Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc giảm đa sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Từ Dũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 6 trang )

Nghiên cứu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐA
SAU MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Trần Huyền Trân1, Thân Thị Mỹ Linh2, Huỳnh Thị Hồng Gấm2,
Nguyễn Hải Anh

, Huỳnh Ngọc Trinh1

2

TÓMTẮT
M đầu: Tỷ lệ mổ lấy thai (M T) ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Đau sau M T nếu khơng được
kiểm sốt tốt sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của sản phụ và khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh.
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc giảm đau (TGĐ) sau MLT và hiệu quả điều trị đau sau M T.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 329 sản phụ được chỉ
định MLT tại khoa Sản N1, bệnh viện Từ Dũ từ 01/03/2020 đến 31/03/2020 qua ghi nhận thông tin trên hồ sơ
bệnh án và phỏng vấn sản phụ sau MLT về điểm đau dựa trên thang điểm nhìn Visual Analog Scale (VAS) thời
điểm trước khi dùng thuốc và sau khi dùng thuốc 2 giờ, 6 giờ vào các ngày hậu phẫu 2,3,4.
Kết quả: Đa số sản phụ được chỉ định diclofenac đường đặt trực tràng (89,67%); ngồi ra cịn có
paracetamol đường uống (9,42%) và nefopam tiêm truyền tĩnh mạch (0,91%). Hiệu quả giảm đau thể hiện rõ rệt
tại thời điểm 2 giờ và 6 giờ sau khi dùng thuốc so với trước khi dùng thuốc (p 0,05). Điểm đau VAS giảm dần
qua các ngày hậu phẫu, nhất là sau 2 ngày dùng thuốc. Chênh lệch điểm đau lúc vận động của nhóm sản phụ sử
dụng diclofenac so với ban đầu cao hơn nhóm sử dụng paracetamol có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) chứng tỏ hiệu
quả cao của diclofenac.
Kết luận: Việc d ng TGĐ sau MLT giúp sản phụ giảm đau rõ rệt sau 2 ngày dùng thuốc, nhất là diclofenac
đường đặt trực tràng. Do đó, nên cân nhắc dùng diclofenac dạng phối hợp hoặc đơn trị liệu để giảm đau sau hậu
phẫu MLT cho sản phụ.
Từ khóa: mổ lấy thai, thuốc giảm đau



ABSTRACT
INVESTIGATION ON CLINICAL USE OF POST-CESAREAN ANALGESICS AT TU DU HOSPITAL
Tran Huyen Tran, Than Thi My Linh, Huynh Thi Hong Gam,
Nguyen Hai Anh Vu, Huynh Ngoc Trinh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 158 - 163
Introduction: Caesarean section (CS) rate is increasing worldwide. Inadequate post-caesarean pain affects
the health of pregnant women and their ability to take care of their babies.
Objectives: To investigate current analgesics use and their pain relief effects after CS.
Materials and methods: The cross-sectional descriptive study conducted on 329 women presenting for CS
at the Department of Obstetrics N1, Tu Du Hospital from March 1, 2020 to March 31, 2020 by recording
information from medical records and direct interview about pain score based on VAS visual scale (Visual Analog
Scale) before taking analgesics, 2 hours and 6 hours after drug using on the days 2,3,4 post-caesarean.
Results: Most women were prescribed diclofenac rectal (89.67%); oral paracetamol (9.42%) and intravenous
nefopam (0.91%) were also indicated. The analgesic effect was observed at 2 hours and 6 hours post-drug
administration compared with baseline (p <0.05). VAS pain score gradually decreased over the days postKhoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh

1
2

Tác giả liên lạc: PGS.TS. Huỳnh Ngọc Trinh

158

ĐT: 0907733259

Email:

