Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRƯƠNG XUÂN QUANG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA Q TRÌNH ĐƠ THỊ
HĨA ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã ngành:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Hoàng Thái Đại

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn



Trương Xuân Quang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hồng Thái Đại đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Trắc địa bản đồ, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, cơng chức Phịng Tài
ngun và Mơi trường, Phịng Thống kê, Phịng Kinh tế huyện Gia Lâm, UBND các
xã Dương Hà, Phù Đổng, Đa Tốn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Trương Xuân Quang

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................. 2

1.4.1.

Những đóng góp mới.................................................................................................. 2


1.4.2.

Ý nghĩa khoa học........................................................................................................ 2

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 3
2.1.

Một số vấn đề về đơ thị và đơ thị hóa...................................................................... 3

2.1.1.

Một số vấn đề về đô thị.............................................................................................. 3

2.1.2.

Một số vấn đề về đô thị hóa...................................................................................... 5

2.2.

Q trình đơ thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam................................................... 8

2.2.1.

Q trình đơ thị hóa trên thế giới và các bài học kinh nghiệm ............................ 8


2.2.2.

Quá trình đơ thị hóa ở Việt Nam............................................................................ 14

2.3.

Những ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa ở Việt Nam..................................... 20

2.3.1.

Những ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội 20

2.3.2.

Những ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đến sử dụng đất, phát triển
nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam..................................................................... 24

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 29
3.1.

Địa điểm nghiên cưu................................................................................................ 29

3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................... 29

iii


3.3.


Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 29

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 29

3.4.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội 29

3.4.2.

Thực trạng phát triển đô thị và q trình đơ thị hóa của huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội

3.4.3.

29

Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đơ thị hóa đến sử dụng đất nơng
nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 30

3.4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 30

3.5.


Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 30

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp................................................................... 30

3.5.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................................... 30

3.5.3.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................................... 31

3.5.4.

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất........................................................ 31

3.5.5.

Phương pháp so sánh................................................................................................ 33

3.5.6.

Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu.............................................. 33

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................. 34
4.1.


Khái quá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm...................... 34

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 34

4.1.2.

Điều kiện kinh tế, xã hội.......................................................................................... 36

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội...................................... 42

4.2.

Thực trạng phát triển đô thị và đơ thị hóa huyện Gia Lâm ................................ 43

4.2.1.

Thị trấn n Viên...................................................................................................... 43

4.2.2.

Thị trấn Trâu Quỳ..................................................................................................... 43

4.2.3.

Q trình đơ thị hóa ở các địa phương khác trong huyện .................................. 43


4.2.4.

Biến động sử dụng đất trong quá trình phát triển đơ thị và đơ thị hóa .............45

4.3.

Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến sử dụng đất nơng nghiệp ................................... 48

4.3.1.

Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến lao động nơng nghiệp........................................ 48

4.3.2.

Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp 50

4.3.3.

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng ............................. 52

iv


4.3.4.

Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến giá trị sản xuất nơng nghiệp ............................. 55

4.3.5.


Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến tình hình phát triển các trang trại và một
số mơ hình điển hình 58

4.3.6.

Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................... 62

4.3.7.

Đánh giá chung ảnh hưởng của đơ thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp .......69

4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp tại huyện Gia Lâm, thành phố hà nội

72

4.4.1.

Tăng cường đào tạo nghề cho nông dân............................................................... 72

4.4.2.

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất................................ 72

4.4.3.

Trồng lúa chất lượng cao......................................................................................... 73


4.4.4.

Tuyên truyền sử dụng phân bón hóa học đúng cách, tăng cường kiểm
soát xả thải của các nhà máy xí nghiệp 73

4.4.5.

Hồn thiện cơng tác dồn điền đổi thửa, từ đó hình thành chuỗi liên kết
sản xuất đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất

4.4.6.

Duy trì, phát triển các vùng chuyên canh và định hướng thị trường tiêu
thụ cho người nông dân

4.4.7.

74
74

Khai thác, cải tạo quỹ đất chưa sử dụng nhằm mở rộng diện tích đất nơng

nghiệp huyện Gia Lâm 75
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 76
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 76

5.2.


Kiến nghị.................................................................................................................... 77

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 78

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH

Công nghiệp hóa

CPTG

Chi phí trung gian

DVNN

Dịch vụ nơng nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

GTNC


Giá trị ngày cơng

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐH

Hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã

NĐ – CP

Nghị định chính phủ

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TT - BNNPTNT

Thông tư Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn

UBND

Ủy ban nhân dân

XN

Xí nghiệp

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân cấp các chỉ tiê

Bảng 3.2.

Phân cấp các chỉ tiê

Bảng 4.1.

Tỷ lệ độ thị hóa trên

Bảng 4.2.


Biến động sử dụng

2013 -2017.............
Bảng 4.3.

Cơ cấu lao động nôn

Bảng 4.4.

Biến động sử dụng

2013 -2017.............
Bảng 4.5.

Diện tích và năng s

địa bàn huyện Gia L
Bảng 4.6.

Diện tích và năng s

địa bàn huyện Gia L
Bảng 4.7.

Giá trị sản xuất nông

Bảng 4.8.

Giá trị sản xuất ngàn


Bảng 4.9.

