Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ cây bìm bìm hoa trắng tại đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.02 MB, 97 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ QUANG HUY

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP
PHỊNG TRỪ CÂY BÌM BÌM HOA TRẮNG
(Merremia eberhardtii) TẠI ĐÀ NẴNG

Ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60 62 01 12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Tấn Dũng
GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017

Tác giả luận văn



Ngô Quang Huy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo,
sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng
và biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Đỗ Tấn Dũng, thầy GS.TS. Nguyễn Hồng
Sơn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Bệnh cây và Nông dược, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, các cán bộ làm việc tại Bộ
mơn An tồn và Đa dạng sinh học - Viện Môi trường nông nghiệp; lãnh đạo, các
cán bộ làm việc tại Bộ môn Miễn dịch thực vật - Viện Bảo vệ thực vật đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017

Tác giả luận văn

Ngô Quang Huy


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục..................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................ v
Danh mục bảng.................................................................................................................... vi
Danh mục hình.................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn............................................................................................................ viii
Thesis abstract...................................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài.......................................................................2

1.2.1. Mục đích.................................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu....................................................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................................3
2.1.

Giới thiệu chung về sinh vật ngoại lai......................................................... 3

2.1.1. Khái niệm về sinh vật ngoại lai và đặc điểm quyết định khả năng xâm lấn

của một sinh vật.................................................................................................... 3
2.1.2. Tình hình nghiên cứu sinh vật ngoại lai xâm hại trên thế giới .........3
2.2.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................... 4

2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học................................................................. 5
2.2.2. Những nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và tác hại của cây Bìm bìm
6

2.2.3. Các nghiên cứu về phịng trừ cây Bìm bìm.............................................. 8
2.3.

Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam.............................................................. 13

2.3.1. Điều kiện tự nhiên của quận Sơn Trà và diện tích rừng bị cây Bìm bìm
xâm lấn ở Bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng..................................................... 13
2.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học............................................................... 17
2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm, mức độ xâm lấn và tác hại của cây Bìm bìm hoa
trắng.......................................................................................................................... 18
2.3.4. Nghiên cứu các giải pháp phòng trừ......................................................... 20

iii


PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................... 23
3.1.

Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................... 23


3.2.

Thời gian nghiên cứu........................................................................................ 23

3.3.

Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 23

3.4.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 23

3.4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cây Bìm bìm hoa trắng ...........23
3.4.2. Nghiên cứu một số biện pháp phịng trừ cây Bìm bìm hoa trắng 23
3.5.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 23

3.5.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học..................................................................... 23
3.5.2. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ cây Bìm bìm hoa trắng.......27
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 31
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................................... 32
4.1.

Đặc điểm sinh học của cây bìm bìm hoa trắng..................................... 32

4.1.1. Đặc điểm hình thái thực vật........................................................................... 32
4.1.2. Một số chỉ tiêu sinh thực và hạt cây Bìm bìm hoa trắng tồn lưu trong đất
ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà............................................................ 35
4.1.3. Khả năng tái sinh của cây Bìm bìm hoa trắng....................................... 40

4.1.4. Khả năng nảy mầm từ hạt cây Bìm bìm hoa trắng............................468
4.2.

Các biện pháp phịng trừ cây bìm bìm hoa trắng................................. 47

4.2.1. Hiệu quả diệt phần gốc cây Bìm bìm hoa trắng trưởng thành sau cắt...47
4.2.2. Hiệu quả sử dụng biện pháp nhổ cây con Bìm bìm mới mọc từ hạt......50
4.2.3. Hiệu quả diệt cây Bìm Bìm hoa trắng mới mọc từ hạt bằng biện pháp
phun thuốc lên cây con.................................................................................... 52
4.2.4.

Hiệu quả khi sử dụng biện pháp phun thuốc lên lá diệt cây Bìm bìm

trưởng thành hoa trắng................................................................................... 54
4.2.5. Hiệu quả sử dụng thuốc trừ cỏ để diệt cây Bìm bìm hoa trắng trưởng
thành bằng biện pháp tiêm thuốc trừ cỏ vào thân cây.....................57
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 60
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 60

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................. 61

Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 62
Phụ lục.................................................................................................................................... 66

iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

DK

Đường kính

Gly

Glyphosate

Met

Metsulfuron methyl

NSP

Ngày sau phun

NSXL

Ngày sau xử lý

PL

Phụ lục


TN

Thí nghiệm

TP

Trước phun

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu sinh thực của cây Bìm bìm hoa trắng tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Sơn Trà.................................................................................... 35
Bảng 4.2. Kết quả điều tra hạt cây Bìm bìm hoa trắng tồn lưu trong đất ở điạ
hình đất thấp, khơ và đất thấp, ẩm so với kết quả điều tra sinh thực

.............................................................................................................................. 37

Bảng 4.3. Khả năng tái sinh từ thân cây Bìm bìm hoa trắng........................39
Bảng 4.4. Khả năng tái sinh từ cành cây Bìm bìm hoa trắng....................... 40
Bảng 4.5. Khả năng tái sinh từ rễ cây Bìm bìm hoa trắng............................. 41
Bảng 4.6. Khả năng tái sinh của cây Bìm bìm hoa trắng trong điều kiện đất khô
và đất ướt

43

Bảng 4.7. Số mầm tái sinh của cây Bìm bìm hoa trắng tại Khu Bảo tồn thiên
nhiên Sơn Trà................................................................................................ 44
Bảng 4.8. Chiều dài mầm tái sinh của cây Bìm bìm hoa trắng tại Khu Bảo tồn

thiên nhiên Sơn Trà.................................................................................... 44
Bảng 4.9. Đường kính mầm tái sinh của cây Bìm bìm hoa trắng tại Khu Bảo
tồn thiên nhiên Sơn Trà............................................................................ 45
Bảng 4.10.Tỷ lệ nảy mầm của hạt Bìm bìm hoa trắng....................................... 46
Bảng 4.11. Hiệu quả của biện pháp cắt gốc cây Bìm bìm hoa trắng trưởng thành 48
Bảng 4.12. Số mầm tái sinh trên gốc của cây Bìm bìm hoa trắng trưởng thành
48

Bảng 4.13.Hiệu quả diệt thân cây Bìm bìm trưởng thành hoa trắng..........49
Bảng 4.14. Mật độ cây con Bìm bìm hoa trắng ở các cơng thức thí nghiệm......51
Bảng 4.15.Hiệu quả phịng trừ cây con Bìm bìm hoa trắng sau 9 tháng. 51
Bảng 4.16. Hiệu quả sử dụng thuốc để diệt cây Bìm bìm hoa trắng mới mọc từ
hạt sau 60 ngày

53

Bảng 4.17. Hiệu quả sử dụng thuốc để diệt cây Bìm bìm trưởng thành hoa trắng
sau 180 ngày.................................................................................................. 55
Bảng 4.18. Hiệu quả sử dụng thuốc để diệt cây Bìm bìm hoa trắng sau 180 ngày. 58

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ địa giới hành chính của Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng . .14
Hình 2.2. Một số hình ảnh từ vệ tinh và GPS để ước tính diện tích cây Bìm
Bìm Merremia spp. tại phường Thọ Quang, TP. Đà Nẵng

