Tải bản đầy đủ (.docx) (209 trang)

Luận án tiến sĩ xây dựng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong quân đội hiện nay theo phong cách hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.89 KB, 209 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHÙNG THANH

XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA
CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC

HÀ NỘI - 2021


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHÙNG THANH

XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA
CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN
NAY THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC

Mã số: 9 31 02 04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1.

PGS, TS Phạm Hồng Chương



2.

PGS, TS Lê Huy Bình

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan luận án là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả dưới sự
hướng dẫn của PGS, TS Phạm Hồng Chương và PGS, TS Lê Huy Bình. Các số
liệu, trích dẫn trong luận án đều bảo đảm tính trung thực, khách quan, khoa học và
có nguồn gốc rõ ràng, khơng trùng lặp với các cơng trình khoa học đã công bố.
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2021
Tác giả luận án

NCS Phùng Thanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án..................................................7
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu có liên quan và những vấn đề cần tiếp tục đi sâu
nghiên cứu 20
LUẬN ÁN

Chương 2: XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN

TRONG QUÂN ĐỘI THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH - MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 24

2.1. Một số khái niệm cơ bản..............................................................................24
2.2. Đặc trưng của phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh.......................................39
2.3. Giá trị của phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh đối với xây dựng đội ngũ
chính trị viên trong quân đội
62
Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA
CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI THEO PHONG CÁCH HỒ
CHÍ MINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

72

3.1. Thực trạng xây dựng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong quân
đội theo phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua 72
3.2. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng phong cách lãnh đạo của chính trị
viên trong quân đội hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh...................104
Chương 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY THEO
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH........................................................................112

4.1. Những nhân tố tác động và yêu cầu xây dựng phong cách lãnh đạo của
chính trị viên trong quân đội theo phong cách Hồ Chí Minh....................112
4.2. Giải pháp cơ bản xây dựng phong cách lãnh đạo của chính trị viên trong
quân đội hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh.....................................122
KẾT LUẬN...............................................................................................................................149
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................152

PHỤ LỤC..................................................................................................................................162


1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
CB, CS
CTQG
CTV
CTĐ, CTCT
ĐUQSTW
HSQ, CS
NXB
PCLĐ
SQCH


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi sự
nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; mở
ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc: Thời kỳ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người có giá trị bền vững, trở thành nền tảng tư
tưởng của Đảng, ánh sáng soi đường, dẫn dắt cách mạng Việt Nam phát triển đi lên.
Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm: Phong cách tư duy,
phong cách làm việc - lãnh đạo, phong cách ứng xử - giao tiếp; phong cách diễn đạt;
phong cách sinh hoạt,... Tất cả những nội dung đó được hội tụ trong nhân cách của nhà
cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Trong đó, PCLĐ của Người được coi là “hình mẫu”

của một nhà lãnh đạo châu Á, nhưng không xa lạ với châu Âu; PCLĐ có sự hịa quyện
chặt chẽ giữa: Hiện đại và truyền thống; dân chủ và tập trung; thân tình và thẳng thắn;
bác học và đời thường; lãnh tụ và quần chúng;... PCLĐ của Hồ Chí Minh dựa trên công
lý và lẽ phải, đạt đến đỉnh cao của hiệu quả.

Giá trị và sự ảnh hưởng của PCLĐ Hồ Chí Minh đối với Đảng, với dân tộc
Việt Nam và nhân dân thế giới rất to lớn, đặc biệt là những tác động, ảnh hưởng đối
với việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới PCLĐ của đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta. Sự lan tỏa và sức cảm hóa của PCLĐ Hồ Chí Minh
đã góp phần tạo ra những thế hệ cán bộ cách mạng trung kiên, có PCLĐ khoa học,
dân chủ, quần chúng, nêu gương,... Đây là một trong những nguyên nhân tạo nên
những thành công của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, cũng như trong công
cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Vì thế, nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận, thực tiễn về PCLĐ Hồ Chí Minh là cơng việc rất quan trọng và cần thiết để
vận dụng vào đổi mới PCLĐ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta nói
chung, đội ngũ CTV trong Quân đội nói riêng.
Đội ngũ CTV trong Qn đội có vị trí, vai trị rất quan trọng, là người chủ trì về
chính trị ở đơn vị cơ sở; trực tiếp làm công tác lãnh đạo, quản lý, giáo dục CB, CS
thuộc quyền, góp phần quan trọng vào nâng cao sức mạnh chiến đấu và khả năng sẵn


2
sàng chiến đấu của Quân đội ta. PCLĐ của CTV không chỉ là yếu tố rất quan trọng,
quyết định chất lượng, hiệu quả cơng tác của họ, mà cịn có sự tác động, ảnh hưởng
rất lớn đến CB, CS trong đơn vị, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Tư cách
của chính trị viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt,
thì bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên khơng làm trịn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy khơng
tốt” [81, 484]. Vì thế, xây dựng PCLĐ của CTV là cơng việc rất cần thiết để mỗi
người thực hiện tốt vị trí, vai trị, trọng trách của người chủ trì về chính trị ở đơn vị
cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực CTĐ, CTCT trong Quân đội, qua đó,

