Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thanh hà, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN NHUẬN

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG

Ngành :

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi. Số liệu và kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa từng sử dụng trong bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thanh Hà, ngày … tháng … năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn nhuận


i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học, ngoài
sự cố gắng của bản thân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ của các cá nhân trong và
ngồi trường.
Qua đây tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tồn thể các thầy cô giáo trong Bộ
môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai cùng các thầy cô giáo trong Học Viện
Nông nghiệp Việt Nam đã dạy dỗ tôi trong q trình học tập tại trường Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam
Tơi bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thị
Vịng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và
viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ Phịng Nơng nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Thanh Hà, UBND các xã và nhân dân trong huyện đã tạo mọi
điều kiện để tơi hồn thành nội dung luận văn này.
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Thanh Hà, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Nhuận

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii

Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................... 3

Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quy hoạch xây dựng nông thôn mới ........................................ 4

2.1.1.


Một số khái niệm về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới ............. 4

2.1.2.

Mục tiêu xây dựng nông thôn mới ...................................................................... 8

2.1.3.

Chức năng, nhiệm vụ của quy hoạch xây dựng nông thôn mới .......................... 9

2.1.4.

Nhiệm vụ của quy hoạch nơng thơn mới .......................................................... 10

2.1.5.

Ngun tắc, tiêu chí xây dựng nơng thơn mới .................................................. 10

2.1.6.

Vai trị, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội................................................................................................................. 11

2.1.7.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới ......................... 13

2.2.

Cơ sở thực tiễn của quy hoạch xây dựng nông thôn mới ................................. 15


2.2.1.

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới ................. 15

2.2.2.

Tình hình quy hoạch xây dựng nơng thơn mới ở Việt Nam ............................. 20

2.2.3.

Tình hình thực hiện Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại tỉnh
Hải Dương ........................................................................................................ 26

2.3.

Cơ sở pháp lý về quy hoạch xây dựng nông thôn mới ..................................... 26

2.3.1.

Nội dung xây dựng nông thôn mới ................................................................... 26

iii


Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 30
3.1.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 30

3.1.1.


Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Thanh Hà........................ 30

3.1.2.

Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn
huyện Thanh Hà ................................................................................................ 30

3.1.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã
Thanh Sơn và xã Tân An .................................................................................. 30

3.1.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy hoạch xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Hà ................................................... 30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 30

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................. 30

3.2.2.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu ................................................ 31


3.2.3.

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu................................................................ 32

3.2.4.

Phương pháp so sánh ........................................................................................ 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 33
4.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Hà ....................... 33

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 33

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................. 36

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ....................................... 44

4.2.

Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới trên
địa bàn huyện Thanh Hà ................................................................................... 45


4.2.1.

Cơng tác tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ................. 45

4.2.2.

Đánh giá kết quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng
thơn mới ............................................................................................................ 47

4.2.3.

Nhóm tiêu chí hạ tầng - Kinh tế - Xã hội.......................................................... 48

4.2.4.

Đánh giá chung ................................................................................................. 56

4.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới xã Tân
An và xã Thanh Sơn ......................................................................................... 59

4.3.1.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới xã
Tân An .............................................................................................................. 59

4.3.2.

Kết quả đánh giá theo 19 tiêu chí NTM............................................................ 70


4.3.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM xã Thanh Sơn .......... 71

iv


4.3.4.

Đánh giá của người dân về công tác thực hiện quy hoạch xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn xã Tân An và xã Thanh Sơn .......................................... 80

4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Hà giai đoạn 2018-2020 ................. 85

4.4.1.

Giải pháp nhằm tăng cường thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Thanh Hà . .......................................................................... 85

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 90
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 90

5.2.


Kiến nghị........................................................................................................... 91

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 92
Phụ lục .......................................................................................................................... 95

