Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Triết lý nhân sinh trong ca dao tục ngữ nghệ tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG
CA DAO, TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Đà Nẵng, năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG
CA DAO, TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60 22 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN THAO

Đà Nẵng, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.


Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Huyền Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................... 3
5. Bố cục của đề tài ................................................................................... 3
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 3
7. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 9
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................. 9
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH VÀ CA
DAO, TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH ................................................................... 10
1.1. TRIẾT LÝ VÀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH................................................ 10
1.1.1. Khái niệm triết lý .......................................................................... 10
1.1.2. Triết lý nhân sinh .......................................................................... 11
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CA DAO, TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH .......................... 13
1.2.1. Khái niệm, nguồn gốc ra đời của ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh ...... 13
1.2.2. Những nội dung của ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh .......................... 15
1.2.3. Vài nét nghệ thuật nổi bật trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh ........ 21
1.3. NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TRIẾT LÝ NHÂN SINH
TRONG CA DAO, TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH ................................................ 26
1.3.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên.............................................................. 26
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................. 32

1.3.3. Tiền đề văn hóa, tư tưởng ............................................................. 34
Tiểu kết Chương 1........................................................................................... 37


CHƢƠNG 2. NỘI DUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO,
TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH .............................................................................. 38
2.1. QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI, ĐỜI SỐNG NỘI TÂM
VÀ Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG ................................................................ 38
2.1.1. Bản chất con người và số phận ..................................................... 38
2.1.2. Đời sống tâm tư tình cảm và ý nghĩa cuộc sống........................... 41
2.2. QUAN NIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI TỰ
NHIÊN VÀ VỚI CỘNG ĐỒNG .................................................................... 44
2.2.1. Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên ................................ 44
2.2.2. Mối quan hệ giữa con người với cộng đồng ................................. 48
2.3. QUAN NIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI CON
NGƯỜI ............................................................................................................ 52
2.3.1. Tình u đơi lứa ............................................................................ 52
2.3.2. Tình cảm vợ chồng ....................................................................... 58
2.3.3. Tình cảm cha mẹ và con cái.......................................................... 61
2.3.4. Một số mối quan hệ tình cảm khác ............................................... 66
Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 69
CHƢƠNG 3. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT LÝ NHÂN
SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH .................................. 70
3.1. VỀ MẶT GIÁ TRỊ ................................................................................... 70
3.1.1. Giá trị thực tiễn ............................................................................. 70
3.1.2. Giá trị thời đại ............................................................................... 74
3.2. MẶT HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ ..... 75
3.2.1. Những hạn chế .............................................................................. 75
3.2.2. Nguyên nhân ................................................................................. 79



3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ
TRỊ TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH
HIỆN NAY ...................................................................................................... 80
3.3.1. Thực trạng công tác bảo tồn ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh.............. 80
3.3.2. Một số kiến nghị ........................................................................... 83
Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, khi mà xã hội loài người ngày càng văn
minh, sự phát triển của khoa học và kỹ thuật ngày càng lớn mạnh thì thế giới
có thiên hướng tập trung nhiều vào trung tâm của vũ trụ, đó chính là “con
người”. Những kinh nghiệm, những triết lý xưa nay được nhìn nhận một cách
đúng đắn và nghiêm túc bởi hiện thực cuộc sống đã chứng minh rằng đó
chính là “túi khơn” của dân gian để lại, nó giống như những lời tiên tri báo
trước cho con người về quy luật của cuộc sống và tạo hóa. Triết lý nói chung,
trong đó có triết lý nhân sinh được đề cao, coi trọng hơn bao giờ hết. Triết lý
nhân sinh đó chính là những quan điểm, quan niệm về sự sống của con người
được rút ra từ trong thực tiễn cuộc sống. Triết lý nhân sinh được xem như là
kim chỉ nam định hướng, chỉ dẫn cho cách đối nhân xử thế, cho hành động

hay lối sống của con người.
Nghệ Tĩnh là một vùng đất có nền văn hóa lâu đời, có những đặc điểm
riêng về vị trí địa lí, tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội đã hình thành nên triết
lý nhân sinh mang nét đặc trưng riêng của xứ Nghệ. Triết lý nhân sinh được
thể hiện trên nhiều lĩnh vực về: kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật… Trong đó ca
dao, tục ngữ được xem là thể loại ổn định, độc đáo phản ánh rõ nét những
triết lý nhân sinh sâu sắc của con người xứ Nghệ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
và bảo tồn các giá trị về ca dao, tục ngữ nói chung và triết lý nhân sinh nói
riêng vẫn cịn những hạn chế nhất định. Do đó, nghiên cứu triết lý nhân sinh
trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh là vấn đề thiết yếu và có ý nghĩa quan trọng,
giúp chúng ta hiểu rõ hơn quan niệm của cha ông ta về lẽ sống, về đạo làm
người, về cách ứng xử của con người với thế giới tự nhiên và giữa con người
với con người trong xã hội. Qua đó, làm rõ những giá trị để bảo tồn và phát


2

huy trong giai đoạn hiện nay, góp phần khẳng định giá trị văn hóa dân gian
của Nghệ Tĩnh, củng cố niềm tin, lý tưởng sống cho những người con vùng
đất Nghệ Tĩnh nói riêng và thế hệ trẻ của Việt Nam nói chung.
Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi chọn đề tài: “Triết lý nhân
sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học
của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở làm rõ những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh trong ca
dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh; luận văn đánh giá về giá trị, hạn chế và đề xuất các
giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy giá trị triết lý nhân sinh của ca dao, tục
ngữ Nghệ Tĩnh.
2.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ lý luận chung về triết lý nhân sinh và ca dao, tục ngữ.
Thứ hai, phân tích nội dung triết lý nhân sinh trong cao ca dao, tục ngữ
Nghệ Tĩnh.
Thứ ba, làm rõ giá trị, hạn chế và đề xuất giải pháp gìn giữ và phát huy
các giá trị triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung triết lý nhân sinh trong ca
dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung
triết lý nhân sinh trong kho tàng ca dao, tục ngữ vùng Nghệ Tĩnh: Quan niệm
về bản chất con người và ý nghĩa cuộc sống, quan niệm về mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên, quan niệm về mối quan hệ giữa con người với cộng
đồng, con người với con người trong xã hội.


