Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiện trạng chuyển đổi từ mô hình cấy lúa sang nuôi trồng thủy sản tại huyện phú xuyên thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.33 KB, 78 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ HẢI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHUYỂN ĐỔI TỪ MƠ
HÌNH CẤY LÚA SANG NI TRỒNG THỦY SẢN
TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

60 62 03 01

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thị Diễn
2. PGS.TS. Trần Thị Nắng Thu

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Đánh giá hiện trạng chuyển đổi từ mơ
hình cấy lúa sang nuôi trồng thủy sản tại huyện Phú Xun, Tp Hà Nội”là cơng trình
nghiên cứu của cá nhân tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được cơng bố

trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác cho đến thời điểm này.
Hà Nội, ngày


Tác giả luận văn

Lê Thị Hải

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ này tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo
TS. Nguyễn Thị Diễn - Phó Trưởng khoa, Khoa Lý luận chính trị và Xã hội đồng
cảm ơn PGS. TS. Trần Thị Nắng Thu - Phó Trưởng khoa, Khoa Thủy sản - Học
viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, tạo điều
kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.

Tơi xin cảm ơn các thầy, cô giáo cùng các anh chị cán bộ Khoa
Thủy sản, Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Namđã giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu tại trường trong hai năm qua.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí là cán bộ, nhân viên thuộc Chi cục
Thủy sản Hà Nội, phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên, các đồng chí trong ban giám
đốc HTX các hộ ni trồng thủy sản trên địa bàn các xã Tri Trung, Hoàng Long,
Chuyên Mỹ - huyện Phú Xuyên cùng toàn thể đồng nghiệp trong cơ quan đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn người thân, bạn bè đã động viên và
giúp đỡ trong suốt thời gian quá trình học tập và thực hiện tại học viện. Mặc dù đã
có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của hội đồng khoa học, các thầy cô và các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn


Lê Thị Hải

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...............................................................................................................
Lời cảm ơn ..................................................................................................................
Mục lục

....................................................

Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................
Danh mục bảng ..........................................................................................................
Danh mục hình .............................................................................................................
PHẦN 1. Mở đầu .........................................................................................................
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .............

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ...................

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa kho

PHẦN 2. Tổng quan tài liệu ........................................................................................
2.1.

Khái quát hiện trạng ntts và ch
Việt Nam .....................................

2.1.1.

Khái quát hiện trạng NTTS ........

2.1.2.

Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh

2.2.

Tiềm năng và hiện trạng NTT
2012 – 2016.................................

2.2.1.

Tiềm năng mặt nước NTTS .......

2.2.2.

Tình hình phát triển ni trồng th


2.2.3.

Tình hình ni trồng thủy sả
2000 - 2016. ...............................

PHẦN 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................
3.1.

Địa điểm nghiên cứu .................

3.2.

Thời gian nghiên cứu ................

3.3.

Đối tượng/vật liệu nghiên cứu .

3.4.

Nội dung nghiên cứu ................

3.4.1.

Hiện trạng ni tại các mơ hình

3.4.2.

Đánh giá hiện trạng NTTS tại các


3.4.3.

Đề xuất giải pháp hợp lý cho ph

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .........

iv


3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..................................................12

3.5.2.

Phương pháp điều tra hộ gia đình............................................................ 12

3.5.3.

Phương pháp phỏng vấn sâu:....................................................................13

3.5.4.

Chọn mẫu điều tra............................................................................................ 13

3.5.6.

Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu................................. 14


PHẦN 4. Kết quả và thảo luận...................................................................................... 15
4.1.

Hiện trạng ni tại mơ hình chuyển đổitại các mơ hình chuyển đổi trên

địa bàn hun Phú Xun............................................................................. 15
4.2.

Thơng tin chung về các hộ được khảo sát...........................................16

4.2.1.

Tuổi chủ hộ:......................................................................................................... 16

4.2.2.

Trình độ học vấn............................................................................................... 16

4.2.3.

Nghề chính........................................................................................................... 17

4.2.4.

Lao động và kinh nghiệm NTTS của hộ được khảo sát.................17

4.2.5.

Lý do chuyển đổi sang NTTS......................................................................18


4.3.

Thông tin về kỹ thuật...................................................................................... 19

4.3.1.

Mùa vụ thả giống và số vụ nuôi trong năm của các hộ NTTS trong vùng

nghiên cứu.......................................................................................................... 19
4.3.2.

Thiết kế ao nuôi................................................................................................. 20

4.3.3.

Đối tượng nuôi, mật độ thả.......................................................................... 21

4.3.4.

Nguồn nước cấp, cải tạo ao, xử lý nước cấp, thốt, sử dụng thuốc...24

4.3.5.

Tiếp cận kỹ thuật ni qua tài liệu, tập huấn....................................... 25

4.3.6.

Thuận lợi và khó khăn trong quá trình NTTS...................................... 26


4.4.

Đánh giá hiệu quả kinh tế............................................................................. 27

4.5.

Các giải pháp cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh tế........................29

4.5.1.

Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư...........................29

4.5.2.

Giải pháp về cơ sở hạ tầng - vốn đầu tư:.............................................. 31

4.5.3.

Giải pháp về thị trường tiêu thụ:...............................................................32

4.5.4.

Giải pháp về cơ chế chính sách:............................................................... 32

4.5.5.

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực và tổ chức sản xuất:...........33

4.6.


Khả năng nhân rộng mô hình chuyển đổi............................................. 34

PHẦN 5. Kết luận và kiến nghị..................................................................................... 35
5.1.

Kết luận.................................................................................................................. 35

v


5.2.

Kiến nghị.............................................................................................................. 36

5.2.1.

Đối với cấp Thành phố:................................................................................. 36

5.2.2.

Đối với cấp huyện, xã:.................................................................................... 37

5.2.3.

