune và danh sách 1.000 công ty Business
Week. Nghiên cứu chỉ tập trung làm rõ mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và
năng lực quản trị trong doanh nghiệp.
“Tranh

hợp

hay



thuyết

trò

chơi

trong

kinh

doanh”


của

A.M.Brandenburger & B.J Nalebuff (2005). Các tác giả áp dụng lý thuyết trị chơi
để giải thích mỗi thành cơng và thất bại, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của lý thuyết
trò chơi, lý thuyết tập trung vào vấn đề gây nhiều khó khăn nhất: đó là xây dựng các
chiến lược đúng đắn và ra các quyết định đúng đắn. Từ đó, tạo nên được lợi thế
cạnh tranh cho chính doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Thompson, Strickland & Gamble (2007) trong “Crafting and
Executing Strategy: The Quest for Competitive Advantage: Concepts and Cases” đã
đề xuất cách tính chỉ số năng lực cạnh tranh tổng thể của một doanh nghiệp dựa trên
các nhân tố chủ quan, phản ánh nội lực của doanh nghiệp, không bao hàm các nhân
tố khách quan, các yếu tố môi trường kinh doanh (mặc dù những nhân tố này rất
quan trọng khi lượng hoá năng lực cạnh tranh quốc gia) và cũng khơng bao gồm các
yếu tố ngồi nước. Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đánh giá nó dựa trên phương
pháp cho điểm các yếu tố bên trong của doanh nghiệp nhằm so sánh năng lực giữa
các doanh nghiệp mà chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố này
đến năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu
tố bên ngoài tác động.
Nghiên cứu của Aboagye-Debrah (2007) về tình hình cạnh tranh, tăng trưởng
và hiệu quả của ngành ngân hàng tại Ghana đã phân tích các yếu tố cạnh tranh về
thị phần cho vay và huy động vốn và mức độ tập trung thị trường của các ngân hàng


4

thơng qua mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter và phân tích chỉ số HerfindahlHirschman trong thời gian 8 năm.
Nghiên cứu của Onar & Polat (2010) về các nhân tố tác động tới năng lực
cạnh tranh và lựa chọn chiến lược kinh doanh của 104 doanh nghiệp niêm yết tại sở

giao dịch chứng khoán Istabul - Thổ Nhĩ Kỳ thông qua phỏng vấn tổng giám đốc
hoặc giám đốc nguồn nhân lực dựa trên bảng câu hỏi Likert 7 điểm.
Lian Kee & cộng sự (2011) đã phát triển nghiên cứu của Newbert (2008) và
đưa ra 5 nguồn lực chính tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kiểm tốn
là: Nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, nguồn lực tri thức, nguồn lực tổ chức và
nguồn lực vật chất.
Nghiên cứu của tác giả Sauka (2014) trong tác phẩm Determinants of
Business Insolvencies During Economic Growth and Recession in Latvia được in
trên Journal of Baltic Studies. Bài nghiên cứu nói về đo lường năng lực cạnh tranh
của các công ty ở Latvia. Kết quả nghiên cứu đã xác định 7 nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh cấp công ty, bao gồm: Năng lực tiếp cận các nguồn lực, năng
lực làm việc của nhân viên; Nguồn lực tài chính, chiến lược kinh doanh, tác động
của môi trường, năng lực kinh doanh so với đối thủ và sử dụng các mạng lưới thông
tin liên lạc. Nhược điểm chủ yếu của nghiên cứu này là chỉ sử dụng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp nhà quản trị và thực hiện thống kê từ đó đưa ra nhận xét dựa
trên giá trị trung bình, không đề cập đến mối quan hệ giữa các yếu tố với năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp, phân biệt lĩnh vực hoạt động.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp với nhiều góc độ khác nhau.
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa vào các yếu tố nguồn
lực bên trong của doanh nghiệp như: Nguyễn Vĩnh Thanh (2005) với “Nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập
kinh tế quốc tế”. Cơng trình nghiên cứu làm rõ một số lý luận về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp thương mại, phân tích về thực trạng năng lực cạnh tranh của