3

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề triết lý nhân sinh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận văn kết hợp các phương pháp: phương pháp logic
và lịch sử, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống kê, sưu tầm, so
sánh và đối chiếu, điền giã, ngôn ngữ học.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm có 3 chương và 9 tiết.

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nói đến vấn đề triết lý nói chung, trong đó có triết lý nhân sinh khơng
phải là vấn đề cịn mới mẻ trong lịch sử nghiên cứu. Đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Trên cơ sở tìm hiểu có chọn lọc,
khái qt vấn đề, chúng tơi chia thành hai nhóm nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, nhóm các cơng trình nghiên cứu về triết lý nhân sinh nói
chung:
“Triết lý nhân sinh”, chương VIII trong cuốn Tâm Tư hay là Khoa Siêu
lý Viễn Đông của tác giả Kim Định, do Nhà xuất bản Khai Trí ấn hành năm
1970 được đăng trên tạp chí Văn Hóa Nghệ An (11/2011). Tác giả đã phân
biệt được triết lý hiện đại và triết lý cổ điển, và cho rằng triết lý chủ trương
tìm đạo ngay trong đời sống con người, trong những việc thường nhật gần gũi
cụ thể trong gia đình trong xã hội của mình.
Bàn về lý thuyết nhân sinh, tác giả đưa ra quan điểm: Nhân sinh phải
hiểu ở bình diện triết lý nghĩa là trên một bình diện khác hẳn với đời sống


4

cơng dân, kinh tế, chính trị thơng thường. Đời sống triết lý nhân sinh phải là
một đời sống có thống nhất mọi hành vi cử chỉ phải quy hướng theo một tiết
điệu, một đích điểm. Đích điểm đó trong triết lý nhân sinh chính là Tính Bản
Nhiên con người. Cụ thể: Với người tơn giáo điểm đó có thể là giới truyền
của thần minh, với triết học ý niệm là lý với sự kết thành ý thức hệ, với nhân
sinh là "tương dĩ thuận tính mệnh chi lý" tức là thuận theo cái Đạo của Tính
Mệnh.
Tác giả Tơ Duy Hợp (2005), “Giá trị bền vững của Triết lý dân gian
trong tồn cầu hóa”, Hội thảo Quốc tế: Tồn cầu hóa: Những vấn đề triết học
ở châu Á - Thái Bình Dương, Viện Triết học, Hà Nội. Trong bài viết này, tác
giả đã đưa ra lý thuyết về Triết lý dân gian, đó là một loại hình triết lý mang

tính dân gian, làm rõ Triết lý và triết học đều cùng một phạm trù, đó là thế
giới quan và nhân sinh quan. Nhưng triết lý là thế giới quan kinh nghiệm nó
khác với triết học - thế giới quan lý luận. Triết lý dân gian là tinh hoa của văn
hoá dân gian.
Bàn về triết lý nhân sinh, có cơng trình của tác giả Vũ Tố Hảo, Hà Châu
(2012), “Tư tưởng tiến bộ - Triết lý nhân sinh thực tiễn của nhân dân và vai
trò của vè, truyện kể trong dân gian”. Trong tác phẩm này hai tác giả có đề
cập đến triết lý nhân sinh, coi nó là một tư tưởng tiến bộ trong văn học dân
gian. Tuy nhiên, hai tác giả chỉ để cập đến triết lý nhân sinh trong Vè và
Truyện kể mà thơi.
Thứ hai, nhóm các cơng trình nghiên cứu về triết lý nhân sinh trong ca
dao, tục ngữ:
Gần với đề tài chúng tôi đang nghiên cứu phải kể đến các cơng trình của
tác giả Ninh Viết Giao, một con người được xem là “Người con xứ Thanh nên
danh xứ Nghệ”. Tác giả đã dành gần như hầu hết cuộc đời mình để nghiên
cứu về kho tàng dân gian Nghệ Tĩnh, con người Nghệ Tĩnh. Ông đã để lại một


5

cơng trình khá đồ sộ, tiêu biểu như: Ninh Viết Giao (2003) “Kho tàng ca dao
xứ Nghệ” (2 tập), Ninh Viết Giao (2012) “Văn hóa dân gian xứ Nghệ, tập 1,
Ca dao và đồng giao” , Ninh Viết Giao (2006) “Nghệ An đất phát nhân tài”,
Ninh Viết Giao (2003), “Về văn hóa xứ Nghệ”, Ninh Viết Giao (2004), “Về
văn học dân gian xứ Nghệ” hay Ninh Viết Giao, Trần Thanh Tâm (1975)
“Nghệ Tĩnh trong tổ quốc Việt Nam”, Ninh Viết Giao, Nguyễn Đổng Chi
(1984) “Ca dao Nghệ Tĩnh”…Tác giả đã có cơng lớn trong việc sưu tầm, bảo
tồn và gìn giữ kho tàng văn hóa dân gian xứ Nghệ như: ví dặm, hát phường
vải, hị, vè, truyện kể,… và trong đó có ca dao, tục ngữ. Các cơng trình nghiên
cứu của Ninh Viết Giao đã phản ánh các mặt sinh hoạt và tính cách của con