Đối với các hộ nuôi NTTS............................................................................. 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 38

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

HTX:

Hợp tác xã

NTTS:

Nuôi trồng thủy sản

PTNT:

Phát triển nông thôn

UBND:

Ủy ban nhân dân

QĐ:

Quyết định

NQ:

Nghị quyết


CP:

Chính phủ

THPT:

Trung học phổ thơng

THCS:

Trung học cơ sở

TH:

Tiểu học

ATTP:

An tồn thực phẩm

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số hộ tại các xã trong khu vực điều tra.............................................. 14
Bảng 4.1. Thông tin NTTS trên địa bàn các xã điều tra.................................... 15

Bảng 4.2. Thông tin chung của các chủ hộ ở địa bàn nghiên cứu .............16
Bảng 4.3. Số lao động và kinh nghiệm nuôi của các hộ NTTS.....................18
Bảng 4.4. Một số thông số kỹ thuật trong NTTS.................................................. 28

viii


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Lý do chuyển đổi sang NTTS.................................................................... 19
Hình 4.2. Thời gian thả cá giống của các hộ trong vùng nghiên cứu ........20
Hình 4.3. Số vụ NTTS trong năm................................................................................. 20
Hình 4.4. Máy móc, thiết bị phục vụ NTTS.............................................................. 21
Hình 4.5. Hình thức ni của các hộ NTTS............................................................ 23
Hình 4.6. Nguồn gốc giống thủy sản......................................................................... 23
Hình 4.7. Cải tạo ao ni................................................................................................. 24
Hình 4.8. Hiện trạng xử lý nước.................................................................................. 25
Hình 4.9. Thuận lợi và khó khăn về cơ sở hạ tầng............................................. 26
Hình 4.10. Thuận lợi và khó khăn trong dịch vụ NTTS..................................... 27

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 01 năm 2017, tôi đã thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiện trạng chuyển đổi từ mơ hình cấy lúa sang nuôi trồng thủy sản
tại huyện Phú Xuyên, Tp Hà Nội”. Đề tài tiến hành điều tra trên 107 hộ nuôi
trồng thủy sản có diện tích chuyển đổi từ cấy lúa kém hiệu quả sang Nuôi trông
thủy sản trên địa bàn 3 xã Tri Trung, Hoàng Long, Chuyên Mỹ thuộc huyện Phú
Xuyên, Tp Hà Nội. Kết quả nghiên cứu thể giúp người nuôi, cơ quan quản lý

nhà nước chuyên ngành xây dựng và triển khai các giải pháp quản lý, định
hướng quy hoạch, hỗ trợ chính sách nhằm phát triển bền vững hơn.

Nội dung cụ thể của đề tài gồm: Hiện trạng ni tại các mơ hình
chuyển đổi; Đánh giá hiện trạng NTTS tại các mơ hình chuyển đổi gồm
có: Đánh giá về kỹ thuật: Đánh giá về một số chỉ tiêu như: diện tích ni,
đối tượng, mùa vụ ni, mật độ nuôi...và dánh giá hiệu quả kinh tế; Đề
xuất giải pháp hợp lý cho phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
huyện Phú Xuyên nói riêng và địa bàn thành phố Hà Nội nói chung.
Kết quả cho thấy, Huyện Phú Xun là một trong những huyện có diện tích tiềm
năng NTTS lớn với tổng diện tích khả năng NTTS và thủy sản kết hợp khoảng 3.600 ha
trong đó: Ao hồ nhỏ: 510ha; Hồ chứa mặt nước lớn: 185ha; Ruộng trũng có khả năng
chuyển đổi sang NTTS: 2.900ha. Diện tích ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả là điều
kiện thuận lợi để chuyển đổi sang NTTS để tăng năng suất, kinh tế cho nơng hộ.

Tổng diện tích chuyển đổi tại 3 xã Tri Trung, Hoàng Long, Chuyên
Mỹ, huyện Phú Xuyên là 382,89 ha với tổng số hộ nuôi là 403 hộ. Các hộ
nuôi chuyển đổi sang NTTS theo quy hoạch của huyện Phú Xuyên. Đối
tượng nuôi chủ yếu là cá truyền thống như cá Chép, cá Trắm, cá Mè, cá
Trôi…Đây cũng là các đối tượng nuôi phổ biến trên địa bàn Tp Hà Nội.
2

Diện tích trung bình của các hộ NTTS trên địa bàn 3 xã là 8504,62m , độ sâu
ao từ 1,5-2,5 m. Các hộ đã có cơng tác cải tạo ao nuôi trước khi đưa vào nuôi (công
tác bón vơi, phơi đáy ao...). Hệ thống cấp, thốt nước chung với kênh mương nông
nghiệp. Con giống đưa vào nuôi được các hộ nuôi mua từ các thương lái khá cao
hầu hết khơng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cá giống chưa được kiểm dịch.
Mật độ thả: Đối với các hộ ni với hình thức thâm canh thả với mật độ trung
2


2

bình từ 0,8-1 con/m , ni bán thâm canh thả với mật độ 0,5-0,8 con/m , nuôi quảng
2

canh cải tiến mật độ dưới 0,5 con/m . Hệ số thức ăn trung bình của các hộ đạt 1,55. Đây
là mức hệ số phù hợp với hệ số thức ăn của các loài cá truyền thống hiện nay.

x


Chưa có cơng tác xử lý nguồn nước trước khi xả ra môi trường. Đây là
nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh thủy sản, khó khăn trong cơng tác phịng bệnh.

