Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi bò Mông của các hộ trên địa bàn xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ MỚI
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN
NI BỊ MƠNG CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHIÊN LOAN,
HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015- 2019


Thái Nguyên – 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ MỚI
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN
NI BỊ MƠNG CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHIÊN LOAN,
HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Lớp

: K47- PTNT - N02

Chuyên ngành

: Phát triển nông thơn

Khoa


: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015- 2019

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Trần Thị Ngọc

Thái Nguyên - 2019


i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời
cảm ơn đến Ths. Trần Thị Ngọc người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi
hồn thành tốt luận văn này.
Tơi xin chân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi cũng xin cảm ơn UBND xã Nghiên Loan, các ban nghành xã Nghiên
Loan, cán bộ thú y, cán bộ nông lâm xã, các trưởng thôn và các hộ nông dân
xã Nghiên Loan đã cung cấp số liệu thực tế và những thông tin cần thiết để tơi
hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn bạn bè cùng tồn thể gia đình, người thân đã
động viên tơi trong thời gian nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày


tháng

Tác giả

Nông Thị Mới

năm 2019


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng đàn bò ở các châu lục trong các năm gần đây ................ 14
Bảng 2.2. Tốc độ phát triển đàn bò thịt ở các châu lục trong những năm gần đây ..15
Bảng 2.3: Số lượng đàn bò thịt ở các châu lục trên thế giới trong các năm gần đây17
Bảng 3.1: Tình hình cơ bản xã điều tra tháng 11 năm 2018 ......................... 21
Bảng 3.2: Ma trận SWOT ............................................................................... 23
Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu qua các tháng trong năm...................... 26
Bảng 4.2. Diện tích đất đai và tình hình sử dụng đất ...................................... 28
Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động ......................................................... 29
Bảng 4.4: DT, năng suất, sản lượng một số cây lương thực có hạt của xã
Nghiên Loan .................................................................................................... 31
Bảng 4.5. Tình hình nhân lực của các hộ điều tra........................................... 32
Bảng 4.6. Tình hình sử dụng vốn của các hộ chăn ni bị Mơng 2017 ........ 33
Bảng 4.7. Nguồn cung cấp giống bị Mơng của các hộ điều tra năm 2017 .... 33
Bảng 4.8: Số hộ ni bị của xã năm 2017 ..................................................... 34
Bảng 4.9: Tình hình dịch bệnh trên đàn bò tại xã qua các năm ...................... 37
Bảng 4.10. Kết quả tiêm phòng cho đàn bò trong những năm gần đây.......... 38
Bảng 4.11: Quy mơ chăn ni bị của hộ năm 2018 ....................................... 38

Bảng 4.12: Cơ cấu đàn bò Mông của hộ chia theo độ tuổi năm 2018 ............ 39
Bảng 4.13: Hình thức chăn ni bị Mơng ở các hộ điều tra năm 2018 ......... 40
Bảng 4.14. Giá bán bị Mơng tại xã Nghiên Loan giai đoạn năm 2016-2018 41
Bảng 4.15: Kết quả và hiệu quả chăn ni bị Mông của hộ theo độ tuổi năm
2018 ................................................................................................................. 42
Bảng 4.16: Phân tích ma trận SWOT trong phát triên chăn ni bị Mơng ở xã
Nghiên Loan .................................................................................................... 46


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CC

Cơ cấu

BQ

Bình qn

IC

Chi phí trung gian

GO

Giá trị sản xuất

VA


Giá trị gia tăng

MI

Thu nhập hỗn hợp

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

SL

Số lượng

NN

Nơng nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

ĐVT

Đơn vị tính

DT

Diện tích


KHKT

Khoa học kĩ thuật



Lao động

LMLM

Lở mồm long móng

THT

Tụ huyết trùng

KST

Kí sinh trùng


iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ........................................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 4
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
2.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 5
2.1.2. Vai trị, đặc điểm chăn ni bị thịt ......................................................... 7
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 14
2.2.1. Tình hình chăn ni bị thịt trên thế giới .............................................. 14
2.2.2. Tình hình chăn ni bị tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................. 18
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 19
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
3.3.1. Thu thập số liệu ..................................................................................... 19
3.3.2. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 20
3.3.3. Phương pháp thống kê........................................................................... 22
3.3.4. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.................................................. 22


v
3.3.5. Vận dụng phân tích ma trận SWOT đối với chăn ni bị thịt ............. 22
3.3.6. Các chỉ tiêu phân tích ............................................................................ 23
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 25
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 25
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 25
4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................... 29

4.2. Thực trạng chăn nuôi bò ở xã Nghiên Loan ............................................ 32
4.2.1. Thực trạng chung .................................................................................. 32
4.2.2. Thực trạng chăn ni bị Mơng ở các hộ điều tra ................................. 38
4.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn ni bị Mơng ở xã
Nghiên Loan .................................................................................................... 43
4.3. Phân tích điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức của việc chăn ni
bị Mơng trên địa bàn ...................................................................................... 45
4.4.Định hướng và giải pháp đẩy mạnh chăn ni bị Mơng trên điạ bàn xã
Nghiên Loan .................................................................................................... 48
4.4.1.Cơ sở của việc đề ra định hướng và giải pháp đẩy mạnh chăn ni bị
Mơng trên địa bàn ........................................................................................... 48
4.4.2. Định hướng đẩy mạnh chăn nuôi .......................................................... 49
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 51
5.1. Kết luận .................................................................................................... 51
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53


