Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.81 KB, 19 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Mã phách:………………………………….(Để trống)

Hà Nội, năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
NỘI DUNG
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ
I.

CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT
1.
2.
3.

II.
1.


QUỐC TẾ
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế
2.1 Truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam
2.2 Chủ nghĩa Mác – Lênin và Quốc tế cộng sản
Một số hoạt động đoàn kết quốc tế thực tiễn của Hồ Chí Minh
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ
Vai trị của đoàn kết quốc tế
1.1 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng
hợp cho cách mạng Việt Nam
1.2 Góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu

cách mạng của thời đại
2. Lực lượng và hình thức tổ chức đồn kết quốc tế
2.1 Lực lượng đồn kết
2.2 Hình thức tổ chức
3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
3.1 Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích; có lý, có tình
3.2 Đồn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT
QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Qn triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế trong hoạch định
chủ trương, đường lối của Đảng
1.1 Giữ vững các quyền dân tộc cơ bản gắn với độc lập tự chủ, tự lực,
tự cường


1.2 Tư tưởng hịa bình, hữu nghị, tơn trọng chủ quyền, hợp tác cùng
phát triển
1.3 Đoàn kết, hợp tác quốc tế gắn với đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ

quyền lãnh thổ
2. Một số ví dụ thực tiễn trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn
kết quốc tế của nước ta hiện nay
2.1 Tòa nhà quốc hội Lào – Món q của tình đồn kết hữu nghị
2.2 Việt Nam đồn kết với quốc tế ứng phó với đại dịch COVID-19

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Trong tác phẩm “Dưới lá cờ vẻ vang”, đồng chí Lê Duẩn từng viết
“Mỗi bước đi của nhân dân ta và của Đảng ta trong 40 năm qua đếu gắn
liền với cuộc đời cách mạng vô cùng sôi nổi đẹp đẽ của Hồ Chủ Tịch”.
Giờ đây, tuy đã đi xa, nhưng Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam một


hệ thống tư tưởng vô giá, dẫn đường cho mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam trong suốt 77 năm qua. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VII của Đảng (6/1991) cũng đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ
nam cho hành động của tồn Đảng”. Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh
về đồn kết quốc tế giữ một vị trí quan trọng, mang giá trị thời đại, là
bài học không chỉ cho cách mạng Việt Nam thời bấy giờ mà còn cho sự
nghiêp xây dựng đất nước của Đảng và toàn dân thời đại mới.
- Ngày nay, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi, thời cơ và thách
thức đan xen lẫn nhau, xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế gia tăng,
đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng quan hệ, phát triển kinh tế đối ngoại.
Bài học vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế lại càng
trở nên sâu sắc và có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
- Dựa trên những giá trị đó, tơi lựa chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam”
làm đề tài cho bài tập lớn kết thúc học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày cơ sở hình thành, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn
kết quốc tế, từ đó đưa ra bài học vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
đồn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến tư tưởng Hồ Chí
Minh và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế vào giai
đoạn hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu:
4. Phương pháp nghiên cứu


-

Tiểu luận nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp sử dụng phương pháp
lịch sử, tổng hợp.

5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
-

Tiểu luận góp phần làm rõ các vấn đề lý luận của tư tưởng Hồ Chí
Minh về đồn kết quốc tế, từ đó rút ra bài học thực tiễn trong việc vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế trong thời đại hiện nay,
tình hình thực tế cũng như các ví dụ trực quan.

NỘI DUNG
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ



I.

CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN

KẾT QUỐC TẾ
1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa
và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại.
2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế
2.1 Truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam
- Dân tộc ta từ ngàn xưa đã trải qua bao cuộc đấu tranh chống giặc ngoại
xâm, bảo vệ tổ quốc, hình thành nên ý thức dân tộc, tình yêu nước nồng
nàn cho mỗi người dân Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước chính là nhân tố
quyết định cho tồn bộ q trình lịch sử của nước ta. Sinh ra trong cảnh
nước mất nhà tan, có cha là một nhà nho yêu nước, người thanh niên
Nguyễn Tất Thành đã được thừa hưởng và truyền động lực từ tinh thần
yêu nước ấy mà ra đi tìm đường cứu nước, đem lại hịa bình, độc lập
cho nước nhà. Sau này, Bác viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu
nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo
Quốc tế thứ ba”. (1)
- Truyền thống đoàn kết dân tộc cũng là một trong những cơ sở hình
thành nên tư tưởng đồn kết quốc tế của Hồ Chí Minh. Truyền thống
này được hình thành từ những ngày đầu dựng nước, giữ nước, gắn liền
với sự hình thành dân tộc. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Bác
nhận ra “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người:

giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối
tình hữu ái là thật mà thơi: tình hữu ái vô sản” (2). Kế thừa và phát huy


truyền thống đồn kết dân tộc, tình tương thân tương ái, Người đã hình
thành tư tưởng phải đồn kết các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược trên
toàn thế giới lại, giành lấy độc lập, tự do, hịa bình thế giới.
- Góp phần hình thành nên tư tưởng đồn kết quốc tế của Hồ Chí Minh,
khơng thể khơng nói đến truyền thống ngoại giao của Việt Nam. Nhà sử
học Phan Huy Chú đã đúc kết lịch sử ngoại giao của nước ta rằng:
“Trong việc trị nước, hòa hiếu với nước láng giềng là việc lớn”. Có thể
nói rằng, tư tưởng gìn giữ hữu nghị, xem trọng hịa khí, thiên hạ thái
bình của truyền thống xưa đã ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nên tư
tưởng Hồ Chí Minh về đàn kết quốc tế.
2.2 Chủ nghĩa Mác – Lênin và Quốc tế Cộng sản
- Với khát vọng giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với
chủ nghĩa Mác - Lênin. Sau khi đọc bản Luận cương các vấn đề về dân
tộc và thuộc địa của V. I. Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức
được con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Cũng từ đó, tư tưởng
về đồn kết quốc tế của Hồ Chí Minh từng bước hình thành, phát triển.
Người chỉ rõ: “... trong cuộc bàn cãi, người ta rất ít nói đến sự đồn kết
với các dân tộc thuộc địa. Nhưng đó lại là vấn đề mà tôi quan tâm hơn
hết và do đó mà tơi đã tìm ra được con đường đúng” (3)
- Chủ nghĩa Mác – Lênin đã nói đến đồn kết quốc tế như một điều kiện
quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản. Sau khi
được tiếp cận với luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa,
Người đã tiếp thu được tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin, tinh thần
“Lao động tất cả các nước đoàn kết lại” nhằm chống lại chủ nghĩa tư
bản, chủ nghĩa đế quốc. “Chủ nghĩa Lênin và đường lối Quốc tế Cộng
sản là nhân tố quan trọng nhất, nhân tố quyết định hình thành chiến

lược đồn kết quốc tế của Nguyễn Ái Quốc” (4)
3. Một số hoạt động đoàn kết quốc tế thực tiễn của Hồ Chí Minh


-

Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị hồ bình Véc xây
“Bản u sách của nhân dân An Nam”, trong đó có điểm yêu sách:
Người Việt Nam có quyền “tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất
dương” (5). Đây có thể coi là lần đầu tiên Người xuất hiện trên vũ đài

quốc tế, đấu tranh cho quyền bình đẳng, hợp tác quốc tế.
- Năm 1924 trong thư gửi đại diện quốc tế cộng sản, Bác viết: ''Tôi đã
ngẫm nghĩ từ lâu về nguyên nhân đầu tiên đã dẫn tới sự suy yếu của các
dân tộc phương Đơng, đó là sự biệt lập''. Người cũng đã xác định, cuộc
đấu tranh của chúng ta là bộ phận của cách mạng thế giới. Như vậy, từ
lời phát biểu đầu tiên tại Đại hội Tua (12- 1920) trở về sau, Người luôn
khẳng định cuộc cách mạng của các dân tộc bị áp bức đều có quan hệ
với nhau.
- Ngày 26/6/1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
Trong Tuyên ngôn của Hội, Bác nêu: “Hỡi các bạn bị áp bức ở chính
quốc! Giai cấp tư sản trong nước các bạn đã lừa dối các bạn, dùng các
bạn làm công cụ đi xâm lược đất nước chúng tôi. Ngày nay, vẫn dùng
các chính sách quỷ quyệt ấy, giai cấp tư sản nước các bạn lại định dùng
chúng tôi để đàn áp mọi cố gắng tự giải phóng của các bạn. Đứng trước
chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc quyền lợi của chúng ta là thống
nhất, các bạn hãy nhớ lời kêu gọi của Các Mác: “Vô sản tất cả các
nước, đoàn kết lại”
II.
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT

QUỐC TẾ
1. Vai trị của đoàn kết quốc tế
1.1 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh
tổng hợp cho cách mạng Việt Nam
- Theo Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết quốc tế là để tập hợp lực lượng
bên ngồi, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc
tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của các trào lưu cách mạng


thời đại để tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam,
trong đó:
 Sức mạnh dân tộc là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh
thần, trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự
lực, tự cường dân tộc; sức mạnh của tinh thần đồn kết; của ý chí
đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do ...
 Sức mạnh thời đại là sức mạnh của phong trào cách mạng thế
giới, là sức mạnh thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga
năm 1917. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác đã từng
bước phát hiện ra sức mạnh vĩ đại tiềm ẩn trong các phong trào
cách mạng thế giới mà Việt Nam cần tranh thủ. Các phong trào
đó nếu được liên kết, tập hợp trong khối đoàn kết quốc tế sẽ tạo
nên sức mạnh to lớn, có vai trò quan trọng đến nền độc lập nước
nhà
- Đây là một trong những nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh
về đồn kết quốc tế và cũng là một trong những bài học quan trọng
nhất, mang tính thời sự sâu sắc nhất của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí
Minh đã sớm xác định cách mạng một bộ phận của cách thế giới ngay
từ khi tìm thấy con đường cứu nước. Người cho rằng, cách mạng Việt
Nam chỉ có thể thành cơng khi thực hiện đồn kết chặt chẽ với phong
trào cách mạng thế giới.

1.2 Góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục
tiêu cách mạng của thời đại
- Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn
liền với chủ nghĩa quốc tế vơ sản, đại đồn kết dân tộc phải gắn liền với
đoàn kết quốc tế; thực hiện đồn kết quốc tế khơng vì thắng lợi của
cách mạng mỗi nước mà cịn vì sự nghiệp chung của nhân loại trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và vì các mục tiêu cách mạng
của thời đại.


-

Trong suốt q trình sống và hoạt động chính trị, Người không chỉ phát
huy triệt để sức mạnh chủ nghĩa u nước và tinh thần dân tộc mà cịn
kiên trì đấu tranh không mệt mỏi để củng cố và tăng cường đoàn kết
giữa các lực lượng cách mạng thế giới – lực lượng đấu tranh cho mục
tiêu chung: hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Theo
Người, các đảng cộng sản trên thế giới phải tiến hành có hiệu quả việc
giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế

vơ sản cho nhân dân.
- Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí
Minh, thắng lợi của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhờ
giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã tranh thủ được sự
đồng tình, ủng hộ của quốc tế, làm cho sức mạnh dân tộc được nhân lên
gấp bội, chiến thắng được những kẻ thù có sức mạnh to lớn hơn mình
về nhiều mặt.
- Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đồn kết quốc tế, kết
hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vơ sản là nhằm
góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách

mạng của dân tộc và thời đại. Bởi lẽ, nhân dân Việt Nam khơng chỉ
chiến đấu vì độc lập, tự do của đất nước mình mà cịn vì độc lập, tự do
của các nước khác, không chỉ bảo lợi ích sống cịn của dân tộc mình mà
cịn vì những mục tiêu cao cả của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc,
dân chủ chủ nghĩa xã hội
2. Lực lượng và hình thức tổ chức đồn kết quốc tế
2.1 Lực lượng đoàn kết
- Lực lượng đoàn kết quốc tế bao gồm: phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế; phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào
hồ bình, dân chủ thế giới, trước hết là phong trào chống chiến tranh
của nhân dân các nước đang xâm lược Việt Nam.