người Nghệ Tĩnh. Tác giả đã làm rõ ngọn nguồn của ca dao, tục ngữ và nội
dung ca dao của người Việt ở Nghệ Tĩnh đồng thời cũng chỉ ra được những
mặt hạn chế nhất định trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên, việc xác
định nội dung các triết lý, trong đó có triết lý nhân sinh thì chưa thấy tác giả
bàn luận nhiều, có chăng cũng chỉ là những nội dung đan xen trong các bài
viết. Phần lớn nội dung ca dao, tục ngữ vẫn dưới dạng sưu tầm, chú giải.
Bên cạnh những mảng nghiên cứu của tác giả Ninh Viết Giao, chúng ta
khơng thể khơng nói tới cơng trình nghiên cứu của tác giả Bùi Dương Lịch
nổi tiếng với tác phẩm “Nghệ An ký” (2004). Đây được xem là cơng trình
nghiên cứu tỉ mỉ nhất, rõ ràng nhất về vị trí địa lý (khí trời, địa chí, mạch sơng
núi), nhân chí (chép về người) và sinh lý (đời sống nhân dân) của vùng đất
Nghệ Tĩnh. Tác phẩm này góp phần làm rõ hơn những đặc điểm tiêu biểu
nhất và chân thực nhất của vùng đất cũng như con người xứ Nghệ. Đó là
những tư liệu lịch sử quan trọng, là cơ sở giúp cho những nhà khoa học khác
có căn cứ để tìm hiểu và nghiên cứu về nét đẹp văn hóa, văn học dân gian
trong đó có ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh.
Ngồi ra, cịn nhiều tác giả đã có những cơng trình nghiên cứu, những


6

bài viết nói về giá trị của ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh như: Tác giả Nguyễn
Thanh Truyền (2011), “Chất người Nghệ Tĩnh trong một chùm ca dao”, Tạp
chí Văn hóa Nghệ An. Qua bài viết này tác giả đã làm rõ nội dung Ca dao dân ca Nghệ Tĩnh là chân dung tinh thần của con người vùng văn hóa Hồng
Lam: bản lĩnh cứng cỏi, bền bỉ gân guốc, trọng nghĩa khinh tài, điềm tĩnh sâu
sắc, giàu khát vọng và nhiều lúc thiết tha tinh tế… Tất cả những đặc điểm ấy
được thể hiện qua những hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa, giàu sức sống.
Nguyễn Thị Kim Ngân, “Đọc ca dao tình yêu xứ Nghệ” đăng trên Bình
luận văn học, Nxb Văn hóa Thơng tin. Tác giả đã nêu rõ: Cũng như ca dao
các vùng trong cả nước, những bài ca dao của xứ Nghệ là những lời ướm hỏi,

những câu giao duyên tế nhị, những lời thề nguyền gắn bó, những lời xe kết
diết da, những lời nhớ nhung và những trách móc ai ốn, những nỗi niềm tủi
nhục và những trách móc đắng cay, nói lên những mối tình éo le, ngang trái,
dang dở… với mọi nỗi giận hờn, lo lắng, đau xót nhưng dạt dào sức sống. Tất
cả đều trong sáng lành mạnh và ít nhiều mang bản sắc riêng của con người xứ
Nghệ trong Tổ quốc Việt Nam.
Trong bài viết “Tìm hiểu yếu tố triết học trong tục ngữ Việt Nam” của
Vũ Hùng in trên Tạp chí Triết học, số 1/1994, tác giả đã chỉ ra sự khác nhau
cơ bản giữa tục ngữ Việt Nam và triết học đồng thời cũng phân tích để làm rõ
một số yếu tố triết học trong tục ngữ Việt Nam. Ở đây, tác giả mới chỉ phân
tích một cách chung chung về các yếu tố triết học trong tục ngữ mà chưa đi
sâu phân tích một khía cạnh cụ thể nào.
Tác giả Trần Hồng Lưu (2017), “Triết lý về Trời và Thời trong ngôn ngữ
dân gian nước ta”, Tạp chí Dân tộc và nhân học Việt Nam đã phát hiện và chỉ
ra rằng: những triết lý trong ca dao, tục ngữ cịn thơ sơ, mộc mạc trong quan
niệm về đời sống sản xuất cũng như trong đời sống tình cảm của người dân
qua những bài ca dao, những câu tục ngữ. Tác giả khẳng định rằng, những


7

quan niệm về triết lý ấy được xem là “túi khơn” trong dân gian, nó khơng chỉ
bó gọn trong việc nhận định về thời vụ trong sản xuất nông nghiệp mà còn
mở rộng sang các lĩnh vực thế thái nhân tình của cuộc đời con người.
Luận văn Thạc sỹ văn học “Đặc điểm ca dao xứ Nghệ” của tác giả
Nguyễn Thị Kim Ngân (2008). Luận văn gồm có 3 chương, nêu lên sơ lược
về vùng văn hóa xứ Nghệ, đặc điểm nội dung ca dao xứ Nghệ, đặc điểm nghệ
thuật của ca dao xứ Nghệ.
Ngồi ra, có một số luận văn thạc sĩ trong nước đã nghiên cứu về triết lý
nhân sinh trong cao dao, tục ngữ như: Phạm Thị Thúy Hằng (2006), “Những