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHYT

Bảo hiểm y tế

BQDT

Bình qn diện tích

BQL

Ban quản lý

BTVH

Bổ túc văn hóa

CNH – HĐH


Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

DT

Diện tích

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

ĐTPT

Đầu tư phát triển

ĐVT

Đơn vị tính

GTVT

Giao thông vận tải

HĐND

Hội đồng nhân dân


HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTXH

Kinh tế xã hội

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thôn

THCN


Trung học chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNXH

Tệ nạn xã hội

TTATGT

Trật tự an tồn giao thơng

UBND

Ủy ban nhân dân

VH - TT - DL

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành giai đoạn 2010 - 2017 ........................................ 37
Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp thủy sản giai đoạn 2010-2017 ......................... 38
Bảng 4.3. Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gia đoạn
2010-2017 .................................................................................................... 39
Bảng 4.4. Diễn biến phát triển dân số huyện Thanh Hà giai đoạn 2010 - 2017 ........... 40
Bảng 4.5. Kết quả đánh giá nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội huyện
Thanh Hà ...................................................................................................... 48
Bảng 4.6. Hiện trạng hệ thống Điện trên địa bàn huyện Thanh Hà.............................. 49
Bảng 4.7. Kết quả đánh giá nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất ........................ 50
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá nhóm tiêu chí Văn hóa - Xã hội - Mơi trường huyện
Thanh Hà ...................................................................................................... 52
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng NTM huyện Thanh
Hà, tỉnh Hải Dương ...................................................................................... 55
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện quy hoạch giao thông xã Tân An .................................... 60
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện quy hoạch điện nông thôn xã Tân An ............................. 62
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện quy hoạch cơ sở giáo dục, đào tạo xã Tân An ................ 64
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch vùng sản xuất xã Tân An .................. 66
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện quy hoạch mạng lưới điểm dân cư xã Tân An ................ 67
Bảng 4.15. Kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của xã Tân An đến
năm 2017 ...................................................................................................... 68
Bảng 4.16. Kết quả thực hiện theo 19 tiêu chí XDNTM xã Tân An .............................. 70
Bảng 4.17. Kết quả thực hiện quy hoạch mạng lưới điểm dân cư xã Thanh Sơn .......... 72
Bảng 4.18. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ 2011- 2015 xã Thanh Sơn ....... 73
Bảng 4.19. Kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất của xã Thanh Sơn năm 2017 ....... 74
Bảng 4.20. Kết quả thực hiện quy hoạch giao thông xã Thanh Sơn ............................... 75
Bảng 4.21. Kết quả thực hiện quy hoạch điện nông thôn xã Thanh Sơn ........................ 76
Bảng 4.22. Kết quả thực hiện quy hoạch đất cơ sở giáo dục .......................................... 77
Bảng 4.23. Kết quả thực hiện quy hoạch vùng sản xuất xã Thanh Sơn ......................... 78
Bảng 4.24. Kết quả thực hiện theo 19 tiêu chí xã Thanh sơn ......................................... 79

Bảng 4.25. Tổng hợp ý kiến về cách thức tiếp cận thông tin NTM ................................ 80
Bảng 4.26. Tổng hợp nội dung tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM ...... 81
Bảng 4.27. Tổng hợp tác động của việc xây dựng NTM đến đời sống của nhân dân
và những khó khăn ....................................................................................... 83

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Thanh Hà .............................................................. 34
Hình 4.2. Đường liên xã Tân An sau khi được sửa chữa, nâng cấp ............................. 61
Hình 4.3. Đường trục thôn Đông Phan, xã Tân An sau khi được cải tạo .................... 61
Hình 4.4. Trạm y tế xã Tân An .................................................................................... 63
Hình 4.5. Sân thể thao trung tâm xã Tân An ................................................................ 63
Hình 4.6. Trường THCS Tân An đã được cải tạo, xây dựng thêm các phòng
chức năng ..................................................................................................... 65
Hình 4.7. Trạm y tế xã Thanh Sơn ............................................................................... 77
Hình 4.8. Trường THCS Thanh Sơn đã được cải tạo, xây dựng thêm các phòng
chức năng ..................................................................................................... 78

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Nhuận
Tên luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Thanh Hà - Tỉnh Hải Dương”
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103


Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Thanh Hà - Tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện quy hoạch xây dựng nông
thôn mới.
Phƣơng pháp nghiên cứu
* Điều tra thu thập số liệu, tài liệu.
- Thu thập các số liệu, tài liệu phục vụ nghiên cứu đi lại các phòng ban chức năng
của huyện Thanh Hà .
- Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn
hóa đời sống và đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của 2 xã điểm.
* Phương pháp chọn điểm
Chọn xã Tân An và xã Thanh Sơn huyện Thanh Hà là điểm nghiên cứu sâu về
tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM.
* Thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra phỏng vấn cán bộ huyện, cán bộ địa phương về việc tổ chức và thực
hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, điều tra thực địa trên địa bàn xã Tân An và xã
Thanh Sơn.
* Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được về kinh tế, văn hóa, xã hội cùng các
tài liệu liên quan đến xây dựng nông thôn mới của huyện, tiến hành phân tích, nhận xét
rồi tổng hợp dưới dạng bảng biểu bằng các phần mềm như Microsoft Word, Microsoft
Exel,... Từ đó, đưa ra kết luận về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện.
* Phương pháp so sánh, đánh giá