-

Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, sự đồn kết giữa
giai cấp cơng nhân quốc tế giữ vai trò quan trọng cho thắng lợi của chủ
nghĩa cộng sản. Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa tư bản là một lực
lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động tồn
thế giới. Vì vậy, chỉ có sức mạnh của sự đồn kết, đồng tình và ủng hộ
lẫn nhau của lao động tồn thế giới theo tinh thần “bốn phương vô sản
đều là anh em” mới có thể chống lại được những âm mưu thâm độc của

chủ nghĩa đế quốc thực dân
- Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, các dân tộc thuộc địa
phải hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để trở thành một liên minh
tương lai, thúc đẩy cách mạng vô sản, chống lại sự chia rẽ của đế quốc.
Hơn nữa, nhằm tăng cường đoàn kết giữa cách mạng thuộc địa và cách
mạng vơ sản chính quốc, Hồ Chí Minh đề nghị Quốc tế Cộng sản làm
cho đội quân tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với

giai cấp vô sản phương Tây.
- Đối với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân
chủ, tự do và cơng lý, Hồ Chí Minh cũng tìm mọi cách để thực hiện
đồn kết. Người đã gắn cuộc đấu tranh vì độc lập ở Việt Nam với mục
tiêu bảo vệ hịa bình, tự do, cơng lý và bình đẳng, khơi gợi lương tri của
những người tiến bộ tạo nên những tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ của các
tổ chức và cá nhân thế giới. Chính vì đó mà Đảng đã vượt qua được
mọi khó khăn, đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta đến những thắng
lợi vẻ vang.
2.2 Hình thức tổ chức
- Đối với Hồ Chí Minh, hình thức tổ chức các lực lượng đồn kết quốc tế
cần phải tuân theo nguyên tắc. Người đưa ra quan điểm về thành lập
“Mặt Trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa”, kiến nghị


Quốc tế Cộng sản cần có giải pháp cụ thể và đến Đại hội VI (1928),
quan điểm này đã được thực hiện.
- Dựa vào đặc điểm, bản chất từng quốc gia, khu vực,   Hồ Chí Minh đã
định hướng cho việc hình thành bốn tầng mặt trận: Mặt trận đại đoàn
kết dân tộc; Mặt trận đoàn kết Việt – Miên – Lào; Mặt trận nhân dân Á
– Phi đoàn kết với Việt Nam; Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với
Việt Nam; chống đế quốc xâm lược.
3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
3.1 Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích; có lý, có
tình
- Để thực hiện đoàn kết với phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế,
Hồ Chí Minh chủ trương độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
đoàn kết dân tộc thống nhất trên nền tảng chủ nghĩ Mác – Lê nin và chủ
nghĩa quốc tế vơ sản có lý, có tình:
 “Có lý” ở đây trước hết là phải tuân thủ các nguyên tắc của củ

nghĩa Mác – Lê nin, phải xuất phát từ lợi ích chung của cách
mạng thế giới, tuy nhiên phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác –
Lê nin từ thực tế chung của mỗi nước, mỗi Đảng một cách có
hiệu quả, tránh giáo điều.
 “Có tình” là sự thơng cảm, tơn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình
cảm của nhũng người cùng chung lý tưởng, khát vọng, mục tiêu
đấu tranh. Mọi vấn đề phải cùng nhận thức, cùng hành động vì
lợi ích chung. Lợi ích của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi đảng phải
được tơn trọng, song lợi ích đó khơng được hại đến lợi ích
chung, lợi ích của đảng, dân tộc khác.
- Đối với các dân tộc trên thế giới, Người nêu cao độc lập, tự do và
quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Người không chỉ đấu tranh cho nền
độc lập nước nhà mà cịn đấu tranh vì hịa bình, tự do của các dân tộc
khác.