củng cố lịng trung thành, niềm tin chính trị của CB, CS đối với Đảng và chế độ, với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc
phòng và lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Quân đội rất quan tâm xây dựng PCLĐ
của đội ngũ CTV và đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, PCLĐ của
CTV hiện nay vẫn cịn có những hạn chế, bất cập, đó là: Tình trạng quan liêu,
chun quyền, độc đốn; giải quyết cơng việc cứng nhắc, thiếu tính khoa học; chưa
chú trọng giáo dục, thuyết phục, nêu gương;... Những vấn đề trên không chỉ làm
giảm hiệu quả công tác của người CTV, mà cịn ảnh hưởng đến kết quả hồn thành
nhiệm vụ của đơn vị, của Quân đội. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu
làm rõ lý luận và thực tiễn xây dựng PCLĐ của CTV, từ đó tìm ra những biện pháp
có tính khả thi để nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng trong giai đoạn mới.
Hiện nay, việc xây dựng PCLĐ của CTV trong Qn đội theo phong cách Hồ
Chí Minh có nhiều thuận lợi, nhất là những thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước
sau 35 năm tiến hành đổi mới và kinh nghiệm đã được tổng kết từ việc tổ chức thực
hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” trong những năm qua. Tuy nhiên, trước những biến đổi nhanh chóng của tình
hình thế giới, trong nước, nhiệm vụ của cách mạng, của Quân đội không ngừng phát
triển đã và đang đặt ra những yêu cầu rất cao về phẩm chất, năng lực và PCLĐ của
đội ngũ CTV. Điều đó địi hỏi cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp trong Quân đội cần phải
tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về PCLĐ Hồ Chí Minh để vận dụng
có hiệu quả vào xây dựng PCLĐ của đội ngũ CTV trong giai đoạn mới.


3
Từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Xây dựng phong
cách lãnh đạo của chính trị viên trong Quân đội hiện nay theo phong cách Hồ Chí
Minh” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích

Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về PCLĐ Hồ Chí Minh để đề xuất
các giải pháp vận dụng PCLĐ của Người vào xây dựng PCLĐ của CTV trong Quân
đội giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, từ đó xác

định những vấn đề luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, giải quyết;
- Luận giải làm rõ các khái niệm cơ bản, đặc trưng và giá trị của PCLĐ

- Đánh giá thực trạng xây dựng PCLĐ của CTV trong Quân đội theo phong

cách Hồ Chí Minh và xác định những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết trong
quá trình xây dựng;
- Phân tích các yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp xây

dựng PCLĐ của CTV trong Quân đội hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong xây dựng PCLĐ của
CTV trong Quân đội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Phong cách Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nội dung phong phú.

Luận án tập trung nghiên cứu PCLĐ Hồ Chí Minh thể hiện trong các bài nói, bài viết
và thực tiễn cuộc đời hoạt động cách mạng của Người; nghiên cứu thực trạng xây dựng
PCLĐ của CTV và nội dung, phương thức, giải pháp xây dựng PCLĐ của CTV

trong Quân đội hiện nay theo PCLĐ Hồ Chí Minh.



4
- Về không gian: Luận án tiến hành điều tra, khảo sát hoạt động xây dựng PCLĐ
của đội ngũ CTV ở một số đơn vị sư đoàn bộ binh làm nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng
chiến đấu, chiến đấu trên địa bàn khu vực phía Bắc: Sư đồn 301/Bộ Tư lệnh Thủ đơ
Hà Nội; Sư đồn 316/Qn khu 2; Sư đoàn 395/Quân khu 3; Sư đoàn 312/Quân đoàn 1
và tham chiếu, so sánh số liệu với một số đơn vị cơ sở khác trong toàn quân.
- Về thời gian: Các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát phục vụ cho luận án

được giới hạn từ năm 2016 đến năm 2020.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng phương pháp tác phong công tác của đội ngũ
cán bộ, đảng viên trong Quân đội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các
phương pháp chung, các phương pháp liên ngành và chuyên ngành sau:
- Phương pháp lơgíc được sử dụng trong luận án để khái qt nội dung, giá

trị của phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh; khai thác, đánh giá đúng bản chất của
những thành tựu, hạn chế trong xây dựng PCLĐ của CTV.
- Phương pháp lịch sử nhằm trình bày, phân tích q trình phát triển nhận thức

của các cơng trình khoa học nghiên cứu về PCLĐ Hồ Chí Minh và các quan điểm,
đường lối của Đảng và Quân ủy Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội.
- Phương pháp điều tra xã hội học:

Tác giả luận án tiến đã hành điều tra, khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến

đối với 550 CB, CS quân đội, tại bốn sư đoàn bộ binh trên địa bàn khu vực phía Bắc
để tìm hiểu nhận thức của họ về PCLĐ Hồ Chí Minh và thực tiễn hoạt động xây
dựng PCLĐ của CTV ở các đơn vị quân đội trên các phương diện: Nhận thức của
CB, CS về đặc trưng, giá trị của PCLĐ Hồ Chí Minh; sự cần thiết phải xây dựng
PCLĐ của CTV theo phong cách Hồ Chí Minh; vai trị, trách nhiệm của các


5
tổ chức, các lực lượng đối với hoạt động xây dựng; các nội dung, phương thức đã
vận dụng trong quá trình xây dựng; kết quả xây dựng được biểu hiện ở sự chuyển
biến về PCLĐ của CTV. Từ đó nhìn nhận, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân của hoạt động xây dựng PCLĐ của CTV trong những năm qua.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa nhằm khái
qt, phân tích, đánh giá các vấn đề lý luận, thực tiễn được trình bày trong luận án.
- Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng để thu thập các thông tin

khách quan, trung thực, góp phần cung cấp luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc
thực hiện đề tài luận án.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng để lấy ý kiến các nhà

khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý công tác tại các cơ quan
nghiên cứu, cơ sở đào tạo trong và ngoài Quân đội, nhằm chuẩn hóa những vấn đề
lý luận, thực tiễn mà đề tài luận án đặt ra.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Nghiên cứu làm sâu sắc các mặt hợp thành PCLĐ Hồ Chí Minh và chỉ ra

giá trị của PCLĐ Hồ Chí Minh đối với xây dựng PCLĐ của CTV trong Quân đội.
- Đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng PCLĐ của CTV trong Quân đội

theo Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến năm 2020, từ đó khái quát hóa và phân làm nổi

bật những kết quả đã đạt được, những tồn tại, khuyết điểm và chỉ ra được nguyên
nhân của những ưu điểm, hạn chế đó.
- Đề xuất được một số giải pháp cơ bản xây dựng PCLĐ của CTV trong Quân

đội theo phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần nghiên cứu, làm sáng rõ những vấn đề lý luận về xây dựng PCLĐ
của CTV trong Quân đội theo phong cách Hồ Chí Minh.
- Cung cấp những luận cứ khoa học để cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp
trong Quân đội nghiên cứu, vận dụng trong bồi dưỡng, rèn luyện PCLĐ của đội ngũ
CTV giai đoạn hiện nay.