ix



So sánh, đối chiếu theo 19 tiêu chí(thuộc 5 nhóm) quốc gia XDNTM trước khi
thực hiện xây dựng nông thôn mới (năm 2011) và sau khi thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới (năm 2017).
So sánh giữa kết quả thực hiện với phương án quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại 2 xã
điểm nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
* Kết quả đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM theo bộ tiêu
chí quốc gia, đến hết năm 2017 huyện có 15 xã đạt 19 tiêu chí về NTM gồm: Thanh
Cường,Vĩnh lập, Tân Việt, Thanh An, Việt Hồng, Thanh Lang, Thanh Hải, Thanh
Xuân, Hợp Đức, Liên Mạc, Quyết Thắng, Thanh Xá, Tân An, Thanh Bính, Hơng Lạc;
01 xã đạt 18 tiêu chí về NTM (Cẩm Chế) ; 3 xã đạt 16 tiêu chí về NTM gồm các xã:
Tiền Tiến, Thanh Khê, Thanh Hồng ); 02 xã đạt 15 tiêu chí về NTM gồm các xã:
(Phượng Hoàng, An Lương); 02 xã đạt 14 tiêu chí về NTM gồm các xã: (Thanh Sơn,
Thanh Thủy); xã chậm nhất là xã Trưởng Thành đạt 12 tiêu chí về NTM
* Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng NTM xã Tân An và xã Thanh Sơn
cho thấy:
* Xã Tân An năm 2011 xã mới đạt được 8 tiêu chí về NTM. Sau 6 năm thực hiện
quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tân An đạt 19/19 tiêu chí và là một trong 6 xã
được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới của huyện năm 2017.
Tính đến cuối năm 2015, xã đã đạt 19/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về
nơng thơn mới. Cả 3 phương án quy hoạch: Quy hoạch cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng
sản xuất nông nghiệp và quy hoạch sử dụng đất đều được xã thực hiện đúng tiến độ kế
hoạch đề ra. Hiện xã Tân An đã được công nhận chuẩn nông thôn mới.
* Xã Thanh Sơn năm 2011 xã mới đạt được 5 tiêu chí về NTM. Sau 6 năm thực
hiện quy hoạch xây dựng nông thơn mới xã Tân An đạt 14/19 tiêu chí và là một trong
những xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới của huyện năm 2017.
* Trên cơ sở đánh giá thực trạng quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Thanh Hà, Tỉnh Hải Dương ta thấy được những thuận lợi, khó khăn và bất cập trong

q trình thực hiện. Để đạt mục tiêu quốc gia về NTM theo kế hoạch đề ra cần thực hiện
đồng thời các nhóm giải pháp về: giải pháp để hoàn thành các tiêu chí chưa đạt và các giải
pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Nhuan
Thesis title: Assess the implementation of new rural construction planning in Thanh Ha
district - Hai Duong province
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
- To assess the implementation of new rural construction planning in Thanh Ha
district - Hai Duong province.
- To propose solutions to strengthen the implementation of the new rural
construction planning.
Research Methods
* Investigation and collection of data and document.
- Collect data, materials for study at functional departments of Thanh Ha district.
- Collect data, documents on natural conditions, population, socio-economic,
cultural life and new rural construction planning schemes of two pilot communes.
* Method of selecting points
Select Tan An commune and Thanh Son commune, Thanh Ha district, which is
an in-depth study on the implementation of new rural construction planning.
* Collect primary data

- Investigating and interviewing district officials and local officials on the
organization and implementation of new rural construction planning and field surveys in
Tan An and Thanh Son communes.
* Method of data analysis and processing
Based on collected data on economic, cultural and social data as well as
documents related to the new rural construction of the district, analysis, comments and
aggregate in tabular form. By software, such as Microsoft Word, Microsoft Exel, ...
From there, draw conclusions about the implementation of planning new rural
construction in the district.
* Method of comparison, evaluation
Compare, compare 19 criteria (belong to 5 groups) of national new rural
construction before implementing new rural construction (2011) and after
implementation of new rural construction (2017).

xi


Comparison of implementation results with land use planning, agricultural
production development planning, technical infrastructure construction planning in two
pilot communes.
Main results and conclusions
* Assessment results of the implementation of the new rural program according
to the national criteria set, by 2017, 15 districts achieved 19 criteria for new rural
including Thanh Cuong, Vinh Phuc, Tan Viet, Thanh An, Viet Hong, Thanh Lang,
Thanh Hai, Thanh Xuan, Hop Duc, Lien Mac, Quyet Thang, Thanh Xa, Tan An, Thanh
Binh, Hong Lac; One commune achieved 18 criteria on new rural (Cam Che); Three
communes met 16 criteria of new rural, including: Tien Tien, Thanh Khe, Thanh Hong;
Two communes met 15 criteria of new rural include: Phuong Hoang, An Luong; Two
communes met 14 criteria for new rural including communes (Thanh Son, Thanh
Thuy); At the latest, Truong Thanh commune met 12 criteria on new rural.