tư tưởng triết học trong truyện kể dân gian Việt Nam” (2006). Tác giả đã trình
bày một số tư tưởng triết học về thế giới quan, nhân sinh quan của con người
Việt Nam. Đề cập đến những ảnh hưởng của truyện kể dân gian đối với việc
xây dựng nền văn hóa của dân tộc.
Lê Thị Hồng Nhung (2015), “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ
Việt Nam”. Ở đề tài này, tác giả đã khái quát được cơ sở hình thành, những
nội dung cơ bản trong tục ngữ, ca dao Việt Nam. Tác giả đã đề cập đến khái
niệm triết lý và triết lý nhân sinh, đồng thời làm rõ một số nội dung của triết
lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam như: Quan niệm về đời người, ý
nghĩa của cuộc đời con người, quan niệm về cách ứng xử giữa con người với
tự nhiên, cách ứng xử giữa con người với con người. Thông qua đề tài này,
tác giả bước đầu chỉ ra được những giá trị và hạn chế của triết lý nhân sinh
trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.
Ngô Thành Tâm (2014), “Một số vấn đề triết lý nhân sinh trong ca dao,
tục ngữ tỉnh Khánh Hòa”. Tác giả đã khái quát được những giá trị về những
triết lý trong cao dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa như: triết lý về thế giới quan,
nhân sinh quan, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, về văn hóa và các giá trị
văn hóa. Đồng thời, tác giả bước đầu đề xuất được những giải pháp, kiến nghị


8

phù hợp để giữ gìn và phát huy các giá trị triết lý trong ca dao, tục ngữ của
tỉnh Khánh Hòa;
Cao Thị Hoa (2011), “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa
Thiên Huế”. Tác giả đã trình bày những tư tưởng triết học được thể hiện trong
ca dao, tục ngữ Thừa Thiên Huế, làm rõ yếu tố về triết lý nhân sinh như: Tư
tưởng triết học biểu hiện qua mối quan hệ giữa con người với thế giới tự
nhiên và mối quan hệ giữa con người với xã hội. Tác giả cũng đã bước đầu rút
ra một số nhận xét về ca dao, tục ngữ Thừa Thiên Huế. Gần đây nhất là luận

án Tiến sĩ Triết học cấp Học viện của NCS Nguyễn Thị Tình (2018), “Triết lý
nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa của nó đối với đời sống
xã hội ở nước ta hiện nay”. Những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh
trong tục ngữ, ca dao Việt Nam đã được làm rõ trong luận án này. Tác giả đã
phân loại các loại triết lý nhân sinh theo đặc thù của đời sống người Việt thể
hiện trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam. Điều quan trọng là luận án chỉ
ra những nét độc đáo, góp phần khẳng định giá trị của triết lý nhân sinh trong
tục ngữ, ca dao Việt Nam, làm rõ ý nghĩa của các triết lý nhân sinh trong việc
xây dựng nhân sinh quan lành mạnh của con người Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã dành sự quan tâm lớn, và nghiên cứu
rộng đến mảng đề tài ca dao tục ngữ vùng miền nói riêng và ca dao,tục ngữ
Việt Nam nói chung. Các tác giả bước đầu đã gợi mở được những lý thuyết
quan trọng về triết lý và triết lý nhân sinh. Tuy khai thác vấn đề này ở những
khía cạnh khác nhau, vùng miền khác nhau nhưng cùng chung một mục đích
đó là khẳng định tầm quan trọng của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ
Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu có chọn lọc các nguồn tài liệu liên
quan tới đề tài, chúng tơi tìm cho mình cách tiếp cận riêng và đi sâu nghiên
cứu vào tính triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh. Hy vọng đây
là mảnh đất tuy xưa nay vốn được xem là khô cằn, sỏi đá sẽ trở nên màu mỡ,


9

phì nhiêu hơn qua những bài ca dao, tục ngữ đong đầy tính triết lý nhân sinh
và tình u thương của người dân xứ Nghệ.
7. Đóng góp mới của đề tài
Luận văn làm rõ được những nội dung cơ bản, những nét độc đáo, góp
phần khẳng định giá trị của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Nghệ
Tĩnh; Đồng thời đề xuất một số giải pháp có tính khả thi cho việc gìn giữ và
phát huy các giá trị triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh hiện

nay.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa những nội dung triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ
Nghệ Tĩnh, đồng thời khẳng định những giá trị nhân văn, tiến bộ trong triết lý
nhân sinh của ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn có giá trị làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy và học tập về hình thái ý thức văn hóa, nghệ thuật, triết học.
- Là cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý và bảo tồn nhằm bảo tồn và
phát huy những giá trị văn hóa vùng Nghệ Tĩnh trong giai đoạn hiện nay.


10

CHƢƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH VÀ CA DAO,
TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH
1.1. TRIẾT LÝ VÀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH
1.1.1. Khái niệm triết lý
Triết lý là cái ý sâu xa, cái lẽ huyền diệu của một học thuyết hay một
sinh hoạt, một hiện tượng, một cử chỉ.
Triết lý là những quan điểm, quan niệm được con người rút ra từ thực
tiễn cuộc sống của mình. Nó có tác dụng chỉ dẫn, định hướng cho hành động
của con người.
Khác với triết học, triết lý mang đậm dấu ấn của cộng đồng người, triết
lý được rút ra từ những trải nghiệm trong cuộc sống. Trải nghiệm càng sâu,
càng rộng thì tính triết lý càng cao. Triết lý thường được phát biểu ngắn gọn,
súc tích. Triết lý có sức mạnh định hướng cho cách đối nhân xử thế, cho hành

