Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu nilaparvata lugens (STAL) trên một số giống lúa tại nha trang, khánh hòa năm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG THỊ NGỌC HOA

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
CỦA RẦY NÂU NILAPARVATA LUGENS
(STAL) TRÊN MỘT SỐ GIỐNG LÚA TẠI NHA
TRANG, KHÁNH HÒA NĂM 2016 - 2017

Chuyên ngành

: Bảo vệ thực vật

Mã số

: 60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan!
Bản luận văn tốt nghiệp này được hồn thành bằng sự nhận thức
chính xác của bản thân.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa
được sử dụng và công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và
các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 201

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Ngọc Hoa

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
tơi cịn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan,
các thầy cô, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo
hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Kim Oanh, tập thể các thầy, cô giáo - Bộ môn Côn
trùng, Khoa Nông học - Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài và hồn thành bản luận văn này.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và
tập thể cán bộ làm việc tại Bộ môn Kinh tế sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật
– Viện Bảo vệ thực vật đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi
hồn thành khóa học và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn quan
tâm, giúp đỡ tôi trong q trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tơi xin gửi lời cảm ơn, lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cơ giáo,
các cơ quan đồn thể, người thân và bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 201

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Ngọc Hoa

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh Mục Bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình........................................................................................................................... viii
Danh mục hình........................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu......................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu............................................................................................................................. 2

1.2.2.

Yêu cầu.............................................................................................................................. 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................ 2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học......................................................................................................... 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài..................................................................................... 4

2.2.


Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước.................................................. 5

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước..................................................................... 5

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................... 11

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 19
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 19

3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................... 19

3.3.

Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu................................................ 19

3.4.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 19

3.5.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 20


3.5.1.

Điều tra đánh giá thực trạng sản xuất lúa, tình hình sử dụng các giống

lúa kháng rầy nâu tại Nha Trang, Khánh Hòa năm 2016...................... 20

iii


3.5.2.

Phương pháp đánh giá mức độ kháng/nhiễm rầy nâu N. lugens đối với

một số giống lúa........................................................................................................ 20
3.5.3

Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của rầy nâu N. lugens thu

thập tại Nha Trang, Khánh Hịa trên 2 giống lúa thí nghiệm..............22
3.5.4.

Phương pháp điều tra diễn biến mật độ rầy nâu N. lugens trên đồng ruộng
24

3.5.5.

Cơng thức tính:........................................................................................................... 25

3.6.


Phương pháp bảo quản mẫu vật....................................................................... 26

3.7.

Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................... 26

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 27
4.1.

Điều tra về thực trạng sản xuất lúa, tình hình sử dụng các giống lúa

kháng rầy nâu tại nha trang, khánh hòa

27

4.2.

Đánh giá mức độ kháng/nhiễm rầy nâu N. lugens đối với một số giống lúa 32

4.2.1

Đánh giá mức độ kháng/nhiễm rầy nâu N. lugens đối với một số giống

lúa đang được trồng phổ biến ngoài sản xuất tại Nha Trang, Khánh Hòa

............................................................................................................................................. 32

4.2.2.


Đánh giá mức độ kháng/nhiễm rầy nâu N. lugens đối với một số giống

lúa thu thập từ các Viện nghiên cứu trong nước và nhập nội.........34
4.3.

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy nâu N. lugens thu

thập tại nha trang, khánh hịa............................................................................. 35
4.3.1.

Đặc điểm hình thái và tập tính sống của rầy nâu N. lugens...............35

4.3.2.

Thời gian phát triển các pha và vòng đời rầy nâu N. lugens.............38

4.3.3

Sức đẻ trứng của trưởng thành rầy nâu N. lugens................................ 41

4.3.4.

Thời gian sống của trưởng thành rầy nâu N. lugens............................ 43

4.4.

Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến diễn biến mật độ của rầy nâu N.

lugens hại lúa vụ đơng xn năm 2016-2017 tại Nha Trang, khánh hịa


.............................................................................................................................................. 45

4.4.1.

Ảnh hưởng của 2 giống lúa thí nghiệm đến diễn biến mật độ rầy nâu N.

lugens ở vụ đông xuân 2016-2017 tại Nha Trang, Khánh Hòa..........45
4.4.2.

Ảnh hưởng của chế độ nước đến diễn biến mật độ rầy nâu N. lugens trên

hai giống lúa thí nghiệm ở vụ đơng xn 2016-2017 tại Nha Trang,
Khánh Hòa..................................................................................................................... 47
4.4.3.

Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác: cấy và gieo sạ đến diễn biến mật độ

rầy nâu N. lugens trên hai giống lúa TN vụ đông xuân 2016 - 2017 tại

Nha Trang, Khánh Hòa............................................................................................ 49


iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 53
5.1

Kết luận............................................................................................................................ 53


5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 53

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 55
Phụ lục............................................................................................................................................. 62

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BPH

Brown planthopper

BVTV

Bảo vệ thực vật

IRRI

International Rice Research Institute

(Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế)

IPM

Integrated Pest Management
(Quản lý dịch hại tổng hợp)

PRA

Participatory Rural Appraisal
(Đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia của cộng đồng)

STT

Số thứ tự

TB

Trung bình

TN

Thí nghiệm

TT

Trưởng thành

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Tỉ lệ hộ

Trang n
Bảng 4.2.

Tỷ lệ diệ

Hòa năm
Bảng 4.3.

Tình hình

Khánh H
Bảng 4.4.

Đánh giá

giống lú

Khánh H
Bảng 4.5.

Đánh giá

lúa tuyển


nội từ IR
Bảng 4.6.

Kích thư

giống L
Bảng 4.7.

Thời gia
nghiệm

Bảng 4.8.

Thời gia

hai giốn
Bảng 4.9.

Sức đẻ tr

Bảng 4.10.

Nhịp điệ
nghiệm

Bảng 4.11.

Thời gia

lúa thí n

Bảng 4.12.

Diễn biế

Nha Tra
Bảng 4.13.