* The results of the new rural construction planning in Tan An and Thanh Son
communes showed that:
* Tan An commune in 2011 achieved 8 criteria on new rural. After 6 years of
new rural construction planning,Tan An achieved 19/19 criteria and is one of six
communes recognized to meet the new rural standards of the district in 2017.
By the end of 2015, the commune has reached 19/19 criteria in the set of national
criteria for new rural. All three planning options: Infrastructure planning, agricultural
production planning and land use planning are all implemented by the commune on
schedule. Tan An commune has been recognized as meet new rural standard.
* Thanh Son commune in 2011 achieved 5 criteria on new rural. After 6
years of implementing the new rural construction planning, Tan An commune has
reached 14/19 criteria and is one of the communes not meeting the new rural
standards of the district in 2017.
* Based on the assessment of the situation of new rural construction in Thanh Ha
district, Hai Duong province, we find advantages, disadvantages and inadequacies in the
implementation process. In order to reach the national target on new rural as planned,
simultaneous solutions should be implemented at the same time: solutions to fulfill the
under-achievement criteria and solutions to accelerate the implementation of the new
rural construction planning in the district.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nơng nghiệp, nông dân và nông thôn là mối quan tâm hàng đầu của các
quốc gia đang phát triển. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban
chấp hành Trung ương đó là mục tiêu tổng quát về xây dựng Nông thôn mới là:
“Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tằng hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,

dịch vụ, đô thị theo quy hoạch xã hội nông thôn ổn định, gàu bản sắc văn hóa dân
tộc; dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị
ở nơng thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm tạo ra những giá trị mới của nơng
thơn Việt Nam. Đó là một nơng thôn hiện đại hàm chứa những giá trị kinh tế mới
trên cơ sở hạ tầng hiện đại, sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng
hoá; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng cao; bản
sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nơng thơn an ninh tốt, phát
huy tính dân chủ cao trong xây dựng NTM.
Để triển khai mục tiêu hiện đại hóa nơng thơn Việt Nam vào cuối năm 2020
theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đó ban
hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đọa thực hiện như: Quyết định số 491/QĐ-TTg
ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia
NTM; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020, Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông
nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM; Thơng tư số 09/2010/TT-BXD
ngày 04/8/2010 của Bộ xây dựng bề quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy
hoạch về quản lý quy hoạch xây dựng xã NTM;... với mục tiêu phấn đấu đến năm
2020 có 50% số xã đạt được MTQG về xây dựng nông thôn mới. Như vậy, quy
hoạch NTM là nhiệm vụ lớn đặt ra cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và tồn thể
nhân dân. Quy hoạch xây dựng NTM là một trong 11 nội dung của chương trình
MTQG về xây dựng NTM, với mục tiêu đặt ra là đạt yêu cầu tiêu chí số 1 của Bộ
tiêu chí Quốc gia NTM.
Với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương,
Chương trình xây dựng NTM đã đạt được kết quả đáng khích lệ: về cơ bản các