1
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta giai đoạn 20102020, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung,
trong đó chăn nuôi đại gia súc được xác định là một trong những ngành chăn
ni chính trong những năm gần đây.
Phát triển chăn ni bị là thế mạnh và nằm trong chiến lược dài hạn của
tỉnh Bắc Kạn. Chăn ni bị là cơ sở để phát huy triệt để các tiềm năng sẵn có
cùng các lợi thế so sánh của vùng, đặc biệt vùng miền núi, làm đa dạng hóa
sản xuất nơng nghiệp, thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp phát triển tồn diện, bền
vững. Theo thống kê của phịng nơng nghiệp, đất canh tác nơng nghiệp chiếm

khoảng 14,1% diện tích tự nhiên, trong đó đất dốc, thiếu nước chiếm một tỉ lệ
khá cao, do đó sản xuất lương thực khơng phải là một thế mạnh của tỉnh Bắc
Kạn. Do nguồn lương thực không dồi dào nên việc chăn nuôi các loại vật ni
sử dụng lương thực ( lợn, gia cầm) khơng có tiềm năng phát triển mạnh. Điều
kiện tự nhiên và tập quán chăn nuôi và thị trường cho phép phát triển chăn
ni đại gia súc trong đó trọng tâm là sản xuất bị thịt, phát triển chăn ni gia
súc ăn cỏ là chiến lược sản xuất hàng hóa lâu dài của tỉnh.
Bắc Kạn có giống bị Mơng với nhiều đặc điểm quý, số lượng tương đối
lớn là tiền đề để tạo đàn nền phục vụ cho việc cải tạo và lai giống phục vụ cho
việc cải tạo và lai giống phục vụ cho phát triển chăn nuôi theo hướng lấy thịt.
Thị trường truyền thống của bò thịt Bắc Kạn rộng lớn, từ nhiều năm đã vượt
ra ngoài ranh giới của tỉnh, đặc biệt là Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.
Nghiên Loan thuộc huyện Pác Nặm là một xã vùng cao phía Bắc của
tỉnh Bắc Kạn, nằm phía Đơng Bắc của tổ quốc. Thu nhập của các hộ dân chủ
yếu từ sản xuất nơng nghiệp là chính, trong đó chăn ni bị thịt là một thế
mạnh của xã. Chăn ni bị thịt chiếm một vị trí rất quan trọng trong hoạt


2
động kinh tế của các hộ dân tộc của tỉnh nói chung và của xã Nghiên Loan nói
riêng. Do đó, phát triển chăn ni bị có thể giúp tăng tu nhập, cải thiện cuộc
sống và góp phần xóa đói giảm nghèo cho dân cư nông thôn, nhất là người
dân tộc. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, có chợ bị Nghiên Loan nổi tiếng
khu vực miền Bắc về bn bán trâu bò thuận lợi cho phát triển đàn bò thịt sản
phẩm của nó và đặc biệt có sự quan tâm của Chính quyền các câp về phát
triển đàn bị thịt cả số lượng và chất lượng, người dân cần cù lao động, có tập
qn chăn ni bị lâu đời. Người Mơng coi bị là tài sản q giá đối với gia
đình, họ có kinh nghiệm chăn ni bị tốt nhất trong các dân tộc. Giống bị
người Mơng có thể trạng to trên 400kg/con trưởng thành, nhiều con đực đạt
trọng lượng từ 450 – 550kg, tỉ lệ thịt xẻ cao trên 40%, con cái có trọng lượng

từ 250 – 280kg.
Tuy nhiên, trong q trình chăn ni và tiêu thụ bị thịt xã Nghiên Loan
cịn gặp một số khó khăn và một số điểm chưa được làm sáng tỏ, như :
Trong các hình thức chăn ni bị thịt của hộ hiện nay ở địa phương hình
thức nào mang lại hiệu quả chăn ni cao nhất.
Q trình cải tạo đàn bị trên địa bàn xã còn ở tốc độ chậm, chưa phát
huy hết lợi thế tiềm năng sẵn có của vùng. Cơng tác cải tạo giống, chăm sóc,
ni dưỡng, quản lý… chưa được quan tâm đúng mức.
Việc tiêu thụ bò thịt trên địa bàn xã diễn ra hết sức tự nhiên, chưa có sự
định hướng, can thiệp của Chính quyền địa phương, có nguy cơ dẫn tới quy
mơ đàn bị bị sụt giảm trong tương lai.
Để phát triển thì yếu tố về giống, chuồng trại, thú y, cơng chăm sóc, thức
ăn là các chỉ tiêu quan trọng. Với mục tiêu khảo sát thực trạng chăn ni bị
Mơng của các hộ nơng dân trên địa bàn Xã, đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả phát triển chăn ni bị Mơng giúp bị tăng trưởng nhanh, thời gian
ni ngắn, chi phí cho chăn nuôi giảm, chất lượng thịt cao. Xuất phát từ thực
tế đó và được sự đồng ý của khoa Kinh Tế và Phát triển nông thôn trường Đại


3
học Nông lâm Thái Nguyên, ủy ban nhân dân (UBND) xã Nghiên Loan,
huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, Thạc sĩ
Trần Thị Ngọc tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và giải
pháp phát triển chăn ni bị Mơng của các hộ trên địa bàn xã Nghiên
Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn ni bị Mơng của các hộ trên địa bàn xã
Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển chăn ni bị Mơng trên địa bàn xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh
Bắc Kạn.
- Xác định được nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến q trình chăn ni
bị Mơng tại xã Nghiên Loan.
- Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển chăn nơi bị Mơng tại xã
Nghiên Loan một cách có hiệu quả nhất.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
Thông qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài giúp cho sinh viên được
nâng cao năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của mình, vận dụng kiến thức
đã học ở nhà trường vào thực tiễn, đồng thời bổ xung kiến thức còn thiếu và
kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân.
Cung cấp các thông tin khoa học cho sản xuất bị Mơng tại tỉnh Bắc
Kạncũng như các địa phương khác ở các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện
tương tự.