B - Khoa học Dược



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021

Nghiên cứu

caesarean, especially after 2 days taking the drug. The difference in pain score from baseline at times of diclofenac
using was significantly higher than that of paracetamol (p <0.05), demonstrating high efficiency of diclofenac.
Conclusion: The use of analgesics post-CS exhibited significant pain relief after 2 days of taking the drug,
especially rectal diclofenac. Therefore, the use of diclofenac in combination or monotherapy should be considered
for post-caesarean pain relief.
Keywords: cesarean section, analgesic

ĐẶT VẤNĐỀ

ĐỐI TƯỢNG– PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU

Từ năm 1990 đến 2014, tỷ lệ mổ lấy thai
(MLT) trung bình tồn cầu tăng từ 6,7% đến
19,1%(1). Tại Việt Nam, tỷ lệ MLT năm 2002
khoảng 10%, 2008 là 30%(2) và 2014 là 35%(3). Tỷ lệ
MLT ngày càng tăng trên toàn thế giới, việc quản
lý các vấn đề sau MLT rất được chú trọng.

Đối tượng nghiên cứu

Mổ lấy thai (MLT) gây đau nặng cho sản phụ,
có khoảng 78% sản phụ báo cáo đau vừa đến đau
nặng trong vòng 24 giờ đầu sau MLT(4). Quản lý
đau sau MLT tối ưu góp phần quan trọng trong

việc giảm đau cấp tính và hạn chế tiến triển thành
đau mạn tính(5). Đau khơng được điều trị có liên
quan đến nguy cơ sử dụng opioid nhiều hơn,
trầm cảm sau sinh và phát triển các cơn đau dai
dẳng(6-8). Hiện các thuốc chống viêm không
steroid (NSAID) và paracetamol thường được chỉ
định trong chế độ giảm đau sau phẫu thuật
MLT(9). Tuy nhiên, mỗi sản phụ khác nhau có
ngư ng đau, nhu cầu và đáp ứng đối với các
thuốc giảm đau khác nhau(10), trong khi đó, tại
Việt Nam, có rất ít nghiên cứu về hiệu quả giảm
đau sau MLT.
Mỗi năm, tại bệnh viện Từ Dũ có khoảng
28.000 trường hợp được MLT(11). Theo phác đồ
điều trị giảm đau tại bệnh viện, ngày đầu sau
MLT, sản phụ được chỉ định dùng opioid đường
tiêm để giảm đau. Đối với các ngày hậu phẫu tiếp
theo, sản phụ được chỉ định dùng thuốc giảm
đau đường uống và/hoặc đường đặt trực tràng.
Tuy nhiên, bệnh viện chưa có nghiên cứu về đánh
giá hiệu quả của thuốc giảm đau từ ngày hậu
phẫu 2 sau MLT. Do đó, nghiên cứu này nhằm
khảo sát thực trạng sử dụng thuốc giảm đau
(T Đ) sau MLT và hiệu quả điều trị đau sau MLT
tại bệnh viện Từ Dũ nhằm góp phần vào việc sử
dụng T Đ hợp lý, an toàn và hiệu quả.

B - Khoa học Dược

Sản phụ được chỉ định MLT và hồ sơ bệnh

án tương ứng của sản phụ tại khoa Sản N1,
bệnh viện Từ Dũ với c mẫu được tính theo
cơng thức(12):
x

Trong đó:
Trị số z của phân phối chuẩn cho
xác suất α/2.
Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% thì
=1,96.
P: tỷ lệ giảm đau chung cho các thuốc giảm
đau. Theo nghiên cứu của Marcus H. và cộng sự
về đau sau MLT thì tỷ lệ giảm đau sau khi dùng
thuốc giảm đau sau MLT là 69% nên P = 0,69(13).
: sai số mong muốn, chọn =0,05.
Thay vào cơng thức, ta có c mẫu tương ứng
là 329 sản phụ.
Tiến hành chọn ngẫu nhiên các sản phụ
được chỉ định MLT thỏa tiêu chuẩn lựa chọn
và tiêu chuẩn loại trừ; mỗi ngày tiến hành thu
thập hồ sơ bệnh án và phỏng vấn 13 – 14 sản
phụ cho đến khi đủ 329 sản phụ.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Sản phụ từ 18 tuổi trở lên, đồng ý tham gia
vào nghiên cứu và trả lời đầy đủ mức độ đau ở
các thời điểm trong các ngày hậu phẫu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Sản phụ bị rối loạn tâm thần, khiếm khuyết
về các giác quan nghe, nhìn, phát âm. Sản phụ có

hồ sơ bệnh án ghi nhận tình trạng: nghiện hoặc
phụ thuộc các opioid, heroin; đau mạn tính