1



xã đã thực hiện quy hoạch xây dựng NTM; đến thời điểm này đã có 185 xã đạt
chuẩn NTM và gần 600 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, là một khích lệ lớn đối với
phong trào xây dựng NTM (Nguyễn Hồng, 2017). Bộ mặt nơng thơn ở nhiều
nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống
chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân
được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên quá trình thực hiện đang gặp rất nhiều vấn
đề cần phải tiếp tục nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn sửa đổi
một số tiêu chí, ban hành cơ chế quản lý đầu tư đặc thù..., vấn đề huy động nguồn
lực; việc nhân rộng mơ hình sản xuất mới còn chậm, chủ yếu tập trung ở các tỉnh
vùng đồng bằng, chất lượng cơng tác quy hoạch cịn bất cập. Vì vậy, việc xây
dựng mơ hình NTM và tổng kết việc thực hiện các mơ hình xã NTM đã thành
công ở các địa phương là rất cần thiết nhằm tìm ra những giải pháp để nhân rộng
mơ hình sang các vùng có điều kiện tương tự.
Huyện Thanh Hà đã triển khai chương trình xây dựng NTM từ năm 2011.
Đến nay tất cả các xã trong huyện đã hoàn thành công tác quy hoạch và đang
triển khai thực hiện quy hoạch. Sau 06 năm triển khai thực hiện, cơ bản Huyện đã
đạt được mục đích, u cầu của Chương trình xây dựng nơng thơn mới: huyện đã có
9/24 xã đạt chuẩn NTM đó là (Quyết Thắng, Thanh Xá, Tân An, Thanh Bính, Liên
Mạc, Hợp Đức, Thanh An, Thanh Hải, Thanh Lang) Nhóm tiêu chí về hạ tầng
kinh tế xã hội mới chỉ có 1 xã đạt chuẩn NTM (xã Tân An); 4/14 xã đạt 18 tiêu
chí (Việt Hồng, Tân Việt, Cẩm Chế, Vĩnh Lập); 01/14 xã đạt 17 tiêu chí đó là xã
Hồng Lạc; 4/14 xã đạt 16 tiêu chí (Thanh Hồng, Thanh Khê, Tiền Tiến, Thanh
Cường); 2/14 xã đạt 15 tiêu chí (Phượng Hồng, An Lương); 2/14 xã đạt 14 tiêu
chí (Thanh Sơn, Thanh Thủy); 1/14 xã đạt 12 tiêu chí đó là xã Trường Thành. Từ
những xã hồn thành xây dựng NTM sớm, huyện Thanh Hà đã có kinh nghiệm, bài
học về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện xây dựng NTM ở
những xã cịn lại.
Tuy nhiên, trong q trình xây dựng và triển khai đã gặp một số khó khăn
đó là: việc thu hồi đất để xây dựng các cơng trình gặp nhiều khó khăn do bị

khống chế bởi chỉ tiêu phân bố khi quy hoạch sử dụng đất, người dân có đất bị
thu hồi khơng ủng hộ do giá bồi thường và hỗ trợ thấp, việc thực hiện các hạng
mục cơng trình địi hỏi phải huy động một nguồn vốn rất lớn, một số tiêu chí
trong bộ tiêu chí Quốc gia về NTM không phù hợp với đặc thù của vùng… Xuất
phát từ nhu cầu thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình
thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Hà ,
tỉnh Hải Dương”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện hiệu quả quy hoạch xây
dựng nông thơn mới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tình hình thực hiện chương trình XDNTM trên địa bàn huyện Thanh Hà,
tỉnh Hải Dương gồm 24 xã và chọn hai xã đại diện là:
xã Tân An đã đạt chuẩn XDNTM đại diện cho nhóm xã thực hiện tốt quy
hoạch XDNTM của huyện
xã Thanh Sơn chưa đạt chuẩn XDNTM đại diện cho nhóm xã thực hiện
chưa tốt quy hoạch XDNTM để đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch
XDNTM.
* Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới theo các tiêu
chí tại huyện Thanh Hà - Tỉnh Hải Dương.
Tình hình thực hiện các phương án quy hoạch xây nông thôn mới tại 2 xã
Tân An và xã Thanh Sơn trong huyện.
Các văn bản có liên quan đến lập và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM

* Thời gian nghiên cứu
Việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Hà Tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2017; tình hình kinh tế - xã hội huyện Thanh
Hà trong giai đoạn 2011 - 2017.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đóng góp về cơ sở lý luận cho việc tổ chức thực hiện quy hoạch xây
dựng nông thôn mới và là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thực hiện các nội
dung của quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ tiếp theo.
Ý nghĩa thực tiễn: Việc đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng
nơng thơn mới tại huyện Thanh Hà sẽ giúp Ban chỉ đạo, các tổ chức cơ quan
đồn thể, các cấp chính quyền… thấy được các hạn chế, tồn tại trong quá trình
thực hiện quy hoạch xây dựng NTM, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần
thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nơng thơn mới, để chương trình này
ngày càng phổ biến, sâu rộng và thiết thực hơn.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1.1. Một số khái niệm về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới
2.1.1.1. Khái niệm về nông thôn
Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn
bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện nay trên thế giới định
nghĩa về nông thôn chưa được đưa ra một cách chuẩn xác nhất, vẫn đang còn tồn
tại nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nơng thơn được định
nghĩa dựa vào tiêu chí trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa nơng thơn là
vùng có cơ sở hạ tầng khơng phát triển bằng vùng đơ thị. Có quan điểm lại cho
rằng nên dựa vào chỉ tiêu mức độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác
định vùng nơng thơn vì cho rằng nơng thơn có trình độ sản xuất hàng hóa và khả