Khó khăn chính của các hộ chuyển đổi: Nguốn giống, đường giao
thông, tiêu thụ sản phẩm, vốn đầu tư...
Hiệu quả kinh tế: trung bình lãi suất thu được trên 1 ha đạt 56,8 triệu
đồng, cao nhất đạt 115,9 triệu và thấp nhất là 4,2 triệu đồng. Trong khi đó trung
bình đầu tư cho 1 ha trồng lúa mất 27,5 triệu đồng, lãi suất thu được 8,91 triệu
đồng/ 1 ha. Như vậy việc chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang mơ hình
ni cá truyền thống cho thu nhập cao hơn gấp 7 lần cho các hộ dân.
Để NTTS Hà Nội phát triển, cần tạo điều kiện mở rộng diện tích, hỗ trợ
đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Nhà nước cấn tiếp hỗ cho các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống
sạch bệnh; tăng cường công tác quản lý sản xuất con giống, kiểm sốt
nguồn cung cấp cá giống an tồn cho ni thương phẩm, tránh tình
trạng mua giống khơng rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch về nuôi.
Cần áp dụng và thực hiệc tổng hợp các giải pháp đã đề xuất vào phát triển
NTTS trên địa bàn Thành phố. Thành phố cần quan tâm đến công tác đào tạo, tập

huấn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất giống; xây dựng mơ hình NTTS tốt (VietGAP)
để bảo vệ mơi trường sinh thái, hạn chế dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm,
nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phát triển bền vững.

xi


EXTRACT THE DOCTRINE
From July 2016 to January 2017, I carried out the project "Assessing the
status of conversion from rice cultivation to aquaculture in Phu Xuyen district,
Hanoi city". The subject of survey on 107 aquaculture households converted from
inefficient rice culture to aquaculture in 3 communes of Tri Trung, Hoang Long,
Chuyen My of Phu Xuyen district, Hanoi city . Research results can help farmers,
specialized state management agencies develop and implement management
solutions, planning orientation, policy support for sustainable development.

The specific content of the topic is: Status of farming in the
transformation models; Assessing the status of aquaculture in the conversion
models includes: Technical assessment: Assessment of some indicators such
as: area, target, breeding season, stocking density ... and marking Economic
results; Proposing reasonable solutions for aquaculture development in Phu
Xuyen district in particular and Hanoi city in general.
The results show that Phu Xuyen District is one of the districts with large area of
aquaculture potential with a total area of aquaculture and fishery capacity of about 3,600
ha, including: small lake: 510ha; Large reservoir: 185ha; The lowland area is likely to be
converted to aquaculture: 2,900 ha. Poor paddy field area is a favorable condition for
conversion to aquaculture to increase productivity and economy for farmers.

The total conversion area in 3 communes of Tri Trung, Hoang Long,
Chuyen My, Phu Xuyen district is 382.89 ha with a total of 403 households.

Households converted to aquaculture under the planning of Phu Xuyen district.
The main fish species are traditional fish such as carp, carp, sesame carp,
tilapia ... These are also popular objects in Hanoi.
The average area of aquaculture households in the 3 communes is 8504.62m2,
pond depth from 1.5-2.5 m. Farmers have improved ponds before putting them into
operation (liming, drying ponds ...). Water supply and drainage system together with
agriculture canal. Breeds introduced into the breeding are purchased from the highlevel traders, most of which have no clear origin, fish seeds have not been quarantined.

Stocking density: For households with intensive stocking with an average
stocking density of 0.8-1 individuals / m2, semi-intensive culture stocking density of
0.5-0.8 fish / m2 Extensive improved density of less than 0.5 individuals / m2. The
average feed ratio of households was 1.55. This is the level of coefficient that is
consistent with the feed conversion ratio of traditional fish species.

xii


There is no water treatment before being discharged into the environment. This
causes the spread of aquatic animal diseases, the difficulty in disease prevention.

Main difficulty of the conversion households: breed, roads,
product consumption, investment capital ...
Economic efficiency: average interest on one hectare reached 56.8 million,
the highest reached 115.9 million and the lowest is 4.2 million. Meanwhile, the
average investment for 1 hectare of rice crop is VND 27.5 million, the interest rate is
VND 8.91 million per hectare. Thus, the shift from inefficient paddy cultivation to
traditional fish farming gives income seven times higher for households.
Economic efficiency: average interest on one hectare reached 56.8 million,
the highest reached 115.9 million and the lowest is 4.2 million. Meanwhile, the
average investment for 1 hectare of rice crop is VND 27.5 million, the interest rate is

VND 8.91 million per hectare. Thus, the shift from inefficient paddy cultivation to
traditional fish farming gives income seven times higher for households.

In order to develop aquaculture in Hanoi, it is necessary to create
favorable conditions to expand the area, support investment in
infrastructure system, transfer scientific and technical advances.
The State must support research and disease-free production
facilities; Strengthen the management of seed production, control the
supply of fingerlings safely for commercial growers, avoid buying seeds
of unknown origin, not quarantine on farming.
It is necessary to apply and synthesize proposed solutions to aquaculture
development in the city. The city should pay attention to the training and technical
training of seed production facilities; To build a good aquaculture model (VietGAP)
to protect the ecological environment, limit epidemics, ensure food safety, improve
product quality and aim for sustainable development .

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây phong trào NTTS ở thành phố Hà Nội nói
riêng và cả nước nói chung phát triển rất nhanh. Điều này một mặt do hiện nay
khai thác thuỷ sản tự nhiên càng ngày càng giảm cả về sản lượng lẫn chất
lượng, nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm nghiêm trọng nên người dân chuyển
sang nuôi trồng là rất lớn. Hơn nữa trong sản xuất nông nghiệp chuyển đổi từ
diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang ni trồng thuỷ sản cũng đang là xu thế
phát triển của người dân ở những vùng có diện tích trồng lúa lớn.
Thành phố Hà Nội là một tỉnh thành thuộc khu vực đồng bằng sơng
Hồng có nhiều lợi thế để phát triển ni trồng thủy sản. Trước năm 2008 diện

