Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868 KB, 124 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ THU HƯƠNG

PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU
MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN,
TỈNH HỊA BÌNH

Chun ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2019

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, ngồi sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của q Thầy giáo, Cơ giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Học viện Nông
nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của PGS.TS Mai Thanh Cúc
đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các Phòng - Ban của huyện Lương
Sơn, đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ
cho luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới hợp tác xã, hộ nông dân, cá nhân đã cung
cấp số liệu thông tin, trả lời phỏng vấn, đóng góp ý kiến quý giá đề luận văn được
hồn thiện.
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời chúc sức khoẻ và chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2019

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Hương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ, hình ảnh ....................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.1.

Đố i tươ ̣ng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 4

1.5.1.

Về lý thuyết ..................................................................................................... 4

1.5.2.


Về thực tiễn ..................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm có liên quan .............................................................................. 5

2.1.2.

Đă ̣c điểm và vai trò của HTXNN kiể u mới .................................................... 14

2.1.3.

Nội dung phát triển HTXNN kiểu mới ........................................................... 23

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTXNN kiểu mới ................................. 26

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 28

2.2.1.


Kinh nghiệm phát triển của HTXNN trên thế giới .......................................... 28

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển HTXNN ở một số địa phương trong nước ................. 33

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm về phát triển HTXNN kiểu mới cho huyện Lương Sơn..........37

Phân 3. Phương phap nghiên cưu ............................................................................. 38
3.1.

Đăc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 38

iii


3.1.1.

Đă ̣c điể m tự nhiên.......................................................................................... 38

3.1.2.

Đă ̣c điể m Kinh tế - Xã hội ............................................................................. 41

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 47


3.2.1.

Phương pháp cho ̣n điể m................................................................................. 47

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 47

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................................... 50

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................ 51

Phần 4. Kết quả nghiên cưu và thảo luận ................................................................. 52
4.1.

Thực trạng phát triển htx nông nghiệp kiểu mới huyện lương sơn, tỉnh
hịa bình ......................................................................................................... 52

4.1.1.

Khái qt chung về các HTXNN trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh
Hịa Bình ....................................................................................................... 52

4.1.2.

Kết quả phát triển HTXNN kiểu mới trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh

Hịa Bình ....................................................................................................... 59

4.1.3.

Đánh giá chung về chất lượng phát triển HTXNN kiểu mới trên địa bàn
huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình................................................................... 75

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển HTXNN kiểu mới huyện
Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình ............................................................................. 77

4.2.1.

Cơ chế chính sách ảnh hưởng đến phát triển HTXNN kiểu mới ..................... 77

4.2.2.

Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trong HTXNN kiểu mới...................... 79

4.2.3.

Trình độ, ý thức của thành viên trong HTXNN kiểu mới............................... 83

4.2.4.

Sự quan tâm của chính quyền địa phương ...................................................... 86

4.3.


Giải pháp phát triển htxnn kiểu mới huyện lương sơn, tỉnh hịa bình .............. 88

4.3.1.

Định hướng phát triển HTXNN kiểu mới ....................................................... 88

4.3.2.

Các giải pháp phát triển HTXNN kiểu mới trên địa bàn huyện Lương
Sơn, tỉnh Hịa Bình ........................................................................................ 93

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 103
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 103

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 104

5.2.1.

Đối với cấp ủy Đảng, Nhà nước ................................................................... 104

5.2.2.

Đối với chính quyền địa phương .................................................................. 104

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 106


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CP

Chi phí



Cao đẳng

CQĐP

Chính quyền địa phương

CNH - HĐH


Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

DT

Doanh thu

ĐH

Đại học

ĐVT

Đơn vị tính

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTX

Hợp tác xã

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

HTXTMDV

Hợp tác xã thương mại dịch vụ


KT-XH

Kinh tế xã hội



Lao động

LN

Lợi nhuận

NN

Nông nghiệp

NN và PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

QLNN

Quản lý nhà nước

THCS


Trung học cơ sở

THT

Tổ hợp tác

THPT

Trung học phổ thông

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TTSP

Tiêu thụ sản phẩm

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh HTXNN kiểu cũ và HTXNN kiểu mới ......................................... 18
Bảng 3.1. Tình hình đất đai huyện Lương Sơn qua các năm 2016-2018 ..................... 40
Bảng 3.2. Tình hình dân số huyện Lương Sơn năm 2016- 2018 ................................. 42
Bảng 3.3. Tình hình lao động huyện Lương Sơn năm 2018 ....................................... 43

Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm của Lương Sơn............................ 44
Bảng 3.5. Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................................ 48
Bảng 3.6. Thu thập số liệu sơ cấp .............................................................................. 48
Bảng 4.1. Số lượng hợp tác xã trên địa bàn huyện Lương Sơn giai đoạn 2016
– 2018 ....................................................................................................... 54
Bảng 4.2. Tình hình chuyển đổi sang HTXNN kiểu mới trên địa bàn huyện
Lương Sơn giai đoạn 2016 – 2018 ............................................................. 55
Bảng 4.3. Phân loại HTXNN kiểu mới trên địa bàn huyện Lương Sơn năm
2018 .......................................................................................................... 58
Bảng 4.4. Đánh giá của thành viên về việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của
các bộ phận trong HTXNN kiểu mới ......................................................... 61
Bảng 4.5. Tình hình cơ bản về các HTXNN kiểu mới trên địa bàn huyê ̣n
Lương Sơn năm 2018 ................................................................................ 62
Bảng 4.6. Tình hình cơ sở vật chất bình quân của HTXNN kiểu mới trên địa
bàn huyện Lương Sơn năm 2018 ............................................................... 63
Bảng 4.7. Tình hình vốn tài sản của các HTXNN kiểu mới trên địa bàn huyê ̣n
Lương Sơn giai đoạn 2016-2018 ............................................................... 65
Bảng 4.8. Kết quả kinh doanh bình quân theo từng loại hình dịch vụ của
HTXNN kiểu mới ..................................................................................... 69
Bảng 4.9. Mức tiêu thụ bình quân của một số sản phẩm chính của HTXNN
kiểu mới trên địa bàn huyện Lương Sơn giai đoan 2016- 2018 .................. 71
Bảng 4.10. Kết quả kinh doanh theo từng sản phẩm của HTXNN kiểu mới về
sản xuất và tiêu thụ RAT ........................................................................... 72
Bảng 4.11. Thu nhập của hộ thành viên sau khi HTXNN chuyển đổi mơ hình
kiểu mới .................................................................................................... 74
Bảng 4.12. Đánh giá của hộ về cơ chế chính sách ảnh hưởng đến phát triển
HTXNN kiểu mới ..................................................................................... 78

vi



Bảng 4.13. Trình độ cán bộ quản lý các HTXNN kiểu mới trên địa bàn huyện
Lương Sơn ................................................................................................ 80
Bảng 4.14. Mức độ quan trọng của việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý HTXNN kiểu mới
Bảng 4.15. Đánh giá về nội dung chương trình bồi dưỡng cán bộ HTXNN kiểu
mới ........................................................................................................... 83
Bảng 4.16. Trình độ học vấn, chun mơn của thành viên ........................................... 84
Bảng 4.17. Nhu cầu của thành viên về mở rộng các hoạt động dịch vụ của
HTXNN kiểu mới trên địa bàn .................................................................. 85
Bảng 4.18 . Mong muốn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp .................. 86
Bảng 4.19. Mối quan hệ trong công tác quản lý của HTXNN kiểu mới với
chính quyền địa phương ............................................................................ 87

vii

82


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ mơ hình hoạt động hợp tác xã nơng nghiệp kiểu mới .......................21
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý HTXNN kiểu mới ở huyê ̣n Lương Sơn ...............59
Hộp 4.1.

Ý kiến của cán bộ về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát HTXNN kiểu
mới ở huyện Lương Sơn ............................................................................66

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Lê Thị Thu Hương
Tên luận văn: “Phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn huyện Lương
Sơn, tỉnh Hịa Bình”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển HTXNN kiểu mới, xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển HTXNN kiểu mới trên địa bàn huyện Lương Sơn, từ đó đề
xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển HTXNN kiểu mới trên địa bàn huyê ̣n Lương
Sơn, tı̉nh Hòa Bı̀nh trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã
công bố như các báo cáo, niên giám thống kê của tỉnh, các báo cáo tóm tắt của các
phòng, ban liên quan đến phát triển hợp tác xã nông nghiệp. Số liệu sơ cấp được thu
thập qua phỏng vấn các HTX và xã viên.
Phương pháp phân tích số liệu: Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân
tích số liệu như phương pháp phân tích mơ tả, phân tổ thống kê và phân tích so sánh.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã phân tích thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới
trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình: Tính đến 31/12/2018, trên điạ bàn huyê ̣n
Lương Sơn có 28 HTX, trong đó có 23 HTXNN và 5 HTXTMDV, thuô ̣c 19 xa,̃ thi ̣
trấ n.Tổng giá trị tài sản của HTXNN huyê ̣n Lương Sơn tại thời điểm 31/12/2018 là
20.470 triệu đồng, trong đó tài sản cố định là 16.330 triệu đồng chiếm 79,78% và tài sản
lưu động (chủ yếu nằm trong khoản mục nợ phải thu và tiền mặt) là 4.140 triệu đồng
chiếm 20,22% điều này cho thấy HTX điều chỉnh vốn chưa hợp lý dẫn đến việc sử dụng
vốn không hiệu quả. Qua 3 năm, chúng ta thấy rằng tổng giá trị tài sản của HTX có xu
hướng tăng dầ n, tài sản lưu động tăng nhẹ với tốc độ (109,5%/năm). Qua điều tra 45 hộ

thành viên thì kinh tế các hộ thành viên phần nhiều đã tăng lên sau khi HTXNN chuyển
đổi sang mơ hình kiểu mới. Cụ thể có 33,33% hộ thành viên có kinh tế tăng lên và
37,78% hộ cho thấy kinh tế tăng lên một chút. Phần nào đó thấy được hiệu quả của
HTXNN, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn đối với hộ thành viên. Song bên cạnh đó, có
22,22% hộ cho rằng kinh tế không thay đổi và đặc biệt 6,67% hộ nhận định kinh tế
giảm đi sau khi HTXNN chuyển đổi mơ hình mới. Có thể thấy HTXNN kiểu mới cần có

ix


những biện pháp, những kế hoạch phát triền kinh tế phù hợp hơn đối với toàn thể các hộ
thành viên trong HTX. Tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế trong phát triển HTXNN kiểu
mới. Nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ cán bộ HTX về trình độ và năng lực quản lý cịn
hạn chế; Sự chỉ đạo của chính quyền địa phương chưa thường xuyên và đồng bộ; Điều kiện
về kinh tế xã hội và hạ tầng của Hòa Bình cịn khó khăn, đất đai manh mún;…
Đưa ra các giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn huyện
Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới đó là: Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách;
Nhóm giải pháp tăng cường hoạt động của HTXNN trong nền kinh tế thị trường; Nhóm
giải pháp thu hút liên kết đầu tư với các doanh nghiệp; Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTXNN; Nhóm giải pháp về tăng cường cơng tác lãnh đạo,
chỉ đạo, phối hợp của các cấp ủy, chính quyền địa phương; Đổi mới và nâng cao nhận thức,
hiểu biết của người dân về vai trò, bản chất của HTXNN;....