159


Nghiên cứu
trước mổ; sử dụng các thuốc opioid tác dụng
dài, NSAID, aspirin hoặc paracetamol trong
vòng 3 ngày trước khi mổ; có các biến chứng
nặng liên quan đến gây mê và/hoặc phẫu thuật
Phươ g pháp nghiên cứu
Sản phụ sau khi đồng ý và ký xác nhận vào
phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ tiến hành
thu thập thông tin liên quan đến đặc điểm chung
của sản phụ và cuộc phẫu thuật MLT, đặc điểm
sử dụng T Đ. Sản phụ được phỏng vấn trực
tiếp về mức độ đau lúc nghỉ và lúc vận động
thông qua sử dụng thang đo VAS (Visual
Analog Scale) để xác định các điểm đau.

Tình hình sử dụng thuốc giả đau sau phẫu
thuật mổ lấy thai
Thống kê các loại thuốc giảm đau được chỉ
định. Ghi nhận các biến cố bất lợi trong quá trình
sử dụng T Đ.
Hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật mổ lấy thai
Dược sĩ trực tiếp phỏng vấn và ghi nhận
điểm đau VAS của sản phụ trước khi dùng
thuốc (T0), sau khi dùng thuốc 2 giờ (T2), 6 giờ

(T6) vào ngày hậu phẫu 2, hậu phẫu 3 và hậu
phẫu 4 sau phẫu thuật MLT. Điểm đau được ghi
nhận theo thang điểm 10 của thước đo VAS theo
các mốc thời gian.
Mức độ đau được chia thành 4 mức độ dựa
trên điểm đau VAS: không đau (0 điểm), đau
nhẹ (1-3 điểm), đau trung bình (4-6 điểm) và đau
nặng (7-10 điểm)(14).
Xử lý thống kê
Tất cả các phép kiểm thống kê được xử lý
bằng phần mềm SPSS 20. Các kết quả được
xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
được trình bày trong Bảng 1. Tổng cộng có
329 bệnh nhân, phần lớn sản phụ trong độ
tuổi 21 - 39 tuổi với tuổi trung bình là 30,5 ±
5,4 tuổi. Sản phụ chưa từng MLT chiếm tỷ lệ cao
nhất (71,4%). Đa số sản phụ sinh con đủ tháng

160

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
và trẻ có cân nặng bình thường. Sản phụ được
chỉ định MLT trong quá trình chuyển dạ gấp
1,5 lần so với số sản phụ được MLT chủ động.
Tất cả các sản phụ đều được rạch da theo
đường ngang và mổ mở ngang đoạn dưới tử

cung để lấy thai với phương pháp vô cảm chủ
yếu là gây tê tủy sống. Thời gian MLT trung vị
là 50 (45, 60) phút.
Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (N = 329)
Đặc điểm
Tuổi sản phụ (năm), mean ± SD
Chưa từng MLT
Tiền sử MLT, n (%)
1 lần
2 lần
Tuổi thai (tuần), median (IQR1, IQR3)
Cân nặng trẻ lúc sinh (g), mean ± SD
Chỉ định MLT chủ động, n (%)
Chỉ định MLT trong quá trình chuyển dạ, n (%)
Tê tủy sống
Mê nội khí quản
Phương pháp vơ cảm,
Tê thất bại chuyển
n (%)
mê nội khí quản
Tê ngồi màng cứng
Thời gian mổ, median (IQR1, IQR3)

