Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay làng nghề phong khê tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.61 KB, 144 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THỊ HẰNG

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY
LÀNG NGHỀ PHONG KHÊ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Lê Hữu Ảnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày … tháng.... năm
2016
Tác giả luận văn

Đào Thị Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc PGS.TS. Lê Hữu Ảnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Tài chính, Khoa Kế tốn và Quản trị Kinh Doanh - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2016.
Tác giả luận văn

Đào Thị Hằng


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Danh mục biểu đồ, đồ thị, sơ đồ.....................................................................................viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................ix
Thesis Abstract................................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu....................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................3
2.1.

Cơ sở lý luận........................................................................................................3


2.1.1.

Khái niệm, phân loại, chức năng và các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng

thương mại.......................................................................................................... 3
2.1.2.

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại................................................. 10

2.1.3.

Vai trò và nội dung đánh giá chất lượng cho vay làng nghề của ngân

hàng thương mại................................................................................................29
2.2.

Cơ sở thực tiễn...................................................................................................35

2.2.1.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan............................................................ 35

2.2.2.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho vay....................................................... 37

2.2.3.

Một số bài học rút ra về nâng cao chất lượng cho vay đối với ngân hàng


thương mại........................................................................................................ 40
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................41
3.1.

Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển -Chi

nhánh Bắc Ninh.................................................................................................41

iii


3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần

Đầu tưvà Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh 41
3.1.2.

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

41

3.2.

Đặc điểm cơ bản về làng nghề Phong Khê........................................................45

3.2.1.


Về hình thức tổ chức sản xuất........................................................................... 45

3.2.2.

Về thị trường......................................................................................................46

3.2.3.

Về quy mơ và trình độ cơng nghệ tại các làng nghề..........................................47

3.2.4.

Về lao động tại làng nghề..................................................................................48

3.2.5.

Vấn đề ô nhiễm môi trường...............................................................................49

3.3.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................50

3.3.1.

Thu thập tài liệu, xử lý số liệu...........................................................................50

3.3.2.

Phương pháp phân tích...................................................................................... 51


3.3.3.

Chỉ tiêu phân tích...............................................................................................51

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................57
4.1.

Kết quả kinh doanh chung của chi nhánh và dư nợ cho vay làng nghề

Phong Khê

57

4.1.1.

Kết quả kinh doanh chung.................................................................................57

4.1.2.

Dư nợ cho vay làng nghề Phong Khê................................................................62

4.2.

Đáng giá thực trạng chất lượng cho vay làng nghề Phong Khê........................ 73

4.2.1.

Thực trạng nợ quá hạn đối với làng nghề Phong Khê.......................................73


4.2.2.

Thực trạng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng đối với làng nghề Phong
Khê

74

4.2.3.

Thực trạng vịng quay vốn tín dụng đối với làng nghề Phong Khê...................74

4.2.4.

Cho vay qua đánh giá tín nhiệm đối với làng nghề tại ngân hàng thương

mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

75

4.3.

Một số yếu tố đến chất lượng cho vay làng nghề qua ý kiến khách hàng.........76

4.4.

Đánh giá về chất lượng CHO VAY đối với làng nghề Phong Khê....................83

4.4.1.

Kết quả đạt được................................................................................................83


iv


4.4.2.

Những vấn đề tồn tại......................................................................................... 84

4.4.3.

Nguyên nhân......................................................................................................86

4.5.

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay làng nghề Phong Khê tại ngân
hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Bắc Ninh

4.5.1.

91

Định hướng của ngân hàng thương mại cổ phầnđầu tư và phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian tới

91

4.5.2.

Cơ sở của giải pháp........................................................................................... 92


4.5.3.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng làng nghề tại ngân hàng thương
mại cổ phầnđầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

93

Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................102
5.1.

Kết luận............................................................................................................102

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................... 103

5.2.1.

Kiến nghị với Chính quyền địa phương và Trung ương..................................103

5.2.2.

Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước.................................................................103

5.2.3.

Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Đầu tư và Phát triển

Việt Nam


104

Tài liệu tham khảo......................................................................................................... 106

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ch ữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATM

Dịch vụ rút tiền tự động

BIDV

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BSMS

Dịch vụ vấn tin tài khoản

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa

DNNVV


Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DSCV

Doanh số cho vay

DSTN

Doanh số thu nợ

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

HĐQT

Hội đồng quản trị

KCN

Khu công nghiệp

LNTT

Làng nghề truyền thống

NH

Ngân hàng


NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại



Quyết định

TCTD

Tổ chức tín dụng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TMCP

Thương mại cổ phần

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.Số lượng mẫu phiếu khảo sát ...................................................................