Ảnh hưở

hai giống
Bảng 4.14.

Ảnh hưở

độ rầy n

2017 tại

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Tỷ lệ diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu của các hộ điều tra tại Nha Trang,
Khánh Hịa................................................................................................................ 30
Hình 4.2. Tỷ lệ các hộ sử dụng các biện pháp phòng trừ rầy nâu tại Nha Trang,
Khánh Hịa................................................................................................................ 31
Hình 4.3. Hình ảnh thí nghiệm về đánh giá tính kháng/nhiễm rầy nâu của một số
giống lúa trên ơ bàn cờ..................................................................................... 35
Hình 4.4. Hình thái các pha phát dục của rầy nâu N. lugens............................. 38
Hình 4.5. Hình ảnh duy trì nguồn thức ăn ni rầy nâu N. lugens trong nhà lưới

(giống lúa TN1)

44

Hình 4.6. Hình ảnh thí nghiệm ni sinh học cá thể rầy nâu N. lugens trong ống
nghiệm........................................................................................................................ 44
Hình 4.7. Ảnh hưởng của hai giống lúa đến mật độ rầy nâu N. lugens tại Nha
Trang, Khánh Hòa năm 2016 - 2017

46

Hình 4.8. Ảnh hưởng của chế độ nước đến diễn biến mật độ rầy nâu N. lugens
vụ đông xuân 2016 -2017................................................................................. 49
Hình 4.9. Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác: cấy và gieo sạ đến diễn biến mật độ
rầy nâu N. lugens trên hai giống lúa TN vụ đơng xn 2016 - 2017 tại

Nha Trang, Khánh Hịa....................................................................................... 51

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Thị Ngọc Hoa
Tên Luận văn: Đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu Nilaparvata lugens
(Stal) trên một số giống lúa tại Nha Trang, Khánh Hòa năm 2016 - 2017

Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60.62.01.12


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy nâu Nilaparvata lugens
(Stal) và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến diễn biến mật độ rầy
nâu trên hai giống lúa: giống được trồng phổ biến tại Nha Trang, Khánh
Hòa và giống lúa đã được xác định là giống chịu hạn.
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra đánh giá thực trạng sản xuất lúa, tình hình sử dụng các giống lúa
kháng rầy nâu tại Nha Trang, Khánh Hòa theo phương pháp sử dụng phiếu điều
tra và PRA (Đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia của cộng đồng).
Phương pháp đánh giá mức độ kháng/nhiễm rầy nâu Nilaparvata lugens
(Stal) đối với một số giống lúa đang được trồng phổ biến tại Nha Trang, Khánh
Hòa và một số giống lúa thu thập từ các Viện nghiên cứu trong nước và nhập
nội theo phương pháp của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) năm 2014.

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy nâu Nilaparvata
lugens (Stal) theo phương pháp nuôi cá thể trong ống nghiệm.
Điều tra diễn biến mật độ rầy nâu trên đồng ruộng theo phương pháp
chung của Viện BVTV (1997) và Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-166:
2014/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại lúa.
Kết quả chính và kết luận
Qua điều tra 90 hộ nông dân tại 3 xã Vĩnh Ngọc, Vĩnh Phước, Vĩnh Nguyên
cho thấy người dân ở đây chủ yếu gieo trồng 6 giống lúa ML48, ML202, TH6,
TH41, OM4900, ĐV108. Trong đó, tỷ lệ hộ dân gieo trồng giống ML48 là cao nhất.
Năm 2016, diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu của các hộ nông dân trồng lúa ở cả ba
xã chủ yếu là 10-15% diện tích gieo trồng. Để phòng trừ rầy nâu hại lúa, 100% số
hộ được điều tra sử dụng biện pháp hóa học; 95,6% số hộ sử dụng giống mà
nông dân cho là nhiễm rầy nâu nhẹ nhất; 80% số hộ áp dụng biện pháp canh tác
và 13,3% số hộ sử dụng biện pháp vãi dầu trên mặt ruộng.


ix


Trong tổng số 6 giống lúa đang trồng phổ biến tại Nha Trang, Khánh Hịa năm
2016-2017 được đánh giá, có giống ML202 cho phản ứng nhiễm nặng đối với rầy nâu
(chiếm 16,7%), 4 giống cho phản ứng nhiễm (chiếm 66,6%) và chỉ có giống ML48 cho
phản ứng nhiễm vừa đối với rầy nâu (chiếm 16,7% tổng số giống lúa thí nghiệm).

Trong tổng số 11 giống lúa tuyển chọn thu thập từ Viện cây lương
thực và Cây thực phẩm và Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI, có 4 giống
lúa cho phản ứng nhiễm nặng với rầy nâu (chiếm 36,4%), 5 giống lúa ở
mức độ nhiễm (chiếm 45,4%); 2 giống lúa cho phản ứng nhiễm vừa với
rầy nâu (chiếm 18,2%). Trong đó, giống LCH37 có cấp hại thấp nhất là 5,0.
o

Ở điều kiện nhiệt độ trung bình 22,54 ± 0,5 C, ẩm độ trung bình

81,24 ± 1,2% khi nghiên cứu trên hai giống lúa ML48 và LCH37 thì thời
gian vịng đời của rầy nâu dao động trong khoảng 25,58±0,73 ngày (đối
với giống ML48) cho tới 26,50±0,54 ngày (đối với giống LCH37).
Thời gian sống của trưởng thành đực và trưởng thành cái trên hai
giống lúa thí nghiệm khơng có sự sai khác nhau. Sức đẻ trứng của rầy nâu
trên giống lúa ML48 là 193,2 ± 17,7 (trứng/cái) cao hơn trên giống lúa LCH37
là 140,8 ± 11,3 (trứng/cái). Đây là sự sai khác có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.
Trong vụ đơng xuân năm 2016-2017 tại Nha Trang, Khánh Hòa, khi theo dõi
trên hai giống lúa ML48 và LCH37 thì các yếu tố sinh thái (giống, chân ruộng và
kỹ thuật canh tác) đều có tác động tới mật độ rầy nâu trên đồng ruộng.