Giá trị
30,5 ± 5,4
235 (71,4)
70 (21,3)
24 (7,3)
39 (37, 40)
2975 ± 630,2

236 (39,5)
361 (60,5)
175 (53,2)
91 (27,6)
17 (5,2)
46 (14)
50 (45, 60)

Mean: trung bình, median: trung vị, IQR : khoảng
tứ phân vị, SD: độ lệch chuẩn
Tình hình sử dụng thuốc giả

đa sau MLT

Có 3 thuốc được chỉ định để giảm đau sau
MLT tại bệnh viện, bao gồm: diclofenac đường
đặt trực tràng, paracetamol đường uống,
nefopam đường tiêm truyền tĩnh mạch (Bảng 2).
Trong các thuốc được chỉ định, diclofenac là
thuốc được chỉ định nhiều nhất ở cả 3 ngày hậu
phẫu. Ở ngày hậu phẫu 2, tất cả các sản phụ đều
được sử dụng thuốc giảm đau trong khi ở ngày
hậu phẫu 3, có 3 sản phụ khơng sử dụng thuốc. Ở
ngày hậu phẫu 4, hầu hết sản phụ không sử dụng
thuốc. Chỉ có 2 sản phụ sử dụng diclofenac (0,6%)
có ghi nhận biến cố bất lợi bao gồm các triệu
chứng: ngứa, phù tồn thân, sưng mí mắt.
Hi u quả giả

đa sa phẫu thuật mổ lấy thai


Điể đau VAS sau phẫu thuật MLT
Điểm đau VAS sau phẫu thuật MLT của
mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.
Nhìn chung sau khi dùng T Đ, điểm đau
VAS tại thời điểm T2, T6 đều giảm đáng kể lúc
nghỉ cũng như lúc vận động vào các ngày hậu

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021

Nghiên cứu

phẫu và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với
trước khi dùng thuốc (p < 0,05).

có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) gợi ý khả năng
giảm đau của diclofenac tốt hơn paracetamol.

Trước khi dùng thuốc ngày 4 vào lúc nghỉ
và lúc vận động, điểm đau của sản phụ dùng
và sản phụ không dùng thuốc giảm đau khơng
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sau
khi dùng thuốc giảm đau 2 giờ, 6 giờ, sản phụ
ít đau hơn sản phụ khơng dùng thuốc (vào
cùng thời điểm) (p < 0,05)

Mức độ giảm đau lúc vận động vào ngày

hậu phẫu 4 và lúc nghỉ ở các ngày hậu phẫu 2, 3,
4 không khác biệt giữa nhóm sản phụ dùng
diclofenac và nhóm dùng paracetamol (p > 0,05).
Bảng 2. Các loại thuốc giảm đau được chỉ định sau MLT
(N = 329)
Ngày hậu phẫu Tên thuốc giảm đau Số sản phụ
Diclofenac
295
2
Paracetamol
31
Nefopam
3
Không dùng thuốc
3
Diclofenac
293
3
Paracetamol
31
Nefopam
2
Không dùng thuốc
279
4
Diclofenac
48
Paracetamol
2


Tha đổi điể đau trư c và sau khi dùng
diclofenac so v i paracetamol
Thay đổi điểm đau trước và sau khi dùng
diclofenac so với paracetamol của mẫu nghiên
cứu được trình bày trong Bảng 4.
Ngày thứ 2 và 3 sau MLT, chênh lệch điểm
đau l c vận động của sản phụ trước và sau khi
dùng thuốc ở thời điểm 2 giờ và 6 giờ khác biệt