Giá trị sản xuất ngàn

Bảng 4.10. Giá trị sản xuất ngành thủy sản huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 – 2017 .............
Bảng 4.11. Biến động số trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-

2017.......................
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm ...........
Bảng 4.13. Hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất huyện Gia Lâm ................................
Bảng 4.14. So sánh mức phân bón thực tế của một số cây trồng với tiêu chuẩn bón

phân cân đối và hợp

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Gia Lâm....................................................................... 34
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2017 .............................. 45
Hình 4.3. Sự thay đổi số lượng lao động các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
..................................................................................................................................................... 49
Hình 4.4. Cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp huyện Gia Lâm, giai đoạn 2013-2017 ......51
Hình 4.5. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2013-2017 ........................................... 56

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trương Xuân Quang

Tên Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đến sử dụng đất nơng
nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Ngành: Quản lý đất đai.

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đơ thị hóa đến sử dụng đất nơng nghiệp của
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Gia
Lâm; thực trạng phát triển đơ thị và q trình đơ thị hóa của huyện Gia Lâm; đánh giá
ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đến sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn nghiên
cứu; đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; phương pháp
chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập số liệu sơ cấp; phương pháp đánh giá
hiệu quả sử dụng đất; phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu.
Các kết quả chính
Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm, những thuận lợi
và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với sự phát triển của địa
phương, quá trình đơ thị hóa và sử dụng đất nơng nghiệp.
Thực trạng phát triển đơ thị và q trình đơ thị hóa của huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội.
-

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của đơ thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp cho


thấy: Trong giai đoạn 2013 - 2017, số lao động nông nghiệp giảm 12290 người, tỷ lệ lao
động nơng nghiệp giảm 10%. Diện tích đất nơng nghiệp giảm 341,09 ha do chuyển sang
các mục đích khác phục vụ phát triển kinh tế xã hội; diện tích đất phi nơng nghiệp tăng
mạnh, trong đó diện tích đất ở tăng 294,05 ha. Do ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa, cơ
cấu cây trồng trên địa bàn huyện cũng có sự thay đổi, diện tích gieo trồng

ix


cây hàng năm giảm 2268,1 ha, tuy nhiên năng suất một số cây trồng chính vẫn tăng,
do vậy cây hàng năm vẫn là cây trồng chủ lực. Bên cạnh đó, diện tích và năng suất
gieo trồng một số loại cây lâu năm (chủ yếu là cây ăn quả) tăng cao do chủ trương của
huyện là giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích cây trồng cạn. Giá trị sản xuất nông
nghiệp năm 2017 cao gấp 1,5 lần so với năm 2013. Trong những năm qua, số trang
trại trên địa bàn huyện Gia Lâm có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2017, số
trang trại trên địa bàn huyện là 54 trang trại, tăng 24 trang trại so với năm 2013.
Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Gia Lâm.
Kết luận
Trong giai đoạn 2013-2017, q trình đơ thị hóa đã làm số lao động nông nghiệp
giảm 12290 người, tỷ lệ lao động nơng nghiệp giảm 10%. Diện tích đất nơng nghiệp
giảm 341,09 ha do chuyển sang các mục đích khác phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện cũng có sự thay đổi, xu hướng chung trong thời
gian tới là đẩy mạnh trồng cây ăn quả (năm 2017 diện tích trồng một số loại cây ăn
quả chính tăng 515,0 ha so với năm 2013). Cây hàng năm vẫn là cây trồng chủ lực,
vẫn chiếm tỷ lệ lớn (năm 2017 chiếm 79,09 % cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp) do
năng suất ngày càng tăng và hiệu quả kinh tế cao. Qua phỏng vẫn nông hộ cho thấy,
người nơng dân sử dụng phân bón hóa học chưa đúng quy trình, liều lượng và thị
trường tiêu thụ nông sản không ổn định. Trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng

chuyên canh tuy nhiên chưa đáp ứng nhu cầu. Để khắc phục những tồn tại nêu trên và
thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp dưới tác động của q
trình đơ thị hóa cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như tăng cường đào tạo nghề cho
nông dân; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất; trồng lúa chất
lượng cao; tuyên truyền sử dụng phân bón hóa học đúng cách, tăng cường kiểm sốt
xả thải của các nhà máy xí nghiệp; hồn thiện cơng tác dồn điền đổi thửa, từ đó hình
thành chuỗi liên kết sản xuất đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; duy trì, phát triển các
vùng chuyên canh và định hướng thị trường tiêu thụ cho người nông dân.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Truong Xuan Quang
Thesis title: Assess the impact of urbanization on agricultural land use in Gia
Lam district, Hanoi
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To assess the impact of urbanization on agricultural land use in Gia Lam
district, Hanoi.
To suggest some solutions to improve the effectiveness of agricultural land use
in Gia Lam district.
Materials and Methods
Contents: Overview of natural, socio-economic conditions in Gia Lam district;
status of urban development and urbanization of Gia Lam district; evaluate the impact
of urbanization on agricultural land use in the study area; Propose solutions to

improve the effectiveness of agricultural land use in the study area.
Methods: Method of secondary data collection; site selection method; primary
data collection method; method of land use efficiency assessment; comparative
method; data aggregation and processing method.
Main findings
Overview of natural and socio-economic conditions in Gia Lam district,
advantages and disadvantages of natural and socio-economic conditions to the
development of the locality, the process of urbanization and agricultural land use.
-

Current situation of urban development and urbanization in Gia Lam district, Hanoi.