16


Hình 2.3. Một số đặc điểm hình thái cây Bìm bìm hoa trắng.......................18
Hình 3.1. Ơ tiêu chuẩn được sử dụng để xác định một số chỉ tiêu sinh thực 25
Hình 4.1. Thân cây và lá của Bìm bìm hoa trắng............................................... 33
Hình 4.2. Hoa của cây Bìm bìm hoa trắng............................................................ 33
Hình 4.3. Quả và hạt cây Bìm bìm hoa trắng....................................................... 34
Hình 4.4. Hoa và quả của cây Bìm bìm hoa trắng............................................. 36
Hình 4.5. Hoa và quả của cây Bìm bìm hoa trắng............................................. 37
Hình 4.6. Hạt cây Bìm bìm hoa trắng tồn lưu trong đất................................. 38
Hình 4.7. Tỷ lệ mầm tái sinh từ thân cây Bìm bìm hoa trắng....................... 40
Hình 4.8. Tỷ lệ mầm tái sinh từ cành cây Bìm bìm hoa trắng......................41
Hình 4.9. Khả năng tái sinh từ rễ cây Bìm bìm hoa trắng............................. 42
Hình 4.10. Sử dụng biện pháp diệt phần gốc sau cắt....................................... 50
Hình 4.11. Sử dụng biện pháp nhổ cây con........................................................... 52
Hình 4.12. Sử dụng biện pháp phun thuốc lên lá cây Bìm bìm hoa trắng
57

Hình 4.13. Sử dụng biện pháp tiêm thuốc vào thân cây Bìm bìm hoa trắng......60

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngơ Quang Huy
Tên Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phịng trừ
cây Bìm bìm hoa trắng (Merremia eberhardtii) tại Đà nẵng.
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60 62 01 12

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA)

Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được đặc điểm sinh học và sử dụng các biện pháp phịng trừ
cây Bìm bìm hoa trắng nhằm ngăn chặn sự lây lan và kiểm sốt sự phát triển
của cây Bìm bìm hoa trắng (Merremia eberhardtii) tại Đà Nẵng.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được dựa theo phương pháp được Nguyễn
Nghĩa Thìn giới thiệu trong “Cẩm nang nghiên cứu Đa dạng sinh vật” (1997) và
“Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật tập III” (Viện Bảo vệ thực vật, 2000) ;
các biện pháp phòng trừ dựa vào kinh nghiệm của thế giới kết hợp với kinh
nghiệm phòng trừ cây Trinh nữ thân gỗ (Mimosa pigra L.) (Nguyễn Hồng Sơn
và cs., 2007; Nguyễn Hồng Sơn và Phạm Văn Lầm, 2010) tại Việt Nam.

Kết quả chính và kết luận
Đặc điểm sinh học cây Bìm bìm hoa trắng: Cây Bìm bìm hoa trắng sống ở
khu vực thấp có các chỉ tiêu sinh thực thấp hơn so với khu vực cao. Thấp nhất
là khu vực đất thấp và khơ. Cây Bìm bìm hoa trắng sống ở khu vực đất cao, ẩm
có các chỉ tiêu sinh thực cao nhất. Cây Bìm bìm hoa trắng khả năng tái sinh từ
các đoạn thân trong điều kiện đất ẩm ướt, tỷ lệ tái sinh từ các đoạn cành cấp 1
cao nhất và cành cấp 3 thấp nhất. Trong điều kiện đất khô hạn các đoạn thân và
cành khơng có khả năng tái sinh. Rễ cây Bìm bìm hoa trắng khơng có khả năng
tái sinh. Tỷ lệ cây Bìm bìm tái sinh sau cắt gốc khá cao (50-60%). Số mầm tái
sinh từ gốc tăng mạnh trong 30 ngày sau chặt và không mọc thêm sau 45 ngày,
đạt cao nhất là sau 45 ngày chặt. Tỷ lệ tái sinh giảm dần theo đường kính gốc.
Sử dụng các biện pháp phòng trừ mang lại một số hiệu quả: Hiệu quả diệt phần gốc
cây bằng biện pháp cắt gốc khá thấp chỉ đạt từ 10-40%. Hiệu quả diệt phần gốc của cây Bìm
bìm trong điều kiện khô hạn (mùa khô) cao hơn trong điều kiện ẩm ướt. Biện pháp nhổ cây
con hiệu quả phòng trừ ở công thức nhổ 1 tháng/lần đạt cao nhất. Công thức nhổ 3
tháng/lần đạt hiệu quả thấp. Riêng mùa khô, hiệu quả phịng trừ của cơng thức nhổ 1
tháng/lần và cơng thức nhổ 3 tháng/lần đều đạt 100%; Biện pháp phun thuốc xử lý cây con:

Sau 10 ngày xử lý hiệu quả đạt không rõ rệt, đạt cao nhất ở công thức Gly - 4.000 g

viii


a.i./ha, với 25%. Sau 20 ngày hiệu quả tăng lên rõ rệt, đạt cao nhất từ ngày thứ 30, đạt
100% hiệu quả đối với các công thức Met – 80 g a.i./ha, Met – 120 g g a.i./ha, Gly - 2.000
g a.i./ha, Gly - 3.000 g a.i./ha; Biện pháp phun thuốc trừ cỏ lên lá cây Bìm bìm trưởng
thành cho hiệu quả diệt trừ nhanh, cao và kéo dài; Hiệu quả diệt trừ cây Bìm bìm hoa
trắng ở các cơng thức Met- 120 g a.i./ha; Met – 150 g a.i./ha; Gly - 4.000 g a.i./ha; Gly 5.000 g a.i./ha là rất cao (trên 80%) và kéo dài đến 180 ngày. Biện pháp tiêm vào thân cây
sau 30 ngày hiệu quả rất thấp, hiệu quả xử lý cây Bìm bìm hoa trắng khi sử dụng
Metsulfuron methyl ở liều lượng 120 g a.i./ha và 150 g a.i./ha và khi sử dụng Glyphosate

ởliều lượng 4.000 g a.i./ha và 5.000 g a.i./ha đạt 100% ở thời điểm 60
ngày sau xử lý và duy trì đến 180 ngày sau xử lý.

ix


THESIS ABSTRACT
Mr candidate: Ngo Quang Huy
Thesis title: Researching on biological characteristics and measures to
control (Merrremia eberhardtii) in Da Nang.
Major: Plant Protection

Code: 60 62 01 12

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives

The study on biological characteristics of white blossom (Merremia
eberhardtii) in order to provide urgent solutions to prevent and treat
effectively the white blossom in Danang.
Materials and Methods
The research method is based on the method introduced by Nguyen Nghia Thin in
the “Research Manual of plant biodiversity” (1997), “Methods of Plant Research”, (2008)

, and Research methods of plan protection Volume III ( Plant Protection
Institute, 2000), Control Measures based on the experience of the world
combined the prevention experiences of wood vines (Mimosa pigra L.) (Nguyen
Hong Son et al., 2007; Nguyen Hong Son and Pham Van Lam, 2010) in Vietnam.

