Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGƠ MINH THƯ

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGƠ MINH THƯ

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Thúy Nga

TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2016


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận tổng quan về hoạt động tài trợ xuất nhập
khẩu, các hình thức tài trợ, các tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt
động tài trợ xuất nhập khẩu. Mục tiêu tổng quát nhằm xây dựng các giải pháp phù
hợp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Tháp. Trong đó mục tiêu cụ thể là : (i) nghiên
cứu các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân
hàng thương mại, (ii) phân tích đánh giá thực trạng phát triển hoạt động tài trợ xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng
Tháp, (iii) xây dựng các giải pháp phát huy tiềm năng, thế mạnh hoặc khắc phục
những tồn tại nhằm phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Tháp. Luận văn sử dụng
phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích thống kê, so sánh, tổng
hợp, điều tra khảo sát phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Kết luận chủ yếu của
luận văn là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Tháp
cần sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế, triển khai một số giải pháp thực thi trong
luận văn để có thể phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu nâng cao tính cạnh
tranh đối với các ngân hàng trên địa bàn và góp phần thực hiện các chính sách kinh
tế xã hội tại tỉnh Đồng Tháp.



LỜI CAM ĐOAN
T i tên là: N

MN T

Sinh ngày 09 tháng 05 năm 1988 - tại: Đồng Tháp
uê quán: Đồng Tháp
iện đang c ng tác tại: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Đồng Tháp
Là h c viên cao h c khóa: V của Trư ng Đại h c Ngân hàng TP. ồ Chí Minh
Đề tài: “PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP”
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 60 34 02 01
Ngư i hướng d n khoa h c: T . V T

T

N

Luận văn này được thực hiện tại Trư ng Đại h c Ngân hàng TP. ồ Chí Minh.
Luận văn này là kết quả của quá trình h c tập, nghiên cứu khoa h c độc lập và
nghiêm t c của riêng tác giả. Các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng và chưa
được c ng bố toàn bộ nội dung này bất k ở đâu. Các tài liệu thu thập t thực tế
đáng tin cậy, các nguồn trích d n trong luận văn được ch thích nguồn gốc r
ràng, minh bạch.
T i xin hồn tồn chịu trách nhiệm về l i cam đoan danh dự của t i.
TP. CM, ngày


tháng 10 năm 2016

Ng Minh Thư


LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, t i xin bày tỏ sự cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng
trư ng Đại h c Ngân hàng thành phố

uý thầy c

ồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt cho t i

những kiến thức quý báu trong th i gian qua.
Đồng th i, tôi xin gửi l i cảm ơn sâu sắc đến T . Vũ Thị Th y Nga, ngư i
đã tận tình hướng d n, chỉ bảo giúp tơi hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, phương pháp
tiếp cận thực tiễn, nghiên cứu khoa h c và thực hiện hoàn thành đề cương luận văn
này.
Bên cạnh đó, tơi xin chân thành cảm ơn đến những ngư i bạn, những đồng
nghiệp và ngư i thân đã tận tình hỗ trợ, góp ý và gi p đỡ t i trong suốt th i gian
h c tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, t i xin kính ch c uý thầy c trư ng Đại h c Ngân hàng thành
phố ồ Chí Minh lu n dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành c ng trong c ng việc
và cuộc sống.
Một lần nữa t i xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC
Trang bìa lót

Tóm tắt
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Lời mở đầu
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................. 1
1.1 Tổng quan về phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu........................... 1
1.1.1 Khái niệm tài trợ xuất nhập khẩu và phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập
khẩu ............................................................................................................................ 1
1.1.2 Phân loại tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại.................. 2
1.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tài trợ ..................................................................... 2
1.1.2.2 Căn cứ vào phương thức thanh toán ...................................................... 3
1.1.2.3 Căn cứ vào tiến trình thực hiện thương vụ ............................................ 4
1.1.2.4 Căn cứ vào tài sản đảm bảo ................................................................. 10
1.1.2.5 Một số hình thức tài trợ xuất nhập khẩu .............................................. 11
1.1.3 Vai trò của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu .............................................. 14
1.1.3.1 Đối với ngân hàng ................................................................................ 14
1.1.3.2 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu ................................................. 15
1.1.3.3 Đối với nền kinh tế............................................................................... 17
1.1.4 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu .. 18
1.1.4.1 Các tiêu chí đánh giá quy mơ tài trợ xuất nhập khẩu............................ 18
1.1.4.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng tài trợ xuất nhập khẩu....................... 19
1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 20
1.2.1 Nhân tố xuất phát từ ngân hàng .................................................................. 20