The research results on the impact of urbanization on agricultural land use showed
that in the period 2013 - 2017, the number of agricultural labors decreased by 12290, the
rate of agricultural labors decreased by 10%. The area of agricultural land decreased by
341.09 hectares due to transfer to other purposes for socio-economic development; The
area of non-agricultural land increased sharply, of which residential land area increased
294.05 ha. Due to the influence of urbanization, the crop structure in the district has
changed, the area of cultivation of annual crops decreased 2268.1 ha, but the productivity
of some main crops is still increasing, therefore annual crops are still the main crops. In
addition, the area and productivity of some perennial crops (mainly

xi


fruit trees) increased because of the policy of the district is to reduce the area of rice
cultivation, increase the area of other crops. The value of agricultural production in
2017 is 1.5 times higher than in 2013. Over the past years, the number of farms in Gia
Lam district has been on the rise over the years. By 2017, the number of farms in the
district was 54 farms, an increase of 24 farms compared to 2013. The economic

efficiency of LUT perennial land and LUT cash crops were high, in general, the land
use patterns give above average social performance. In terms of environmental
efficiency, the amount of fertilizers currently used is mainly chemical fertilizers,
organic fertilizer were used lower than recommended.
- Solutions to improve the efficiency of agricultural land use in Gia Lam
district. Conclusions
In the period 2013-2017, urbanization has reduced the number of agricultural
workers by 12,290, the rate of agricultural workers decreased by 10%. The area of
agricultural land decreased by 341.09 hectares due to transfer to other purposes for socioeconomic development. Structure of the plant in the district also changes, the general trend
in the coming time is accelerated fruit tree planting (in 2017 the area of some key fruit
trees increased 515.0 hectares compared to 2013 ). Annual crops are still a major crops,
accounting for a large proportion (in 2017 accounting for 79.09% of the structure of
agricultural land use) due to increasing productivity and high economic efficiency. Farmer
interviews showed that they still use chemical fertilizers not correctly in terms of process,
dosage and unstable agricultural market. The district has formed specialized areas, but did
not meet the demand. The social effects of land use types were low, the working labor, but
the non-agricultural labour gained higher working day value, so young workers tend to
move to non-agricultural work. In order to overcome the above-mentioned shortcomings
and implement the objective of improving the efficiency of agricultural land use under the
impact of urbanization, it is necessary to synchronously implement measures such as
enhancing vocational training for farmers; To apply scientific and technical advances to
raise productivity; high quality rice cultivation; Promote proper use of chemical fertilizers,
enhance control of waste discharge of factories; To improve land consolidation and land
consolidation, and to formulate a chain of production links to meet the requirements of
production practice. To maintain and develop specialized farming areas and market
orientations for farmers.

xii



PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình đơ thị hóa ở Việt Nam hiện nay diễn ra khá mạnh mẽ và đa dạng,
theo xu thế chung của sự phát triển toàn cầu. Sự phát triển nền kinh tế - xã hội theo
hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hội nhập vào nền kinh tế thế giới,
làm thay đổi bộ mặt của đất nước theo từng ngày, cung cấp những khu đô thị đa
chức năng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Đơ thị hóa là
người bạn đồng hành của cơng nghiệp hóa, sự phát triển của cơng nghiệp và các
khu đơ thị bắt buộc phải chuyển mục đích sử dụng đất, từ đất nông nghiệp sang đất
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị… Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ
đến việc sử dụng quỹ đất nông nghiệp của cả nước nói chung và ở các địa phương
nói riêng.
Hà Nội là trung tâm của cả nước về chính trị, hành chính, văn hóa, kinh tế,
khoa học, giáo dục và giao dịch quốc tế, có vị trí địa lý, chính trị xã hội hết sức
quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Mặt khác, Hà Nội cịn đóng
vai trị rất to lớn trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa của cả nước. Hà
Nội có vị trí địa lý, những tiềm năng về tài nguyên như đất đai, khí hậu, lao động,
trí tuệ, và vị thế của Thủ đô cho phép phát triển một nên kinh tế có tốc độ tăng
trường nhanh trong thời gian tới.
Huyện Gia Lâm thuộc thành phố Hà Nội là một huyện đồng bằng, cách trung
tâm thủ đô 12 km, là cửa ngõ phía đơng bắc thành phố Hà Nội, có nhiều tuyến giao
thơng nối liền với các thành phố phía Bắc (Quốc lộ số 3, Quốc lộ 1A, 1B) và thành
phố Hải Phòng (Quốc lộ 5) cùng các tuyến đường giao thông đang được tiến hành
xây dựng mới (Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên), đường ô tơ cao tốc Hà Nội Hải Phịng, đường ơ tơ liên thành phố Hà Nội - Hưng Yên thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế - xã hội. Năm 2003, thực hiện Nghị định 132/2003/NĐ – CP thủ
tướng Chính Phủ về chia tách huyện Gia Lâm cũ thành huyện Gia Lâm và quận
Long Biên, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính Huyện có 22 đơn vị hành chính
cấp xã, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 11671,24 ha (UBND huyện Gia Lâm,
2017). Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện có những bước phát triển,
làm thay đổi bộ mặt và đời sống của người dân. Cùng với q trình phát triển đó,

q trình đơ thị hóa ở Gia Lâm diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Tuy nhiên, q
trình đơ thị hóa cũng gây nên một

1


số tác động tiêu cực, đặc biệt là đối với nền nông nghiệp của huyện Gia Lâm đã và
đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp,
các vấn đề về việc làm cho nông dân bị mất đất, phương thức canh tác, giãn dân…
đang phát sinh ngày càng phức tạp. Nếu khơng có một chiến lược cụ thể, chúng ta
sẽ gặp nhiều vướng mắc và sẽ lúng túng trong quá trình giải quyết.
Để góp phần làm rõ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đến sử dụng đất nơng nghiệp
của huyện Gia Lâm - Hà Nội giai đoạn 2013 - 2017.
Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA
THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Luận văn đã chỉ ra những ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đến sử dụng đất
nơng nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đã đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới trên
địa bàn nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học