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Thi Thu Huong
Thesis title: Develop new model agricultural co-operatives in Luong Son district, Hoa
Binh province.

Major: Economic Management

Code:

8340410
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Evaluating situation and analyzing factors that influence the development of new
model agricultural co-operatives, and put forward several main solutions to develop new
model agricultural co-operatives in Luong Son district, Hoa Binh province.
Methods
Data collection method: Secondary data is collected through proclaimed documents
such as reports, statistical yearbook of the province; summary reports of the departments,
committees. Primary data is gathered from co-operatives, co-operatives members.
Method of analysis: there are several methods of analysis using in this study
such as descriptive analysis, partial analysis, comparative analysis.
Main findings and conclusions
Analyzing the situation of developing new model agricultural co-operatives in
Luong Son district, Hoa Binh province: December 31, 2018, there are 28 co-operatives.
Total asset value is 20.470 million dong in 2018, including fixed assets are 16,330 million
dong, accounting for 79.78% and current assets (mainly in the accounts of receivables and
cash) are 4,140 million dong, accounting for 20.22%. Later 3 years, the total asset value
of co-operatives tends to increase, current assets was slightly increased (109.5% / year).
Through the survey of 45 households, the economy of households has increased
after the cooperatives transformed into new models. Specifically, 33.33% was rapid
increase and 37.78% was slight increase in the economy. However, the number of
household have not change was 22.22% and especially 6.67% of households perceived
that the economy decreased after the cooperative changed the new model. Therefore, new
model co-operatives need measures and plans for all members of the co-operative.
However, there are many limitations in developing new model co-operatives. The main


xi


reason is that the cooperative staff in terms of qualifications and management capacity is
limited; The direction of authorities is not regular and synchronous.
Main solutions to develop new model agricultural co-operatives in Luong Son
district, Hoa Binh province: Group of solutions on mechanisms and policies; Group of
solutions to strengthen the operation of agricultural cooperatives in the market economy;
Group of solutions to attract investment links with businesses; Renovating and improving
the effectiveness of training and retraining of agricultural cooperative officials; Group of
solutions to strengthen leadership, direction and coordination of the committees, local
authorities; Raising awareness of people about the role of agricultural cooperatives;

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hợp tác xã (HTX) là loại hình hoạt động kinh tế “sinh sau, đẻ muộn” so
với loại hình kinh tế cá thể, kinh tế hộ và loại hình doanh nghiệp tư bản và đang
tiếp tục phát triển. Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, bản chất của HTX không
phải là sự phủ định, sự thay thế kinh tế hộ, mà làm cho việc sản xuất cá thể của
các xã viên có sức cạnh tranh cao hơn, thu nhập của xã viên cao hơn trong điều
kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, thông qua việc HTX cung cấp các dịch
vụ đầu vào với giá thấp, chất lượng cao cho các hộ xã viên, qua việc phối hợp kế
hoạch sản xuất, kinh doanh của các hộ và tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các hộ.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) đã khẳng định “Phát
triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội. Chuyển đổi HTX kiểu cũ theo luật HTX đạt hiệu quả

thiết thực, phát triển HTX kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành để
sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh
doanh phù hợp với quá trình CNH - HĐH”.
Là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, điều
kiện tự nhiên của tỉnh Hịa Bình về tài ngun thiên nhiên mang lại nhiều tiề m năng
phát triể n trồ ng tro ̣t, chăn nuôi và sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Trong
những năm qua, hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ở Hịa Bình đã đạt được
một số kết quả nhất định như tổ chức bộ máy quản lý chặt chẽ, gọn nhẹ hơn trước;
hoạt động trong các ngành, lĩnh vực đã có chuyển biến và tạo ra bước phát triển
mới; từng HTX Nơng nghiệp có điều lệ phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ
riêng. Tình hình tài chính của các HTX Nơng nghiệp cũng đã có sự phân định rõ
ràng; thu hút, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm ngàn xã viên và
lao động; tham gia thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nông thôn và từng bước tham gia các chương trình
xã hội hóa trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hồn Bình. Tuy nhiên, trên thực
tế cho thấy các HTX Nông nghiệp vẫn chưa khai thác hết lợi thế phát triển của
mình. Nhiều HTX Nơng nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí
ngừng hoạt động chờ giải thể. Đến hết tháng 12/2018, tổng số HTX trên địa bàn tỉnh
là 277 HTX; trong đó có 163 HTX Nơng nghiệp (chiếm 58,63% tổng số HTX),
nhưng có đến 47.27% trong tổng số HTX Nông nghiệp hiện đang ngừng hoạt động,