tích đất nông nghiệp dành cho nuôi trồng thủy sản của Hà Nội là rất thấp
nhưng từ khi sáp nhập địa giới hành chính giữa Hà Tây và Hà Nội, diện tích Hà
Nội được mở rộng từ đó lợi thế cho ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
thành phố cũng tăng theo.Tổng diện tích mặt nước có thể đưa vào ni trồng
thủy sản khoảng 30.840 ha. Trong những năm qua ngành thủy sản Hà Nội đang
trên đà phát triển tính đến năm 2016 thì tổng diện tích đưa vào ni trồng thủy
sản là 21.131,6 ha trong đó một phần diện tích vùng trũng chuyển đổi sang nuôi
trồng thủy sản là rất lớn: 10.098 ha. Sản lượng đạt 100.261 tấn, năng xuất trung
bình đạt 4,7 tấn/ha. Nhiều vùng ni tập trung hình thành, áp dụng công nghệ
khoa học tiên tiến và một số đối tượng có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào
ni thủy sản, góp phần thay đổi kinh tế của gia đình; giải quyết việc làm cho
các lao động nơng nhàn ở nơng thơn từ đó nâng cao đời sống của người ni
trơng thủy sản, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn.

Phú Xuyên là một huyện thuộc Thành phố Hà Nội có tiềm năng phát
triển ni trồng thủy sản, có diện tích ruộng trũng lớn. Trong những năm
vừa qua nuôi trồng thủy sản của huyện đã có những bước chuyển biến
mạnh mẽ trong năng suất cũng như sản lượng nuôi trồng thủy sản. Diện
tích ni trồng hàng năm ngày càng tăng chủ yếu hiện nay là do chuyển đổi
từ diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, cùng với đó thì
số hộ tham gia ni trồng thuỷ sản ngày càng nhiều.

1


Tuy nhiên sự phát triển từ mơ hình chuyển đổi từ cấy lúa kém hiệu quả
sang NTTS của trong những năm qua của huyện cịn mang tính tự phát mà vẫn
còn quy hoạch chưa đồng bộ, quan tâm đầu tư phát triển của các cấp, hình
thức ni cịn đơn giản chỉ mang tính quảng canh cải tiến hoặc bán thâm canh,
mức độ thâm canh cịn rất ít, năng suất ni cịn thấp và chưa ổn định, cùng

với đó sự ơ nhiễm môi trường và dịch bệnh phát triển gây nhiều khó khăn cho
người ni trồng thủy sản trong huyện. Việc đánh giá hiệu quả từ mơ hình ni
trồng thủy sản này cịn rất ít được quan tâm, vì vậy để có những đánh giá cụ
thể về hiện trạng ni cũng như hiệu quả của mơ hình ni trồng thủy sản này,
phục vụ cho định hướng phát triển thủy sản của huyện cũng như Thành phố
trong những năm tới tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng chuyển đổi từ
mô hình cấy lúa sang ni trồng thủy sản tại huyện Phú Xuyên, Tp Hà Nội” làm
đề tài tốt nghiệp cho luận văn của mình. Đề tài sẽ làm rõ được các hiệu quả tác
động tích cực về kinh tế, xã hội, đồng thời chỉ ra được những yếu kém, hạn
chế, các nguyên nhân, các bài học kinh nghiệm của việc chuyển đổi sang
NTTS, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp để phát huy hiệu quả tác động tích
cực, giảm thiểu các yếu tố rủi ro của việc chuyển đổi sang NTTS tại Tp Hà Nội,
làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, chiến lược và quy hoạch góp phần
phát triển bền vững và nhân rộng mơ hình ra các xã, huyện lân cận.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
+
Đánh gía hiện trạng NTTS của mơ hình chuyển đổi từ cấy lúa
kém hiệu quả sang NTTS tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong
phát triển ni trồng thủy sản của huyện Phú Xuyên.
+
Đưa ra các giải pháp hợp lý để phát triển NTTS của huyện
nhằm nâng cao năng suất sản lượng nuôi trồng và hiệu quả kinh tế.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các hộ NTTS trên địa bàn 3 xã: xã Tri Trung, xã Hoàng Long, xã
Chuyên Mỹ thuộc huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIẾN
Việc chuyển đổi ruộng trũng có năng suất và hiệu quả kinh tế thấp sang
nuôi trồng thủy sản tại các địa phương tại thành phố Hà Nội là rất lớn. Phú
Xuyên là huyện có tiềm năng phát triển NTTS và có diện tích ruộng trũng lớn,

tuy nhiên, việc chuyển đổi sang NTTS cịn mang tính tự phát, chưa có quy

2


hoạch đồng bộ, đầu tư bài bản để thúc đẩy phát triển NTTS. Kết quả
của nghiên cứu góp phần đem lại bức tranh tổng thể về khả năng
chuyển đổi và xây dựng được nhóm giải pháp hợp lý để nhân rộng
mơ hình, phát triển NTTS tại huyện Phú Xun.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG NTTS VÀ CHUYỂN DỊCH KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP CỦA VIỆT NAM
2.1.1. Khái qt hiện trạng NTTS
Việt Nam có tổng diện tích tiềm năng cho NTTS, khai thác thủy sản nước
ngọt và nghề cá, hồ chứa ước tính khoảng 1,7 triệu ha (FICEN). Trong đó, khoảng
120.000 ha là hồ ao nhỏ, sơng đào; 340.000 ha là diện tích của các hồ chứa lớn;
580.00 ha diện tích các ruộng lúa có thể sử dụng cho mục đích ni trồng thủy
sản..... Cùng với sự phát triển của dân tộc Việt Nam, nghề cá nước ta

hình thành hàng nghìn năm gắn liền với truyền thống chống thiên tai, dịch
bệnh, chống ngoại xâm, bảo vệ non sơng của tồn dân tộc, cung cấp thực
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho bữa ăn hàng ngày của nhân dân, đóng góp
vào phát triển kinh tế của đất nước. Năm 1990, tổng sản lượng thủy sản đã
vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn, đứng vào hàng ngũ những nước có sản lượng
khai thác hải sản trên 1 triệu tấn kể từ năm 1997. Đến năm 2016, tổng sản lượng
thủy sản đã tăng hơn 6,5 lần so với năm 1990, đạt hơn 6,7 triệu tấn. Cơ cấu sản