-

Đối với các lực lượng tiến bộ khác trên thế giới, Hồ Chí Minh giương
cao ngọn cờ hịa bình, chống chiến tranh xâm lược. Ngọn cờ hịa bình
ấy là ngọn cờ chân chính xây trên cơng bình và lý tưởng dân chủ, ngọn
cờ vì các quyền dân tộc cơ bản của các quốc gia. Ngọn cờ ấy cùng
quyết tâm mãnh liệt và lý tưởng cao đẹp vì hịa bình của nhân dân Việt
Nam đã cảm hóa, kêu gọi được các lực lượng tiến bộ trên thế giới đứng
về phía nhân dân ta, góp phần vào chiến thắng chống thực dân páp và

đế quốc Mỹ.
3.2 Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ
- Đoàn kết quốc tế là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các
lực lượng quốc tế, nhằm tăng thêm nội lực, tạo sức mạnh thực hiện

thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Để đồn kết tốt phải có nội
lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết định, vì vậy trong đấu tranh cách
mạng, Hồ Chí Minh ln nêu cao khẩu hiệu: “Tự lực cánh sinh, dựa
vào sức mình là chính”. Trong đấu tranh giành chính quyền, Người chủ
trương “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Ngày 13 tháng 7 năm 1952,
trong bài nói chuyện tại hội nghị chiến tranh du kích, Người chỉ rõ:
“Một dân tộc khơng tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp
đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Người cũng nhấn mạnh: phải
có thực lực, thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to
tiếng mới lớn…
- “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng
tơi, khơng có sự can thiệp ở ngồi vào” (6). Thắng lợi của cách mạng
Việt Nam chính là thành quả của đường lối đúng đắn của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh, của tiếng nói chung và sự ủng hộ có hiệu quả của
các dân tộc khác trên tồn thế giới.
Chương 2:


VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế trong hoạch
định chủ trương, đường lối của Đảng
- Nhận thức được tầm quan trọng của đoàn kết quốc tế, qua hơn 30 năm
đổi mới, tư tưởng đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được
Đảng ta vận dụng một cách sáng tạo trong việc hoành định chủ trương,
đường lối. Từ tuyên bố “muốn là bạn” Đại hội Đảng lần thứ VII ) , “sẵn
sàng là bạn” (Đại hội Đảng lần thứ VIII), “là bạn và đối tác tin cậy”
(Đại hội Đảng lần thứ IX) đến Đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta khẳng
định: “Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu
quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao”. Tinh

thần đoàn kết quốc tế, huy động tối đa sức mạnh toàn dân tộc kết hợp
sức mạnh thời đại để bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự
chủ, vì hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
1.1 Giữ vững các quyền dân tộc cơ bản gắn với độc lập tự chủ, tự
lực, tự cường
- Hiện nay, Việt Nam đề cao vai trò của Liên hợp quốc trong việc bảo
đảm các quyền dân tộc cơ bản gắn với độc lập tự chủ của các nước,
nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực, đóng góp tích
cực vào cơng việc chung của thế giới, trong đó có tham gia lực lượng
gìn giữ hồ bình của Liên hợp quốc… chủ động, tích cực thúc đẩy đàm
phán, hợp tác giải quyết những tồn tại trong phân định biên giới trên bộ
và trên biển, vừa bảo vệ được chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán của ta, thể hiện lập trường chủ động, mạnh mẽ, tích cực hơn về
các vấn đề lợi ích cốt lõi của mình nhằm dẫn dắt dư luận, tạo sự ủng hộ
rộng rãi của quốc tế.


1.2 Tư tưởng hịa bình, hữu nghị, tơn trọng chủ quyền, hợp tác cùng
phát triển
- Từ quan hệ hợp tác tồn diện với Liên Xơ, với Lào và Campuchia,…
đến nay, Việt Nam đã xác lập mối quan hệ thương mại với trên 200
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, là đối tác chiến lược và đối tác
toàn diện với gần 30 quốc gia, trong đó có tất cả các nước lớn và 5
nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, là đối tác
toàn diện với tất cả các nước trong cộng đồng ASEAN; lần đầu tiên
được bầu vào Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc
(UNCITRAL); lần thứ hai được bầu, trở thành Ủy viên không thường
trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và tới 2020,
là Chủ tịch luân phiên của ASEAN. Là thành viên của WTO, của nhiều
thể chế đa phương, đến nay, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán

ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do FTA với 59 đối tác trên toàn thế
giới.
- Việt Nam ngày càng chủ động, sáng tạo hơn trong triển khai hợp tác
quốc tế, hội nhập quốc tế, góp phần phục vụ tốt lợi ích quốc gia, dân
tộc. Tính đến nay, Việt Nam được 71 nước cơng nhận là quốc gia có
nền kinh tế thị trường và hiện trong top đầu của ASEAN về mức độ hội
nhập và độ mở của nền kinh tế. Mối quan hệ với các đối tác kinh tế
khiến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tương đương 200%
GDP.
- Cùng với kinh tế, hợp tác, hội nhập quốc tế đã góp phần khơng nhỏ
trong ổn định chính trị, an ninh trong nước, góp phần đan xen lợi ích
với các đối tác, qua đó, tạo cục diện thuận lợi để Việt Nam giữ nước từ
xa. Tính đến nay, sau 5 năm bắt đầu tham gia hoạt động gìn giữ hịa
bình của Liên hợp quốc, Việt Nam đã cử 90 sĩ quan tham gia sứ mệnh
quốc tế cao cả này. Có thể xem đây là sự thể hiện mức độ tham gia


ngày càng sâu hơn, đóng góp ngày càng tích cực hơn của Việt Nam với
tư cách là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
1.3 Đoàn kết, hợp tác quốc tế gắn với đấu tranh bảo vệ vững chắc
chủ quyền lãnh thổ
- Nguy cơ lớn nhất đối với độc lập, chủ quyền của Việt Nam hiện nay là
vấn đề Biển Đơng. Tình hình Biển Đơng trong hơn 10 năm qua diễn
biến phức tạp, là tâm điểm cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế, Việt Nam đã,
đang và luôn sẵn sàng giải quyết những tranh chấp, bất đồng trên Biển
Đơng bằng biện pháp hịa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đồng thời
coi trọng việc giữ gìn mối quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước
láng giềng. Nhờ lập trường chính nghĩa, nhờ những bằng chứng pháp lý
và căn cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng

Sa và Trường Sa, Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của
cộng đồng quốc tế.
2. Một số ví dụ thực tiễn trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
đồn kết quốc tế của nước ta hiện nay
2.1 Tòa nhà quốc hội Lào – Món q của tình đồn kết hữu nghị
-

Dự án tòa nhà Quốc hội mới của Lào đang được chủ đầu tư là Bộ Xây
dựng Việt Nam, tổng thầu là Binh đồn 11 xây dựng với quyết tâm
chính trị cao nhất. Cơng trình là sự hịa trộn giữa văn hóa, họa tiết, hoa
văn mang đậm bản sắc, phong tục, truyền thống Lào và giải pháp công
nghệ, thiết bị hiện đại, kỹ thuật và công nghệ quản lý thi cơng tiên tiến
từ phía Việt Nam.

-

Tổng Bí thư Lào nhấn mạnh cơng trình tịa nhà Quốc hội mới của Lào quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho Đảng,
Nhà nước và nhân dân Lào xứng đáng là biểu tượng cho mối quan hệ
hữu nghị vĩ đại, tình đồn kết đặc biệt và hợp tác tồn diện Lào - Việt
Nam, Việt Nam - Lào. Trước đó, Phó Thủ tướng Lào Sonexay
Siphandone cũng đã khẳng định cơng trình vơ cùng có ý nghĩa bởi đây
là món q, tình cảm “hạt gạo cắn đơi, cọng rau bẻ nửa” đầy tình nghĩa,


quý báu mà Việt Nam dành tặng Lào, các thế hệ con cháu người Lào sẽ
không bao giờ quên. Công trình sẽ là “di sản thừa kế” của mối quan hệ
đặc biệt Lào - Việt Nam cho các thế hệ mai sau, là một tài sản vô giá
mà nhân dân Lào sẽ mãi gìn giữ bởi đây là tấm lịng chân thành của
nhân dân Việt Nam dành cho nhân dân Lào, cũng như là sự vận dụng tư
tưởng đoàn kết quốc tế mà Bác Hồ đã để lại cho dân tộc ta.