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu về huy động vốn của BIDV Bắc Ninh giai đoạn
2013-2015 ...............................................................................................
Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu về dư nợ tín dụng tại BIDV Bắc Ninh giai đoạn
2013-2015 ...............................................................................................
Bảng 4.3. Tình hình hoạt động dịch vụ của BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2013-2015 ... ....
Bảng 4.4. Doanh số cho vay làng nghề Phong Khê tại BIDV Bắc Ninh từ 2013-2015 ......
Bảng 4.5. Doanh số thu nợ làng nghề Phong Khê tại BIDV Bắc Ninh giai đoạn
2013- 2015 ..............................................................................................
Bảng 4.6. Cơ cấu dư nợ cho vay làng nghề Phong Khê tại BIDV Bắc Ninh giai
đoạn 2013-2015 ..............................................................................................
Bảng 4.7. Cơ cấu dư nợ cho vay làng nghề Phong Khê tại BIDV Bắc Ninh giai
đoạn 2013-2015 theo phương thức vay và đối tượng vay ..............................
Bảng 4.8. Cơ cấu dư nợ cho vay làng nghề Phong Khê tại BIDV Bắc Ninh 20132015 theo phương thức vay và loại hình doanh nghiệp .................................
Bảng 4.9. Phân loại nợ đối với làng nghề Phong Khê tại BIDV Bắc Ninh giai đoạn
2013-2015 .......................................................................................................
Bảng 4.10. Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo phân loại nợ đối với
làng nghề Phong Khê tại BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2013-2015 ..................
Bảng 4.11. Vòng quay vốn tín dụng đối với làng nghề Phong Khê tại BIDV Bắc
Ninh giai đoạn 2013-2015 ..............................................................................
Bảng 4.12. Đánh giá tín nhiệm đối tượng cho vay đối với làng nghề Phong Khê
vay vốn tại BIDV Bắc Ninh ...........................................................................
Bảng 4.13. Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng về hoạt động cho vay làng nghề
Phong Khê tại BIDV Bắc Ninh ......................................................................
Bảng 4.14. Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng về mức độ hài lòng đối với BIDV
Bắc Ninh .........................................................................................................

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Đồ thị 4.1. Diễn biến dư nợ tín dụng tại BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2015...........60
Đồ thị 4.2. Cơ cấu tài sản đảm bảo dư nợ cho vay làng nghề Phong Khê tại BIDV
Bắc Ninh năm 2015 68
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

viii

42


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
I. Thơng tin chung
Tên luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay làng nghề Phong Khê tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh.

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Tên tác giả: Đào Thị Hằng
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Hữu Ảnh
Thời gian bảo vệ: Tháng 10 năm 2016
II.

Nội dung

2.1 Tính cấp thiết
Đối với tỉnh Bắc Ninh, việc phát triển làng nghề truyền thống cũng đang có nhiều
vấn đề đặt ra. Một trong những vấn đề đó là sự tài trợ phát triển từ bên ngoài, nhất là tài
trợ vốn từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Khi nguồn vốn kinh doanh được đảm bảo
các tổ chức kinh tế trong các làng nghề có điều kiện để khai thác các lợi thế nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế sản xuất.

Thực hiện mục tiêu đó của tỉnh, cùng với các ngân hàng thương mại khác trên địa
bàn, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Bắc Ninh đã cấp vốn
tín dụng cho một số làng nghề truyền thống trong tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn
đầu tư và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tại các làng
nghề. Đối với hoạt động này chi nhánh đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy
nhiên, để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao cho các làng nghề để hiện đại hố, hình
thành các cụm công nghiệp làng nghề và để phù hợp với mục tiêu chính sách phát triển
của tỉnh Bắc Ninh thì mục tiêu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) Bắc
Ninh là tiếp tục mở rộng và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho
các làng nghề truyền thống. Chính vì lý do đó, tơi đã chọn đề tài“Giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng cho vay làng nghề Phong Khê tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh” để nghiên cứu.
2.2 Mục tiêu của luận văn
Đánh giá kết quả cho vay làng nghề Phong Khê tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh, từ đó góp phần đề xuất ý kiến về hoạt động
cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua phương pháp thống kê, sử dụng phương pháp so sánh để thực hiện

ix


trong q trình phân tích các số liệu thu được.
Phương pháp thống kê mô tả: dùng phương pháp này để thu thập những số liệu về
tình hình kinh tế xã hội, những số liệu cho vay vốn, KQKD của ngân hàng, những số
liệu về hoạt động huy động vốn, cho vay vốn, KQKD của ngân hàng trong 3 năm 2013,
2014, 2015. Từ đó cho ta số liệu tổng hợp để đánh giá kết quả hoạt động cho vay của chi
nhánh.
Phương pháp so sánh: Sau khi thu thập được nguồn số liệu, để thấy rõ hơn tình
hình hoạt động của ngân hàng, chúng ta sử dụng phương pháp này để so sánh năm sau

