Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

(Luận văn thạc sĩ) năng suất, chất lượng sản phẩm gà hmông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 67 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM GÀ H’MƠNG

Ngành:

Chăn ni

Mã số:

60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Nguyễn Hữu Cường
2. PGS.TS. Vũ Đình Tơn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kì học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Hữu Cường, PGS.TS. Vũ Đình Tơn đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Chăn nuôi chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu
Liên ngành PTNT đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ....................................................................................... viii
THESIS ABSTRACT ..................................................................................................x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................2

1.3.


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC
TIỄN .............................................................................................................2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1.

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở
GIA CẦM .....................................................................................................3

2.1.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm .......................................3

2.1.3.

Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng ..............................................................9

2.2.

KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GIA CẦM .......................................10

2.3.

CƠ SỞ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở GIA CẦM MÁI .......... 10

2.3.1.

Cơ chế điều hịa q trình phát triển và rụng trứng....................................... 11

2.3.2.


Cơ chế điều hịa q trình tạo trứng .............................................................12

2.5.

CHẤT LƯỢNG TRỨNG GIA CẦM ........................................................... 15

2.4.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC .........................18

2.4.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực của đề tài ..........18

2.4.2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu ngồi nước thuộc lĩnh vực của đề tài ......... 19

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................... 21
3.1.

ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .............................................. 21

3.1.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................21

iii



3.1.2.

Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 21

3.2.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 21

3.3.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 21

3.3.1.

Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà H’Mông ...........................................21

3.3.2.

Đánh giá năng suất cho thịt của gà H’Mông.................................................23

3.3.3.

Đánh giá chất lượng thịt gà H’Mơng............................................................ 24

3.3.4.

Phân tích thành phần hóa học của thịt gà H’Mông .......................................25


3.3.5.

Năng suất sinh sản của gà H’Mông .............................................................. 25

3.3.6.

Chất lượng trứng gà H’Mơng ......................................................................27

3.3.7.

Thành phần hóa học của trứng gà H’Mông .................................................. 29

3.4.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................ 29

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 30
4.1.

KẾT QUẢ VỀ NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG CỦA GÀ H’MÔNG .......... 30

4.1.1.

Tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông qua các tuần tuổi........................................ 30

4.1.2.

Sinh trưởng tích lũy của gà H’Mơng ............................................................ 31

4.1.3.


Sinh trưởng tuyệt đối của gà H’Mông .......................................................... 33

4.1.4.

Sinh trưởng tương đối của gà H’Mơng ........................................................ 35

4.1.5.

Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà H’Mông .............................................. 36

4.2.

NĂNG SUẤT THỊT CỦA GÀ H’MƠNG.................................................... 37

4.3.

CHẤT LƯỢNG THỊT GÀ H’MƠNG .......................................................... 38

4.4.

THÀNH PHẦN HĨA HỌC CỦA THỊT GÀ H’MÔNG ..............................40

4.5.

NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ H’MƠNG ........................................... 42

4.5.1.

Năng suất sinh sản của gà H’Mơng .............................................................. 42


4.5.2.

Thành phần hóa học của trứng gà H’Mơng .................................................. 43

4.5.3.

Chất lượng trứng của gà H’Mông ................................................................ 44

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 48
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................48

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................48

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ ........................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 50
PHỤ LỤC................................................................................................................... 54

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


Cs

Cộng sự

ĐVT

Đơn vị tính

g

Gam

Kg

Kilogam

LH

Luteinizing hormone

FSH

Flolicle-Stimulating hormone

NST

Nhiễm sắc thể

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam



Thức ăn

TT

Tăng trọng

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho gà H’Mông giai đoạn từ 1
đến 28 ngày tuổi ........................................................................................22
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho gà H’Mông giai đoạn từ 29
ngày tuổi đến 12 tuần tuổi ......................................................................... 22
Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn đậm đặc cho gà giai đoạn từ 1
ngày tuổi đến khi xuất chuồng ................................................................... 26
Bảng 3.4. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho gà H’Mông sinh sản ...................26
Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông giai đoạn từ 1 đến 12 tuần tuổi ................30
Bảng 4.2. Sinh trưởng tích lũy của gà H’Mơng từ 1-12 tuần tuổi ............................... 32
Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà H’Mông giai đoạn 1 - 12 tuần tuổi ................ 34
Bảng 4.4. Sinh trưởng tương đối của gà H’Mông giai đoạn 1 - 12 tuần tuổi...............35
Bảng 4.5. Thu nhận và hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở gà H’Mơng (n=3) .................. 37
Bảng 4.6. Năng suất, tỷ lệ các phần thịt và nội tạng của gà H’Mông ở 12
tuần tuổi ....................................................................................................38
Bảng 4.7. Khả năng giữ nước, độ pH, màu sắc và độ dai của thịt gà H’Mông 12
tuần tuổi ....................................................................................................39

Bảng 4.8. Thành phần hóa học của thịt gà H’Mơng lúc 12 tuần tuổi (n=6)................. 40
Bảng 4.9. Thành phần acid amin của thịt gà H’Mông lúc 12 tuần tuổi ....................... 42
Bảng 4.10. Năng suất sinh sản của gà H’Mông ........................................................... 43
Bảng 4.11. Thành phần hóa học của trứng gà H’Mơng (n=12) ....................................44
Bảng 4.12. Chất lượng trứng của gà H’Mông ..............................................................45

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sinh trưởng tích lũy của gà H’Mơng giai đoạn từ 1 đến 12 tuần tuổi ............33
Hình 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà H’Mơng .......................................................... 34
Hình 4.3. Sinh trưởng tương đối của gà H’Mông ......................................................... 36