5

các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong môi trường kinh doanh quốc tế dựa

vào những phân tích về pháp lý. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu đi vào phân tích năng
lực bên trong của doanh nghiệp: vốn, thị trường mục tiêu, chiến lược, năng lực quản
lý, chi phí, trình độ cơng nghệ. Tác giả phân tích thống kê đơn giản, không áp dụng
các giá trị thang đo nào khác, cũng như khơng nói đến mối quan hệ giữa các yếu tố
tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp;
Dựa vào lý thuyết năng lực, nghiên cứu thực hiện của Vũ Trọng Lâm (2006)
với “Nâng cao sức cạnh tranh cuả các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế”. Trong cuốn sách này tác giả đã hệ thống hố một số quan niệm về sức
cạnh tranh của cơng ty, phân tích kinh nghiệm trong nước và quốc tế về nâng cao
sức cạnh tranh của cơng ty, phân tích thực trạng cạnh tranh và môi trường pháp lý
cạnh tranh ở Việt Nam. Trọng tâm của cuốn sách là đánh giá thực trạng cạnh tranh
của các công ty ở Hà Nội với các tiêu chí: đầu tư phát triển, năng lực tài chính, và
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những giải pháp nâng
cao sức cạnh tranh của các công ty. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ dựa vào các yếu tố
thống kê và phân tích định tính là phần lớn, mà chưa có những nghiên cứu định
lượng riêng, cũng như chưa đánh giá được điểm mạnh điểm yếu và lợi thế cạnh
tranh của các doanh nghiệp;
Trần Sửu (2006), đã nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong điều kiện tồn cầu hóa”. Đề tài nghiên cứu đã phân tích xu hướng phát triển
kinh tế của Việt Nam trong tiến trình tồn cầu hóa. Phân tích các nhóm yếu tố ảnh
hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm những yếu tố bên trong
và yếu tố bên ngoài. Trên cơ sở đó tác giả đã xác định được 10 yếu tố cấu thành
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong mơi trường kinh tế đang
tồn cầu hóa, các doanh nghiệp của Việt Nam đang phải chịu nhiều áp lực của cạnh
tranh từ các hiệp định thương mại quốc tế…vv do đó các yếu tố, các tiêu chí để
đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng cần phải có sự điều chỉnh cho
phù hợp với tình hình hiện nay.


6


Nguyễn Thế Nghĩa (2007), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong hội nhập kinh tế Quốc tế”. Bài viết chỉ rõ, các doanh nghiệp Việt Nam
đang phải đối mặt với những thách thức thật sự to lớn, đó là hạn chế trong năng lực
cạnh tranh, sự lạc hậu về khoa học - công nghệ, hạn chế về khâu nguyên vật liệu và
sự yếu kém về thương hiệu, chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc
tiến thương mại. Từ việc phân tích này, tác giả đã đề xuất gói 5 giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;
Trong tác phẩm “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”, tác giả Nguyễn Hữu Thắng (2008) phân
tích những vấn đề lý luận và thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay, đề ra một số quan điểm và phương hướng, các giải pháp chủ yếu để
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Những giải pháp mà tác giả đưa ra
bao gồm 4 nội dung, đó là: Nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp; Sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp; Cải thiện môi trường và điều
kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp; Phát triển các định chế hỗ trợ doanh nghiệp;
Trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009)
về năng lực động đã cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp được chia ra làm hai nhóm chính, đó là nguồn lực hữu hình và nguồn
lực vơ hình. Tất cả các nhân tố gồm định hướng kinh doanh, năng lực marketing,
kết quả kinh doanh, năng lực sáng tạo, định hướng học hỏi, kỳ vọng cơ hội WTO,
nguồn lực tài chính, năng lực nghiên cứu và phát triển …đều có ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, tuy nhiên
nghiên cứu cho rằng nguồn lực của doanh nghiệp chính là yếu tố quyết định đến lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hồ Trung Thành (2012) đã đề xuất các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
động của các doanh nghiệp ngành Công thương gồm: năng lực sáng tạo, định hướng
học hỏi, sự hội nhập toàn diện, năng lực marketing, định hướng kinh doanh và kết
quả kinh doanh. Tác giả đã đưa ra các thang đo đối với mỗi tiêu chí. Trên cơ sở đó,
nghiên cứu thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được điều