Khi gieo trồng với điều kiện như nhau, giống lúa ML48 có mật độ rầy
nâu cao hơn so với mật độ rầy nâu trên giống lúa LCH37.

Mật độ rầy nâu trên giống lúa ML48 đều cao hơn mật độ rầy nâu trên
giống LCH37 ở cả chân ruộng đủ nước và bấp bênh nước.
Mật độ rầy nâu trên hai giống lúa thí nghiệm đối với ruộng gieo sạ
cao hơn mật độ rầy nâu đối với ruộng cấy. Đối với ruộng gieo sạ, mật độ
rầy nâu trên giống lúa ML48 cao hơn mật độ rầy nâu trên giống LCH37.

x


THESIS ABSTRACT
Author's name: Hoang Thi Ngoc Hoa
Name of the thesis: Biological and ecological characteristics of Nilaparvata
lugens (Stal) on several rice varieties in Nha Trang, Khanh Hoa 2016 - 2017

Industry: Plant Protection

Code: 60.62.01.12

Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research purposes:
Study on some biological characteristics of rice brown planthopper
Nilaparvata lugens (Stal) and the influence of some ecological factors on
population dynamic of the planthopper in two rice varieties: a common
cultivartion varietie in Nha Trang, Khanh Hoa and a drought tolerant varietie.

Research Methods
Survey on the status of rice production, the situation of using rice
varieties to resist brown planthopper in Nha Trang, Khanh Hoa by use the
questionnaire and PRA method.

The method of assessing the level of resistance/brown planthopper Nilaparvata
lugens (Stal) for some rice cultivars is being popular in Nha Trang, Khanh Hoa and some
rice varieties collected from domestic research institutes and imported according to the
methodology of the International Rice Research Institute (IRRI), 2014.

Brown planthopper Nilaparvata lugens (Stal) were reared on rice
plant in glass tube for Studying some biological characteristics.
Survey on the occurrence of pests in the field according to the
general method of the Plant Protection Department (1997) and Vietnam
QCVN 01-166: 2014/BNNPTNT on methods of rice pests.
Main results and conclusions
A survey of 90 farmers in 3 communes of Vinh Ngoc, Vinh Phuoc, Vinh
Nguyen showed that farmers mainly cultivate 6 varieties of ML48, ML202, TH6,
TH41, OM4900 and ĐV108. In which the percentage of households planting ML48
is the highest. In 2016, the area of paddy rice infected by rice planters in all three
communes is 10-15% of the cultivated area. To prevent brown rice insect pests,
100% of households surveyed used chemical methods; 95.6% of households
used moderately rice variety; 80% of households applied the farming method and
13.3% of the households used petrolium oil.

xi


Of the six rice varieties cultivated in Nha Trang, Khanh Hoa in 20162017, ML202 was found to have a severe response to brown planthopper
(16,7%), 4 varieties were infected (66,6%) and ML48 only showed moderate
response to brown planthopper (16,7% of the total experimental rice variety).
Four out of 11 selected rice varieties from the Food Crops Research Institute
and the International Rice Research Institute (IRRI) for severe infections with brown
plant hopper (36,4%), 5 rice varieties were infected (for 45,4%); the remaining two
rice varieties for response to medium infected with brown planthopper (damage from

5,0-5,4) accounted for 18,2%. In which, LCH37 has the lowest level of damage of 5,0.
o

At the average temperature of 22,54 ± 0,5 C, the average moisture content
was 81,24 ± 1,2%, when studying on two rice varieties ML48 and LCH37, the life
cycle of brown planthopper was not significantly different, fluctuating in the
range of 26,50 ± 0,54 days (for LCH37) and 25,58 ± 0,73 days (for ML48).

The longivity of male and female adult two rice on varieties was not
significantly different. Total number of egg of brown planthopper on ML48
(193,2 ± 17,7 eggs per female) was singificant higher than on LCH37 (140,8
± 11,3 eggs per female).
In the winter-spring crop of 2016-2017 in Khanh Hoa, when monitoring the
two rice varieties ML48 and LCH37, ecological factors (seeds, fields and cultivation
techniques) have an impact on the density of brown planthopper in the field.

When cultivated under the same conditions, the ML48 variety had
average brown planthopper higher than that of brown planthopper LCH37.
The density of brown planthopper on ML48 was higher than the density of
brown planthopper on LCH37 in water-filled fields and unstable water fields.

The density of brown planthopper on two rice varieties for sowing
fields was higher than that of brown planthopper for transplanted rice
fields. For sowing fields, the density of brown planthopper on ML48 was
higher than that of brown planthopper on LCH37.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong năm cây lương thực quan trọng nhất
của loài người. Trên thế giới, về mặt diện tích gieo trồng, cây lúa đứng thứ hai
sau lúa mì, về tổng sản lượng đứng thứ ba sau lúa mì và ngơ. Lúa được trồng ở
112 nước, là lương thực của hơn 54 % dân số thế giới (Ngô Thị Đào và cs., 1997).
Lúa gạo là một trong những nguồn cung cấp lương thực chính ở nước ta
với diện tích trồng lúa khá lớn nên vấn đề dịch hại luôn được quan tâm. Trong
những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc về sản xuất lúa
gạo, mang lại nhiều lợi ích cho người sản xuất và cho ngành lương thực phục
vụ xuất khẩu nhờ vào việc sử dụng các giống lúa có năng suất cao cùng với
việc thâm canh tăng vụ. Nhưng chính điều này cũng là một cơ hội cho sự bùng
phát dịch hại, đặc biệt là dịch hại rầy nâu trong những vùng sản xuất lúa trọng
điểm của cả nước trong năm 2006 (Bùi Bá Bổng và cs., 2006).
Trong các bệnh gây dịch hại, rầy nâu Nilaparvata lugens (Stal) là một trong
những đối tượng sâu hại nghiêm trọng nhất cho lúa ở Việt Nam nói riêng và thế
giới nói chung (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Rầy nâu không những trực tiếp gây
hại bằng cách chích hút dịch nhựa ở thân cây, làm cho cây lúa sinh trưởng và
phát triển kém mà rầy nâu cịn là mơi giới truyền bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá
cho cây lúa, làm giảm năng suất và thoái hóa giống.
Tỉnh Khánh Hịa thuộc vùng dun hải miền Trung nước ta, có diện tích trồng
lúa khá lớn. Đây cũng là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu: hạn hán
thường xuyên xảy ra, diễn biến dịch hại phức tạp, đặc biệt là dịch rầy nâu đã gây ra
thiệt hại không nhỏ về năng suất và sản lượng lúa. Tại đây, việc gieo cấy các giống
lúa địa phương khá phổ biến. Đây là các giống lúa được trồng từ rất lâu, có những
ưu điểm nhất định và phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. Tuy nhiên,
trước những thay đổi bất lợi của môi trường thì các giống lúa này cho năng suất
khơng cao, khả năng chống chịu với sâu bệnh hại kém.