lượng thủy sản có bước chuyển dịch tích cực. Năm 2007, lần đầu tiên sản
lượng nuôi trồng thủy sản vượt sản lượng khai thác thủy sản. Tỷ trọng sản
lượng nuôi trồng tăng từ hơn 23% năm 1990 lên gần 54% năm 2016. Từ mức
kim ngạch xuất khẩu 500 triệu USD năm 1995, đến năm 2016, giá trị kim ngạch
xuất khẩu đã vượt mức 7 tỷ USD. Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt tại
hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự tăng trưởng ổn định của ngành thủy sản
trong thời gian qua khăng định được vị thế quan trọng trong cộng đồng nghề
cá thế giới, đứng thứ 8 về sản lượng khai thác thủy sản, thứ 3 về sản lượng
nuôi thủy sản và thứ 3 về giá trị xuất khẩu thủy sản (FAO, 2014).
Song song với sự phát triển của NTTS nước lợ, mặn thì sự phát triển
NTTS nước ngọt cũng diễn ra mạnh mẽ khắp cả nước. Hình thức nuôi đa dạng
như nuôi cá ao hồ nhỏ, nuôi lồng, bè trên sơng, hồ chứa để tận dụng diện tích
mặt nước, nuôi luân canh, xen canh cá - lúa, nuôi thâm canh, bán thâm canh.
Đối tượng nuôi phong phú như: các lồi cá truyền thống (cá chép, trắm, trơi...)
các lồi có giá trị xuất khẩu như: cá tra, cá rophi, tôm càng xanh.

4


2.1.2. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nơng nghiệp của Việt Nam
Diện tích ni trồng thủy sản tại Việt Nam ngày tăng nhanh (năm 2012 là
1.039 nghìn ha đến năm 2015 đã tăng lên 1.058 nghìn ha). Một phần lớn diện tích
canh tác nơng nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản trên thị trường thế giới những
năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông sản xuất khẩu khác của Việt
Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa ni trồng
thủy sản và nơng nghiệp càng trở nên cấp bách. Chính phủ đã đưa ra nghị quyết
09/NQ-CP ngày 15/6/2000 về chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và tiêu
thụ sản phẩm nơng nghiệp và đó cũng là yếu tố giúp cho q trình chuyển đổi diện
tích ni trồng thuỷ sản càng diễn ra nhanh, mạnh và rộng khắp hơn. Quá trình

chuyển đổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu quả, sang nuôi trồng thuỷ sản diễn ra
mạnh mẽ nhất vào các năm 2000-2002: hơn 200.000 ha diện tích được chuyển đổi
sang nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên từ 2003 đến
nay ở nhiều vùng vẫn tiếp tục chuyển đổi mạnh, năm 2003 đạt 49.000 ha và năm
2004 đạt 65.400 ha. Có thể nói nuôi trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh,
thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu
kinh tế ở các vùng ven biển, nơng thơn, góp phần xố đói giảm nghèo và làm giàu
cho nơng dân. Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển
mạnh mẽ. Đây là hình thức ni cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá
là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu trong nơng nghiệp, góp phần làm
tăng thu nhập cho người lao động và xoá đói giảm nghèo ở nơng thơn. Tính đến
nay, tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào ni cá theo mơ hình cá - lúa là
446.151 ha. Năm 2001, diện tích đã ni được xác định là 239.379 ha, con số này
vẫn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
Việc chuyển đổi ruộng trũng, đất hoang hóa sang NTTS nước ngọt tại một
số tỉnh như Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang....được đánh giá có

hiệu quả cao gấp nhiều lần so với làm lúa. Bởi vậy, phong trào nuôi cá nước
ngọt và việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng các vùng NTTS tập trung đã và đang
được đẩy mạnh. Nhiều địa phương đã tạo điều kiện cho các nông dân thực
hiện việc chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang NTTS. Đối tượng
và sản phẩm nuôi cũng được chú trọng đa dạng hóavà mở rộng. Các đối
tượng ni mới như Rơ phi đơn tính, chép lai.... cũng được đưa vao sản xuất
và mở rộng để nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống của nông dân.

5


Theo kết quả điều tra của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (VIFEP,
2008) tại Hải Dương đã có 23 vùng được chuyển đổi từ đất hoang hóa, đát

ruộng trũng sang NTTS tập trung (quy mô 30-70ha/vùng) với tổng diện tích
được chuyển đổi 1.020 ha đến năm 2005) trong đó có 3 vùng đất trũng
được sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (ngân sách của tỉnh) để
xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, đưa điện, đưa cơ giới, cơ khí
hóa về nơng thơn, cịn lại 16 vùng (với diện tích 1.288 ha) đang ược trình
các cấp ban hành trong tỉnh để được tiếp tục chuyển đổi. Nhiều đại
phương của tỉnh Hải Dương đã chuyển đổi sang phát triển theo mơ hình
trang trại như huyện Gia Lộc, Ninh Giang, Tứ Kỳ và Thanh Hà.
Tại địa bàn tỉnh Nam Định thực hiện Quyết định của Chính phủ về
chương trình phát triển NTTS giai đoạn 1999 - 2010, tỉnh đã triển khai thực
hiện 40 dự án chuyển đổi từ đất trồng lúa, trồng cói, sản xuất muối kém
hiệu quả sang NTTS. Tổng diện tích của 40 dự án chuyển đổi là 2.918,3 ha
với tổng mức đầu tư 498 tỷ 883 triệu đồng. Trong đó vốn ngân sách đầu tư
là 168 tỷ 106 triệu đồng, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cấp I cho vùng
dự án chuyển đổi như kênh cấp và thoát nước cấp I, cống và trạm bơm lớn,
đường giao thơng chính, điện; vốn huy động trong nhân dân là 198 tỷ 105
triệu đồng cho cả 2 vùng NTTS vùng mặn lợ và nước ngọt (Hiệp hội chế
biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2011).
Việc chuyển dịch cơ cấu sang NTTS diễn ra mạnh nhất ở ĐBSCL với
diện tích chiếm % diện tích chuyển đổi cả nước, trong đó lớn nhất là chuyển
đổi từ đất trồng lúa với 297.178 ha. Quá trình chuyển đổi mạnh nhất trong năm
2001 với 131.889 ha (42,43% cả thời kỳ 1999-2005). Đối tượng NTTS được lựa
chọn là tôm Sú, cá Tra, cá Ba sa và các loại cá truyền thống, tôm càng xanh.