1


chờ giải thể (Liên minh HTX tỉnh Hịa Bình, 2018). Khơng ít các HTX Nơng nghiệp
đã chuyển đổi theo Luật HTX 2012 nhưng cịn trì trệ, chưa hoạt động đúng theo bản
chất của Luật HTX 2012 mà mới chỉ trên danh nghĩa "Bình mới rượu cũ", tổ chức
sản xuất nơng nghiệp và liên kết trong sản xuất theo chuỗi giá trị hầu như chưa có,
HTX chưa thực sự làm cầu nối dẫn dắt thành viên tiếp cận với những kết quả nghiên
cứu khoa học trong hoạt động sản xuất kinh doanh ... Bên cạnh đó sản xuất nơng

nghiệp bộc lộ nhiều khuyết điểm như thiếu sự đồng nhất về chất lượng, tính bền
vững chưa cao, tổ chức sản xuất và liên kết sản xuất còn hạn chế trong nền kinh tế
thị trường, thường xuyên xảy ra tình trạng được mùa mất giá, giá trị gia tăng của sản
phẩm tập trung chủ yếu ở khâu tiêu thụ do thương lái thao túng ... Vậy đâu là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngừng hoạt động, thu hẹp sản xuất và sản xuất kém
hiệu quả của các HTX Nông nghiệp và nền sản xuất nơng nghiệp của tỉnh Hịa
Bình? Phải chăng ngun nhân chính là do phương thức sản xuất nơng nghiệp và
năng lực hoạt động, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả của các HTX Nông nghiệp
hiện nay?
Từ khi triển khai thực hiện Luật HTX năm 2012 cho đến nay, HTXNN ở
huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình có những bước phát triển mới, đã đáp ứng
được một phần nhu cầu của nông dân, của hộ sản xuất kinh doanh nơng nghiệp,
đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa bàn. Các
HTX đã và đang cố gắng chuyển đổi hoạt động theo Luật, hỗ trợ kinh tế hộ phát
triển. Tuy vậy, HTXNN ở Hịa Bình cũng cịn tồn tại một số yếu kém như: một
số HTX chuyển đổi cịn mang tính hình thức, năng lực nội tại của HTX còn hạn
chế, số HTX làm ăn hiệu quả cịn ít, lợi ích đem lại cho các xã viên chưa nhiều,
HTXNN phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vai trị kinh tế - xã hội vốn
có của nó. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện đề
tài “Phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn huyện Lương
Sơn, tỉnh Hịa Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển của các Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới
trên địa bàn huyện Lương Sơn. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa
Bình trong thời gian tới.

2



1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển HTXNN
kiểu mới;
- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTXNN
kiểu mới trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình trong thời gian qua;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để tăng cường phát triển HTXNN kiểu
mới trên địa bàn huyê ̣n Lương Sơn, tı̉nh Hòa Bı̀nh trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- HTX Nông nghiệp kiểu mới ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển
chung của huyê ̣n Lương Sơn?
- Thực trạng phát triển HTX Nông nghiệp kiểu mới tại huyê ̣n Lương Sơn
như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của HTX Nông nghiệp kiểu mới tại
huyê ̣n Lương Sơn là gì?
- Để pháp phát triển HTX Nông nghiệp kiểu mới tại huyê ̣n Lương Sơn cần
phải thực hiện những giải pháp gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đố i tươ ̣ng nghiên cứ u
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là HTXNN kiểu mới ở huyện Lương
Sơn, tỉnh Hịa Bình.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến các hoạt động của
HTXNN kiểu mới gồm có cơ cấu tổ chức, điều hành của bộ máy quản lý, tình
hình tài sản, tình hình thu nhập các lao động và kết quả các hoạt động chủ yếu
của HTXNN ở huyện Lương Sơn.
1.4.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại các HTXNN kiểu mới trên địa bàn huyện
Lương Sơn tỉnh Hịa Bình.


3


1.4.2.3. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài: Thông tin thứ cấp thu thập qua 3 năm (từ năm
2016- 2018); thông tin sơ cấp được tiến hành điều tra khảo sát trong năm 2018.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 6/2018 – 6/2019.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Về lý thuyết
Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển HTXNN kiểu mới
như: các khái niệm liên quan đến phát triển HTXNN kiểu mới; Đặc điểm và vai
trò của HTXNN kiể u mới; Nội dung phát triển HTXNN kiểu mới; Các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển HTXNN kiểu mới.
1.5.2. Về thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn là nghiên cứu tình hình thực tiễn và kinh nghiệm phát
triển của HTXNN trên thế giới, kinh nghiệm phát triển HTXNN ở Việt Nam và
vận dụng vào phát triển HTXNN kiểu mới cho huyện Lương Sơn. Đi sâu đánh
giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTXNN kiểu
mới trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình. Từ đó đề xuất một số giải
pháp chủ yếu để tăng cường phát triển HTXNN kiểu mới trên địa bàn huyê ̣n
Lương Sơn, tı̉nh Hòa Bı̀nh trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Hợp tác, Kinh tế hợp tác

