Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Đánh giá thực trạng tích tụ ruộng đất ở huyện nho quan, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.84 KB, 97 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KIỀU TUẤN ANH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT
Ở HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Cao Việt Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VİỆN NÔNG NGHİỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đã được nêu rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 09 năm 2018

Tác giả Luận văn



Kiều Tuấn Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng góp q
báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý đất đai - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dậy,
hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Cao Việt Hà là người đã trực tiếp giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan, Phịng Tài
ngun và Mơi trường huyện Nho Quan, Phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Nho Quan, chi cục thống kê huyện Nho Quan, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn
và cán bộ địa chính các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nho Quan đã giúp đỡ tận tình,
tạo điều kiện để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều
kiện giúp đỡ và động viên tôi trong q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành luận
văn này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày

tháng 09 năm 2018

Tác giả Luận văn


Kiều Tuấn Anh

.

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

HTX

Hợp tác xã

TT

Thị trấn

QM1


Quy mô 1

QM2

Quy mô 2

QM3

Quy mô 3

QM4

Quy mô 4

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TNMT

Tài nguyên môi trường

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

UBND

Ủy ban nhân dân


iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục bảng......................................................................................................................... vii
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... ix
Thesis abstract.......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu......................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài................................................................................ 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 3
2.1.

Khái niệm về tích tụ ruộng đất.................................................................................. 3

2.1.1.


Khái niệm về tích tụ ruộng đất.................................................................................. 3

2.1.2.

Sự cần thiết phải tích tụ đất nơng nghiệp................................................................ 4

2.1.3.

Hình thức tích tụ đất nơng nghiệp............................................................................ 5

2.1.4.

Các yếu tố hạn chế quá trình thực hiện tích tụ đất nơng nghiệp .......................... 7

2.1.5.

Ảnh hưởng của tích tụ ruộng đất đến sử dụng đất............................................... 10

2.2.

Tích tụ đất nông nghiệp tại một số nước trên thế giới ........................................ 12

2.3.

Tích tụ đất nơng nghiệp tại Việt Nam.................................................................... 16

2.3.1.

Chính sách pháp luật đất đai liên quan đến tích tụ đất nơng nghiệp .................16


2.3.2.

Kết quả tích tụ đất nơng nghiệp ở Việt Nam........................................................ 22

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 26
3.1.

Thời gian nghiên cứu................................................................................................ 26

3.2.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 26

3.3.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 26

3.3.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nho Quan ................26

3.3.2.

Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Nho Quan giai đoạn
2014 – 2017............................................................................................................... 26

3.3.3.

Đánh giá về tích tụ ruộng đất trên địa bàn huyện Nho Quan ............................. 26


iv


3.3.4.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các hộ nơng
dân tích tụ đất nơng nghiệp tại huyện Nho Quan

26

3.4.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 27

3.4.1.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp..................................................... 27

3.4.2.

Phương pháp phân vùng nghiên cứu...................................................................... 27

3.4.3.

Phương pháp đánh giá mức độ tích tụ ruộng đất................................................. 27

3.4.3.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp....................................................... 28


3.5.5.

Phương pháp thống kê và tổng hợp số liệu........................................................... 28

3.4.5.

Phương pháp tổng hợp số liệu, tài liệu.................................................................. 28

Phần 4. Kết quả nghiên cứu................................................................................................ 29
4.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nho Quan ................29

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 29

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................... 31

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nho Quan 35

4.2.

Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Nho Quan giai


đoạn 2014 – 2017

37

4.2.1.

Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Nho Quan ........................... 37

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện........................................................... 41

4.3.

Đánh giá về tích tụ ruộng đất trên địa bàn huyện Nho Quan ............................. 42

4.3.1.

Quy mơ tích tụ đất nông nghiệp............................................................................. 43

4.3.2.

Hiện trạng sử dụng đất của các hộ tích tụ ruộng đất của huyện Nho quan ......46

4.3.3.

Hình thức tích tụ đất nơng nghiệp.......................................................................... 47

4.3.5.


Hình thức thanh tốn trong th đất nơng nghiệp của các hộ tích tụ ................51

4.3.6.

Đánh giá của người dân về những khó khăn, thuận lợi trong q trình tích

tụ đất nơng nghiệp

53

4.3.7.

Đánh giá của các cán bộ địa phương về tích tụ đất nơng nghiệp ...................... 58

4.4.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các hộ nơng
dân tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Nho Quan

4.4.1.

Một số hạn chế trong thực hiện tích tụ đất nơng nghiệp tại huyện
Nho Quan

4.4.2.

60
60

Một số gıảı pháp nhằm nâng cao hıệu quả sử dụng đất cho các hộ nơng

dân tích tụ đất nơng nghıệp

v

63


Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 70
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 70

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 71

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 72
Phụ lục....................................................................................................................................... 75

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mơ bình qn trang trại của một số nước................................................. 12
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp của các nước trên thế giới .................13
Bảng 2.3. Số lượng trang trại ở Việt Nam từ năm 2011 - 2014 ....................................... 22
Bảng 2.4. Số trang trại phân theo lĩnh vực sản xuất và phân theo địa phương năm
2015 của Việt nam

23


Bảng 2.5. Số trang trại phân theo lĩnh vực sản xuất và phân theo tỉnh ở vùng
Đồng bằng sông Hồng năm 2015

25

Bảng 4.1 Cơ cấu kinh tế huyện Nho Quan năm 2017........................................................ 31
Bảng 4.2. Hiện trạng dân số và lao động huyện Nho Quan năm 2017 .......................... 33
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình ..........42
Bảng 4.4. Số hộ có tích tụ đất nơng nghiệp phân theo quy mơ diện tích ở huyện
Nho Quan

43

Bảng 4.5. Diện tích đất nơng nghiệp của các nhóm hộ phân theo quy mơ tích tụ
tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh bình