4
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần vào việc đánh giá sát
thực hơn về chăn ni giống bị Mơng tại địa phương.
Đề tài giúp cho các nhà lãnh đạo có căn cứ để xây dựng những chính
sách để phát triển chăn ni bị Mơng tại địa phương.
Đề tài cịn giúp cho cán bộ khuyến nơng và cán bộ nơng nghiệp có căn
cứ để cho các hộ dân thấy được tiềm năng, hiệu quả trong việc phát triển chăn
ni bị Mơng trên địa bàn xã.


5


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Sản xuất
Chăn ni là một q trình sản xuất tạo ra sản phẩm, có nhiều khá niệm
về sản xuất, xong chủ yếu có 2 khái niệm chính sau đây:
“ Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong sản
xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có
nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác
phục vụ cuộc sống”.
“ Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác và tận dụng
các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong sản xuất, con người là lực lượng
sản xuất chủ yếu đóng vai trị quyết định”. (Mai Văn Xn giáo trình phân
tích kinh tế nơng nghiệp, Trường Đại học nơng nghiệp I (1996).
- Theo quan niệm của hệ thống sản xuất vật chất (MPS) thì sản xuất là
tạo ra của cải vật chất, nên trong xã hội chỉ có 2 nghành sản xuất là nông
nghiệp và công nghiệp.
- Theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) của Liên Hiệp Quốc, quan
niệm về sản xuất rộng hơn. Sản xuất là tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Quá
trình sản xuất bắt đầu từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào để tiến hành sản
xuất cho đến khi có các sản phẩm đủ tiêu chuẩn nhập kho.
Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, q trình này thể hiện trình độ cịn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm
bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, khơng có sản phẩm dư thừa cung
cấp cho thị trường.



6
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
sản phẩm sản xuất chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên
quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất mang tính tập trung chuyên
canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai.
Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào, thì người sản xuất cũng phải trả lời
được ba câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất
cho ai?
Theo chúng tơi: Sản xuất là q trình tác động của con người vào các đối
tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ phục vụ đời sống con người.
2.1.1.2. Tiêu thụ - kênh tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản
xuất, nhưng là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của q trình sản
xuất. Q trình tiệu thụ, hàng hóa, dịch vụ được chuyển từ hình thái vật chất
sang hình thái tiền tệ, vòng quay chu chuyển vốn của đơn vị sản xuất kinh
doanh được hoàn thành. Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tạo điều kiện
thu hồi chi phí sản xuất kinh doanh và tích lũy để thực hiện tái sản xuất mở
rộng. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường được
cấu thành bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Chủ thể tham gia vào quá trình tiêu thụ là người sản xuất, kinh doanh,
các hàng hóa, dịch vụ, người sử dụng các hàng hóa, dịch vụ và các tác nhân
trung gian trong khâu tiêu thụ.
- Đối tượng tiêu thụ là: Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ.
Kênh tiêu thụ: Có rất nhiều khái niệm về kênh tiêu thụ, theo giáo trình
Quản trị hệ thống phân phối sản phẩm – Trường đại học Kinh tế quốc dân:
Một số người cho rằng kênh tiêu thụ là đường đi của sản phẩm, hàng hóa từ
nơi sản xuất tới người tiêu dùng. Một số người khác cho rằng kênh tiêu thụ là



7

một dãy chuyển quyền sở hữu các sản phẩm hàng hóa khi chúng chuyển qua
các tác nhân tới người tiêu dùng…
Theo chúng tôi: Kênh tiêu thụ là luồng các sản phẩm hàng hóa đi từ sản
xuất đến người sử dụng cuối cùng, qua mỗi tác nhân giá trị của nó lại tăng lên.
Các thành viên tham gia kênh tiêu thụ: Người sản xuất, người thu gom,
người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng.
Tiêu dùng là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân phối tiêu thụ sản
phẩm. Người tiêu dùng là người cuối cùng của kênh phân phối, họ mua sản
phẩm hàng hóa dịch vụ để tiêu dùng cho bản thân và gia đình. Lý thuyết kinh
tế thị trường đã khẳng định rằng, tiêu thụ là yếu tố quyết định sản xuất cả về
quy mô và chiều hướng biến động.
2.1.2. Vai trị, đặc điểm chăn ni bị thịt
2.1.2.1. Vai trị của việc chăn ni bị thịt
Trước đây, Việt Nam vốn là một nước NN lạc hậu với cây lúa nước là
cây trồng chính, vì thế vị trí con bị trong hệ thống NN của nước ta cũng có
vai trị rất khiêm tốn. Trâu và bị được ni trong mỗi gia đình nơng dân với
mục đích trước hết là phục vụ cho sản xuất NN như cày ruộng, lấy phân bón
rộng, sau đó mới sử dụng nó vào mục đích kéo xe… Bị được ni nhiều ở
vùng trung du, ni bò với phương thức chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn
sẵn có từ bãi cỏ tự nhiên và rơm rạ dự trữ cho mùa khan hiếm thức ăn. Mùa
Đông ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam là thời gian bò bị thiếu hụt thức ăn
trầm trọng và phải sống trong môi trường sống bất lợi như quá lạnh, quá
nóng, bệnh dịch và thiếu nước.
Từ năm 1995, đất nước bước vào giai đoạn cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa, trâu bị cũng đang được chuyển dần từ mục đích cày kéo sang mục đích
sản xuất thịt và sữa. Mặc dù vậy, một nước chủ yếu là NN như nước ta, với

