Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 122 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN PHÚC HỒN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Phát triển nông thôn

Mã số:

60.62.01.16

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Viết Đăng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Phúc Hoàn

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Viết Đăng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nơng nghiệp và chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức, cán bộ chuyên môn
phụ trách trật xây dựng của UBND xã Tân Lập, xã Tân Hội và UBND thị trấn Phùng,
Đội thanh tra xây dựng huyện Đan Phượng; Văn phòng HĐND-UBND huyện; Chi cục
thống kê; Phòng quản lý đơ thị; Phịng Tài ngun Mơi trường huyện Đan Phượng đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Phúc Hoàn

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ iv
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................................ vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục sơ đồ ................................................................................................................ x
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................. x
Danh mục hình .................................................................................................................. x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis Abstract ............................................................................................................. xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4.

Đóng góp mới của luận văn.................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ........... 4
2.1.

Cơ sở lý luận......................................................................................................... 4

2.1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng................................................. 10
2.1.3. Nội dung nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ................. 11
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ...................... 23
2.2.

Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về trật tự xây dựng .............................................. 25

2.2.1. Kinh nghiệm về tăng cường quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng các
nước trên thế giới ................................................................................................ 25


iv


2.2.2. Kinh nghiệm phát thực tiễn quản lý nhà nước về trật tự xây dựng của các
địa phương trong nước ....................................................................................... 30
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tăng cường công tác quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng đô thị tại huyện Đan Phượng ................................................... 34
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 36
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 36

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................................. 36
3.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế ................................................................................ 41
3.1.3. Đặc điểm xã hội .................................................................................................. 42
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 43

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .................................................................. 43
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 43
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thơng tin .................................................... 45
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................. 45
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 47
4.1.

Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan
Phượng................................................................................................................ 47


4.1.1. Quy hoạch xây dựng và các quy định về trật tự xây dựng trên địa bàn
huyện Đan Phượng ............................................................................................. 47
4.1.2. Tổ chức bộ máy .................................................................................................. 51
4.1.3. Công tác thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn trong quản lý trật tự xây dựng
trên địa bàn .......................................................................................................... 57
4.1.4. Công tác cấp phép, phê duyệt trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
huyện. ................................................................................................................. 65
4.1.5. Thanh tra, kiểm tra, xứ lý sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng trên
địa bàn huyện...................................................................................................... 67
4.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự xây dựng huyện
Đan Phượng ...................................................................................................... 69

4.2.1. Người dân ........................................................................................................... 69
4.2.2. Cán bộ................................................................................................................. 71
4.2.3. Sự phối hợp giữa các cơ quan ............................................................................ 73
4.3.

Các giải pháp trong công tác quản lý trật tự xây dựng tại địa phương........................ 74

v


4.3.1. Đổi mới công tác về quy hoạch .......................................................................... 74
4.3.2. Hoàn thiện về cấp giấy phép xây dựng .............................................................. 77
4.3.3. Cải tiến công tác thanh, kiểm tra, xử lý trật tự xây dựng ................................... 78
4.3.4. Tăng cường thông tin tuyên truyền .................................................................... 79
4.3.5. Nâng cao năng lực bộ máy làm công tác quản lý trật tự xây dựng ở địa
phương ................................................................................................................ 79

4.3.6. Tăng cường sự phối hợp giữa thanh tra xây dựng Sở xây dựng và chính
quyền huyện........................................................................................................ 79
4.3.7. Giải pháp về sự phối hợp .................................................................................... 80
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 82
5.1.

Kết luận .............................................................................................................. 82

5.2.

Khuyến nghị ....................................................................................................... 83

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 84
Phụ lục ............................................................................................................................ 86

vi


DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CQ

Cơ quan

DN

Doanh nghiệp


ĐT

Đơ thị

ĐVT

Đơn vị tính



Gia đình

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GPXD

Giấy phép xây dựng



Lao động

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PTDS


Phát triển dân số

QHXD

Quy hoạch xây dựng

QLĐT

Quản lý đô thị

QLTTXD

Quản lý trật tự xây dựng

QPPL

Quy phạm pháp luật

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TP

Thành phố

TT

Thứ tự


TTXD

Trật tự xây dựng

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Đan Phượng năm 2015 .............................. 39

Bảng 3.2.