6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần tích cực vào sự phát triển của chuyên ngành Hồ Chí Minh học,
đồng thời có những đóng góp nhất định đối với cơng tác triển khai việc học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy

mơn Hồ Chí Minh học nói chung, đặc biệt là mơn tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ

thống các học viện, nhà trường quân đội trong cả nước.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục các cơng trình của tác giả đã cơng bố có
liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận
án được bố cục làm 4 chương (9 tiết).



7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh
Cuốn sách Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh do tác giả Đặng Xuân
Kỳ (Chủ biên) [67] đã trình bày một cách khái quát, hệ thống về phong cách Hồ Chí
Minh, từ việc xây dựng khái niệm đến phân tích hệ thống cấu trúc phong cách của
Người. Bàn về nội dung phong cách Hồ Chí Minh, các tác giả cho rằng: “Hệ thống
phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất, bắt đầu từ suy nghĩ (phong
cách tư duy) đến hoạt động thực tiễn (phong cách làm việc, phong cách diễn đạt,
phong cách ứng xử), và cuối cùng sinh hoạt thường ngày (phong cách sinh hoạt)”
[83, tr. 137]. Từ đó, cuốn sách khẳng định tầm quan trọng của việc nghiên cứu, vận
dụng sáng tạo phong cách của Người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
Tác giả Trần Thái Bình, trong cuốn sách Hồ Chí Minh sự hình thành một
nhân cách lớn [9], đã tập trung phân tích làm sâu sắc những nội dung cơ bản của
phong cách Hồ Chí Minh, đó là: Phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong
cách ứng xử, phong cách diễn đạt và phong cách sinh hoạt. Cách tiếp cận này có
nhiều điểm tương đồng với các nhà khoa học khi nghiên cứu về phong cách Hồ Chí
Minh. Tác giả cũng chỉ ra được những đặc điểm cơ bản trong hoạt động lãnh đạo
của Hồ Chí Minh, đó là: Luôn thận trọng, chủ động, thiết thực; luôn nắm vững và đi
đúng đường lối quần chúng; phong cách làm việc tập thể, dân chủ; luôn tôn trọng
hiện thực khách quan và nêu cao tính khoa học trong làm việc.
Cuốn sách Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người [43] của tác giả Trần Văn Giàu
đã cung cấp nhiều cứ liệu tham khảo rất có giá trị trong tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc
đời, sự nghiệp, tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Bàn về
phong cách Hồ Chí Minh, tác giả cho rằng, ở Hồ Chí Minh có sự kết tinh các giá trị
phong cách của một nhà hiền triết, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt



8
xuất, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam - một con người đã cống hiến trọn cả cuộc
đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp đấu tranh chung của nhân loại,
vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Phong cách đó có giá trị và
sức lan tỏa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới.
Trong cuốn sách Góp phần tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh [120], tác giả Mạch Quang Thắng đã đưa ra quan niệm về phong cách Hồ Chí
Minh và khái quát nội dung, đặc trưng phong cách của Người trên 12 luận điểm
lớn, phản ánh cái riêng, độc đáo, đặc sắc, có tính hệ thống và ổn định trong toàn bộ
hoạt động sống của Người. Tác giả cho rằng, phong cách Hồ Chí Minh là một giá
trị văn hóa bất diệt mà khơng có một người Việt Nam u nước nào khơng muốn
hịa mình vào và từ khả năng của mỗi người, muốn làm giàu thêm, làm phong phú
thêm, làm tốt thêm các giá trị văn hóa đó.
Tác giả Nguyễn Tử Nên, trong cuốn sách Phong cách Bác Hồ [93], đã khai
thác phong cách Hồ Chí Minh từ những câu chuyện chân thực về cuộc đời hoạt
động cách mạng của Người. Tác giả khẳng định: Chính cuộc sống đời thường, lối
sống giản dị, hòa đồng với quần chúng, lề lối làm việc khoa học và cách ứng xử tinh
tế, linh hoạt trong mọi hoàn cảnh đã tạo nên phong cách đặc sắc của Hồ Chí Minh.
Đó là phong cách của một lãnh tụ vĩ đại, luôn hiện hữu trong sự nhìn nhận, đánh giá
của mọi người dân Việt Nam và nhân dân thế giới. Cuốn sách cung cấp nhiều cứ
liệu thực tiễn quan trọng cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về phong cách Hồ Chí Minh.
Trong cuốn sách Phong cách Hồ Chí Minh [71], nhóm tác giả Đỗ Hoàng
Linh và Vũ Kim Yến đã khái quát những đặc trưng cơ bản của phong cách Hồ Chí
Minh và minh họa bằng những câu chuyện rất giản dị, đời thường nhưng lại vô cùng
xúc động và giàu ý nghĩa. Cuốn sách cũng khẳng định giá trị, sức lan tỏa to lớn của
phong cách Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và thế giới, nhất là đối với
việc xây dựng phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, cũng
như việc bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ con người Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung, trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh thể
hiện qua lối sống” [17], đã tiếp cận phong cách Hồ Chí Minh từ phương diện hoạt