%
89,7
9,4
0,9
0,9
89,1
9,4
0,6
84,8
14,6
0,6

Bảng 3. Điểm đau VAS sau phẫu thuật MLT (N = 329)
Thời điểm nghiên cứu

Hậu phẫu ngày
2
Hậu phẫu ngày
3
Hậu phẫu ngày
4


T0
T2
T6
T0
T2
T6
T0
T2
T6

Lúc vận động

Khơng
dùng thuốc dùng thuốc
Mean ± SD
5,97 ± 1,45
3,60 ± 1,35
3,30 ± 1,28
4,07 ± 1,28
2,22 ± 0,99
2,00 ± 0,86
2,44 ± 0,94
2,4 ± 1,03
1,10 ± 0,83
2,21 ± 0,97
1,00 ± 0,80
2,18 ± 0,97

P


0,8
< 0,001
< 0,001

Lúc nghỉ
Không dùng
thuốc
Mean ± SD
( )
3,85 ± 1,46 
( )
1,84 ± 1,00 
( )
1,60 ± 0,91 
( )
2,19 ± 1,06 
( )
1,01 ± 0,64 
( )
0,85 ± 0,52 
1,10 ± 0,59
1,07 ± 0,60
0,23 ± 0,48
0,96 ± 0,55
0,19 ± 0,39
0,95 ± 0,55

Có dùng thuốc


P

0,78
< 0,001
< 0,001

Mean: trung bình, SD: độ lệch chuẩn; () p < 0,05: So sánh từng cặp điểm đau lúc nghỉ và lúc vận động tại
các thời điểm tương ứng.
Bảng 4. Thay đổi điểm đau trước và sau khi dùng diclofenac so với paracetamol (N = 329)
Thời điểm nghiên cứu
Hậu phẫu ngày 2
Lúc vận động

Hậu phẫu ngày 3
Hậu phẫu ngày 4
Hậu phẫu ngày 2

Lúc nghỉ

Hậu phẫu ngày 3
Hậu phẫu ngày 4

T0-T2
T0-T6
T0-T2
T0-T6
T0-T2
T0-T6
T0-T2
T0-T6

T0-T2
T0-T6
T0-T2
T0-T6

Diclofenac
Mean ± SD
2,41 ± 0,97
2,74 ± 1,09
1,85 ± 0,98
2,08 ± 1,02
1,33 ± 1,08
1,44 ± 1,15
2,02 ± 1,09
2,28 ± 1,18
1,17 ± 0,87
1,34 ± 0,93
0,88 ± 0,70
0,92 ± 0,68

Paracetamol
Mean ± SD
( )
1,97 ± 1,14 
()
2,1 ± 1,04
( )
1,39 ± 0,92 
( )
1,68 ± 0,70 

()
0,5 ± 0,71
( )
1,00 ± 1,41 
( )
1,90 ± 1,14 
( )
2,03 ± 1,08 
( )
1,03 ± 0,91 
(()
1,39 ± 0,62
( )
0,5 ± 0,71 
( )
0,5 ± 0,71 

P
0,02
0,02
0,01
0,04
0,29
0,60
0,56
0,29
0,39
0,79
0,46
0,40


Mean: trung bình, SD: độ lệch chuẩn; () So sánh từng cặp điểm đau trung bình của diclofenac và paracetamol tại
các thời điểm hậu phẫu ngày thứ 2,3,4

B - Khoa học Dược

161


Nghiên cứu
BÀNLUẬN
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình của sản phụ MLT trong
nghiên cứu khá tương đồng với kết quả nghiên
cứu của Jasim H. và cộng sự (2017)(15). Phần lớn
sản phụ chưa từng MLT trước đó với tuổi thai
trung bình trong nghiên cứu của chúng tơi
tương đương với kết quả nghiên cứu của
Eisenach JC. và cộng sự (2008)(16). Thời điểm
sinh hay MLT rất quan trọng cho sức khỏe
trẻ sơ sinh, hạn chế tối đa các biến chứng khi
trẻ sinh thiếu tháng. Phương pháp vô cảm
trong phẫu thuật MLT được lựa chọn trong
nghiên cứu là gây tê tủy sống, khá tương
đồng theo nghiên cứu của Marcus H. và
cộng sự (2014)(13). Gây tê tủy sống là phương
pháp vô cảm thường áp dụng vì dễ thực hiện
và nhanh chóng, mang lại hiệu quả vô cảm
tối ưu, mức độ dãn cơ tốt, giúp bác sĩ sản
khoa bắt em bé dễ dàng và hạn chế tối đa các