Hiện nay có nhiều giống lúa mới đã được lai tạo, nhập nội nhằm đáp ứng
các yêu cầu của sản xuất lúa, thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu tại Nha

Trang, Khánh Hòa. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu trên
một số giống lúa được trồng phổ biến tại địa phương và một số giống lúa mới là

1


rất quan trọng, làm cơ sở cho việc chọn lọc các giống lúa kháng rầy nâu,
phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng, đồng thời góp phần vào cơng
tác dự tính dự báo, đưa ra các biện pháp phịng trừ rầy nâu hiệu quả.

Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu Nilaparvata lugens (Stal) trên
một số giống lúa tại Nha Trang, Khánh Hòa năm 2016 - 2017”.

1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy nâu N. lugens và ảnh
hưởng của một số yếu tố sinh thái đến diễn biến mật độ rầy nâu trên hai
giống lúa: giống lúa được trồng phổ biến tại Nha Trang, Khánh Hòa
(ML48) và giống lúa đã được xác định là giống chịu hạn (LCH37) làm cơ
sở đưa ra kiến nghị về giống lúa có khả năng chống chịu với rầy nâu tốt
hơn và phù hợp với điều kiện khí hậu tại Nha Trang, Khánh Hòa.

1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất lúa và tình hình sử dụng các

giống lúa kháng rầy nâu N. lugens ở Nha Trang, Khánh Hịa năm 2016.
- Đánh giá tính kháng rầy nâu N. lugens của một số giống lúa

đang được trồng phổ biến tại Nha Trang, Khánh Hòa và một số

giống lúa thu thập từ các Viện nghiên cứu trong nước và nhập nội.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy nâu N. lugens thu thập tại
Nha Trang, Khánh Hòa trên nguồn thức ăn là hai giống lúa: giống lúa trồng phổ
biến ở địa phương và giống lúa đã được xác định là giống chịu hạn.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến diễn biến mật độ
của rầy nâu trên hai giống lúa: giống trồng phổ biến ở địa phương và giống lúa
đã được xác định là giống chịu hạn ngoài đồng ruộng tại Nha Trang, Khánh Hòa.

1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp dữ liệu
khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu N. lugens trên
hai giống lúa: giống lúa được trồng phổ biến tại Nha Trang, Khánh
Hòa và giống lúa đã được đánh giá là giống chịu hạn.

2


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu N. lugens
trên giống lúa được trồng phổ biến tại Nha Trang, Khánh Hòa và giống lúa
được đánh giá là chịu hạn làm cơ sở để đưa ra biện pháp quản lý dịch rầy
nâu hiệu quả, phù hợp với điều kiện của vùng, giúp bà con nông dân lựa
chọn cơ cấu giống lúa phù hợp, ổn định sản xuất lúa, giảm thiệt hại do
rầy nâu gây ra, nâng cao năng suất và sản lượng lúa.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh thiên nhiên
không thuận lợi, thường xuyên xảy ra thiên tai và hiện tượng bùng phát các
dịch bệnh thì vấn đề an ninh lương thực ln được đặt lên hàng đầu. Cây lúa
đóng vai trị chủ đạo trong các cây lương thực thường xuyên bị ảnh hưởng
bởi các nạn dịch bệnh nguy hiểm như bạc lá, đạo ôn và đặc biệt là rầy
nâu...làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng.
Trong những năm gần đây, ở nước ta, việc sử dụng các giống lúa lai có năng
suất cao và việc tăng cường thâm canh tăng năng suất lúa đã tạo điều kiện thuận lợi
cho rầy nâu phát sinh gây hại trên diện rộng. Bên cạnh đó, bệnh vàng lùn, lùn xoắn
lá bùng phát khắp các tỉnh phía Bắc và miền Trung gây ra thiệt hại rất lớn trong sản
xuất lúa. Có thể nói rầy nâu hại lúa đã trở thành vấn nạn của sản xuất lúa của cả
nước, chúng không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, gây ơ nhiễm mơi trường mà
chúng cịn đe dọa đến an ninh lương thực của nhiều hộ gia đình.