9
động thực tiễn của Người như: Lao động, học tập, sinh hoạt và ứng xử. Thơng qua
những cứ liệu có sức thuyết phục, được lấy từ chính cuộc đời hoạt động cách mạng
phong phú của Hồ Chí Minh, bài viết cũng khẳng định giá trị, ý nghĩa của phong
cách Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.
Cuốn sách Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh [4] của Ban Tuyên giáo Trung ương đã khái quát, hệ thống hóa những đặc trưng
cơ bản của phong cách Hồ Chí Minh, đồng thời, phân tích làm rõ rõ mối quan hệ thống
nhất, biện chứng giữa tư tưởng, đạo đức, phong cách trong nhân cách vĩ đại của Người.
Nội dung phong cách Hồ Chí Minh được đề cập trong cuốn sách này, về cơ bản, có sự
thống nhất với những cơng trình nghiên cứu đã được công bố, tuy nhiên được khái quát
cô đọng, tạo thuận lợi cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong nghiên cứu, học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Ngồi ra, đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh, cịn có một số cơng trình, bài viết
của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, như: Sơn Tùng, Bác ở nơi đây [142], Nguyễn Văn
Khoan, Bác Hồ con người và phong cách [65]; Vũ Dương Huân, “Phong cách ngoại giao
Hồ Chí Minh” [55]; Hồng Chí Bảo, Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh [7]; Phạm Văn
Đồng, Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc [35]; Bùi Đình Phong “Phong
cách Hồ Chí Minh - Một tài sản vơ giá”[97]; Hồng Khanh, Phong cách Bác Hồ đến cơ sở
[62]; Trần Thị Hợi và Vi Thị Lại, “Phong cách làm việc khoa học của Chủ tịch Hồ Chí
Minh” [54], Chu Đức Tính (Chủ biên), Hồ Chí Minh tiểu sử [6], v.v..

Cùng với những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, phong
cách Hồ Chí Minh cũng là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả,
nhà nghiên cứu nước ngồi, trong đó có một số cơng trình tiêu biểu như:
Cuốn sách Ho [44] của David Halberstam đã tập trung phác họa cuộc đời và

sự nghiệp của Hồ Chí Minh, từ đó khẳng định những cống hiến vĩ đại của Người
đối với cách mạng Việt Nam và thế giới. Với góc nhìn khách quan của một nhà
khoa học người nước ngoài, tác giả đánh giá cao những yếu tố thuộc về phẩm chất
cá nhân của Hồ Chí Minh, đặc biệt là phong cách của Người. Đó là phong cách của
một lãnh tụ ln gần gũi, gắn bó, thấu hiểu nhân dân; mọi suy nghĩ, hành động, việc
làm của Hồ Chí Minh đều hướng đến nhân dân, vì nhân dân.


10
Tác giả William J. Duiker, trong cuốn sách Hồ Chí Minh - một cuộc đời [15], đã
đi sâu nghiên cứu về cuộc đời của Hồ Chí Minh để làm nổi bật những giá trị phong
cách và trí tuệ lỗi lạc của Người. Đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh, tác giả khẳng
định: Hồ Chí Minh là một lãnh tụ có phong cách riêng, độc đáo, ln coi trọng sự
thuyết phục và đồng tâm hơn là áp đặt ý chí quyền lực của mình đối với cấp dưới và
nhân dân. Khác với những nhà cách mạng nổi tiếng khác, Người ít quan tâm tới hệ tư
tưởng và các cuộc tranh luận về ý thức hệ, mà tập trung toàn bộ suy nghĩ và hành động
của mình cho các cơng việc thực tế, nhằm giải phóng dân tộc mình và các dân tộc
thuộc địa khác thoát khỏi chủ nghĩa bành trướng của đế quốc.

Trong cuốn sách Đồng chí Hồ Chí Minh [10], tác giả E.Côbêlép đã đưa ra
nhiều cứ liệu xác thực về cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh, gắn với một thời
kỳ lịch sử huy hoàng của dân tộc và những biến cố lớn lao của thời đại. Cuốn sách
đã phác họa khá sâu sắc, sinh động những phẩm chất trong phong cách Hồ Chí
Minh, đồng thời, nhấn mạnh những tác động, ảnh hưởng to lớn của phong cách đó
đối cách mạng Việt Nam và thế giới - Đó là phong cách của một lãnh tụ cách mạng
đã dành trọn cuộc đời mình phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập
dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Hồ Chí Minh - một người châu Á của mọi
thời đại [92]. Cuốn sách tuyển chọn các bài nói, bài viết của các nhà lãnh đạo các tổ

chức quốc tế, các nhà chính trị - xã hội,... viết về Hồ Chí Minh. Thơng qua những
trang viết về cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh, các tác giả đã làm nổi bật những
giá trị của phong cách của Người. Đó là phong cách của một lãnh tụ, một chiến sĩ
cộng sản chân chính, của một con người với những quyết định lịch sử. Phong cách
đó có sự kết hợp hài hịa những giá trị của văn hóa phương Đơng và phương Tây,
tạo nên một nhân cách hoàn hảo với những phẩm chất vừa phi thường, vừa bình dị.
Cuốn sách Người Nga nói về Hồ Chí Minh [52] của Hội hữu nghị Nga - Việt
là tập hợp những bài phỏng vấn, ghi chép, bút ký, hồi ức,... của các học giả, nhà
nghiên cứu, nhà ngoại giao, nhà văn, nhà báo người Nga viết về Hồ Chí Minh. Mặc


11
dù mỗi bài viết có cách tiếp cận khác nhau, nhưng có sự thống nhất trong nhận
định, đánh giá về phong cách làm việc, ứng xử, sinh hoạt hàng ngày của Hồ Chí
Minh - một con người đã để lại trong lòng nhân dân Nga nhiều ấn tượng tốt đẹp.
Nghiên cứu q trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, tác giả Hellmut
Kapfenberger, trong cuốn sách Hồ Chí Minh - Một biên niên sử [61], đã khắc họa khá
rõ nét thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Đề cập đến phong cách của
Người, tác giả khẳng định, chính cuộc sống đời thường của Người, với lề lối sinh hoạt
giản dị; cách ứng xử khiêm nhường, mềm dẻo, linh hoạt; lối sống ln hịa đồng với
cấp dưới và nhân dân,… đã tạo nên cái riêng, cái độc đáo trong phong cách của Người,
phản ánh sự hài hòa giữa cái đời thường và vĩ đại của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Với cuốn sách Hồ Chí Minh - Nhân văn và phát triển [140], tác giả Nguyễn
Đài Trang đã đi sâu nghiên cứu lý tưởng sâu xa của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Với nhiều
hình ảnh, tư liệu q về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, cuốn sách đã
khắc họa khá rõ nét những phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh, đặc biệt là phong
cách sống của Người. Cuốn sách cung cấp cho độc giả, đặc biệt là người nước ngoài
hiểu rõ hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cũng như những đóng
góp to lớn của Người cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới.

