Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả mô hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.33 KB, 123 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRÌNH THỊ LIÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MƠ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH
PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Phát trien nôngthôn

Mã số:

60 62 01 16

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017


Tác giả luận văn

Trình Thị Liên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản
lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách, khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Quỳnh Phụ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tôi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017

Tác giả luận văn


Trình Thị Liên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................................ v
Danh mục bảng............................................................................................................................. vi
Danh mục đồ thị, hộp............................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... viii
Thesis abstract............................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết.................................................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................................. 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả mô hình sử dụng đất nông nghiệp .. 4

2.1.

Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả mô hình sử dụng đất nông nghiệP
4

2.1.1.

Mô hình sử dụng đất và các khái niệm liên quan....................................... 4

2.1.2.

Hiệu quả kinh tế và những vấn đề liên quan................................................. 8

2.1.3.


Nội dung đánh giá hiệu quả của các mô hình sử dụng đất................12

2.1.4.

Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả của mô hình sử dụng đất nông nghiệp
13

2.2.

Cơ sở thực tiễn về hiệu quả các mô hình sử dụng đất nông nghiệp
14

2.2.1.

Kinh nghiệm trong nước........................................................................................ 14

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm................................................................................................. 17

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 19
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 19

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 19


3.1.2.

Các nguồn tài nguyên.............................................................................................. 21

3.1.3.

Điều kiện kinh tế, xã hội.......................................................................................... 22

3.1.4.

Nhận xét chung về những thuận lợi khó khăn........................................... 30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 31


iii


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................. 31

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin....................................................................... 31

3.2.3.


Phương pháp xử lý và phân tích thông tin.................................................. 33

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................. 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 37
4.1.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện quỳnh phụ.............37

4.1.1

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.............................................................. 37

4.1.2

Biến động sử dụng đất nông nghiệp............................................................... 37

4.1.3.

Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ.................39

4.2.

Hiệu quả mô hình sử dụng đất nông nghiệp............................................... 42

4.2.1.

Sử dụng đầu vào của các mô hình sử dụng đất nông nghiệp..........42


4.2.2.

Kết quả sản xuất và tiêu thụ của các mô hình........................................... 45

4.2.3.

Hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất nông nghiệp ............49

4.2.4.

Hiệu quả sử dụng lao động của các mô hình sử dụng đất nông nghiệp. 58

4.2.5.

Hiệu quả sử dụng phân bón................................................................................. 62

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình sản xuất đất nông nghiệp.......66

4.3.1.

Kỹ thuật sản xuất........................................................................................................ 66

4.3.2.

Mức độ manh mún ruộng đất.............................................................................. 71

4.3.3.


Vốn sản xuất................................................................................................................. 73

4.3.4.

Thị trường...................................................................................................................... 74

4.3.5.

Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 75

4.3.6.

Cơ sở hạ tầng............................................................................................................... 75

4.4.

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
77

4.4.1.

Định hướng giải pháp phát triển các mô hình sử dụng đất nông nghiệp ở huyện

Quỳnh Phụ..................................................................................................................... 77
4.4.2.

Giải pháp phát triển mô hình sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quỳnh Phụ
78


Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 86
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 86

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 87

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 89
Phụ lục.............................................................................................................................................. 92

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐVT

Đơn vị tính

FAO


Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HQSX

Hiệu quả sản xuất

HTX

Hợp tác xã

HTX/THT

Hợp tác xã/tổ hợp tác

IPM

Integrated Pest Management


KT-XH

Kinh tế - xã hội



Lao động

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

RAT

Rau an toàn

TTBQ

Tăng trưởng bình quân

UBND

Ủy ban nhân dân

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả sản xuất của huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2013-2016.....24
Bảng 3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện, năm 2016..................................... 25
Bảng 3.3. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin thứ cấp.........................32
Bảng 3.4. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp........................... 32
Bảng 3.5. Đối tượng khảo sát và quy mô mẫu........................................................... 33
Bảng 4.1. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp theo năm 2016............................. 37
Bảng 4.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2016.........38
Bảng 4.3. Hiện trạng một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp của............41
Bảng 4.4. Diện tích các mô hình sử dụng đất của hộ điều tra........................... 42
Bảng 4.5. Cơ cấu chi phí sản xuất một số loại cây trồng chính trên 1 ha ...43
Bảng 4.6. Chi phí đầu tư trên 1 ha phân theo mô hình.......................................... 44
Bảng 4.7. Chi phí đầu tư cho 100 kg lợn hơi............................................................... 45
Bảng 4.8. Diện tích, năng suất các loại cây trồng.................................................... 46
Bảng 4.9. Địa điểm tiêu thụ nông sản............................................................................. 47
Bảng 4.10. Giá bán nông sản theo địa điểm tiêu thụ.............................................. 48
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha của một số loại cây trồng chính
.............................................................................................................................................................. 50

Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của mô hình chuyên lúa ........................53
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của mô hình chuyên màu.....................54
Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của mô hình hai màu - một lúa ..........54
Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của mô hình hai lúa - một màu..........55
Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của mô hình trồng đào cảnh..............56
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi lợn thịt trên 100 kg lợn hơi
.............................................................................................................................................................. 58

Bảng 4.18. Hiệu quả sử dụng lao động của một số cây trồng.......................... 59
Bảng 4.19. Hiệu quả sử dụng lao động của mô hình sử dụng đất nông nghiệp

.............................................................................................................................................................. 60

Bảng 4.20. Sử dụng phân bón cho một số loại cây trồng ................................... 63
Bảng 4.21. Sử dụng phân bón cho mô hình chun lúa...................................... 64
Bảng 4.22. Sử dụng phân bón cho mô hình hai lúa – một màu........................ 64
Bảng 4.23. Sử dụng phân bón cho mô hình hai màu – một lúa ........................ 65
Bảng 4.24. Sử dụng phân bón cho mô hình chun màu.................................... 65
Bảng 4.25. Tổng chi phí phân theo mức độ manh mún ruộng đất.................72
Bảng 4.26. Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình....................................... 73
Bảng 4.27. Đáng giá cơ sở hạ tầng huyện Quỳnh Phụ......................................... 76


vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HỘP
Đồ thị 4.1. Tỷ lệ tham gia các lớp tập huấn về canh tác một số loại cây trồng
.............................................................................................................................................................. 67

Đồ thị 4.2. Tỷ lệ tham gia tập huấn theo đơn vị tổ chức....................................... 68
Đồ thị 4.3. Cơ cấu chi phí sản xuất một số loại cây trồng chính..................... 69
Đồ thị 4.4. Biến động giá nông sản.................................................................................. 75
Hộp 4.1. Ý kiến của hộ gia đình về sử dụng phân bón....................................... 70
Hộp 4.2. Ý kiến của hộ gia đình về việc kết hợp sử dụng các loại phân...71

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trình Thị Liên

Tên luận văn: Đánh giá hiệu quả mô hình sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
Ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 60 62 01 16

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả
kinh tế của mô hình sử dụng đất nông nghiệp.
Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ.
Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

-

Phương pháp thu thập thông tin

-

Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

-


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.

Kết quả chính và kết luận
-

Huyện Quỳnh Phụ có tổng diện tích tự nhiên là 20,96 nghìn ha, trong đó

diện tích đất nông nghiệp là 14,7 nghìn ha chiếm 70% diện tích tự nhiên của huyện.

Huyện Quỳnh Phụ gồm có 6 mô hình sử dụng đất nông nghiệp
chính là: mô hình chuyên lúa, mô hình chuyên màu, mô hình hai lúa – một
màu, mô hình hai màu – một lúa, mô hình cây cảnh và mô hình chăn nuôi.
-

Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất:

Về hiệu quả kinh tế: Mô hình cho hiệu quả kinh tế cao là hai mô hình cây cảnh
(đào cảnh có GO đạt 300,54 triệu đồng/ha) và mô hình chuyên màu (công thức luân canh
cà chua - ớt xuân hè – bí xanh có GO đạt 513,82 triệu đồng/ha), mô hình có hiệu quả kinh
tế thấp nhất là mô hình chuyên lúa (GO đạt 66 triệu đồng/ha), tuy không đạt hiệu quả cao,
nhưng đây là mô hình giúp ổn định an ninh lương thực cho địa phương và

viii


ít chịu biến động mạnh về thị trường nên vẫn được chấp nhận . Các mô
hình hai lúa – một màu, mô hình hai màu – một lúa và mô hình chăn nuôi
cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Về hiệu quả sử dụng lao động: mô hình chuyên màu cho hiệu quả sử dụng

lao động cao nhất với mức độ thu hút lao động cao nhất là 1211 công/ha, giá trị sản
xuất một công lao động tạo ra lớn nhất đạt 423,98 nghìn đồng/công. Mô hình chuyên
lúa cho hiệu quả sử dụng lao động thấp nhất với mức độ thu hút lao động là 470
công/ha, giá trị sản xuất một công lao động tạo ra đạt 140,43 nghìn đồng/công.
Về sử dụng phân bón: Mô hình chun màu là sử dụng nhiều phân bón vô cơ hơn
so với các mô hình cịn lại như lúa – màu, chun lúa và cây cảnh. Mô hình chuyên lúa tuy sử
dụng vượt định mức nhưng vẫn sử dụng phân bón khá sát so với khuyến nghị.