động hay lối sống của một cá nhân hay một cộng đồng.
Triết lý thường phù hợp với những phạm trù: Chân lý, đạo đức, lẽ phải.
Triết lý mang tính giáo dục cao bởi tính đúng đắn và kinh nghiệm từ thực
tiễn.
Có thể thấy rằng, rất nhiều quan niệm về triết lý được đưa ra, mỗi quan
niệm đều có ý nghĩa đúng đắn của nó. Tuy nhiên, theo chúng tơi các quan
niệm đó đúng mà chưa đủ. Trên cơ sở kế thừa những quan điểm về triết lý đã
có cộng với q trình nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân, chúng tơi cho rằng:
Triết lý trước hết đó là những quan niệm đúng đắn, được con người rút ra, đúc
kết từ trong thực tiễn cuộc sống. Khác với triết học, triết lý gần gũi hơn với
cuộc sống, là bài học mà cá nhân nào cũng có thể tự đưa ra được triết lý sống
cho riêng mình. Trải nghiệm càng nhiều, triết lý càng sâu sắc. Triết lý không


11

ở đâu xa với, mà nằm ngay trong cuộc sống của con người.
Triết lý có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn tới mọi mặt của đời sống con
người như: Triết lý sống, triết lý kinh doanh, triết lý giáo dục…Trong giới
hạn của đề tài chỉ đề cập đến triết lý nhân sinh được thể hiện trong ca dao, tục
ngữ tỉnh Nghệ Tĩnh.
1.1.2. Triết lý nhân sinh
Triết lý nhân sinh theo từ điển Từ và ngữ Việt Nam: “Nhân” là người,
“sinh” là cuộc sống, triết lý nhân sinh là triết lý về sự sống con người.
Nhân sinh phải được hiểu ở bình diện triết lý nghĩa là trên một bình diện
khác hẳn với đời sống cơng dân kinh tế, chính trị thông thường. Đời sống triết
lý nhân sinh phải là một đời sống có sự thống nhất mọi hành vi cử chỉ phải
quy hướng theo một tiết điệu, một đích điểm. Đích điểm đó trong triết lý nhân
sinh chính là “Tính bản nhiên con người” [64, tr.1]
Có rất nhiều quan niệm về triết lý nhân sinh. Theo quan niệm của Cao

Đài: Triết lý nhân sinh nhìn nhận con người là một hiện hữu, chấp nhận đời
sống con người là một thực tại sinh tồn.
Quan điểm của Đạo Phật: xem con người là chủ nhân của trái đất, cho
rằng tin vào có đời sau, có nhân quả báo ứng, có luân hồi sinh tử… mới biết
đến căn cốt của nhân sinh.
Triết lý nhân sinh được biểu hiện một cách đầy đủ và rõ nét trong cuộc
sống của mỗi con người. Sau đây là một vài triết lý nhân sinh được đúc kết từ
trong thực tiễn cuộc sống:
Một là, triết lý nhân sinh về đời người và số phận con người. Đời người,
nói như Phật Giáo đó là “bể khổ”, một đời người là một con đường dài đầy
phong ba, không thể mọi việc đều như ý muốn của con người. Vì vậy, sống
không nên so đo với người khác, cũng không nên tính tốn thiệt hơn, và
khơng nên q nghiêm khắc với bản thân mình.


12

Cuộc đời con người càng khổ đau nhiều thì càng hiểu được những khi
vui vẻ. Chính vì vậy hãy biết quý trọng những phút giây vui vẻ và hạnh phúc.
Cuộc đời con người luôn đi đôi giữa thành công và thất bại, có khi được
khi mất chứ khơng phải hồn tồn là thành cơng hết thảy. Do vậy, con người
ln luôn phải cố gắng nỗ lực chinh phục thử thách mới thành cơng được.
Đời người có một thói quen khơng tốt chính là thích so sánh với người
khác, xem ai tốt hơn mình, lại có ai khơng bằng mình. Mà thực ra, sự phiền
muộn và căn nguyên đau buồn của bạn trước nay đều không phải đau khổ và
bất hạnh của người khác, mà là thái độ của bản thân bạn.
Bi thương lớn nhất của đời người là cầu mà không được, buông bỏ cũng
không thành, được rồi lại không biết trân trọng. Trên đường đời, chúng ta
phải học cách buông bỏ để cho đôi vai bớt nặng trĩu những phiền muộn,
hướng tới tương lai phía trước tốt đẹp hơn.

Hai là, quan niệm triết lý nhân sinh về con người: Truy cầu hưởng lạc
được xem là thiên tính của con người. Đã là con người ai cũng có nhu cầu
được sống vui vẻ, hạnh phúc và giàu có. Tuy nhiên, khơng phải nhiều tiền là
hạnh phúc, khơng phải giàu có là hạnh phúc mà hạnh phúc chân chính là sống
sao để khơng hổ thẹn với lịng mình, để khơng hối hận với lịng mình.
Lịng người vốn lương thiện “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, nếu như để
tâm thanh tĩnh con người có thể phân biệt được đúng, sai, hiểu được những
điều nên làm và khơng nên làm để có những thái độ, lối hành xử đẹp trong
cuộc sống.
Triết lý nhân sinh cũng cho rằng, điều quan trọng đầu tiên người sống
trên đời chính là làm người tốt, hiểu được tự ái, tự tơn để bản thân có một tâm
hồn trong sáng lại phong phú đủ để thừa nhận đả kích của vận mệnh, cũng
xứng được sự ban thưởng của vận mệnh. Nếu có thể như vậy, cũng có thể
xem là đã làm chủ nhân của vận mệnh. Kẻ thù lớn nhất của con người đó