Có thể khẳng định, với các giác độ tiếp cận khác nhau, những cơng trình, bài
viết nói trên đã đề cập về phong cách Hồ Chí Minh trên nhiều khía cạnh. Đây là
những cơng trình nghiên cứu tổng hợp, mang đến những nhận định khái quát về
phong cách Hồ Chí Minh. Điểm thống nhất cơ bản của các cơng trình nghiên cứu
này là, đều quan niệm phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất, bao
gồm phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng
xử và phong cách sinh hoạt. Trên cơ sở khai thác nội dung, các cơng trình trên đây
đã bước đầu làm rõ ý nghĩa, giá trị khoa học và thực tiễn của phong cách Hồ Chí
Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để
tác giả luận án nghiên cứu làm sáng rõ những vấn đề luận án đặt ra.
1.1.2. Nghiên cứu về phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong cuốn sách Thế giới cịn đổi thay nhưng tư
tưởng Hồ Chí Minh sống mãi [41], đã nghiên cứu PCLĐ Hồ Chí


12
Minh trên những khía cạnh chủ yếu như: Phong cách lãnh đạo tập thể, dân chủ; lý
luận gắn với thực tiễn; lời nói đi đơi với việc làm. Tác giả khẳng định, chính tinh
thần làm việc tập thể - dân chủ, luôn lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của quần
chúng, của cán bộ, đảng viên để xác định chủ trương, đường lối lãnh đạo hợp lòng
dân, phản ánh đúng nguyện vọng của nhân dân đã tạo nên giá trị độc đáo, đặc sắc
trong PCLĐ của Người. Phong cách đó có giá trị to lớn đối với cách mạnh Việt
Nam, nhất là những tác động, ảnh hưởng đối với việc đổi mới PCLĐ của Đảng, đổi
mới phong cách tư duy, phong cách làm việc của đội ngũ đảng viên, cán bộ và nhân
dân.
Cuốn sách Bác Hồ với nhân sĩ, trí thức [40] do tác giả Trần Đương (Chủ
biên) bao gồm những bài viết đề cập đến mối quan hệ và sự tác động, ảnh hưởng
của Hồ Chí Minh đối với các nhân sĩ, trí thức ở Việt Nam trong giai đoạn đất nước
mới giành được độc lập. Mặc dù không đề cập trực diện về PCLĐ Hồ Chí Minh,
nhưng các bài viết đã phác họa làm nổi bật những giá trị độc đáo trong tư tưởng và

tấm gương PCLĐ Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài. Điểm đáng chú ý là, những
bài viết trong cuốn sách này được khái quát nhiều nguồn tư liệu, sách báo và lời kể
của các nhân chứng lịch sử, do đó, nó cung cấp những căn cứ khoa học đáng tin cậy
khi nghiên cứu về PCLĐ Hồ Chí Minh.
Tác giả Nguyễn Văn Thế, trong bài viết “Phong cách làm việc của Hồ Chí
Minh và vấn đề đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong giai
đoạn hiện nay”, [125] đã khẳng định, PCLĐ Hồ Chí Minh là tổng hợp những cách
thức, biện pháp được Người sử dụng trong công tác để tác động lên đối tượng lãnh
đạo là cấp dưới và quần chúng nhân dân; PCLĐ của Người được thể hiện ở tính
khoa học trong lãnh đạo; lề lối làm việc luôn mở rộng tối đa dân chủ để phát huy trí
tuệ, sáng kiến của tập thể; tác phong sâu sát, gần dân, luôn lắng nghe, tôn trọng ý
kiến của quần chúng nhân dân... Tất cả những vấn đề trên tạo nên tính độc đáo, đặc
sắc trong PCLĐ của Hồ Chí Minh.
Với cơng trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học nghệ thuật quản lý và phong
cách lãnh đạo [8], tác giả Phạm Văn Bảy đã khái quát những vấn đề cơ bản, cốt lõi về


13
nghệ thuật lãnh đạo, quản lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đề cập đến đặc điểm của
PCLĐ Hồ Chí Minh, tác giả đã chỉ ra một số vấn đề cơ bản như: Tính hệ thống,
phép biện chứng, sự tiến hóa,... đồng thời minh chứng các đặc điểm đó bằng những
chỉ dẫn cụ thể của Hồ Chí Minh được trích dẫn từ các bài nói, bài viết trong bộ Hồ
Chí Minh Toàn tập và các hồi ký của những người đã được gặp gỡ, tiếp xúc với
Người, hoặc những ý kiến của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngồi.
Trong bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách lãnh đạo” [121], tác
giả Nguyễn Thế Thắng đã trình bày khái quát tư tưởng, tấm gương PCLĐ Hồ Chí
Minh trên sáu vấn đề cơ bản, đó là: Sự kết hợp giữa tính nguyên tắc với sự linh
hoạt, mềm dẻo; kết hợp tính cách mạng với tính khoa học; kết hợp tập thể lãnh đạo
với cá nhân phụ trách; thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói với làm; gần gũi
quần chúng; cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư. Tác giả cũng khẳng định giá trị