người nơng dân, con trâu, con bị vẫn giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống
sản xuất NN với những lợi ích như sau:


8

Thứ nhất, tăng sản phẩm thịt, sữa cho xã hội, do vậy mà giảm nhập khẩu
sữa bột, thịt đỏ ( thịt trâu và bò). Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, mức
sống của con người ngày càng được nâng lên, thì nhu cầu thực phẩm từ sản
phẩm thịt bị sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn hàng ngày của người dân.
Thứ hai, phát triển chăn nuôi bò thịt sẽ giúp tăng thu nhập từ bán bê
giống, bị thịt cho người chăn ni. Một con bê ni thịt sau 10-12 tháng cho
250-300kg thịt hơi, với giá trung bình 55.000đ/kg thịt hơi thì thu từ bán bị
thịt của người chăn nuôi sẽ là 14,5-16,5 triệu đồng.
Thứ ba, giải quyết sức kéo: Kéo cày, kéo xe cho nhiều vùng chưa có
điều kiện cơ khí hóa.
Thứ tư, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng được các phụ phế
phẩm NN và công nghiệp chế biến như rơm rạ, lá ngơ, lá mía… và chuyển
chúng thành thức ăn cho bị.
Thứ năm, là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho ni
trồng thủy sản.
Ngồi ra, chăn ni bị cịn góp phần giải quyết việc làm cho lao động
(LĐ) phụ hay lao động nhàn rỗi trong gia đình, nhờ đó góp phần làm giảm các
tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra.
Có thể nói chăn ni bị nói chung và chăn ni bị thịt nói riêng giúp
cho nơng dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống, thốt khỏi đói nghèo.
* Đặc điểm kinh tế kỹ thuật về chăn ni bị thịt
Bị thịt là động vật có hệ thần kinh cao cấp, rất mẫn cảm với môi trường
sống, do đó yếu tố thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng tác động trực tiếp tới chu
kỳ sinh trưởng và phát triển của chúng.

Bị là tài sản có giá trị của nơng dân, trước kia khi máy móc chưa phát
triển bò được sử dụng làm sức kéo còn phổ biến. Ngày nay, ở nhiều nơi máy
móc đã thay thế dần vai trò của con bò trong khâu làm đất, bò đã trở thành
một loại tài sản đặc biệt, một loại hàng hóa có giá trị của nơng dân và chăn
ni bị thịt đã trở thành một nghành kinh tế sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa là một thuộc tính phổ biến, một tất yếu khách quan
của sự phát triển sản xuất nói chung và chăn ni bị thịt nói riêng. Các sản


9

phẩm của chăn ni bị thịt được tiêu thụ rộng khắp mọi nơi. Do đó, để phát
triển chăn ni bị thịt cần phải có thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định.
Đất đai là nơi diễn ra quá trình sản xuất chăn ni bị thịt, gồm: diện tích
đồng cỏ tự nhiên, diện tích trồng cỏ, diện tích xây dựng chồng trại.
Trong kỹ thuật ni bị thịt, ni bị cái sinh sản và ni bê lấy thịt có
mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Bò cái sinh sản là nguồn cung cấp
bê nuôi thịt. Nuôi bê đực giống bị Vàng đến 24 tháng tuổi có thể đạt 190230kg. Tăng trọng qua từng thời kỳ. Bị Mơng đạt trọng lượng 450kg-550kg.
Thực tế cho thấy rằng, ni bị thịt sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nuôi
lợn và gia cầm với cùng một mức đầu tư và chăm sóc ni dưỡng. Tuy nhiên
ni bị thịt cần mức đầu tư ban đầu về giống và chuồng trại cao hơn và thời
gian thu lợi lâu hơn vì chu kỳ sinh học của con bị dài hơn các vật ni khác.
Mặc dù vậy, vấn đề này có thể giải quyết được vì hiện nay ở nơng thơn đang
có rất nhiều kênh tín dụng khác nhau với lãi suất khá ưu đãi. Nông dân có thể
dễ dàng tiếp cận với tất cả các nguồn vốn đó. Vấn đề là ở chỗ họ cần được trợ
giúp về kỹ thuật ni bị thịt nhằm sử dụng có hiệu quả vốn vay để phát triển
kinh tế gia đình.
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn ni bị Mơng