Main findings and conclusions
Biological characteristics of white blossom: White blossoms in low lands
have lower biomass indicators than that in high areas. The lowest is the low and dry
areas. The white flowers in high and humid lands have the highest biomass
indicators. White blossoms are capable of regenerating from the trunk sections in
wet soil conditions, regeneration rates from the highest grade branches and lowest
level branches. In arid conditions, the stems and branches are incapable of
regenerating The root of the white blossom tree is not capable of regenerating. The
rate of regenerated shrubs after root cutting is quite high (50-60%). There is a sharp
increase in the number of recovered seeds from the roots for 30 days after cutting
and they no longer grow after 45 days, reaching the highest is after a 45-day cutting
. The rate of regeneration decreases gradually with the original diameter.
Using the preventive measures has some effects. The effect of eradication by
cutting root is rather low, only 10-40%. The Efficiency of eradication of white blossom
tress in drought conditions (dry season) is higher than in wet conditions.The effective
measures of spitting nurseling in once a month formula achieves the highest. The
formula of spitting every 3 months achieves low effect. Particularly in dry season, the


x


effectiveness of spit formula applied once a month and every 3 months are 100%.
Method of treating nurseling : After 10 days of treatment, the effect is not clear,
reaching the highest in Gly Formula – 4,000 spines per hectare, with 25 percent.
After 20 days the efficiency increased markedly, reaching the highest since the 30

th

day, reaching effectively 100% for Met-80 g a.i./ha, Met-120 g a.i./ha, Gly - 2,000 g
a.i./ha, Gly - 3,000 g a.i./ha. The measures of spray on the leaves of adult white
blossom tress for rapid, high and prolonged eradication efficiency; Eradication
Efficiency of white blossom trees in Met-120 g a.i./ha; Met - 150 g a.i./ha; Gly - 4,000
g a.i./ha; Gly - 5,000 g a.i./ha are very high (over 80%) and last to 180 days. The
measure of injection in truck tree after 30 days has low effect, the effect of the
treatment of white flowers when using Metsulfuron methyl at 120 g a.i./ha and 150 g
a.i./ha and when using Glyphosate at 4,000 g a.i./ha and 5,000 g a.i./ha reach 100%
at 60 days post-treatment and maintain up to 180 days post-treatment.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây Bìm bìm hay cịn gọi là cây bìm bơi, sát thủ dây leo, sát thủ kiều mộc,
cây lang rừng (vì lá giống lá khoai lang), cây lá bạc…là loài cây thuộc chi Bìm
bìm (Convolvulacae). Ở Việt Nam chi Bìm bìm có tới 17 lồi và 3 thứ. Bìm bìm
có nhiều phụ lồi được phân biệt bởi màu hoa, hình dạng lá… nhưng phụ lồi
nào cũng nguy hiểm do Bìm bìm phát tán rất nhanh bằng hạt, chồi, rễ và thân,

thân to (đường kính 8-10 cm, có nơi đến 20 cm), leo nhanh, phát tán nhanh, dây
bò đến đâu, rễ bén đến đó và phát triển thành gốc mới. Mặt khác, các lồi chim,
thú gặm nhấm thường ăn hạt Bìm bìm rồi thải hạt đi khắp nơi giúp cây phát tán
rộng hơn, cây xanh tốt quanh năm, có hiệu suất quang hợp cao, những tán lá
rộng và dày đặc đã che kín khơng gian, cướp ánh sáng của các loại cây khác
làm cho những cây phía dưới khơng quang hợp được và chết dần vì thiếu ánh
sáng. Do đó, đa dạng sinh học ở những khu vực bị Bìm bìm xâm lấn bị suy
giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, loài thực vật này còn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng
do khả năng tích luỹ khối lượng vật liệu cháy lớn (lá khơ, cành khơ, bản lá to và
nhiều). Thậm chí khả năng bắt lửa rất nhanh kể cả lá, nhánh còn xanh. Theo ghi
nhận của Ban quản lý rừng, một số vụ cháy rừng thông ở vùng rừng cấm Hải
Vân trong những năm qua đều có liên quan đến lồi Bìm bìm.

Sự xâm lấn của cây Bìm bìm đã trở thành thảm họa ở nhiều nước
trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Mức độ gia tăng về diện
tích xâm lấn của loài này ở Đà Nẵng và phụ cận diễn ra rất nhanh trong
những năm gần đây. Sự xâm lấn của loài này làm suy giảm đa dạng sinh
học, xáo trộn hệ sinh thái, gây thiệt hại về kinh tế và còn tiềm ẩn nguy
cơ cháy rừng, do đó chúng cần được quản lý, ngăn chặn và tiêu diệt.
Các nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định, loài cây này rất khó phịng trừ.
Các biện phịng trừ như nhổ, cắt dây, phun thuốc trừ cỏ...cũng đã đem lại hiệu quả
phòng trừ nhất định. Tuy nhiên, mỗi biện pháp đều có những ưu, nhược điểm và
khơng có biện pháp đơn lẻ nào đem lại hiệu quả phòng trừ triệt để.


trong nước, hầu như chưa có nghiên cứu chính thức mang tính hệ thống

về đặc điểm sinh học, sinh thái, đặc điểm phát tán và biện pháp phịng trừ lồi cây
này. Hiện chỉ có biện pháp thủ cơng (cắt dây, đào gốc) được áp dụng. Biện


1


pháp thủ cơng được đánh giá có hiệu quả rất cao, nhưng khó có thể áp dụng được
khi triển khai trên diện rộng, khó triệt để vì khả năng tái sinh cao của cây Bìm bìm.
Việc phân tích kinh nghiệm kiểm sốt và quản lý các lồi cây ngoại lai xâm lấn như
cây trinh nữ thân gỗ (Mimosa pigra) sẽ giúp bổ sung kiến thức trong việc đề xuất
các biện pháp cấp bách ngăn chặn và xử lý hiệu quả cây Bìm bìm.

Từ thực trạng trên cho thấy, nghiên cứu biện pháp cấp bách để
ngăn chặn và xử lý hiệu quả cây Bìm bìm có ý nghĩa cả về mặt khoa
học và thực tiễn. Để đề xuất được biện pháp cấp bách ngăn chặn và
xử lý hiệu quả cây Bìm bìm tại Đà Nẵng.
Trước nguy cơ gia tăng mức độ xâm lấn và gây hại nghiêm trọng
của cây Bìm bìm hoa trắng chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ cây Bìm bìm
hoa trắng (Merremia eberhardtii) tại Đà Nẵng”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu được đặc điểm sinh học và sử dụng các biện pháp phịng
trừ cây Bìm bìm hoa trắng nhằm ngăn chặn sự lây lan và kiểm soát sự phát
triển của cây Bìm bìm hoa trắng (Merremia eberhardtii) tại Đà Nẵng.