của PCLĐ Hồ Chí Minh đối với xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước
ta, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Tác giả Nguyễn Ngọc Ánh, trong bài viết “Phong cách lãnh đạo Hồ Chí
Minh” [3], đã phân tích làm rõ những đặc trưng bản chất của PCLĐ Hồ Chí Minh,
được biểu hiện tính quần chúng, thiết thực, giản dị, khoa học, dân chủ; thể hiện tính
nguyên tắc và linh hoạt, sáng tạo; thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa nói đi
đơi với làm. Tác giả khẳng định, PCLĐ Hồ Chí Minh phản ánh một giá trị độc đáo,
đặc sắc, một tầm cao của nghệ thuật lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao uy tín của
người lãnh đạo, của cán bộ, đảng viên, tăng cường sự đồn kết, nhất trí trong Đảng
và sự đồng thuận trong xã hội. Phong cách đó có giá trị to lớn cả về diện lý luận và
thực tiễn, rất cần được nghiên cứu, vận dụng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Bài viết “Khéo lãnh đạo: Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
lãnh đạo, cầm quyền của Đảng” [38] của tác giả Nguyễn Hữu Đổng đã tập trung làm rõ
những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về công tác lãnh đạo, nhất là trong xây dựng đường
lối, tổ chức thực hiện đường lối, chính sách và trong kiểm tra, kiểm soát việc tổ chức
thực hiện. Tác giả khẳng định, chính nhờ vận dụng PCLĐ của Hồ Chí Minh, Đảng ta
đã lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu tranh cách mạng giành những thắng lợi


14
to lớn trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt,
PCLĐ của Người có giá trị to lớn đối với nâng cao văn hóa lãnh đạo, cầm quyền
của Đảng, đáp ứng với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Cuốn sách Phong cách làm việc Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn, do
tác giả Phạm Ngọc Anh (Chủ biên) [1], đã trình bày một cách có hệ thống về phong
cách làm việc Hồ Chí Minh, từ việc xây dựng khái niệm, phân tích làm sâu sắc nội
dung, đặc trưng phong cách làm việc, đến việc khẳng định làm rõ giá trị phong cách
làm việc của Người đối với cách mạng Việt Nam. Các tác giả cho rằng, PCLĐ Hồ Chí
Minh là một bộ phận, một nội dung cốt lõi trong phong cách làm việc của Người, được
thể hiện ở các đặc trưng cơ bản, như: tác phong làm việc tập thể - dân chủ, tính khoa

học, quần chúng, nêu gương trong lãnh đạo,... Đây là những vấn đề cần được nghiên
cứu sâu sắc để vận dụng sáng tạo trong xây dựng PCLĐ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Để góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016
của Bộ Chính trị, khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh”, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng đã biên soạn
cuốn sách Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh [152].
Cuốn sách bao gồm nhiều bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước và các nhà khoa học. Với các góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đi sâu
phân tích, làm nổi bật những nội dung, đặc trưng, giá trị của phong cách và PCLĐ
Hồ Chí Minh, đồng thời, đưa ra yêu cầu và những định hướng, giải pháp cơ bản
trong học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội
[107] của tác giả Đinh Ngọc Quý, đã trình bày có hệ thống những vấn đề cơ bản

trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội, từ xây dựng khái niệm, xác định
những nhân tố tác động đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã
hội, đến việc phân tích làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về
lãnh đạo xã hội. Cơng trình cũng tập trung phân tích, làm nổi bật giá trị, ý nghĩa của
tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội đối với cách mạng Việt Nam, nhất là giá


15
trị đối với việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và việc xây dựng, kiện toàn
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ mới.
Trong cuốn sách Phong cách lãnh đạo của Bác Hồ [144], nhóm tác giả Phan
Tuyết và Mai Quý Dân đã sưu tầm, tuyển chọn các bài nói, bài viết của Hồ Chí
Minh bàn về phong cách, tác phong công tác của người cán bộ lãnh đạo, quản lý và
một số bài viết của các học giả, nhà nghiên cứu viết về PCLĐ Hồ Chí Minh. Thơng

qua cuốn sách, các tác giả đã nhấn mạnh những đặc điểm có tính hệ thống, ổn định
trong q trình Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng Việt Nam, từ đó làm nổi bật các
đặc trưng và giá trị PCLĐ của Người đối với cách mạng Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Viết Hiển, trong bài “Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh”
[47], đã đi sâu phân tích làm rõ những đặc trưng cơ bản của PCLĐ Hồ Chí Minh,
nổi bật là: Phong cách lãnh đạo dân chủ; khoa học; luôn sâu sát và trọng dụng người
tài. Theo tác giả, PCLĐ Hồ Chí Minh được quy định bởi vị trí, vai trị, uy tín, vốn
sống, điều kiện chính trị; phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức và
gắn liền với thực tiễn hoạt động cách mạng sơi nổi của Người. Phong cách đó vừa
thể hiện tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa mang đậm bản
sắc văn hóa, tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam; là bài học quý để mỗi cán bộ,
đảng viên và nhân dân nghiên cứu, học tập nhằm khơng ngừng hồn thiện mình, đáp
ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ
mới.
Tài liệu học tập Chuyên đề Chỉ thị số 05-CT/TW năm 2018 về Xây dựng phong
cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh [5] của Ban Tuyên giáo Trung
ương đã khái quát những đặc trưng cơ bản, cốt lõi của PCLĐ Hồ Chí Minh. Mặc dù
các nội dung của PCLĐ Hồ Chí Minh được trình bày trong cuốn sách khá cơ đọng, súc
tích, nhưng đây là định hướng quan trọng để mỗi cán bộ, đảng viên nghiên cứu, vận
dụng trong xây dựng, hoàn thiện phong cách của bản thân, góp phần thực hiện có hiệu
quả Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.