năng tiếp cận thị trường so với vùng đơ thị là thấp hơn. Cũng có quan điểm định
nghĩa vùng nơng thơn là vùng có dân cư làm nơng nghiệp là chủ yếu, tức nguồn
sinh kế chính trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp. Ở Việt Nam, nơng thơn là
bao gồm các địa bàn dân cư có số lượng dân tập trung dưới 4.000 người, mật độ
dân cư ít hơn 6.000 người/km2 và tỉ lệ lao động phi nông nghiệp dưới 60%, tức là
tỉ lệ lao động nông nghiệp đạt từ 40% trở lên (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
Theo đó, ta có thể thấy khái niệm nơng thơn chỉ mang tính tương đối,
có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của
các quốc gia trên thế giới. Nhìn nhận từ góc độ quản lí, có thể hiểu: “Nơng
thơn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nơng dân. Tập
hợp dân cư này tham gia vào hoạt động kinh tế văn hoá - xã hội và mơi trường
trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức
khác.”(Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam “Nông thôn là phần lãnh thổ không
thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành
chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã” (Chính phủ, 2010). Nơng thơn Việt Nam
hiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống.
2.1.1.2. Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với nhiều quan

4


điểm khác nhau. Ở Việt Nam, thuật ngữ phát triển nơng thơn được đề cập đến từ
lâu và có sự thay đổi về nhận thức qua các thời kỳ khác nhau. Ngân hàng thế giới
(1975) đã đưa ra định nghĩa: “PTNT là một chiến lược nhằm cải thiện các điều
kiện sống kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng
nơng thơn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các
vùng nơng thơn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”. Quan điểm khác lại cho
rằng PTNT nhằm nâng cao vị thế kinh tế và xã hội cho người dân nơng thơn qua

việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương gồm nguồn nhân lực,
vật lực và tài lực (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
PTNT là q trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông thôn nhưng
vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học
và công nghệ. Đồng thời đây là quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các
chương trình phát triển nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư
dân nơng thơn.
Khái niệm PTNT mang tính tồn diện và đa phương, bao gồm phát triển
các hoạt động nông nghiệp và các hoạt động có tính chất liên kết phục vụ nông
nghiệp, công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các ngành nghề truyền thống, cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội, nguồn lực nông thôn và xây dựng, tăng cường các dịch vụ
và phương tiện phục vụ cộng đồng nông thơn.
Phát triển vùng nơng thơn phải đảm bảo tính bền vững về môi trường,
ngày nay vấn đề phát triển nông thôn bền vững được đặt ra nhằm tạo sự phát
triển lâu dài, ổn định không những cho các vùng nông thơn mà cịn đối với cả
quốc gia.
Trong điều kiện của Việt Nam, được tổng hợp các quan điểm từ các chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này được hiểu: “Phát triển
nông thôn là một q trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã
hội, văn hóa và mơi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
nông thơn và có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước và các tổ chức khác” (Mai
Thanh Cúc và cs., 2005).
Phát triển nơng thơn là một q trình tất yếu cải thiện một cách bền vững
về kinh tế, xã hội và môi trường , nâng cao chất lượng cuộc sống của dân vùng
nơng thơn nhằm vào các mục đích sau:
Sản xuất được nhiều nơng sản và sản phẩm hàng hố, chất lượng sản
phẩm và năng suất lao động cao.

5



Cải thiện đời sống cho phần lớn dân cư nông thôn. Đời sống của dân cư
nông thôn không ngừng được nâng cao, trình độ của người lao động được nâng
lên, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của cộng đồng nông thôn, thực hiện
được dân chủ, công bằng, văn minh xã hội và giảm đáng kể các tệ nạn xã hội.
Tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học được bảo vệ và phát triển bền
vững, giữ được cảnh quan và môi trường sinh thái nông thôn.
Phát triển nông thôn nhằm mục đích giảm thiểu các tác động tiêu cực của
q trình tồn cầu hố đén nhóm người dân dễ bị tổn thương (ở khu vực nơng
thơn thì nhóm người này chính là nơng dân).
Giảm đáng kể những thiệt hại do biến đỏi khí hậu tác động đến nơng
nghiệp, nơng thôn.
2.1.1.3. Khái niệm nông thôn mới
Khái niệm nông thôn mới là nơng thơn mà trong đời sống vật chất, văn
hố, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt
giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật
tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới.
Nơng thơn mới có kinh tế phát triển tồn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng
được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa
nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc
văn hố dân tộc, mơi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính
trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
Mơ hình nơng thơn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn khác
nhau. Mơ hình nơng thơn mới là mơ hình cấp xã, thơn được phát triển tồn diện
theo định hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa. Sự
hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mơ hình nơng thơn mới là những
kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những bài học khoa học – kỹ
thuật hiện đại, song vẫn giữ được nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong cuộc
sống văn hóa, tinh thần. Mơ hình nơng thơn mới được quy định bởi các tính chất:
đáp ứng u cầu phát triển; có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi

trường; đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội; tiến bộ hơn so với mơ hình cũ; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ
biến và vận dụng trên tất cả các nước.
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để