1.2.2. Yêu cầu
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cây Bìm bìm hoa trắng.
-

Xác định được một số biện pháp phòng trừ cây Bìm bìm.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SINH VẬT NGOẠI LAI
2.1.1. Khái niệm về sinh vật ngoại lai và đặc điểm quyết định khả
năng xâm lấn của một sinh vật
Có nhiều định nghĩa khác nhau về sinh vật ngoại lai tùy thuộc
vào ý tưởng của người đưa ra các định nghĩa khác nhau. Dưới đây là
một số định nghĩa đã được thế giới công nhận:
Theo Công ước về đa dạng sinh học: Sinh vật ngoại lai là loài, phân loài
hay đơn vị thấp hơn phân loài được du nhập khỏi vùng phân bố tự nhiên của
chúng, kể cả các bộ phận bất kỳ của sinh vật như các giao tử (gametes), hạt
thực vật, trứng động vật hay chồi, mầm của những lồi có thể sống sót và sau
đó sinh sản được. Sinh vật ngoại lai xâm hại là loài sinh vật ngoại lai đã tạo lập
được quần thể và phát tán, đe dọa các hệ sinh thái, nơi ở hoặc các loài sinh vật
khác, gây ra các tác hại về kinh tế và môi trường.
Theo Luật Đa dạng sinh học: Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát
triển ở khu vực vốn không phải là mơi trường sống tự nhiên của chúng. Lồi ngoại
lai xâm hại là loài xâm lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại của sinh vật bản địa,
làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.

Sinh vật ngoại lai có những đặc điểm xâm lấn nhanh như khả năng sinh
trưởng nhanh. Khả năng phát tán rộng rãi (đối với thực vật là bằng các bộ phận
như mầm, chồi, cành chiết, ... đối với thực vật là khả năng phát tán bằng nhiều
con đường), ... Khả năng sinh sản mạnh mẽ hoặc sinh sản nhiều con (cây con).
Khả năng chống chịu tốt trong nhiều môi trường, có khả năng chịu đựng được
nhiều áp lực từ sinh cảnh. Cạnh trạnh hiệu quả với các loài bản địa về nhu cầu
thức ăn, điều kiện sống, không gian hoạt động, ánh sáng, ......

2.1.2. Tình hình nghiên cứu sinh vật ngoại lai xâm hại trên thế giới

Các kết quả nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng các loài sinh vật ngoại lai
làm tuyệt chủng 39% số loài sinh vật xuất hiện trên thế giới từ năm 1600 và phá
hủy mất 36% hệ sinh thái. Trên thế giới, một tỷ lệ lớn các lồi động vật có vú,
lưỡng cư, bị sát, ... bị đe dọa do các loài ngoại lai xâm hại. Tại Mỹ và Canada
đã ghi nhận có khoảng 2.100 loài thực vật ngoại lai xâm hại. Nhiều loài trong
5.000 loài ngoại lai hiện đang bắt gặp ở Mỹ là những loài được du nhập về làm
thức ăn, lấy sợi hoặc làm cây cảnh, trong đó có rất nhiều lồi có giá trị lớn đối

3


với nơng nghiệp chỉ có một số ít trở thành loài xâm hại và đe dọa các hệ
sinh thái. Theo Van Wilgen et al. (2001), có khoảng 750 lồi thực vật thân gỗ
và gần 8.000 loài cây bụi, cây quả mọng nước và cây thân thảo được ghi
nhận đã du nhập vào Nam Phi. Trong số này có 161 lồi được ghi nhận là
loài ngoại lai xâm hại. Trong các lồi ngoại lai xâm hại có 110 lồi (68%) là
lồi thực vật thân gỗ. Tổng diện tích bị các lồi ngoại lai xâm hai ở Nam Phi
2

là hơn 100.000 km (Nguyễn Thị Thanh Nhàn và cs., 2015).
Số lượng loài ngoại lai xâm hại đã được ghi nhận trên thế giới rất nhiều.
Dựa vào mức độ nghiêm trọng của hậu quả do sinh vật ngoại lai gây ra, người
ta đã đưa ra một danh sách gồm 100 loài ngoại lai xâm hại nghiêm trọng trên
toàn thế giới bao gồm 8 loài vi sinh vật, 4 loài thực vật thủy sinh, 32 lồi thực
vật ở trên cạn, 9 lồi động vật khơng xương sống ở dưới nước, 17 lồi động
vật khơng xương sống trên cạn, 3 loài lưỡng cư, 8 loài cá, 3 lồi chim, 2 lồi bị
sát và 14 lồi thú (Lowe et al., 2000). Một nhóm các nhà nghiên cứu đã thống kê
được tổng số 542 loài tác động như nhóm sinh vât ngoại lai xâm hại. Trong đó
316 lồi thực vật, 101 loài sinh vật biển, 44 loài cá nước ngọt, 43 loài thú, 23 loài
chim và 15 loài bị sát. Chương trình đã thống kê tại 57 quốc gia, trung bình mỗi

quốc gia có 50 lồi sinh vật ngoại lai gây ra những tác động tiêu cực tới đa
dạng sinh học (Nguyễn Thị Thanh Nhàn và cs., 2015).

2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Sự xâm lấn, gây hại của các loài thực vật ngoại được coi là loài ngoại lai
xâm hại đã gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn về môi trường, về đa dạng
sinh học, về kinh tế...cho các khu vực, các quốc gia bị chúng xâm hại. Chính vì
vậy, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khá kỹ lưỡng về đặc điểm sinh học,
sinh thái, tác hại cũng như các biện pháp phòng trừ những loài thực vật ngoại
lai xâm hại ở các nước trên thế giới như: cây Trinh nữ thân gỗ (Mimosa pigra
L.); cây Cỏ lào (Chromolaena odorata L.); cây Mikania micrantha. Trong những
năm gần đây, có thể do tác động của biến đổi khí hậu và tác động của con
người mà nhiều loài cây bản địa trở thành loài xâm lấn (Valerry and Fritz, 2009).
Ví dụ, cây rau diếp dại (Lactuca seriola L.) vốn là cây bản địa nhưng đã nhanh
chóng lan tới nhiều vùng địa lý ở châu Âu (Hooftman et al., 2006), cây dương xỉ
bản địa (Dennstaedtia puncti-lobula) có biểu hiện như lồi xâm lấn ở một số
khu vực chịu tác động tại Bắc Mỹ (dela Cretaz and Kelty, 1999).

4


Cây Bìm bìm là một loại cây leo thân gỗ xanh quanh năm, có nguồn
gốc từ Vân Nam Trung Quốc được xem là cây bản địa của khu vực này
nhưng hiện nay đang mọc lan tràn ở rất nhiều vùng địa lý khác nhau
(Wang et al., 2005). Tại những khu vực bị xâm lấn nằm ở đảo Hải Nam và
tỉnh Quảng Đơng Trung Quốc, lồi dây leo này có tốc độ xâm lấn rất
nhanh tương tự loài Mikania (Mikania micrantha). Loài Mikania đang
được xem là một trong những loài thực vật ngoại lai xâm lấn nguy hiểm
nhất ở Trung Quốc (Zhang et al., 2004; Wang et al., 2009).