1.2.1.1 Uy tín, thương hiệu của ngân hàng ....................................................... 20

1.2.1.2 Chính sách tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng ................................. 20
1.2.1.3 Năng lực cho vay của ngân hàng ........................................................... 21
1.2.1.4 Sản phẩm tài trợ của ngân hàng ............................................................. 21
1.2.1.5 Nền tảng khách hàng .............................................................................. 22
1.2.1.6 Nguồn nhân lực ...................................................................................... 22
1.2.1.7 Công tác Marketing................................................................................ 23
1.2.1.8 Hệ thống công nghệ thông tin ................................................................ 23
1.2.1.9 Mạng lưới ngân hàng đại lý ................................................................... 23
1.2.2 Nhân tố xuất phát từ môi trường kinh tế xã hội và cơ chế chính sách của
nhà nước ................................................................................................................... 23
1.2.2.1 Môi trường kinh tế xã hội ...................................................................... 23
1.2.2.2 Cơ chế chính sách nhà nước .................................................................. 24
1.2.3 Nhân tố xuất phát từ phía khách hàng ........................................................ 25
1.2.4 Nhân tố từ phía đối thủ cạnh tranh.............................................................. 25
1.3 Kinh nghiệm về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của một số ngân hàng
nƣớc ngoài và bài học rút ra cho ngân hàng Việt Nam ...................................... 26
1.3.1 Kinh nghiệm về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của một số ngân hàng .. 26
1.3.2 Bài học đối với Ngân hàng Việt Nam ......................................................... 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP ............................... 32
2.1 Khái quát ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Đồng Tháp
2.1.1 Giới thiệu sơ lược Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Đồng Tháp (BIDV Đồng Tháp) .................................................. 32
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Tháp............................. 33
2.2 Thực trạng phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Đồng
Tháp ......................................................................................................................... 37



2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu .................................. 37
2.2.2 Các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu BIDV đang cung cấp cho khách hàng ...... 39
2.2.2.1 Sản phẩm tài trợ xuất khẩu .................................................................... 39
2.2.2.2 Sản phẩm tài trợ nhập khẩu.................................................................... 40
2.2.3 Thực trạng phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Đồng Tháp ... 41
2.2.3.1 Về doanh số tài trợ xuất nhập khẩu ....................................................... 41
2.2.3.2 Về doanh số thanh toán quốc tế ............................................................. 46
2.2.3.3 Về kết quả mua bán ngoại tệ .................................................................. 49
2.2.3.4 Về hệ số thu nợ vay từ tài trợ xuất nhập khẩu ....................................... 50
2.2.3.5 Về doanh số thu nợ thu lãi vay tài trợ xuất nhập khẩu .......................... 50
2.2.3.6 Về số lượng khách hàng xuất nhập khẩu ............................................... 51
2.3 Kết quả khảo sát sự đánh giá của doanh nghiệp về hoạt động tài trợ xuất
nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ............................................................. 52
2.4 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV
Đồng Tháp............................................................................................................... 55
2.4.1 Những kết quả đạt được .............................................................................. 55
2.4.2 Những mặt hạn chế ..................................................................................... 57
2.5 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong hoạt động tài trợ thƣơng mại
tại BIDV Đồng Tháp .............................................................................................. 59
2.5.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng ................................................................. 59
2.5.1.1 Uy tín, thương hiệu của BIDV Đồng Tháp ............................................ 59
2.5.1.2 Chính sách tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Đồng Tháp ....................... 59
2.5.1.3 Sản phẩm tài trợ ..................................................................................... 61
2.5.1.4 Nền tảng khách hàng .............................................................................. 61
2.5.1.5 Nguồn nhân lực ...................................................................................... 62
2.5.1.6 Công tác Marketing................................................................................ 63
2.5.1.7 Hệ thống công nghệ thông tin ................................................................ 64
2.5.2 Nguyên nhân từ môi trường kinh tế xã hội, cơ chế chính sách Nhà nước .. 64
2.5.2.1 Môi trường kinh tế xã hội ...................................................................... 65