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Phương
Tên Luận văn: Năng suất, chất lượng sản phẩm gà H’Mông
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60 62 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Cung cấp thông tin khoa học về khả năng sinh trưởng và năng suất sinh sản của gà
H’Mông.
Đánh giá chất lượng sản phẩm thịt, trứng của gà H’Mông.
Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu.
Tổng số 51 gà H’Mông thuần lúc 1 ngày tuổi được mua từ Trung tâm thực
nghiệm và Bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp tiến hành nội dung 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà
H’Mông được thực hiện lặp lại trên 3 lô thí nghiệm, từ tháng 6/2016 đến tháng 4/2017
trên giống gà H’Mông thuần nuôi tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Bố trí 17 gà
H’Mơng cho mỗi lơ thí nghiệm, ba lơ thí nghiệm được áp dụng cùng quy trình chăn
ni và phòng bệnh. Các chỉ tiêu theo dõi gồm sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt
đối, sinh trưởng tương đối, hiệu quả sử dụng thức ăn. Kết thúc thí nghiệm sinh trưởng
lúc 12 tuần tuổi, 6 cá thể (3 trống và 3 mái) được chọn ngẫu nhiên để đánh giá năng
suất, chất lượng, thành phần hóa học và acid amin của thịt.
Phương pháp tiến hành nội dung 2: Tổng số 27 gà được giữ lại để đánh giá khả
năng sinh sản. Thời gian theo dõi đến 38 tuần tuổi . Kết quả theo dõi để đánh giá năng
suất sinh sản, chất lượng trứng và thành phần hóa học của trứng.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả
Gà H’Mơng ni theo phương thức cơng nghiệp có tỷ lệ ni sống cao trung bình
đạt 94,10%. Sinh tưởng tuyệt đối tăng dần từ 1 tuần tuổi đến 10 tuần tuổi sau đó có xu
hướng giảm dần. Trong giai đoạn từ 1 -12 tuần tuổi gà H’Mơng thu nhận trung bình
42,81 gam thức ăn/ngày và mức tiêu tốn thức ăn là 3,13 kg thức ăn/kg tăng khối lượng
cơ thể. Ở 12 tuần tuổi gà H’Mông trống đạt 1206,70 gam/con, gà mái đạt 1026,70

viii


gam/con. Thịt gà H’Mơng có có hàm lượng sắt cao (136,80mg – 137,70 mg/100g) và
có đầy đủ 8 loại axit amin thiết yếu. Gà H’Mơng có tuổi thành thục sinh dục lúc 151,67
ngày với khối lượng là 1323,8g. Năng suất trứng trung bình lúc 38 tuần tuổi là 19,45
quả/mái, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 6,58kg. Trứng gà H’Mông lúc 28 tuần tuổi có

khối lượng là 38,10g, trứng gà H’Mơng có chất lượng tốt.
Kết luận
Gà H’Mơng thuộc nhóm gà địa phương có khối lượng nhỏ, khả năng thích nghi
tốt. Chất lượng thịt gà H’Mông nuôi theo phương thức công nghiệp là tốt và nằm trong
giới hạn về chất lượng thịt gà nội Việt Nam. Trong thịt gà H’Mơng có hàm lượng sắt
cao hơn so với các giống gà nội khác và có đầy đủ 8 loại axit amin thiết yếu. Gà
H’Mơng có năng suất sinh sản thấp, chất lượng trứng tốt.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Phuong
Thesis title: "Productivity, quality of H’Mong chicken’s products "
Major: Animal Sciences

Code: 60 62 01 05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Reseache Objectives:
Provide scientific information on the growth and reproductive performance of
H'Mong chicken.
Evaluate quality of meat and eggs of H'Mong chicken.
Materials and Methods
Materials: A total of 51 H’mong chickens at 1 day were bought from Centre of applied
research and livestock genetic conservation, National Institute of Animal Sciences.
Methods
The growth performance: Growth ability was performed at Vietnam National
University of Agriculture from June, 2016 to April, 2017 on H’Mong purebred chickens
and were divided into three pens.Thus, 17 H'Mong chickens in each experimental pen,

three experimental pens were applied in the same husbandry procedure and the disease
prevention. Observation indicators: alive rate (%), cumulative growth (gam), average
daily gain (gam), relative growth rate (%), feed conversion ratio (kg). At the end of
experiment (12 weeks of age ), 6 H’Mong chickens (3 males, 3 females) were
slaughtered to measure performance and meat quality with chemical composition and
proportion of amino acids.
Reproductive performance: Total 27 H’Mông chicken were fed to assess the
reproductiveness to 38 weeks of age. Besides, egg quality and chemical composition of
eggs were alo determined.
Results and conclusion
Results
H'Mong chickens had an average survival rate of 94,10%. Average daily gain of
H’Mong chickens was increasing gradually from one to ten weeks of age and then
decreasing. From one to 12 weeks of age, feed intake of H'Mong chickens was 42,81
grams per day and FCR was 3,1 kg of feed/kg live body weight. Twelve week-old
roosters and hens achieved body weight at 1206,7g and 1026,7g respectively. The
proportion of iron in H'Mong chicken meat is high (136,8mg – 137,7 mg/100g) and

x


there are eight unsubstituted amino acids in the meat. H’Mong hens have an early
sexual maturity of 151,67 days old with body weight at 1323,8g. The average egg yield
at 38 weeks of age was 19,45 eggs/hen, FCR/10eggs was 6,58kg. H’Mong chicken eggs
at 28 weeks of age have a weight of 38,10g, the quality of eggs is good and considered
as a food source with hight nutritional value.
Conclusion
H'Mong chicken belongs to local chicken group with small population, good
adaptability. The quality of H'Mong chicken meat raised by industrial farming and is
within the limits of the quality of Vietnamese chicken one. The proportion of iron in