45

Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất của các hộ tích tụ ruộng đất của huyện Nho quan . 46
Bảng 4.7. Hình thức tích tụ đất nông nghiệp của các hộ tại huyện Nho Quan .............49
Bảng 4.8. Thời gian thực hiện thuê quyền sử dụng đất nơng nghiệp đối với từng
loại hình sử dụng đất tại huyện Nho Quan

50

Bảng 4.9. Hình thức và số lần thanh tốn trong th đất của các hộ tích tụ đất
nông nghiệp

52


Bảng 4.10. Ý kiến của các hộ về hình thức tích tụ bằng cách th đất nơng nghiệp
sử dụng vào mục đích cơng ích của xã (n=90) 53
Bảng 4.11. Đánh giá của các hộ về hình thức tích tụ bằng cách thuê đất nông
nghiệp của các hộ dân cùng địa phương (n=90)

55

Bảng 4.12. Đánh giá của các hộ về khó khăn trong q trình tích tụ ruộng đất
bằng hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

57

Bảng 4.13. Đánh giá của các cán bộ địa phương về quá trình tích tụ đất nơng nghiệp 59

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1

Sơ đồ vị trí huyện Nho Quan.............................................................................. 29

Hình 4.2. Số hộ có diện tích đất đạt tiêu chuẩn trang trại nông nghiệp theo
Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT tại huyện Nho quan tỉnh Ninh Bình 44

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Học viên: Kiều Tuấn Anh
Tên đề tài: Đánh giá thực trạng tích tụ ruộng đất ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Chuyên ngành: Quản lý Đất đai

Mã số: 8850103

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá thực trạng về tích tụ ruộng đất trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh
Ninh Bình.
Đánh giá ưu điểm và những tồn tại của cơng tác tích tụ ruộng đất trên địa bàn
huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy q trình tích tụ ruộng đất trên địa
bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu, số liệu, thông
tin cần thiết cho mục đích nghiên cứu như: các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội của huyện tại Phòng Tài ngun và Mơi trường, phịng Kinh tế hạ tầng, Phịng
Nơng nghiệp và phát triển nông thôn và Chi cục Thống kê huyện Nho Quan.
Phương pháp phân vùng nghiên cứu: Địa hình Nho Quan chia thành 3 tiểu
vùng khá rõ nét: vùng núi, vùng bán sơn địa, vùng đồng chiêm trũng.
-

Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

+

Điều tra hộ dân: Điều tra ở mỗi tiểu vùng 30 hộ có tích tụ ruộng đất lớn.

+

Điều tra 30 cán bộ địa chính xã cán bộ ở phịng TNMT huyện và cán bộ
phịng Nơng nghiệp huyện về tích tụ ruộng đất
- Phương pháp đánh giá mức độ tích tụ ruộng đất: Trên cơ sở tổng hợp và phân
nhóm các hộ theo mức độ tích tụ ruộng đất, ta có 05 nhóm sau:
+
Quy mô 1 (QM1): 0,6-1,0 ha; Quy mô 2 (QM2): từ >1,0 đến <2,1ha (theo
Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT diện tích trang trại phải ≥2,1ha; Quy mơ 3
(QM3): : từ > 2,1 ha đến 5 ha; Quy mô 4 (QM4): từ 5-10ha; Quy mô 5 (QM5): : >10ha
- Phương pháp thống kê và tổng hợp số liệu
- Phương pháp tổng hợp số liệu, tài liệu

Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
1. Nho Quan nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Bình, là cửa ngõ quan trọng của

ix


tỉnh trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh vùng Tây Bắc, vùng
đồng bằng Bắc bộ và khu IV cũ. Năm 2017 huyện Nho Quan có giá trị sản xuất đạt
3.828,9 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng đạt 4,1%. Ngành Nông lâm - Thủy sản chiếm
tỷ lệ 41,42 % trong cơ cấu kinh tế, sản xuất công nghiệp chiếm 38,88% và lĩnh vực
thương mại – dịch vụ chiếm 19,70%.
2.

Năm 2017 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 45.052,5 ha, trong đó: đất

nông nghiệp chiếm 78,9%; đất phi nông nghiệp chiếm 15,9%; đất chưa sử dụng chiếm
5,1%. Trong giai đoạn 2014-2017 huyện đã thực hiện tốt các nội dung quản lý nhà
nước về đất đai... đã thực hiện cơ bản xong công tác dồn điền đổi thửa (16/27 xã và thị
trấn) và đang triển khai xây dựng nông thôn mới

3.
Đánh giá về tích tụ ruộng đất trên địa bàn huyện Nho Quan: Trên địa bàn
huyện Nho quan có 179 hộ có tích tụ đất nơng nghiệp (quy mơ diện tích từ 0,6-25ha).
-

Quy mơ diện tích đất nơng nghiệp: ở tiểu vùng 1 chủ yếu các hộ tích tụ ở các

quy mơ diện tích 1-5 ha (chiếm 70,42% số hộ tích tụ); Ở tiểu vùng 2 các hộ tích tụ chủ
yếu ở các quy mơ diện tích 0,6-1,0 ha (41,94 %) và 2,1-5 ha (chiếm 25,81%); Ở tiểu
vùng 3 các hộ tích tụ chủ yếu ở các quy mơ diện tích >2,0ha (chiếm 97,83% số hộ tích
tụ ruộng đất). Trên địa bàn huyện có 19 hộ có diện tích đất nơng nghiệp 10-25ha
Hình thức tích tụ đất nơng nghiệp: hình thức th quyền sử dụng đất có số hộ
thực hiện nhiều hơn, chiếm 83,33%, tổng số các trường hợp, còn lại 16,67% số trường
hợp tích tụ thực hiện hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Thời gian tích tụ: Thời gian từ 2 - 5 năm: chủ yếu là hộ thuê quyền sử dụng đất của
các hộ dân trong xã và hộ thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích cơng
ích của xã; Từ 6 - 10 năm: chủ yếu là các hộ thuê quyền sử dụng đất của hộ dân trong xã
hoặc của anh em họ hàng, do hồn cảnh hoặc đi làm xa hoặc khơng có lao động nên thời
gian thuê dài. Từ 11 – 20 năm đối với những hộ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Hình thức sản xuất của các hộ tích tụ: có 2 hình thức thanh tốn chủ yếu: thanh
tốn bằng tiền và thanh toán bằng sản phẩm. Cụ thể thanh tốn bằng tiền mặt ở tiểu
vùng 1 có 20 trường hợp chiếm 66,67%, tiểu vùng 2 có 21 trường hợp chiếm 70,00%,
tiểu vùng 3 với 25 trường hợp chiếm 83,33%.
Khó khăn trong tích tụ: Những chính sách quy định về tích tụ đất nơng
nghiệp, Thói quen sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, Tâm lý e ngại rủi ro
trong sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, Thiếu vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ sản
phẩm cho sản xuất nơng nghiệp, Quỹ đất phục vụ tích tụ đất nông nghiệp
4. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất của hộ tích tụ đất nơng nghiệp cần phải kết hợp