- Yếu tố ảnh hưởng hưởng đến hiệu quả mô hình sử dụng đất nông nghiệp:

Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các mô hình
sử dụng đất nông nghiệp cho thất có 6 yếu tố bao gồm: Kỹ thuật sản xuất, quy
mô sản xuất, vốn sản xuất, thị trường, điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng.
Yếu tố kỹ thuật sản xuất không chỉ tác động đến năng suất chất lượng nông sản
mà còn ảnh hưởng đến môi trường thông qua việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV của
hộ gia đình. Quy mô sản xuất, ở đây thể hiện ở mức độ manh mún ruộng đất, chỉ ra rằng,
nhóm hộ có mức độ manh mún ruộng đất đất lớn hơn 0,67 sẽ tiết kiệm được chi phí hơn
từ 7,6 đến 10,6% so với hộ gia đình có mức độ manh mún ruộng đất nhỏ hơn 0,33.

Về vốn sản xuất, mô hình chuyên màu với đặc điểm chu kỳ sản xuất
ngắn, lượng vốn đầu tư lớn yêu cầu hộ gia đình phải vay vốn nhiều hơn so với
các mô hình lúa màu, chuyên lúa, chăn nuôi. Mức lãi vay tương đối cao, từ 10%
đến 12% là yếu tố cản trở phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình.

Về thị trường, mô hình chuyên màu mang lại hiệu quả cao nhưng
phải đối mặt với biến động giá cả và thị trường nhiều hơn mô hình
chuyên lúa và lúa màu cũng như chăn nuôi. Việc đầu tư lớn vào mô hình
chuyên màu là khá mạo hiểm trong điều kiện thị trường biến động.
Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng là các yếu tố bên ngoài, tương đối thuận lợi
cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện theo hướng hàng hóa.


ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Trinh Thi Lien
Thesis title: Assess the efficiency of agricultural land use models in
Quynh Phu district, Thai Binh province.
Major: Rural Development

Code: 60 62 01 16

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA) Research Objectives
Systematizing therories and facts on economic efficiency of
agricultural land use models.
Analysing and assessing the economic efficiency of agricultural
land use models in Quynh Phu district, Thai Binh province.
Analysing factors affecting the agricultural land use models in
Quynh Phu district, Thai Binh province.
Proposing solutions to enhance the efficiency of agricultural land
use models in Quynh Phu district, Thai Binh province.
Materials and Methods
-

Site selection method

-

Data collection method


-

Data proccessing and analysing method

-

Reseach indicators.

Main findings and conclusions
-

Quynh Phu has a total natural area of 20.96 thousand ha, in which, agricultural

land is 14.70 thousand ha, accounts for 70% of the total area of the province.

-

There are six major agricultural land use models in Quynh Phu

province including rice intensification model, vegetable intensification model,
rice-vegetable model, ornamental tree model and livestock production model.

-

The efficiency of the agricultural land use model:

Economic efficiency: the two models bringing highest gross output (GO) are
ornamental tree model (blossom cultivation gains GO of 300.54 million VND/ha) and
vegetable model (Tomato-Chili- Green pumpkin crop rotation recipe gains GO of 513.82

million VND/ha). The model bringing lowest GO is rice intensification model (GO of 66
million VND/ha), although rice intensification model does not bring high GO

x


but the model ensures food security and not strongly influenced by market
fluctuation, therefore, rice intensification model is widely applied across the district.
Labour use efficiency: vegetable intensification model brings highest labour
use efficiency with the labour attraction of 1211 labour unit/ha, highest GO generated
by a labour unit is 423.98 thousand VND/ labour unit. The rice intensification model
brings lowest social efficiency with the labour attraction of 470 labour unit/ha, GO
generated by a labour unit is 140.43 thousand VND/ labour unit.