Hợp tác là hình thức tất yếu trong lao động sản xuất và hoạt động kinh tế của
con người. Hợp tác bắt nguồn từ tính chất xã hội của hoạt động nói chung, của lao
động sản xuất và hoạt động kinh tế nói riêng của con người. Do vậy, sự phát triển
của hợp tác gắn liền và bị quy định bởi tiến trình nâng cao trình độ xã hội hóa sản
xuất và hoạt động kinh tế. Trong lao động sản xuất, hợp tác có tác dụng làm tăng
năng suất lao động. Sự phát triển của các hình thức và tính chất thích hợp của hợp
tác có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế (Nguyễn Minh Tú, 2014).
Hợp tác lao động được thực hiện từ khi loài người xuất hiện và ngày càng
phát triển. Cùng với tiến trình phát triển xã hội, phân cơng lao động xã hội và
chun mơn hóa sản xuất ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Do đó,
nhu cầu về hợp tác lao động ngày càng tăng, mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt
chẽ và mở rộng. Nó không bị giới hạn trong phạm vi từng đơn vị, từng ngành,
từng địa phương trong một nước mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế (Nguyễn
Minh Tú, 2014).
Hợp tác có nhiều hình thức với đặc điểm, tính chất, trình độ khác nhau:
hợp tác ngẫu nhiên; hợp tác thường xuyên, ổn định; hợp tác lao động như Mác đã
phân tích về ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp; hợp
tác giữa các đợn vị, các ngành…. (Lương Xuân Quỳ, 2012).
Kinh tế hợp tác là phạm trù hẹp của hợp tác, phản ánh một phạm vi hợp
tác- hợp tác trong lĩnh vực kinh tế.
Kinh tế hợp tác là một hình thức quan hệ kinh tế, hợp tác tự nguyện, phối
hợp, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh của từng
thành viên với ưu thế và sức mạnh của tập thể để giải quyết tốt hơn những vấn đề
của sản xuất- kinh doanh và đời sống kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
và lợi ích của mỗi thành viên (Nguyễn Minh Tú, 2014).
Trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ,
thì kinh tế hợp tác là một hình thức kinh tế mà nhờ đó các chủ thể kinh tế tự chủ,

5



có điều kiện phát triển. Như vậy, quan hệ kinh tế hợp tác phải được xây dựng
trên nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và tính tự chủ, độc lập của các
thành viên tham gia.
Hợp tác trong nông nghiệp là nhu cầu khách quan. Từ thời xa xưa, các hộ
nơng dân đã có nhu cầu hợp tác với nhau để hỗ trợ, giúp đỡ nhau vượt qua khó
khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Khi nền sản xuất còn mang nặng tính tự cung, tự cấp thì q trình hợp tác
mang tình chất hợp tác lao động theo màu vụ, đổi công, cùng làm giúp nhau…
nhằm đáp ứng nhu cầu thời vụ, hoặc tăng thêm sức mạnh để giải quyết những
cơng việc mà từng hộ gia đình khơng có khả năng thực hiện, hoặc làm việc riêng
rẽ khơng có hiệu quả như: phòng chống thiên tai, thú dữ, sâu bệnh… Đặc điểm
cơ bản của hợp tác kiểu này là hợp tác theo thời vụ, việc hợp tác ngẫu nhiên,
không thường xun, chưa tính đến giá trị ngày cơng. Đây là các hình thức hợp
tác ở chế độ thấp (Lương Xn Quỳ, 2012).
Khi nền nơng nghiệp hàng hóa phát triển, nhu cầu dịch vụ cho quá trình
tái sản xuất ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng, như dịch vụ về giống,
phòng trừ sâu bệnh, chế biến và tiêu thụ nông sản…. Trong điều kiện này, từng
hộ nông dân tự đảm nhiệm tất cả các khâu cho quá trình sản xuất sẽ gặp khó
khăn, hoặc khơng đủ khả năng đáp ứng, hoặc hiệu quả kinh tế thấp kém hơn so
với hợp tác. Từ đó, nảy sinh nhu cầu hợp tác ở trình độ cao hơn, đó là hợp tác
thường xun, ổn định, có tính đến giá trị ngày cơng, giá trị dịch vụ, dẫn đến
hình thành hợp tác xã.
Như vậy, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, không phân biệt chế độ
chính trị- xã hội, xuất phát từ mục tiêu kinh tế, nơng dân đều có nhu cầu hợp tác
từ hình thức giản đơn đến phức tạp, từ đơn ngành đến đa ngành. Lực lượng sản
xuất càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng tăng, mối quan hệ hợp tác ngày
càng sâu rộng. Do đó, tất yếu hình thành và ngày càng phát triển các hình thức
kinh tế hợp tác ở trình độ cao hơn, từ kinh tế hợp tác giản đơn như các tổ, hội
nghề nghiệp; các tổ, nhóm hợp tác, đến các tổ kinh tế hợp tác và hợp tác phát

triển ở trình độ cao là hợp tác xã (Lương Xuân Quỳ, 2012).
2.1.1.2. Hợp tác xã (HTX)
Hợp tác xã là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân liên kết với nhau
một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế,

6


xã hội và văn hóa thơng qua một tổ chức kinh tế cùng nhau làm chủ chung và
kiểm tra dân chủ (Liên minh HTX Việt Nam, 2015).
"Hợp tác xã là sự liên kết của những người đang gặp phải những khó khăn
kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi
và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào hợp tác xã phù hợp với các
nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ chịu trách
nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục
vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung" dẫn theo Nguyễn Anh Sơn, 2014.
Hai khái niệm trên đều cho rằng HTX là một tổ chức được hình thành trên
cơ sở sự liên kết tự nguyện của các thành viên, được vận hành trên cơ sở bình
đẳng về nghĩa vụ, quyền lợi và sự đồng thuận nhằm đạt mục tiêu mang lại lợi ích
chung cho các thành viên. Tuy vậy, khái niệm do Liên minh HTX quốc tế nhấn
mạnh yếu tố hợp tác giữa các thành viên trong quá trình thành lập và điều hành
các HTX để phục vụ lợi ích chung, cịn với khái niệm HTX do Tổ chức Lao động
quốc tế lại nhấn mạnh cơ sở của sự hợp tác giữa các thành viên là để khắc phục
sự khó khăn khi hoạt động riêng lẻ, và sự liên kết này đã mang lại lợi ích chung
cho tập thể.
Luật Hợp tác xã (2012) của Việt Nam đã định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ
chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên
tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.