13

chính là bản thân mình, cuộc chiến với bản thân và một cuộc chiến dai dẳng
và chiến thắng bản thân luôn là chiến thắng vẻ vang nhất.
Cũng giống như quan niệm về triết lý, triết lý nhân sinh được hiểu trên
những bình diện khác nhau của cuộc sống. Khi nói đến “nhân sinh” đó chính
là sự sống của con người, đó là phạm trù vơ cùng rộng lớn và phức tạp. Mỗi
người có một quan điểm về triết lý nhân sinh riêng, nhưng nhìn chung xoay
quanh triết lý về nhân sinh chính là sự sống của con người. Đứng trên qua
điểm duy vật của chủ nghĩa Mác - LêNin, chúng ta nhìn nhận triết lý nhân
sinh khơng phải là do thượng đế sinh ra, thượng đế định đoạt. Con người cùng
với q trình tiến hóa, chọn lọc của tự nhiên, làm chủ vũ trụ và cuộc sống. Sự
sống của con người do chính con người định đoạt, do con người làm chủ. Và
muốn giải thoát được số phận, con người phải tự vùng lên đấu tranh chứ

không đổ lỗi cho số phận hay chờ đợi sự giải thoát, ban ơn nào cả.
Chính vì vậy, triết lý nhân sinh cũng chính là những quan điểm, quan
niệm, những kinh nghiệm về sự sống được con người rút ra từ trong thực tiễn
cuộc sống.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CA DAO, TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH
1.2.1. Khái niệm, nguồn gốc ra đời của ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh
Khái niệm ca dao theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: Ca dao thường là
những câu thơ, bài hát dân gian có ý nghĩa khái quát, phản ánh đời sống,
phong tục, đạo đức hoặc mang tính chất trữ tình, đặc biệt là tình yêu nam nữ.
Ca dao thường là những câu thơ có thể hát theo những làn điệu dân ca,
hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại
dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học.
Theo M.Gorki: “Đó là hình thức cao nhất, hay nhất và thiên tài nhất, bao
giờ cũng ngắn nhưng trí tuệ và tình cảm trong đó đáng giá hàng ngàn kho
sách”.


14

Tác giả Ninh Viết Giao cho rằng: “Mỗi câu ca dao là một mảnh tâm hồn
trĩu nặng, nhưng cũng là một dải lụa đào duyên dáng như những cô thôn nữ
đang kỳ đôi mươi, mười tám, thắt giải lưng xanh, má hồng đỏ thắm, môi trầu
cắn chỉ, mắt lay láy hạt huyền” [20, tr.12].
Tục ngữ theo tác giả Vũ Ngọc Phan: “Đó là một câu tự nó diễn trọn vẹn
một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một cơng lý, có khi là
một sự phê phán” [48, tr.6].
Giáo sư Nguyễn Lân cho rằng: Tục ngữ là những câu hồn chỉnh, có ý
nghĩa trọn vẹn nói lên hoặc một nhận xét về tâm lý, hoặc một lời phê phán
khen hay chê, hoặc một câu khuyên nhủ, hoặc một kinh nghiệm về nhận thức
tự nhiên hay xã hội. Ví dụ: “Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường (hay)”;

“Chết trong cịn hơn sống đục”; “Đói cho sạch, rách cho thơm; Bỡn quá hóa
thật”; “Gió heo may chuồn chuồn bay thì bão”.
Tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở những kinh nghiệm về sinh hoạt, về sản
xuất lâu đời, nó là những đúc kết, những lời nhận xét đã được nhiều người
thừa nhận, có tác dụng hướng dẫn con người nhìn nhận mọi khía cạnh của
cuộc đời. Ví dụ: “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, “Cõng rắn cắn gà nhà”,
“Chó cắn áo rách”, “Đơng sao thì nắng vắng sao thì mưa”.
Ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh là một bộ phận cấu thành trong kho tàng ca
dao. Có thể là do những lính thú lưu động, những dân tứ chiếng, những đợt
sóng người chuyển cư, những người bn bán, những ông đồ Nghệ đầu năm
đeo cái tay nái đỏ trong đó có cái tráp đen đi khắp bốn phương tìm nơi dạy
học mang về. Nhưng qua những câu tục ngữ từ nơi khác du nhập vào đều có ít
nhiều “chất Nghệ Tĩnh”. Ví dụ: Tục ngữ: “Ăn cây nào rào cây nấy (ấy)”, “Ăn
chẳng nên đọi (chén), nói chẳng nên lời”, “Ăn trên ngồi trốc (đầu)”, “Thương
người, người nỏ (không) thương ta”… Ca dao: Anh về cho em về theo/ Đói no
có chắc (có nhau), giàu nghèo đủ đơi; Buồn chi ra rứa mà buồn/ Dưới khe


