Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Quản lý nhà nước về tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.47 KB, 108 trang )

ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ TÁM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP TRÊN ðỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Quảng Nam – Năm 2020


ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ TÁM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP TRÊN ðỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

Quảng Nam – Năm 2020


LỜI CAM ðOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.


Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được trích dẫn đầy đủ và chưa được ai cơng bố trong các cơng trình
khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Tám


MỤC LỤC
MỞ ðẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 3
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Bố cục ñề tài.......................................................................................... 5
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỂU THỦ
CÔNG NGHIỆP .............................................................................................. 9
1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TTCN................................... 9
1.1.1. Các khái niệm.................................................................................. 9
1.1.2. ðặc ñiểm của quản lý nhà nước về TTCN ................................... 12
1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về TTCN........................................ 14
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TTCN ................................... 14
1.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển TTCN ......................... 14
1.2.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển TTCN............ 16
1.2.3. Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, quy định về phát
triển TTCN ...................................................................................................... 18
1.2.4. Tổ chức hoạt ñộng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh
vực TTCN........................................................................................................ 20
1.2.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về TTCN ............................... 20

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
TIỂU THỦ CƠNG NGHIỆP .......................................................................... 21
1.3.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên............................................. 21
1.3.2. Nhóm nhân tố về kinh tế............................................................... 22
1.3.3. Nhóm nhân tố về xã hội ............................................................... 22


1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP Ở MỘT SỐ ðỊA PHƯƠNG ............................................................ 23
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh............................................................ 23
1.4.2. Kinh nghiệm của thành phố Huế........................................................... 24
1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Giang ........................................................... 25
1.4.4. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình........................................................... 26
1.4.5. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về TTCN rút ra cho tỉnh Quảng
Nam ................................................................................................................. 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỂU THỦ
CÔNG NGHIỆP TRÊN ðỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ........................ 30
2.1. NHỮNG ðẶC ðIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ðẾN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ðỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NAM ..................................................................................... 30
2.1.1. ðặc ñiểm về ñiều kiện tự nhiên .................................................... 30
2.1.2. ðặc điểm về tình hình kinh tế ....................................................... 32
2.1.3. ðặc điểm về tình hình xã hội ........................................................ 46
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TTCN............................. 48
2.2.1. Thực trạng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển
TTCN ............................................................................................................. 48
2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về phát triển
TTCN ............................................................................................................. 50
2.2.3. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, quy ñịnh

về phát triển TTCN ......................................................................................... 64
2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi
phạm trong lĩnh vực TTCN............................................................................. 66
2.2.5. Thực trạng công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tiểu thủ
công nghiệp ..................................................................................................... 68


2.3. ðÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỂU THỦ
CÔNG NGHIỆP TRÊN ðỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ............................ 70
2.3.1. Những thành tựu ñạt ñược ............................................................ 70
2.3.2. Những hạn chế .............................................................................. 71
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 74
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ðỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NAM ............................................................................................... 76
3.1. QUAN ðIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ TIỂU THỦ CƠNG NGHIỆP TRÊN ðỊA BÀN TỈNH................ 76
3.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 76
3.1.2. Mục tiêu ........................................................................................ 76
3.1.3. Phương hướng............................................................................... 77
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ðỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NAM TRONG THỜI GIAN ðẾN.................................................................. 77
3.2.1. Hồn thiện cơng tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển tiểu
thủ công nghiệp ............................................................................................... 77
3.2.2. Tăng cường triển khai thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch về
phát triển TTCN .............................................................................................. 79
3.2.3. Hoàn thiện cơng tác xây dựng các chính sách, quy định về phát
triển TTCN ...................................................................................................... 82

3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi
phạm trong hoạt ñộng TTCN trên ñịa bàn tỉnh............................................... 86
3.2.5. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về TTCN ................ 88
3.2.6. Nhóm giải pháp khác .................................................................... 90
3.3. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ .............................................................. 91


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 92
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCN

:

Cụm Công nghiệp

CN

:

Công nghiệp

CNH-HðH :

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa


CNNT

:

Cơng nghiệp nơng thơn

DN

:

Doanh nghiệp

HGð

:

Hộ gia đình

HTX

:

Hợp tác xã

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội




:

Lao động

LN

:

Lợi nhuận

NN

:

Nơng nghiệp

NNNT

:

Ngành nghề nông thôn

NN& PTNN :

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NVL


:

Nguyên vật liệu

SP

:

Sản phẩm

SX

:

Sản xuất

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

UBND


:

Ủy ban nhân dân

QLNN

:

Quản lý nhà nước


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

Danh sách các làng nghề, làng nghề truyền thống trên
2.1

ñịa bàn tỉnh Quảng Nam ñược cơng nhận đến năm

35

2019
Sự phân bố các làng nghề, làng nghề truyền thống
2.2


trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (tính đến ngày

41

31/12/2018)
Hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản
2.3

xuất kinh doanh trong làng nghề trên ñịa bàn tỉnh

45

Quảng Nam (tính đến ngày 31/12/2018)
Kết quả khảo sát việc thực hiện quy hoạch và một số
2.4

chính sách về phát triển TTCN trên ñịa bàn tỉnh

50

Quảng Nam
Kết quả khảo sát việc tiếp cận nguồn vay ñầu tư sản
2.5

xuất phát triển TTCN của các hộ, HTX, doanh nghiệp

54

trên địa bàn tỉnh

Tình hình hỗ trợ vốn ñầu tư hạ tầng các làng nghề
2.6

truyền thống trên ñại bàn tỉnh Quảng Nam giai ñoạn

56

năm 2011 - 2015
Kết quả khảo sát về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt
2.7

ñộng tại các làng nghề, làng nghề truyền thống tại các
ñịa phương

67


1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Nam là tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm tiểu thủ công
nghiệp (TTCN) tại các làng nghề, làng nghề truyền thống, tạo ra những sản
phẩm nổi tiếng gắn liền với giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được
nhiều người tiêu dùng biết ñến. Các làng nghề ñã tồn tại và phát triển đến
ngày hơm nay bằng sự đóng góp bởi cơng sức, trí tuệ của các thế hệ ñi trước,
ñi kèm với những dấu ấn văn hoá - lịch sử kết tinh trong từng sản phẩm, cùng
với sự ưu ñãi của thiên nhiên ban tặng cho con người ñất Quảng. Các làng
nghề ñã tạo ra việc làm thường xuyên cho lao ñộng và tăng thu nhập cho lao
ñộng nơng thơn; lao động tham gia làng nghề và có thu nhập từ làng nghề

không bị giới hạn, người già, trẻ em, thậm chí người khuyết tật vẫn có thể
tham gia; làng nghề còn là giải pháp, giữ chân người lao ñộng ở lại ñịa
phương, giảm bớt áp lực về việc làm tại các thành phố lớn, góp phần bình ổn
xã hội, đảm bảo an ninh quốc phịng.
Bên cạnh đó, các nghề tiểu thủ cơng nghiệp ln chiếm vị trí quan trọng
trong ñời sống kinh tế - xã hội, văn hóa tinh thần ở các vùng quê Việt Nam.
Trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế
thế giới, thì sự phát triển các nghề tiểu thủ cơng nghiệp có ý nghĩa quan trọng
trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn, gìn giữ và phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chính vì thế, trong những năm qua,
thực hiện chủ trương hỗ trợ và phát triển ngành nghề nông thôn của ðảng và
Nhà nước, các ngành nghề, làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp ở nước ta đã và
đang ñược khôi phục và phát triển, từng bước khẳng ñịnh ñược vị trí quan
trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Góp phần giải quyết việc
làm cho hàng nghìn lao động nơng thơn.
Quảng Nam có vị trí địa lý tương ñối thuận lợi, trong những năm qua


2

thực hiện nghị quyết ñại hội tỉnh ðảng bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ - nơng nghiệp, trong đó phát triển
cơng nghiệp giữ vai trị chủ đạo trong phát triển kinh tế. Chính vì thế, ngành
nghề tiểu thủ cơng nghiệp ñã và ñang từng bước ñược khôi phục và phát triển,
những kết quả đạt được tuy cịn khiêm tốn nhưng lại có xu hướng tăng lên
cùng với sự phát triển của nền kinh tế.
Hình thức tổ chức sản xuất và hoạt động phát triển TTCN phân bố khơng
đồng đều ở nhiều địa phương; cạnh đó, cơng tác quản lý nhà nước về ngành
nghề TTCN ñược tăng cường, cụ thể như: tổ chức thực hiện có hiệu quả các
văn bản quy phạm pháp luật; triển khai thực hiện các cơ chế chính sách về hỗ