Hiện nay, biện pháp hóa học và giống kháng là hai biện pháp đang được sử
dụng chủ yếu trong phòng trừ rầy nâu ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng
nhiều thuốc hóa học đã làm ảnh hưởng đến thiên địch của rầy nâu, làm xuất
hiện những chủng rầy nâu kháng thuốc, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, sức khỏe
con người. Vì vậy, việc chọn tạo ra các giống lúa có khả năng kháng lại các tác
động ảnh hưởng xấu tới chất lượng và sản lượng là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Sử dụng giống kháng là biện pháp chủ động, có hiệu quả phịng trừ cao, khơng
gây ơ nhiễm mơi trường và tiết kiệm chi phí cho bà con nơng dân.
Trong những năm vừa qua, nhiều chương trình nghiên cứu lai tạo, đánh giá,
tuyển chọn các giống lúa cho năng suất, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu
bệnh cao đã được quan tâm nghiên cứu và triển khai ở nhiều địa phương trong cả
nước, trong đó có Nha Trang, Khánh Hịa là vùng thường xun bị hạn hán kéo dài.
Kết quả là đã giới thiệu được khá nhiều các giống cây trồng có phẩm chất tốt, năng
suất cao, thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Tuy nhiên, cơng tác đánh
giá tính kháng rầy nâu Nilaparvata lugens (Stal) và nghiên cứu đặc điểm sinh học,

sinh thái của rầy nâu trên một số giống lúa tại Nha Trang, Khánh Hịa cịn hạn chế.
Để góp phần làm cơ sở cho cơng tác dự tính dự báo và đưa ra

4


các biện pháp phịng trừ rầy nâu hiệu quả thì việc nghiên cứu các
đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng là hết sức cần thiết.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
2.2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Hiện nay cây lúa được trồng ở hơn 112 quốc gia trên thế giới, phân
o

bố chủ yếu ở những nước có vĩ tuyến từ 30 - 40 vĩ tuyến Nam đến 48 o

49 vĩ tuyến Bắc. Theo số lượng thống kê năm 2001, diện tích trồng lúa
của thế giới đạt khoảng trên 151 triệu ha và sản lượng đạt 595,10 triệu
tấn. Năng suất lúa giữa các châu lục chênh lệch nhau khá nhiều. Năng
suất cao thường tập trung ở các nước có diện tích ít như Châu Âu, Châu
Úc. Ngồi ra năng suất còn phụ thuộc vào điều kiện khác như thời tiết khí
hậu, chế độ thâm canh, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật...
Diện tích trồng lúa của thế giới rất lớn, khoảng 152,15 triệu ha, nhưng
phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở Châu Á, chiếm khoảng 85% diện
tích, và 90% sản lượng lương thực thế giới (Dyck and Thomas, 1979).
Mặc dù sản lượng lúa của thế giới không ngừng tăng lên trong những năm
vừa qua nhưng năng suất và chất lượng gạo còn thấp, chưa đảm bảo được an
ninh lương thực tồn cầu. Ở Châu Phi, có rất nhiều nước đang trong tình trạng
thiếu lương thực nghiêm trọng. Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết khí hậu có tính
chất rất phức tạp như lũ lụt, hạn hán... làm ảnh hưởng đến nền sản xuất nông

nghiệp, nhất là ngành sản xuất lúa gạo. Vì vậy, việc lựa chọn những giống lúa
phù hợp với từng vùng, từng địa phương là rất quan trọng.

2.2.1.2. Sự phân bố và gây hại của rầy nâu tại các vùng trồng lúa châu Á
Rầy nâu (BPH) Nilaparvata lugens (Stal) (Homoptera: Delphacidae) là một trong
những dịch hại lúa nghiêm trọng nhất ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới và là đối
tượng sâu hại gây tổn thất nặng nề nhất cho sản xuất lúa ở Châu Á (Dyck and
Thomas, 1979). Trước đây, rầy nâu không phải là đối tượng gây hại chính trên cây
lúa, mật độ rầy nâu ln bị khống chế bởi các lồi thiên địch, ký sinh và ít khi xảy ra
hiện tượng bộc phát trên diện rộng. Kể từ “cách mạng xanh” về giống lúa (sau 1960),
đặc biệt khi sử dụng các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao để đáp ứng nhu cầu
cho con người, đảm bảo an ninh lương thực trước áp lực dân số, cùng với việc lạm
dụng thuốc trừ sâu ở giai đoạn đầu của cây lúa (0 - 40 ngày

5


sau gieo sạ) đã tiêu diệt thiên địch nên rầy nâu trở thành đối tượng
gây hại chính trên cây lúa. Bên cạnh đó, thâm canh tăng vụ, bón
nhiều phân hố học, đặc biệt là phân đạm đã tạo điều kiện thuận lợi
cho sâu bệnh phát sinh gây hại trong đó có rầy nâu.
Rầy nâu phân bố rộng rãi trên khắp các vùng trồng lúa trên thế giới, chúng
được tìm thấy ở phía Đơng, Đơng Nam, Nam châu Á, phía Nam Thái Bình Dương
và Úc. Hiện nay, rầy nâu phân bố từ Pakistan đến Nhật Bản và các quần đảo ở
Đông Nam Á, chúng có mặt và gây hại trên cây lúa quanh năm.

Rầy nâu phát triển rất nhanh gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng
suất lúa ở một số nước nhiệt đới khu vực Châu Á. Theo báo cáo của các
nước Ấn Độ, Indonesia, Philppines và Srilanka… thì rầy nâu là lồi cơn
trùng gây hại trên diện rộng và có sự di trú không ổn định ở nhiều quốc

gia. Rầy nâu và rầy lưng trắng đang là loại côn trùng gây hại lớn nhất trên
ruộng lúa ở Châu Á hiện nay, trước hết bởi vì sự phá hoại khơng thể báo
trước, sự gây hại rất lớn và một cách đột ngột (Dyck and Thomas, 1979).
Rầy nâu có thể hại ở tất cả những giai đoạn sinh trưởng của cây
lúa, đặc biệt giai đoạn mạ, làm địng, trỗ và chín. Ở giai đoạn lúa làm
đòng, rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để
hút dịch cây. Bị hại nhẹ, các lá phía dưới có thể bị héo, hạt lúa bị lửng lép.
Bị hại nặng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo, màu
trắng tái hoặc trắng. Nếu gặp mưa lúa bị hại có thể bị thối nhũn, năng suất
có thể bị giảm tới 50% hoặc mất trắng (Dale, 1994).