Tình hình dân số, lao đông của huyện Đan Phượng .................................. 43

Bảng 3.3.

Số lượng mẫu điều tra ................................................................................ 44

Bảng 4.1.

Ý kiến của cán bộ cấp xã, huyện về sự bất cập trong quy chế, quy định ......... 49

Bảng 4.2.


Ý kiến của chủ đầu tư về sự bất cập trong quy chế, quy định ................... 50

Bảng 4.3.

Phương thức phổ biến, tuyên truyền về TTXD ......................................... 58

Bảng 4.4.

Các nội dung công tác thông tin, tuyên truyền QLTTXD tiếp cận
với các chủ đầu tư ...................................................................................... 60

Bảng 4.5.

Cách thức tiếp cận thông tin, tuyên truyền về QLTTXD của các hộ
dân .............................................................................................................. 60

Bảng 4.6.

Cách thức tiếp cận thông tin, tuyên truyền về QLTTXD của các tổ
chức, DN

Bảng 4.7.

Ý kiến đánh giá của hộ dân về công tác thông tin, tuyên truyền
QLTTXD ................................................................................................... 61

Bảng 4.8.

Ý kiến đánh giá của tổ chức, doanh nghiệp về công tác thông tin,

tuyên truyền QLTTXD .............................................................................. 62

Bảng 4.9.

Đánh giá của các hộ dân về sự hướng dẫn của cán bộ về QLTTXD ............... 63

Bảng 4.10. Đánh giá của các cơ quan, đơn vị về sự hướng dẫn của cán bộ về
QLTTXD .................................................................................................... 63
Bảng 4.11. Ý kiến của hộ dân về mức độ cần thiết của công tác thông tin tuyên
truyền ......................................................................................................... 64
Bảng 4.12. Ý kiến của cơ quan, doanh nghiệp về mức độ cần thiết của công tác
thông tin tuyên truyền ................................................................................ 64
Bảng 4.13. Kết quả cấp GPXD tại huyện Đan Phượng từ 2014 đến 2016 ................... 65
Bảng 4.14. Ý kiến đánh giá của các hộ dân về thủ tục cấp phép ...................................... 65
Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá của các tổ chức, doanh nghiệp về thủ tục cấp phép ............... 66
Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá của các hộ dân về thời gian cấp phép ................................... 66
Bảng 4.17. Ý kiến đánh giá của các tổ chức, doanh nghiệp về thời gian cấp phép ............ 66
Bảng 4.18. Tình hình vi phạm xây dựng tại huyện Đan Phượng ................................. 67
Bảng 4.19. Tình hình xử lý vi phạm xây dựng tại huyện Đan Phượng........................ 68

viii


Bảng 4.20. Ý kiến đánh giá của các hộ dân về tần suất thanh tra, kiểm tra của cán
bộ trong QLTTXD ..................................................................................... 69
Bảng 4.21. Ý kiến đánh giá của các tổ chức, doanh nghiệp về tần suất thanh tra,
kiểm tra của cán bộ trong QLTTXD .......................................................... 69
Bảng 4.22. Mức độ hiểu biết của hộ dân về công tác quy hoạch ................................. 70
Bảng 4.23.


Mức độ hiểu biết của tổ chức, doanh nghiệp về công tác quy hoạch............... 70

Bảng 4.24. Mức độ hiểu biết của hộ dân về quy trình cấp phép xây dựng .................. 71
Bảng 4.25. Mức độ hiểu biết của tổ chức, doanh nghiệp về quy trình cấp phép
xây dựng .................................................................................................... 71
Bảng 4.26. Năng lực, chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây
dựng trên địa bàn huyện............................................................................. 72
Bảng 4.27. Trình độ chun mơn của cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây
dựng trên địa bàn huyện............................................................................. 72

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Phần cấp quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng............................................ 52

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Đan Phượng năm 2015 .................................... 40

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ địa chính huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội ............................... 36