15

vượn hót trên nguồn chim kêu; Cách đây cùng đó bờ rào/ Anh sang nỏ
(không) được, anh trao miếng trầu; Cây đa bến nước con đò/ Biết rằng bạn
cũ còn chờ ta khơng/ Vì dù hết đợi hết trơng/ Cây đa cịn đó, tấm lịng cịn
đây…[20, tr.251 - 268].
Quả thật, lời ca, tiếng thơ chân chất, mộc mạc nhưng chan chứa tình đời,
tình người sâu lắng giống như con người xứ Nghệ vậy. Mỗi dòng chữ mang
một dấu ấn rất riêng, rất đặc trưng của vùng quê xứ Nghệ không chỉ thể hiện
qua câu chữ mang đặc trưng địa phương mà cả ở nội dung sâu xa của nó.
1.2.2. Những nội dung của ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh
Những bài ca dao được lưu truyền ở Nghệ Tĩnh đều phản ánh các mặt

sinh hoạt và tính cách của những con người đã bao năm sinh sống, chiến đấu
và sáng tạo trên đất Hồng Lam.
Ca dao của các vùng là tài sản của cả nước. Và tất nhiên ca dao của từng
vùng dù mang những đặc điểm, những sắc thái riêng vẫn thể hiện những đặc
điểm chung, phổ biến của cả nước. Đó là truyền thống cải tạo tự nhiên, đấu
tranh chống lại giai cấp áp bức, ngoại xâm; truyền thống tự lập tự cường, tư
tưởng chịu đựng gian khổ vượt khó, cần cù, sáng tạo trong lao động; tư tưởng
yêu thương, đoàn kết.
Ca dao Nghệ Tĩnh là tấm gương phản chiếu rõ nhất cuộc sống của những
con người nơi đây. Đó là một cuộc sống vật lộn gian khổ, bền bỉ giữa con
người và thiên nhiên. Mùa hè hạn hán, gió Lào, nắng và gió rịng rã khiến cho
người và gia súc uể oải, cây cối xác xơ, cỏ dại và lau lách quắt khô. Bà con
bực bội, căm uất ông trời:
Sấm cũng ở trên nguồn,
Chớp cũng ở trên nguồn
Không mưa giông đôi ba trộ (trận) để giải buồn nhà nơng [20, tr.615].
Cịn khi đã mưa, mưa hết ngày nọ qua ngày kia, mưa như nước xối, mưa


16

thối đất thối cát:
Trời làm một trộ (trận) mưa dông,
Trời làm hai trộ mưa dơng,
Nước chảy băng đồng, băng hói, băng bãi, băng sông
Lũ lụt kéo về cuốn phăng đi tất cả ruộng đồng, mùa màng mất trắng.
Người dân chỉ cịn biết kêu than:
Gió mưa chi lắm hỡi trời,
Làm mùa toan gặt lại trơi đầy đồng.
Con đau vợ đói nhìn chồng,

Khóc thảm khóc thiết đỏ trịng con ngươi.
Chính vì vậy nên bà con luôn phải tiết kiệm, lo xa: Dân choa chính thực
dân nghèo,Tháng mười nghe tiếng cối kêu ầm ầm. Có khi đói kém, phải kéo
nhau đi đào củ mài, cuốc rau má, mót ngơ, mót khoai, làm th…
Biết bao nhọc nhằn, gian khổ nhưng người dân nơi đây không buông
xuôi. Họ vẫn tin vào ngày mai tươi sáng: “Sông kia lúc lở, lúc bồi, con người
khổ mãi rồi thì có vinh” hay “Có khó mới có miếng ăn, có nhọc có nhằn mới
có phong lưu”.
Thiên nhiên tuy khắc nghiệt nhưng chưa bằng kẻ bóc lột: “Trời bịn, đất
rút không bằng chúa hút vu vơ” hay “Tốt lúa Đông Thành rành vào tay quân
ác bá Nghệ”. Bao nhiêu thóc lúa dân làm ra đều bị bọn bóc lột vơ vét hết
sạch. Người dân vơ cùng xót xa, căm phẫn:
Ơng trời ơng ở khơng minh,
Ở cao ơng nỏ thấu tình dân đen.
Vua chi mà vua,
Quan chi mà quan,
Lọng vàng thì có, lịng vàng thì khơng.
Bên cạnh bọn bóc lột, cịn có bọn giặc ngoại xâm: Từ ngày Phú Lăng


17

sang đây, bắt người cướp của tù đày thảm thương”.
Lòng căm oán quân thù dâng cao, người dân sẵn sàng đứng dưới lá cờ
khởi nghĩa của sĩ phu cần vương, nhất là Đảng tiền phong.
Bao giờ Hồng Lĩnh nên (thành) cồn,
Sông Lam hết nước mới hết nguồn đấu tranh [20; tr.743].
Ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh còn là tấm gương phản ánh chân thực nhất
con người xứ Nghệ. Đó là con người có bản lĩnh vững vàng trong cuộc sống.
Dường như ln đứng đầu song, ngọn gió, ln phải đương đầu với những

khó khăn, thử thách nên con người nơi đây trở nên cứng cỏi và gan thép: Cả
gan vác quốc lên rừng/ Đào cho trốc mũi cũng xin đừng hãi ai; Sông sâu sào
ngắn chơi vơi/ Cả gan anh chống những nơi thác ghềnh; Đã đi đến quán thì
nằm/ Beo kêu chẳng sợ, hùm gầm chẳng kinh; Chơi nơi quỉ khốc thần sầu/ Dù
trăm gươm múa trên đầu cũng chơi… Trong cuộc chạy đua anh tài cũng
không thua kém ai:
Không bằng cũng đứng ngang vai,
Thua tiền thua bạc, chữ anh tài không thua.
Đèo cao, núi cao, sông sâu, hùm, beo cũng chẳng là gì với những con
người xứ Nghệ. Dường như gian khổ khơng làm họ nản chí mà làm cho họ
quyết tâm hơn, vượt lên hoàn cảnh, chinh phục thiên nhiên. Họ thách thức cả
với sự hiểm nghèo, có khi tưởng như gàn dở, ương bướng để đạt được chí lớn.
Tính cách ấy đã được giáo dục ngay từ thuở ấu thơ:
Ru con con ngủ à ơi,
Trông cho con lớn, nên người khôn ngoan.
Làm trai gánh vác gian sang,
Mẹ cha trông xuống, thế gian trông vào.
Ru con con ngủ đi nào,
Cù lao dưỡng dục biết bao cho cùng.