với năm trước, chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác đề từ đó thấy được sự biến đổi theo chiều
hướng tăng lên hay giảm sút qua các năm. Trong phương pháp so sánh thì có so sánh
tuyệt đối và so sánh tương đối.
Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính: nhằm thấy được sự ảnh hưởng của
các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận… của ngân hàng.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực trạng hoạt động cho vay làng
nghề tại BIDV Bắc Ninh và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với
làng nghề Phong Khê của ngân hàng.
- Thực trạng chất lượng cho vay làng nghề Phong Khê:
+
Những năm gần đây, doanh số cho vay làng nghề liên tục tăng lên từ 923 tỷ
đồng năm 2013 tăng lên 991,55 tỷ đồng năm 2015 với tốc độ tằng bình quân qua 3 năm
là 3,6%. Doanh số thu nợ năm 2015 là 1.141,5 tỷ đồng cao hơn năm 2014 là 8,7% và
bình quân qua 3 năm tăng 6,4%. Tình hình dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo ngày càng
tăng lên cịn tình hình dư nợ khơng có tài sản đảm bảo ngày càng giảm đi cho thấy mức
độ đảm bảo của việc thu nợ, cũng như đảm bảo về lợi nhuận của ngân hàng, giảm nợ
xấu, nợ quá hạn cho ngân hàng, chất lượng cho vay ngày càng được nâng cao. Tình hình
nợ quá hạn đối với làng nghề Phong Khêtăng qua các năm tuy nhiên nợ xấu và tỷ lệ nợ
xấu trong nợ quá hạn đối với làng nghề Phong Khê liên tục ở mức cao, có xu hướng
giảm xuống 0,18% cho năm 2015.
+
Số tiền trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cho làng nghề Phong Khê tăng dần từ
5,74 tỷ năm 2013 lên 6,22 tỷ năm 2015 do nợ xấu của làng nghề Phong Khê tăng qua
các năm, bình quân qua 3 năm tăng 4,7%.
+
Vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng có sự biến động nhỏ, thay đổi khơng
đáng kể. Tốc độ luân chuyển vốn tín dụng với làng nghề Phong Khê cao nhất ở năm
2015 với 2,1 vòng.
+

Phần lớn khách hàng hài lòng và cảm thấy thoải mái khi giao dịch với
BIDV -

x


Bắc Ninh, bên cạnh đó phần ít khách hàng vẫn chưa hài lòng với thái độ cũng như chất
lượng dịch vụ của ngân hàng nhưng chỉ chiếm phần rất nhỏ so với tổng số khách hàng.
Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với làng nghề Phong Khê tại
ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh gồm:
+ Thực hiện tốt các biện pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
+ Thực hiện các biện pháp khắc phục
+

Tăng cường vòng quay vốn

+

Tăng cường cho vay qua tín nhiệm.

2.5. Kết luận và kiến nghị
a) Kết luận
Nâng cao chất lượng cho vay làng nghề của ngân hàng thương mại thể hiện tín
dụng ngân hàng góp phần khai thác, thúc đẩy kinh tế làng nghề phát triển, góp phần xây
dựng kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh q trình giao lưu hàng hóa, phát triển các làng nghề
truyền thống, giải quyết việc làm cho người lao động và thúc đẩy các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh tại làng nghề nâng cao trình độ sản xuất và tăng cường hạch toán kinh
doanh. Nội dung của đánh giá chất lượng làng nghề thông qua các chỉ tiêu của ngân
hàng như nợ quá hạn, trích lập dự phịng rủi ro, tổ chức cho vay theo tín nhiệm của
khách hàng.

b)

Kiến nghị
- Kiến nghị với Chính quyền địa phương và Trung ương
+

Tạo môi trường kinh tế ổn định

+ Tạo môi trường pháp lý đầy đủ hơn cho hoạt động tín
dụng - Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước
+
Bảo đảm thơng tin tín dụng chính xác đầy đủ, kịp thời cho các ngân hàng
thương mại
+Xây dựng báo cáo điều tra về tiêu chuẩn chung của ngành
+
Tăng cường và nâng cao hiệu quả cơng tác thanh tra kiểm sốt hoạt động tín
dụng nói chung và hoạt động tín dụng làng nghề nói riêng đối với các ngân hàng thương
mại
- Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Đầu tư và Phát triển Việt Nam
+Phát triển công nghệ thông tin.
+Đào tạo nguồn nhân lực.

xi


THESIS ABSTRACT
I. General information
Thesis title: Solutions to improve the quality of loans in traditional handicraft
Phong Khevillage at BIDV, Bac Ninh branch
Major:


Business Management

Author :

Dao Thi Hang

Supervisor:

Pro.Phd. Le Huu Anh

Duration of protection:

October 2016

II. Content
2.1. Rationale
There are many issued concerned in the development of traditional handicraft
villages in Bac Ninh. One of them is the supports from outsiders, particularly financial
supports from credit institutions in the area. Sufficient funds enable businesses to make
use of their advantages to improve their economic efficiency of production.
In order to achieve such a goal set by the authority, BIDV, together with other
commercial banks in the province is granting loans to businesses, households, and
individuals in traditional handicraft villages to meet their capital needs for their trading
and productions. For this, the branch has some encouraging results. However, in order
to meet the increasing demand for capital for the modernization of handicraft villages,
to the establishment of industrial complexes of handicraft villages. At the same time, to
meet the development goals of Bac Ninh province, BIDV, Bac Ninh branch is to expand
their business and to continuously improve their credit operation for the traditional
villages. For this reason, I have chosen the theme “Solutions to improve the quality of

loans in traditional handicraft Phong Khe village at BIDV Viet Nam, Bac Ninh branch.
2.2. Aims of the study
The study is to assess the results of the lending activities by BIDV Bac Ninh to
traditional handicraft villages, thereby to give some suggestion to improve lending
operations of the bank
2.3. Methodology
The author uses statistical methods, then makes comparisons to analyse data
collected.
Descriptive statistical methods: this is used to collect data on socio – economic
position, the figures on loans, banks‟ earnings, data in capital mobilization, lending and

xii


the bank‟s financial results in three successive years 2013, 2014, 2015. Then she
aggregated the figures to evaluate the operating results of the branch„s lending activities.