trợ phát triển TTCN, phát triển làng nghề; nhà nước ñã hỗ trợ cho các cơ sở
làng nghề trong bảo tồn, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng
sản phẩm, ñảm bảo các tiêu chí chất lượng sản phẩm; thực hiện tốt giải pháp
bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất TTCN và xây dựng thương hiệu, tìm
kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và ngoài nước,...
Bên cạnh những kết quả ñạt ñược, hoạt ñộng quản lý nhà nước về TTCN
vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Hoạt ñộng quản lý nhà nước vẫn chưa kịp thời,
việc bảo tồn và phát triển một số làng nghề truyền thống thời gian qua vẫn
chưa ñạt hiệu quả, dẫn ñến một số làng nghề truyền thống ñang ñứng trước
nguy cơ bị mai mọt cao. Từ năm 2015 đến nay, chính quyền ñịa phương cũng
ñã có nhiều nỗ lực trong thực hiện công tác quy hoạch phát triển CN - TTCN,
làng nghề, ban hành các chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển TTCN,...
Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh TTCN tại các làng nghề vẫn cịn gặp nhiều
khó khăn. Vì vậy, vấn ñề ñặt ra là phải nâng cao, tăng cường hoạt ñộng quản
lý nhà nước về TTCN, góp phần thúc ñẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa,
nơng nghiệp nơng thơn tỉnh Quảng Nam.


3

ðồng thời, ñể ñáp ứng yêu cầu của thực tiễn, hoạt ñộng quản lý nhà
nước về phát triển làng nghề nói chung, ngành nghề TTCN nói riêng cần được
triển khai một cách toàn diện hơn từ việc ban hành hệ thống các văn ñến tổ
chức triển khai thực hiện trong thực tế, thanh tra, kiểm tra kết quả thực hiện;
quản lý từ khâu sản xuất ñảm bảo theo ñúng quy trình đến khâu tiêu thụ sản
phẩm trên thị trường. Trong đó, việc giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường tại các
làng nghề cũng là một vấn ñề cấp thiết cần giải quyết trong hoạt ñộng quản lý
nhà nước về TTCN.
Từ những vấn đề nêu trên, để góp phần hồn thiện những vấn đề có tính
chất lý luận và thực tiễn làm cơ sở để đánh giá, phân tích đúng thực trạng

quản lý nhà nước về tiểu thủ cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong
thời qua, do vậy ñề tài “Quản lý nhà nước về tiểu thủ công nghiệp trên ñịa
bàn tỉnh Quảng Nam” ñược tác giả chọn làm ñề tài để nghiên cứu cho luận
văn Thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác QLNN về tiểu thủ cơng nghiệp
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời gian qua. Từ đó đề xuất các giải pháp hồn
thiện cơng tác QLNN về tiểu thủ cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
trong thời gian ñến.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về TTCN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tiểu thủ cơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2019.
- ðề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm ñẩy mạnh quản lý nhà nước về
tiểu thủ công nghiệp trên ñịa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.


4

3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến cơng tác QLNN về TTCN trên ñịa bàn tỉnh Quảng Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: ðề tài tập trung nghiên cứu những vấn ñề liên quan ñến
hoạt ñộng Quản lý Nhà nước về tiểu thủ công nghiệp trên ñịa bàn tỉnh Quảng
Nam.
- Về thời gian: Thực trạng QLNN về TTCN trên ñịa bàn tỉnh Quảng
Nam trong giai ñoạn 2015 - 2019; ñề xuất phương hướng và giải pháp ñến

năm 2025, tầm nhìn ñến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
ðể thực hiện ñề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
a. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp ñược tác giả thu thập từ các nguồn sau:
+ Sách, báo, tạp chí, các chương trình nghiên cứu ñã ñược xuất bản, các
kết quả nghiên cứu ñược công bố của cơ quan nghiên cứu, các tài liệu trên
Internet…
+ Sử dụng số liệu trong các báo cáo thống kê, tổng hợp về TTCN của
các cơ quan QLNN tỉnh Quảng Nam như: UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thơn, Sở Cơng thương, Phịng Kinh tế - Hạ tầng huyện,…
b. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Tác giả sử dụng phương pháp ñiều tra trực tiếp bằng hệ thống các bảng
câu hỏi ñể thu thập số liệu.
ðối tượng khảo sát là các cán bộ có liên quan đến QLNN về TTCN trên
ñịa bàn tỉnh mà chủ yếu là Sở Cơng thương, Sở NN&PTNT tỉnh, phịng Kinh