sang chấn. Ngoài ra, hiệu quả giảm đau k o
dài sau MLT do thuốc tê còn tác dụng, sản
phụ cũng ít gặp buồn nơn, nơn ói và đau
họng do khơng có đặt ống nội khí quản như
khi gây mê toàn thân (17). Theo Jasim H. và
cộng sự, gây mê tồn thân cịn có thể dẫn
đến gia tăng cường độ đau sau MLT(15).
Thực trạng sử dụng thuốc giả đa (TGĐ)
sau MLT và hi u quả điều trị đa sa M T.
Paracetamol và diclofenac là hai loại T Đ
được sử dụng nhiều nhất trong chăm sóc giảm
đau hậu phẫu MLT tại Bệnh viện Từ Dũ. Kết
quả này phù hợp với khuyến cáo của Hiệp hội
Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) 2018 về việc lựa
chọn T Đ sau MLT(18). NSAID và paracetamol
có hiệu quả cao trong kiểm sốt cơn đau cấp tính
sau phẫu thuật nên thường được thêm vào chế
độ giảm đau sau MLT cùng với thuốc opioid để
cải thiện cơn đau sau MLT và giảm nhu cầu
opioid(9,19). Mặt khác, NSAID có tác dụng giảm
đau tốt và cải thiện tốc độ hồi phục rõ rệt của
bệnh nhân(19).

162

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng thang
điểm VAS là thang đo thường dùng nhất và
đơn giản(14). Kết quả thu được cho thấy điểm đau
VAS của sản phụ giảm dần qua các ngày hậu

phẫu 2, 3, 4 từ trung bình 6 điểm (lúc vận động)
và 4 điểm (lúc nghỉ) xuống 1 điểm (lúc vận
động) và 0 điểm (lúc nghỉ). Jasim H. và cộng sự
chứng minh rằng có sự khác biệt giữa cơn đau
trung bình khi nghỉ ngơi và khi vận động vào
thời điểm 24 và 48 giờ sau khi phẫu thuật, tương
đồng với nghiên cứu của chúng tôi(15). Chất
lượng giảm đau tốt thể hiện ở điểm VAS trung
bình khi nằm yên cũng như lúc vận động đều
thấp hơn 4(20).
Về việc so sánh hiệu quả giảm đau giữa
diclofenac và paracetamol, hiệu quả giảm đau
của diclofenac so với paracetamol chỉ khác biệt
có ý nghĩa thống kê lúc vận động vào ngày thứ
2, 3 sau MLT. Mặc dù chỉ là một khảo sát cắt
ngang nhưng kết quả này cũng gợi ý cho việc
cân nhắc lựa chọn diclofenac dạng viên đặt trực
tràng phối hợp với paracetamol hoặc đơn trị sau
hậu phẫu MLT. Nghiên cứu của chúng tơi có sự
khác biệt với nghiên cứu của Cobby T. F và cộng
sự, trong đó paracetamol đường uống hiệu quả
tương đương với diclofenac đặt trực tràng và
được đề nghị điều trị đau vừa và nặng sau phẫu
thuật(21). Nghiên cứu của ch ng tôi khá tương
đồng với nghiên cứu của Rømsing J và cộng sự,
sử dụng đồng thời paracetamol và một NSAID
có hiệu quả tốt hơn so với paracetamol đơn độc
nhưng khơng tìm thấy bằng chứng về tác dụng
giảm đau vượt trội của phối hợp so với NSAID
đơn thuần(22). Điều này cũng khá tương đồng với

nghiên cứu của Munishankar và cộng sự, trong
đó khơng có sự khác biệt giữa diclofenac so với
nhóm diclofenac – paracetamol và diclofenac
hiệu quả hơn paracetamol trong việc giảm liều
dùng opioid(23). Nghiên cứu của Montgomery và
cộng sự khảo sát trên 60 sản phụ không cấp cứu
phẫu thuật phụ khoa ổ bụng, cũng cho thấy liều
lượng morphin tiêu thụ trong nhóm dùng
paracetamol nhiều hơn đáng kể so với nhóm
dùng diclofenac (P <0,05)(5).