x


các giải pháp đồng bộ như: 5 nhóm giải pháp chính (Giải pháp về chính sách tích tụ đất
nơng nghiệp, Giải pháp về tổ chức thực hiện tích tụ đất nơng nghiệp, Giải pháp về huy
động vốn phục vụ tích tụ đất nơng nghiệp, Giải pháp về tính ổn định và bền vững của thị
trường tiêu thụ sản phẩm, Giải pháp về quy hoạch). Ngồi ra, cần phải có sự phối hợp giữa
các cấp chính quyền và người dân để giúp cho tích tụ đất nơng nghiệp đảm bảo tính bền
vững mang lại hiệu quả sử dụng đất à đảm bảo đời sống cho các hộ dân.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Kieu Tuan Anh
Thesis title: "Evaluation of land accumulation situation in Nho Quan district, Ninh
Binh province”.
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To evaluate the land accumulation situation in Nho Quan district, Ninh Binh
province.
To evaluate the strengths and shortcomings of land accumulation situation in
Nho Quan district, Ninh Binh province.
To propose some solutions to promote the process of land accumulation in
Nho Quan district, Ninh Binh province.
Materials and Methods

Method of secondary data collection survey: Collecting necessary documents,
data and information for research purposes such as documents on natural and socioeconomic conditions of the district in Resources and Environmental department,
Economic Infrastructure department, Agriculture and Rural Development department
and Nho Quan Statistical branch.
Method of study zoning: Nho Quan terrain is divided into 3 distinct sub-zones
mountainous, semi-mountainous, low-lying plains
Method of survey and collection of primary data:
+
Household survey: survey in each sub-region 30 households have big land
accumulation.
+

Investigate 30 commune cadastral staff in Natural Resources and Environment

Department and Agriculture and Rural Development department of district

Method of assessing the level of land accumulation: Based on the aggregate and
grouping of households according to the level of land accumulation, there are five
groups:
+
Scale 1 (QM1): 0.6-1.0 hectares; Scale 2 (QM2): from> 1.0 to <2.1 hectares
(according to Article 5 of Circular No. 27/2011/TT-BNNPTNT) > 2.1 hectares to 5
hectares, scale 4 (QM4): 5-10 hectares; scale 5 (QM5):> 10 hectares.
Method of data statistical and synthesis;

xii


Method of synthesis of data and documents.
Main findings and conclusions

Nho Quan is located in the North West of Ninh Binh Province, Nho Quan is
an important gateway of the province in exchanging socio-economic development
with the Northwestern provinces, the Northern Delta and the old region IV. In 2017,
Nho Quan district had a production value of 3,828.9 billion VND with a growth rate of
4.1%; Agro-forestry-fishery accounted for 41.42% of the economic structure,
industrial production accounted for 38.88% and trade and the field of service
accounted for 19.70%.
In 2017, the total area of natural land was 45052.5 hectares, of which
agricultural land accounted for 78.9%; non-agricultural land accounted for 15.9%;
Unused land accounted for 5.1%. In the period 2014-2017, the district had
implemented the state management of land ... had basically completed land plot
conversion (16/27 communes and towns) and was setting up new countryside.
Evaluation of land accumulation in Nho Quan district: In Nho quan district,
179 households had agricultural land accumulation (area of 0.6-25 ha).
-

Size of agricultural land: In sub-zone 1, most of households accumulated on the

scale of 1-5 hectares (accounting for 70.42% of households accumulation); In sub-area 2,
the households mainly accumulated on the scale of 0.6-1.0 hectares (41.94%) and 2.1-5
hectares (accounting for 25.81%); In sub-area 3, the households accumulated mainly on
the scale of > 2.0 hectares (accounting for 97.83% of households accumulate land). In the
district, there were 19 households with agricultural land area of 10-25ha.

Form of agricultural land accumulation: The form of renting land use rights had
more households, accounting for 83.33% of the total number of cases, the remaining
16.67% of accumulation cases take the form of transfer of land use rights.
Time of accumulation: From 2 to 5 years: mainly households rent land use
rights of households in the commune and households rent land belonging to the
agricultural land fund used for communal purposes of the commune; From 6 to 10

years: mainly of households rent land use rights of households in the commune or of
relatives, due to circumstances or work away or no labor, so long lease time. From 11
to 20 years for households received transfer of land use rights.
Production patterns of the accumulation households: There were two main
types of payment: cash payment and payment by product. Particularly, cash payment
in sub-zone 1 was 20 cases, accounting for 66.67%, sub-region 2 had 21 cases,
accounting for 70%, sub-region 3 had 25 cases accounting for 83.33%.