5

tế hạ tầng, Chi cục Phát triển nông nghiệp nông thơn. Tổng số mẫu tiến hành
điều tra: 45 phiếu. Nội dung khảo sát ñược thiết kế phù hợp với mục ñích
nghiên cứu của ñề tài.
Kết quả khảo sát sẽ cung cấp thơng tin để có cơ sở đánh giá cơng tác
QLNN về TTCN trên ñịa bàn tỉnh.
Thời gian khảo sát là tháng 4 năm 2020. Phiếu khảo sát ñược gửi tới đối
tượng nghiên cứu qua email.
4.2. Phương pháp phân tích:
+ Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này được sử dụng để

tổng hợp các dữ liệu nhằm phân tích những nội dung chủ yếu của đề tài, phân
tích số liệu thống kê từ nhiều nguồn ñể rút ra những nhận xét, đánh giá mang
tính khái qt làm nổi bật những nội dung chính của luận văn. Trên cơ sở số
liệu thu thập ñược từ năm 2015 ñến 2019 luận văn sẽ phân tích và đưa ra
những tiêu chí đánh giá hiệu quả, hạn chế trong công tác QLNN về TTCN
trên ñịa bàn tỉnh Quảng Nam.
+ Phương pháp thống kê mô tả: là tổng hợp các số liệu, tài liệu, chỉ tiêu
của các dữ liệu ở các thời ñiểm khác nhau từ năm 2015 ñến năm 2019, sử
dụng phương pháp này sẽ ñánh giá ñược thực trạng quản lý Nhà nước về
TTCN, những thành tựu ñạt ñược và hạn chế của cơng tác quản lý nhà nước
về TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
+ Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu, các chỉ tiêu, tỷ lệ qua từng
năm ñể thấy sự khác nhau, ñánh giá sự thay ñổi trong cơng tác quản lý nhà
nước về TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
5. Bố cục đề tài
Ngồi phần mở ñầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục;
phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận QLNN về TTCN.


6

- Chương 2: Thực trạng QLNN về TTCN trên ñịa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơng tác QLNN về TTCN trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam ñến năm 2025.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- ðỗ Hồng Tồn - Mai Văn Bưu (2005), Giáo trình Quản lý nhà nước
về kinh tế (Nhà xuất bản Lao ñộng - xã hội). Giáo trình đã trình bày các nội
dung liên quan ñến bộ máy, cán bộ quản lý kinh tế nhà nước, các kiến thức lý
luận, khái quát cơ bản, quy luật, nguyên tắc, công cụ, phương pháp, mục tiêu,

chức năng, thơng tin và quyết định trong QLNN về kinh tế.
- Phan Huy ðường (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB
ðại học Quốc gia Hà Nội. Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế ñược biên
soạn trên cơ sở ñúc kết lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về kinh tế trong
nền kinh tế thị trường hiện đại và trong q trình ñổi mới nền kinh tế thị
trường ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Giáo trình đã khái qt hóa
các khái niệm, phạm trù, các yếu tố, bộ phận cấu thành, các chức năng,
nguyên tắc, phương pháp, tổ chức bộ máy, thơng tin và quyết định quản lý,
cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế.
- Dương Ngọc Ân (2017), Quản lý nhà nước đối với cơng nghiệp trên
ñịa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, ðại học kinh
tế ðà Nẵng. Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về cơng
nghiệp; chỉ ra được những mặt tích cực, hạn chế và ngun nhân; đề xuất
các giải pháp nhằm tăng cường có hiệu lực việc QLNN về cơng nghiệp
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Mai Văn Hai (2019), Quản lý nhà nước ñối với làng nghề trên ñịa bàn
tỉnh Thanh Hóa, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội. Luận án nghiên cứu QLNN của chính quyền cấp tỉnh Thanh
Hóa đối với làng nghề trên địa bàn, tập trung ở các lĩnh vực chính, bao gồm:


7

Quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề; chính sách và
tổ chức thực thi chính sách phát triển làng nghề; kiểm tra, giám sát, xử lý vi
phạm liên quan tới phát triển làng nghề.
- Hà Thị Ánh Tuyết (2017), Quản lý nhà nước ñối với làng nghề truyền
thống trên ñịa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ Quản lý cơng, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng
hoạt ñộng của các làng nghề truyền thống, hoạt ñộng quản lý nhà nước ñối