Luận văn đã làm rõ và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đơ thị hóa, ảnh
hưởng của q trình đơ thị hóa đến sử dụng đất và phát triển nông nghiệp, nông
thôn tại Việt Nam.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp để
nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐƠ THỊ VÀ ĐƠ THỊ HĨA
2.1.1. Một số vấn đề về đô thị
2.1.1.1. Khái niệm về đô thị
Đô thị là khái niệm được xuất hiện từ khá lâu và được quan tâm nghiên cứu
trong vài chục năm trờ lại đây. Đô thị là một khái niệm cơ bản và được sử dụng
khá thống nhất ở các quốc gia, nhằm chỉ những nơi có dân cư đơng đúc, sinh sống
bằng các nghề phi nông nghiệp.
Theo Harold Chestnut trường đại học kỹ thuật Preden (Liên bang Mỹ): “Đô
thị là các điểm dân cư ở đó biểu hiện q trình kinh tế - xã hội – kỹ thuật gắn bó
mật thiết với nhau. Các hoạt động của đô thị được phản ánh thông qua các hoạt
động sản xuất kinh doanh, sinh sống, đi lại, vui chơi, giải trí… của dân cư, chúng
tồn tại và phát triển theo quy luật của xã hội”.
Theo Đàm Trung Phường: Đô thị là một đơn vị kinh tế - xã hội phản ánh sự
vận động của bản thân lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ đó làm cho cấu
trúc của đơ thị thường xun có sự chuyển hóa; sự chuyển hóa này vừa mang tính
sinh học vừa mang tính cơ học. Đơ thị là một cơ thể sống luôn vận động, phát triển
trên cơ sở đan kết tổng hòa cân bằng động của nhiều ngành trong một đơn vị lãnh
thổ và sự tác động tương hỗ của các hệ thống nội lực, ngoại lực theo nhiều chiều
khác nhau (Phạm Văn Nhật, 2010).

Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ quy định
một đơn vị hành chính để được phân loại là đơ thị phải có các tiêu chuẩn cơ bản
như sau:
-

Có chức năng đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành,

cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của
vùng trong tỉnh; có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc
một vùng lãnh thổ nhất định.
-

Quy mơ dân số tồn đơ thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên.

Mật độ dân số phù hợp với quy mơ, tính chất và đặc điểm của từng loại đơ

thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung
của thị trấn.

3


Tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội
thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao
động.
Đạt được các yêu cầu về hệ thống cơng trình hạ tầng đơ thị gồm hệ thống
cơng trình hạ tầng xã hội và hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật. Đối với khu vực
nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hồn chỉnh
theo từng loại đơ thị; đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây
dựng đồng bộ mạng hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển

đô thị bền vững.
Đạt được các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát
triển đô thị phải theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đơ
thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đơ thị, có các khơng gian cơng cộng phục vụ
đời sống tinh thần của dân cư đơ thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc cơng trình kiến trúc
tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên.
2.1.1.2. Phân loại đô thị
Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ đơ thị
được phân thành 6 loại, cụ thể như sau:
Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội
thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc. Đô thị loại đặc biệt đa chức
năng; quy mơ dân số tồn đơ thị đạt từ 5.000.000 người trở lên, khu vực nội thành
đạt từ 3.000.000 người trở lên. Mật độ dân số tồn đơ thị đạt từ 3.000
2

người/km trở lên, khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đơ thị đạt từ
2
12.000 người/km trở lên. Tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp tồn đơ thị đạt từ 70%
trở lên, khu vực nội thành đạt từ 90% trở lên.
Đô thị loại I là thành phố trực thuộc trung ương có quy mơ dân số tồn đơ
thị đạt từ 1.000.000 người trở lên, khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên.
Đô thị loại I là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc
trung ương có quy mơ dân số tồn đơ thị đạt từ 500.000 người trở lên, khu vực nội
thành đạt từ 200.000 người trở lên. Mật độ dân số tồn đơ thị đạt từ
2

2.000 người/km trở lên, khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đơ thị
2
đạt từ 10.000 người/km trở lên. Tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp tồn đô thị đạt từ
65% trở lên, khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên.

Đơ thị loại II có quy mơ dân số tồn đơ thị đạt từ 200.000 người trở lên,
khu vực nộì thành đạt từ 100.000 người trở lên. Mật độ dân số tồn đơ thị đạt từ

4


2

1.800 ngưịi/km trở lên, khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đơ thị
2

đạt từ 8.000 người/km trở lên. Tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp tồn đô thị đạt từ
65% trở lên, khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên.
Đơ thị loại III có quy mơ dân số tồn đơ thị đạt từ 100.000 người trở lên,
khu vực nội thành, nội thị đạt từ 50.000 người trở lên. Mật độ dân số tồn đơ thị
2

đạt từ 1.400 người/km trở lên, khu vực nội thành, nội thị tính trên diện tích đất
2

xây dựng đơ thị đạt từ 7.000 người/km trở lên. Tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp
tồn đơ thị đạt từ 60% trở lên, khu vực nội thành, nội thị đạt từ 75% trở lên.
Đô thị loại IV có quy mơ dân số tồn đơ thị đạt từ 50.000 người trở lên, khu
vực nội thị (nếu có) đạt từ 20.000 người trở lên. Mật độ dân số tồn đơ thị
2