Mặc dù cho đến nay, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về cây
Bìm bìm như những lồi thực vật ngoại lai xâm hại khác, nhưng trên
thế giới đã có một vài cơng trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học,
sinh thái, tác hại và biện pháp phịng trừ lồi cây này, cụ thể:
2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học
Cây Bìm bìm là lồi cây dây leo thân gỗ có đường kính thân rất
to (có thể đạt tới 8cm), dài 15-20 m. Thân Bìm bìm nhẵn và quấn lại
với nhau ở đỉnh. Bộ rễ phát triển và có củ ngầm.
Hệ thống rễ của cây Bìm bìm hoa trắng mọc rất sâu và rộng ở cả trên và
dưới mặt đất. Rễ phát triển ngay sau khi nảy mầm. Một cây mọc riêng lẻ trong
chậu vại lớn sau khi nảy mầm 6 tháng có thể ra 197 rễ thẳng đứng, mỗi rễ dài
khoảng 1,2 m và tổng cộng khoảng 236 m. Mỗi rễ có thể tạo ra 141 chồi mới mà
sau đó tạo thành các cây riêng lẻ. Rễ của những cây trưởng thành có thể kéo
dài từ 3-9 m sang hai bên và phát triển thành một mạng lưới rộng lớn dưới mặt
đất. Độ sâu của rễ phụ thuộc vào loại đất và lượng mưa. Ở những khu vực có
lượng mưa lớn, rễ của những cây trưởng thành đã được đào ở độ sâu khoảng
9 m bên dưới mặt đất. Hệ thống rễ có chứa một số lượng lớn Carbohydrate
cung cấp năng lượng cho sự phát triển của cây ở cả trên và dưới mặt đất.

Lá đơn, mọc xen với các gân lá màu tím ở bên dưới; mép lá có chất
sáp. Lá hình chng hoặc hình trứng, đính theo dạng hình khiên, rộng 10-15
cm, gần giống hình trái tim, hướng về đỉnh thành một mũi nhọn, phía trên
có một lớp lơng màu bạc ánh kim mềm, dưới có các đường vân lá nhỏ, hệ
gân lá cơ bản có 7-8 cặp, hệ gân ngang to, xếp song song, cuống dài 5 cm,
lá mỏng và xếp dày dọc theo chiều dài của thân. Lá xanh pha màu bạc ánh
kim, giống lá khoai lang nên có người gọi là cây lang rừng hoặc cây lá bạc.

5



Hoa phát triển theo chùm, chùm hoa mọc ở nách thân, cuống chùm
hoa dài 15-30 cm. Mỗi chùm hoa có khoảng 13 bơng, đơi khi có nhiều hơn.
Hoa hình phễu, có màu trắng, cuống hoa dài 12-15 cm. Hoa có thể dài đến
1,8cm, rộng 1,2-1,5 cm, có lơng tơ bên ngồi, màu vàng nâu, đỉnh có, nhọn, bên
trong hơi nhỏ hơn. Tràng hoa hình chng, màu trắng, dài 6 cm, rộng 4-5 cm,
ngồi có lơng rất mịn, thùy chi nằm kín bên trong, các nhị có lơng mao ở tràng
hoa, sợi dài 0,7 cm, trên có nhiều nhánh và bên dưới có nhiều điểm gắn, có thể
co giãn và dài hơn 0,5 cm. Bao phấn hình elip, nhụy hoa có bề mặt nhẵn khơng
có lơng, bầu nhụy tù, 2 tế bào, bầu nhụy không suy giảm, bầu nhụy dạng chỉ,
các đầu núm nhụy dài 2 cm. Lá đài nhẵn, lõm mạnh hoặc hơi u lên, dài tới 2 cm,
tù. Vành hoa trắng, dài 5-6 cm, có dạng phễu. Nang dài khoảng 15 mm, chia
thành nhiều van hình mũi mác. Hạt màu nâu xám, có lơng dài và mọc dày. Dạng
hoa màu trắng đều được ghi nhận (Fosberg and Sachet, 1977).
Hạt của cây Bìm bìm có màu nâu xám, tối, và dài khoảng 3,18mm. Chúng
được sinh ra trong các quả nang hình trứng chia thành hai ơ, mỗi ơ chứa hai
hạt. Cây Bìm bìm sản sinh ra nhiều hạt giống trong mùa sinh trưởng có nhiệt
độ cao, lượng mưa và độ ẩm thấp. Hạt có thể ở trạng thái ngủ trong đất trong
nhiều năm. Hạt của cây Bìm bìm đã nảy mầm sau 28 năm ở trong đất từ ruộng
canh tác tại trạm thí nghiệm Fort Hayes tại Kansas.

Tại Quảng Châu – Trung Quốc, mỗi chùm hoa có thể có 25 – 172
bơng, trung bình là 80,8. Số lượng hạt trong một chùm trung bình là 1,58
hạt có vỏ cứng trong mỗi chùm. Khả năng nảy mầm của hạt là 68,6%. Tỷ
lệ hạt vỏ cứng nảy mầm trong đất cát là 32%. Trong điều kiện mơ phỏng
điều kiện tự nhiên, có 8% hạt có vỏ cứng có thể nảy mầm và 9% số hạt
có thể duy trì khả năng nảy mầm trong 1 năm. Do đó, cần theo dõi sự
hình thành cây từ những hạt có trong đất và phải loại bỏ cả những hạt
này trong 1 khoảng thời gian nhất định sau khi phạt bỏ cây dây leo.

2.2.2. Những nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và tác hại của

cây Bìm bìm
Lồi Bìm bìm là lồi thực vật ưa sáng, được phát hiện lần đầu tiên ở xã
Chengmai thuộc đảo Hải Nam vào năm 1882 và ở thành phố Danzhou vào năm
1922 (Wang et al., 2005). Vào những năm 1940, người ta ghi nhận sự xuất hiện
của loài cây này ở các xã Yazhou, Lingshui, Wanning, Ledong và Baisha và cho
tới sau năm 1990 thì lồi này đã phát tán rộng khắp cả đảo Hải Nam (Wang et

6


al., 2005). Ở một số ngọn núi thuộc đảo Hải Nam, lồi thân bị này đã
tạo lên một lớp tán dày liên tục trải rộng trên diện tích 10ha (Wu et al.,
2007). Loài cây leo này là cây tự nhiên ở đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Sự phân bố của loài Bìm bìm đã được thảo luận dựa trên điều tra thực địa và
các thơng tin mẫu vật hiện có. Kết quả cho thấy lồi Bìm bìm phân bố chủ yếu

ở vùng nhiệt đới, nhưng nó cũng phân bố ở vùng cận nhiệt đới. Vì vậy, là
khơng chính xác nếu nói đây là một lồi nhiệt đới. Lồi này có ba trung tâm
phân bố: đầu tiên là ở đảo Hải Nam- Trung Quốc, thứ hai là đảo Kalimantan
gồm Sarawak của Malaysia và Đông Kalimantan của Indonexia và trung tâm thứ
ba là ở Sa Pa, Tiên Yên của Việt Nam, ở vùng Megong của Lào và khu vực ở
Quảng Tây-Trung Quốc giáp với Việt Nam và Lào. Quảng Châu và vùng phụ cận
đã dần trở thành một trung tâm phân bố mới. Mặc dù việc ghi nhận sự có mặt
của lồi này lần đầu tiên ở Quảng Đông là từ năm 2005, nhưng nó đã có mặt ở
làng Boluo tỉnh Quảng Đơng từ đầu những năm 1960 (Wang et al., 2005).