2.2 Việt Nam đoàn kết với quốc tế ứng phó với đại dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 khơng chỉ ảnh hưởng riêng lĩnh vực y tế mà tác
động sâu sắc, rộng khắp và ở mọi cấp độ, mọi khía cạnh của đời sống
chính trị, kinh tế, xã hội. Thực tế cho thấy, ngay từ những ngày đầu tiên
cũng như giai đoạn căng thẳng nhất khi đại dịch bùng phát trên toàn
cầu, Việt Nam đã chủ động, trách nhiệm, chia sẻ khó khăn và đóng góp
thiết thực vào nỗ lực chống lại đại dịch.
- Với tinh thần đoàn kết quốc tế được kế thừa từ tư tưởng Hồ Chí Minh,
-

Chính phủ và nhân dân Việt Nam cịn nhiều khó khăn nhưng đã có nhiều
hoạt động hỗ trợ, chia sẻ với 20 quốc gia, tổ chức quốc tế. Việt Nam đã
tặng hai nước Lào, Campuchia các trang thiết bị y tế như quần áo bảo hộ,
khẩu trang y tế, bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2... trị giá hơn 7 tỷ đồng
cho mỗi nước; tặng Indonesia 500 dụng cụ xét nghiệm, Myanmar 50.000
USD để chung sức phòng, chống COVID-19; dành tặng Đảng, Nhà nước
và nhân dân Cuba 5.000 tấn gạo. Ngay khi dịch COVID-19 diễn biến
phức tạp tại Trung Quốc, Việt Nam đã tặng Trung Quốc vật tư, trang thiết
bị y tế với tổng trị giá 500.000 USD. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động
các tổ chức, cá nhân quyên góp hỗ trợ nhân dân Trung Quốc số vật tư y tế
-

trị giá 100.000 USD để phòng, chống dịch.
Ngày 7/12/2020, tại phiên họp toàn thể ở New York (Hoa Kỳ), Đại hội
đồng Liên hợp quốc khóa 75 đã thơng qua bằng đồng thuận Nghị quyết do
Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua, lấy ngày
27/12 hàng năm là “Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh”. Đề xuất
của Việt Nam đã được 5 nước tham gia đồng tác giả (Canada, Niger, Saint



Vincent & Grenadines, Senegal, Tây Ban Nha) và 107 nước đồng bảo trợ.
Đây có thể coi là minh chứng cho vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường
quốc tế, là thành quả của tình hữu nghị, của bài học vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về đồn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

Ngày nay, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi, tồn cầu hóa phát triển
mạnh mẽ thì tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là cơ sở lý luận vững
chãi, là bài học giá trị cho cách mạng Việt Nam. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về đồn kết quốc tế là điều mà Đảng Cộng sản, nhân dân Việt Nam cần
nâng cao nhận thức và vận dụng sáng tạo sao cho phù hợp với bối cảnh hiện
tại, thực hiện mong muốn của Người: “Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần
đắc lực vào việc khơi phục lại đồn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng
chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vơ sản, có lý, có tình” (7).


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Hồ Chí Minh, Báo Nhân dân, số 2226, ngày 22-4-1960
(2) Hồ Chí Minh: Tồn tập, T.1, nxb Chính trị quốc gia, tr.287.
(3) Hồ Chí Minh: Tồn tập, T.12, nxb Chính trị quốc gia, tr.470-471
(4) Hồ Chí Minh với chiến lược đồn kết quốc tế trong cách mạng giải phóng
dân tộc, nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2010, tr.30.
(5) Phan Ngọc Liên, Lịch sử 12 (nâng cao), nxb Giáo dục, tr.116
(6) Hồ Chí Minh: Tồn tập, T. 5, nxb Chính trị quốc gia, tr.136
(7) Hồ Chí Minh: Tồn tập, T.15, nxb Chính trị quốc gia, tr.613.
- Nghiệm thu, bàn giao cơng trình nhà quốc hội Lào, Báo điện tử Chính phủ
nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, />21/3/2021
- P.Ngọc, Báo dân tộc và phát triển, Việt Nam tích cực hỗ trợ các quốc gia
phòng, chống dịch bệnh Covid 19, />15/5/2021




×