Method of comparison: after the completion of the data collection, the author used
this method in order to compare the results of a year with theirs of the prior year, the
indicators thereby to see the trend of either the increase or decrease over the years. This
method consists of the comparison of absolute and relative comparison.
Method of analyzing financial indicators in order to see the impact of the revenue
target, costs and profit … of the bank.
The author also encrypts and import data by Excel software, and then export
needed figures.
2.4. Scope of the study
This study mainly focuses on lending situation at traditional handicraft villages
and then gives some solutions for improving their lending activities to Phong Khe
village.
Lending context: In recent years, the amounts of lending to traditional handicraft

villages keeps increasing from VND 923 billion in 2013 to VND 991.55 billion in 2014
at an average growth rate of 3.6% over those three years.
The loan collection revenue in 2015 was VND 1 141.5 billion, 8.7% higher than
that in 2014 and up to 6,4% over those three years. That outstanding balance of secured
loan is getting higher and that of the unsecured is getting lower shows the a better
guarantee on loan collection and profit, the reduction in bad debts and a better lending
quality of the bank. The amount of overdue debts in Phong Khe village kept rising over
the years, that, nevertheless, and the ratio of bad debt out of overdue debts maintained at
high levels. However, these tend to go down to 0.18% in 2015.
The provision for credit losses got increased from VND 5.74 billion in 2013 to
VND 6.22 billion in 2015. This is because Phong Khe bad debt kept increasing over the
years (at 4.7% over three years).
The turnover of bank credit fluctuated slightly with not much significant changes.
The speed of the turnover in Phong Khe village was at its high of 2.1 laps.
Most customers dealing BIDV Bac Ninh branch got the satisfaction let alone
some small number who found BIDV staff‟s attitude and their services disqualified and
unprofessional. This number however accounted for a very small proportion in the total
number of customers.
Solutions to improve quality of lending services to Phong Khe village by BIDV,
Bac Ninh branch.

xiii


+better implementations of credit risk prevent and elimination.
+better implementation of corrective measures.
+fastening the capital turnover.
+enhancing credit lending
2.5. Conclusions and recommendations
a. Conclusion

The improvement of the lending operation by commercial banks to traditional
handicraft villages indicates that bank credits make significant contribution to take
advantages, to promote the economies, to upgrade the infrastructure, to accelerate the
commodity exchanges, to create jobs in traditional handicraft villages as well as to force
businesses there to upgrade their production and to enhance business accounting.
It also shows the contents of quality assessment based on banking indicators as
overdue debt, provision for credit losses, and trust - based loans.
b.
Recommendations.
- To local government and Central government
+ Set up a stable economic environment.
+ Provide a more thoroughly legal environment for credit operation.
+
keep commercial banks promptly and well – informed about complete, accurate
credit information.
+ Develop investigative report on common industry standards.
+

Strengthen and improve the efficiency of inspection, credit control in general and

credit operations for traditional handicraft villages in particular of commercial banks.

- To BIDV
+Develop informatics technology
+Qualify human resources by training

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH-HĐH) nền kinh tế là nhiệm vụ tất yếu
của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhà nước ta
đã đề ra. Với xuất phát điểm là một nước nơng nghiệp lạc hậu, chậm phát triển,
thì việc tiến hành CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu và
vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Phát triển làng nghề truyền thống là một nội dung quan trọng trong phát
triển nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển của các làng nghề
truyền thống đòi hỏi phải có sự quan tâm tồn diện của các cấp các ngành và vận
dụng các công cụ kinh tế một cách linh hoạt. Trong đó tín dụng ngân hàng là một
trong những công cụ kinh tế quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của
các làng nghề.
Đối với tỉnh Bắc Ninh, việc phát triển làng nghề truyền thống cũng đang có
nhiều vấn đề đặt ra. Một trong những vấn đề đó là sự tài trợ phát triển từ bên
ngồi, nhất là tài trợ vốn từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Khi nguồn vốn kinh
doanh được đảm bảo các tổ chức kinh tế trong các làng nghề có điều kiện để khai
thác các lợi thế nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất.
Thực hiện mục tiêu đó của tỉnh, cùng với các ngân hàng thương mại khác
trên địa bàn, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Bắc
Ninh đã cấp vốn tín dụng cho một số làng nghề truyền thống trong tỉnh nhằm đáp
ứng nhu cầu vay vốn đầu tư và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia
đình, cá nhân tại các làng nghề. Đối với hoạt động này chi nhánh đã đạt được một
số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao cho
các làng nghề để hiện đại hố, hình thành các cụm công nghiệp làng nghề và để
phù hợp với mục tiêu chính sách phát triển của tỉnh Bắc Ninh thì mục tiêu của
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) Bắc Ninh là tiếp tục mở rộng và
không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho các làng nghề truyền
thống. Chính vì lý do đó, tơi đã chọn đề tài“Giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng cho vay làng nghề Phong Khê tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh” để nghiên cứu.