xiii


Difficulties in accumulation: Policies regulating agricultural land accumulation,
small scale production habits, self-sufficiency, risk apprehension in large-scale
agricultural production, lack of investment capital and consumption market for
agricultural production
In order to improve the land use efficiency of agricultural land accumulation
households, it is necessary to combine synchronous solutions such as: The five main
solution (groups solutions to organize accumulation, solutions for capital mobilization,
solutions for stability and Sustainable consumption of products, planning solutions). In
addition, there should be coordination between the different levels of government and
people to help the accumulation of agricultural land to ensure the sustainability of land
use efficiency and ensure the livelihood of the household.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn tài nguyên quý giá không thể
tái tạo. Từ bao đời nay, cha ông ta đã luôn truyền dạy cho các thế hệ con cháu

rằng: “tấc đất tấc vàng”, vì đất là nơi con người trú ngụ, sinh sống và duy trì giống
nịi. Cùng với bàn tay lao động của con người, đất đai tạo nên của cải vật chất, tạo
nên nền văn minh, văn hóa dân tộc, lưu trữ và truyền đạt lại cho các thế hệ sau.
Đối với ngành nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và quan trọng
không thể thay thế được, nguồn quỹ đất để cân đối cho phát triển các ngành kinh tế
luôn cố định tùy theo mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia và
địa phương.
Trong quá trình thực hiện giao đất nơng nghiệp theo tinh thần của Nghị
định 64/CP năm 1993 và Nghị định 85/1999/NĐ-CP, bên cạnh những thành quả
quan trọng đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế, xã hội… còn tồn tại những bất cập,
điển hình là tình trạng đất đai manh mún, khó áp dụng máy móc cơ giới hóa, tăng
chi phí sản xuất… Cụ thể, cả nước có 75 triệu thửa đất, bình qn mỗi hộ có 6 - 8
thửa với khoảng 0,3 - 0,5 ha/hộ (Nguyễn Đức, 2008). Tuy nhiên, khi đất nước
bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp nơng thơn thì đất đai manh mún nhỏ lẻ là một trở ngại cho sản xuất,
khó áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật, khó hình thành vùng sản xuất
hàng hóa tập trung. Vì vậy, tích tụ đất nông nghiệp là yêu cầu tất yếu, khách quan
trong quá trình phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố.
Để khắc phục một phần tình trạng đất nông nghiệp manh mún, tại các địa
phương trên cả nước đã triển khai thực hiện chương trình dồn điền đổi thửa. Tuy
nhiên, việc thực hiện chương trình này mới chỉ dồn nhiều thửa nhỏ thành thửa lớn,
một hộ có nhiều thửa trở nên ít thửa hơn, nhưng diện tích của hộ khơng thay đổi.
Huyện Nho Quan, bình qn diện tích đất nơng nghiệp (đã trừ rừng phịng
hộ và rừng đặc dụng và đất cơng ích) trên 1 hộ nơng nghiệp thì mỗi hộ có khoảng
0,56 ha. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh việc tăng trưởng nền kinh tế, chú trọng phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ thì sẽ làm cho diện
tích đất sản xuất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Địa hình phức tạp,

1



không bằng phẳng, vùng đồi núi nằm xen kẽ với vùng chiêm trũng đã làm cho đất
sản xuất nông nghiệp tại địa phương càng trở nên nhỏ lẻ, manh mún. Để có thể
phát triển sản xuất nơng nghiệp đạt hiệu quả cao và bền vững, áp dụng khoa học
kỹ thuật thì cần có diện tích canh tác lớn. Chính vì vậy, “tích tụ ruộng đất’ càng trở
thành vấn đề cấp thiết ngay lúc này. Được sự hướng dẫn của PGS.TS Cao Việt Hà,
em xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng tích tụ ruộng đất ở huyện
Nho Quan, tỉnh Ninh Bình”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá thực trạng về tích tụ ruộng đất trên địa bàn huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình.
Đánh giá ưu điểm và những tồn tại của cơng tác tích tụ ruộng đất trên địa
bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy q trình tích tụ ruộng đất trên
địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Những đóng góp mới của đề tài: Góp phần đánh giá thực trạng và lợi ích
của việc tích tụ ruộng đất, đề xuất được giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác tích tụ
ruộng đất tại địa bàn nghiên cứu.
Ý nghĩa khoa học của đề tài: Góp phần bổ sung lý luận về cơng tác tích tụ
ruộng đất cũng như các bài học kinh nghiệm về tích tụ ruộng đất trên địa bàn đồng
bằng sơng Hồng.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Góp phần đề xuất một số giải pháp hồn
thiện cơng tác tích tụ ruộng đất tại địa phương trong thời gian tới.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM VỀ TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT

2.1.1. Khái niệm về tích tụ ruộng đất
Để có được khái niệm tổng qt về tích tụ đất nông nghiệp trước hết cần
phân biệt rõ sự khác nhau cơ bản giữa tích tụ và tập trung đất nơng nghiệp. Theo từ
điển Hán Việt của Nguyễn Lân (2002) thì “Tập” là một; “Trung” là giữa, do vậy,
theo ý này tập trung có nghĩa là dồn tất cả vào một chỗ. Nếu hiểu như vậy thì tập
trung đất nơng nghiệp là dồn các thửa đất vào một chỗ để sản xuất. Tuy nhiên, với
đặc điểm của đất đai là không thể di dời, có vị trí cố định, hơn nữa đặc điểm sử
dụng đất của Việt Nam sau năm 1993 với việc thực hiện Nghị định 64/CP và Nghị
định 85/1999/CP thì khơng thể hiểu khái niệm tập trung đất nơng nghiệp như khái
niệm tập trung nói trên Do vậy, xuất phát từ thực tế, đặc điểm đất đai và bối cảnh
của Việt Nam có thể hiểu tập trung đất nơng nghiệp là việc các hộ dân thực hiện
việc chuyển đổi các mảnh đất cho nhau, trong cùng địa phương (các mảnh đất này
ở vị trí khác nhau) để giảm số mảnh đất của các hộ nhưng tổng diện tích của hộ thì
khơng đổi. Hiện nay, việc tập trung đất nơng nghiệp theo hình thức này đã được
thực hiện khá phổ biến tại nhiều địa phương trên cả nước thông qua chương trình
dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn và thành lập các tổ hợp tác.
Bên cạnh đó, theo từ điển tiếng Việt của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt
Nam (2013): tích là dồn góp lại từng ít một cho nhiều thêm, tụ là họp lại, đọng lại
một chỗ. Do vậy, tích tụ là dồn từng ít một vào một chỗ để có nhiều thêm.
Tích tụ tư bản là tập trung vốn đủ lớn vào một đơn vị kinh doanh (doanh
nghiệp) dưới nhiều hình thức khác nhau, để có thể đầu tư mở rộng sản xuất, đổi
mới trang thiết bị kỹ thuật, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất và quản lý, để
tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô, nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
và sản phẩm trên thương trường, nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Tích tụ ruộng đất là một dạng tích tụ tư bản dưới hình thức hiện vật trong
nơng nghiệp, vì ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được của
nông nghiệp. Nhưng do đặc điểm sản xuất mang tính sinh học nên tích tụ ruộng
đất nói riêng và tích tụ tư bản nói chung trong nơng nghiệp khác hẳn với tích tụ tư
bản trong cơng nghiệp (Vũ Trọng Khải, 2008).
Do đất nơng nghiệp có vị trí cố định khơng di dời nên khái niệm tích tụ đất