18

Làm trai quyết chí anh hùng,
Ra tay đánh dẹp vẫy vùng nước non.
Nếu như ngày xưa, chí làm trai dặm nghìn da ngựa thì chí làm trai xứ
Nghệ cũng lẫy lừng không kém: Làm trai đứng ở trên đời/ Làm cho xứng
đáng giống nòi nhà ta; Nước triều khi xuống khi lên/ Làm trai chí ở cho bền
là hơn; Tóc xanh dù gội sớm trưa/ Sức trai dù trải nắng mưa quản gì.
Tác giả Bùi Dương Lịch trong tác phẩm “Nghệ An ký” nhận định rõ:

“Xứ nà tuy đất xấu dân nghèo, nhưng dân đều vui vẻ công việc sẵn sàng vì
nước, có lịng tơn qn thân thượng và biết lễ nghĩa liêm sỉ, phong tục thuần
hậu chưa từng bị gián đoạn bao giờ”.
Tác giả Đại Nam nhất thống chí cũng viết tương tự: “Nghệ An đất xấu
dân nghèo, tập tục cần kiệm, nhà nông chăm chỉ ruộng nương, học trị ưa
chuộng học hành, khơng mê đạo Phật, chỉ thờ thánh Khổng, rất kính cẩn việc
thờ thần”. Một người Pháp đã viết về một người xứ Nghệ: “Tính tình cứng
cỏi, ham thích văn chương, cần cù lao động và dũng cảm kiên trì chống cõi
đất đai cằn cỗi để sinh sống”.
Nhưng con người xứ Nghệ đâu chỉ bởi khô khan, gân guốc, rắn rỏi, đó
cịn là những con người với vẻ đẹp tâm hồn đầy lý tưởng, điềm tĩnh mà sâu
lắng yêu đất nước, quê hương mãnh liệt: Cảnh trời ai bán tôi mua/ Mua non,
mua nước, mua chùa, mua hương/ Mua hoa mới nở giữa vườn/ Mua trăng
mới mọc trên sườn non cao; Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước
biếc như tranh họa đồ/ Ai vô xứ Nghệ thì vơ; Non Hồng ai đắp mà cao/ Sơng
Lam ai bới, ai đào mà sâu?; Thuyền ngược hay là thuyền xuôi/ Thuyền ai về
Nghệ cho tôi về cùng.
Nỗi nhớ, niềm thương về q hương ln đau đáu trong lịng mỗi người
con xa xứ. Những tên làng, tên nước, tên con sơng, ngọn núi cứ khắc sâu mãi
trong tâm trí: Ra đi anh nhớ Nghệ An/ Nhớ Thanh Chương thơm nhút/ Nhớ


19

Nam Đàn thơm tương; Ai về Hà Tĩnh thì về/ Mặc lụa chợ hạ, uống nước chè
Hương Sơn; Ai về Hồng Yến thì về/ Có cá bàu Nậy, có chè khe n.
Khơng chỉ dừng lại ca ngợi tình u q hương, đất nước, xóm làng, ca
dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh cịn là bản tình ca thấm đẫm tình u thương chan
chứa của tình u lứa đơi và tình cảm gia đình.
Tình u, đó ln là một đề tài mn thuở, một mảnh đất màu mỡ phì

nhiêu cho mọi ngọn nguồn sáng tạo thi ca. Tình u đơi lứa trong ca dao, tục
ngữ Nghệ Tĩnh cũng đẹp mặn mà và mang dấu ấn riêng của những chàng trai,
cô gái xứ Nghệ. Cũng giống như ca dao, tục ngữ trên mọi miền, ta gặp lại
những lời ướm hỏi tình tứ, những câu trao duyên tế nhị, những lời xe kết da
diết, những lời thề nguyền son sắt, những lời than thở nhớ nhung và cả những
câu trách móc, giận hờn, những nỗi niềm tủi nhục, những số phận đắng cay:
Anh say em như bướm say hoa/ Như Lưu Linh say rượu, Bá Nha say cầm;
Bao giờ Hồng Lĩnh đá mịn/ Núi Hồnh Sơn mây phủ, dạ em còn nhớ anh; Ai
ơi thẻ bạc đừng cầm/ Lịng đây thương đó thâm trầm đó ơi/ Lịng đây thương
đó bùi ngùi/ Ai trao thẻ bạc cũng chùi thẻ đi.
Ta cũng bắt gặp những mối tình éo le, ngang trái như: tình cũ, tình già,
tình muộn, tình phụ, tình lầm, tình nghèo, tình chờ, tình chênh lệch, tình ép
buộc, tình dang dở… với một nỗi giận hờn, lo lắng, xót xa nhưng ấm tình đời,
dạt dào sức sống. Tất cả đều trong sáng, lành mạnh với phong cách suy nghĩ
có cái bản sắc riêng của con người xứ Nghệ: Ai làm cho vịt bỏ đồng/ Cho
cuông (công) bỏ rú, cho rồng bỏ mưa; Ai làm cho ách xa cày/ Trâu xa chạc
mũi (dây thừng), đôi ta rày xa nhau; Anh mà không lấy được nường/ Anh về
tự vẫn sông Lường em ơi; Anh mà không lấy được em/ Anh về đóng cửa cài
rèm đi tu.
Tình u của trai gái xứ Nghệ, con người xứ Nghệ như một ngọn núi
lửa. Nó âm ỉ, nung nấu, sục sơi trong lịng, chực tn trào. Song, ngồi mặt


×