Fertilizer utilization: Vegetable intensification model uses fertilizer most,
compared to the ornamental tree model and rice intensification model. Fertilizer
application of the rice intensification model is close to the recommendation.

-

Factors affecting agricultural land use efficiency:

Research finding has figured six main factors affecting the
efficiency of agricultural land use model including production technique,
production scale, capital, market, natural environment and infrastructure.
Technical factor not only put an impact on quality, productivity but also
affect the natural environment via fertilizer and plant protection product
application. Production scale, which is shown in fragmentation index (FI), figures
that household who has FI bigger than 0.67 can save from 7.6% to 10.6% of
production cost, compared to household who has FI smaller than 0.33.


Vegetable intensification model with the characteristic of short
production cycle time and high production cost requires more capital than
the other models. The interest rate is from 10% to 12%, relatively high, and
this is a constraint preventing farmers from expanding their production.
The vegetable intensification model, which brings high GO, has to face higher
fluctuation on price and market demand, compared to rice intensification model and
rice-vegetable model as well as livestock production model. Investment in vegetable
intensification model is risky in terms of market fluctuation.

Natural environment and infrastructure is an external factor affecting
positively to the development of agricultural production in the district.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu trong quá trình sản xuất nói
chung, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai là nền tảng để định cư
và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động
mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là trong sản xuất
nông nghiệp. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác
động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi
trường sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử
dụng đất có hiệu quả và bền vững cũng đang trở thành vấn đề cấp thiết với
mỗi quốc gia nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và tương lai.
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng
tăng về lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội
Vì vậy, con người đã tìm nhiều cách để khai thác đất nhằm giải quyết những

thách thức này. Không những bị giới hạn về diện tích, sản xuất nông nghiệp cịn
đối mặt với nguy cơ suy thoái đất dưới tác động của thiên nhiên và sự thâm
canh quá mức trong sản xuất nông nghiệp. Không những vậy, trong bối cảnh đô
thị hóa diễn ra ngày cành mạnh cùng với đó là sự mở rộng của các khu công
nghiệp thì áp lực thu hẹp quỹ đất sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.

Quỳnh Phụ là huyện có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp.
Năm 2016 diện tích đất nông nghiệp là 14,7 nghìn ha chiếm 70% so với tổng
diện tích tự nhiên của huyện. Thực tế, từ những năm đổi mới cho đến nay,
sản xuất nông nghiệp của huyện đã giành được nhiều thắng lợi, tương đối
toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi phát triển tương đối mạnh cả về chất và
lượng. Bộ mặt nông thôn ở huyện Quỳnh Phụ đã có nhiều khởi sắc đáng ghi
nhận trong nhiều lĩnh vực kinh tế, đời sống, văn hóa và xã hội.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện cũng không thể tránh
khỏi những vấn đề về thoái hóa đất do sử dụng đất không hiệu quả cũng như quỹ
đất nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó,
biến động nhu cầu thị trường, biến động giá đầu ra của nông sản, yêu cầu về chất
lượng sản phẩm ngày càng tăng là những thách thức đặt ra đối với sản xuất nông
nghiệp, cụ thể là ở huyện Quỳnh Phụ. Trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ,

1


người dân áp dụng một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp giúp nâng cao hiệu
quả sử dụng đất. Tuy nhiên, hiệu quả của các mô hình sử dụng đất này như thế nào,
liệu có thực sự hiệu quả hay không, nhu cầu đầu ra cho các sản phẩm nông sản này
có được đảm bảo hay không, có đáp ứng được các yêu cầu của thị trường hay
không,.. là những câu hỏi đặt ra và cần được đánh giá một cách cụ thể.

Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về thực trạng sản xuất nông

nghiệp, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quỳnh Phụ. Các
nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào đánh giá thực trạng và hiệu quả sử
dụng đất nói chung; tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về các mô
hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ. Để đánh giá
hiệu quả mô hình sử dụng đất nông nghiệp, từ đó lựa chọn ra những mô
hình hiệu quả để sử dụng theo quan điểm bền vững đang là vấn đề đặt ra.
Do đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả mô hình sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận, thực tiễn và kết quả đánh giá hiệu
quả kinh tế mô hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh
Thái Bình đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu
quả của mô hình sử dụng đất nông nghiệp.
Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2



trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Với chủ thể nghiên cứu là các hộ gia đình trực tiếp tham gia vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về không gian
Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện Quỳnh
Phụ, tỉnh Thái Bình với 3 xã có diện tích đất nông nghiệp lớn, có các
mô hình sử dụng đất đặc trưng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
của huyện, bao gồm: xã Quỳnh Hải, Quỳnh Hội và Quỳnh Minh.
1.3.2.2. Phạm vi về thời gian
Thu thập số liệu thứ cấp cơ bản từ năm 2010 đến nay, những
văn bản chính sách sẽ thu thập linh động hơn về thời gian, dựa trên
tính hiệu lực của các văn bản chính sách.
1.3.2.3. Phạm vi nội dung
Những lý luận về mô hình sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả
của mô hình sử dụng đất nông nghiệp.
Hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp,
trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các mô
hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
-

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

trên cơ sở đánh giá và phân tích các mô hình sử dụng đất nông nghiệp.


3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
HIỆU QUẢ MƠ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MƠ HÌNH SỬ DỤNG
ĐẤT NƠNG NGHIỆP
2.1.1. Mô hình sử dụng đất và các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Đất đai và đất nông nghiệp
* Đất đai
“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm các yếu
tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và dưới bề mặt đó
như: khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sông suối…),
các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong
lòng đất, tập đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết
quả nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại để lại” (Lê Văn Khoa, 1994).
Từ đó có thể nhận thức: đất đai là một khoảng không gian có giới hạn
gồm: khí hậu, lớp đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước
ngầm và khoáng sản trong lòng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các
yếu tố thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần
khác có vai trị quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc
sống của xã hội loài người. Theo quan điểm của Tổ chức Nông lương Thế giới (
(FAO, 1976) đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này
đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có

ảnh hưởng đến hiện trạng và tiềm năng sử dụng đất.
* Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất
nông nghiệp như: Đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào
chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác); đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản

xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm
muối; đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ (Quốc hội, 2013).

Theo FAO (1976) thì đất nông nghiệp bao gồm các loại:
-

Đất canh tác như đất trồng cây hàng năm, chẳng hạn như ngũ cốc, bông,

khoai tây, rau, dưa hấu, loại hình này cũng bao gồm cả đất sử dụng được trong

4


nông nghiệp nhưng tạm thời bỏ hoang (đất hoang hóa, đất thoái hóa).

Đất trồng cây lâu năm ví dụ như vườn cây ăn trái và những
vườn nho hay cánh đồng nho (thông dụng ở châu Âu).
Cánh đồng, thửa ruộng và đồng cỏ tự nhiên cho chăn thả
gia súc.
Tại Việt Nam, đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử
dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ
sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp (Quốc hội, 2013).

Đất nông nghiệp gồm:
Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng
năm khác;

-

Đất trồng cây lâu năm;

Đất rừng sản xuất;
Đất rừng phòng hộ;
Đất rừng đặc dụng;
Đất nuôi trồng thủy sản;
Đất làm muối;

Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và

các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng
trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia
cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí
nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

2.1.1.2. Mô hình sử dụng đất
Nói đến mô hình là nói đến một hệ thống bao gồm các yếu tố
quan hệ hòa đồng lẫn nhau. Sự bố trí một cách hợp lý các yếu tố
trong mô hình giúp cho hệ thống phát triển tồn diện.
Mô hình theo nghĩa phổ biến là sự mô phỏng dưới một hình thức
diễn tả thu gọn và cô đọng bằng những ngôn ngữ nào đó có tính ước lệ
nhằm đặc trưng cho những thuộc tính bản chất và chúng nhất về cấu trúc
và hành động của một khách thể (sự vật, hiện tượng hoặc một quá trình)
nào đó trong tổng thể tự nhiên và xã hội (Ngô Ngọc Long, 2013).
Mô hình của một số đối tượng là sự phản ánh hiện thực khách quan của đối
tượng, sự hình dung, tưởng tượng đối tượng đó bằng những ý nghĩ của những
người nghiên cứu và việc trình bày, thể hiện, diễn đạt những ý nghĩ đó bằng lời

5



văn, sơ đồ, hình vẽ...
Mô hình của các đối tượng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế gọi là
mô hình kinh tế. Những vấn đề liên quan đến đối tượng này là những vấn
đề hết sức phức tạp, đặc biệt là những vấn đề đương đại. Để xây dựng
mô hình kinh tế cần thu thập sử dụng các thông tin về những công trình
nghiên cứu có liên quan, các dữ liệu đã được công bố và thậm chí phải
sử dụng kiến thức của các ngành khoa học khác (Ngô Ngọc Long, 2013).