3


nơng nghiệp khác với khái niệm tích tụ tư bản. Nếu tích tụ tư bản hình thành nên
doanh nghiệp lớn từ việc huy động nguồn vốn lớn từ các cổ đơng khác nhau thì tích tụ
đất nơng nghiệp là việc hình thành nên trang trại có diện tích lớn hơn. Tích tụ đất nơng
nghiệp là q trình chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, trong thời gian nào đấy từ
nhiều người vào số ít người khác, để làm tăng quy mơ diện tích đất cho sản xuất nơng
nghiệp của người nhận quyền sử dụng đất, và người nhận quyền sử dụng đất nơng
nghiệp có đầy đủ quyền sử dụng đất (quyền sở hữu hạn chế) theo quy định của pháp
luật (Hoàng Xuân Phương và cs., 2014). Với khái niệm này có thể hiểu tích tụ đất
nơng nghiệp là làm tăng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của hộ bằng cách chuyển
quyền sử dụng đất thông qua các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa
kế... mà người sử dụng đất được quyền thực hiện. Ngồi ra, thơng qua việc thực hiện
chuyển quyền, người nhận chuyển quyền sẽ được Nhà nước bảo vệ quyền sử dụng đất
hợp pháp khi thực hiện việc chuyển quyền hợp pháp. Tuy nhiên, khái niệm này chưa
nêu cụ thể việc tích tụ đất nơng nghiệp nhằm mục đích gì.

Từ những luận chứng trên, dưới góc độ tích tụ đất nơng nghiệp theo quy mơ
hộ gia đình có thể đưa ra khái niệm tích tụ đất nơng nghiệp như sau: Tích tụ đất
nơng nghiệp là cách thức làm tăng diện tích đất nơng nghiệp của hộ thông qua việc
thực hiện nhận chuyển quyền sử dụng đất (nhận chuyển nhượng, thuê, nhận tặng
cho...) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Từ khái niệm tập trung và tích tụ đất nơng nghiệp cho thấy sự khác nhau rõ
rệt của hai khái niệm này. Bởi lẽ, tập trung đất nông nghiệp là việc người dân tự
nguyện dồn đổi hoặc góp đất nơng nghiệp vào tổ hợp tác, hoặc hợp tác xã hoặc các
doanh nghiệp... tập trung đất nơng nghiệp khơng có sự tăng quy mơ diện tích của
hộ cịn tích tụ đất nơng nghiệp thì có sự tăng quy mơ diện tích của hộ. Ngồi
ra, tích tụ đất nơng nghiệp có sự chuyển quyền sử dụng đất từ người này sang người

khác, từ nhiều người vào một người có tiềm lực kinh tế phát triển nơng nghiệp.

2.1.2. Sự cần thiết phải tích tụ đất nơng nghiệp
Tích tụ ruộng đất là quá trình tập trung ruộng đất từ nhiều thửa nhỏ thành
thửa lớn, từ nhiều chủ sử dụng đất (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) vào một số chủ
sử dụng đất có khả năng vốn, lao động, kinh nghiệm quản lý để sản xuất hàng hóa
(Nguyễn Đình Bồng, 2013). Từ thực tiễn ở Việt Nam cho thấy sự cần thiết của tích
tụ đất nơng nghiệp để hướng tới sản xuất hàng hóa bởi:
-

Việc giao đất cho các hộ dân theo tinh thần của Nghị định 64/CP cho các

hộ gia đình, cá nhân đã gặp một số khó khăn:

4


1)
Do ngun tắc cơng bằng “có tốt có xấu, có cao - có thấp, có gần - có
xa” trong giao đất nên thửa đất bị chia nhỏ, mỗi gia đình có thể có tới 10 - 15 thửa
đất nhỏ, khơng phù hợp với nhu cầu về tăng quy mô đất đai trong sản xuất nông
nghiệp hiện đại;
2)
Sức sản xuất của nơng dân cá thể đã được giải phóng nhưng từng hộ gia
đình, cá nhân khơng thể tạo được khả năng tiếp cận vốn, công nghệ, thị trường để
tăng nhanh năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản (Oxfam, 2012).
Kết quả của việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình là tình trạng đất
đai manh mún, nhỏ lẻ cụ thể: cả nước có 75 triệu thửa đất, bình quân mỗi hộ có 6 8 thửa với khoảng 0,3 – 0,5 ha/hộ (Nguyễn Đức, 2008). Theo số liệu của Nguyễn
Trung Kiên (2011), đồng bằng sông Hồng là khu vực có quy mơ sản xuất nơng
nghiệp của các hộ dân dưới 0,5 ha là nhiều nhất (chiếm 94,46%), Đông Nam Bộ là