7

tra bằng các phương pháp thống kê SPSS, sử dụng các cơng cụ phân tích như
phương pháp phân tích Cronbach- anpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá,
phương pháp phân tích nhân tố xác nhận, phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc
tuyến tính. Tuy nhiện, đề tài nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát đối với các doanh
nghiệp (100 doanh nghiệp) của ngành Dệt May theo các tiêu chí và thang đo năng
lực cạnh tranh động đã được xác định. Do đó, kết quả nghiên cứu vẫn cịn mang
tính của ngành dệt may riêng biệt;
“Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành chế biến thủy sản xuất khẩu ở thành phố
Cần Thơ theo phương pháp PACA” của Nguyễn Quốc Nghi và một số tác giả
(2012). Bài viết đã phản ánh lợi thế của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu ở thành
phố Cần Thơ và đề xuất một số giải pháp. Phương pháp PACA là một tập hợp các
công cụ để dự báo lợi thế và bất lợi thế cạnh tranh về ngành hàng của địa phương
nào đó. Phương pháp này tiếp cận thực tế từ dưới lên, mang tính tập thể bao gồm
nhà sản xuất, hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức hỗ trợ, chính quyền địa phương và
các đối tượng khác. Bài nghiên cứu sử dụng hai cơng cụ cơ bản sau: Mơ hình 5
động lực của Michael Porter nhằm xác định tình hình hiện tại của ngành hàng dựa
vào 5 nhóm động lực; Mơ hình kim cương của Michael Porter nhằm dự báo những
lợi thế và bất lợi thế trong quá trình xây dựng năng lực cạnh tranh của ngành hàng
nào đó. Sự đánh giá theo mơ hình kim cương. Đây là mơ hình nghiên cứu khá gần
với định hướng nghiên cứu của đề tài, do đó, bên cạnh kế thừa mơ hình nghiên cứu,
đề tài cũng sẽ tập trung phân tích thêm các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp.
“Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của cà phê tỉnh Đắk Lắk trong thị trường
hội nhập” của Mai Xuân Hóa và Mai Văn Xuân đăng trên tạp chí Khoa học, Đại
học Huế số 3/2012. Trong bài báo này, chỉ số DRC/SER được dùng để đánh giá khả
năng cạnh tranh của cà phê tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh hội nhập thị trường thế

giới. Nghiên cứu cho rằng lợi thế so sánh của sản phẩm cà phê rất nhạy cảm với
những biến động về giá cà phê xuất khẩu. Đồng thời nhận định cho thấy khả năng
cạnh tranh cà phê Đắk Lắk dưới sự tác động của biến động giá cả nội và ngoài


8

nguồn. Tuy nhiên, trong bài phân tích chỉ tập trung vào yếu tố giá, đánh giá khả
năng cạnh tranh của sản phẩm chứ không đề cập đến sự cạnh tranh của doanh
nghiệp trong ngành. Do đó, đề tài chỉ tham khảo khả năng cạnh tranh dựa vào yếu
tố chất lượng sản phẩm làm cơ sở nghiên cứu.
“Cạnh tranh chất lượng sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk” của Nguyễn
Thanh Trúc, Đỗ Thị Nga và Nguyễn Văn Minh, đăng trên tạp chí Khoa học và Phát
triển số 7/2012. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng cạnh tranh về
chất lượng sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
chủ yếu nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhân để tăng khả năng cạnh tranh. Để
so sánh sự khác biệt về chất lượng sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam
với các đối thủ cạnh tranh, tác giả vận dụng công thức xác định chỉ số giá cả. Cụ
thể, so sánh sự khác biệt về chất lượng sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của Việt
Nam và Indonesia. Cũng như tác phẩm đã nhắc đến, nghiên cứu này cũng đánh giá
khả năng cạnh tranh dựa trên yếu tố giá là trung tâm.
“Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế
tại tỉnh Đắk Lắk” – Luận án tiến sĩ của Đỗ Thị Nga (2012). Đề tài nghiên cứu phân
tích ở 4 khía cạnh chính đó là hiệu quả (năng suất, chi phí, lợi nhuận…), chất lượng
sản phẩm, thị phần (trong nước và ngoài nước) và khả năng đáp ứng nhu cầu thị
trường (thương hiệu, mẫu mã, giá cả, phân phối). Luận án phân tích những điểm bất
lợi cũng như những lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức
kinh tế trong đó nêu rõ lợi thế cạnh tranh về năng suất, giá thành và thị phần. Tuy
nhiên, luận án chưa đề cập đến các nguồn lực khác liên quan đến năng lực cạnh
tranh doanh nghiệp.