H'mong chicken meat is high and there are eight unsubstituted amino acids in the meat.
H'Mong chicken has low reproductive performance and good quality eggs.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã có truyền thống từ lâu đời và góp phần
quan trọng trong việc nâng cao đời sống và thu nhập của hàng triệu hộ gia đình.
Tỉ lệ thịt gia cầm chiếm 18-20% tổng lượng thịt tiêu thụ chỉ đứng thứ 2 sau thịt
lợn (thịt lợn chiếm khoảng 75% tổng lượng thịt tiêu thụ). Theo Tổng cục thống
kê, năm 2015 tổng sản lượng thịt gia cầm của cả nước đạt 700,873 tấn. Chăn
ni gia cầm nói chung và chăn ni gà nói riêng sẽ vẫn tiếp tục giữa một vai trò
quan trọng trong sự phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam trong tương lai. Điều
này được thể hiện rõ trong Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01
năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển ngành chăn nuôi
Việt Nam đến năm 2020.
Theo Moula et al. ( 2011), các giống gà bản địa của Việt Nam có số lượng
khoảng 86,63-93,30 triệu con, bao gồm các giống gà như: gà Ri, Mía, Móng, Hồ,
Đơng Tảo, H’Mơng... Đặc điểm nổi bật của các giống gà địa phương là thích
nghi tốt với điều kiện mơi trường sống, khả năng chống chịu bênh tật tốt, chất
lượng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, tuy nhiên những giống gà địa
phương này có năng suất thấp. Vì vây, để nâng cao năng suất chăn ni, nhiều
giống gà có năng suất cao đã được nhập về nước ta. Điều này dẫn đến hiện tượng
lai tạp, suy thoái và mất dần tính đa dạng di truyền của các giống gà bản địa.
Nhiều giống gà đang bị thối hóa, lai tạp, thậm chí một số giống đang đứng trước
nguy cơ bị tuyệt chủng. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) thông báo rằng, việc
các nước nghèo nhập khẩu ồ ạt các giống cao sản chính là mối đe dọa lớn nhất
đối với sự đa dạng các giống vật nuôi bản địa hiện nay. Việc sử dụng các giống

gà cao sản nhập nội cho lai tạo với các giống gà nội nhiều , thậm chí khơng kiểm
sốt đã dẫn đến nguy cơ biến mất của các giống bản địa.
Gà H’Mông là giống gà bản địa được phát hiện đầu tiên ở Sơn La, do bà
con dân tộc H’Mông thuần dưỡng. Giống gà này có đặc điểm là da đen, thịt đen,
xương đen. Thịt gà H’Mơng có thể được sử dụng để bồi bổ sức khỏe cho con
người, nhất là cho phụ nữ có thai, người già và nó có tác dụng tốt đối với một số
bệnh về tim mạch, gan, thận. Ngoài ra gà H’Mơng cịn được biết đến với bởi thịt
dai, chắc, thơm ngon và ít mỡ, phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam. Tuy
nhiên, gà H’Mông hiện nay số lượng cịn ít, chủ yếu được ni bởi đồng bào dân

1


tộc H’Mơng ở miền núi phía bắc với phương thức chăn thả tự do làm cho giống
gà này bị lai tạp, mất nguồn gen. Vì vậy, tìm ra giải pháp chăn nuôi nhằm tăng
năng suất và đảm bảo chất lượng thịt của gà H’Mông thuần là cần thiết.
Đề tài “Năng suất, chất lượng sản phẩm gà H’Mông” được thực hiện
nhằm góp phần duy trì và phát triển giống gà H’Mơng, đồng thời cung cấp những
dữ liệu khoa học về năng suất và chất lượng sản phẩm của giống gà này.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Cung cấp thông tin khoa học về năng suất sinh trưởng, sinh sản của gà
H’Mông.
- Đánh giá chất lượng sản phẩm thịt, trứng của gà H’Mông.
1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Khai thác nguồn gen vật nuôi quý hiếm của Việt Nam, góp phần bảo tồn
và duy trì sự đa dạng sinh học của các giống bản địa.
- Kết quả của đề tài làm tài liệu tham khảo có giá trị cho những người chăn
nuôi giống gà này.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở
GIA CẦM
Sinh trưởng là quá trình diễn ra đồng thời, liên tục trong cơ thể động vật
cũng như cơ thể gia cầm. Sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước
của cơ thể do kết quả của sự phân chia các tế bào dinh dưỡng. Theo Lee và
Gatner (1898) thì sự sinh trưởng, trước hết là kết quả của sự phân chia tế bào,
tăng thể tích, tăng các chất ở mơ tế bào để tạo nên sự sống, trong đó tăng số
lượng và tăng thể tích là q trình quan trọng nhất (dẫn theo Trần Đình Miên,
Nguyễn Văn Thiện, 1995; Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường ,1992).
Trong chăn ni động vật, sinh trưởng thường được xác định bằng sự tăng
lên về khối lượng, kích thước cơ thể qua những giai đoạn nhất định, thực chất
của sự phát triển đó là sự tăng lên về số lượng protein và khoáng chất trong cơ
thể (dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2004).
Về mặt sinh học, sự tăng trưởng thực chất là các tế bào của mô cơ tăng
thêm số lượng, khối lượng và các chiều, vì vậy từ khi trứng rụng thụ tinh cho
đến khi cơ thể trưởng thành được chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trong
thai và giai đoạn ngồi thai, đối với gia cầm là thời kì hậu phơi và thời kì
trưởng thành.
Cùng với quá trình sinh trưởng, các tổ chức và cơ quan của cơ thể luôn luôn
phát triển hoàn thiện chức năng sinh lý dẫn đến phát dục. Phát dục là quá trình
thay đổi về chất tức là tăng lên thêm và hồn chỉnh các tính chất chức năng của
bộ phận cơ thể.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm
- Ảnh hưởng của đặc điểm di truyền giống,dòng: Di truyền là một trong
những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cơ thể gia
cầm. Theo Swright (1997) (dẫn theo Trần Đình Miên và cs., 1975) các gene ảnh
hưởng đến sinh trưởng của động vật được chia thành 3 loại: gene ảnh hưởng đến

sự phát triển nói chung, đến các chiều, đến tính năng lý học các chiều; gene ảnh
hưởng theo nhóm; và gene ảnh hưởng đến một vài tính trạng riêng rẽ.
Theo Nguyễn Ân và cs. (1983) thì các tính trạng năng suất (trong đó có tốc
độ sinh trưởng) là các tính trạng số lượng hay cịn gọi là tính trạng đo lường như
khối lượng cơ thể, kích thước, chiều đo. Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện

3


(1995) cho biết: Các tính trạng số lượng chi phối bởi nhiều gene hay còn gọi là
đa gene (polygenes). Các gene này hoạt động theo ba phương thức đó là sự cộng
gộp, trội, lặn và tương tác giữa các gene.
G=A+D+I
Trong đó:
G: Giá trị kiểu gene (Genotype value);
A: Giá trị cộng gộp – hiệu ứng tích lũy từng gene (Additive value);
D: Sai lệch do tương tác trội lặn – hiệu ứng giữa các gene cùng lôcut
(Dominance deviation);
I: Sai lệch do tương tác giữa các gene – hiệu ứng tương tác của các
gene không cùng lôcut (Interaction deviation).
Hiệu ứng cộng gộp A là các giá trị giống thơng thường có thể tính tốn
được, có ý nghĩa trong chọn lọc nhân thuần.
Trong thực tế sản xuất cũng như nghiên cứu, để xác định mức độ ảnh
hưởng của di truyền đến sinh trưởng của vật nuôi, người ta sử dụng đại lượng hệ
số di truyền (h2). Đặng Hữu Lanh và cs. (1999) đã khái quát: Hệ số di truyền là tỷ
lệ của phần do gene quy định trong việc tạo nên giá trị kiểu hình.
Nhìn chung, các tính trạng thuộc “nhóm tăng trưởng” thường có hệ số di
truyền cao, cịn các “nhóm sinh sản” thường thấp; thí dụ: ở gà ở 32 tuần tuổi có hệ
số di truyền thể trọng là 0,55; khối lượng trứng là 0,50 và sản lượng trứng là 0,10.
Nghiên cứu của Trần Công Xuân và cs. (1997) nghiên cứu trên gà lơng màu

hai dịng Tam Hồng 882 và Jang Cun vàng cho biết các giống khác nhau và
thậm chí trong cùng một giống thì các dịng khác nhau có tốc độ sinh trưởng
khác nhau. Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (1994) cũng cho thấy sự
khác nhau về khối lượng giữa các giống gia cầm là rất lớn. Các giống gà kiêm
dụng thường nặng hơn gà hướng trứng 500 – 700g (từ 13 – 30%).
- Ảnh hưởng của tính biệt: Các loại gia cầm khác nhau về giới tính thì có
tốc độ sinh trưởng khác nhau, con trống lớn nhanh hơn con mái (trừ thường hợp
chim cút con trống nhỏ hơn con mái). Theo Jull (1990) (dẫn theo Phùng Đức
Tiến, 1996), gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái 24 – 32%. Tác giả
cũng cho biết, sự sai khác này do gene liên kết giới tính, những gene này ở gà
trống (2 NST giới tính) hoạt động mạnh hơn gà mái (1 NST). North và Bell
(1990) cho biết khối lượng gà con một ngày tuổi tương quan dương với khối

4


lượng trứng giống đưa vào ấp, song không ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể gà
lúc thành thục và cường độ sinh trưởng ở 4 tuần tuổi. Song lúc mới sinh gà trống
nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi hơn
5%; 3 tuần tuổi hơn 11%; 8 tuần tuổi hơn 27%.
- Ảnh hưởng của độ tuổi: Sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào độ tuổi và
nó tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn. Quy luật sinh trưởng
phát dục khơng đồng đều và có tính chu kỳ. Gia cầm non có tốc độ sinh trưởng
rất cao, trong thời gian ngắn khối lượng có thể tăng lên hàng chục lần, về sau tốc
độ sinh trưởng giảm dần ở từng độ tuổi. Ngoài ra, tốc độ sinh trưởng của các cơ
quan, bộ phận trong cơ thể cũng không đều. Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng
Mận (1995) cho biết, để phát huy khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức
ăn tối ưu và đầy đủ, các chất dinh dưỡng được cân bằng nghiêm ngặt giữa protein
và axit amin thiết yếu; ngồi ra, cần cung cấp đủ khống và vitamin.
- Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng sinh trưởng: Thức ăn là yếu tố ảnh

hưởng trực tiếp, lâu dài đến toàn bộ các giai đoạn sinh trưởng và phát dục của gia
cầm. Đặc biệt, đối với gia cầm non do không được bú mẹ như ở động vật có vú
nên thức ăn của chúng ở giai đoạn đầu có tác dụng quyết định đến khả năng sinh
trưởng và khối lượng cơ thể của chúng sau này.
Theo Trần Đình Miên và cs. (1975) thì việc ni dưỡng mà chủ yếu là thức
ăn có tác dụng rất lớn đối với sinh trưởng của gia súc và gia cầm. Tác giả Bùi
Đức Lũng (1992) cho biết để phát huy khả năng sinh trưởng của vật nuôi cần
phải cung cấp thức ăn đảm bảo cân bằng nghiêm ngặt giữa protein với các axit
amin và năng lượng. Ngồi ra, trong thức ăn cịn được bổ sung các chế phẩm
sinh học không mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng và
làm tăng chất lượng thịt.
- Ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ đến sinh trưởng và phát triển: Yếu tố thời
tiết, mùa vụ cũng là một tác nhân quan trọng của môi trường ảnh hưởng đến tốc độ
sinh trưởng và phát triển của gia cầm, đặc biệt là nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.
+ Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ
Gà con ở giai đoạn còn nhỏ (30 ngày tuổi) cơ quan điều khiển thân nhiệt
chưa hoàn chỉnh nên yêu cầu về nhiệt độ tương đối cao. Vì vậy, nó rất nhạy cảm
với tác động của điều kiện khí hậu thay đổi. Những ngày đầu tiên thân nhiệt của
gà con mới nở không ổn định và phụ thuộc vào nhiệt độ chuồng ni. Vì thế,
nhiệt độ chuồng ni trong giai đoạn đầu của gà cần phải quan chặt chẽ, giữ ấm.