2.2. Tiềm năng và hiện trạng NTTS của Thành phố Hà Nội giai đoạn
2012 – 2016
2.2.1. Tiềm năng mặt nước NTTS
Hà Nội có tiềm năng phát triển NTTS lớn với tổng diện tích ni
trồng mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 30.840 ha, trong đó:


- Ao, hồ nhỏ: 6.706ha
- Hồ chứa mặt nước lớn: 4.327ha
- Ruộng trũng: 19.807ha

6


Ngồi ra, cịn một số con sơng có khả năng phát triển nuôi cá
lồng bè như sông Đà, sông Hồng, sơng Tích, sơng Bùi, sơng Đáy…
Các vùng ni trồng thuỷ sản tập trung, có diện tích chuyển đổi sang
NTTS lớn tại một số huyện: Phú Xuyên, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ba Vì,
Thanh Trì, Thanh Oai, Sóc Sơn......(Sở Nơng nghiệp & PTNT Hà Nội, 2016).

2.2.2. Tình hình phát triển ni trồng thuỷ sản
2.2.2.1. Diện tích ni trồng thuỷ sản
Diện tích mặt nước ni trồng thuỷ sản trên địa bàn Thành phố Hà
Nộitính đến năm 2016 là 21.131,6. Diện tích ni trồng thuỷ sản giai đoạn 2009

– 2014 tăng bình quân 9% năm do đã chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa
kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản.
Về nuôi cá lồng trên một số hồ chứa, sông năm 2010 là 162 lồng , năm
2015 là 366 lồng (tăng gần 126 % so với năm 2010), năm 2016 là 406 lồng và tập
trung chủ yếu ở các huyện như: Đan Phượng, Mỹ Đức, Mê Linh,…
Hiện tại, hồ chứa mặt nước lớn (4.327ha) chiếm 14% tổng diện tích tiềm
năng, song nhiệm vụ chính của các hồ chứa là giữ nước phục vụ công tác thuỷ
nông và một phần kết hợp du lịch, dịch vụ như hồ Quan Sơn, hồ Suối Hai, hồ
Đồng Mơ, hồ Tây, hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn,…vì vậy khả năng khai thác về
nuôi trồng thuỷ sản hạn chế(Chi cục thủy sản Hà Nội, 2010-2016).

1.2.2.2. Năng suất nuôi trồng thuỷ sản

Năng suất ni bình qn: năm 2012 đạt 3,12 tấn/ha, năm 2013
đạt 3,61 tấn/ha, năm 2014 đạt 3,58 tấn/ha, năm 2015 đạt 4,19 tấn/ha,
năm 2016 đạt 5,2 tấn/ha. Trong đó:
Ni vùng chuyển đổi: 6-8 tấn/ha/năm. Đặc biệt có một số
mơ hình ni thâm canh: cá Chép lai đạt 8 – 10 tấn/ha/vụ ni; rơ phi
đơn tính đạt 10 - 12tấn/ha/vụ nuôi,..
- Nuôi ao hồ nhỏ: 3,5 – 5 tấn/ha/năm.
- Nuôi ruộng trũng 1 lúa – 1 cá: đạt 2,5 – 3,5 tấn/ha/năm.
- Ni hồ chứa đạt 0,5 tấn/ha/năm
Diện tích tăng 18%, sản lượng tăng 17,6% so với năm 2006 do diện
tích ni thâm canh tăng đầu tư cho NTTS, năng suất đã được cải thiện.
Đối tượng nuôi chủ yếu vẫn là các lồi cá truyền thống trơi, mè, Trắm cỏ,

7


chép lai, Rơ phi,...chiếm 80% cịn các loại thủy đặc sản chiếm 15 -20%
gồm ba ba, Điêu Hồng, ếch, Trắm giịn, Chép giịn, cá lăng...
Hình thức ni chủ yếu hiện nay vẫn là quảng canh, quảng canh cải
tiến, bán thâm canh năng suất tăng lên xong còn khiêm tốn một số nơi đã
ni theo hình thức thâm canh đối với cá truyền thống năng suất đạt từ 8 10 tấn, Rô phi đạt 15- 20 tấn/ha (Chi cục Thủy sản Hà Nội, 2012-2016).

2.2.2.3. Sản lượng và giá trị
-

Về sản lượng: năm 2012 đạt 70.500 tấn, năm 2013 đạt 76.042 tấn, năm

2014 đạt 83.296 tấn và năm 2015 đạt 86.184 tấn. Năm 2016 đạt 110.000 tấn.

-


Về giá trị sản lượng: năm 2009 đạt 809 tỷ đồng, năm 2014 đạt 2509

tỷ đồng, năm 2015 đạt 2559 tỷ đồng (Chi cục Thủy sản Hà Nội, 2012-2016)..

2.2.2.4. Về thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản
*

Về thức ăn: khoảng 15% diện tích ni trồng thuỷ sản của Hà Nội sử dụng

thức ăn công nghiệp (15.000 tấn), 85% diện tích sử dụng các sản phẩm phụ nông
nghiệp làm thức ăn. Nguồn thức ăn công nghiệp chủ yếu do một số công ty lớn
sản xuất, cung ứng cho các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản thông qua các đại lý.