Hình 2.1 Một con bị Mơng đang leo trên triền đồi



10
Bị Mơng hay cịn gọi là bị u Cao Bằng vì những con đực nhìn giống
như bị tót, có thể nặng tới 700 kg, phẩm chất thịt mềm hơn so với nhiều
loại thịt bò như bò lai sind, chúng là một giống bị độc đáo có thân hình vạm
vỡ, u vai nhơ cao như bị tót, cơ bắp cuồn cuộn to hơn bất cứ giống bò nội địa
nào của Việt Nam. Bị vùng cao đa số có màu lơng vàng nhạt, một số ít màu
cánh gián, hoặc đen nhánh. Tai to, lưng hơi võng, mơng dài, chân cao, đỉnh
trán có u gồ hoặc phẳng, vai có u gồ lên, rất thuận tiện cho việc cầy kéo, sản
xuất, bị có tầm vóc cao to bình qn nặng từ: 450 – 500 kg. Là giống bị có
sức vóc sản xuất tốt, thịt ăn mềm ngon. Giống bị đực có thế lên tới 400–
600kg.
Bị đực trưởng thành có khối lượng cơ thể đạt 400–450 kg, bị cái trưởng
thành có khối lượng cơ thể đạt 250–280 kg, tỉ lệ thịt xẻ khá cao lên đến
52,12%, tỉ lệ thịt tinh (thịt lọc) đạt 40,33% so với bò vàng tỉ lệ này là 42% và
33%. Mặc dù bị vùng cao Hà Giang có nhiều đặc điểm vượt trội như vậy
song hiện nay giống bò này đang có nguy cơ bị suy thối dần về giống do vấn
đề cận huyết kéo dài. Bị Mơng có tầm vóc khá lớn, tuổi đẻ lứa đầu trên 2,5
năm, khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 16 tháng. Việc chọn lọc bò đực khối
lượng lớn phối với bò cái khối lượng lớn đã nâng cao khối lượng bê sơ sinh
và tốc độ sinh trưởng của bê rõ ràng.
Bò đực giống với màu lông phổ biến là đen, vàng. Tiêu chuẩn chọn bị
đực giống là tồn thân phát triển cân đối, khơng có khuyết tật, tuổi trong
khoảng 36 – 40 tháng. Tầm vóc to, tốc độ sinh trưởng cao, sức khoẻ tốt, khối
lượng cơ thể trên 500 kg. Đầu và cổ to (nhưng không quá thô), kết hợp tốt,
chắc khoẻ. Sừng dài vừa phải, gốc sừng to, bóng. Da bóng, lơng mượt. Vai to
cao, u cao, yếm dầy đều, hệ cơ phát triển. Ngực nở, sâu, rộng. Lưng dài, hông
rộng, thẳng, phẳng. Bụng gọn thon, không sệ. Chân to, khoẻ, phát triển cân
đối, đi khơng chạm kheo. Móng trịn, khít, tạo với mặt phẳng đất 450. Dương

vật bình thường, hai tinh hồn to đều.


11
Đối với bị cái giống: Tồn thân phát triển cân đối, khơng có khuyết tật,
đẫ đẻ từ 1 đến 4 lứa. Tầm vóc to, tốc độ sinh trưởng cao, sức khoẻ tốt, khối
lượng cơ thể trên 180 kg. Đầu dài, cổ nhỏ thanh, kết hợp tốt, chắc khoẻ. Sừng
dài vừa phải, gốc sừng thon, bóng. Da bóng, lơng mượt. Yếm dầy đều, hệ cơ
phát triển. Lưng dài, hông rộng, thẳng, phẳng. Bụng gọn thon, không sệ. Bầu
vú phát triển đều, núm vú dài cân đối. Âm hộ mẩy, bóng. Chân to, khoẻ, phát
triển cân đối, đi khơng chạm khoeo. Móng trịn, khít, tạo với mặt phẳng đất
450 độ.
Các giống bị không chỉ phán ánh khả năng di truyền của giống mà còn
gián tiếp biểu hiện tập quán sản xuất của địa phương. Bị Mơng có những đặc
điểm sau đây:
- Khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái mơi trường khắc nhiệt.
- Khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng và phù
hợp với điều kiện chăm sóc của người dân địa phương.
- Khả năng chống chịu bệnh tốt.
- Chi phí đầu tư thấp.
- Chất lượng thịt ngon.
- Nếu xét về góc độ kinh tế, điểm nổi bật của giống bị Mơng là tầm vóc
to, năng suất cao. Trong điều kiện nóng ẩm và thức ăn nghèo dinh dưỡng thì
đó lại là một sự thích nghi hợp lý.
*Nhóm nhân tố về đều kiện tự nhiên
Đối với nghành chăn ni đặc biệt là chăn ni bị chịu ảnh hưởng nhiều
bởi điều kiện tự nhiên, khí hậu ( nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm) có tác động trực
tiếp và gián tiếp tới vật ni. Khí hậu thời tiết không những ảnh hưởng trực
tiếp đến cơ thể gia súc mà còn tác động đến sự phát triển của cây cỏ trên đồng
cỏ và các nguồn thức ăn thô xanh khác. Sự phân bố của lượng mưa cũng ảnh