6


cộng đồng dân cư ở nơng thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình
khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp,
dịch vụ); có nếp sống văn hố, mơi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nơng thơn mới là sự nghiệp cách mạng của tồn Đảng, tồn dân,
của cả hệ thống chính trị. Nơng thơn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà
là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nơng thơn mới giúp cho nơng dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đồn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân
chủ, văn minh.
Mục tiêu xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nơng thơn
ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; nâng
cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn; xây
dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nông và đội ngũ tri thức, tạo nền
tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành công CNH HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiểu một cách chung nhất của mục đích xây dựng mơ hình nơng thơn mới
là hướng đến một nơng thơn năng động, có nền sản xuất nơng nghiệp hiện đại, có
kết cấu hạ tầng gần giống đô thị. Nông thôn mới được hiểu là: Xây dựng nơng
thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,

dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thơn ổn định, giàu bản sắc văn hố
dân tộc; dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính
trị ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường (Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, 2008).
2.1.1.4. Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng NTM là một chính sách về một mơ hình phát triển cả về nơng
nghiệp và nơng thơn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa
đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với
các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính tốn, cân đối mang tính tổng
thể, khắc phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí (Phan Xuân Sơn và Nguyễn

7


Xuân Cảnh, 2009).
Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về xây dựng NTM là những
kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đại
mà vẫn giữ đựơc nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của người Việt Nam. Nhìn
chung: xây dựng làng NTM theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, hợp tác
hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa.
Xây dựng NTM được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển
(đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu quả cao nhất
trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), tiến bộ hơn so với mơ hình
cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước.
Xây dựng NTM là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn
đồng lịng xây dựng làng, xã của mình khang trang, sạch đẹp, sản xuất phát triển
tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ) và đời sống của người dân được
nâng cao; nếp sống văn hóa, mơi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu
nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Có thể quan niệm: Xây dựng NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc

tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt
ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nơng thơn được xây dựng so
với mơ hình nơng thơn cũ truyền thống, đã có ở tính tiên tiến về mọi mặt (Phan
Xuân Sơn và Nguyễn Xuân Cảnh, 2009).
Do đó, có thể quan niệm: “Mơ hình NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu
trúc tạo thành một kiểu tổ chức nơng thơn theo tiêu chí mới, đáp ứng u cầu mới
đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nơng thơn được xây dựng
so với mơ hình nơng thơn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt” (Phan Xuân Sơn và
Nguyễn Xuân Cảnh, 2009).
2.1.2. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới là nhằm nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của dân cư nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững
theo hướng hiện đại; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất;
sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao; xây dựng nơng thơn mới có kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi,
trường học, trạm y tế, khu dân cư…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn
định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ mơi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa

8


dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở nơng thơn, củng cố vững
chắc liên minh công nhân - nông dân - trí thức.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2.1.3.1. Chức năng của nông thôn mới
Nơng thơn mới có các chức năng cơ bản là:
Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại: Nông thôn là nơi diễn ra phần
lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia. Có thể nói nơng nghiệp
là chức năng tự nhiên của nông thôn. Chức năng cơ bản của nông thôn là sản

xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Khác với nông thôn
truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm cơ cấu các
nghành nghề mới, các điều kiện sản xuất nơng nghiệp hiện đại hố, ứng dụng phổ
biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại
(Cù Ngọc Hưởng, 2006).
Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống: Để đảm bảo giữ gìn được văn
hóa truyền thống tốt đẹp của nơng thơn, việc xây dựng nông thôn mới nếu như
phá vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch
sử thì cũng chính là phá vỡ đi sự hài hồ vốn có của nơng thơn, làm mất đi bản
sắc làng quê nông thôn. Điều này không những hạn chế tác dụng của chức năng
nông thôn mà cịn có tác dụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nơng thơn
và cảnh quan văn hố truyền thống (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
Chức năng sinh thái: Quá trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố khiến con
người ngày càng xa rời tự nhiên, dẫn đến những ô nhiễm trong mơi trường nước
và khơng khí. Nếu so sánh với hệ thống sinh thái đơ thị, thì hệ thống sinh thái
nơng nghiệp một mặt có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm lương thực
hoa quả cho con người, mặt khác cũng đáp ứng được các yêu cầu về mơi trường
tự nhiên. Thuộc tính sản xuất nơng nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông
nghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. Đất đai canh tác nông
nghiệp, hệ thống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo nguyên,... phát huy các tác dụng
sinh thái như điều hoà khí hậu, giảm ơ nhiễm tiếng ồn, cải thiện nguồn nước,
phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất,... Chức năng này chính là một trong
những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa thành thị với nông thôn. Thông qua sự
tuần hoàn của tự nhiên và năng lượng, cuối cùng, thành thị cũng là nơi thu được
lợi ích từ chức năng sinh thái của nông thôn (Cù Ngọc Hưởng, 2006).