1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá kết quả cho vay làng nghề Phong Khê tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh, từ đó góp phần đề xuất ý kiến
nhằm nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
những vấn đề cơ bản về chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại.
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về làng nghề truyền thống, về
tín dụng ngân hàng và vai trị của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của
các làng nghề truyền thống.
Xem xét phân tích thực trạng tín dụng ngân hàng cho sự phát triển của
làng nghề truyền thống tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh trong
thời gian từ năm 2013-2015. Từ đó nêu ra những nhận xét về hoạt động này của
Chi nhánh.
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay làng nghề
Phong Khê của BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020.
1.3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực trạng hoạt động cho vay
làng nghề tại BIDV Bắc Ninh và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho
vay đối với làng nghề Phong Khê của ngân hàng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng cho vay và giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng cho vay làng nghề Phong Khê tại BIDV Bắc Ninh.

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tiến hành tại BIDV Bắc Ninh.
Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu được sử dụng từ năm 2013 đến năm
2015, các giải pháp đến 2020.

2


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm, phân loại, chức năng và các nghiệp vụ cơ bản của ngân
hàng thƣơng mại
2.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Để đưa ra khái niệm về ngân hàng thương mại (NHTM), người ta thường
phải dựa vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đơi
khi cịn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.Với mỗi quốc gia
khác nhau, hình thành một khái niệm khác nhau về NHTM.
Theo Luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930: “Những nhà băng thiết yếu bao
gồm những nghiệp vụ nhận tiền gửi, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và
các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ
chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm...” (dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hiền, 2010).

Theo Luật Ngân hàng Pháp năm 1941: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ
sở hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay
hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết
khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính” (dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hiền, 2010).
Theo Luật của các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam:“Ngân hàng là Tổ chức
tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác có liên quan”.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là nhận tiền
gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán.

NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tồn bộ các hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận góp
phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
Theo Luật Ngân hàng nhà nước (2010): “Hoạt động ngân hàng là hoạt
động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận
tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh tốn”.
Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng khi phân tích khai thác
nội dung của các định nghĩa đó, người ta dễ nhận thấy các NHTM đều có chung
một tính chất, đó là: việc nhận tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng
vào các nghiệp vụ cho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh doanh khác.

3


2.1.1.2. Phân loại ngân hàng thương mại
Các NHTM hoạt động với chức năng, nghiệp vụ khá giống nhau, đó là việc
nhận tiền gửi ký thác, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các nghiệp vụ kinh doanh khác của chính ngân
hàng. Để phân loại các NHTM ta có thể dựa trên các tiêu chí sau:


Dựa vào hình thức sở hữu để

NHTM quốc doanh (State owned Commercial Bank) là các NHTM được
thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nước. Trong tình hình hiện nay, để tăng
vốn và phù hợp với xu thế hội nhập tài chính thế giới các NHTM quốc doanh
Việt Nam đang phát hành trái phiếu để huy động vốn, đã và đang cổ phần hóa để
tăng sức cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng cổ
phần hiện nay.
NHTM cổ phần (Joint Stock Commercial Bank) là NHTM được thành lập

dưới hình thức cơng ty cổ phần, trong đó 1 cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở
hữu 1 số cổ phần nhất định theo quy định của NHNN Việt Nam.
NHTM liên doanh (Joint Venture Commercial Bank) là ngân hàng được
thành lập bằng vốn liên doanh giữa 1 bên là NHTM Việt Nam và bên khác là
NHTM nước ngồi có trụ sở đặt tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật ở Việt
Nam.
Chi nhánh NHTM nước ngoài (Foreign Bank) là ngân hàng được thành
lập theo pháp luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động
theo pháp luật Việt Nam.
NHTM 100% vốn của nước ngoài là các ngân hàng được thành lập tại
Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngồi, trong đó phải có 1
ngân hàng nước ngồi sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). NHTM
100% vốn của nước ngoài được thành lập dưới hình thức cơng ty TNHH một
thành viên hoặc từ 2 thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính
tại Việt Nam.
Ngồi các loại hình kể trên, ở Việt Nam cịn có hai ngân hàng đặc biệt của
Chính phủ, hoạt động khơng vì lợi nhuận là Ngân hàng Phát triển Việt Nam
(Development Bank of Vietnam) và Ngân hàng Chính sách xã hội (Social Policy
Bank).