hưởng đến chăn ni bị thịt. Mùa mưa, cỏ dồi dào, bò phát triển tốt, ngược


12
lại vào mùa khơ, nắng nóng kéo dài, cây cỏ khơng phát triển được, bị bị thiếu
thức ăn nên tăng trọng kém.
Bên cạnh đó thì yếu tố đất đai nói chung là nơi diễn ra các hoạt động sản
xuất chăn nuôi như xây dựng chuồng trại, trồng cỏ làm thức ăn cho bị. Do đó
để phát triển chăn ni bị cần có một diện tích đủ lớn theo quy mơ chăn nuôi.
Nguồn nước cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của bò.
Nước cần cho sự sống của bị thịt, trung bình mỗi ngày một con bị cần 30-40
lít nước, do đó trong chăm sóc ni dưỡng cần phải thường xuyên bổ sung
nước uống cho bò, cùng một lượng muối ăn nhất định. Đồng thời nước cũng
cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cỏ, ngược lại nước cũng là một trong
những môi trường dễ lây truyền bệnh dịch.
*Nhóm nhân tố về kỹ thuật
- Giống: Cũng như rất nhiều nghành chăn ni khác, trong chăn ni bị
Mơng con giống được coi là điều kiện đầu tiên quyết định để phát triển. Con
giống có chất lượng tốt sẽ đảm bảo cho sự phát triển của bò sau này. Giống
giữ vị trí rất quan trọng trong việc cải tiến di truyền, nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm chăn ni; trong chăn ni bị thịt, con giống cần chọn lọc lai
tạo phải theo mục đích của sản xuất là lấy thịt, giống bò thịt phải đạt được yêu
cầu về tầm vóc, tỷ lệ thịt xẻ cao, phù hợp với điều kiện chăn ni của vùng.
- Thức ăn: Có ý nghĩa rất quan trọng đến sự sinh trưởng của bò, thức ăn
không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bò mà còn ảnh hưởng đến chất
lượng thịt bò. Việc sử dụng các khẩu phần ăn có giá trị năng lượng, hàm
lượng protein hoặc thành phần dinh dưỡng và sự cân bằng các chất dinh
dưỡng khác nhau đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của bò. Thức ăn cho bò ở
nước ta chủ yếu là các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp và tận dụng chăn thả
tự nhiên. Tuy nhiên bãi chăn thả đang ngày càng bị thu hẹp, nhiều phế phụ

phẩm đang cịn bị lãng phí chưa được tận dụng để ni bị.


13
- Phương thức ni: Phương thức ni có liên quan chặt chẽ đến chế độ
dinh dưỡng, do vậy sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi. Chế độ nuôi
thâm canh với khẩu phần giàu năng lượng hoặc nuôi nhốt dẫn đến bị phát
triển nhanh nhưng tăng tích lũy mỡ. Ngược lại với chế độ nuôi bán thả với
thức ăn giàu xơ, bò sẽ phát triển chậm hơn so với phương thức ni thâm
canh nhưng tỷ lệ nạc nhiều hơn.
*Nhóm nhân tố kinh tế xã hội
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường có vai trị quan trọng đối với
sản xuất kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đây là khâu then
chốt của sản xuất hàng hóa, thị trường chính là cầu nối giữa người sản xuất
với người tiêu dùng. Nó cho chúng ta biết kết quả sản xuất của một chu kỳ
kinh doanh. Ngày nay khi đời sống kinh tế xã hội phát triển thì nhu cầu của
người tiêu dùng ngày càng cao đòi hỏi thị trường phải cung cấp sản phẩm thịt
bò có chất lượng cao. Đáp ứng nhu cầu đó, người chăn ni đã đầu tư ni bị
Mơng hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng thịt và an tồn song cịn
gặp phải nhiều khó khăn do thị trường mang lại biến động giá cae, các sản
phẩm cạnh tranh, thay thế… Vì vậy thị trường tiêu thụ có tác động tích cực
đến chăn ni bị Mơng.
- Vốn sản xuất: Là điều kiện quyết định đến hành vi chăn nuôi của người
dân. Vốn được sử dụng để xây chuồng trại, mua con giống, đầu tư cho chăn
nuôi, mở rộng quy mô… Mặc dù vốn đầu tư ban đầu cho chăn nuôi bị Mơng
tương đối thấp song so thời gian sinh trưởng và đặc điểm ngoại hình của bị
Mơng mà người dân vẫn chưa mạnh dạn đầu tư.
- Lao động: Chăn nuôi bị Mơng đã có từ lâu nên người dân tích lũy
được nhiều kinh nghiệm, mặt khác để ni bị Mơng khơng cần dùng kỹ thuật
cao nên có thể tận dụng mọi lao động trong gia đình kể cả lao động ngoài

độ tuổi.


14
*Nhóm nhân tố các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế hành chính bao
cấp sang nền kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức
quan trong. Nó có thể khuyến khích sự phát triển của một nghành sản xuất
nào đó hoặc ngược lại, kìm hãm sự phát triển của nghành đó. Chăn ni bị
Mơng đã có nhiều chuyển biến song vẫn rất cần sự can thiệp của Nhà nước
theo hướng thúc đẩy phát triển.
*Nhóm nhân tố tổ chức sản xuất
Lựa chọn một hình thức tổ chức hợp lý sẽ tạo thế mạnh cho phát triển
chăn nuôi. Chăn nuôi nước ta hiện nay chỉ cịn hai hình thức chăn ni cơ bản
là quốc doanh và hộ gia đình, song chăn ni các nông hộ đã thực sự làm thay
đổi về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp lên một cách rõ rệt.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình chăn ni bị thịt trên thế giới
Ở những nước phát triển trên thế giới, ngành chăn ni bị thịt thường
được chun mơn hố theo 2 hướng: ni bị chun thịt, hoặc ni bị kiêm
dụng sữa-thịt. Đặc điểm nổi bật của giống bò chuyên thịt là có thân hình vạm
vỡ, mình trịn, mơng và vai phát triển như nhau, nhìn tổng thể bị có hình chữ
nhật. Khối lượng con cái trưởng thành từ 500-800 kg, khối lượng con đực
trưởng thành từ 800-1.400 kg. Bò chuyên thịt có tỷ lệ thịt xẻ cao, đạt từ 6070% và thích nghi với ni chăn thả cũng như vỗ béo.
Bảng 2.1: Số lượng đàn bò ở các châu lục trong các năm gần đây
ĐVT: triệu con
Châu Lục
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Á