2.5.2.2 Cơ chế chính sách Nhà nước ................................................................. 66
2.5.3 Nguyên nhân từ phía khách hàng................................................................ 67
2.5.4 Nguyên nhân từ phía đối thủ cạnh tranh ..................................................... 67
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP ............................... 69
3.1 Định hƣớng phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Đồng
Tháp ......................................................................................................................... 69
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV Đồng
Tháp ......................................................................................................................... 70
3.2.1 Xây dựng uy tín và phát triển thương hiệu của BIDV Đồng Tháp ............. 70
3.2.2 Hồn thiện chính sách tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV Đồng Tháp ........ 71
3.2.3 Nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu ........................ 74
3.2.4 Xây dựng nền tảng khách hàng đa dạng và vững chắc ............................... 74
3.2.5 Phát triển nguồn nhân lực ........................................................................... 76
3.2.6 Đẩy mạnh công tác Marketing .................................................................... 80
3.2.7 Hồn thiện hệ thống cơng nghệ thơng tin ................................................... 81
3.3 Giải pháp phối hợp từ phía Doanh nghiệp xuất nhập khẩu ........................ 81
3.4 Các giải pháp hỗ trợ từ BIDV HSC và các cơ ngành liên quan .................. 83
3.4.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước ..................................................................... 83
3.4.1.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách điều chỉnh tỷ giá ..................................... 83
3.4.1.2 Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ......................................... 84
3.4.2 Đối với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước ............................................. 86
3.4.3 Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam . 87
3.4.3.1 Xây dựng chiến lược phát triển tài trợ xuất nhập khẩu ......................... 87
3.4.3.2 Cải thiện, hệ thống hóa quy định và quy trình tài trợ xuất nhập khẩu ... 88
3.4.3.3 Hiện đại hóa cơ sở vật chất, đầu tư đổi mới công nghệ ......................... 88
3.4.3.4 Củng cố xây dựng thương hiệu và mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý . 89



3.4.3.5 Xây dựng kênh thông tin trực tuyến dành cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu ................................................................................................................. 89
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................. 91
Tài liệu tham khảo .................................................................................................... i
Phụ lục 1 ...................................................................................................................iii
Phụ lục 2 ................................................................................................................... vi
Phụ lục 3 ...............................................................................................................xviii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

ANZ

Ngân hàng ANZ Việt Nam

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam

CN


Chi nhánh

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐLBTT

Đại lý Bao thanh tốn

ĐCTC

Định chế tài chính

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DN XNK

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Eximbank
HSBC

Nghĩa tiếng nước ngoài


Australia and New
Zealand Banking Group Ltd

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam
Ngân hàng TNHH MTV Hongkong Shanghai
HSBC Việt Nam
Banking Corporation

HSC

Hội sở chính

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NK

Nhập khẩu

XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu


QLKH

Quản lý khách hàng

TMCP

Thương mại cổ phần

TTTM

Tài trợ thương mại

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế Trans-Pacific
xun Thái Bình Dương
Economic
Agreement

TTQT

Thanh tốn quốc tế

VietinBank
Vietcombank
Sacombank
WTO

Strategic
Partnership


Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Thương Tín
Tổ chức thương mại thế giới

World Trade Organization


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn và cơ cấu tín dụng.........................................................................32
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015 .......................................................35
Bảng 2.3: Phí tài trợ thương mại tại BIDV Đồng Tháp ...................................................................36
Bảng 2.4: Tỷ trọng doanh số tài trợ xuất khẩu/ Tổng doanh số thanh toán xuất khẩu ...............................41
Bảng 2.5: Tỷ trọng doanh số tài trợ nhập khẩu/ Tổng doanh số thanh toán nhập khẩu ...................43
Bảng 2.6: Tỷ trọng doanh số tài trợ xuất nhập khẩu/ Tổng doanh số cho vay .................................44
Bảng 2.7: Tỷ trọng nợ quá hạn/ tổng dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu .................................................45
Bảng 2.8: Tỷ lệ doanh số thanh toán xuất khẩu theo từng phương thức/ tổng doanh số thanh toán quốc
tế .......................................................................................................................................................46
Bảng 2.9: Tỷ lệ doanh số thanh toán nhập khẩu theo từng phương thức/ tổng doanh số thanh toán quốc
tế .......................................................................................................................................................47
Bảng 2.10: Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ .........................................................................48
Bảng 2.11: Hệ số thu nợ vay tài trợ xuất khẩu và nhập khẩu ..........................................................49
Bảng 2.12: Doanh số thu lãi vay tài trợ xuất nhập khẩu ..................................................................50
Bảng 2.13: Thống kê khách hàng xuất nhập khẩu ...........................................................................51