với làng nghề truyền thống tại Quảng Nam và đề xuất các giải pháp nhằm
hồn thiện hoạt ñộng quản lý nhà nước ñối với làng nghề truyền thống trên
ñịa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
- Vũ Ngọc Hoàng (2016), Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam ðịnh,
Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án
phân tích và làm rõ, góp phần khai thác và phát huy những nguồn lực sẵn có
của đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong hội nhập quốc tế, góp
phần thúc đẩy, phát triển kết cấu hạ tầng nông thông; giải quyết việc làm, tăng
thu nhập của người lao động ở nơng thơn, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc; thúc đẩy xuất khẩu và phát triển du lịch của ñịa phương.
- Nguyễn Lê Thu Hiền (2014), Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở
tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh. Luận án ñã thể hiện và làm rõ: Làng nghề ñược hiểu là trung
tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chun
tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán
sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ và có
cùng tổ nghề.
- Nguyễn Thanh Tài (2012), ðề tài “Phát huy vai trị của làng nghề
trong sự nghiệp xây dựng nơng thơn mới tỉnh Quảng Nam”. ðề tài thực hiện
nhằm ñề xuất các nhóm giải pháp phát triển bền vững làng nghề, phát huy vai


8

trị làng nghề trong sự nghiệp xây dựng nơng thơn mới hiện nay và trong
tương lai của tỉnh Quảng Nam.
- Hồ Minh Kỳ (2011), ðề tài “Nghiên cứu phát triển làng nghề Quảng
Ngãi”. ðề tài ñã khai thác và cung cấp các thơng tin liên quan đến vấn đề
ngun liệu, thị trường, sản phẩm, nguồn nhân lực, mơi trường,… đề xuất các
chính sách hỗ trợ và các giải pháp phát triển làng nghề.

- Nguyễn Văn Viên (2018), Quản lý nhà nước trong phát triển cơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, ðại
học kinh tế ðà Nẵng. Luận văn tập trung phân tích, ñánh giá thực trạng quản
lý nhà nước ñối với công nghiệp tại tỉnh Quảng Nam thời gian qua ñể ñề xuất
các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với ngành cơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian ñến.


9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TTCN
1.1.1. Các khái niệm
a. Khái niệm TTCN
Ở Việt Nam, thuật ngữ công nghiệp (viết tắt là CN), thủ công nghiệp lần
đầu tiên được đề cập trong Chính cương của ðảng lao động Việt Nam (1951),
mặc dù các văn bản chính thức của Nhà nước chỉ dùng chung một thuật ngữ
“Thủ Cơng nghiệp” nhưng đều hiểu rằng nó bao hàm cả công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp, nhiều ngành nghề trước ñây chủ yếu làm bằng tay, sử dụng
các công cụ thô sơ. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật con
người đã biết sử dụng máy móc thiết bị vào nhiều khâu, cơng đoạn trong sản
xuất thủ cơng nghiệp, chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu ñề xuất ý kiến nên
bỏ thuật ngữ “Thủ Công nghiệp” mà dùng thuật ngữ “Tiểu cơng nghiệp”.
Có quan niệm cho rằng ngành nghề TTCN là ngành sản xuất chủ yếu
phụ thuộc vào đơi bàn tay khéo léo của con người, các sản phẩm thủ cơng
được sản xuất theo tính chất phường hội, mang bản sắc truyền thống và có
những bí quyết cơng nghệ riêng. Hiện nay, do trình độ khoa học kỹ thuật phát

triển nhanh chóng, ngành nghề phát triển theo từng vùng nên việc đưa máy
móc thiết bị vào trong sản xuất TTCN là ñiều tất yếu, một số cơng đoạn sản
xuất được đưa máy móc thiết bị vào thay cho lao động thủ cơng để nâng cao
năng suất lao động, vì vậy những ngành sản xuất có tính chất như trên được
gọi là sản xuất TTCN.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học và các chuyên gia của Bộ Nơng nghiệp
và phát triển nơng thơn cịn cho rằng TTCN là một bộ phận thuộc lĩnh vực
ngành nghề nông thôn (viết tắt là NNNT) như trong kết quả nghiên cứu, khảo


10

sát NNNT theo quy mơ tồn quốc năm 1997 đã ñưa ra một khái niệm khá ñầy
ñủ về NNNT như sau: “Nơng nghiệp nơng thơn là những hoạt động kinh tế
phi nơng nghiệp bao gồm TTCN, các hoạt động dịch vụ sản xuất và đời sống,
có quy mơ vừa và nhỏ với các thành phần kinh tế như hộ gia ñình, hộ sản xuất
(gọi chung là hộ), các tổ chức kinh tế hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công
ty trách nhiệm hữu hạn,... (gọi chung là cơ sở sản xuất). Các tổ chức hộ và cơ
sở này với mức ñộ khác nhau ñều gắn kết mật thiết với nông thơn và có sử
dụng các nguồn lực của nơng thơn (ñất ñai, lao ñộng, nguyên liệu và các
nguồn lực khác) và có ảnh hưởng lớn tới q trình phát triển kinh tế xã hội
của nơng thơn”.
Căn cứ quy định tại ðiều 4, Nghị định số 52/2018/Nð-CP, ngày
12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nơng thơn, các hoạt động
ngành nghề nơng thơn quy định trong Nghị định này bao gồm: Chế biến, bảo
quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; xử lý, chế biến
nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; sản xuất ñồ gỗ, mây
tre ñan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất
và kinh doanh sinh vật cảnh; sản xuất muối; các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời
sống dân cư nơng thơn.