Nghiên cứu về diện tích nhiễm rầy nâu của một số quốc gia có
diện tích trồng lúa lớn khu vực Châu Á từ năm 1998 - 2007 cho thấy
diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu ngày càng tăng, đặc biệt ở các nước
Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam (Catindig et al., 2009).
Tại Thái Lan, trước năm 1974, chưa có kết quả nào công bố về sự gây
hại của rầy nâu. Mùa khơ năm 1974, rầy nâu đã có mặt với mật độ quần thể
rất cao, gây hại khắp vùng trồng lúa và gây cháy rầy (Tirawat, 1975). Năm
2004, ở Thái Lan, diện tích lúa nhiễm rầy nâu lên đến 14.376 ha.

Tại Đài Loan, trước năm 1960, rầy nâu chỉ xuất hiện rải rác ở vài
nơi (Yen et al., 1977). Nhưng từ năm 1965 trở đi, chúng trở thành
sâu hại chủ yếu trên cây lúa.

6


Trong những năm gần đây, sự gây hại của rầy nâu đối với các
nước trồng lúa châu Á đã và đang trở nên nghiêm trọng hơn. Trong 10
năm qua, thiệt hại do rầy nâu gây ra ở Trung Quốc lớn nhất là năm

2006 (9,4 triệu ha) và năm 2007 (8,7 triệu ha) và có xu hướng ngày càng
tăng. Tại Indonesia, diện tích lúa bị rầy nâu phá hoại lại tăng đột biến
năm 2005 với diện tích bị hại là 65.908 ha. (Heong and Hardy, 2009).

2.2.1.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu N.
lugens a, Đặc điểm sinh học
Rầy non và rầy trưởng thành cánh ngắn di chuyển theo cách bị và nhảy.
Rầy trưởng thành cánh dài thì có thể bò nhảy và bay. Rầy bay sau khi vũ hóa 2-5
ngày với rầy cái và 2-4 ngày với rầy đực (Padgham, 1983). Chiều cao bay của rầy
cao nhất là 1m, ít hơn ở độ cao 4m và rất ít ở độ cao 8m (Dyck and Thomas,
1979). Hiện tượng rầy nâu từ ruộng này sang ruộng khác thường xảy ra vào giai
đoạn cuối vụ, khi lúa bị “cháy rầy” (Heinrichs, 1979). Rầy nâu có thể di cư với
khoảng cách hàng nghìn km, hiện tượng di cư của rầy qua biển Đông từ Việt
Nam, Trung Quốc tới Nhật Bản và Hàn Quốc (Kisimoto, 1977; Song et al., 2008).
Trưởng thành cái của rầy nâu thường đẻ trứng ban đêm. Trứng được đẻ trên
bẹ lá ở phần thân và gân chính của lá lúa. Trưởng thành cái dùng máng đẻ trứng
rạch mô tế bào để đẻ trứng vào trong. Trứng được đẻ thành ổ, mặt phía ngồi ổ
trứng được phủ bằng một chất sáp trong do trưởng thành cái tiết ra. Số trứng trong
một ổ rất biến động. Tại Trung Quốc, mỗi ổ có từ 3 đến 68 trứng, thường gặp là 1530 trứng/ổ, ở Nhật Bản thường là 2-3 trứng/ổ, tại IRRI là 4-10 trứng/ổ (Pathak, 1977).
Theo nghiên cứu của Dyck and Thomas (1979) thì trong thời gian sinh sống, mỗi con
rầy cái cánh ngắn đẻ 300 trứng, rầy cánh dài đẻ 100 trứng. Trên 1 ổ trứng, trứng nở
rải rác trong cùng 1 ngày, tỉ lệ trứng nở trên 90%. Thời gian phát dục của trứng 6 - 7
ngày. Kích thước, số lượng và vị trí đẻ trứng phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng
của cây và giống lúa (Dyck and Thomas, 1979).

Rầy nâu là cơn trùng biến thái khơng hồn tồn, chu kỳ vịng
đời trải qua 3 pha phát triển: trứng, rầy non và trưởng thành.
o

Theo Pathak (1977), ở nhiệt độ 29 - 30 C thời gian phát triển của trứng

rầy nâu kéo dài 6 - 8 ngày, trung bình là 7 ngày. Theo Otake (1978), thời gian
o

trứng của rầy nâu khoảng từ 7-13 ngày ở điều kiện 25 C và từ 7-13,7 ngày ở
o

điều kiện nhiệt độ 30 C. Thời gian dài nhất của trứng là 26,7 ngày ở điều kiện
o

o

15 C và ngắn nhất là 12,6 ngày ở điều kiện nhiệt độ 28 C (Visarto, 2005).

7


Rầy nâu non có 5 tuổi. Tỷ lệ sống của rầy non đạt từ 96-98% cao
nhất ở nhiệt độ ổn định ở 25ºC, ở điều kiện nhiệt độ ổn định 27-28ºC, thời
gian phát dục ngắn nhất là 12 ngày và tổng thời gian phát dục trứng và
rầy non ngắn nhất là 20 ngày, rầy non tuổi 4 và 5 hoạt động bình thường
trong khoảng nhiệt độ 12-31ºC (Mochida, 1964). Thời gian phát dục của
o

rầy non trong điều kiện 25 C là 13,91 ngày. Khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ
o

30 C thì thời gian phát dục của rầy non là 14,0 ngày (Lin, 1970).
Theo Pathak (1977), thời gian trước đẻ trứng của rầy nâu kéo dài 1 - 6
o