i

LỜI MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra hết sức nhanh chóng, nền kinh tế
Việt Nam đã có những tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động xuất
nhập khẩu. Cùng với những sự kiện: Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên
Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Á – Âu
(ASEM), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và gần đây
là đàm phán ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(TPP) đã tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Việt Nam phát
triển sâu rộng hơn.
Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động mang lại
nguồn thu đáng kể cho các NHTM, gắn liền với hoạt động này là hoạt động tài trợ
xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhập khẩu hoặc xuất khẩu.
Vì vậy, phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu luôn là mối quan tâm hàng đầu
của hầu hết các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng đã có nhiều chính sách hơn
cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như hỗ trợ vốn cho doanh
nghiệp thu mua nguyên vật liệu trước khi có đơn hàng xuất khẩu, mà không cần tài
sản đảm bảo của Ngân hàng TMCP Á Châu (Nguyễn Thị Bích Hạnh, 2014). Hay
theo (Nguyễn Thanh Trúc, 2014) VietinBank đã triển khai mạnh mẽ chương trình
cho vay hỗ trợ các DN xuất khẩu – “gói giải pháp tổng thể” nhằm hỗ trợ thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu và tăng nguồn thu ngoại tệ.
Cùng với xu thế đó, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp cũng đã góp phần khơng nhỏ giúp các doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp có
điều kiện mở rộng, phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, đa dạng ở các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực như chế biến thủy sản, sản xuất lúa gạo, sản phẩm may mặc và
cho vay đầu tư máy móc thiết bị, đưa kỹ thuật hiện đại vào sản xuất chế biến góp
phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu cho tỉnh nhà. Theo báo cáo kinh tế xã hội hàng
năm của tỉnh, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng từ 596 triệu USD (2010) lên đến



ii

896 triệu USD (2015), điều này đã góp phần khơng nhỏ vào bước phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh. Theo báo cáo điều tra doanh nghiệp của tỉnh năm 2015, khả năng về
tài chính cũng như năng lực tiếp cận thị trường quốc tế của hầu hết các doanh
nghiệp trên địa bàn là một rào cản lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Đồng
Tháp. Chính vì vậy, việc tài trợ vốn, hỗ trợ về mặt uy tín cho các doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu là vấn đề vô cùng cần thiết. Hơn nữa, việc
phát triển tốt mảng hoạt động kinh doanh này sẽ mang lại nguồn thu nhập đáng kể
cho ngân hàng bao gồm thu lãi vay, chiết khấu, bảo lãnh, phí dịch vụ quốc tế, lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ…
Chính vì lẽ đó, nghiên cứu về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV- Chi nhánh
Đồng Tháp, nhằm phác thảo được bức tranh tổng thể về hoạt động tài trợ cho lĩnh
vực xuất nhập khẩu này, từ đó phát hiện các hạn chế cịn tồn tại của hoạt động này
tại BIDV - Chi nhánh Đồng Tháp là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu. Nhận
thức được tính quan trọng của vấn đề này và tính cấp thiết như đã trình bày ở trên,
tác giả đã chọn đề tài “ Phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp.” để
nghiên cứu cho luận văn cao học của mình.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu nghiên cứu đề tài tìm ra những giải pháp phù hợp để phát triển hoạt động
tài trợ xuất nhập tại BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
Một là, hệ thống hóa lý luận về phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại
Ngân hàng thương mại
Hai là, phân tích đánh giá về thực trang hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp. Từ đó

rút ra những mặt hạn chế cịn tồn tại nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp phát triển
hoạt động này tại BIDV Đồng Tháp.


iii

Ba là, đề xuất các giải pháp phù hợp để phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập
khẩu của BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thế nào là phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTM?
- Thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Tháp ra sao?
- Giải pháp nào để phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Tháp?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động tài trợ xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng
Tháp.
- Về đối tượng khảo sát: Các doanh nghiệp có hoạt động tài trợ xuất nhập
khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Về thời gian: Chủ yếu tập trung phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp từ
năm 2013 đến năm 2015. Các kết quả khảo sát ý kiến được thực hiện trong tháng 3
năm 2016.
- Về không gian: tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Đồng Tháp.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thông qua phương pháp thống kê, phân tích các số liệu thứ cấp ở quá khứ về
hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp luận văn đánh
giá được thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV – Chi nhánh Đồng