Ngành nghề TTCN ở Việt Nam thường được phát triển trong các thơn, làng
xã và đươc gọi là làng nghề. Làng nghề ở nơng thơn Việt Nam có bề dày lịch sử
lâu đời, nhưng nhìn chung thì quy mơ sản xuất nhỏ, lao động thủ cơng là chủ yếu
và lực lượng lao động trong làng nghề thường mang tính chất gia đình, khơng
được đào tạo mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, cha truyền con nối.
Như vậy, ngành nghề TTCN ln gắn với các làng nghề trong q trình
hình thành và phát triển, TTCN là một bộ phận của ngành nghề nơng thơn.
Từ những quan niệm, quy định trên, luận văn rút ra khái niệm tiểu thủ
công nghiệp là ngành sản xuất thủ cơng là chủ yếu, có thể sử dụng tiến bộ kỹ


11

thuật cho một số cơng đoạn nhưng chất lượng và ñặc trưng của sản phẩm vẫn
do thủ công quyết ñịnh; quy mô các cơ sở sản xuất TTCN nhỏ; ngành nghề
TTCN gắn liền với đời sống của người dân nơng thơn.
Vai trị của TTCN:
-

Góp phần phát triển TTCN trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa nơng nghiệp nơng thơn.
-

Làm tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế, góp phần

phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
-

Góp phần phát huy tiềm năng thế mạnh nội lực; bảo tồn và phát huy


bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
b. Khái niệm quản lý nhà nước về TTCN
Theo Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế của Phan Huy ðường
(2010) [3], tác giả cho rằng: quản lý nhà nước là một dạng quản lý do Nhà
nước làm chủ, ñịnh hướng, ñiều hành, chi phối… ñể ñạt ñược mục tiêu kinh tế
- xã hội trong những giai ñoạn lịch sử nhất định” [3, tr.27].
Trong cuốn Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế của ðỗ Hoàng Toàn
và Mai Văn Bưu (2005) [1]: Quản lý kinh tế quốc dân hay còn gọi là quản lý
nhà nước về kinh tế, là sự hoạt ñộng quản lý do nhà nước tiến hành ñối với
toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và xã
hội nhất ñịnh.
Theo nghĩa rộng, quản lý kinh tế quốc dân ñược hiểu là hoạt động quản
lý của tồn thể bộ máy Nhà nước, thực hiện thông qua cả ba cơ quan Nhà
nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Theo nghĩa hẹp, quản lý kinh tế quốc dân ñược hiểu như hoạt ñộng quản
lý của bộ máy Nhà nước nhằm ñiều hành hoạt ñộng thường xuyên của nền
kinh tế quốc dân trên cơ sở và trong khn khổ pháp luật quy định; nó được
thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ).Theo nghĩa này, quản lý kinh tế


12

quốc dân cũng được gọi là quản lý hành chính - kinh tế [1, tr.8].
Theo giáo trình Quản lý cơng của Trần Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Hải
(2015) [7], Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, sử
dụng pháp luật làm công cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát
triển của xã hội. Những hoạt ñộng này nhằm bảo ñảm cho hệ thống pháp luật
quốc gia ñi vào cuộc sống. ðây là chức năng của nhà nước. Hoạt ñộng quản
lý của nhà nước ñạt hiệu quả cao phải dựa trên cơ sở đảm bảo tính khoa học