5


Nếu nhiệt độ quá thấp gà con sẽ tụ đống lại, không ăn, gà sinh trưởng kém hoặc
chết do tụ đống dẫm đạp lên nhau. Ở các giai đoạn sau nếu nhiệt độ mơi trường
q cao thì sẽ hạn chế việc sử dụng thức ăn, gà uống nhiều nước, bài tiết phân
lỏng, hạn chế khả năng sinh trưởng và gà dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa.
Gia cầm có thân nhiệt tương đối ổn định. Sự ổn định này là do chúng có sự
điều hịa nhiệt hồn chỉnh, trong đó hệ thần kinh đóng vai trị quan trọng. Nhiệt độ

của các cơ quan bên trong và não luôn thay đổi, cao hơn nhiệt độ trung bình của cơ
thể. Nhiệt độ của da thấp hơn và có thể bị thay đổi. Thân nhiệt trung bình của gia
cầm là 40 – 420C. Nhiệt độ của cơ thể dao động có thể do các yếu tố như: nuôi
dưỡng, tuổi, giống gia cầm, thời gian trong ngày cũng như mức độ hoạt động. Sự
ổn định tương đối nhiệt độ của cơ thể gia cầm (đẳng nhiệt) được giữ lại chỉ trong
điều kiện cân bằng giữa sự tạo nhiệt và sự mất nhiệt. Điều này đạt được nhờ sự
điều hịa hóa học (thơng qua q trình trao đổi chất) và điều hịa lý học (sự thay
đổi nhiệt độ của môi trường đều ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết nhiệt ở gia cầm và
nó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của gia cầm).
Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ có liên quan đến việc tiêu thụ thức ăn, ngồi
ra cịn làm tăng hoạt động sinh lý của hệ tuần hồn, hơ hấp gây stress mạnh. Nhiệt
độ thích hợp nhất cho gà là 15 – 250C. Những thay đổi nhiệt độ trên và dưới
ngưỡng này đều có thể gây stress và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát
triển của gà.
Theo tác giả Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1993), tiêu chuẩn nhiệt độ
khi nuôi gà thay đổi theo lứa tuổi với khung nhiệt độ thích hợp như sau:
Tuổi

Nhiệt độ trong chuồng nuôi (0C)

1 – 3 ngày tuổi

33 – 32

4 – 7 ngày tuổi
Tuần thứ 2

31 – 30
29 – 27


Tuần thứ 3
Tuần thứ 4

27 – 26
25 – 23

Tuần thứ 5
Tuần thứ 6 – 8

22 – 21
20 – 18

+ Ảnh hưởng của độ ẩm khơng khí
Ẩm độ cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
gia cầm. Trong điều kiện độ ẩm khơng khí cao sẽ gây bất lợi cho gia súc, gia cầm
bởi vì nhiệt độ thấp mà ẩm độ cao làm tăng khả năng dẫn nhiệt, gà con dễ mất

6


nhiệt gây cảm lạnh. Ngược lại, nhiệt độ cao, độ ẩm cao làm cơ thể gia cầm thải
nhiệt khó khăn và dẫn đến cảm nóng. Nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố luôn thay
đổi theo mùa vụ cho nên ảnh hưởng của thời tiết mùa vụ đến tốc độ sinh trưởng
của gia cầm là điều tất yếu.
Vai trò của độ ẩm khơng khí cùng với nhiệt độ mơi trường luôn luôn là
những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu khí hậu chuồng ni, từ đó
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống hàng ngày của cơ thể gia cầm. Độ ẩm
ảnh hưởng đến gia cầm trưởng thành, gia cầm non, thậm chí cịn ở cả giai đoạn
phơi thai. Smetner (1975) (trích dẫn theo Đào Văn Khanh, 2002) đã chứng minh
rằng: Gà con nở vào mùa xuân và mùa hè thì thời gian đầu sinh trưởng kém;

ngược lại, nở vào mùa thu thì gà sinh trưởng tốt ngay trong những ngày tuổi đầu.
Như vậy, trong điều kiện ẩm độ thấp, thời tiết mát mẻ sẽ ảnh hưởng tốt đến sinh
trưởng của gia cầm.
+ Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng
Gia cầm rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai
đoạn gà đẻ. Thời gian và cường độ chiếu sáng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho gà ăn, uống, vận động ảnh hưởng tốt đến khả năng sinh trưởng. Theo Bùi
Hữu Đoàn và cs. (2009), việc chiếu sáng đối với gà đẻ trứng thương phẩm trong
giai đoạn hậu bị rất quan trọng bởi vì gà hậu bị (đặc biệt gà mái) rất nhạy cảm
đối với sự chiếu sáng. Nếu kéo dài thời gian chiếu sáng, gà sẽ thành thục sớm
hơn thời gian dự định, điều đó sẽ làm sức đẻ trứng giảm sút và làm tăng khả năng
mắc bệnh.
- Ảnh hưởng của kỹ thuật ni dưỡng chăm sóc:
Chăn ni gia cầm là ngành đang phát triển mạnh ở nước ta. Song chăn
ni nói chung và chăn ni gà nói riêng ở nước ta cịn gặp nhiều vấn đề khó
khăn. Khí hậu nước ta thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong q trình chăn
ni, rất nhiều tác nhân khí hậu đã có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn ni như
nhiệt độ, ẩm độ khơng khí, ánh sáng..., nhất là miền Bắc phải có những biện pháp
bảo vệ chuồng ni phù hợp. Những biện pháp như che gió, thơng thống, sưởi
ấm,... nhằm tạo ra tiểu khí hậu chuồng nuôi tối ưu, cũng như nuôi ở mật độ hợp
lý, vận dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào sự biến động của thời tiết là một
việc làm cần thiết để triệt tiêu hoặc làm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh
hưởng bất lợi của môi trường, sẽ giúp chăn nuôi đạt kết quả cao.

7


Sự biến đổi của tiểu khí hậu trong chuồng ni về tính chất vật lý (nhiệt độ,
ẩm độ, gió, bụi, ánh sáng,...) và tính chất hóa học (oxi, nitơ, carbonic, amoniac
...) và vi sinh vật, khác xa so với không khí ngồi tự nhiên.