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Phúc Hồn
Tên luận văn: “Giải pháp tăng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn
huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội”.
Ngành: Phát triển nông thôn


Mã số: 60.62.01.16

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Công tác quản lý trật tự xây dựng luôn được huyện Đan Phượng xác định là
nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng nhằm xây dựng đô thị ngày càng văn minh, sach
đẹp. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đến nay trên địa bàn huyện Đan Phượng vẫn
cịn sảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng với số lượng khá lớn và xuất hiện trên
hầu hết các xã, thị trấn với các dạng vi phạm chủ yếu như: Xây dựng không phép, sai
giấy phép xây dựng, sai quy hoạch được duyệt, sai chức năng sử dụng đất, sai quy
hoạch xây dựng, sai tiêu chuẩn xây dựng...
Để thực hiện nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra mục tiêu cho đề tài sau: Góp phần
hệ thống hóa cơ sở lý luận với thực tiễn về quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng đơ
thị; Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội; Đề xuất một số giải
pháp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện Đan Phượng trong
thời gian tới.
Đối tượng điều tra bao gồm: Các chủ đầu tư, cán bộ chuyên môn huyện, cán bộ
chuyên môn xã, thị trấn. Trong đó, chủ đầu tư xây dựng được điều tra bao gồm 90 hộ
dân và 30 doanh nghiệp và tổ chức. Các địa điểm được lựa chọn để điều tra trên địa bàn
thị trấn Đan Phượng là xã Tân Lập, xã Tân Hội và thị trấn Phùng.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng như: Phương pháp chọn điểm nghiên
cứu; Phương pháp thu thập số liệu; Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp; Phương pháp
thu thập số liệu sơ cấp; Phương pháp tổng hợp và phân tích thơng tin; Phương thống kê
mô tả; Phương pháp so sánh và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho ta thấy được: Thứ nhất, luận văn đã hệ thống
cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý trật tự xây dựng. Quản lý trật tự xây dựng
nhà ở là một khâu quan trọng trong quản lý xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn,
quy chuẩn cụ thể của đơ thị nói riêng và nhà nước nói chung, cơ quan quản lý nhà nước
về hoạt động xây dựng quản lý mọi hoạt động trên địa bàn đô thị theo đúng trật tự, đảm

bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường đô thị. Nội dung của công tác quản lý

xi


trật tự xây dựng gồm các quy chế, quy định; hệ thống tổ chức; công tác quy hoạch, công
tác cấp phép, phê duyệt; công tác hướng dẫn ; công tác thanh tra, kiểm tra, xứ lý sai
phạm; công tác tuyên truyền quản lý trật tự xây dựng nhà ở riêng lẻ. Các yếu tố ảnh
hưởng là nhận thức và hiểu biết của người dân về trật tự xây dựng; năng lực, trình độ
của cán bộ làm cơng tác QLTTXD nhà ở và sự kết hợp giữa cơ quan chuyên môn và
chính quyền địa phương; Thứ hai, thực trạng cơng tác quản lý trật tự xây dựng nhà ở
trên địa bàn huyện Đan Phượng trong thời gian qua diễn ra chưa được tốt. Nguyên nhân
của việc này là do UBND các xã, thị trấn phối kết hợp với phịng chun mơn (Phịng
quản lý đơ thị) trong cơng tác hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trật tự
xây dựng chưa cao; Trình độ của cán bộ làm cơng tác QLTTXD còn hạn chế, chưa đúng
chuyên ngành và còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác; Thứ ba, một số yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng bao gồm: (1) người dân, (2) bộ máy,
(3) cán bộ, (4) sự phối hợp giữa các cơ quan; Thứ tư, để làm tốt được công tác quản lý
trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng thì cần phải thực hiện tốt cơng tác đổi
mới quy hoạch; hoàn thiện cấp giấy phép xây dựng; Cải tiến công tác thanh tra, kiểm
tra, xử lý trật tự xây dựng; Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và nâng cao
năng lực bộ máy làm công tác quản lý trật tự xây dựng ở địa phương.

xii


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Phuc Hoan
Thesis title: “Solutions to enhance the state management of construction in Dan
Phuong district, Hanoi”.