khu vực có quy mơ sản xuất nơng nghiệp của các hộ dân trên 3 ha là nhiều nhất
(chiếm 12,16%). Tình trạng này sẽ gây khó khăn trong q trình sản xuất, đặc biệt
là việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng cơ giới hóa, tăng chi phí sản xuất.
Phong tục và thói quen sản xuất nơng nghiệp manh mún và nhỏ lẻ của
người dân hiện nay là một trong số các nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của sản
xuất nơng nghiệp. Ngồi ra, hiện nay quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp do phải
chuyển sang các mục đích khác nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Do vậy, tổ chức quản lý và sử dụng quỹ đất trong điều kiện quy mô nhỏ, lại manh
mún là vấn đề rất khó khăn, khơng thể sản xuất tập trung, không thể sản xuất hiệu
quả cao (Hồng Xn Phương và cs., 2014). Chính vì vậy, cần phải có phương
thức mới làm thay đổi thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, đó là tích tụ đất nơng
nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa.
- Hiện nay, tích tụ đất nông nghiệp đang diễn ra tại các địa phương nhằm
khắc phục tình trạng manh mún đất nơng nghiệp cũng như hướng tới nền sản xuất
nơng nghiệp hàng hóa, điển hình như một số tỉnh: Bắc Ninh, Thái Bình, Nghệ An,
Nam Định, Hà Nội, Bắc Giang. Thực tế, có nhiều mơ hình thực hiện thành cơng
với việc hình thành các trang trại quy mơ lớn đạt tiêu chí mới và thủ tục cấp giấy
chứng nhận kinh tế trang trại quy định tại Thơng tư số 27/2001/TT- BNN&PTNT.
2.1.3. Hình thức tích tụ đất nơng nghiệp
Tích tụ đất nơng nghiệp được thực hiện thông qua sự trao đổi quyền sử dụng
đất giữa các chủ sử dụng đất bằng các hình thức như chuyển nhượng, cho thuê, tặng
cho, thừa kế quyền sử dụng đất. Nhiều nhà nơng đã tích tụ ruộng đất lập trang trại

5


bằng cách thuê đất công – tư, mua, mượn hoặc được giao, được thừa kế, được tặng
cho… để phát triển kinh tế trang trại có quy mơ từ nhỏ đến lớn. Đây là hình thức
đầu tiên được hình thành từ những năm 80 của thế kỷ XX (Lê Trọng, 2010).
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện khi người sử dụng đất

được Nhà nước giao quyền sử dụng đất thơng qua quyết định giao đất. Trong q
trình sử dụng đất, người sử dụng khơng có nhu cầu sử dụng thì họ có quyền
chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác theo quy định của Pháp luật về
đất đai. Việc mua bán được tiến hành theo thỏa thuận thông qua thị trường chuyển
nhượng đất đai (Đức Tâm, 2015). Người được chuyển nhượng sẽ có nhiều đất hơn,
nhưng phải sử dụng đất đúng mục đích theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt tại địa phương.
Cho thuê quyền sử dụng đất được thực hiện khi người sử dụng đất hợp pháp vì
tạm thời khơng sử dụng đất trong thời gian nhất định thì có thể cho người khác thuê
quyền sử dụng đất thông qua hợp đồng thuê đất có thời hạn. Bên thuê quyền sử dụng
đất phải sử dụng đúng mục đích, trả tiền thuê, trả lại đất khi hết hạn thuê trong hợp
đồng. Hình thức trả tiền thuê ruộng có thể theo từng vụ, từng năm hoặc cho cả thời
gian thuê để bảo đảm thuận tiện cho cả người thuê và người cho thuê (Đức Tâm,
2015). Người đi th đất sẽ có diện tích đất lớn hơn, đất được tập trung giúp cho sản
xuất được thuận lợi hơn. Đối với hình thức thuê đất có hai trường hợp:
1)
Người sử dụng đất thuê đất của nhau, thời hạn sử dụng đất căn cứ vào
hợp đồng được ký;
2)
Người sử dụng đất thuê đất thuộc quỹ đất nơng nghiệp sử dụng vào mục
đích cơng ích của xã, hợp đồng được ký với UBND xã và thời hạn hợp đồng hiện
nay có nhiều địa phương là 5 năm, sau đó nếu có nhu cầu người thuê quyền sử
dụng đất tiếp tục ký tiếp hợp đồng với UBND xã.
Thừa kế quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất được thừa hưởng do
người thân để lại. Người được thừa kế quyền sử dụng đất sẽ có nhiều đất hơn để
phát triển sản xuất.
Tặng cho quyền sử dụng đất là việc hai người tặng cho quyền sử dụng đất
cho nhau. Người được nhận tặng cho quyền sử dụng đất sẽ có nhiều đất hơn để
phát triển sản xuất.
Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất: Đây là hình thức mà người nơng dân

góp đất, góp vốn, cơng sức vào trang trại, doanh nghiệp và được hưởng lợi nhuận theo
quy chế thỏa thuận, phù hợp với pháp luật của Nhà nước (thơng thường theo tỷ lệ góp
đất, góp vốn). Người nông dân được quyền thể hiện ý kiến thông qua