Từ các khái niệm về HTX, có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản về
HTX như sau:
Hợp tác xã là hình thức thực hiện các quá trình hợp tác trong hoạt động
kinh tế. Mục tiêu của HTX là đẩy mạnh khả năng sản xuất xã hội, tối ưu hóa lao
động, tăng hiệu quả kinh tế, phải thích hợp với các mối quan hệ kinh tế mới trong
điều kiện mới.
Việc thành lập HTX khơng làm mất đi tính tự chủ vốn có của các bên
tham gia, trái lại nó tăng thêm sức mạnh cộng đồng và phát triển được những ưu
thế của phương thức HTX (Quốc hội, 2012).
Các HTX tạo ra đòn bẩy để phát triển kinh tế các chủ thể kinh tế tự chủ.
HTX là việc liên kết nhau lại giữa các chủ thể kinh tế tự chủ tạo ra sức mạnh

7


mới, thơng qua đó phát triển được kinh tế của mình. Như vậy, khi thành lập HTX
mới khơng phải là kinh tế HTX mà là sự phát triển kinh tế của các thành viên. Do
đó, kinh tế HTX là tổ chức kinh tế tự nguyện của các chủ thể kinh tế tự chủ. HTX
trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và mơ hình HTX kiểu
mới. Các HTX nằm trong sợi dây liên doanh, liên kết nhằm tăng sức mạnh, sức
cạnh tranh, hoạt động hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế; đa dạng hóa các loại hình HTX trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
thúc đẩy kinh tế hợp tác ổn định và phát triển bền vững, góp phần xây dựng
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn.
Đối với nông nghiệp Việt Nam, HTX không chỉ đơn thuần phát triển kinh
tế mà còn giữ vững vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, đồng thời
mang nhiệm vụ chính trị về an ninh nơng thơn, xây dựng, gìn giữ, phát huy tình
đồn kết, tính cộng đồng bao đời nay của cha ơng ta.
Như vậy có thể hiểu, HTX là tổ chức kinh tế mang tính xã hội và nhân văn
sâu sắc. Hình thành HTX là một q trình hồn tồn tự nhiên từ những đỏi hỏi,

nhu cầu thực tế của con người trong các hoạt động kinh tế.
2.1.1.3. Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN)
a. Khái niệm
Nhà kinh tế học A.V.Traianop đã nhấn mạnh: “Hợp tác nông nghiệp là sự
bổ sung cho kinh tế hộ nông dân, phục vụ cho nó và vì thế thiếu kinh tế hộ nơng
dân thì HTX khơng có ý nghĩa gì cả” và “chỉ những HTX do chính những người
nơng dân điều hành theo sáng kiến của họ và lợi ích của các HTX ấy được kiểm
nghiệm trên thực tế mới có giá trị”. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh (1927)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập tới những vấn đề lý luận, mục đích, loại hình và
cách tổ chức HTX và chỉ ra: “Hợp tác xã là hợp vốn, hợp sức với nhau, vốn
nhiều có sức mạnh thì khó nhọc ít và lợi ích nhiều” (Phạm Vân Đình, 2008).
Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể do nơng dân, hộ gia
đình nơng dân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự
nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật HTX để phát huy sức
mạnh tập thể các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
(Nguyễn Minh Tú, 2014).
Các khái niệm trên cũng chỉ ra mối liên kết tự nguyện giữa các chủ thể

8


kinh tế là nền tảng cơ bản hình thành HTX. Sự liên kết được thực hiện ở tất cả
các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Từ đó, hình thành HTX ở hầu hết các lĩnh
vực trong nền kinh tế quốc dân trong đó phải kể đến sự liên kết tự nguyện trong
lĩnh vực kinh tế nơng nghiệp và hình thành các hợp tác xã nông nghiệp.
Cũng giống như bất cứ quá trình sản xuất nào trong nền kinh tế thị trường,
hoạt động sản xuất nông nghiệp đều diễn ra các khâu như: bắt đầu từ việc nghiên
cứu xác định nhu cầu thị trường, đến việc chuẩn bị và kết hợp các yếu tố đầu vào
trong quá trình sản xuất, kết thúc bằng việc phân phối sản phẩm để thu tiền về.

Chính vì thế là đơn vị sản xuất kinh doanh và độc lập, các HTXNN vẫn phải tiến
hành đầy đủ các khâu trong quá trình kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho
mình. Tuy vậy, khi tham gia vào thị trường để nâng cao sức cạnh tranh thì HTX
phải phát huy thế mạnh của mình từ sự liên kết và hợp tác. Do đó, xét về mặt tổ
chức sản xuất các HTX sẽ phân chia các khâu của quá trình sản xuất để tiến hành
chun mơn hóa sản xuất và kinh doanh. Trên cơ sở chun mơn hóa sẽ hình
thành một hệ thống các HTXNN, trong đó bao gồm các HTX thực hiện một hoặc
một số khâu hoặc toàn bộ quá trình sản xuất để tạo ra lương thực, thực phẩm để
đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy, có thể có các HTX tiến hành nghiên cứu, dự
báo thị trường nông sản – thực phẩm, HTX cung ứng các yếu tố phục vụ sản xuất
như: vốn, máy móc, thiết bị, phân bón, thuốc trừ sâu…, HTX cung cấp các dịch
vụ nông nghiệp: tưới, tiêu, đánh chuột, cày, bừa… và các HTX phục vụ việc bán
hàng và phân phối hàng hóa thậm chí cả các HTX cung cấp lao động.
Như vậy có thể hiểu, Hợp tác xã nơng nghiệp là một tổ chức kinh tế tự chủ
được các thành viên thành lập trên cơ sở tự nguyện, tiến hành các hoạt động sản
xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh
doanh các ngành nghề khác ở nông thôn để đáp ứng nhu cầu xã hội.
Hợp tác xã nông nghiệp hiện nay phân theo hình thức hoạt động gồm:
HTX dịch vụ nơng nghiệp và HTX nơng nghiệp chun ngành (Liên minh HTX
tỉnh Hịa Bình, 2018).
- HTX DVNN được hiểu là các HTX cung ứng các dịch vụ nông nghiệp
theo yêu cầu của các xã viên.
- HTXNN chuyên ngành được hiểu là các HTX ngoài việc làm các dịch
vụ hỗ trợ kinh tế hộ xã viên còn tổ chức sản xuất, kinh doanh và phát triển các
ngành nghề khác phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống của hộ xã viên và
cộng đồng (Liên minh HTX tỉnh Hịa Bình, 2018).