Major: Rural Development.

Code: 60.62.01.16

University: Vietnam National University of Agriculture
The management of construction order has always been identified by Dan Phuong
district as a regular and important task in order to build an increasingly civilized and
beautiful urban center. In addition to the results achieved, up to now in Dan Phuong
district still exists a situation of violation of construction order in large numbers and
appears in most communes and towns with the type of violation Mainly as:
Unauthorized construction, wrong construction license, wrong planning approved,
wrong land use function, wrong construction planning, wrong construction standards ...
To carry out the research, we have set the objective: Contribute to the
systematization of theoretical basis with the practice of state management of urban
construction order; Assess the current situation and analyze factors affecting the state
management of construction order in Dan Phuong district, Hanoi; Propose some
solutions to state management of urban construction order in Dan Phuong district in the
coming time.
Investigators include: Investors, district professional staff, commune and village
professional staff. In particular, the investor surveyed construction includes 90
households and 30 businesses and organizations. The sites selected for investigation in
Dan Phuong town are Tan Lap commune, Tan Hoi commune and Phung town.
Research methods are used as: site selection method; The method of data
collection; Method of collecting secondary materials; Primary data collection method;
Method of data synthesis and analysis; Statistical description; Comparative method and
research indicator system.
Research results of the project showed that: Firstly, the thesis has the theoretical
and practical basis on the management of construction order. Managing the order of
building houses is an important step in the management of construction. By specific
regulations, standards and standards of urban centers in particular and the state in

general, state management agencies in construction activities manage all activities in
urban areas in strict accordance with order Safeguard rules, rules and aesthetics, urban
environment. The contents of the management of construction order include rules and

xiii


regulations; organizational system; Planning, licensing, approval; Guidance work;
Inspection, examination and wrongdoing; Propaganda management of individual
housing construction order. The influencing factors are people's perception and
understanding of building order; Capacity and qualifications of staff working in housing
construction management and the combination of specialized agencies and local
authorities; Secondly, the situation of managing the order of building houses in Dan
Phuong district has not been good recently. The cause of this is coordinated by the
People's Committees of communes and townships with the specialized department (the
Department of Urban Management) in the guidance, inspection and handling of
violations of construction order is not high; The level of staff working in the field of
civil and industrial construction is limited, not specialized, but also has to do other
tasks; Third, some factors affecting state management of construction order include: (1)
people, (2) apparatus, (3) staff, (4) coordination among agencies ; Fourthly, in order to
well manage the construction order in Dan Phuong district, it is necessary to well
implement the renovation work of the planning; Complete construction permit issuance;
Improving the inspection, examination and handling of construction order; Strengthen
information and propaganda activities and improve the capacity of the apparatus to
manage the construction order in the locality.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1 . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cả nước
đang bước vào một quá trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố hết sức nhanh chóng.
Với tốc độ đơ thị hố nhanh cũng kéo theo những hệ luỵ cần phải giải quyết đó là
trật tự xây dựng. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đơ thị đã và đang là một vấn
đề nóng bỏng trong thực tế các đô thị nước ta hiện nay. Hiện tượng xây dựng
không phép, trái phép xẩy ra ở khắp mọi nơi trên địa bàn cả nước như các tỉnh,
thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… Có thể nhận thấy
các cơng trình vi phạm luật lệ trật tự xây dựng và phát triển đô thị ngày càng
nhiều và đa dạng hơn. Mức độ không chỉ dừng lại ở mấy căn hộ tập thể cơi nới
không xin phép hay nhà trong hang cùng ngõ hẻm đua ban công lấn chiếm không
gian nữa, mà nhà riêng sai theo kiểu nhà riêng, biệt thự sai kiểu biệt thự, các vi
phạm về đất tập thể, sử dụng đất đai khơng đúng mục đích diễn ra ngày càng
nhiều và phức tạp. Do những điều kiện, những lý do chủ quan, quy hoạch của
nước ta. Yêu cầu quản lý trật tự xây dựng nhà ở theo đúng quy hoạch và pháp
luật, loại trừ hiện tượng phát triển tự phát, tùy tiện khơng thể kiểm sốt nổi là
một vấn đề quan trọng hiện nay ở đô thị nước ta. Nếu việc quản lý trật tự xây
dựng nhà ở được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong thực tế thì việc thực thi
pháp luật và lập lại kỷ cương trong xây dựng và quản lý đơ thị sẽ nhanh chóng
vào nề nếp góp phần xây dựng đất nước ta “đàng hồng hơn, to đẹp hơn”.
Huyện Đan Phượng có tổng diện tích 7.735,48ha, khu vực phát triển đơ thị
trong đó khoảng 3.102,04ha; và khu vực nông thôn là 4.633,44 ha, quy mô dân
số dự báo đến năm 2020 đạt khoảng 182.079 người (dân số đô thị là 110.710
người và dân số nông thôn vào khoảng 71.369 người). Đến năm 2030, quy mô
dân số dự báo khoảng 183.000 người, với dân số đô thị là 117.390 người, trong
khi dân số nông thôn đạt khoảng 65.610 người (Phịng quản lý đơ thị huyện Đan
Phượng, 2016). Công tác quản lý trật tự xây dựng luôn được huyện Đan Phượng
xác định là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng nhằm xây dựng đô thị ngày
càng văn minh, sach đẹp. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đến nay trên địa
bàn huyện Đan Phượng vẫn còn sảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng với số