9


2.1.4. Nhiệm vụ của quy hoạch nông thôn mới

Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới là nhằm đánh giá các điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội và đưa ra định hướng phát triển kinh tế, xã hội về không
gian nông thôn, mạng lưới dân cư, cơ sở hạ tầng; khai thác tiềm năng thế mạnh
vốn có của địa phương, khắc phục những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, nhằm
đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đề ra.
Xây dựng nông thôn mới là nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
dân cư nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng
hiện đại; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất; sản phẩm
nơng nghiệp có sức cạnh tranh cao; xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường
học, trạm y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn
minh, giàu đẹp, bảo vệ mơi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an
ninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở nơng thôn, củng cố vững chắc liên minh
công nhân - nông dân - trí thức.
2.1.5. Nguyên tắc, tiêu chí xây dựng nông thôn mới
2.1.5.1. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Điều 2 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC,
ngày 13 tháng 4 năm 2011 (liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thơn, Kế
hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính) về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết
định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 đã
đề ra 6 nguyên tắc trong xây dựng NTM như sau:
Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng tới
mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ban hành tại
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Phát huy vai trị chủ thể của người dân và cộng đồng dân cư địa phương
là chính, Nhà nước đóng vai trị định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn,
chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động
cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thơn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định

và tổ chức thực hiện.
Kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có

10


mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nơng thơn.
Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các
quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền xây dựng.
Cơng khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các cơng trình, dự
án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trị làm chủ của người dân và
cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện và giám sát đánh giá.
Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội; cấp
ủy đảng, chính quyền đóng vai trị chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy
hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong
xây dựng NTM.
2.1.5.2. Tiêu chí xây dựng nơng thơn mới
Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM được ban hành theo Quyết định số 491/QĐ
- TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm 5 nhóm tiêu chí với
19 tiêu chí cụ thể.
Ngày 21/08/2009, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
Thông tư số 54/2009/TT - BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc
gia về NTM.
Các nhóm tiêu chí: gồm 5 nhóm (xem phụ lục 1)
- Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí)
- Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí)

- Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí)
- Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - mơi trường (có 04 tiêu chí)
- Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí)
2.1.6. Vai trị, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội
2.1.6.1. Về kinh tế
Nơng thơn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị trường và giao
lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại,

11


tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán.
Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi
người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt
sự phân hoá giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nơng thơn
và thành thị.
Phát triển các hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các
hợp tác xã theo mơ hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát
triển ngành nghề ở nông thôn.
Sản xuất hàng hố có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc của từng
vùng, địa phương. Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công nghệ sản xuất,
chế biến bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch vừa có khả năng tận dụng
nhiều lao động vừa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
2.1.6.2. Về chính trị
Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hương
ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tơn
trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã.
Phát huy tối đa Quy chế Dân chủ ở cơ sở, tơn trọng hoạt động của các hội,
đồn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào

xây dựng nơng thơn mới. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân,
giữ vững được sự ổn định chính trị, an ninh, trật tự xã hội.
2.1.6.3. Về văn hóa - xã hội
Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, giúp nhau xoá đói giảm nghèo,
vươn lên làm giàu chính đáng.
2.1.6.4. Về con người
Xây dựng hình mẫu người nơng dân sản xuất hàng hố khá giả, giàu có;
kết tinh các tư cách: cơng dân, thể nhân, dân của làng, người con của các dịng
họ, gia đình.
Người nơng dân và các cộng đồng nơng thôn là trung tâm của mọi chiến
lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đưa nông dân vào sản xuất hàng hóa,
doanh nhân hóa nơng dân, doanh nghiệp hóa các cộng đồng dân cư, thị trường
hóa nơng thơn.

12


×