16
Trong bài viết “Học tập phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh” [109], tác giả Tạ
Ngọc Tấn đã khai thác các đặc trưng và giá trị của PCLĐ Hồ Chí Minh trên một số
vấn đề như: Mục tiêu, yêu cầu của hoạt động lãnh đạo; khả năng thu phục nhân tâm,
dẫn dắt quần chúng; vai trò nêu gương, làm gương; đào tạo, rèn luyện, xây dựng và

sử dụng đội ngũ cán bộ;... Theo tác giả, đây là những đặc điểm nổi bật tạo nên
những giá trị đặc sắc của PCLĐ Hồ Chí Minh - Phong cách của một lãnh tụ vĩ đại,
nhà văn hóa lỗi lạc, nhà lãnh đạo kiệt xuất. PCLĐ Hồ Chí Minh là tấm gương, là bài
học quý giá để mỗi cán bộ lãnh đạo soi rọi vào đó học tập và noi theo.
Ngồi ra, cịn có một số cơng trình, tác phẩm đề cập đến PCLĐ Hồ Chí Minh
ở những khía cạnh khác nhau, như: Nguyễn Thị Thanh Dung, Phong cách tư duy
Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện
nay [16]; Trần Nhật Duật, “Quan điểm Hồ Chí Minh về phong cách người cán bộ”
[13]; Lê Văn Thái, “Học tập phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh” [111]; Văn Thị
Thanh Mai, “Học tập và làm theo phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
[75], Nguyễn Hữu Lập, “Phong cách lãnh đạo, quản lý Hồ Chí Minh - Giá trị và ý
nghĩa đối với thực tiễn” [70]; Trần Minh Trưởng, “Xây dựng phong cách công tác
của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh” [146]; Hồ Xuân Quang, “Học tập và làm theo phong cách của người
đứng đầu theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [101], v.v..
Những cơng trình, tác phẩm trên đây, với các cách tiếp cận và phương pháp
nghiên cứu khác nhau, đã tập trung phân tích làm rõ nội dung, đặc trưng của PCLĐ
Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra những định hướng, biện pháp cụ thể để đội ngũ cán bộ,
đảng viên vận dụng trong học tập, rèn luyện theo PCLĐ Hồ Chí Minh, qua đó góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TW của Bộ Chính trị
về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
1.1.3. Nghiên cứu về vận dụng phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh vào
xây dựng đội ngũ chính trị viên trong Quân đội
Nhằm hiện thực hoá quan điểm của Đảng, Nhà nước về nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc


17
trong giai đoạn mới, đã có những cơng trình khoa học nghiên cứu về vận dụng
PCLĐ Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ CTV trong Quân đội, tiêu biểu là:

Cơng trình Nâng cao chất lượng cán bộ chính trị cấp phân đội trong Quân đội
nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh [48] của tác
giả Nguyễn Văn Hiệp đã đề cập đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính trị cấp
phân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo tác giả, chất lượng đội ngũ cán bộ chính trị
được quy định bởi 2 yếu tố cơ bản là đức và tài và được thể hiện cụ thể ở kết quả hoàn
thành nhiệm vụ theo chức trách của mỗi người. Những yếu tố này khi được rèn luyện
trong thực tiễn sẽ trở thành phong cách. Đối với CTV, do sự quy định của vị trí, vai trị,
chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ công tác, nên phong cách của họ có sự khác
biệt với phong cách của những cán bộ khác ở phân đội. Do đó, khi xây dựng phong
cách của họ phải căn cứ vào tính đặc thù thì mới đạt được hiệu quả thiết thực.

Tác giả Hồng Văn Thanh, trong cơng trình Bồi dưỡng nhân cách chính trị
cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay [112], đã khẳng định, bồi dưỡng
nhân cách chính trị cho đội ngũ CTV là quá trình tạo lập những giá trị bền vững
trong nhân cách chính trị của người CTV, giúp họ thực hiện tốt chức trách, nhiệm
vụ được giao. Tác giả đã bám sát những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về tư cách của
CTV trong Quân đội để đưa ra những yêu cầu trong bồi dưỡng nhân cách chính trị
của đội ngũ CTV ở đơn vị cơ sở. Về hình thức, biện pháp bồi dưỡng, tác giả nhấn
mạnh đến những hoạt động tương tác giữa các chủ thể với đội ngũ cán bộ chính trị
cấp phân đội, làm biến đổi về chất các giá trị nhân cách của CTV, nhằm xác lập và
củng cố hệ thống phẩm chất, năng lực của họ trong thực tiễn.
Bài viết “Rèn luyện phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ chính trị
viên hiện nay” [69] của tác giả Nguyễn Hữu Lập đã khẳng định vị trí, vai trị của
người CTV đối với hoạt động xây dựng con người, xây dựng tổ chức ở đơn vị cơ sở
trong Quân đội. Trên cơ sở quán triệt những chỉ dẫn và tấm gương về PCLĐ của Hồ
Chí Minh, tác giả đã chỉ ra những yêu cầu và đề xuất một số nội dung, biện pháp bồi
dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc của CTV, trong đó nhấn mạnh đến các biện
pháp tổ chức hoạt động thực tiễn, nhất là phải phát huy được vai trò tự



18
giác, tích cực của mỗi người trong tự bồi dưỡng, tự rèn luyện theo các giá trị, đặc
trưng của PCLĐ Hồ Chí Minh.
Tác giả Đặng Sỹ Lộc, trong bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách của
người chính trị viên và việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chính trị viên
hiện nay” [74], đã khái quát những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về tư cách
người CTV trên các vấn đề về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công
tác. Đề cập đến yêu cầu về PCLĐ của CTV, tác giả cho rằng: “Chính trị viên phải
thực sự gương mẫu, dân chủ, cởi mở, sâu sát với đồng sự, với bộ đội và nhân dân,
phải óc nghĩ, mắt trơng, tai nghe, chân đi, miệng nói tay làm” [74, tr. 51]. Để thực
hiện điều đó, cần chú trọng đến đổi mới nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào;
hồn thiện mơ hình mục tiêu đào tạo; đổi mới chương trình, nội dung đào tạo và đa
dạng hóa các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CTV.
Cơng trình Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính ủy, chính trị viên
trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [105] do Nguyễn Tiến Quốc (Chủ biên),
đã trình bày có hệ thống về đội ngũ chính ủy, CTV và việc nâng cao phẩm chất, năng
lực của đội ngũ này đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Các tác giả đã bám sát những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về
phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ để luận giải làm rõ những vấn đề
lý luận, thực tiễn về phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính ủy, CTV trong Quân đội, từ
đó đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ CTV
trong Quân đội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Bài viết “Xây dựng phong cách lãnh đạo của người chính trị viên trong Quân
đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [73] của tác giả Hà Đức Long đã chỉ ra
những yêu cầu cụ thể về PCLĐ của người CTV theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là:
kết hợp tính ngun tắc với linh hoạt, mềm dẻo trong công tác lãnh đạo, chỉ huy đơn
vị; kết hợp chặt chẽ tính cách mạng, khoa học và tập thể lãnh đạo với quyết đoán cá
nhân phụ trách; thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm, nêu gương
sáng về đạo đức cách mạng; xử lý mọi mối quan hệ và gần gũi, sâu sát với quần