lượng khá lớn và xuất hiện trên hầu hết các xã, thị trấn với các dạng vi phạm chủ
yếu như: Xây dựng không phép, sai giấy phép xây dựng, sai quy hoạch được

1


duyệt, sai chức năng sử dụng đất, sai quy hoạch xây dựng, sai tiêu chuẩn
xây dựng...
Nguyên nhân dẫn tới các vi phạm đó một phần là do các cơ quan chức
năng của huyện còn chưa chú trọng đi sâu kiểm tra, thanh kiểm tra lĩnh vực
trật tự xây dựng; số lượng cán bộ làm cơng tác kiểm tra cịn thiếu; việc tham
mưu, đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng vi phạm về trật tự xây dựng
còn chưa kịp thời; công tác hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về
xây dựng của UBND các xã, thị trấn đối với người dân còn hạn chế.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý trật tự xây dựng
nói trên, tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Giải pháp tăng quản lý nhà nước về trật tự
xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý
nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
nhà nước về trật tự xây dựng tại địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận với thực tiễn về quản lý nhà nước đối
với trật tự xây dựng đô thị;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong quản lý nhà nước
về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên
địa bàn huyện Đan Phượng trong thời gian tới.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng và
thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng.
- Đối tượng điều tra khảo sát đề tài là các hộ gia đình, các cơ quan, doanh
nghiệp (gọi chung là các chủ đầu tư) khởi cơng xây dựng các cơng trình trong
năm 2015, trong đó chỉ tập trung chủ yếu vào cơng trình xây mới, cịn các cơng
trình được điều chỉnh, cải tạo, sửa chữa, gia hạn cấp phép xây dựng thì khơng
điều tra vì các cơng trình này hầu hết là xây dựng đúng. Bên cạnh đó, đề tài điều

2


tra các cán bộ tại đội thanh tra xây dựng (TTXD), phịng quản lý đơ thị (QLĐT),
lãnh đạo UBND các cấp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu và đánh giá quá trình thực hiện, những
kết quả đạt được trong việc quản lý nhà nước về trật tự xây dựng nhà ở. Từ đó,
đưa ra một số giải pháp chủ yếu về quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại địa
bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Đan Phượng, thành phố
Hà Nội.
- Phạm vi thời gian:
+Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5/2016 đến 4/2017
+ Phạm vi thời gian thu thập số liệu (Số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài
được thu thập của các năm 2014, 2015, 2016).
1.4. Đóng góp mới của luận văn
Đề tài cung cấp một số lí luận về quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng
đô thị. Đặc biệt, đề tài đã cung cấp những vấn đề thực tiễn liên quan đến quản lý
nhà nước đối với trật tự xây dựng đô thị tại một số quốc gia trên thế giới, Việt