Châu Âu
Châu Úc
TổngĐàn

2010
230
480
471
139
38
1358

2011

2012

2013

2014

2015

2016

233
235
235
238
240
241

485
490
501
507
511
515
478
480
485
493
503
508
134
132
131
130
128
127
39
39
40
41
41
42
1369 1376 1392 1409 1423 1433
(Nguồn: />

15
Bảng 2.2 cho thấy, trong những năm qua quy mô đàn bị thịt trên thế giới
có sự tăng trưởng nhưng thấp. Tốc độ tăng trưởng từng khu vực trên thế giới

khác nhau, Châu Phi có tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn các châu lục
khác trên thế giới, Châu Á tăng trưởng ổn định, riêng Châu Âu đàn bò thịt
trong những năm qua giảm bình quân khoảng 2,66% trong tổng đàn.
Bảng 2.2. Tốc độ phát triển đàn bò thịt ở các châu lục trong những năm
gần đây
ĐVT: triệu con
Châu Lục

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Châu Phi

0,44

0,67

0,70


0,76

0,79

0,81

0,84

Châu Mỹ

0,70

0,90

0,96

0,99

1,05

1,07

1,10

Châu Á

1,81

2,08


2,11

2,13

2,16

2,18

2,20

Châu Âu

-1,82

1,88

1,90

1,93

1,96

1,98

2,01

Châu Úc

-1,76


1,43

1,49

1,51

1,53

1,56

1,58

TổngĐàn

0,71

7,32

7,49

7,60

7,73

6,69

7,16

(Nguồn: />Phương thức chăm sóc, ni dưỡng bị thịt ở từng nước trên thế giới
thường khác nhau. Ở những nước có nền kinh tế phát triển thì việc tổ chức

hóa sản xuất chăn ni được đầu tư cao theo hướng tập trung hóa và thâm
canh hóa, năng suất chăn ni đạt cao hơn ở các nước đang phát triển. Các
quốc gia Châu Âu và các nước công nghiệp phát triển khác là những quốc gia
xây dựng ngành chăn ni bị thịt ở trình độ khoa học kỹ thuật cao theo
hướng tập trung hóa và thâm canh nhằm đạt được năng suất cao trên mỗi đầu
gia súc, các quốc gia thuộc Châu Á và Châu Phi thì phát triển chăn ni bị
thịt ở trình độ thấp, chủ yếu là huy tiềm năng sẵn có để tăng quy mơ đàn.
Ngun nhân có sự khác biệt về trình độ chăn nuôi giữa các quốc gia và các
khu vực trên thế giới là do đặc điểm phát triển sản xuất nghành chăn nuôi
quyết định. Việc xây dựng ngành công nghiệp chăn nuôi ở bất kỳ quốc gia


16
nào cũng là một q trình phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu
của chiến lược phát triển chăn ni bao gồm tài ngun, trình độ kỹ thuật, vốn
đầu tư, chính sách và sự tham gia của người sản xuất.
Những nước đang phát triển, nền kinh tế cịn nhiều khó khăn, đời sống
kinh tế xã hội cịn ở mức thấp, việc đầu tư chăn ni chỉ ở mức hạn chế, cái
quan tâm chính là giải quyết vấn đề lương thực, do vậy năng suất chăn nuôi
thấp. Nguyên nhân cơ bản là do đàn gia súc ở các nước đang phát triển có
năng suất thấp là do thiếu thức ăn cả về số lượng và chất lượng, việc sử dụng
thức ăn hiện có thưởng gặp trở ngại do không áp dụng được các biện pháp kỹ
thuật để có thể làm tăng năng suất chăn ni. Đặc điểm chăn nuôi ở những
quốc gia này là chăn nuôi theo phương pháp truyền thống, nhỏ lẻ. Việc áp
dụng khoa học kỹ thuật trong chăn ni ít, chất lượng con giống, năng suất
vật nuôi chưa được cải thiện.
Những nước phát triển, nhờ có tiềm lực kinh tế, sản xuất chăn ni được
xây dựng ở trình độ khoa học kỹ thuật cao. Nguồn tài nguyên chăn nuôi trong
nước được phát huy triệt để, khơng những thế các quốc gia này cịn nhập về
những nguyên liệu, vật tư phục vụ cho các nhu cầu sản xuất chăn ni mà

trong nước khơng có. Năng suất chăn nuôi ở các quốc gia này luôn đạt ở mức
cao. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các công nghệ lai tạo và
cấy gen; tự động hóa trong chăm sóc, ni dưỡng và trong khai thác, thu
hoạch sản phẩm; chế biến và bảo quản nâng cao giá trị sản phẩm; kiểm soát
chế độ dinh dưỡng tạo ra những sản phẩm sạch, an tồn khơng gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe con người. Một mô hình chăn ni bị khá thành cơng ở Mỹ
đó là họ đã chia các hộ chăn nuôi ra làm 3 nhóm:
Nhóm 1: Bao gồm các hộ chăn ni nhỏ sản xuất bê lai đến 6 tháng tuổi.
Các hộ này có bị cái Lai Sind được gieo tinh và ni bê lai đến 6 tháng tuổi
và sau đó bán các bên lai này cho nhóm 2. Như vậy, để có sản phẩm tiêu thụ,
người nông dân này chỉ mất một thời gian từ 16 tháng (chu kỳ đầu) đến 13