đạt từ 1.200 người/km trở lên, khu vực nội thị (nếu có) tính trên diện tích đất xây
2

dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km trở lên. Tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp tồn đơ

thị đạt từ 55% trở lên, khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 70% trở lến.
-

Đơ thị loại V có quy mơ dân số tồn đơ thị đạt từ 4.000 người trở lên. Mật
2

độ dân số tồn đơ thị đạt từ 1.000 người/km trở lên, mật độ dân số tính trên diện
2

tích đất xây dựng đơ thị đạt từ 5.000 người/km trở lên. Tỷ lệ lao động phi nơng
nghiệp tồn đơ thị đạt từ 55% trở lên.
Dựa trên sự phân loại này, thành phố Hà Nội được xếp vào loại đô thị đặc
biệt với quy mô dân số năm 2017 là 7.654,8 nghìn người, tỷ lệ lao động phi nơng
2

nghiệp trên 90% và mật độ dân số trung bình của 12 quận là 11.220 người/km .
2.1.2. Một số vấn đề về đơ thị hóa
2.1.2.1. Khái niệm về đơ thị hóa
Có nhiều cách định nghĩa hay xây dựng khái niệm khác nhau về đơ thị hóa
do cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu về đơ thị hóa. Đơ thị hóa là q trình
tập trung dân cư đơ thị. Đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị
ngày càng hiện đại, không gian đơ thị mở rộng. Trong đó dân cư đơ thị là một
điểm dân cư tập trung phần lớn những người lao động phi nông nghiệp, sống và
làm việc theo kiểu thành thị.
Đơ thị hóa là q trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh
về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung của dân cư trong
thành phố, nhất là các thành phố lớn, là sự phổ biến rộng rãi lối sống nơi thành thị.

5



Đơ thị hóa là một q trình định cư của dân số nông nghiệp sang phi nông
nghiệp, với những chỉ số biểu trương như tỷ số dân số đô thị tăng lên trong khi tỷ
lệ dân số nông thôn giảm đi kèm theo sự mở rộng diện tích và khơng gian của các
đơ thị đã có và sự xuất hiện các đơ thị mới.
Đơ thị hóa là sự biến đổi toàn diện kinh tế - xã hội nhiều mặt, trên cái nhìn
hẹp hơn đó là hiện tượng dịch cư nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi
nông nghiệp với tất cả các hệ quả của nó. Và đơ thị hóa là q trình kinh tế - xã hội
tất yếu sẽ xảy ra mà không ngoại trừ bất kỳ quốc gia nào.
Có thể tổng qt rằng đơ thị hóa là một q trình:
Làm gia tăng dân số đơ thị (% so với tổng dân – tỷ lệ đơ thị hóa và tăng
tuyệt đối số dân đô thị) do chuyển dịch dân cư nông thôn và các đô thị và qua đó
làm tăng quy mơ dân số của các đơ thị.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, hoàn thiện và nâng cao điều kiện sống,
phong cách sống đô thị theo hướng hiện đại, văn minh.
Làm chuyển hóa diện mạo và tính chất của các điểm dân cư nơng thơn
thành các đô thị hay theo kiểu đô thị.
Và như vậy đơ thị hóa được hiểu là một q trình phát triển mang tính kinh tế
- xã hội – lịch sử của các hình thái cư trú (định cư) và của các điều kiện sống đô thị
hay theo kiểu đô thị. Đơ thị hóa khơng chỉ là sự gia tăng tương đối hay tuyệt đối
của dân cư đô thị, sự phát triển của các đô thị hay quần cư đô thị (siêu đơ thị, sự
phát triển của hình thức cư trú kiểu đơ thị mà cịn gắn liền với những thay đổi kinh
tế - xã hội ở đô thị và nông thôn, gắn kết với sự thay đổi về cơ cấu xã hội, nghề
nghiệp, nhân khẩu học, dân số học, phong cách sống, trình hộ văn hóa của dân cư
cũng như sự phân bố của dân cư và lực lượng sản xuất xã hội trên phạm vi quốc
gia và vùng lãnh thổ (Phạm Kim Giao, 2011).
2.1.2.2. Những biểu hiện cơ bản của đơ thị hóa
a. Tỷ lệ dân số thành thị cao và tăng nhanh
Đô thị thế giới đang tăng nhanh chóng cả về số lượng đơ thị, số dân đơ thị và

tỷ lệ thị dân. Dân đô thị tại các nước phát triển đạt tỷ lệ cao như Anh 90%,
Australia 91%, Nhật Bản, Hoa Kỳ: 79%,… Ngược lại các nước đang phát triển, tỷ
lệ dân số đô thị thấp (Trung Quốc 44%, Thái Lam 33%, Ấn Độ 28%,…). Một số
nước NICs có tỷ lệ dân số đơ thị rất cao như Singapore đạt 100%, Đài Loan 78%,
Hàn Quốc 82%,…