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
Như vậy, kết quả nghiên cứu đã cho thấy hiệu
quả giảm đau của diclofenac tốt hơn paracetamol
nên có thể cân nhắc dùng diclofenac dạng phối hợp
hoặc đơn trị liệu để giảm đau sau hậu phẫu MLT
cho sản phụ. Tuy nhiên, c mẫu trong nghiên cứu
cịn ít so với tổng số sản phụ MLT hàng năm tại
bệnh viện Từ Dũ nên cần mở rộng thời gian nghiên
cứu và c mẫu thực hiện. Bên cạnh đó, số lượng sản
phụ dùng paracetamol và dùng diclofenac có sự
chênh lệch đáng kể nên việc so sánh tác dụng giảm
đau giữa paracetamol và diclofenac vẫn cịn hạn
chế. Ngồi ra, một số yếu tố ảnh hưởng đến tình
trạng đau sau MLT có thể phân tích sâu hơn như số
lần MLT của sản phụ, sinh con so hay con rạ, chỉ
định MLT cấp cứu hay chủ động và cả tình trạng

kinh tế và trình độ văn hóa của sản phụ.

KẾT LUẬN
Kết quả khảo sát trên 329 sản phụ có chỉ định
MLT tại Bệnh viện Từ Dũ từ 01/03/2020 đến
31/03/2020 đã cung cấp nhận định chung về việc
sử dụng T Đ trong chăm sóc hậu phẫu MLT, theo
dõi và đánh giá được mức độ đau của sản phụ vào
ngày hậu phẫu 2,3,4 sau MLT. Các kết quả này cho
thấy nên tiếp tục sử dụng thuốc giảm đau cho sản
phụ vào ngày thứ 2 và 3 sau MLT. Ngày hậu phẫu
thứ 4, có thể khơng chỉ định sử dụng thuốc giảm
đau nếu bệnh nhân ổn, cân nhắc tiếp tục sử dụng
thuốc giảm đau nếu sản phụ còn than phiền đau
nhiều. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phần nào
cho thấy được hiệu quả giảm đau của viên đặt
diclofenac so với paracetamol vào những ngày đầu
tiên sau khi MLT.

TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Betrán AP, Ye J, Moller AB, et al (2016), The increasing trend in
caesarean section rates: global, regional and national
estimates:1990-2014, PloS ONE, 11(2):148-343.
2. Đoàn Vũ Đại Nam (2017). Khảo sát mổ lấy thai theo nhóm phân
loại của Robson tại bệnh viện Hùng Vương, Luận văn tốt nghiệp
Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
3. Vũ Thị Nhung (2014). Lợi ích và nguy cơ của mổ lấy thai. Thời Sự Y
Học, 23-25.
4. Karlström A, Engström-Olofsson R, Norbergh KG, et al (2007),
Postpoperative pain after caesarean birth affects breastfeeding

and infant care. Journal of Obstetric, Gynecologic & Neonatal
Nursing, 36(5):430-440.
5. Montgomery JE, Sutherland CJ, Kestin IG, et al (1996). Morphine
consumption in patients receiving rectal paracetamol and

B - Khoa học Dược

Nghiên cứu

6.
7.
8.

9.
10.
11.

12.

13.

14.

15.

16.

17.

18.


19.
20.

21.

22.