Tại Quảng Châu – Trung Quốc, loài cây này được phát hiện lần đầu
tiên vào năm 1994 (Xu and Li, 1994) và hiện nay đã gây hại ở nhiều khu vực
khác thuộc Quảng Châu và vùng núi Loufu ở Huệ Châu (Wang et al., 2005).
Loài cây dây leo này thường phát tán và xâm lấn ở những khu vực rừng thứ

sinh, khu vực cây bụi và vùng rừng mở. Cây mọc lên từ hạt. Từ một cây
đơn lẻ, chỉ sau vài năm nó có thể tạo thành một lớp thảm lá như là một tấm
chăn, che phủ toàn bộ khu vực xung quanh nhờ hệ thân bò và phân nhánh
nhanh. Khi đã bắt đầu phát triển, thân của loài này bắt đầu leo bám và che
phủ lên các cây xung quanh, giết chết dần dần các cây này. Trên dãy núi
Taihezhang ở Quảng Châu, vào năm 2004, loài cây này phát tán rộng khắp
và làm hại tới hơn 300 ha rừng (Wang et al., 2005). Tuy nhiên, hiện nay
khơng có dẫn liệu cụ thể nào để xem xem liệu loài dây leo này là loài xâm
lấn hay loài bản địa đối với tỉnh Quảng Châu (Wang et al., 2005).
Theo Huang et al. (2013), dịch chiết từ lá cây bìm bơi (Merremia boisiana)
và bìm nho (Merremia vitifolia) ở nồng độ 0,5 g/ml gây ức chế sự nảy mầm của
hạt, sự phát triển của chồi và rễ của 5 loài rau (gồm cây cải dưa - Brassica
oleracea var. capitata Linnaeus, cải bắp - Raphanus sa- tivus Linnaeus, rau diếp
- Lactuca sativa L. var. ramosa Hort, cây tề thái - Capsella bursa-pastoris
Linnaeus Medikus – cây họ cải), và ở nồng độ 0,3 g/ml thì hạn chế trọng lượng
chồi, chiều dài chồi và chiều dài rễ của loài cây tự nhiên cùng tồn tại là cây mơ

7


tam thế. Khơng giống như các “vũ khí” sinh hố của nhiều loài ngoại lai xâm lấn
gây tác động ức chế mạnh tới các loài cây trong khu vực xâm lấn mới khi so với
cây bản địa khác, tác động lây nhiễm độc tố trong khu vực xâm lấn mới của cây
bìm bơi khơng mạnh hơn so với tác động của cây bản địa cùng họ không xâm lấn là
cây bìm nho. Điều này cho thấy, các chất độc có thể lây nhiễm đóng vai trị nhất
định tới việc tăng tính cạnh tranh của lồi bìm bơi, nhưng nó khơng đóng vai trị là
“vũ khí” quyết định tới sự phát triển bùng nổ của loài này.
Ngoài những tác hại do Bìm bìm gây ra thì lồi cây này cũng có một số tác
dụng có lợi nhất định như: chống xói mòn, sạt lở đất, là thức ăn của trâu, bò, lợn,
thỏ. Nghiên cứu gần đây bước đầu cho thấy, dịch chiết từ cây Bìm bìm có khả năng

ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Gram dương (B. cereus, B. subtilis) và có khả năng
kháng oxy hóa mạnh. Các sản phẩm từ cây Bìm bìm có thể góp phần ngăn chặn
sản sinh gốc tự do hoặc ức chế công việc của gốc tự do nếu nó đã được sinh ra,
điều này có tác dụng tích cực trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: trong chế biến
thực phẩm, trong phòng bệnh….Nhiều phụ lồi của Bìm bìm cũng có những tác
dụng nhất định như: làm cảnh, chữa bỏng da (Englberger, 2009).

2.2.3. Các nghiên cứu về phịng trừ cây Bìm bìm
Các nghiên cứu đã khẳng định đây là một lồi thực vật rất khó trừ vì:
Cây Bìm bìm Sản sinh nhiều hạt, các hạt lại có vỏ dày nên có thể tồn tại trong đất
trong thời gian nhiều năm. Cây thường bò lan mạnh, kích thước lớn, khó áp dụng các
biện pháp thủ cơng, phun thuốc hóa học (trừ biện pháp cắt gốc). Cây phủ lên các lồi
thực vật khác, khó sử dụng các biện pháp đặc hiệu đặc biệt là sử dụng thuốc hóa học
chọn lọc, lá nhẵn, khó bám dính thuốc. Rễ cây Bìm bìm chính thường sinh rất nhiều rễ
phụ, từ đó có thể sinh chồi và mọc thành cây con, mỗi đoạn rễ đứt vương ra đất có thể
mọc thành một cây. Các đốt thân cũng có thể tạo rễ và mọc thành cây, do đó nếu làm
đất, đào bới sẽ dễ phát tán quần thể, gia tăng mật độ.

Để phòng trừ triệt để phải cắt đứt nguồn dinh dưỡng cung cấp cho
rễ bằng cách trừ triệt để phần ngọn trong thời gian dài trước khi kịp mọc
tái sinh. Do vậy, giải pháp tốt nhất là kết hợp giữa cắt dây thường xuyên,
đào gốc, trồng cây cạnh tranh, che phủ và sử dụng thuốc trừ cỏ.
Kinh nghiệm trong việc kiểm sốt lồi dây leo một dặm – phút Mikania
micrantha là một loài cỏ dại xâm lấn ở Trung Quốc cũng giúp bổ sung thêm kinh
nghiệm để kiểm sốt lồi bìm bơi này. Đầu tiên, lồi M. micratha tạo ra rất nhiều hạt,
đây là nguồn chính để lồi này sinh sơi và phát triển. Tuy nhiên, các hạt này

8



chỉ tồn tại trong đất trong khoảng 8 tháng từ sau khi quả chín (từ tháng 12 đến
tháng 1 của năm sau), do đó nếu dùng thuốc diệt cỏ phù hợp (ví dụ
Metsulfometuron-methyl) vào mùa thu có thể ngăn cản sự tạo thành hạt của mùa
sau. Thứ hai, thân cây M. micranthai nếu bị để lại trên đất sau khi chặt bỏ cây có
thể dễ dàng phát triển thành cây mới (Zan et al., 2000), do đó việc vơ tình đánh rơi
thân cây hay một phần thân cây này có thể là một cách thức phát tán loài này.

* Các biện pháp phịng trừ cây Bìm bìm
Từ những kinh nghiệm trên, nhiều biện pháp đã được nghiên cứu để phòng
trừ, tuy nhiên mỗi biện pháp đều có những ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng
nhất định, vì vậy cần xem xét đối với từng điều kiện sinh thái, mức độ xâm lấn cụ
thể để có thể lựa chọn biện pháp phù hợp hoặc phối hợp nhiều biện pháp với nhau.

Biện pháp vật lý:
Có thể áp dụng biện pháp nhổ ở những nơi cây mới mọc, mọc ở vùng đất xốp
nhưng lưu ý khơng làm đứt rễ cây vì sẽ mọc tái sinh cây mới. Biện pháp này được
đánh giá là biện pháp an toàn và triệt để. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có thể áp
dụng được với những cây mới mọc và khó triển khai trên diện rộng.