6


bầu ban lãnh đạo trang trại, doanh nghiệp (Đức Tâm, 2015).
2.1.4. Các yếu tố hạn chế quá trình thực hiện tích tụ đất nơng nghiệp
Hiện nay, tích tụ đất nơng nghiệp tồn tại một số yếu tố hạn chế trong quá
trình thực hiện của các hộ dân tại địa phương, bao gồm các yếu tố sau:
a, Chủ trương, chính sách của Nhà nước
Chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến đất nông nghiệp được
thể hiện cụ thể như sau: Luật đất đai, các chính sách thuế, chính sách ruộng đất,
chính sách bảo hộ sản phẩm, trợ giá sản phẩm, đào tạo lao động, chính sách cho
vay vốn, giải quyết việc làm…
Đây là yếu tố đóng vai trị quan trọng trong việc tích tụ, tập trung đất đai,
nó là yếu tố thúc đẩy hoặc ngược lại là yếu tố cản trở q trình tập trung tích tụ đất
nơng nghiệp (Hoàng Xuân Phương và cs., 2014). Cụ thể, trước Luật đất đai năm
1993 (Quốc hội, 1993), khi chính sách của Nhà nước chưa cho phép chuyển
nhượng (mua bán) đất đai thì khơng có thị trường đất đai hợp pháp. Thời gian này
vẫn diễn ra hoạt động mua bán đất đai nhưng chỉ hoạt động dưới dạng thị trường
“ngầmˮ. Do vậy các giao dịch này là bất hợp pháp và có thể xuất hiện nhiều rủi ro.
Đặc biệt hiện nay, khi Luật đất đai năm 2013 (Quốc hội, 2013) có hiệu lực, thời
hạn sử dụng đất nông nghiệp đã tăng từ 20 năm lên 50 năm và hạn mức nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất tăng bằng 10 lần hạn mức của đất nông nghiệp,
cho thấy đây là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển tích tụ đất nơng nghiệp tại nhiều địa
phương trong cả nước. Nó cũng là căn cứ giúp cho những người có nhu cầu đầu tư
cho sản xuất nơng nghiệp n tâm hơn trong q trình phát triển sản xuất.
b, Phong tục tập quán và thói quen sản xuất

Tích tụ đất nơng nghiệp được thực hiện và phát triển cần phải có sự tương
hỗ giữa các hộ có nhu cầu tích tụ đất nơng nghiệp (muốn tăng diện tích sản xuất)
và những hộ khơng cịn nhu cầu sử dụng đất (muốn chuyển nhượng hoặc cho thuê
quyền sử dụng đất). Hiện nay, do thói quen canh tác với quy mô nhỏ lẻ nên các hộ
rất ngại tiếp cận với sản xuất quy mô lớn và sử dụng máy móc, áp dụng cơ giới
hóa. Bên cạnh đó, các hộ nông dân không muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất
nơng nghiệp cho người khác vì các lý do sau:
1)
Quy mơ đất nơng nghiệp nhỏ, mỗi gia đình đều đủ lao động để đảm
đương công việc đồng áng nhằm tự cung cấp lương thực cho hộ;
2)

Giá đất nông nghiệp thấp nên chuyển nhượng không thu hút hết lượng lao

động dư thừa ở nơng thơn, thậm chí nhiều lao động thất nghiệp ở thành thị quay về

7


làm ruộng. Vì thế, tâm lý chung của các gia đình nơng dân là muốn giữ lại đất
nơng nghiệp để làm chỗ dựa khi thất cơ, lỡ vận (Nguyễn Cúc và Hồng Văn Hoan,
2010). Thói quen và tâm lý này cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình tích tụ
đất nông nghiệp của các hộ dân.
c. Hiệu quả sản xuất nơng nghiệp và nguy cơ rủi ro trong q trình sản xuất nơng
nghiệp
Tích tụ đất đai làm gia tăng diện tích canh tác trên nơng hộ với mục đích gia
tăng lợi nhuận tổng cộng (Lê Cảnh Dũng, 2010). Hay nói một cách khác, q trình
tích tụ, tập trung ruộng đất đã tạo ra quy mô lớn hơn cho đơn vị sản xuất, nhiều mơ
hình trang trại và cánh đồng mẫu lớn hình thành (Đức Tâm, 2015). Trên thực tế, khi
quy mơ diện tích tăng lên, việc sản xuất thuận lợi hơn nhưng hiệu quả sản xuất mang

lại không cao bởi chưa có liên kết trong tiêu thụ và bảo quản sản phẩm dẫn đến tình
trạng mất mùa được giá và được mùa mất giá. Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất còn phụ
thuộc vào các yếu tố đầu vào như: giống, phân bón, chăm sóc, mùa vụ, rủi ro (do thiên
tai, dịch bệnh). Yếu tố rủi ro ở đây có thể là do khách quan hoặc chủ quan, có thể con
người ứng phó được hoặc khơng ứng phó được nhưng nó cũng ảnh hưởng phần nào
đến q trình sản xuất nông nghiệp của các hộ.

d. Vốn đầu tư, cơ giới hóa, cơ sở hạ tầng và thị trường
Trong q trình sản xuất nói chung, vốn là yếu tố đóng vai trị chủ đạo. Hộ
gia đình, trang trại, gia trại, doanh nghiệp kinh doanh nơng nghiệp phần lớn đang
gặp phải khó khăn do thiếu vốn. Để có thể thu gom đủ số lượng diện tích đất theo
nhu cầu, các đơn vị này cần bỏ ra một số tiền lớn. Trong khi vốn tự có hạn hẹp thì
vốn vay được coi là cứu cánh, nhưng việc tiếp cận tín dụng khơng phải lúc nào
cũng dễ dàng, thêm vào đó lãi suất vay và thời gian vay thường khơng có lợi cho
sản xuất nơng nghiệp (Lưu Đức Khải và Đinh Xn Nghiêm, 2012).
Tích tụ ruộng đất là một biểu hiện về quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển nhất định của lực lượng sản xuất trong q trình cơng nghiệp hóa nơng
nghiệp theo hướng chun mơn hóa, phát triển các loại cây trồng thâm canh cao để
sản xuất nông sản hàng hóa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài
nước (Lê Trọng, 2010). Để đạt được mục tiêu trên, trong thời kỳ hội nhập hiện nay
phải có điều kiện cần là cơ sở hạ tầng và máy móc tiên tiến đồng bộ. Cơ sở hạ tầng
ở đây bao gồm: đường giao thông, hệ thống kênh mương nội đồng, hệ thống điện
và các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất có sự khác nhau giữa các mơ hình sản
xuất nơng nghiệp.