Tháp. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thông qua các
bảng câu hỏi được gửi đi và thu thập một cách khoa học, được gửi đúng đối tượng
cần khảo sát. Cụ thể như sau:
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: được tập hợp trên cở sở điều tra thăm dò
ý kiến của các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng


iv

Tháp. Qua khảo sát sự đánh giá của các doanh nghiệp về phát triển hoạt động tài trợ
xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp này, luận văn đánh giá kết quả đạt
được cũng như nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển hoạt động này tại
BIDV Đồng Tháp.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: là các số liệu từ báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, báo cáo hoạt động tài trợ thương mại của BIDV Đồng Tháp và
một số các báo cáo khác có liên quan của BIDV.
Phương pháp chọn mẫu: chọn 220 mẫu ngẫu nhiên trong số các doanh nghiệp
có hoạt động xuất nhập trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Một là tìm hiểu về tổng quan các vấn đề liên quan đến hoạt động tài trợ xuất
nhập khẩu.
Hai là phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV
Đồng Tháp.
Ba là luận văn gợi ý các giải pháp để phát huy tiềm năng, thế mạnh hoặc khắc
phục những tồn tại hạn chế nhằm có thể phát triển hoạt động của BIDV – Chi
nhánh Đồng Tháp.
7. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn đóng góp thêm vào cơ sở lý thuyết về hoạt động tài trợ xuất nhập
khẩu của các Ngân hàng thương mại.
Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn trong việc phát triển hoạt động tài trợ

xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh
Đồng Tháp giai đoạn 2013 đến 2015.
Trên cơ sở phân tích đánh giá hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, từ đó luận văn
đưa ra những mặt hạn chế tồn tại và gợi ý một số giải pháp hữu ích nhằm phát triển
hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Đồng Tháp.


v

Ngồi ra, luận văn cịn đem lại giá trị tham khảo tốt giúp các nhà hoạch định
chính sách, nhà quản lý đưa ra các quyết định quan trọng nhằm phát triển hoạt động
tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng.
8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Trong giới hạn nghiên cứu của tác giả, thời gian qua đã có một số đề tài
nghiên cứu liên quan như sau:
Tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh với đề tài “Hoạt động tài trợ xuất nhập tại
Ngân hàng TMCP Á Châu”, luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2013, Trường Đại học
kinh tế quốc dân Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu tổng quát cơ sở lý luận hoạt động
tài trợ xuất nhập khẩu cụ thể về đặc điểm kinh doanh và nhu cầu tai trợ xuất nhập
khẩu của doanh nghiệp đồng thời chỉ ra khả năng đáp ứng nhu cầu của ngân hàng
đối với hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Tác giả nêu lên thực trạng hoạt động tài
trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) qua các năm từ 2010 đến
năm 2013. Qua đó, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động tài trợ xuất nhập tại ACB. Tuy nhiên, luận văn chưa có những nghiên cứu
về kinh nghiệm hoạt động tài trợ xuất nhập của một số Ngân hàng lớn trong nước
hay Ngân hàng nước ngồi để từ đó đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn cho các
Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại
Ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng.
Tác giả Trần Thanh Trúc với đề tài “Phát triển tín dụng xuất nhập khẩu tại

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp” – luận văn
thạc sỹ kinh tế năm 2014, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả
đã đánh giá khái quát hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp, kết quả hoạt động tín dụng xuất
nhập khẩu qua các năm từ 2011 đến năm 2013. Luận văn chỉ ra kinh nghiệm hoạt
động xuất nhập khẩu tại một số nước trên thế giới như Malaysia, Hàn Quốc, Thái
Lan. Điểm nổi bật của luận văn là đã phân tích thực trạng phát triển hoạt động tín
dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh trong mối quan hệ tương quan so sánh với các
ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và đề xuất một số


vi

kiến nghị hữu ích nhằm phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên,
tác giả chưa cập nhật một số sản phẩm mới trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
như bao thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói.. Đây là những sản phẩm tiềm
năng được đánh giá mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hóa xóa bỏ các rào cản thương mại ngày càng tăng
như hiện nay.
Tác giả Nguyễn Văn Hải với đề tài “Phát triển dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu
tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, luận văn thạc sỹ
kinh tế năm 2014, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Luận văn nêu rõ cơ sở
lý thuyết về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như vai trò quan trọng của hoạt
động này.Từ việc khái quát khung lý thuyết, tác giả đánh giá chung về thực trạng
chất lượng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nơng thơn Việt Nam .Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành phân tích các hoạt động
tài trợ xuất nhập khẩu thông qua các số liệu thực tế cũng như thông qua các phiếu
khảo sát được tác giả khảo sát tại đây. Tác giả nêu rõ các vấn đề còn tồn tại và khó
khăn mà ngân hàng đang gặp phải, tìm ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan
ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động phát triển hoạt động này tại ngân hàng . Từ

đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện cũng như nâng cao khả năng phát
triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu như hồn thiện quy trình, xây dựng chiến
lược phát triển hoạt động tài trợ XNK theo chiều rộng và chiều sâu. Tuy nhiên,luận
văn chưa tiến hành làm rõ và giải quyết vấn đề một cách triệt để phát triển hoạt
động tài trợ XNK một ngân hàng thương mại cần có những điều kiện gì.
Nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Nghĩa (2013) về “Chính sách tín dụng ngân
hàng tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt
Nam”. Qua cơng trình nghiên cứu tác giả chủ yếu đề cập sự cần thiết phải dùng các
giải pháp tài chính tài trợ cho hoạt động XNK của DN. Tác giả đã đi sâu phân tích
về các chính sách vĩ mơ của nhà nước liên quan vấn đề tài trợ hoạt động XNK của
các doanh nghiệp nhưng chưa đi sâu nghiên cứu vào vấn đề phát triển hoạt động tài
trợ XNK của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập dưới góc độ của các


vii

Ngân hàng thương mại – đối tượng cung cấp dịch vụ.
Tác giả Lê Nam Phương (2013), “Hiệu quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
– cơ hội và thách thức”, Tạp chí kinh tế đối ngoại số 86 trang 67-69. Bài nghiên
cứu đã chỉ ra những cơ hội tiềm năng mà một ngân hàng TMCP đem lại cho doanh
nghiệp XNK bao gồm các nguồn thu phí dịch vụ như: phí bảo lãnh, chiết khấu, hoạt
động mua bán ngoại tệ... Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên những khó khăn thách
thức về mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau và với các ngân
hàng nước ngoài đang hoạt động và chuẩn bị “đổ xô” vào thị trường tài chính Việt
Nam. Tuy vậy, do tính chất của bài viết tác giả chưa nêu lên được thực trạng hoạt
động tài trợ xuất nhập của các Ngân hàng và từ đó đề ra những khuyến nghị nhằm
phát triển hiệu quả hoạt động này tại các Ngân hàng thương mại.
Tác giả Nguyễn Thu Trang (2014), “Hướng tới Doanh nghiệp XNK vừa và
nhỏ- Minh định chiến lược khách hàng tiềm năng”, Bản tin Đầu tư và Phát triển của
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam số 189 trang 25-27 trình bày một

cách cụ thể những thành tựu đáng khích lệ mà doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng
góp vào chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của BIDV. Bài nghiên cứu cũng đề ra một số
định hướng phát triển khối kinh doanh cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm gia tăng
thị phần của BIDV trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, chú trọng tăng trưởng
quy mô gắn liền với hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết, tác
giả chưa đi sâu vào các giải pháp cụ thể để phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập tại
BIDV đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Nhìn chung các nghiên cứu trước đây bao gồm các luận văn và các cơng trình
nghiên cứu nêu trên đã phần nào khái quát được lý luận chung về hoạt động tài trợ
xuất nhập khẩu và sự cần thiết của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng.
Ngoài ra, Đồng Tháp là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm về sản xuất lương thực thực phẩm của cả nước, đứng thứ ba cả nước về tổng sản lượng lúa với trên 3,07
triệu tấn/năm, sản lượng lúa hàng hóa trên 2 triệu tấn, là nơi có lợi thế ni trồng
thủy sản xuất khẩu được coi là thế mạnh thứ 2 sau cây lúa (Lê Minh Hoan, 2014).


viii

Hơn nữa, Đồng Tháp còn là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng cá tra xuất khẩu
(Nguyễn Văn Dương, 2014) cùng với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất
nhập đa dạng như xăng dầu, lúa gạo, thủy sản, dược phẩm, đồ mỹ nghệ….Đây
chính là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp có điều kiện phát triển.
Trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện các nghiên cứu trước đây, luận văn làm mới
đề tài bằng việc làm nổi bật thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của đơn vị
trực thuộc hệ thống BIDV – BIDV Đồng Tháp, qua đó chỉ ra những hạn chế còn tồn
tại trong hoạt động tài trợ XNK nhằm đề xuất một số giải pháp làm điều kiện để
phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập tại BIDV Đồng Tháp. Luận văn cịn góp thêm
vào nền tảng lý luận liên quan đến sản phẩm bao thanh tốn và tài trợ xuất khẩu trọn
gói, sản phẩm UPAS L/C, UPAS nhờ thu cùng với những nhận định về lợi ích và xu
hướng phát triển của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu trong thời gian tới. Thêm vào