6


Mức độ đơ thị hóa ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với thế giới, năm 2009 tỷ lệ
dân số đô thị ở Việt Nam chỉ đạt 29%, trong khi tỷ lệ dân số đô thị thế giới là 49%.
Các vùng kinh tế trong nước cũng có mức đơ thị hóa khác nhau cao nhất là Đơng
Nam Bộ với tỷ lệ dân số đô thị là 58%, thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc
với tỷ lệ là 15,5%.
b. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
Dân số đô thị thế giới tăng nhanh, đặc biệt tại các thành phố lớn. Số thành
phố lớn và cực lớn từ đó cũng gia tăng mạnh mẽ. Số lượng các đô thị lớn tăng
nhanh, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Theo số liệu báo cáo năm 2014, thế
giới có 10 siêu đơ thị lớn với trên 15 triệu dân, trong đó có 8 đơ thị thuộc nhóm
nước đang phát triển (Mumbai - Ấn Độ; Mexico City – Mexico; Sao Paulo
– Brazil; New Delhi - Ấn Độ; Thượng Hải – Trung Quốc; Concata - Ấn Độ;
Jakarta – Indonesia; Dhaka – Bangladesh).
Trong những năm gần đây, dân số đơ thị hóa tại các nước đang phát triển
tăng nhanh hơn các nước phát triển, làm cho sự cách biệt dân số đơ thị giữa hai
nhóm nước có sự thay đổi rõ rệt: dân số đô thị tại các nước đang và kém phát triển
chiếm hơn 75% dân số đơ thị tồn thế giới năm 2011 (Trần Thị Bích Huyền, 2011).
c. Lãnh thổ đơ thị mở rộng
Q trình đơ thị hóa ngày càng phát triển. Các đơ thị chiếm một diện tích
khơng nhỏ của Trái Đất. Diện tích các đô thị hiện nay chiếm khoảng 3 triệu km


2

(hơn 2% diện tích các lục địa và 13% diện tích đất có giá trị sử dụng cao – đất
canh tác nông nghiệp). Hiện nay, đô thị ngày càng phát triển các tuyến đường giao
thông, các khu công nghiệp, khu dân cư, khu thương mại, khu giải trí,… nhằm
phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng cao của người dân. Nhu cầu mở
rộng diện tích đất ở, đất khu cơng nghiệp, đất cơng trình cơng cộng tăng cao. Do
đó, diện tích đất đơ thị khơng ngừng mở rộng. Đơ thị phát triển phình to ra ngồi
ranh giới hiện có để đáp ứng sự gia tăng dân số và sản xuất của đơ thị (Trần Thị
Bích Huyền, 2011).
d. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
Lối sống bao gồm những điều kiện và hình thức hoạt động sống của con
người, đặc trưng của xã hội, giai cấp, tầng lớp xã hội. Đơ thị hóa là q trình có sự
chuyển đổi lối sống nông thôn sang lối sống đô thị. Lối sống đô thị là lối sống

7


hợp cư, dễ biến động và ít có sự liên kết và huyết thống, tập quán, truyền thống…
Người dân đô thị hiểu và có ý thức tơn trọng những chuẩn mực mang tính pháp lý
cao.
Đơ thị hóa khơng chỉ gắn với sự phát triển cơng nghiệp mà cịn gắn với sự
phát triển các ngành dịch vụ khác như giao thông vận tải, thơng tin liên lạc, tài
chính – ngân hàng, khoa học giáo dục… Nhờ q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh
chóng, những khu vực ven đơ dễ dàng tiếp cận các nhóm ngành dịch vụ. Từ đó, lối
sống của người dân có sự thay đổi và chất lượng cuộc sống người dân được nâng
cao (Trần Thị Bích Huyền, 2011).
2.1.2.3. Đặc điểm của đơ thị hóa
Đơ thị hóa mang tính xã hội, lịch sử và là sự phát triển về quy mơ, số
lượng, nâng cao vai trị của đơ thị trong khu vực và hình thành các chùm đơ thị.

-

Đơ thị hóa gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội của đô thị và

nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thơng vận tải, xây dựng, dịch vụ,
… Do đó, đơ thị hóa khơng thể tách rời với chế độ kinh tế - xã hội.
Đơ thị hóa nơng thơ là xu thế bền vững có tính quy luật, là q trình phát
triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn. Thực chất đấy là
tăng trưởng đô thị theo hướng bền vững.
Đơ thị hóa ngoại vi là q trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành
phố do kết quả phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng,… tạo ra các cụm đơ thị
góp phần đẩy nhanh đơ thị hóa nơng thơn.
-

Đơ thị hóa giả tạo là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị

và do dân cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là từ nơng thơn… dẫn đến tình trạng
thất nghiệp, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng cuộc sống…
2.2. Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Q trình đơ thị hóa trên thế giới và các bài học kinh nghiệm
2.2.1.1. Q trình đơ thị hóa trên thế giới
Q trình đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là ở các
nước đang phát triển. Theo tính toán của Liên hợp quốc đến giữa năm 1990 dân số
đô thị thế giới đã đạt đến mức 43%, tức 2,3 tỷ người. Tỷ lệ này đã tăng nhanh gấp
2,5 lần dân số nơng thơn. Năm 2005 có khoảng 50% dân số thế giới sống ở