ngày ở điều kiện nhiệt độ 20 - 30 C, vòng đời của rầy nâu kéo dài 19 - 23 ngày.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy trưởng thành rầy nâu sống
trung bình 20 ngày, cá thể có tuổi thọ dài nhất tới 50 ngày, ngắn nhất
là 3 ngày. Tại Ấn Độ, trưởng thành đực của rầy nâu có thể sống
được trung bình 18,4 ngày (14 - 21 ngày) và cá thể trưởng thành cái
dạng cánh ngắn sống được 5,6 ngày (Pathak, 1977).
Trưởng thành rầy nâu có 2 dạng cánh: cánh dài và cánh ngắn. Khi rầy
nâu được nuôi ở các kiện khác nhau như nhiệt độ, ánh sáng, mật độ, thức ăn
ảnh hưởng lớn đến sự hình thành dạng cánh. Những con trưởng thành cái
cánh dài thu vào năm 1992 từ Nhật Bản và những khu vực cận nhiệt đới như
ở phía Bắc Việt Nam thời gian sống kéo dài hơn khi chúng được thu ở khu
vực nhiệt đới như Indonesia. Quần thể rầy nâu thu vào năm 1993, 1994 ở
Nhật Bản, miền Trung và miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam có thời
gian trước đẻ trứng cũng dài hơn ở Malaysia (Visarto, 2005).
Trưởng thành thường vũ hoá vào buổi sáng, những hoạt động của chúng
bắt đầu sau khi cánh hình thành (Kisimoto, 1969). Những con cái cánh ngắn bắt
đầu giao phối với con đực sau khi vũ hoá từ 2-4 ngày, và 3-7 ngày đối với những
o

con cái cánh dài ở điều kiện nhiệt độ 25 C, trong khi đó cả 2 dạng cánh dài và
cánh ngắn của con đực trưởng thành có thể giao phối ngay sau khi vũ hoá
(Kisimoto, 1965). Tuy nhiên theo Otake (1978), sau khi vũ hóa 24 giờ, rầy trưởng
thành bắt đầu giao phối, hoạt động tăng dần lên đến ngày thứ 5, sau đó giảm đi.
Một cá thể đực có thể giao phối với 9 cá thể cái trong vòng 24 giờ, trong thời
gian sống con cái có thể giao phối 2 lần hoặc nhiều hơn (Mochida and Suryana,
1975). Trong điều kiện nhiệt độ bình thường, trung bình một cá thể cái đẻ từ 108599 trứng (Mochida, 1964). Trong thực tế con cái cánh ngắn đẻ nhiều trứng hơn
con cái cánh dài. Một trưởng thành rầy nâu cái cánh dài đẻ khoảng 250

8



trứng (Mochida, 1970), 550 trứng (Kisimoto, 1965) và một trưởng
thành cái cánh ngắn đẻ khoảng 300 trứng (Mochida, 1970), 600
trứng (Kisimoto, 1965) trong suốt thời gian sống của chúng.
b, Đặc điểm sinh thái
Nhiệt độ: Nhiệt độ là một trong những yếu tố khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất
tới sự phát dục, biến động quần thể và phát dịch của rầy nâu. Nhiệt độ trong phạm
vi 25-30ºC là thích hợp nhất đối với sự phát dục của trứng và rầy non, nếu nhiệt độ
cao hơn 33-35ºC thì khơng thích hợp với rầy (Bae and Pathak, 1970).

Ẩm độ và lượng mưa: Về vai trò của ẩm độ với phát sinh, phát triển của rầy
nâu, nhìn chung các tác giả đều cho rằng mơi trường ẩm có liên quan chặt với
rầy nâu, điều kiện này góp phần làm tăng số lượng quần thể của chúng. Độ ẩm
trong phạm vi từ 70-80% là thích hợp cho sự phát dục của rầy nâu (Kulshrestha
et al., 1974). Một số tác giả lại nhận thấy các trận dịch rầy xảy ra chủ yếu trong
mùa mưa (Grist and Lever, 1969). Tác giả Fukuda (1934) và Pathak (1968) có
nhận xét các trận dịch rầy nâu xảy ra trong điều kiện khô hạn. Nhiều tác giả cho
rằng tưới nước và giữ nước trong ruộng đã dẫn đến làm tăng mật độ rầy nâu và
từ đó làm tăng thiệt hại cho lúa (Hinckley, 1963; Mochida and Suryana, 1975).

Giống lúa: Quan niệm chung đều cho rằng việc gieo cấy các giống lúa
mới đã làm tác hại của rầy nâu tăng lên (Smith, 1972; Nickel, 1973). Tác giả
nhận xét các trận dịch rầy nâu gần đây liên quan đến nhập nội những giống
lúa có năng suất cao (Oka, 1976). Mochida et al., (1977) cho biết ở Indonesia
sự phá hại của rầy nâu có tương quan chặt chẽ với diện tích cấy giống lúa
mới, nhưng một số tác giả khác lại phản đối quan niệm này và cho rằng nhìn
chung các giống lúa mới không mẫn cảm với rầy nâu hơn các giống lúa cao
cây cổ truyền, mà chính là các biện pháp kỹ thuật được áp dụng với giống
lúa mới như cấy dày, tưới nước, bón nhiều phân... mới là nguyên nhân gây

lên bùng phát rầy nâu (Shastry, 1971; Freeman, 1976).

Mùa vụ: Nhiều tác giả cho rằng việc tăng vụ lúa trong năm đã dẫn
đến làm tăng sự phá hại của rầy nâu, việc gieo cấy hai hoặc nhiều vụ lúa
liên tiếp trong một năm với thời gian không ổn định đã góp phần gây ra
các trận dịch rầy nâu (Nickel, 1973). Trong một năm, thời gian có cây chủ
tồn tại trên đồng ruộng càng dài thì càng có điều kiện cho quần thể rầy
nâu đạt đến mật độ cao, trong điều kiện đó rầy nâu phát tán từ ruộng này
sang ruộng khác và lan rộng từ ruộng cấy trước sang ruộng lúa cấy sau.

9


Mật độ gieo cấy: Cấy dầy và tăng mật độ gieo sạ cũng làm tăng tác hại
của rầy nâu nguyên nhân là do khi tăng mật độ cấy hoặc sạ đã tạo nên điều
kiện tiểu khí hậu trong ruộng lúa thích hợp với rầy nâu (Kisimoto, 1965).