Thành phần của tiểu khí hậu chuồng nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
hướng chuồng, trang thiết bị kỹ thuật, quy trình kỹ thuật chăn ni và đặc biệt
là mật độ chuồng ni. Khi tiểu khí hậu chuồng nuôi không đảm bảo sẽ làm
giảm sự thu nhận thức ăn của gà. Với điều kiện khí hậu nước ta, việc quan tâm
nhằm làm giảm tác động bởi stress nhiệt trong điều kiện nóng ẩm là quan trọng
hơn cả. Cách tốt nhất để tránh stress là đề phòng stress xảy ra, muốn vậy phải
kết hợp nhiều biện pháp. Trước hết là vị trí chuồng, hướng chuồng, trần nhà
(trần có thể được cách nhiệt và phun mưa trên mái hoặc làm chuồng kín kiểu
đường hầm làm mát bằng hơi nước có quạt hút). Ngồi ra kết hợp thêm các biện
pháp bổ trợ như làm mát nước uống (bình thường tỷ lệ nước so với thức ăn là
2/1 ở nhiệt độ 210C nhưng sẽ tăng lên thành tỷ lệ 8/1 ở 380C).
Theo Tecter and Smith (1996), việc cung cấp nước lạnh và bổ sung
0,25% muối vào nước uống có hiệu quả tốt trong việc chống nóng. Thay đổi
khẩu phần ăn, cũng như bổ sung thêm vitamin C, khoáng chất vào nước uống
đều có lợi cho việc chống nóng. Trong thời gian stress nhiệt nên thay thế năng
lượng của khẩu phần bằng năng lượng của chất béo, đó là cách hạn chế sản
sinh nhiệt trong quá trình stress nhiệt. Cơ sở khoa học cho vấn đề này bắt
nguồn từ thực tế là “sự tích tụ nhiệt” gắn liền với sự trao đổi chất béo thấp
hơn tinh bột. Sự giải phóng nhiệt từ tiêu hóa và trao đổi chất của tinh bột cao
hơn chất béo xấp xỉ 30% hoặc là giảm thấp tỷ lệ protein trong khẩu phần thay
bằng cân đối tỷ lệ axit amin hơn là nâng cao tỷ lệ protein (Robert and Aswick,
1999). Việc thừa nitơ dẫn đến giải phóng quá nhiều nhiệt, ảnh hưởng không
tốt đến năng suất của gà trong thời gian có khí hậu nóng. Việc bổ sung
vitamin C và bicarbonate cũng có tác dụng tốt trong thời gian nóng.
- Tốc độ mọc lơng: Tốc độ mọc lơng là một trong những đặc tính di truyền
liên quan đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Người ta thấy rằng những
gia cầm non mọc lơng nhanh thì sinh trưởng phát dục tốt trong các điều kiện
khác nhau. Giữa tốc độ mọc lông và khả năng sinh trưởng của cơ thể gia cầm
có mối tương quan thuận.
Có thể chọn những gia cầm có tốc độ mọc lơng nhanh ngay từ khi 1 ngày

tuổi theo độ dài lông cánh và 10 ngày theo độ dài lơng đi. Những con có tốc độ

8


mọc lơng nhanh thì ngay khi mới nở, lơng cánh hàng sơ cấp đã có 5 – 7 lơng ống
nhỏ, chiều dài lông cánh dài hơn lông tơ trên thân khoảng 30%; 10 ngày tuổi
lơng đi đã có độ dài khoảng 1,0 – 1,5cm, chúng bắt đầu mọc lông đuôi ở ngày
thứ 5. Những gà mọc lông chậm, ở tuổi này hầu như chưa mọc lông đuôi, lông
đuôi bắt đầu mọc ở 20 ngày tuổi.
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng
- Sinh trưởng tích lũy: Là sự tăng khối lượng cơ thể, kích thước các chiều
đo trong một đơn vị thời gian nhất định. Khối lượng cơ thể ở tại một thời điểm
nào đó là chỉ tiêu được sử dụng quen thuộc nhất để chỉ khả năng sinh trưởng.
Xác định được khối lượng cơ thể sau các khoảng thời gian khác nhau như: 1 tuần
tuổi, 2 tuần tuổi,... sẽ cho biết về sinh trưởng tích lũy.
Đối với gà thịt, sinh trưởng tích lũy là chỉ số năng suất quan trọng nhất làm căn
cứ để so sánh các cá thể, các dòng hoặc giống với nhau. Đối với gà hướng trứng,
sinh trưởng tích lũy (đặc biệt giai đoạn hậu bị) liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh
sản của gà ở giai đoạn đẻ trứng. Nếu khối lượng cơ thể nhỏ thì khả năng sinh sản
thấp, nếu khối lượng cơ thể lớn thì tiêu tốn thức ăn tăng. Sinh trưởng tích lũy của gà
Ri vàng rơm ở 4 tuần tuổi là 171,3g (Trần Long và cs., 1996) và gà Tam Hồng
dịng 882 với khối lượng 238,50g - 270,17g (Trần Công Xuân và cs., 1997).
- Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong khoảng
thời gian giữa 2 lần khảo sát. Hình sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol, sinh
trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hay g/con/tuần.
- Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng cơ
thể, lúc kết thúc khảo sát so với lúc bắt đầu khảo sát. Đơn vị tính là %. Hình
sinh trưởng tương đối có dạng hyperbol. Sinh trưởng tương đối giảm dần qua
các tuần tuổi.

- Đường cong sinh trưởng: đường cong sinh trưởng biểu thị tốc độ sinh
trưởng của vật nuôi. Theo tài liệu của Chambers (1990), đường cong sinh trưởng
của gà có 4 điểm chính gồm 4 pha sau: pha sinh trưởng tích lũy tăng tốc độ
nhanh sau khi nở, điểm uốn của đường cong tại thời điểm có tốc độ sinh trưởng
cao nhất, pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn và pha sinh trưởng
tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành.
Thông thường khi người ta sử dụng khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi,
thể hiện bằng Hình sinh trưởng tích lũy và nó được biết một cách đơn giản là
đường cong sinh trưởng.