đó là sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu và thời điểm nghiên cứu luận văn đề tài
“Phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam- Chi nhánh Đồng Tháp” của tác giả là đề tài mới, không trùng lắp
với các đề tài nghiên cứu đã được công bố trước đó. Luận văn đi sâu vào phân tích
thực trạng hoạt động tài trợ XNK của đơn vị trực thuộc BIDV, cụ thể là BIDV
Đồng Tháp trong thời kỳ nền kinh tế có nhiều biến động từ năm 2013 đến 2015 với
đầy đủ các khía cạnh về doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, về tình hình hoạt
động tài trợ thương mại. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với đặc điểm địa bàn,
khu vực mà Chi nhánh đang hoạt động kinh doanh nhằm phát huy có hiệu quả hơn
hoạt động tài trợ xuất nhập tại BIDV Chi nhánh Đồng Tháp.
9. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu thành 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


ix

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP


1

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP

KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP
KHẨU
1.1.1 Khái niệm tài trợ xuất nhập khẩu và phát triển hoạt động tài trợ xuất
nhập khẩu
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hay hoạt động
ngoại thương có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia. Thị trường thế giới không ngừng được mở rộng, nhu cầu về tiêu thụ hàng hóa,
thị trường đầu tư đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạt động xuất
nhập khẩu. Do khả năng có hạn mà các nhà hoạt động xuất nhập khẩu khơng phải
lúc nào cũng có đủ vốn để kinh doanh xuất nhập khẩu, do đó nảy sinh quan hệ vay
mượn và sự giúp đỡ tài trợ của ngân hàng.
Quan hệ giao thương quốc tế đặt ra những vấn đề tế nhị đôi khi phức tạp cho
nên những nghiệp vụ thương mại đòi hỏi sự tham gia của ngân hàng. Ngân hàng
đem lại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sự hỗ trợ về vốn, uy tín và các kỹ
thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực này. Có thể nói sự ra đời của tài trợ xuất nhập khẩu
là một yêu cầu tất yếu khách quan gắn liền với các quan hệ mua bán xuất nhập khẩu
giữa các nước với nhau.
Về bản chất, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu là việc ngân hàng thương mại
cung cấp một khoản tín dụng cho doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho họ thực
hiện thành công giao dịch thương mại quốc tế và gia tăng hiệu quả kinh tế của
thương vụ; từ đó góp phần thúc đẩy quan hệ mua bán và các mối quan hệ kinh tế
giữa các nước trên thế giới phát triển. Tuy nhiên, không nên hiểu tài trợ XNK là
một mảng dịch vụ đơn thuần. Hiện nay, hoạt động tài trợ XNK của các ngân hàng
thường được các phòng ban phối hợp chặt chẽ, nhằm cung cấp các dịch vụ đa dạng,


2

phục vụ nhu cầu của khách hàng. Chất lượng của hoạt động tài chính ngoại thương

là cơ sở để tạo lòng tin cho các đối tác thương mại với nhau trong q trình mua
bán. Do đó, khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho doanh nghiệp không chỉ đơn
thuần là vốn, mà đó cịn là kiểu cho vay uy tín của các ngân hàng. Vì thế ta có thể
hiểu như sau :
Tài trợ xuất nhập khẩu là mảng hoạt động của các ngân hàng cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ về mặt tài chính, kỹ thuật nghiệp vụ, uy tín cho các nhà kinh doanh
xuất nhập khẩu trong hoạt động ngoại thương.
Và phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập chính là :
Tập hợp những nguồn lực hiệu quả nhất của ngân hàng vào hoạt động tài
trợ XNK sao cho gia tăng doanh số giao dịch đi cùng với việc nâng cao chất lượng
hoạt động này đảm bảo sự gia tăng tài trợ XNK của NHTM an toàn và hiệu quả.
Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại (NHTM) có các đặc
điểm sau:
-

Đối tượng được tài trợ là các DN XNK trong quá trình trong mua bán ngoại thương.

-

Được thực hiện dưới hình thức NHTM cung ứng sản phẩm dịch vụ, vốn hoặc
bảo lãnh cho doanh nghiệp.

-

Thời hạn tài trợ chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn; tài trợ dài hạn chiếm tỷ trọng
tương đối thấp.

-

Tài sản thế chấp hay bảo đảm cho các khoản tài trợ là chứng từ thanh toán, hợp

đồng ngoại thương hoặc các tài sản là hàng hóa, máy móc thiết bị hình thành từ
nguồn tài trợ.