Dựa vào chiến lược kinh doanh và mối quan hệ giữa ngân hàng với
khách hàng

4


có thể chia NHTM thành
Ngân hàng bán bn là loại hình ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng
dịch vụ cho đối tượng khách hàng là các cơng ty, xí nghiệp qui mơ lớn, các tập
đồn kinh tế,… chứ khơng giao dịch với khách hàng cá nhân.

Ngân hàng bán lẻ là loại hình ngân hàng chủ yếu giao dịch và cung ứng
dịch vụ cho đối tượng khách hàng là cá nhân.
Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ đây là loại hình ngân hàng giao dịch
và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng là công ty lẫn cá nhân.
Đại đa số các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài như Deustchs Bank, The
Chase Manhattan Bank,…đều hoạt động theo mô hình ngân hàng bán bn,
trong khi hầu hết các NHTM của Việt Nam đều thuộc loại hình ngân hàng vừa
bán buôn vừa bán lẻ. Tuy nhiên, hiện nay các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài
cũng đã bắt đầu triển khai rộng rãi các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến các đối
tượng khách hàng cá nhân (do họ đã được phép hoạt động bán lẻ theo cam kết
mở cửa các hoạt động dịch vụ ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO).
Ngoài ra, nếu căn cứ vào quan hệ tổ chức thì người ta cịn có thể chia
NHTM thành Ngân hàng hội sở, ngân hàng chi nhánh (cấp 1, cấp 2) và phòng
giao dịch. Hội sở là nơi tập trung quyền lực cao nhất và là nơi cung cấp đầy đủ
hơn các dịch vụ ngân hàng trong khi quy mơ các chi nhánh và phịng giao dịch
nhỏ hơn và cung cấp không đầy đủ tất cả các giao dịch mà chỉ tập trung vào các
giao dịch và dịch vụ cơ bản như huy động vốn, thanh toán, cho vay,…
2.1.1.3. Chức năng của ngân hàng thương mại
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng phát triển, các
NHTM thường thực hiện đầy đủ cả 3 chức năng gồm chức năng trung gian tài
chính, chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền.
+
Về chức năng trung gian tài chính thì đó là chức năng quan trọng và cơ
bản nhất của một NHTM, cho thấy bản chất và nhiệm vụ chính của NHTM, đồng
thời là hoạt động quan trọng trong nền kinh tế vì ngân hàng đứng ra tập trung,
huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng nguồn
vốn này để cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh và đầu tư cho các
ngành kinh tế và vốn tiêu dùng trong xã hội.
+
Về chức năng trung gian thanh tốn, ở đây NHTM đóng vai trị là thủ quỹ

cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của

5


khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng để thanh toán tiền
hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán
hàng và các khoản thu khác theo lệnh của khách hàng. Các NHTM cung cấp cho
khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm
thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể
chọn cho mình phương thức thanh tốn phù hợp. Nhờ đó các chủ thể kinh tế sẽ tiết
kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, đồng thời đảm bảo thanh tốn an tồn. Chức
năng này vơ hình chung thúc đẩy lưu thơng hàng hố, đẩy nhanh tốc độ thanh tốn,
tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.

+
Tạo tiền là một chức năng quan trọng khác của NHTM, phản ánh rõ bản
chất của NHTM. Ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền
cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hoá, thanh toán dịch vụ
trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là
một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hoá, thanh toán
dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện
thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng
trung ương. Do vậy NHTW có thể tăng tỷ lệ này khi lượng cung tiền vào nền
kinh tế lớn.
2.1.1.4. Các nghiệp vụ cơ bản ngân hàng thương mại
Hoạt động kinh doanh của NHTM có rất nhiều nghiệp vụ khác nhau và
ngày càng được phát triển đa dạng, phong phú. Song để khái quát được toàn bộ
hoạt động của NHTM người ta quy các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM thành 3

nghiệp vụ cụ thể chủ yếu sau:
- Các nghiệp vụ tài sản nợ (Bên có)
- Các nghiệp vụ tài sản có (Bên nợ)
- Các nghiệp vụ trung gian


Nghiệp vụ tài sản Nợ

Nghiệp vụ tài sản nợ chính là nghiệp vụ tạo vốn của NHTM. Cũng như bất
cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải
cần có một số lượng vốn nhất định. Đặc biệt các NHTM có đối tượng kinh doanh
là vốn tiền tệ, bởi vậy trong q trình hoạt động các NHTM ln chú trọng cơng
tác bảo toàn và phát triển vốn. Các nghiệp vụ tạo vốn của NHTM bao gồm có:

6




Huy động vốn chủ sở hữu

Đây chính là vốn thực có của chủ Ngân hàng, bao gồm vốn điều lệ và vốn
bổ sung từ phát hành cổ phiếu hoặc lợi nhuận để lại. Vốn điều lệ là vốn ban đầu
được hình thành khi thành lập, đối với NHTM quốc doanh thì do Nhà nước cấp
cịn đối với NHTM Cổ phần thì do cổ đơng đóng góp. Mức vốn điều lệ tùy thuộc
vào quy mô hoạt động kinh doanh và do pháp luật quy định. Vốn bổ sung là bộ
phận vốn tự có tăng thêm trong q trình hoạt động bằng cách trích từ lợi nhuận
kinh doanh, lãi khơng chia cho các cổ đông hay phát hành cổ phiếu mới.
Nguồn vốn chủ sở hữu có vai trị vơ cùng quan trọng đối với hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng, là căn cứ để xác định quy mơ hoạt động, duy trì các tỷ lệ

bảo đảm an toàn và để chống đỡ rủi ro. Vốn tự có khẳng định thế mạnh cũng như
khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại đối với người gửi tiền trong
trường hợp nếu xảy ra rủi ro. Vốn tự có của ngân hàng thương mại cịn mang tính
ổn định rất cao và là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác.
Ngồi ra, vốn tự có của ngân hàng thương mại còn bao gồm lợi nhuận chưa
chia và các quỹ nhưquỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ trợ cấp mất việc làm…



Huy động nợ

Trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM, mặc dù vốn sở hữu có vai trò quan
trọng nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, thường dưới 10% tổng
nguồn. Để đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh các
Ngân hàng phải huy động vốn bằng cách huy động nợ dưới hình thức như nhận
tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và đi vay.
Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân: Các NHTM tiến hành huy động
vốn bằng nhiều hình thức như: mở tài khoản tiền gửi thanh toán,tiết kiệm, phát
hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… Tùy thuộc vào tính chất và kỳ hạn
huy động vốn có thể chia nguồn vốn này làm 2 loại đó là tiền gửi có kỳ hạn và
tiền gửi không kỳ hạn.
Tiền gửi không kỳ hạn là những khoản tiền được khách hàng gửi vào ngân
hàng với mục đích thanh tốn hay phục vụ cho q trình sản xuất kinh doanh một
cách thường xuyên, an toàn, thuận lợi chứ khơng phải vì mục đích hưởng lãi suất.
Chính vì vậy số dư của tài khoản này luôn biến động và ngân hàng sẽ trả lãi rất ít
cho các khách hàng. Khách hàng thường quan tâm đến việc chi trả dễ dàng từ
việc trích tài khoản chứ ít khi quan tâm đến các khoản lãi ít ỏi nhận được từ phía

7



ngân hàng. Mặt khác khách hàng có thể được hưởng các dịch vụ tiện ích như các
dịch vụ thanh tốn, chuyển tiền, rút tiền khi cần thiết. Về phía ngân hàng, đây là
nguồn vốn rẻ nhất trong số các loại hình huy động khác, ngân hàng chỉ phải chi
ra một chi phí nhỏ trong việc trả lãi, đồng thời ngân hàng có điều kiện mở rộng
thêm các dịch vụ thanh tốn mới nhằm xây dựng hình ảnh của ngân hàng trong
cơng chúng.
Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng và ngân hàng thoả thuận
với nhau về thời hạn rút tiền. Như vậy về nguyên tắc là khi khách hàng xác định
một kỳ hạn cụ thể thì họ chỉ được rút tiền khi thời hạn kết thúc. Tuy nhiên trong
thực tế, họ có thể yêu cầu được rút trước thời hạn mà đã thoả thuận với ngân
hàng và chấp nhận hưởng một khoản lãi nhỏ bằng lãi suất không kỳ hạn hoặc
không được hưởng lãi theo quy định của ngân hàng. Khách hàng có thể gửi tiền
vào ngân hàng với kỳ hạn dài hoặc ngắn. Hiện nay, Ngân hàng có nhiều hình
thức huy động tiền gửi phong phú với các mức kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 12
tháng, các mức kỳ hạn dài là: 24 tháng, 36 tháng… Mức lãi mà ngân hàng trả cho
khách hàng tuỳ thuộc vào kỳ hạn khách hàng gửi tiền vào ngân hàng và các yếu
tố khác trên thị trường.
Các NHTM cũng có thể huy động tiền gửi có kỳ hạn thơng qua việc phát
hành các loại giấy tờ có giá như:
+ Kỳ phiếu: thường có thời hạn từ 3 tháng đến 12 tháng.
+ Trái phiếu: thường có thời hạn trên 12 tháng.
+ Chứng chỉ tiền gửi: có thời hạn dưới 12 tháng.
Ngân hàng thương mại sẽ phát hành giấy tờ có giá theo từng đợt với quy
mơ, thời hạn cũng như cách trả lãi và mức lãi suất khác nhau tuỳ thuộc vào nhu
cầu vốn của ngân hàng lúc bấy giờ. Lãi suất trả cho nghiệp vụ này thường cao
hơn so với lãi suất tiền gửi dựa trên cơ sở quan hệ cung- cầu về vốn trên thị
trường cũng như lãi suất chung của nền kinh tế. Ngược lại ngân hàng có thể chủ
động trong việc huy động vốn của mình.
Có thể nói qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại nắm trong

tay một lượng lớn của cải xã hội về mặt giá trị lợi tức là vốn tiền tệ. Để có được
một khoản vốn lớn như vậy, ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí để trả lãi
cho khách hàng, mà khoản chi phí này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí
của ngân hàng.