Ngồi kỹ thuật nhổ, biện pháp che phủ bằng nilon đen cũng đã được
nghiên cứu và có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, biện pháp này chủ yếu áp
dụng trên vùng trồng cây nơng nghiệp hàng năm, khó thực hiện trong rừng.
Mặc dù biện pháp thủ công khá thân thiện với môi trường nhưng cho
tới nay những nỗ lực trong việc loại bỏ lồi này bằng phương pháp thủ
cơng như chặt thân, đào rễ đều chưa đem lại hiệu quả như mong muốn
(Wang et al., 2005). Thử nghiệm sử dụng dung dịch benzene lỏng theo
phương pháp truyền dịch vào cây cho kết quả tốt là tiêu diệt được cây (Lu
et al., 2006). Tuy nhiên, biện pháp này không khả thi khi áp dụng ở quy mơ
lớn. Ngồi ra, việc khơi phục quần xã sinh vật cũng không thành công. Tuy
nhiên, việc phá bỏ lồi cây này có thể mang lại hiệu quả nếu duy trì biện

pháp kiểm sốt trong một thời gian dài phù hợp (Simberloff, 2001).

Biện pháp hóa học:
-

Sử dụng hoạt chất thuốc trừ cỏ không chọn lọc Glyphosate: nghiên cứu đã

khẳng định, sử dụng Glyphosate để phòng trừ cây Bìm bìm mang lại hiệu quả cao
nhất nhưng khi sử dụng phải đặc biệt quan tâm đến tác động của thuốc tới các loài
thực vật khác đặc biệt là các lồi cần bảo vệ vì đây là loại thuốc trừ cỏ

9


khơng chọn lọc, do đó nó có thể tiêu diệt tồn bộ các lồi thực vật sống chung
với cây Bìm bìm nếu khơng được quan tâm bảo vệ đầy đủ. Thuốc không hấp
thụ qua rễ mà chỉ hấp thụ qua lá, sau đó lưu dẫn trong thân xuống rễ và tiêu
diệt tồn bộ thực vật. Việc sử dụng có thể tiến hành 2-3 lần trong vụ. Lần 1
phun lên lá và chờ để thuốc lưu dẫn xuống rễ (trong 3 tuần). Nếu cây chưa chết
hẳn thì dùng thuốc quét lên gốc. Một kỹ thuật sử dụng có thể hạn chế sự lan
tỏa của thuốc là sử dụng một ống có đường kính lớn, đưa cây vào ống tuýp và
phun thuốc. Thuốc có thể lưu dẫn trong cây để di chuyển xuống các bộ phận
dưới mặt đất và diệt tận gốc nhưng không xâm nhập qua rễ thực vật nên không
ảnh hưởng đến các cây khác nếu bị rò rỉ hay thẩm thấu trong đất. Tuy vậy, biện
pháp này chỉ có thể áp dụng với cây con mới mọc, chưa bò lan rộng. Mặt khác,
việc sử dụng quá nhiều đường ống đơi khi cũng thiếu tính khả thi.

Như vậy, tuy Glyphosate là hoạt chất thuốc trừ cỏ có hiệu quả
diệt trừ cao nhưng nó chỉ có thể được áp dụng thành cơng khi:
+

Quần thể cây Bìm bìm mọc riêng một mình hoặc mọc ở vùng
đất hoang khơng có các lồi thực vật hay cây trồng cần bảo vệ;
+
Sử dụng ở lượng phù hợp, chỉ đủ tiêu diệt cây Bìm bìm mà
khơng ảnh hưởng đến các loài thực vật cần bảo vệ, nghĩa là phải
nghiên cứu đầy đủ hệ thực vật và lựa chọn lượng dùng phù hợp.
Ngồi Glyphosate, trong nhóm thuốc trừ cỏ khơng chọn lọc cịn có hoạt chất
Paraquate cũng có khả năng diệt cây Bìm bìm nhưng thuốc chỉ có tác dụng tiếp
xúc, gây cháy lá, khơng có khả năng lưu dẫn nên chỉ làm cháy lá, không diệt được
tồn thân và rễ cây, do đó cây nhanh chóng mọc lại sau một thời gian ngắn. Mặt
khác, thuốc này có thể gây rụng lá tất cả các lồi thực vật trong cùng khu hệ

ở lượng dùng rất nhỏ.
-

Sử dụng thuốc trừ cỏ chọn lọc: có thể sử dụng một số hoạt chất trừ cỏ

chọn lọc, chỉ trừ các loài thực vật lá rộng trong đó có cây Bìm bìm như
Metsulfuron methyl; 2,4D; Dicamba v.v. Hiệu quả và mức độ an toàn của các
loại thuốc chọn lọc này hoàn toàn phụ thuộc vào lượng thuốc xâm nhập và lưu
dẫn trong cây tới vùng rễ và loài thực vật lá rộng có thể bị tác động. Các lồi
thực vật khác thuộc nhóm hịa thảo hay năn lác hồn tồn khơng bị ảnh hưởng
bởi các thuốc này. Như vậy, để sử dụng an tồn và hiệu quả nhóm thuốc này
cũng cần nghiên cứu đầy đủ về lượng dùng để tìm ra lượng hợp lý nhất nếu
trong hệ sinh thái có các lồi cây trồng hay thực vật cần bảo vệ.

10


Để giảm thiểu tác động của thuốc trừ cỏ đến các lồi thực vật khác có thể

sử dụng các loại thuốc trên để phun điểm, chỉ phun vào các vị trí có cây Bìm
bìm mọc hoặc có thể phun điểm vào chồi non mới mọc tái sinh sau chặt.
Trên quần đảo Solomon, đã có một số thơng tin cho rằng loài Merremia đã
kháng lại với thuốc diệt cỏ, nhưng nghiên cứu chính quy trên đồng ruộng cho
thấy khơng đúng như thế (Neil, 1982). Một loạt các loại thuốc diệt cỏ rẻ tiền và
phổ biến rộng rãi có thể kiểm sốt Merremia hiệu quả. Những thuốc diệt cỏ tốt
nhất bao gồm: 2,4-D và Ioxynil; MCPA; 2,4-D butyl ester; 2,4-D dimethylamine;
triclopyr; Triclopyr + Picloram; Glyphosate và Dicamba sử dụng
ở lượng theo khuyến cáo (Lamb, 1975; Neil, 1982c). Englberger (2009), khuyến
cáo sử dụng Triclopyr như một dạng phun sương lên lá áp dụng trừ các cây
non hay sử dụng dung dịch đậm đặc quét lên thân cây ngay sau khi cắt thân.
Để kiểm sốt những tác hại của lồi Bìm bìm tới thảm thực vật ở rừng
Longyandong, Quảng Châu, Trung Quốc, một loạt các biện pháp kiểm soát
được đánh giá. Các biện pháp như chặt phá thủ cơng hay phun thuốc diệt cỏ
có thể ngăn chặn sự và bị xói mịn nghiêm trọng. Biện pháp hố học cịn gây ra
những ơ nhiễm phát triển của loài thân leo này nhưng lại tạo ra những vùng đất
trống có diện tích lớn do hóa chất trừ cỏ gây ra. Người ta cũng có thể áp dụng
biện pháp kiểm soát theo vành đai chia cắt (Seperating Belt Control – SBC)
bằng cách sử dụng thuốc diệt cỏ để ngăn chặn sự phát triển của cây Bìm bìm,
và tạo ra không gian và thời gian để tái sinh rừng tự nhiên hay khôi phục rừng
trồng. 4 loại thuốc diệt cỏ được sử dụng thử nghiệm trong SBC. Kết quả chỉ ra
rằng, việc kết hợp sử dụng 2 loại thuốc là Glyphosate + Fluroglycofen là biện
pháp hiệu quả nhất so với khi chỉ sử dụng MCPA hay Glyphosate đơn lẻ. Tỷ lệ
ức chế tính theo sinh khối tươi của tổng các bộ phận trên mặt đất, chồi xanh và
thân lần lượt là 85,8%; 99,7% và 70,0%.