Luận văn của ThS. Nguyễn Văn Đạt (2014), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk”, luận án đã chỉ ra được 9 yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk bao gồm: 1) yếu tố năng lực tài
chính, 2) yếu tố năng lực quản trị, 3) yếu tố năng lực sản xuất và công nghệ, 4) yếu
tố năng lực Marketing, 5) yếu tố văn hóa doanh nghiệp, 6) yếu tố năng lực cạnh


9

tranh thương hiệu, 7) yếu tố xử lý tranh chấp thương mại, 8) yếu tố thể chế và chính
sách, 9) yếu tố nguồn nhân lực địa phương. Kết quả nghiên cứu của Luận án đã xác
định được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp kinh doanh cà phê tỉnh Đắk Lắk.
Hoàng Nguyên Khai (2016) trong luận án Tiến sỹ “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương”. Nghiên cứu thực hiện
đánh giá năng lực cạnh tranh của nhân hàng thương mại, xây dựng các chỉ tiêu đánh
giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cụ thể như: Năng lực tài chính;
Năng lực về sản phẩm dịch vụ; Trình độ cơng nghệ ngân hàng; Nguồn nhân lực và
năng lực quản trị điều hành; Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần của ngân hàng
thương mại. Luận án cũng tập trung làm rõ các nhân tố tác động đến năng lực cạnh
tranh của ngân hàng thương mại bao gồm: Chất lượng dịch vụ; Nỗ lực xúc tiến bán
hàng; Cơng nghệ; Giá bán.
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu đã đưa ra các cách thức tiếp cận và nghiên
cứu đề tài trên các góc độ khác nhau, cũng như lựa chọn phương pháp nhằm đạt kết
quả nghiên cứu nhất định về khả năng cạnh tranh của một sản phẩm, của doanh
nghiệp khi tham gia vào thị trường.
3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu cà

phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khi tham gia xuất khẩu trên một số thị trường cà phê
thế giới. Xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Đắk Lắk.
Xác định, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu
cà phê tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk
trong quá trình hội nhập quốc tế như thế nào?


10

Những điểm thuận lợi, thách thức và cơ hội gia tăng năng lực cạnh tranh cho
các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk là gì?
Những giải pháp cần được thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cà
phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2010 đến năm 2017 dựa trên hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến 2018
Không gian nghiên cứu: tỉnh Đắk Lắk và thị trường xuất khẩu cà phê trên thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
5.1. Nguồn dữ liệu
Thứ cấp: Các báo cáo hoạt động kinh doanh, các báo cáo liên quan đến
doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk của UBND tỉnh, các sở
Khoa học và Công nghệ, sở Công thương và Hiệp hội cà phê Việt Nam. Bên cạnh

đó là một số các nghiên cứu khoa học liên quan: Các tài liệu, giáo trình liên quan
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các bài tạp chí, bài nghiên cứu, các
cơng trình nghiên cứu khoa học được công bố.
Sơ cấp: thực hiện khảo sát tại các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tỉnh Đắk
Lắk. Nội dung thu thập bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị trường và
sự ảnh hưởng của các yếu tố chính sách, xã hội đến tình hình hoạt động của doanh
nghiệp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thống kê mô tả: Phương pháp này phân tích thực trạng sản xuất, thu hoạch,
chế biến, chất lượng sản phẩm, giá cả và tình hình xuất khẩu cà phê để mô tả cạnh
tranh của các doanh nghiệp, dựa trên số liệu tổng hợp từ các bảng biểu, mơ hình.