1.1.2 Phân loại tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng thƣơng mại
1.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tài trợ
Căn cứ vào thời hạn tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại của ngân hàng
thương mại chia làm 2 loại là: tài trợ ngắn hạn và tài trợ trung, dài hạn. Tài trợ ngắn


3

hạn là loại tài trợ có thời hạn dưới 1 năm, thường được sử dụng cho vay bổ sung
vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị, chiếm tỷ trọng lớn tại các
ngân hàng, cho vay để nhập hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị...Thời hạn
tài trợ trung và dài hạn tùy theo quy định của mỗi nước. Ở Việt Nam, tài trợ trung
dài hạn có thời hạn từ 1 đến 5 năm, tài trợ dài hạn từ 5 năm trở lên. Hình thức tài trợ
này được cung cấp để đầu tư, mua sắm tài sản cố định, xây dựng mới cải tiến kỹ
thuật, hiện đại hóa cơng nghệ.
1.1.2.2 Căn cứ vào phƣơng thức thanh tốn
Do các ưu điểm của mình mà tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán
khá phổ biến trong hoạt động thanh toán quốc tế của một ngân hàng thương mại.
Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế
nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành
về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp. (Theo điều 2, UCP 600, ICC).
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại (NHTM) cịn tài trợ bằng hình thức
nhờ thu. Nhờ thu là phương thức thanh tốn, theo đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau
khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình
bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được
thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.
(SGK TTQT, trang 340) Nhờ thu có 2 loại: Nhờ thu trả ngay (D/P) là phương thức

nhờ thu kèm chứng từ, trong đó ngân hàng nhờ thu chỉ trao bộ chứng từ đòi tiền cho
nhà nhập khẩu khi nhà nhập khẩu thực hiện thanh tốn hối phiếu địi nợ theo điều
kiện trả ngay; Nhờ thu trả chậm (D/A) là phương thức nhờ thu kèm chứng từ, trong
đó ngân hàng nhờ thu chỉ trao bộ chứng từ đòi tiền cho Nhà nhập khẩu khi nhà nhập
khẩu chấp nhận thanh tốn hối phiếu địi nợ (trả chậm) khi đến hạn.
Chuyển tiền là phương thức thanh tốn, trong đó khách hàng (người chuyển
tiền) u cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người
khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định.
Có hai hình thức chuyển tiền là: chuyển tiền bằng thư, chuyển tiền bằng điện (T/T).


4

Ngày nay phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện được sử dụng phổ biến
hơn nhờ tính an tồn, bảo mật, nhanh chóng, hiệu quả. Chuyển tiền điện (T/T) là
hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh tốn của ngân hàng chuyển tiền được thể
hiện trong nội dung một bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng telex hay mạng
swift. (SGK TTQT, trang 332).
Tradecard cũng sử dụng phương thức thanh tốn tương tự như chuyển tiền
điện, chỉ có khác là nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu cùng tham gia vào thị trường
giao dịch hàng hóa thương mại điện tử, người mua và người bán không cần gặp
nhau nhưng thông qua sàn giao dịch này người mua hàng lựa chọn những hàng hóa
phù hợp với giá cả cạnh tranh và thiết lập đơn đặt hàng với người bán đó. Phương
thức thanh toán cũng là phương thức chuyển tiền điện. Điều kiện để được cấp mã
truy cập vào sàn giao dịch này phải thỏa mãn được các điều kiện theo quy định.
CAD (Cash Against Documents) là hình thức thanh tốn giao chứng từ trả
tiền ngay. Theo đó, căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ ngân hàng mở
một tài khoản tín thác mang tên Nhà nhập khẩu cho Nhà xuất khẩu hưởng lợi
và/hoặc phong tỏa đủ số tiền thanh toán theo hợp đồng trên tài khoản của Nhà nhập
khẩu. Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ, ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra

bộ chứng từ nếu hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận về điều kiện cần kiểm tra đã ký
với nhà nhập khẩu. Ngân hàng thực hiện thanh toán cho Nhà xuất khẩu bằng tài
khoản tín thác đã mở và/hoặc số tiền đã phong tỏa. Ngân hàng có trách nhiệm
chuyển bộ chứng từ cho Nhà nhập khẩu để nhận hàng và tất toán khoản tiền ký
quỹ/tài khoản tín thác.
1.1.2.3 Căn cứ vào tiến trình thực hiện thƣơng vụ
Thứ nhất là tài trợ trƣớc khi giao hàng
 Đối với nhà xuất khẩu
Giai đoạn trước khi giao hàng, nhà xuất khẩu cần vốn để thực hiện sản xuất
theo hợp đồng, đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu nước ngoài thu mua, dự trữ, chế
biến, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.


×