8


Theo kinh tế học, thị trường là nơi để người mua và người bán gặp nhau,
trao đổi hàng hóa. Với tích tụ đất nơng nghiệp, yếu tố thị trường đóng vai trị quan

trọng, đó là thị trường quyền sử dụng đất và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Nếu thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định sẽ đảm bảo thu nhập cho hộ dân và đảm
bảo được hiệu quả sản xuất. Thị trường bất động sản đóng vai trị quan trọng thúc
đẩy tích tụ đất nơng nghiệp, cải thiện sử dụng đất hiệu quả. Về mặt lý thuyết, thị
trường bất động sản có hiệu quả khi phân bổ đất cho những người có kỹ năng quản
lý tốt hơn. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thị trường cho thuê quyền sử dụng
đất hoạt động có hiệu quả hơn thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở các
nước đang phát triển.
Một ví dụ điển hình về sự thành công của thị trường đất cho thuê là ở Trung
Quốc. Thị trường này góp phần đa dạng hóa khu vực nông thôn và gia tăng thu
nhập cho người dân. Một số nghiên cứu, đã chỉ ra rằng thị trường đất cho thuê ở
Trung Quốc đã thay đổi cơ cấu nghề nghiệp ở khu vực nông thôn. Trước khi cho
thuê đất, 60% dân số phụ thuộc vào nông nghiệp như là nguồn chính của thu nhập,
sau khi cho thuê đất con số này giảm xuống còn 17%. Lợi nhuận ròng từ thuê đất
tăng 60% bao gồm lợi ích của các bên trong hợp đồng.
Thị trường quyền sử dụng đất đặt biệt là thị trường đất cho thuê có thể hỗ
trợ việc tăng năng suất và thu nhập cho hộ nông thơn. Hơn nữa, thị trường đất góp
phần chuyển đổi đất cho người có kĩ năng quản lý tốt hơn và mang lại cơ hội cho
người nông dân tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy nhiên, ở một số
nước, quyền về đất đai không được bảo hộ và bị giới hạn bởi hệ thống pháp luật.
Điều này làm ảnh hưởng đến hợp đồng giao dịch đất đai và phân bổ lao động
khơng hiệu quả, gia tăng bất bình đẳng trong tiếp cận đất đai. Hệ thống phúc lợi xã
hội và tiếp cận tín dụng là cần thiết để giảm mua bán đất đai giữa các nơng dân khi
có các cú sốc xảy ra.
e. Quỹ đất nông nghiệp tại các địa phương
Hiện nay ở nước ta khi thống kê diện tích đất đai nói chung và diện tích đất
nơng nghiệp nói riêng theo đối tượng quản lý bao gồm: UBND xã, Tổ chức phát
triển quỹ đất, Cộng đồng dân cư và tổ chức khác. Tuy nhiên, đối với đất sản xuất
nơng nghiệp thì đa phần đối tượng quản lý là UBND xã. Với tích tụ đất nơng
nghiệp, để tăng diện tích sản xuất nơng nghiệp, các hộ dân ngồi việc nhận chuyển

nhượng, nhận thuê, nhận tặng cho và nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì th đất
nơng nghiệp cơng ích do UBND xã quản lý là một hình thức được đa số các hộ lựa
chọn. Do vậy, quỹ đất nông nghiệp tại các địa phương là một trong

9


những nguồn lực thúc đẩy tích tụ đất nơng nghiệp phát triển hình thành các gia trại
và các trang trại.
2.1.5. Ảnh hưởng của tích tụ ruộng đất đến sử dụng đất
a. Tác động đến hình thức tổ chức sản xuất
Việc sản xuất nông nghiệp hiện nay được thực hiện khá đa dạng với các
hình thức khác nhau như: hộ gia đình, gia trại, trang trại, cơng ty - doanh nghiệp…
Để kinh doanh theo hướng trang trại và gia trại, hộ gia đình phải có quy mơ diện
tích đất nơng nghiệp đủ lớn (trang trại trên 2,1 ha) theo quy định của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Để có diện tích đất nơng nghiệp phục vụ
sản xuất, ngồi diện tích của hộ được giao theo Nghị định 64/CP năm 1993, phần
cịn lại các hộ đã thực hiện tích tụ bằng nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, quy
mơ tích tụ có tác động trực tiếp đến hình thức tổ chức sản xuất của các hộ sản xuất
nông nghiệp. Nếu hộ tích tụ quy mơ nhỏ (dưới 2,1 ha) chỉ là những gia trại vừa và
nhỏ, nhưng nếu diện tích trên 2,1 ha có thể hình thành các trang trại trung bình và
lớn.
b. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động và việc sử dụng lao động
Hiện nay, tích tụ đất nơng nghiệp diễn ra song song với tiến trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giúp cho các hộ dân dần tiếp cận được các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, điển hình là cơ giới hóa trong nông nghiệp và chuyển từ sản
xuất theo cách tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa. Nếu hộ tích tụ với quy mơ lớn
sẽ khơng chỉ sử dụng lao động của hộ mà cịn có thể giải quyết việc làm cho người
dân tại địa phương (thời điểm thu hoạch cịn khơng có lao động).
Theo nghiên cứu tại đồng bằng sơng Cửu Long, tích tụ đất nơng nghiệp

chưa gắn với phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thơn một cách chặt
chẽ: các trang trại trồng trọt có quy mô trong mức hạn điền chỉ sử dụng lao động
gia đình là chính, kết hợp với th máy móc làm đất, gặt đập hoặc sử dụng lao
động chủ yếu của gia đình kết hợp với thuê lao động cấy, gặt theo thời vụ (ở vùng
trung du miền núi và vùng Đồng bằng Bắc Bộ). Một số trang trại trồng trọt, kinh
doanh tổng hợp có quy mơ lớn trên mức hạn điền thì thường kết hợp trang bị máy
móc với lao động thường xuyên (ở mức khoảng 10 người) và lao động mùa vụ
(Nguyễn Đình Bồng và Tạ Hữu Nghĩa, 2009).
c. Tác động đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp
Năng suất là yếu tố đầu tiên thể hiện hiệu quả sản xuất. Theo ý kiến của các
nhà khoa học trên thế giới, hiện nay có nhiều tranh cãi quanh mối quan hệ

10


×