*
-

Về thuốc thú y thuỷ sản.

Hiện tại, trên địa bàn Hà Nội có một số cơng ty và đại lý cung ứng các

loại thuốc phòng, trị bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản, song một số hộ nuôi thâm
canh thuỷ sản ít nên việc sử dụng thuốc thú y thuỷ sản chưa nhiều.

-

Quản lý thuốc thú y thuỷ sản: hiện nay trên địa bàn Hà Nội đã có

các cửa hàng chuyên kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản đóng trên địa bàn
huyện Ba Vì, Ứng Hịa, Phú Xun.....(Chi cục Thủy sản Hà Nội, 2016).


2.2.2.5. Môi trường và dịch bệnh
* Về môi trường
Theo số liệu nghiên cứu của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, lượng
nước thải của Thành Phố đang tăng cả về lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm.
Lượng nước thải đổ thẳng ra sông, hồ năm 2015 là 510.000m 3/ngày. Môi trường
nước ở các con sông như sông Nhuệ, sông Đáy và một số hồ ở Hà Nội đã bị ô
nhiễm tới mức báo động nhất là ô nhiễm các chất hữu cơ gây ra nước sơng bốc
mùi hơi thối.Bên cạnh đó ảnh hưởng chất thải từ sản xuất Nông Nghiệp như thuốc
trừ sâu, thuốc diệt cỏ dẫn đến nguồn nước trong nuôi trồng thuỷ sản bị ô nhiễm.
Hàm lượng amoni trong nước các ao hồ dao động thấp nhất là 0,58mg/l

8


và cao nhất là 51,5mg/l, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 1mg/l; hàm lượng
BOD dao động trong khoảng 13mg/l - 68mg/l, trong khi tiêu chuẩn là 25mg/l.
Theo Tổng Cục thống kê Việt Nam, mỗi ngày, cư dân Hà Nội thải ra
3

khoảng 600.000m nước thải sinh hoạt với khoảng 250 tấn ra các sơng.
Thêm vào đó là một lượng lớn chất thải từ các bệnh viện và các khu công
3

nghiệp. Ước tính có khoảng 260.000m chất thải cơng nghiệp mỗi ngày và
chỉ có khoảng dưới 10% lượng nước thải này là được xử lý trước khi đổ ra
3

các con sông, các bệnh viện thải ra khoảng 7.000m nước thải mỗi ngày và
chỉ có khoảng 30% là được xử lý. Hầu hết các vùng nuôi trồng thuỷ sản của

Hà Nội đều bị ảnh hưởng của nước thải Thành phố.

* Về dịch bệnh
Sản lượng nuôi trồng thủy sản thiệt hại do rét đậm, rét hại đầu
năm 2016 là 478,897 tấn với diện tích 303,86 ha. Các đối tượng thủy
sản bị thiệt hại chủ yếu là cá Rophi, cá Chim trắng...
Thiệt hại do dịch bệnh là 311,1 tấn với tổng diện tích là 664,607
ha. Tập trung tại các huyện như Ba Vì, Mỹ Đức, Thanh Oai...
-

Nguyên nhân: Thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, mơi trường

nước có chiều hướng suy giảm về chất lượng (Chi cục Thủy sản Hà Nội, 2016 ).

2.2.2.6. Tình hình sản xuất giống phục vụ ni trồng
Tồn Thành phố hiện có 14 cơ sở sản xuất nhân tạo giống cá,
02 cơ sở sản xuất ếch giống.
Con giống sản xuất tại chỗ chủ yếu là các đối tượng truyền
thống như: cá Mè, cá Trôi, cá Trắm, cá Chép, rô phi và các loài thủy
đặc sản như: Ếch, Ba ba, cá Trắm đen,...
-

Sản lượng giống: đạt 1.500 triệu cá bột; 500 triệu cá giống các loại (Tăng

so với năm 2015 sản xuất 1.123 triệu cá bột, 377 triệu cá giống các loại). Sản
lượng cá bột tăng do nhu cầu về con giống của người nuôi thủy sản tăng.
-

Các loại cá giống đáp ứng 55 – 60% về số lượng nhưng chất lượng con


giống chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển nuôi trồng thuỷ sản do
cá bố mẹ của một số cơ sở giống tư nhân trên địa bàn chủ yếu vẫn được tuyển
chọn ở tại cơ sở và các ao nuôi thương phẩm nên không tránh khỏi hiện tượng
cận huyết, làm giảm chất lượng con giống. Ngoài ra cơ chế thị trường cũng ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng con giống (Chi cục Thủy sản Hà Nội, 2016).

9


2.2.2.7. Về tiêu thụ và chế biến thuỷ sản
Hiện nay, sản phẩm thủy sản được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng
tươi sống và tập trung theo thời vụ, thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội
thành và một số tỉnh xung quanh Hà Nội, phần lớn do tư thương và
thị trường tiêu thụ tự do. Hiện Hà Nội có nhiều chợ thuỷ sản đầu mối
lớn về mua bán sản phẩm thuỷ sản như chợ cá Yên Sở…
Hiện tại trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa có cơ sở chế biến
sản phẩm thuỷ sản nước ngọt.
2.2.2.8. Hệ thống tổ chức quản lý chuyên ngành thuỷ sản:
Cấp Thành phố: sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, Chi
cục thuỷ sản Hà Nội được thành lập theo Quyết định 1897/QĐ-UBND
ngày 07/11/2008 của UBND thành phố Hà Nội, với chức năng tham mưu
thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực thuỷ sản trên
địa bàn thành phố Hà Nội, UBND thành phố đã quyết định thành lập 5
trạm thuỷ sản (trực thuộc Chi cục thuỷ sản Hà Nội) theo các cụm trên
địa bàn Hà Nội, song chưa có trụ sở làm việc và trang thiết bị.
Cấp Quận, huyện, thị xã: hiện tại 4 huyện (Thanh Trì, Phú Xun,
Phúc Thọ, Thường Tín) có cán bộ thuỷ sản, ở các quận, huyện, thị xã còn
lại cán bộ phòng Kinh tế kiêm nghiệm (Chi cục Thủy sản Hà Nội, 2016).