23.

diclofenac alone and in combination. British Journal of Anaesthesia,
77(1):445-447.
American Pain Society (2016). Guidelines on the management of
postoperative pain. The Journal of Pain, 17(2):131-157.
Carvalho B, Butwick AJ (2017). Postcesarean delivery analgesia. Best
Practice & Research Clinical Anaesthesiology, 31(1):69-79.
Gambling DR, Yu P, Cole C, et al (1988). A comparative study of
patient controlled epidural analgesia (PCEA) and continuous
infusion epidural analgesia (CIEA) during labour. Canadian Journal
Anaesthesia, 35:249-54.
Kerai S, Saxena KN, Taneja B (2017). Post-caesarean analgesia: What
is new?. Indian journal of anaesthesia, 61(3):200-214.
Mc Donnell NJ, Keating ML, Muchatuta NA, et al (2009), Analgesia
after caesarean delivery. Anaesth Intensive Care, 37(4):539-51.
Lê Thị Thu Hà (2019). Tỉ lệ và các yếu tố liên quan của nhiễm khuẩn
vết mổ sau lấy thai tại bệnh viện Từ Dũ. Y Học Thành Phố Hồ Chí
Minh, 23(2):147-149.
Nguyễn Ngọc Rạng (2012). Ước tính c mẫu trong nghiên cứu y
học, Thiết kế nghiên cứu & Thống kê Y học, pp.71. Nhà Xuất
Bản Y Học, Hà Nội.

Marcus H, Gerbershagen HJ, Peelen LM, et al (2014), Quality of
pain treatment after caesarean section: Results of a multicentre
cohort study, European Journal of Pain, 19(7):929–939.
Ismail S, Shahzad K, Shafiq F (2012). Observational study to assess
the effectiveness of postoperative pain management of patients
undergoing elective cesarean section. Journal of Anaesthesiology
Clinical Pharmacology, 28(1):36.
Jasim HH, Sulaiman S, Khan AH, et al (2017). Factors affecting post
caesarean pain intensity among women in the Northern Peninsular
of Malaysia. Journal of Clinical and Diagnostic research, 11(9):07-11.
Eisenach JC, Pan PH, Smiley R, et al (2008). Severity of acute pain
after childbirth, but not type of delivery, predicts persistent pain
and postpartum depression. Pain, 140(1):87–94.
Mã Thanh Tùng, Trương Quốc Việt, Nguyễn Văn Chừng
(2012). Nghiên cứu sự thay đổi huyết động, các tai biến biến
chứng của levobupivacaine phối hợp với sufentanil trong gây tê
tủy sống MLT. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 16(1):312-314.
American College of Obstetricians and Gynecologists (2018),
ACOG Committee Opinion No. 742: Postpartum pain
management, Obstet Gynecol, 132(1):e35-e43.
Moote C (1992). Efficacy of nonsteroidal anti-inflammatory drugs in
the management of postoperative pain, Drugs, 44(5):14–30.
Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Toàn Thắng, Tiêu Tiến Quân (2015).
Hiệu quả giảm đau sau mổ và tác dụng không mong muốn của hai
liều morphin tủy sống trong phẫu thuật thay khớp háng. Nghiên
Cứu Y Học, 94(2):24-31.
Cobby TF, Crighton IM, Kyriakides K, et al (1999). Rectal
paracetamol has a significant morphine-sparing effect after
hysterectomy. Bristish Journal of Anaesthesia, 83(2):253-256.
Rømsing J, Møiniche S, Dahl JB (2002). Rectal and parenteral

paracetamol, and paracetamol in combination with NSAIDs, for
postoperative analgesia. Bristish Journal of Anaesthesia, 88(2):215-226.
Munishankar B, Fettes P, Moore C, et al (2008), A double-blind
randomized controlled trial of paracetamol, diclofenac or their
combination for pain relief after cesarean section, International
Journal Obstetric Anesthesia, 17(1):9-14.

Ngày nhận bài báo:

15/12/2020

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

26/01/2021

Ngày bài báo được đăng:

20/04/2021

163



×