11

So sánh: so sánh các chỉ tiêu biến động theo thời gian và không gian. Cụ thể
so sánh biến động sản lượng, giá cả, kim ngạch xuất khẩu cà phê theo qua các năm;
so sánh giá cả, quy mô thị trường tiêu thụ, chất lượng sản phẩm, năng lực, khả năng
đáp ứng nhu cầu... giữa các doanh nghiệp trong tỉnh so với các quốc gia sản xuất và
xuất khẩu cà phê trên thế giới.
Phân tích và tổng hợp: Sử dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu là
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính dựa trên dữ liệu thu thập được từ các tài liệu, các cuộc
trao đổi, thảo luận với nhà chuyên môn, chuyên gia và quan sát tại hiện trường; tiến
hành xử lý, sắp xếp một cách có hệ thống, thống kê mơ tả, phân tích, so sánh, suy
luận logic để rút ra những kết luận nghiên cứu cụ thể hoặc những kết luận tạo cơ sở
để triển khai nghiên cứu định lượng.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp, tác giả mong muốn
xác định, phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tỉnh

Đắk Lắk.
Qua những phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh thì đề tài sẽ cung cấp
một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, cho nhà quản lý
và cho các nhà hoạch định chính sách.
7. Bố cục đề tài
Đề tài ngồi phần mở đầu và kết luận gồm có các nơi dung sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê tỉnh Đắk Lắk


12

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh và các khái niệm liên quan
1.1.1. Cạnh tranh
Trong quá trình phát triển kinh tế trên thế giới, mỗi giai đoạn có những định
nghĩa về cạnh tranh theo một cách khác nhau.
Theo trường phái cổ điển, mà đi đầu đó là Adam Smith với tư tưởng cạnh
tranh là liên quan đến quyền sở hữu, “Mọi người, khi không vi phạm luật pháp,
được phép hồn tồn tự do mưu cầu lợi ích của bản thân theo cách riêng của mình
và được phép đem sự siêng năng và đồng vốn của mình cạnh tranh với bất kỳ người
hoặc nhóm người nào khác” [1, tr.651]. Theo Samuelson và Nordhaus thì đồng nhất
cạnh tranh với cạnh tranh hoàn hảo, trong cuốn Kinh tế học cho rằng “Cạnh tranh là
sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc
thị trường” và “Ai có thể thích ứng một cách tốt nhất với sự thay đổi của thị trường?
Ai có thể tạo nên các làn sóng đổi mới cơng nghệ nhanh nhất? Sự thách thức là rất

lớn. Những người thắng cuộc sẽ có lợi nhuận và tiền cơng cao hơn, cịn những
người thua cuộc sẽ bị tụt lại đằng sau” [3,tr.28].
Theo trường phái hiện đại, Joseph Schumpeter đã nói đến cạnh tranh trong
nền kinh tế đó là dựa vào những lợi thế về thơng tin và tri thức, nhấn mạnh đến vai
trị của cả doanh nghiệp và người quản trị [79,tr.14]. Theo Michael Porter đã đưa ra
khái niệm cạnh tranh từ cấp độ vi mô đến vi mô, từ doanh nghiệp, ngành cho đến
quốc gia. Ơng đã giải thích về sự tăng trưởng của nền kinh tế là do sự cạnh tranh
của các thành phần kinh tế. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh đó là tối đa hóa lợi
ích. Đối với doanh nghiệp, đó là lợi nhuận; đối với địa phương hay một quốc gia đó
là tạo việc làm và thu nhập cao hơn.
Có thể thấy, cạnh tranh là một phạm trù rất rộng, xuất hiện và phát triển cùng
với sự phát triển của sản xuất, luôn luôn vận động và thay đổi liên tục. Theo Lê Viết
Thái, cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các nhà doanh nghiệp trong