9


2.2. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GIA CẦM
Khả năng cho thịt được phản ánh thông qua các chỉ tiêu năng suất và chất
lượng thịt, khả năng cho thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, sự phát triển của
cơ, kích thước và khối lượng khung xương (Brandsch and buelchel, 1978).
+ Năng suất thịt
Năng suất thịt hay tỷ lệ thịt xẻ là tỷ lệ phần trăm của khối lượng thân thịt
so với khối lượng sống của gia cầm. Ở gà thịt thường tính tỷ lệ thịt đùi, thịt
ngực và mỡ bụng. Mối tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng thịt xẻ
là khá cao (0,9), còn giữa khối lượng sống và mỡ bụng thấp hơn (0,2 – 0,5)
(Nguyễn Thị Thúy My, 1997).
Năng suất thịt phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt, chế độ chăm sóc, ni
dưỡng và quy trình vệ sinh thú y. Các giống, dịng khác nhau thì cho năng suất
thịt khác nhau. Khảo sát năng suất thịt trên cùng một giống nhưng giới tính
khác nhau cũng cho kết quả khác nhau, mặc dù con trống lớn nhanh hơn, nạc
hơn song năng suất thịt ngực lại thấp hơn so với con mái (Ricard, 1988).
+ Chất lượng thịt
Chất lượng thịt được phản ánh qua các thành phần hóa học của thịt, cũng

có sự khác nhau giữa các dịng, giống. (Vũ Đình Tơn và cs., 2015) cho biết
chất lượng thịt gà Hồ có tỷ lệ protein 22,19%; lipid là 2,72% ; khống 1,37% .
Tốc độ sinh trưởng có tương quan âm đối với tỷ lệ mỡ (-0,39) và tương quan
dương với tỷ lệ protein (0,53), với tỷ lệ nước (0,32) và khống tổng số (0,14)
(Chambers, 1990).
Ngồi đánh giá chất lượng thịt thơng qua thành phần hóa học, cịn có thể
đánh giá chất lượng thịt theo các chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, trạng thái, mùi
vị), khả năng giữ nước của thịt, pH....
Chất lượng thịt cịn được đánh giá thơng qua độ tuổi, giới tính, chế độ ni
dưỡng và điều kiện nuôi dưỡng (Sonaiya và cs., 1990).
2.3. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở GIA CẦM MÁI
Gia cầm mái thối hóa buồng trứng bên phải, chỉ cịn lại buồng trứng và
ống dẫn trứng bên trái tồn tại và phát triển (Vương Đống, 1968). Âm hộ gắn liền
với tử cung và cũng nằm trong lỗ huyệt, do đó lỗ huyệt đảm bảo ba chức năng:
chứa phân, chứa nước tiểu và cơ quan sinh dục. Khi giao phối, gai giao cấu của
con trống áp sát vào lỗ huyệt của con mái và phóng tinh vào âm hộ.

10


Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và loại gia cầm.
Gà một ngày tuổi buồng trứng có kích thước 1 - 2mm, khối lượng khoảng 0,03g.
Thời kỳ gà đẻ buồng trứng có hình chum nhỏ, khối lượng khoảng 45 - 55g chứa
nhiều tế bào trứng. Sự hình thành buồng trứng và tuyến sinh dục xảy ra vào thời
kỳ đầu của sự phát triển phôi. Sau mỗi lứa tuổi lại có những thay đổi về cấu trúc
và chức năng của buồng trứng.
Chức năng chủ yếu của buồng trứng là tạo trứng. Quá trình phát triển của tế
bào trứng trải qua ba thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín. Số lượng tế bào
trứng theo các nghiên cứu khác nhau có sự khác nhau, gà mái thời kì đẻ trứng có
thể đếm được 3,600 trứng. Theo Frege (1978) cho rằng tế bào trứng lúc bắt đầu

đẻ là 900 – 3,500 ở gà mái, 1,500 ở vịt mái, nhưng chỉ có một số lượng rất hạn
chế được chín và rụng.
Tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ. Trong 3 - 14 ngày lòng
đỏ chiếm 90 - 95% khối lượng tế bào trứng, thành phần chính gồm: protein,
photpho, lipit, mỡ trung hịa, các khống chất và vitamin. Đặc biệt, lịng đỏ được
tích lũy mạnh vào ngày từ 9 đến 4 ngày trước khi trứng rụng. Việc tăng quá trình
sinh trưởng của tế bào trứng là do foliculin được tiết chế ở buồng trứng khi gà
mái thành thục sinh dục.
Sự rụng trứng được tính khi tế bào trứng rời khỏi buồng trứng rơi vào loa
kèn. Sự rụng trứng chỉ xảy ra một lần trong ngày, nếu gà đẻ trứng vào cuối buổi
chiều (16 giờ) thì sự rụng trứng được thực hiện vào buổi sáng hôm sau. Trứng
được giữ lại trong ống dẫn trứng làm đình trệ sự rụng trứng tiếp theo. Sự rụng
trứng của gà thường xảy ra từ 2 - 14 giờ.
Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện ni dưỡng, chăm sóc,
lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm. Nếu thức ăn kém chất lượng, nhiệt độ
khơng khí cao sẽ làm giảm sự rụng trứng và đẻ trứng. Ngoài ra, gà nhiễm bệnh cũng
hạn chế khả năng rụng trứng.
2.3.1. Cơ chế điều hịa q trình phát triển và rụng trứng
Các hormone hướng sinh dục của tuyến yên là FSH và LH kích thích sự
sinh trưởng và chín của trứng. Nang trứng tiết ra oestrogen trước khi trứng
rụng vừa có tác dụng kích thích hoạt động của ống dẫn trứng hoặc vừa ảnh
hưởng lên tuyến yên ức chế tiết FSH và LH. Như vậy, tế bào trứng phát triển
và chín chậm lại làm ngừng rụng trứng khi tế bào còn trong ống dẫn trứng
hoặc tử cung (chưa đẻ).