9



b. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của HTXNN
Những hộ tiểu nông cá thể không thể không liên kết lại trước những diễn
biến phức tạp của điều kiện tự nhiên; trước sự chèn ép của các cơ sở kinh doanh
lớn trong lĩnh vực cung ứng vật tư kỹ thuật và tiêu thụ nông sản phẩm… Sự liên
kết đó đã gắn bó những người sản xuất nhỏ trong các tổ chức kinh tế (được gọi là
hợp tác xã) theo yêu cầu sản xuất của họ (Phạm Vân Đình, 2004).
C.Mác cho rằng đối với “nghề nơng hợp lý” thì phải có “bàn tay của người
tiểu nơng sống bằng lao động của mình” hoặc phải có “sự kiểm sốt của những
người sản xuất có liên quan với nhau. Khi nói về sự liên kết giữa những người
nơng dân, F. Ănghen cũng chỉ rõ: “Liên hiệp kinh tế của nơng dân với hiệp hội mà
trong đó có thể ngày càng giảm bớt sự bóc lột lao động làm thuê, những hiệp hội
đó dần dần sẽ chiếm được đa số áp đảo những bộ phận cấu thành của hiệp hội sản
xuất tồn xã hội…”. Khi nói về tính tất yếu của sự hợp tác trong nông nghiệp,
Cauki chỉ ra: Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, của nền nông hộ đã dẫn
đến nhu cầu hợp tác phong phú, nhiều vẻ (Phạm Vân Đình, 2008).
Từ những luận điểm trên đã cho thấy hợp tác hóa trong nơng nghiệp là một
xu hướng phát triển tất yếu xuất phát từ yêu cầu sản xuất của những người sản xuất
tiểu nông. Khi nền nơng nghiệp hàng hố phát triển, nhu cầu dịch vụ cho quá trình
sản xuất ngày càng tăng cả về qui mô và chất lượng. Nổi bật là các dịch vụ: giống,
phòng trừ sâu bệnh, chế biến và tiêu thụ nông sản, thuỷ lợi... Trong điều kiện này,
từng hộ nông dân tự đảm nhiệm tất cả các khâu cho q trình sản xuất sẽ gặp khó
khăn, hoặc khơng đủ khả năng đáp ứng, hoặc hiệu quả kinh tế thấp kém hơn so với
hợp tác. Từ đó nảy sinh nhu cầu hợp tác ở trình độ cao hơn, đó là hợp tác thường
xun, ổn định, có tính đến giá trị ngày cơng – giá trị dịch vụ, dẫn đến hình thành
HTX. Như vậy, sự ra đời của HTX trong nông nghiệp là nhu cầu khách quan, gắn
với quá trình phát triển nền nơng nghiệp hàng hố.
c. Vai trị của hợp tác xã nơng nghiệp
- HTX góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, giúp nhau tăng sức cạnh
tranh, khai thác các nguồn tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật để phát triển, góp
phần thúc đẩy q trình xã hội hóa sản xuất, thực hiện tốt vai trị là cầu nối giữa

các hộ sản xuất, xã viên với Nhà nước và các tổ chức kinh tế Nhà nước.
- HTX nơng nghiệp góp phần đưa tiến bộ khoa học, cơng nghệ, thiết bị kỹ
thuật hiện đại tới người nông dân trong các khâu sản xuất nông nghiệp và nông
thôn; phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ và hệ thống khuyến nông,

10


khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và khuyến thương; đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức và thực hành nông nghiệp cho lao động nông nghiệp, nông thôn; tổ
chức thực hiện việc phổ cập thông tin khoa học - kỹ thuật và thông tin thị trường
đến các xã, thôn (Liên minh HTX tỉnh Hịa Bình, 2018).
- HTX phát triển sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc, góp phần giải quyết cơng
ăn, việc làm, tăng thu nhập và bảo đảm đời sống ổn định cho xã viên và người
lao động, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương, là tiền đề quan
trọng để thực hiện dân chủ hóa và nâng cao văn minh ở nông thôn; các HTX phát
huy tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để vượt
nghèo, góp phần làm giảm bớt những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường và ổn
định xã hội ở nông thôn.
- HTX nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và phát triển kết
cấu hạ tầng nông thôn: hệ thống điện, thuỷ lợi, giao thơng nơng thơn, các cơng trình
phúc lợi xã hội, như nhà mẫu giáo, nhà trẻ, nhà văn hóa, trường học để phục vụ cho
xã viên và cộng đồng dân cư (Liên minh HTX tỉnh Hịa Bình , 2018).
2.1.1.4. Khái niệm HTXNN kiểu mới
Theo Luật Hợp tác xã 2012 thì khái niệm này đã được thay đổi như
sau:"Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có
tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương
trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng
nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng
và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