8


đơ thị. Bước đến năm 2025 có khoảng 60% dân số thế giới sống ở đô thị. Ở các

nước đang phát triển, năm 1970 dân số đô thị chiếm 25%; năm 1990 lên tới 34%;
năm 2015 là 50% và dự báo lên tới 57% vào năm 2025. Như vậy tốc độ tăng dân
số đô thị ở các nước đang phát triển khá cao với bình quân/năm là 3,8%, trong khi
dân số nơng thơn là 1,2%/năm.
Các nước Châu Á đều có xu hướng tập trung phát triển mạnh các ngành nghề
phi nông nghiệp tạo nhiều việc làm cho người lao động. Tạo việc làm cho người
lao động ln là chính sách yêu tiên số một và là chiến lược hàng đầu trong kế
hoạch 5 năm của các quốc gia (Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan,...) trong q trình
đơ thị hóa. Các quốc gia đang phát triển (đặc biệt các nước trong khu vực) phần
lớn đều là các nước nghèo, có tài nguyên, có nguồn nhân lực dồi dào (trình độ
thấp), muốn phát triển đơ thị, cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước rất cần phải
có vốn. Vốn do đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa có được từ hai nguồn đó
là trước tiên phải huy động tối đa nguồn vốn trong nước thông qua việc kêu gọi
dân chúng phát huy tinh thần tiết kiệm, giảm tỷ lệ cất trữ, tăng vốn đầu tư sản xuất,
phát triển ngành nghề. Thứ hai, kêu gọi đầu tư nước ngồi (vốn, cơng nghệ, chất
xám,...) thơng qua việc thực hiện chính sách ưu đãi cho người đầu tư như miễn
giảm thuế, chính sách tự do luân chuyển tư bản, đơn giản hóa, gọn nhẹ trong việc
cấp phép, thủ tục hành chính,... Nhờ thành cơng những chính sách này đã giúp Hàn
Quốc, Thái Lan, Singapore,... vượt qua khó khăn, thực hiện thành cơng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế và trở thành con rồng châu Á.

Hàn Quốc 96,9% người lao động có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp thiếu việc
làm chỉ khoảng 3-4%. Thái Lan là một quốc gia đang phát triển, tốc độ tăng trưởng
khá cao 5-6% bình quân năm và cũng là một quốc gia có thành tích cao trong khu
vực về giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Thành tích đó có được nhờ
chính sách gắn kết giữa đơ thị hóa, tăng trưởng và phát triển kinh tế, với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề. Trong đó các biện pháp tăng trưởng
nhanh suất khẩu hàng công nghiệp, hàng tiểu thủ công nghiệp, tạo thị trường xuất
khẩu quốc tế nhằm nhanh chóng phát triển nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, thu hút
người lao động. Lựa chọn và áp dụng công nghệ phù hợp với điều kiện một nước

kinh tế đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, đó là cơng nghệp sử dụng nhiều
lao động: như công nghiệp hàng dệt may,... phát triển khu vực kinh tế phi chính
thức ở thành phố là các biện pháp cơ bản, quan trọng nhằm tạo nhiều công ăn việc
làm cho người lao động Thái Lan mà chính phủ quan tâm.

9



Hàn Quốc sau năm 1990 q trình đơ thị hố CNH, HĐH diễn ra mạnh
mẽ, các chủ doanh nghiệp thực hiện quá trình đổi mới cơ cấu ngành, tăng cường
ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm, chính phủ mở rộng các chương trình đào tạo, đào tạo lại kỹ năng của
người lao động (Trần Thị Thu, 2008).

Philippines: khác với Thái Lan và Hàn Quốc, Philippines có tỷ lệ tăng dân
số hàng năm khá cao do sự thống soái của phe phái nhà thờ. Tỷ lệ thất nghiệp và
thiếu việc làm hằng năm rất cao. Sự tụt hậu nên kinh tế do những sai lầm trong
quản lý, tham nhũng, bất ổn về chính trị đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tốc độ phát
triển kinh tế, gia tăng việc làm và nâng cao mức sống của người lao động. Định
hướng phát triển nguồn nhân lực của Philippines là chính phủ rất quan tâm tới hệ
thống thông tin nguồn nhân lực như sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, mức sinh, sử
dụng nguồn nhân lực và tạo việc làm cho người lao động.
Chiến lược quan trọng được áp dụng ở Philippines vào cuối những năm
1980-1990 là: khuyến khích tự tạo việc làm và thơng qua các chương trình giáo
dục và đào tạo, định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục kỹ năng
nghề nghiệp và các kỹ năng khác, cung cấp những hiểu biết về kinh doanh và quản
lý trong giáo dục cao đẳng và giáo dục phổ thông trung học. Nhờ vậy đã giúp một
số lượng lớn người lao động từ làm thuê vươn lên làm chủ doanh nghiệp, thu hút
được nhiều lao động, tạo nhiều chỗ làm mới, góp phần làm giảm sức ép về lao

động và việc làm cho xã hội.

Bangladesh: để tạo việc làm cho người lao động trong điều kiện mới,
chính phủ đã thực hiện chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động,
bắt đầu từ việc giới thiệu, hướng dẫn áp dụng các công nghệ mới trong gây giống
phục vụ chồng trọt, phân hóa học, xây dựng các cơng trình tưới tiêu phục vụ sản
xuất đặc biệt là gieo trồng lúa.
Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines,... là các quốc gia đạt được nhiều
thành công trong việc thực hiện chính sách giảm tỷ lệ phát triển dân số, đặc biệt
dân số nông nghiệp, nông thôn. Ở Hàn Quốc trước năm 1985 tốc độ tăng dân số
đạt 2,7% bình qn năm và đến năm 2012 cịn xuống 0,7%; Thái Lan trước năm
1985, tốc độ tăng dân số là 2-3% nhưng đến năm 2012 cũng giảm xuống còn
0,7%/năm,... Đây là cuộc cách mạng về lĩnh vực dân số. Nhờ chính sách kiên định
về dân số, kế hoạch hóa gia đình nên vấn đề việc làm, thất nghiệp, thiếu việc làm
ln được chính phủ kiểm sốt, chủ động giải quyết.