8




Đi vay

Khi nguồn vốn huy động từ dân cư, từ tổ chức kinh tế không đủ yêu cầu
cho sử dụng vốn thì NHTM phải đi vay từ NHTW hoặc vay từ TCTD khác.
NHTM vay của NHTW thơng qua các hình thức vay ngắn hạn để bổ sung
hoặc vay tái cấp vốn. Vay ngắn hạn để bổ sung là hình thức các NHTM xin vay
vốn để bổ sung vốn ngắn hạn của mình trong hạn mức tín dụng cho phép. NHTM
xin vay tái cấp vốn của NHTW dưới các hình thức tái chiết khấu giấy tờ có giá
hay vay đảm bảo bằng các giấy tờ có giá như thương phiếu và các phiếu nợ khác.
Nói tóm lại, các nghiệp vụ tài sản nợ tạo nên chi phí chủ yếu và thường
xuyên của ngân hàng đó là chi trả lãi. Do vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh
của một ngân hàng thì việc quản lý Tài sản nợ, kiểm sốt các khoản chi trả lãi
chính xác là vơ cùng cần thiết. Từ đó đảm bảo được an tồn trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, đồng thời đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cho ngân
hàng.


Nghiệp vụ tài sản có

Việc tạo được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh là điều quan trọng,

nhưng làm sao tìm ra cách thức sử dụng vốn một cách hiệu quả với mức sinh lợi
cao nhất còn là điều quan trọng hơn. Các NHTM sử dụng nguồn vốn huy động
để thực hiện các nghiệp vụ của mình nhằm thu lại lợi nhuận cho ngân hàng, trang
trải chi phí huy động vốn và các chi phí khác thơng qua các hoạt động chính như
đầu tư và cho vay.



Cho vay

Đây là nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng của các NHTM, tạo ra tỷ trọng
doanh thu lớn nhất trong tổng thu. Cho vay là việc các ngân hàng thỏa thuận để
khách hàng sử dụng một khoản tiền với ngun tắc có hồn trả.
Việc phân bổ nguồn vốn huy động vào nghiệp vụ cho vay ngắn hạn và cho
vay trung dài hạn sao cho có hiệu quả nhất luôn chiếm được sự quan tâm lớn của
ngân hàng. Nói như vậy bởi tín dụng là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong
tổng tài sản có sinh lời của NHTM nên nó mang vai trị quyết định đến một bộ
phận thu nhập của ngân hàng.



Đầu tư

Là hoạt động cũng đem lại thu nhập cho ngân hàng đồng thời là khoản dự

9


trữ thứ cấp cho ngân hàng, với hoạt động đầu tư mà ngân hàng đã đa dạng hóa
các loại hình sử dụng vốn và phân tán rủi ro cho NHTM.

Thông thường hoạt động đầu tư của các NHTM tập trung vào một số hoạt
động chính như đầu tư chứng khốn, trái phiếu chính phủ. Tỷ lệ đầu tư lớn nhất
của các NHTM trong đầu tư chứng khoán là trái phiếu chính phủ với khoản đầu
tư này thường có mức lãi suất hạn chế nhưng linh hoạt, có tính thanh khoản cao,
chúng có thể bán lại dễ dàng. Bên cạnh việc đầu tư vào chứng khốn các NHTM
cịn có thể đầu tư vào các nghiệp vụ khác như cho thuê tài chính, mua bán nợ,
tham gia thành lập các ngân hàng con độc lập, các cơng ty bảo hiểm.
Có thể nói hoạt động cho vay và hoạt động đầu tư mang lại doanh thu cao
nhất cho các NHTM đồng thời cũng là hoạt động mang lại rủi ro cho các NHTM.
Việc đa dạng hóa các loại hình đầu tư cũng là biện pháp để hạn chế rủi ro cho các
NHTM. Tuy nhiên vừa để hạn chế rủi ro đồng thời là mục tiêu cuối cùng là tăng
doanh thu thì các NHTM phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát,
quản lý các khoản cho vay và đầu tư.


Các nghiệp vụ kinh doanh khác
Mặc dù mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của ngân hàng là lợi nhuận nhưng

NHTM vẫn cần có sự an tồn, tránh được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
mình. Do vậy, ngồi các nghiệp vụ chính là cho vay, đầu tư, các NHTM hiện đại
ngày nay ngày càng quan tâm đến việc phát triển các dịch vụ mới, đáp ứng tối đa
nhu cầu của khách hàng qua đó ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận với mức rủi ro thấp
nhất. Các dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp vô cùng phong phú như dịch vụ
thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ kinh doanh ngoại hối và
kinh doanh vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế khi ngân hàng Nhà
nước cho phép, dịch vụ ủy thác, dịch vụ tư vấn...

2.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại
2.1.2.1. Bản chất hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Căn cứ vào Luật các tổ chức tín dụng (2010) thì “cho vay là hình thức cấp

tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản
tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa
thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi”. Hoạt động cho vay của tổ chức
tín dụng (TCTD) theo quy định của pháp luật gồm những yếu tố cấu thành
(Nguyễn Thị Thu Hiền, 2010) sau:

10


×