Nam từ đó rút ra bài học kinh nghiệm rút ra cho tăng cường công tác quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng đô thị tại huyện Đan Phượng.
Đề tài đã phân tích được thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đơ
thị tại huyện Đan Phượng. Bên cạnh đó, đề tài đã phân tích một số nhân tố ảnh
hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị như người dân, cán bộ, sự
phối hợp giữa các cơ quan.
Đề tài đã đề ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn nhằm tăng cường
công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại huyện Đan Phượng.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
a. Quản lý
Là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trong đó có cả khoa học
tự nhiên lẫn khoa học xã hội. Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về quản lý từ góc
độ riêng của minh và đưa ra ra định nghĩa riêng về quản lý.
Với khái niệm trên, quản lý bao gồm: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và
khách thể quản lý.
Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể luôn là con
người hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các
công cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định.
Đối tượng quản lý: tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý.
Tuỳ theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản
lý khác nhau.

Khách thể quản lý là sự tác động hay sự điều chỉnh của chủ thể quản lý, đó
là các hành vi của con người các quá trình xã hội.
Quản lý ra đời nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong công việc. Thực
chất của quản lý con người, quản lý xã hội để phát huy cao nhất khả năng của
con người, ổn định và phát triển xã hội theo định hướng đã đề ra. Mục đích quản
lý ở đây là cái đích do chủ thể quản lý đã định trước, đây là căn cứ để chủ thể
quản lý lựa chọn các phương pháp và thực hiện các biện pháp tác động quản lý
khoa học phù hợp quy luật phát triển khách quan của xã hội (Nguyễn Thị Kim
Uyên, 2011).
b. Quản lý nhà nước
Là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư
pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.
Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động bằng pháp luật của các chủ
thể quản lý mang quyền lực nhà nước tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện

4


các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước. Như vậy tất cả các cơ quan
nhà nước đều làm chức năng quản lý nhà nước.
Theo quan điểm của G.V.Atamantrruc (2004) “Quản lý nhà nước là sự tác
động thực tế mang tính tổ chức và điều chỉnh của nhà nước (thông qua hệ thống
các cơ cấu của nhà nước) lên sinh hoạt xã hội, cá nhân, tổ chức của con người
nhằm mục đích chấn chỉnh trật tự, duy trì hoặc cải tạo nó, dựa trên cơ sở quyền
lực của nhà nước".
Theo tác giả Phạm Đức Hòa (2012): Trong số các loại hình quản lý (Quản
lý nhà nước, tự quản địa phương, quản trị, quản lý của các tổ chức xã hội, tự điều
chỉnh nhóm (tập thể), hành vi ứng xử hoặc hành động hợp lý của một cá nhân)
thì quản lý nhà nước có vị trí đặc biệt bởi các thuộc tính của nó:
“Trước hết, sự ảnh hưởng quyết định lên đặc điểm của các tác động định

hướng mục tiêu, tổ chức và điều chỉnh, vốn được thực hiện bởi loại hình quản lý
này, là do chủ thể của nó - nhà nước gây nên. Với tất cả những sự khác biệt trong
việc luận giải về nhà nước và tính đa dạng của những biểu hiện của nó, hầu như
tất cả mọi người đều nhất trí nêu bật sức mạnh quyền lực mạnh mẽ được đặt
trong nó...”.
Thực tế, nhà nước vì thế mới là nhà nước và bởi vậy khác với các cơ cấu xã
hội khác ở chỗ là trong nó quyền lực nhà nước được tập trung và do nó thực hiện
trong xã hội - theo quan hệ đối với con người. Còn quyền lực là mối tương giao,
mà trong q trình của mối tương giao đó, vì những nguyên nhân khác nhau - vật
chất, xã hội, trí tuệ, thơng tin... - con người tự nguyện (có ý thức) hoặc bị cưỡng
bức thừa nhận sự tối thượng của ý chí của những người khác, cũng như của
những quy định có tính quy phạm về mục tiêu, về những giá trị khác, và thực
hiện các hành vi hoặc hành động này khác, xây dựng cuộc sống của mình phù
hợp với những đòi hỏi của chúng. Một quyền lực nào đó tồn tại trong gia đình,
trong nhóm người, trong tập thể, nó được gìn giữ trong các truyền thống, tập
qn, dư luận xã hội, đạo đức v.v.v. Nhưng tất cả điều đó đều khơng thể so sánh
với quyền lực nhà nước, mà trong nguồn gốc nó có tính chế định pháp luật (tính
chính thống), cịn trong việc thực hiện - nó có sức mạnh của bộ máy nhà nước
nắm trong tay các phương tiện cưỡng chế...
Tính chất đặc thù của quản lý nhà nước là sự phổ biến toàn cộng đồng xã
hội, thậm chí vượt ra ngồi giới hạn của nó, lên các cộng đồng xã hội khác của
con người trong khn khổ chính sách quốc tế do nhà nước thực hiện.