Như vậy nói đến mô hình là nói đến một hệ thống bao gồm
các yếu tố quan hệ hoà đồng lẫn nhau. Sự bố trí một cách hợp lý
các yếu tố trong mô hình giúp cho hệ thống phát triển tồn diện.
Mô hình kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là hệ thống sản xuất trên đất
nông nghiệp gồm các yếu tố như loại đất, cây trồng, vật nuôi được bố trí sản
xuất một cách hợp lý. Trên cơ sở thực trạng đất đai và dưới tác động của
các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể, con người đưa ra quyết định về
cơ cấu sản xuất cũng như việc đầu tư các yếu tố sản xuất hợp lý cho được
thu nhập cao nhất. Mỗi quyết định về cơ cấu sản xuất và đầu tư các yếu tố
sản xuất tương ứng trên một diện tích đất nông nghiệp cụ thể sẽ tạo ra các
mô hình sử dụng đất nông nghiệp khác nhau cho hiệu quả kinh tế khác nhau.

2.1.1.3. Đặc trưng của mô hình
Mô hình có những đặc trưng như sau:
Tính tương tự: Mô hình phản ánh các thuộc tính cần nghiên
cứu của đối tượng nghiên cứu do đó kết quả nghiên cứu trên mô
hình cũng giống như kết quả nghiên cứu trên nguyên mẫu.
Tính đơn giản: Khi xây dựng mô hình theo một mục đích nghiên
cứu nhất định, mô hình chỉ mang các thuộc tính và quan hệ, đặc trưng
cơ bản của đối tượng nghiên cứu, cịn các thuộc tính khác không ảnh
hưởng tới quá trình nghiên cứu thì đều đã được lược bỏ.
Tính khái quát: Mô hình thường mang thuộc tính đặc trưng

của một lớp các đối tượng cùng loại, do đó có thể dùng mô hình để
nghiên cứu những đối tượng khác thuộc lớp đó.
2.1.1.4. Phân loại các mô hình sử dụng đất
Mô hình sử dụng đất nông nghiệp là mô hình kinh tế trong đó các yếu tố
đầu vào sản xuất như đất, cây trồng, vật nuôi được bố trí một cách hợp lý tùy

6


theo điều kiện của từng vùng, từng địa phương, từng nông hộ cụ
thể. Tùy theo tiêu chí phân loại mà mô hình sử dụng đất nông
nghiệp được chia thành các loại khác nhau.
Theo Ngô Ngọc Long (2013) mô hình sử dụng đất nông nghiệp
có thể chia theo đối tượng sản xuất, phương thức sản xuất. Cụ thể là:

Phân loại theo đối tượng sản xuất: Theo tiêu chí này, mô
hình sử dụng đất được chia thành 4 loại chủ yếu:
Mô hình trồng cây hàng
năm Mô hình trồng cây
lâu năm Mô hình NTTS
Mô hình chăn nuôi trên đất nông nghiệp
-

Phân loại theo phương thức sản xuất: Với tiêu chí phương thức

sản xuất, mô hình sử dụng đất nông nghiệp được hình thành thông qua
việc kết hợp các hoạt động sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, NTTS) trên một
diện tích đất nông nghiệp cụ thể. Mô hình dạng này bao gồm các loại.
Mô hình VAC: là một mô hình thâm canh sinh học cao, trong đó
các hoạt động trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia

cầm là các hoạt động chính. Các hoạt động này có những mối quan hệ
mật thiết và khăng khít nhau, tạo nên một một Hệ thống canh tác tổng thể,
giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng lượng
mặt trời để đạt tới hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp.
Mô hình ao chuồng (AC): là mô hình bao gồm 2 hoạt động nuôi
trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm. Các phế phụ phẩm từ hoạt
động chăn nuôi được tận dụng cho việc làm thức ăn nuôi trồng thủy sản.