HTXNN kiểu mới không đơn giản là sự thay đổi “từ chức danh ông chủ
nhiệm HTX thành Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc HTX, mà là sự
thay đổi từ bản chất"; khẳng định kinh tế hộ gia đình khơng bị “thui chột, mất
động lực” khi tham gia HTX mà HTX kiểu mới còn làm gia tăng giá trị kinh tế
của hộ gia đình. Vậy HTX kiểu cũ và HTX kiểu mới có điểm gì khác nhau (Quốc
hội, 2012).
HTXNN kiể u mới là tổ chức kinh tế do những ngươı̀ nông dân tư ̣ nguyê ̣n
thành lập lên nhằm mu ̣c đích trơ ̣ giúp các hoa ̣t đô ̣ng sản xuấ t nông nghiê ̣p của ho ̣
thông qua việc cung cấp các dich
̣ vụ giá rẻ do lơ ̣i thế về quy mô và chuyên môn
hóa hoa ̣t đô ̣ng. HTXNN kiểu mới ra đời dưạ trên nề n tảng kinh tế hô ̣ nơng dân.
So với Luật Hợp tác xã năm 2003 thì Luật hợp tác xã năm 2012 đã làm rõ

11


được bản chất của HTX là một tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế tập thể
thành lập trên tinh thần tự nguyện,nhằm lợi ích chung của các thành viên. Luật
hợp tác xã năm 2012 đã bỏ quy định “HTX hoạt động như một loại hình doanh
nghiệp”, quy định này đã gây ra hai luồng ý kiến. Đa số ý kiến cho rằng, hợp tác
xã là tổ chức kinh tế tự chủ do các thành viên tự nguyện thành lập nhằm đáp ứng
nhu cầu chung của mình mà từng thành viên đơn lẻ không thực hiện được hoặc
thực hiện kém hiệu quả hơn. Một số ít ý kiến khác cho rằng: Cần khẳng định
“Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp” như được quy định tại
Luật Hợp tác xã năm 2003 vì thực chất hợp tác xã hoạt động như một loại hình
doanh nghiệp đặc thù, cần được bảo đảm hoạt động bình đẳng với mọi loại hình
doanh nghiệp khác và có quyền kinh doanh một số ngành nghề mà pháp luật
khơng cấm (Hồng Văn Long, 2013).
Với đă ̣c điểm của sản xuấ t nông nghiê ̣p, HTXNN kiể u mới có thể tổ chức
theo các hình thức sau:

- HTXNN làm dich
̣ vu ̣: về mă ̣t hı̀nh thức, đây là tổ chức kinh tế trong
nông nghiê ̣p đươ ̣c tách hẳ n để làm chức năng dich
̣ vu ̣ nông nghiê ̣p, bao gồ m:
dich
̣ vu ̣ các yế u tố đầ u vào các HTX cung ứng vâ ̣t tư), dich
̣ vụ các khâu cho sản
xuất nông nghiệp các HTX làm đấ t, tưới nước, bảo vê ̣ thư ̣c vâ ̣t…), dich
̣ vu ̣ quá
trı̀nh tiế p theo của sản xuấ t nông nghiệp các HTX bảo quản tiêu thu ̣ sản phẩ m).
Tuy nhiên, theo tính chất của từng ngành, từng mức đô ̣, yêu cầu của hơ ̣p tác và
phân công lao động để lưạ cho ̣n các hình thức HTX cho thı́ch hợp. Bởi vı̀, ngay
mô hı̀nh HTX dich
̣ vu ̣ cũng đươ ̣c phân thành nhiề u hı̀nh thức: dịch vu ̣ chuyên
khâu và dịch vu ̣ tổng hơ ̣p.
- HTX sản xuấ t kế t hơ ̣p với dich
̣ vu ̣: Các HTXNN loa ̣i này thường dưới
da ̣ng các HTX chuyên môn hóa theo sản phẩm. Đó là các HTX dich
̣ vụ chuyên
ngành gắn sản xuấ t với chế biế n và tiêu thu ̣. Trong đó, trực tiế p sản xuấ t là hô ̣
nông dân, HTX hợp đồng bao tiêu chế biến và tiêu thu ̣. Trong đó, trư ̣c tiế p sản
xuất là hộ nông dân, HTX hợp đồ ng bao tiêu chế biế n và tiêu thu ̣ sản phẩ m. Vı́
du ̣: các HTX sản xuấ t rau, HTX sản xuấ t sữa… (Hồng Văn Long, 2013).
- HTX sản x́ t nơng nghiê ̣p thuầ n túy: HTX loa ̣i này giố ng như các
HTXNN ở nước ta trước khi đổ i mới. Tức là, những người sản xuấ t liên kế t với
nhau ở khâu sinh ho ̣c của sản xuấ t nông nghiê ̣p với mu ̣c đı́ch ta ̣o ra quy mô sản
xuấ t thı́ch hơ ̣p, nhằ m chố ng la ̣i sư ̣ chèn ép của tư thương, ta ̣o ra những ưu thế
mới ở những ngành khó tách riêng như chăn nuôi cá ở các hồ , đầ m lớn….

12



×