về hoạch địch, tổ chức, ñiều hành, kiểm tra, giám sát [7, tr.62].
Từ những khái niệm chung trên, luận văn ñưa ra khái niệm QLNN về
TTCN là một bộ phận trong quản lý kinh tế quốc dân, thể hiện sự tác động có
tổ chức và bằng quyền lực của Nhà nước ñối với tiểu thủ cơng nghiệp thơng
qua các cơng cụ pháp luật, chính sách nhằm hướng hoạt động tiểu thủ cơng
nghiệp của địa phương phát triển theo ñịnh hướng ñã ñặt ra trên cơ sở sử
dụng hiệu quả các nguồn lực nhà nước.
1.1.2. ðặc ñiểm của quản lý nhà nước về TTCN
Quản lý nhà nước về TTCN là sự tác động liên tục, có tổ chức của nhà
nước ñối với cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề TTCN nhằm duy trì và
phát triển bền vững theo các mục tiêu mà nhà nước ñặt ra. Quản lý nhà nước
về TTCN ñược thể hiện bởi các ñặc ñiểm sau:
a. Quản lý nhà nước về TTCN khá phức tạp, liên quan ñến nhiều cấp,
nhiều ngành
Nhà nước trao thẩm quyền cho các cơ quan quản lý ñể thực hiện chức
năng nhiệm vụ của mình. Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về
TTCN là tổng thể những quyền, nghĩa vụ mang tính quyền lực - pháp lý do
pháp luật quy ñịnh. Trên cơ sở luật, các cơ quan quản lý nhà nước về TTCN
ra quyết ñịnh mang tính pháp lý bắt buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh


13

TTCN phải tuân thủ. Các cơ quan quản lý nhà nước về TTCN chỉ hành ñộng
trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Hiện nay, hoạt động quản lý nhà nước về ngành nghề TTCN có sự tham
gia của các ngành như: Ngành nơng nghiệp – quản lý nhà nước đối với ngành
nghề nông thôn; ngành công thương – quản lý xúc tiến thương mại cho các
sản phẩm TTCN, làng nghề; ngành tài ngun mơi trường – quản lý sử dụng
đất đai và vấn đề mơi trường tại các làng nghề; ngành khoa học và công nghệ

- quản lý việc ứng dụng cơng nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ
trợ xây xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm TTCN;…
b. Hoạt ñộng quản lý nhà nước về TTCN rất nhạy cảm, phức tạp
Cách thức tổ chức hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất
TTCN tại các làng nghề đã trở thành nét văn hóa riêng của làng nghề, thành
thói quen của những người lao động tại nơi đây. Vì vậy, khi nhà nước tác
động những chính sách, cơ chế mới rất khó khăn và cần có sự ñồng thuận của
tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề. Ví dụ, phương thức hoạt
động sản xuất tại các làng nghề truyền thống gốm sứ, muốn thay ñổi nguyên
liệu dùng ñể nung sản phẩm là rơm, rạ, than, củi,… bằng cách dùng nhiệt,
ga,… ñể hạn chế ơ nhiễm mơi trường, tăng năng suất lao động, giảm chi phí
giá thành,… nhưng để thay đổi thói quen sản xuất TTCN tại các làng nghề là
cả một vấn ñề lớn trong hoạt ñộng quản lý nhà nước về TTCN.
c. Các cơ quan quản lý nhà nước về TTCN ñược sử dụng nguồn lực
công ñể thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình
Nhà nước sử dụng nguồn nhân lực, nguồn tài chính để đảm bảo các hoạt
động thực thi cơng vụ (tiền lương, thiết bị hỗ trợ hoạt động quản lý, cơng tác
phí,..) và hỗ trợ cho các cơ sở trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ví dụ
như nhà nước hỗ trợ ñào tạo nghề, nhân cấy nghề cho các lao động thơng qua


14

các buổi tập huấn; hỗ trợ các cơ sở tham gia các chương trình xúc tiến thương
mại, giới thiệu sản phẩm,…
d. Hoạt ñộng quản lý nhà nước về TTCN mang tính pháp lý và bình
đẳng với các đối tượng
Hoạt động quản lý nhà nước về TTCN chịu sự tác ñộng của các chủ thể
trong hệ thống chính trị; chịu sự kiểm sốt của các cơ quan dân cử, các nhóm
lợi ích, dư luận quần chúng, các cơ quan thông tin ñại chúng và cử tri. Tất cả

các hoạt ñộng quản lý nhà nước ñối với làng nghề ñều hướng tới mục tiêu
phục vụ người dân, lấy đó làm xuất phát ñiểm cho việc xây dựng hệ thống thể
chế, chính sách [7,tr.56].
1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về TTCN
Trong q trình phát triển TTCN, quản lý nhà nước có vai trị rất quan
trọng, góp phần định hướng, điều chỉnh, hướng dẫn q trình vận động nội tại
của TTCN phù hợp với các ñiều kiện khách quan và chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội chung của nền kinh tế. Vai trị quản lý nhà nước về TTCN
được thể hiện như sau:
- ðịnh hướng sự phát triển của TTCN
- ðiều tiết các hoạt ñộng sản xuất TTCN trên ñịa bàn
- Hỗ trợ phát triển TTCN
- Tạo môi trường phát triển TTCN có hiệu quả, tạo việc làm và cải thiện
thu nhập cho người lao ñộng.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TTCN
1.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển TTCN
- Xây dựng quy hoạch phát triển TTCN là cụ thể hóa chiến lược phát
triển TTCN, là việc sắp xếp, phân bố khơng gian các hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong TTCN gắn với phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, sử dụng tài
nguyên và bảo vệ mơi trường của lãnh thổ để chủ động sử dụng hiệu quả các