chúng được anh em đồng chí, đồng đội tin yêu.


19
Tác giả Phan Trọng Hào, trong bài “Đổi mới phong cách làm việc của chính
ủy, chính trị viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [45], đã khẳng định: Phong cách làm
việc của chính ủy, CTV là phong cách của người cán bộ lãnh đạo, chủ trì về chính
trị trong các đơn vị qn đội. Phong cách đó được hình thành, phát triển từ quá trình
rèn luyện kiên trì, bền bỉ của mỗi người trong thực tiễn cơng tác. Vì thế, để đổi mới
phong cách làm việc của chính ủy, CTV, cần đặc biệt coi trọng các biện pháp bồi
dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn thực hiện chức trách, nhiệm vụ của chính ủy, CTV.
Trong bài “Rèn luyện phong cách lãnh đạo của chính trị viên ở đơn vị huấn
luyện sẵn sàng chiến đấu trong quân đội” [114], tác giả Lê Thanh đã khẳng định:
Cùng với phẩm chất và năng lực, PCLĐ góp phần tạo nên nhân cách của người
CTV; là yếu tố hết sức quan trọng, bảo đảm cho đội ngũ CTV hoàn thành tốt chức
trách, nhiệm vụ được giao. Bài viết cũng đề xuất một số biện pháp cụ thể để nâng
cao chất lượng rèn luyện PCLĐ của CTV, trong đó nhấn mạnh đến việc chủ động,
mạnh dạn đưa CTV vào hoạt động thực tiễn và phát huy tính tích cực, tự giác của
CTV trong tự bồi dưỡng, tự rèn luyện PCLĐ của họ.
Cuốn sách Bồi dưỡng phương pháp tác phong cơng tác của đội ngũ chính trị
viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh [143] của tác giả Trần Thu Truyền đã khái quát những vấn đề cơ bản về bồi
dưỡng phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ CTV trong Quân đội theo tư
tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả cũng chỉ ra con đường hình thành, phát triển phương pháp,
tác phong công tác của người CTV và tiêu chí đánh giá việc bồi dưỡng, rèn luyện
phương pháp, tác phong công tác của CTV theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó
đề xuất một số biện pháp có tính khả thi để cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong
Quân đội nghiên cứu, vận dụng trong bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp, tác phong
công tác của CTV ở đơn vị theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.


Ngồi ra, một số cơng trình đề cập đến xây dựng đội ngũ CTV ở những khía
cạnh khác nhau, như: Tổng cục Chính trị, Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ [129]; Nguyễn Quang Phát, Xây dựng đội ngũ cán bộ chính
trị cấp phân đội của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [96];


20
Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự, Phẩm chất đạo đức của chính ủy, chính trị
viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [153]; Nguyễn Phương Đơng, Xây
dựng kỹ năng cơng tác của đội ngũ chính trị viên [33]; Phạm Văn Huynh, Bồi
dưỡng phương pháp công tác tư tưởng của đội ngũ chính trị viên đơn vị cơ sở trong
Quân đội hiện nay [59]; Nguyễn Mạnh Thắng, “Xây dựng bản lĩnh chính trị cho
chính ủy, chính trị viên ở đơn vị cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [118], v.v..
Nhìn chung, vấn đề vận dụng PCLĐ Hồ Chí Minh trong xây dựng đội ngũ
CTV đã được một số nhà khoa học trong Quân đội nghiên cứu và luận giải dưới
những góc độ tiếp cận và phương pháp khác nhau. Các cơng trình được đề cập trên
đây đã khai thác những giá trị trong tư tưởng và tấm gương PCLĐ của Hồ Chí Minh
để đưa ra những định hướng và những giải pháp cơ bản vận dụng trong xây dựng
phẩm chất, năng lực của CTV. Tuy nhiên, vấn đề vận dụng PCLĐ Hồ Chí Minh để
xây dựng PCLĐ của CTV trong Quân đội vẫn còn là mảng trống, cần được đầu tư
nghiên cứu công phu, nghiêm túc trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.
1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG
VẤN CẦN TIẾP TỤC ĐI SÂU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Những vấn đề các cơng trình nghiên cứu đã giải quyết
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án đã chỉ ra
những vấn đề tổng quát, nhưng khá sáng rõ về phong cách và PCLĐ Hồ Chí Minh;
về vận dụng PCLĐ Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ CTV trong Quân. Cụ thể:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh.
Các cơng trình nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh, cho đến nay, rất đa

dạng, phong phú và khá sáng rõ, trong đó một số cơng trình đã tập trung nghiên cứu cơ
bản, có hệ thống về phong cách của Người, qua đó đã làm rõ khái niệm, hệ thống cấu
trúc của phong cách Hồ Chí Minh và giá trị, ý nghĩa của phong cách đó đối với cách
mạng Việt Nam. Tuy cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khác nhau, nhưng các
cơng trình nêu trên đều có sự thống nhất khi nhận định phong cách Hồ Chí Minh là một
chỉnh thể thống nhất, bao gồm: Phong cách tư duy, phong cách diễn đạt (nói, viết),
phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt. Năm mặt


×