Biện pháp canh tác:
Biện pháp này được áp dụng trên các diện tích canh tác. Do cây thường phát
tán từ các đoạn thân, rễ nên khi làm đất, đào bới thường phát tán từ vùng này sang
vùng khác qua hạt, thân, rễ. Do đó cần vệ sinh dụng cụ, hạn chế phát tán.


Luân canh cây trồng: luân canh cây trồng đặc biệt là cây có khả
năng che bóng cao sẽ mang lại hiệu quả phịng trừ cây Bìm bìm do
cây này kém sinh trưởng trong điều kiện bị che bóng.

11


Trồng cây che phủ đã được đề xuất như một biện pháp có thể áp dụng
được để kiểm sốt các loài Merremia trong các khu rừng trồng trên quần đảo
Solomon, mặc dù kinh tế học của vấn đề này chưa được thảo luận (Neil, 1982).

Biện pháp sinh học:
Biện pháp phòng trừ sinh học cổ điển:
Là biện pháp kiểm soát các lồi cây dại thơng qua việc sử dụng các lồi
động vật khơng xương sống hay các lồi sâu, bệnh hại cây. Đây là biện pháp
được quốc tế chấp nhận như một biện pháp thực tế và an toàn (Barton, 2004)
và là phương pháp kiểm sốt có lợi về mặt mơi trường, có thể áp dụng trong cả
hệ sinh thái tự nhiên và nơng nghiệp (Charudattan, 2001). Biện pháp này cịn là
biện pháp bền vững, có chi phí thấp và ít tác động tới mơi trường. Ở khu vực
Thái Bình Dương đã ghi nhận một số dự án kiểm soát thành cơng bằng cách sử
dụng sâu bệnh hại cây dại. Ví dụ, ở Palikir, Pohnpei, người ta sử dụng rộng rãi
loài cơn trùng H.spinulosa để kiểm sốt lồi ngoại lai xâm lấn Mimosa
diplochitra và cho thấy hiệu quả tiêu diệt cây khá cao (Waterhouse, 1994)…

Các tác nhân sinh học được sử dụng để kiểm sốt lồi
Merremia: Waterhouse and Norris, 1987 đã ghi nhận một số loài nấm
gây hại trên cây Merremia peltata và các cây khác thuộc chi Merremia
gồm nấm kí sinh gây bệnh nâu đỏ, đốm lá và bệnh phấn trắng.
Nghiên cứu về các loài sâu gây hại cho loài M. petlata hiện mới

chỉ thực hiện ở Vanuatu, nơi xem loài này là một loài xâm lấn nguy
hại (Waterhouse and Norris, 1987).
Biện pháp phát triển và sử dụng thuốc trừ cỏ sinh học:
Cần thực hiện nghiên cứu để xác định các chủng nấm gây hại tiềm năng
trên các loài Merremia để có thể phát triển thành một loại thuốc diệt cỏ sinh
học. Trong điều kiện độ độc tự nhiên của các chủng bệnh rất khác nhau và
khơng chỉ có một loại nấm gây bệnh thì nên phát triển một biện pháp kết hợp
giữa biện pháp cổ điển và biện pháp sử dụng thuốc trừ cỏ sinh học. Theo đó,
biện pháp sử dụng thuốc trừ cỏ sinh học có thể được sử dụng để đưa các cây
nhiễm bệnh tới một vùng có mặt các cây này. Tuy nhiên, lợi thế của thuốc trừ
cỏ sinh học là việc kiểm soát sinh học lồi Merremia chỉ nhằm tới vùng chỉ có
lồi bìm bơi lấn chiếm và mong muốn áp dụng chương trình phịng trừ sinh
học, khơng nhắm tới các vùng có các cây trồng có giá trị kinh tế và các vùng
đất canh tác có cây bìm bơi sinh sống.

12


Một tác nhân tiềm năng để tạo ra chế phẩm diệt cỏ sinh học cho loài
Merremia là nấm Glomerrella cingulate (dạng biến hình: Collectotrichum
gloeosporioides), vì loại nấm này được ghi nhận là gây hại trên lá cây của loài
M.peltata trong khu vực Thái Bình Dương. Phương pháp kiểm sốt vật chủ mục
tiêu bằng loại nấm này đã được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới. Loài nấm
này cũng đã được dùng để phát triển các sản phẩm thuốc trừ cỏ sinh học có
khả năng thương mại để kiểm sốt cỏ dại ở một số nơi khác (Evans et al.,
2001). Ví dụ, chế phẩm Collego được tạo ra từ loại nấm này được dùng để tiêu
diệt loài Aeschynomene virginica ở Mỹ; chế phẩm BioMal tạo ra từ chủng nấm
Cholectotrichum gloeosporioide để tiêu diệt loài cây Malva pusilla ở Canada.
Cho đến nay, có rất ít các trường hợp áp dụng thành cơng chế phẩm sinh học
trong kiểm sốt cây Bìm bìm. Hiện nay vẫn có rất ít các lồi vi sinh vật được nghiên

cứu và phân lập để tạo ra các chế phẩm thuốc diệt cỏ sinh học. Thứ nhất việc tìm
ra một lồi vi sinh vật có thể hoạt động theo đúng mong muốn là cực kỳ khó vì điều
kiện môi trường thay đổi. Nhiều thử nghiệm ở quy mô phịng thí nghiệm cho kết
quả khả quan nhưng đem triển khai thực tế lại không đạt được kết quả như mong
muốn. Ngồi ra, mỗi nước lại có nhiều quy định khác nhau về việc đăng ký sử dụng
các loại thuốc này (Ví dụ như mất 5 năm để đăng ký và cấp phép sử dụng cho
BioMal ở Canada). Do đó, việc phát triển biện pháp sinh học để kiểm soát lồi
Merremia sẽ địi hỏi thời gian và nỗ lực lớn.

2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
2.3.1. Điều kiện tự nhiên của quận Sơn Trà và diện tích rừng bị cây
Bìm bìm xâm lấn ở Bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Quận Sơn Trà được thành lập vào ngày 23/ 01/1997. Vị trí của Quận Sơn
Trà: Ba mặt giáp sơng, biển; phía Bắc và Đơng giáp biển Đơng; phía Tây giáp

Vũng Thùng (Vịnh Đà Nẵng) và sơng Hàn; phía Nam giáp quận Ngũ Hành
2

Sơn. Quận Sơn Trà có diện tích: 59,32 km , chiếm 4,62% diện tích tồn thành
phố; dân số: 132.944 người, chiếm 14,4% dân số toàn thành phố, mật độ dân
2

số: 2.241,13 người/km (Niên giám thống kê, 2010).

13


×