Phân bón: Các tác giả đều thống nhất bón nhiều phân đặc biệt là
phân đạm sẽ làm tăng sự gây hại của sâu hại trong đó có rầy nâu (Smith,
1972; Nickel, 1973; Pathak, 1971). Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy
bón nhiều phân đạm sẽ làm mật độ rầy nâu tăng lên, bởi lẽ khi bón nhiều
phân đạm đã làm cây lúa chống chịu với rầy nâu kém hơn và làm tăng
sức sống, cũng như khả năng đẻ trứng của rầy nâu (Lu et al., 2005).
Thiên địch: Quan hệ tương tác giữa rầy nâu và kẻ thù tự nhiên (bắt mồi, ký
sinh...) dường như là nhân tố chính điều khiển quần thể rầy nâu, nhất là ở các
nước nhiệt đới (Visarto, 2005). Khi nghiên cứu về vai trò này Pathak (1968) cho
rằng quần thể rầy nâu biến đổi phụ thuộc vào thiên địch cũng như phụ thuộc
vào các nhân tố khác của môi trường. Tuy nhiên, Otake (1978) lại cho rằng thiên
địch khơng có vai trò đáng kể trong phòng trừ rầy nâu, đặc biệt trong các đợt
dịch. Còn Kenmore et al., (1985), Preap et al. (2001) cho rằng nhóm bắt mồi đóng

góp vai trị rất quan trọng trong việc duy trì quần thể rầy nâu ở mức thấp. Các
loài nhện săn mồi như lồi Lycosidae và Tetragnathidae, Linyphiidae là nhóm
săn mồi quan trọng của rầy nâu hại lúa (Preap et al., 2001).

2.2.1.4. Tình hình nghiên cứu, chọn giống lúa kháng rầy nâu
Hàng năm, rầy nâu gây ra thiệt hại lớn cho sản xuất tại các nước
trồng lúa trên thế giới. Biện pháp để ngăn chặn nạn dịch rầy nâu là sử
dụng thuốc diệt côn trùng. Tuy nhiên, việc sử dụng tràn lan các loại
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu đã gây ra sự trỗi dậy của loại côn
trùng này như kết quả của sự thích nghi có chọn lọc.
Nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã nêu bật vai trò
quan trọng của việc sử dụng các giống lúa kháng rầy nâu trong sản xuất.

Tại IRRI trong thời gian 1975-1996 đã đánh giá khoảng 26.000
giống lúa và 42.000 dòng lai, qua đó đã xác định được hơn 300 giống
và dịng lai có phản ứng kháng với rầy nâu (Michelmore et al., 1991).
Theo Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI (2005) đã có 9 gen kháng rầy nâu
cơ bản tìm được trên các giống lúa. Nhưng cho đến năm 2006 theo công bố của
Jena và ctv, 2006 tại IRRI đã phát hiện ra gen kháng Bph 18 trên giống lúa dại

10


Oryza austrliensis và bước đầu tạo ra giống lúa mang gen kháng rầy
là IR 65482-7-2-216-1-2. (Jena et al., 2006)
Ở Trung Quốc, giống lúa Shanyou 63 là một trong những giống đóng vai trị
chủ lực trong nền nơng nghiệp sản xuất lúa gạo, tuy nhiên, giống lúa này đang bị
giảm năng suất vì nhiễm rầy nâu. Để nâng cao tính kháng rầy nâu trong giống lúa lai
Shangyou 63, các nhà khoa học của Đại Học Nông Nghiệp Huazhong, Trung Quốc đã
sử dụng phương pháp chọn giống bằng chỉ thị phân tử (marker-assisted selection)

với sự kết hợp của các gen kháng Bph14 và Bph15. Hai gen này có nguồn gốc từ lúa
hoang Oryza officianalis. (JieHu et al., 2012).

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.2.1 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sản xuất lúa gạo giữ vai trò quan trọng trong nền sản xuất

nông nghiệp hiện nay, chiếm gần 50% GDP. Gần đây, diện tích đất trồng lúa
có xu hướng giảm xuống nhưng sản lượng lúa gạo không ngừng tăng lên,
bởi hiện nay năng suất lúa tăng cao. Năng suất lúa bình quân của Việt Nam
vào khoảng 48,9 tạ/ha xếp thứ hai sau Indonexia. Diện tích trồng lúa Việt Nam
là 7326,2 nghìn ha xếp thứ hai sau Trung Quốc (Nguyễn Xuân Lý, 2005). Năm
2006, mặc dù dịch bệnh xảy ra trên diện rộng ở Đồng bằng Sông Cửu Long
nhưng diện tích lúa cả nước vẫn cao đạt khoảng 7032 triệu ha, năng suất
bình quân 48,9 tạ/ha, sản lượng đạt 35,83 triệu tấn, giảm 6,1 triệu tấn so với
năm 2005 (Nguyễn Thị Giáng Đan, 2008). Lượng gạo xuất khẩu đạt 4,7 triệu
tấn, thu về khoảng 1.3 tỷ USD cho đất nước. Năm 2007 với mục tiêu đề ra là
tập trung thực hiện thâm canh đồng bộ, mở rộng diện tích ở các tỉnh miền
bắc và sử dụng giống lúa chất lượng cao để tăng năng suất, nâng cao chất
lượng và hiệu quả sản xuất lúa, tích cực phịng chống dịch bệnh trên cây lúa
như vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn và đặc biệt là rầy nâu.
Diện tích canh tác lúa của Việt Nam khoảng 4,36 triệu hecta, trong đó có 2,2
triệu hecta là đất thâm canh, chủ động tưới tiêu, còn lại hơn 2,1 triệu hecta là đất
canh tác lúa có những khó khăn. Trong 2,1 triệu hecta có khoảng 0,5 triệu hecta
lúa cạn và 0,8 triệu hecta nếu gặp mưa to, tập trung sẽ bị ngập úng và còn lại 0,8
triệu hecta là đất bấp bênh nước (Vũ Tuyên Hoàng và cs., 1995). Theo số liệu
thống kê của Cục Trồng trọt năm 2010, trong những năm cuối thế kỷ 20, diện tích
lúa gieo trồng hàng năm biến thiên từ 4,47 triệu hecta năm 2000 đến 7,5

11



×