10


2.2.1.2. Các bài học kinh nghiệm từ q trình đơ thị hóa trên thế giới
Sự phát triển mạnh mẽ của đơ thị hóa đã đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải giải
quyết như phát triển kinh tế đô thị, giải quyết việc làm cho người lao động, môi
trường... Thực tiễn phát triển đô thị của các quốc gia trên thế giới nhất là các quốc
gia trong khu vực đã có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra trong việc giải
quyết các vấn đề trên, đặc biệt là kinh nghiệm quý báo trong giải quyết việc làm
cho người lao động nói chung, lao động nơng nghiệp nói riêng. Đây thực sự là
những bài học hữu ích đối với vấn đề đơ thị hóa và giải quyết việc làm cho lao
động nói chung và lao động nơng nghiệp nói riêng ở Việt Nam cũng như ở các
nước đang phát triển. Để giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp các
quốc gia đang phát triển tập trung vào các vấn đề sau:

a. Làm tốt công tác quy hoạch đô thị phải gắng quy hoạch phát triển đô thị với
q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cộng hịa liên bang Đức, quy hoạch không gian liên quan đến sự phát
triển trong toàn bộ lãnh thổ liên bang, các bạn và các vùng. Với mục tiêu: đảm bảo
sự thống nhất về điều kiện sống trong cả nước, tránh sự giãn cách quá xa giữa các
bang, vùng miền. Quy hoạch không gian là công việc được nhà nước trực tiếp tiến
hành vì nó mang tính liên ngành, liên địa phương. Nhà nước ban hành "khung" bao
gồm các quy định về nội dung và thủ tục; các bang sẽ tự chịu trách nhiệm cụ thể
hố "khung" ở bang mình để thực hiện phát triển kinh tế ở bang mình, thành phố
hay thị trấn của mình. Quy hoạch phát triển các ngành do Bộ trưởng chủ quan chịu
trách nhiệm thi hành.
Các vấn đề quy hoạch sử dụng mặt bằng, quy hoạch các cụm dân cư, các địa
bàn trung tâm, các trọng tâm phát triển như giải quyết tốt công ăn việc làm cho anh
những người lao động được gắn chặt chẽ với nhau. Các công việc này được cơ
quan chức năng xây dựng, người dân được quyền xem đồ án dự thảo, được quyền
góp ý về đồ án quy hoạch và phát triển đơ thị, hội đồng địa phương thơng qua. Có
thể nói: mục tiêu quy hoạch ở đây là để phát triển, trước tiên là phát triển kinh tế,
nhầm xóa bỏ sự cách biệt giàu nghèo giữa các bang, vùng, nâng cao đời sống vật
chất tinh thần cho người lao động. Với mục tiêu phát triển kinh tế, giải quyết việc
làm cho người lao động ở các đơ thị, chính quyền liên bang, các bang đã thực hiện
đồng bộ các giải pháp: Từ giúp đỡ hình thành các doanh nghiệp mới, chuẩn bị mặt
bằng, cơ sở hạ tầng, khuyến khích và đổi mới cơng nghệ, đổi mới việc thực hiện
chính sách tài chính ưu đãi: miễn giảm thuế,

11


tín dụng, ưu đãi,... Thành phố Nordharm và Luengen là các thành phố đi đầu trong
lĩnh vực này.

b. Thu đầu tư nước ngoài, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
trong nước


mỗi thời kỳ chính phủ các nước lại có chính sách tập trung vào một số đối

tượng khác nhau. Trước năm 1990, Hàn Quốc có mục tiêu phát triển mạnh các
ngành cần nhiều lao động, lao động khơng có kỹ năng hoặc kỹ năng thấp. Sau năm
1990 trở đi hàn Quốc đầy mạnh CNH, HĐH, đầu tư đổi mới công nghệ, biến đổi
cơ cấu kinh tế, thúc đẩy suất khẩu, tăng năng suất lao động. Chương trình này của
Hàn Quốc được chính phủ đặt trong mối quan hệ đồng bộ với các biện pháp khác:
thực hiện chương trình trợ cấp thất nghiệp, mở rộng các chương trình đào tạo, đào
tạo lại kỹ năng cho người lao động, áp dụng các chương trình đảm bảo việc làm,
tăng hiệu quả của thị trường lao động.
Để tạo nhiều việc làm cho người lao động trong q trình đơ thị hóa, các
nước trong khu vực thường tập trung phát triển mạnh các ngành nghề phi nông
nghiệp: khai thác mỏ, phát triển mạnh công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo,
phát triển mạnh các ngành thuộc khu vực kinh tế phi chính thức (khu vực kinh tế
bao gồm các hoạt động sản xuất quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ), các hoạt động không
đăng ký hoặc trốn tránh pháp luật, các hoạt động chưa được pháp luật quy định, do
không chịu sự kiểm soát, điều tiết của nhà nước. Ở thành phố ngành nghề đa dạng,
đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống, dịch vụ và các ngành nghề truyền thống. Phát triển
mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng suất khẩu. Sử dụng
công nghệ thu hút nhiều lao động (Trần Thị Thu, 2008).
c. Đào tạo và đào tạo lại đội mũ người lao động theo yêu cầu mới của sự phát
triển các ngành
Đơ thị hóa là xu thế của thời đại, đơ thị hóa ln gắn với CNH, HĐH, thực
chất là cuộc cách mạng trong các quốc gia nông nghiệp, phá vỡ lực lượng sản xuất
cũ, quan hệ sản xuất cũ; đặt ra các yêu cầu mới cho sự phát triển. Các ngành nghề
mới ra đời, ngay cả bản thân ngành nông nghiệp cũng không thể như cũ được, đặc

biệt trong thời đại ngày nay, thời đại của khoa học công nghệ, thời đại của liên kết,
hội nhập quốc tế,... Nhận thức được điều này, chính phủ các nước (đặc biệt các
nước đang phát triển) rất chú trọng tới việc đào tạo và đào tạo lại đội mũ người lao
động.

12


×