17

tháng (chu kỳ kế tiếp). Số hộ này có thể bao gồm tồn bộ các hộ ni bị trong
khu vực.
Nhóm 2: những người chăn ni sản xuất bị lai đến khi vỗ béo (khoảng
18 tháng tuổi). Các hộ này mua bê lai 6 tháng tuổi từ nhóm 1, sau đó ni
dưỡng chăm sóc đến lúc 18 tháng tuổi. Chu kỳ quay vịng vốn nhóm này là 12
tháng. Các hộ chăn ni thuộc nhóm này địi hỏi phải có bãi chăn thả.
Nhóm 3: những người chăn ni chun vỗ béo. Các hộ này mua bị lai
lúc 18 tháng tuổi, sau đó ni vỗ béo trong vịng 3 tháng để xuất thịt. Các hộ
này địi hỏi phải có chuồng trại, nguồn thức ăn ổn định. Nhóm này có thể
ghép chung với nhóm 2 . Bằng biện pháp này, việc quay vòng đồng vốn sẽ
nhanh chóng và người chăn ni quy mơ nhỏ có thể tham gia tích cực vào hệ
thống sản xuất.
Nghành chăn ni bị thịt khá phổ biến tại các nước trên thế giới, một số
nước chăn ni bị thịt hàng hóa xuất khẩu với số lượng lớn như Mỹ, Canada,
Braxin, Australia, New Zealand.

Bảng 2.3: Số lượng đàn bò thịt ở các châu lục trên
thế giới trong các năm gần đây
ĐVT: triệu con
Châu Lục

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Châu Phi

142

144

148

151

153


154

156

Châu Mỹ

385

390

396

401

411

415

420

Châu Á

504

509

514

519


523

528

533

Châu Âu

127

130

132

135

138

140

142

Châu Úc

39

39

40


42

43

46

48

TổngĐàn

1.197

1.212

1.230

1.248

1.268

1.283

1.299

(Nguồn: />Hiện nay chăn ni bị trên thế giới phát triển theo hướng chuyên dụng,
thuận tiện cho việc đầu tư thâm canh cũng như việc áp dụng khoa học kỹ


18


thuật vào trong sản xuất cho phù hợp với mục đích chăn ni nhằm tạo ra
năng suất sản phẩm lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong chăn
ni bị thịt để đạt được mục đích của chăn ni, các nhà khoa học đã tạo ra
những giống bị hướng thịt, có thể trọng to, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 60% trọng
lượng cơ thể.
Nhu cầu thịt bò trên thế giới ngày một tăng cao. Đây là cơ hội và điều
kiện cho các quốc gia đang phát triển có đàn bò thịt lớn và sự thuận lợi về các
nguồn lực sẵn có là đồng cỏ, lao động cùng các điều kiện tự nhiên thích hợp
đầu tư phát triển chăn ni bị thịt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn
bò thịt, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho suất khẩu.
2.2.2. Tình hình chăn ni bị tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Bắc, với điều kiện tự nhiên chủ yếu là
đồi núi rất thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Chăn ni trâu, bị là nghành
chủ lực trong chăn ni, theo thống kê chi cục thú y tỉnh năm 2017 tổng đàn
gia súc của tỉnh có khoảng 100 nghìn con, trong đó hơn 73 nghìn con trâu và
hơn 27 nghìn con bị. Với thế mạnh diện tích tự nhiên lớn, nhiều địa phương
có diện tích chăn thả trồng cỏ rộng lớn, có truyền thống chăn ni lâu đời là
một tiềm năng lớn cho phát triển đại gia súc của tỉnh nói chung. Nhưng việc
tăng tổng đàn gia súc và vóc dáng của đàn đại gia súc là không cao.
Hàng năm trâu, bò chết rét bệnh tật còn khá cao gậy thiệt hại trực tiếp
đến các hộ chăn ni trâu, bị. Do tập quán chăn nuôi cũ không dám mạnh dạn
áp dụng kỹ thuật mới nên hiệu quả không cao. Người dân không chủ động
được điều kiện chăn nuôi, phản ứng chậm với điều kiện tự nhiên, một bộ phận
người chăn nuôi ỷ lại, sơ sài trong việc chuẩn bị thức ăn và chuồng trại vào
mùa giá rét gây ra những tổn hại rất lớn.
Do vậy hàng năm chính quyền tỉnh Bắc Kạn đã có những chính sách
quan tâm tới cải tạo và phát triển đàn trâu bò giai đoạn 2016-2019 như: dự án
trồng cỏ voi, dự án vỗ béo trâu bò, dự án cải tạo đàn bò, hỗ trợ xây dựng
chuồng trại, cho vay với lãi suất ưu đãi, đào tạo cán bộ thú y cho từng thôn

bản để nắm được tình hình và xử lí kịp thời khi có dịch bệnh.


×