13

việc giành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình
trên thị trường [45,tr.11].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt
động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà
kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các
điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”.
Như vậy có thể nói rằng, cạnh tranh là những hoạt động nhằm mang lại lợi
ích nhất định cho đối tượng tham gia cạnh tranh. Trong xu thế phát triển xã hội,
cạnh tranh là một hiện tượng tất yếu và phát triển cùng với nền kinh tế thị trường và
cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Trong đó, cạnh
tranh mang những đặc trưng cơ bản sau: Các đối tượng tham gia cạnh tranh có cùng
mục tiêu; Phương pháp và cơng cụ được sử dụng trong hoạt động cạnh tranh rất đa
dạng, phong phú; Cạnh tranh giữa các đối tượng không giới hạn về thời gian và

không gian.
1.1.2. Lợi thế cạnh tranh
Theo quan điểm lý thuyết cạnh tranh của Joseph Schumpeter, lợi thế cạnh
tranh trong cùng một ngành được tạo ra nhờ sự khác biệt của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, theo Barney, lợi thế cạnh tranh không chỉ gồm sự khác biệt của nguồn nội
lực bên trong doanh nghiệp mà còn dựa vào các nguồn lực tác động bên ngoài.
Quan điểm của Michael E. Porter, cạnh tranh là vấn đề cơ bản quyết định sự thành
công hay thất bại của doanh nghiệp, nhằm mục đích tạo lập một vị thế thuận lợi và
bền vững trước những sức ép từ thị trường. Ba loại lợi thế cạnh tranh theo Porter đó
là chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung. Đồng
thời, ông cũng xác định rằng, cạnh tranh là một q trình biến đổi khơng ngừng mà
ở đó “lợi thế cạnh tranh được tạo ra bằng cách sử dụng các nguồn lực và khả năng
để đạt được cấu trúc chi phí thấp hơn hoặc tạo ra một sản phẩm khác biệt. Một cơng
ty sẽ tự định vị nó trong ngành bằng việc lựa chọn lợi thế về chi phí thấp hay sự
khác biệt. Quyết định này là một thành tố cốt lõi trong chiến lược cạnh tranh của


14

cơng ty, và lợi thế cạnh tranh chỉ có thể được duy trì thơng qua sự cải tiến khơng
ngừng [28, tr.821].
Christensen.H.Kurt thì cho rằng “Lợi thế cạnh tranh là bất cứ giá trị nào mà
một doanh nghiệp cung cấp nhằm thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ
của họ hơn là sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và tạo rào cản đối với đối
thủ tiềm năng và hiện tại” [70, tr.21].
Như vậy, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó là phát triển các nguồn lực
của doanh nghiệp một cách tối đa hóa theo chiến lược nhất định nhằm thu về lợi ích
cao nhất và nhờ có đó doanh nghiệp tạo ra một số tính trội hơn, ưu việt hơn, tạo ra
khoảng cách đối với các đối thủ cạnh tranh.
1.1.3. Năng lực cạnh tranh

Như định nghĩa cạnh tranh, năng lực cạnh tranh ở đây bao gồm nhiều cấp độ:
năng lực cạnh tranh của sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của
ngành và năng lực cạnh tranh của địa phương, của khu vực và của quốc gia.
Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh được định nghĩa theo nhiều
trường phái khác nhau. Tiếp cận năng lực cạnh tranh theo trường phái kinh tế học:
Mô hình kinh tế học tổ chức (Industrial Organization economics - IO) được M.
Proter khái qt hóa thơng qua mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thơng qua mơ
hình SCP (Structure -> Conduct -> Performance) hay tạm dịch là cấu trúc – vận
hành và thực hiện. Trong đó, Porter nhấn mạnh về cơ cấu ngành là điểm quan trọng
quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu ngành quyết định hành vi
– chiến lược kinh doanh – của doanh nghiệp và điều này dẫn đến hiệu quả kinh
doanh của ngành (Barney, 1986; Porter, 1980). Một lần nữa, ông cũng thừa nhận lợi
thế khác biệt quyết định rất lớn đến chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp. Theo
quan điểm quản trị học, Michael Porter (1985,1998) cho rằng năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp là khả năng duy trì, mở rộng thị phần và đạt lợi nhuận cao của
doanh nghiệp. Theo ông, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động, là
duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh.