2.2.3. Tình hình ni trồng thủy sản của Huyện Phú Xun giai đoạn

2000 - 2016
Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính của Thủ đơ, nằm ở phía Nam
thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đơ 40km; phía Bắc giáp huyện Thường
Tín; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Đơng giáp sơng Hồng và
huyện Khối Châu, tỉnh Hưng n; phía Tây giáp huyện Ứng Hịa, Hà Nội.

Phú Xuyên có dân số gần 20 vạn người, tỷ lệ người lao động
trong khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm 60% tổng số lao động;
bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 2000 lao động.
Huyện Phú Xuyên là một trong những huyện có diện tích tiềm
năng NTTS lớn với tổng diện tích khả năng NTTS và thủy sản kết hợp
khoảng 3.600 ha trong đó:
Ao hồ nhỏ: 510ha

10


Hồ chứa mặt nước lớn: 185ha
Ruộng trũng có khả năng chuyển đổi sang NTTS: 2.900ha
Kết quả sản xuất thủy sản của huyện: tổng diện tích NTTS của huyện
năm 2000 mới chỉ có 581ha, đến năm 2005 là 1.265ha và đến năm 2016 là
1.890,47 ha, diện tích NTTS tăng thêm chủ yếu là do chuyển đổi từ ruộng
những diện tích ruộng trũng sang NTTS và nuôi thủy sản kết hợp với trồng
lúa (Báo cáo của UBND huyện Phú Xuyên năm 2000, 2005, 2016).

Về sản lượng: năm 2000 đạt 1.315,3 tấn các loại, đến năm 2005 là
4.200 tấn, năm 2010 là 5.294 tấn đến năm 2016 đạt 7.705 tấn. Đối tượng
nuôi chủ yếu là các loại cá truyền thống như: trắm cỏ, chép lai, mè…
ngồi ra cịn một số lồi đặc sản như: ba ba, ếch, cá trắm đen…
Tình hình chuyển đổi: từ năm 2000 thì huyện phú xun đã xuất hiện

mơ hình chuyển đổi diện tích từ cấy lúa kém hiệu quả sang NTTS, thủy sản
kết hợp. Năm 2006 diện tích chuyển đổi là 672ha, đến năm 2015 diện tích
này đã tăng lên 757 ha, riêng trong năm 2016 thì diện tích chuyển đổi tăng
thêm 160 ha và diện tích vẫn có xu hướng tăng trong những năm tới.

Những kết quả tích cực trong phát triển NTTS và chuyển đổi
mơ hình canh tác sang NTTS đó là:
-

Vừa khai thác được thế mạnh và tiềm năng sẵn có ở vùng trũng, phá thế

độc canh cây lúa, chuyển đổi đất Nông Nghiệp trồng trọt kém hiệu quả sang NTTS,
vừa nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Đã tạo ra một khối lượng sản
phẩm hàng hóa lớn có giá trị thu nhập cao cho người nông dân.

-

Vừa thúc đẩy chăn nuôi phát triển và khi chăn nuôi lại thúc

đẩy phát triển thủy sản.
-

Ở vùng trũng trồng trọt kém hiệu quả sang phát triển NTTSlà một

hướng đi đúng, hiệu quả, phù hợp với vùng sinh thái, phù hợp với quy luật
phát triển khai thác thế mạnh ở vùng lợi thế. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết
yếu phục vụ NTTS, phát triển kinh tế khu vực và tạo công ăn việc làm, nâng
cao thu nhập cho nhân dân, khai thác có hiệu quả tiềm năng của vùng
ruộng trũng; giúp ổn định đời sống kinh tế, ổn định trật tự xã hội và thúc
đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển, thủy sản hàng hóa. Tạo cho nơng

dân cơ hội và điều kiện xóa đói giảm nghèo, làm giàu.

11


PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trên 3 xã Tri Trung, Hoàng Long và Chuyên Mỹ,
huyện Phú Xuyên, Tp Hà Nội.
Nghiên cứu hiện trạng NTTScủa mơ hình chuyển đổi diện tích
đất trũng dùng để cấy lúa kém hiệu quả chuyển sang NTTS.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/2016 - 01/2017.
3.3. ĐỐI TƯỢNG/VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Các hộ NTTS có diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả
chuyển sang NTTS trên địa bàn 3 xã: xã Tri Trung, xã Hoàng Long, xã
Chuyên Mỹ thuộc huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Hiện trạng nuôi tại các mơ hình chuyển đổi
3.4.2. Đánh giá hiện trạng NTTS tại các mơ hình chuyển đổi
3.4.2.1. Đánh giá về kỹ thuật: Đánh giá về một số chỉ tiêu như: diện tích ni,

đối tượng, mùa vụ ni, mật độ ni...
3.4.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế
3.4.3. Đề xuất giải pháp hợp lý cho phát triển
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
Thu thập tài liệu và thông tin liên quan đến các nội dung của đề
tài từ Sở Nông Nghiệp và PTNT Thành phố, Chi cục Thủy sản Hà Nội,
Phịng Kinh Tế huyện, trạm Khuyến Nơng, UBND các xã điều tra, trên

internet, sách, báo, tạp chí. Các thông tin thu thập gồm:
-

Thông tin về hiện trạng NTTSViệt Nam, Thành phố Hà Nội,

huyện, xã nghiên cứu.
-

Số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện.

3.5.2. Phương pháp điều tra hộ gia đình
Sử dụng phiếu câu hỏi để các hộ gia đình là các hộ nuôi thủy sản trên diện

12


×