15

nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
- Kế hoạch phát triển TTCN là một bộ phận của kế hoạch phát triển KTXH, phải nằm trong kế hoạch tổng thể phát triển KT- XH của cả nước và của
địa phương, là định hướng phát triển ngành nghề nơng thôn trong từng thời kỳ
(hằng năm và 05 năm).
- Trong QLNN về TTCN thì cơng tác xây dựng quy hoạch là cơng việc
mang tính tiền đề, có tầm quan trọng lâu dài ñối với việc xây dựng phát triển

ngành nghề nơng thơn. ðây là nội dung giúp hoạch định phát triển TTCN địa
phương một cách tồn diện.
- Căn cứ xây dựng quy hoạch, kế hoạch: căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; nghị quyết ñại hội ñảng bộ, nghị quyết
HðND cấp tỉnh về ñịnh hướng phát triển, quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh.
- Nội dung xây dựng quy hoạch, kế hoạch:
+ Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển của ngành, ñiều kiện, mức ñộ
huy ñộng các nguồn lực vào phát triển ngành trong khoảng thời gian ít nhất là
05 năm.
+ Xác ñịnh các vấn ñề ñang ñặt ra, các nhân tố ảnh hưởng ñến sự phát
triển ngành trong phạm vi, ñối tượng và giai ñoạn quy hoạch, kế hoạch.
+ Phương án thực hiện quy hoạch, kế hoạch.
+ Các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch.
+ Tổ chức thực hiện.
* Tiêu chí đánh giá:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển TTCN có tn thủ đúng quy
ñịnh?
- Mức ñộ phù hợp với thực tiễn và hiệu quả của các quy hoạch, kế hoạch
phát triển TTCN?


16

- Sự phối hợp trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch của các sở,
ban ngành có liên quan?
Việc ñánh giá tổng hợp tính phù hợp quản lý nhà nước ñối với TTCN
phải trên cơ sở tổng hợp nội dung của chính sách gắn với từng chuỗi kết quả
của q trình thực thi, điều này phải dựa vào khâu hoạch định chính sách và
trong hồn cảnh cụ thể thực thi chính sách quản lý nhà nước.

Tính phù hợp của vị trí từng dự án, vị trí các làng nghề, phân bổ ngành
nghề tại ñịa phương là thước ño quan trọng đánh giá tính phù hợp của quản lý
nhà nước về cơng nghiệp từ giai đoạn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và vận hành chúng, nó cho thấy tính hợp lý, đồng bộ, khoa học và hiệu
quả. Các tiêu chí cụ thể bao gồm: Sự bố trí khoa học các dự án, các làng nghề
trong phạm vi không gian, vị trí so với khu dân cư, so với vị trí đường giao
thơng, nguồn gốc đất đai nhằm đạt ñược các mục tiêu kinh tế, bảo vệ và cải
thiện mơi trường và thu hút lao động
Mặt khác, đây là dấu hiệu dẫn đến sự thành cơng của quản lý nhà nước
về TTCN. Vị trí từng cụm cơng nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất ngành nghề
TTCN thuận lợi hay khókhăn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường sá, bến
cảng, nhà ga, sân bay, hệ thống viễn thông; chất lượng các dịch vụ xã hội của
địa phương... Ngồi ra, cịn xét đến yếu tố tác động kinh tế - xã hội và môi
trường mà từng dự án, từng cụm cơng nghiệp có thể mang lại. Tất cả những
dấu hiệu này phải cần ñược xem xét cả ở hiện tại và khả năng duy trì nó trong
tương lai lâu dài.
1.2.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển TTCN
- Việc ban hành văn bản nhằm tạo ñiều kiện cho TTCN phát triển một
cách thuận tiện, mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng thu nhập cho những
người lao động. Bên cạnh đó, nhà nước cũng thực hiện việc chỉ ñạo, hướng
dẫn tổ chức thực hiện các văn bản tới các ñối tượng chịu ảnh hưởng. Việc ban


×