15

Theo Randall lại cho rằng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định. Còn Dunning
lập luận rằng, sức cạnh tranh là khả năng cung ứng sản phẩm của chính doanh
nghiệp đó trên các thị trường khác nhau mà khơng phân biệt nơi bố trí của doanh
nghiệp [37]. Theo Philip Lasser, sức cạnh tranh của một cơng ty trong một lĩnh vực
nào đó được xác định bằng những thế mạnh mà cơng ty có hoặc huy động được để
có thể cạnh tranh thắng lợi. Markusen đã đưa ra một khái niệm “một nhà sản xuất
được gọi là cạnh tranh nếu như nó có một mức chi phí đơn vị trung bình bằng hoặc
thấp hơn chi phí đơn vị của các nhà cạnh tranh quốc tế” [21]. Fafchamps cũng đưa

ra định nghĩa về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên phân tích yếu tố chi
phí. Trong đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó
có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị
trường – có nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất
lượng tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp khác, nhưng với chi phí thấp hơn
thì được coi là có khả năng cạnh tranh cao hơn [37].
Ở Việt Nam, các nhà khoa học cũng đưa ra các định nghĩa năng lực cạnh
tranh khác nhau. Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm, nêu lên tầm quan trọng của
việc gia tăng giá trị nội sinh và ngoại sinh của doanh nghiệp, đây chính là năng lực
cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp cố gắng đạt được, là cơ sở để doanh nghiệp thực
hiện các chiến lược kinh doanh của mình [45, tr.22].
Theo tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương tự: “Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và
chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao
và phát triển bền vững” [39]; Vũ Trọng Lâm và cộng sự, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng (so với các
đối thủ cạnh tranh) và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp trong môi trường
cạnh tranh trong nước và quốc tế [26].


16

Như vậy, nhắc đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có rất nhiều quan
điểm khác nhau, mỗi định nghĩa năng lực cạnh tranh tương ứng với sự phát triển
khoa học, kỹ thuật và bối cảnh kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ. Tuy nhiên, các định
nghĩa đều có đặc điểm chung là các doanh nghiệp huy động nguồn lực bên trong và
bên ngồi của mình với những phương thức khác nhau để thích ứng với mơi trường
kinh doanh, giành những ưu thế trên thị trường nhằm đạt mục đích kinh tế đặt ra
(thị phần, khách hàng, lợi nhuận…)

1.1.4. Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
Khái niệm xuất khẩu: Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh với phạm vi vượt
ra khỏi biên giới quốc gia hoặc là hoạt động buôn bán của một nước với nước khác
trên phạm vi quốc tế [52].
Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa nước này với nước khác thơng
qua hoạt động mua và bán ở phạm vi quốc tế. Trong hoạt động ngoại thương: xuất
khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài. Hoạt động này phần nào giải
quyết được mâu thuẫn giữa quy mô sản xuất, giữa tốc độ phát triển của tiến bộ khoa
học kỹ thuật với khả năng có hạn về sức lao động có trình độ, sự phân bổ về vị trí
địa lý, tài nguyên thiên nhiên và cơ cấu nhu cầu tại mỗi nước khác nhau. Trong đó
xuất khẩu được coi là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại; là
phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển [43].
Khái niệm xuất khẩu hàng hóa: Theo điều 28, mục 1, chương 2 Luật Thương
mại Việt Nam 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật [34].
Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa (vật chất và dịch vụ) ra khỏi
một nước (từ quốc gia này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm
phương tiện thanh toán hoặc trao đổi lấy một hàng hóa khác có giá trị tương đương.
Một cách khái quát có thể hiểu, xuất khẩu là việc đưa hàng hóa ra nước ngồi nhằm
thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa [29].


×