11


Gà mái mới đẻ trứng thường cho trứng hai lòng đó là do FSH và LH hoạt
động mạnh, kích thích một lúc hai tế bào trứng chín và rụng. LH chỉ tiết vào buổi

tối, từ lúc bắt đầu tiết đến khi rụng trứng khoảng 6 - 8 giờ. Vì vậy, việc chiếu sáng
bổ sung vào buổi tối làm chậm tiết LH dẫn đến chậm rụng trứng từ 3 - 4 giờ. Việc
chiếu sáng bổ sung 3 - 4 giờ buổi tối thực chất là để gà ổn định và tập trung vào
khoảng 8 - 11 giờ sáng. Nếu không đảm bảo đủ thời gian chiếu sáng 15 - 18 giờ/
ngày thì gà sẽ đẻ cách nhật và giảm năng suất trứng.
Như vậy, điều hòa sự rụng trứng là do yếu tố thần kinh thể dịch ở tuyến yên
và buồng trứng phụ trách. Ngồi ra cịn có cả thần kinh cấp cao và vỏ bán cầu đại
não tham gia quá trình này.
2.3.2. Cơ chế điều hịa q trình tạo trứng
Tác nhân kích thích đầu tiên tới sự phát triển hệ thống sinh dục ở gà là các
hormone hướng sinh dục từ tuyến n, tiếp đó FSH kích thích nang trứng sinh
trưởng phát triển, LH kích thích trứng chín và rụng. Cuối cùng nang trứng tiết
oestrogen kích thích sự phát triển và hoạt động của ống dẫn trứng. Để điều hịa
q trình chín và rụng, tuyến yên tiết oxytoxin tăng cường co bóp cơ trơn ống
dẫn trứng và tử cung, tiết prolactin ức chế hormone FSH và LH. Sau khi trứng
rụng, bao nỗn co lại tiết progesteron duy trì hình thành trứng ở ống dẫn trứng
và trạng thái hoạt động của nó. Vì vậy, để điều chỉnh nhịp nhàng chức năng
của bộ máy sinh sản phải nhờ mối liên hệ khăng khít giữa tuyến yên và vùng
dưới đồi.
Khả năng đẻ trứng của gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, tuổi
đẻ, trạng thái sinh lý, đặc điểm cá thể, điều kiện nuôi dưỡng và ngoại cảnh.
Trong các yếu tố môi trường thì ánh sáng có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển
chức năng sinh dục của gia cầm. Vì vậy, hiện nay người chăn nuôi đã biết dùng
ánh sáng nhân tạo để bổ sung cho gà đẻ sớm. Tuy nhiên, việc đẻ sớm có điều bất
lợi vì gà chưa đạt khối lượng cơ thể, trứng đẻ ra bé, chu kỳ đẻ sinh học ngắn, kết
thúc đẻ sớm dẫn đến năng suất kém.
Trong chăn nuôi gia cầm đẻ trứng phải hạn chế thức ăn, ánh sáng để kéo dài
tuổi thành thục về tính và thể vóc ở mức cho phép; ví dụ: gà hướng trứng đạt
khối lượng khoảng 1260g đối với gà mái, 1450g đối với gà trống ở 133 ngày
tuổi. Gà đẻ trứng giống thịt như ISA, AA phải nuôi hạn chế thức ăn đến 140

ngày, khối lượng sống đạt 2150g đối với gà mái, 2500g đối với gà trống sau đó
mới cho ăn tăng để thúc đẻ.

12


Nếu thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng cho gà hậu bị sẽ nâng cao
sức đẻ trứng của gà đẻ khối lượng trứng to, thời gian đẻ kéo dài.
2.4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC ĐẺ TRỨNG CỦA GIA CẨM
Sức đẻ trứng của gia cầm là một tính trạng số lượng có lợi ích kinh tế
quan trọng của gia cầm với con người. Có 5 yếu tố di truyền ảnh hưởng đến
sức đẻ trứng của gia cầm: tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tính
nghỉ đẻ, thời gian kéo dài chu kì đẻ trứng sinh học và tính ấp bóng.
* Các yếu tố di truyền cá thể
+ Tuổi thành thục sinh dục
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức đẻ trứng của gia cầm.
Tuổi thành thục sinh dục của cá thể được xác định qua tuổi đẻ quả trứng đầu
tiên. Tuổi thành thục sinh dục ở các gia cầm khác nhau là khác nhau: ở gà là
150 - 190 ngày, vịt 130 - 200 ngày và ngỗng 210 - 250 ngày (Nguyễn Mạnh
Hùng và cs., 1994). Theo Taylor and Bogar (1988), tuổi thành thục sinh dục của
gia cầm có hệ số di truyền h2 = 0,35. Tuổi thành thục sinh dục phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: dòng, giống, hướng sản xuất, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc,
quản lý,... Để đạt sản lượng trứng cao thì gia cầm ở tuổi thành thục sinh dục
phải phù hợp tiêu chuẩn của giống và giữ được sức bền đẻ trứng bằng cách cho
ăn hạn chế để khống chế được khối lượng gia cầm.
Các giống gia cầm bé, khối lượng nhỏ phần lớn đều đẻ sớm hơn các
giống gia cầm có thể trọng cao. Các giống hướng trứng có tuổi thành thục sinh
dục sớm hơn giống hướng thịt, gà thành thục sớm hơn vịt và ngỗng.
+ Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng của gia cầm là sức đẻ trứng của gia cầm trong một

thời gian nhất định (tương đối ngắn). Đây là một chỉ tiêu có liên quan mật thiết
với sản lượng trứng mà thơng qua đó người ta có thể ước tính sức sản xuất trứng
của gia cầm trong cả năm. Hệ số tương quan giữa sản lượng trứng 3 - 4 tháng
đầu là chặt chẽ (0,7 - 0,9).
+ Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học
Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học là yếu tố quyết định sức đẻ
trứng của đàn gà. Chu kỳ đẻ trứng sinh học càng dài thì sức đẻ trứng càng cao
và ngược lại. Thường chu kỳ đẻ trứng của gà kéo dài 1 năm; gà tây, vịt, ngan,

13


×