Mô hình ao vườn (AV): là mô hình bao gồm 2 hoạt động nuôi
trồng thủy sản và trồng trọt. Các phế phụ phẩm từ hoạt động trồng
trọt được tận dụng làm thức ăn nuôi trồng thủy sản.
2.1.1.5. Hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu công việc mang lại. Để
xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những
luận điểm của Mác và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau:
-

Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian,

thể hiện trình độ sử dụng nguồn lực xã hội. Karl Marx cho rằng quy luật tiết kiệm
thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức

7


sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết
định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn
minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại.
-


Thứ hai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội

là một hệ thống các yếu tố sản xuất va các quan hệ vật chất hình thành giữa con
người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm
trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã
hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khách
quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người đối với môi trường bên
ngồi. Đó là quá trình trao đổi vật chất giữa sản xuất xã hội và môi trường.

-

Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu

cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong quy hoạch
và quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào
và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định hoặc một kết
quả nhất định với chi phí lớn hơn (Đỗ Thị Lan và Đỗ Anh Tài, 2007).

Như vậy bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng
nhu cầu của con người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên và nguồn lực để phát triển bền vững.
Trong lĩnh vực sử dụng đất, hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh
giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lượng
sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền, đồng thời về mặt xã hội là
thể hiện hiệu quả của lực lượng lao động được sử dụng trong cả quá
trình hoạt động kinh tế cũng như hàng năm để khai thác đất.
Việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố
trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được chú ý
hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự
quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các

nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân,
những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.

2.1.2. Hiệu quả kinh tế và những vấn đề liên quan
2.1.2.1. Hiệu quả kinh tế
Khuynh hướng chung của thế giới hiện nay là phát triển kinh tế theo chiều
sâu, một nền kinh tế với nguồn lực hữu hạn mà sản xuất ra một lượng sản phẩm

8


hàng hoá có giá trị sử dụng cao nhất với chi phí thấp nhất. Muốn vậy người sản
xuất, người quản lý phải có những chiến lược, chính sách sử dụng nguồn lực
giới hạn của mình để tạo ra lượng sản phẩm hàng lớn nhất phục vụ cho cuộc
sống của con người (Phạm Thị Mỹ Dung và Bùi Bằng Đoàn, 2001).

Ngày nay người ta đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả
sản xuất mà hiệu quả sản xuất là một hiện tượng bao gồm nhiều mặt
như hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường và trên các
cơ sở đó người ta đưa ra một số quan điểm về hiệu quả kinh tế.
Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế chỉ là chỉ tiêu tổng hợp nhất về chất
lực của sản xuất kinh doanh. Nội dung của nó so sánh kết quả sản
xuất đạt được với chi phí bỏ ra (AshenerD, 1993). Phương pháp này có
ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng của nguồn lực, xem xét
được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả,
hoặc một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực.
Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế trên quan điểm thị trường. Hầu hết các
nguồn lực sản xuất đều thuộc dạng khan hiếm trong khi nhu cầu của con
người ngày càng tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng. Do vậy vấn đề
đặt ra là phải tiết kiệm nguồn lực từng bước khai thác và sử dụng các nguồn

lực nói chung, trước hết mỗi quá trình sử dụng và lựa chọn đầu vào tối ưu.
Nâng cao hiệu quả kinh tế có nghĩa là nâng cao trình độ sử dụng nguồn lực,
nó có quan hệ chặt chẽ với việc tổ chức sử dụng năng lực sản xuất hiện có.
Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi mức sản xuất nằm trên đường
cong năng lực sản xuất. Điểm có hiệu quả nhất là điểm cho phép sản xuất tối
đa các hàng hoá theo yêu cầu của thị trường và sử dụng đầy đủ hợp lý năng
lực sản xuất của doanh nghiệp (AshenerD, 1993).

Quan điểm 3: Trên quan điểm của các nhà kinh tế học các doanh
nghiệp tham gia thị trường đều đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Trong ngắn hạn, nguyên tắc chung lựa chọn sản lượng tối ưu (Q*) để
đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là: MR = MC (MR là doanh thu biên,
MC là chi phí cận biên). Như vậy doanh nghiệp tăng sản lượng sản
xuất đến chừng nào doanh thu cận biên còn lớn hơn chi phí cận biên
(MR > MC) đến khi có MR = MC thì dừng lại. Tại đây sản lượng sản xuất
là sản lượng tối ưu (Q*) để tối đa hoá lợi nhuận (AshenerD, 1993).

9


2.1.2.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
Căn cứ theo yếu tố cấu thành thì hiệu quả kinh tế được hình thành từ
mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kinh tế chỉ
đạt khi sản xuất kinh doanh đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.

Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một
chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng trong sản xuất với những điều
kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất hiệu quả kỹ
thuật, thường được phảnánh trong mối quan hệ về hàm sản xuất, nó liên
quan tới phương tiện vật chất của sản xuất, chỉ ra rằng một đơn vị nguồn

lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm hoặc tăng thêm
bao nhiêu đơn vị sản phẩm [Phạm Thị Mỹ Dung và Bùi Bằng Đoàn, 2001].
Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và
giá đầu vào được đưa vào tính toán, để phản ánh giá trị sản phẩm thu trên một đơn
vị chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực [Phạm Thị Mỹ Dung, Bùi Bằng Đoàn, 2001].
Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá
đầu vào và giá đầu ra. Việc xác định hiệu quả phân bổ giống như xác định các điều
kiện về lý thuyết biên để tối đa hoá lợi nhuận, có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm
phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.

2.1.2.3. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Xuất phát từ sản xuất và sự phát triển của một nền kinh tế xã hội là
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của mỗi thành
viên trong xã hội một cách ổn định. Để làm rõ bản chất của hiệu quả kinh
tế cần phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả.
Kết quả: là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích con người, được
biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung, tuỳ thuộc vào từng trường hợp
cụ thể. Do mâu thuẫn giữa sự hữu hạn của tài nguyên và nhu cầu ngày càng
tăng lên không ngừng của con người mà phải xem xét mức chi phí và kết quả
đạt được là thấp hay cao. Chính vì vậy, khi đánh giá kết quả sản xuất không
chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải xem xét chất lượng sản
phẩm làm ra và các chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
Hiệu quả: là đại lượng dùng để xem xét kết quả được tạo ra như thế
nào, với chi phí là bao nhiêu để đạt được kết quả đó. Đánh giá chất lượng
hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế.

10


Vì vậy, bản chất hiệu quả kinh tế sử dụng đất là với một diện tích đất đai,

một lượng đầu vào nhất định cần phải bố trí sử dụng một cách tốt nhất để có thể
sản xuất ra khối lượng sản phẩm nhiều nhấtvới lượng đầu tư chi phí và lao động
thấp nhất nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất ngày càng tăng của xã hội.

Trong đó hiệu quả sinh học của sản xuất nông nghiệp không phụ
thuộc vào việc người tiêu dùng có thích hay có mua sản phẩm đó hay
không, cịn hiệu quả kinh tế nông nghiệp thì lại bị khống chế bởi
những vấn đề này. Nếu sản phẩm sản xuất ra không có người mua thì
người sản xuất không có thu nhập và sản xuất bị ngừng trệ, do đó tiêu
thụ sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của người sản xuất.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh
tế thị trường, gặp khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra.

- Những khó khăn trong việc xác định yếu tố đầu vào:
Trong sản xuất nông nghiệp, các tư liệu sản xuất được sử dụng vào
nhiều quá trình sản xuất, trong nhiều năm nhưng lại không đồng đều. Hơn nữa
có loại rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa chữa lớn. Vì thế việc khấu
hao và phân bổ chi phí để tính đúng chi phí sản xuất chỉ có tính tương đối.
Các chi phí sản xuất chung như chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí
thông tin, tuyên truyền, giáo dục đào tạo, khuyến cáo kỹ thuật cần phải được
hạch toán để tính vào chi phí, nhưng thực tế không tính được một cách cụ thể.

Trong nông nghiệp chu kỳ sản xuất dài, nên chịu nhiều ảnh
hưởng của sự biến động giá cả, mức độ trượt giá, gây khó khăn
trong việc xác định các loại chi phí sản xuất.
Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên tác động lớn đến quá
trình sản xuất nông nghiệp và hiệu quả của nó. Tuy nhiên mức độ tác
động của các yếu tố này vẫn chưa có phương pháp xác định chuẩn.

- Những khó khăn trong việc xác định yếu tố đầu ra:

Các kết quả sản xuất về mặt vật chất có thể lượng hoá để tính và so sánh
trong thời gian và không gian cụ thể nào đó. Tuy nhiên xác định đúng và đủ
những kết quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất, khả năng
cạnh tranh trên thị trường của một doanh nghiệp, một vùng nông nghiệp là khó
khăn bởi nó không thể lượng hoá được và chỉ được bộc lộ trong thời gian dài.

11


×