5


Nhà nước vốn là hiện tượng xã hội phức tạp (theo thành phần các yếu tố) và
đa diện (theo các chức năng), và với tư cách là chủ thể quản lý, nó cũng tạo cho
quản lý nhà nước tính hệ thống.
Đối với quản lý nhà nước, tính chất hệ thống có ý nghĩa nguyên tắc. Chỉ có sự

hiện hữu của tính chất này mới tạo cho quản lý nhà nước sự hòa hợp, sự phối hợp,
sự trực thuộc cần thiết, tính mục tiêu, tính hợp lý và tính hiệu quả nhất định.
Trong xã hội tồn tại nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như: Đảng, Nhà
nước, tổ chức chính trị xã hội, các đồn thể nhân dân...Trong quản lý xã hội,
quản lý nhà nước có những đặc điểm khác biệt sau:
Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện
chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đối tượng của quản lý nhà nước là toàn thể nhân dân (dân cư) sống và làm
việc trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; chính
trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại giao nhằm thoả mãn nhu
cầu hợp pháp của nhân dân.
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, pháp luật là phương tiện,
công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của
xã hội”.
Như vậy quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính
quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước
thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và
phát triển của xã hội.
Quản lý nhà nước do bộ máy hành chính nhà nước thực hiện rất đa dạng: quản
lý nhà nước trên các lĩnh vực, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, giao
thông vận tải, xây dựng, y tế, giáo dục, an ninh quốc phịng và v.v. Vì vậy, quản lý
nhà nước trong lĩnh vực xây dựng chỉ là một bộ phận của quản lý nhà nước, do đó
quản lý nhà nước về xây dựng có đầy đủ các đặc điểm của hoạt động quản lý.
c. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Là sự tác động mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật,
của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm duy trì, bảo đảm trật tự trong xây dựng.

6



Quản lý trật tự xây dựng là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng.
Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đơ thị nói riêng và của nhà
nước nói chung, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng quản lý mọi
hoạt động xây dựng trên địa bàn đô thị theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy
tắc và mỹ quan, môi trường đô thị. Quản lý trật tự xây dựng cũng là việc đi rà sốt,
kiểm tra những cơng trình xây dựng trên địa bàn xây dựng mà không đúng như
yêu cầu trong GPXD đã được cơ quan cấp phép cấp cho và có biện pháp xử lý theo
luật đã định. Quản lý trật tự xây dựng là khâu tiếp theo của khâu cấp phép. Quản lý
trật tự xây dựng dựa trên căn cứ chủ yêu là GPXD và các tiêu chuẩn đã được
duyệt. Công tác quản lý trật tự xây dựng đảm bảo cho công tác cấp phép được thực
thi có hiệu lực.
Quản lý trật tự xây dựng đơ thị là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất,
kiến nghị và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự luật định về các vấn đề
liên quan đến trật tự xây dựng nhằm đảm bảo xây dựng quản lý đô thị phù hợp
với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng; giữ gìn
và phát triển bộ mặt đơ thị theo đúng quy hoạch được phê duyệt tạo điều kiện cho
nhân dân xây dựng, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của nhân dân; ngăn
chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất cơng, sử dụng đất sai mục
đích, xây dựng khơng phép, sai phép giữ gìn kỷ cương phép nước.
Quản lý trật tự xây dựng chính là quản lý theo quy hoạch, các khái niệm có
liên quan trong quản lý trật tự xây dựng gồm: Quy hoạch xây dựng, quy hoạch
không gian, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây, thiết kế, chỉ giới xây
dựng, chỉ giới đường đỏ, ban công, quản lý quy hoạch xây dựng (Quốc Hội, 2014).
d. Quy hoạch xây dựng
Là việc to chức hoặc định hướng to chức không gian vùng, không gian và
điểm dân cư, hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập mơi
trường sống thích hợp cho người dân sống trong các vùng lãnh thổ đó, đảm bảo
kết hợp hài hịa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các

mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường
(Quốc Hội, 2014).
e. Quy hoạch không gian
Là việc to chức không gian kiến trúc, cảnh quan, hệ cơng trình hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho

7


người dân sống trong khu vực, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch
(Quốc Hội, 2014).
f. Quy hoạch phân khu
Là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch
của các khu đất, mạng lưới cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơng trình hạ tầng xã
hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung
(Quốc Hội, 2014).
g. Quy hoạch chi tiết xây dựng
Là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch, yêu cầu quản
lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất, bố trí cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơng
trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy
hoạch chung. Cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung xây dựng là cơ sở pháp
lý để quản lý xây dựng cơng trình, cung cấp thơng tin, cấp giấy phép xây dựng
cơng trình giao đất, cho thuê đất để triển khai các dự án xây dựng cơng trình
(Quốc Hội, 2014).
h. Thiết kế
Là việc cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng
đơ thị về kiến trúc các cơng trình trong khu vực, cảnh quan cho từng khu chức
năng, tuyến phố và khu không gian công cộng khác trong khu vực.
i. Chỉ giới xây dựng
Là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, cơng trình trên lơ đất.

j. Chỉ giới đường đỏ
Là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng cơng trình và
phần đất được dành cho đường giao thơng hoặc các cơng trình kỹ thuật hạ tầng.
k. Quản lý quy hoạch xây dựng
Là tong thể các biện pháp cách thức mà chính quyền vận dụng các công cụ
quản lý để tác động vào các hoạt động xây dựng và phát triển (chủ yếu là phát
triển không gian vật thể) nhằm đạt được các mục tiêu đề ra (Quốc Hội, 2014).
Quy hoạch xây dựng đô thị phải đảm bảo với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất; quy
hoạch chi tiết phải phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng; đảm bảo quốc
phòng an ninh; tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội. Quy hoạch xây dựng phải

8


to chức, sắp xếp không gian lãnh tho trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc
điểm lịch sử, kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của đất nước
trong từng giai đoạn phát triển. Quy hoạch xây dựng tạo lập được môi trường
sống tiện nghi an toàn và bền vững, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần
ngày càng cao của nhân dân, bảo vệ mơi trường, di sản văn hố, bảo tồn di tích
lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân
tộc. Quy hoạch xây dựng là căn cứ xác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch
quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng quản lý khai thác và sử dụng các cơng
trình xây dựng trong khu vực. Quy hoạch xây dựng đô thị được thể hiện dưới
dạng các bản vẽ, các quy chế và thường được ban hành để áp dụng trong một giai
đoạn nhất định (Quốc Hội, 2014).
2.1.1.2. Giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước (theo mẫu mã
nhất định) xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện. Đây là

một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch đã được thông qua (Chính phủ, 2012),
qua đó có thể xác định chủ đầu tư xây dựng có vi phạm quy hoạch xây dựng hay
trật tự xây dựng hay không, cụ thể như sau:
- Giấy phép xây dựng: Là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời cơng trình.
- Giấy phép xây dựng cơng trình: Là giấy phép được cấp để xây dựng cơng
trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng kỹ thuật.
- Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: Là giấy phép được cấp để xây dựng
nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thơn.
- Giấy phép xây dựng có thời hạn: Là giấy phép được cấp để xây dựng
cơng trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo thời hạn
thực hiện quy hoạch xây dựng.
- Giấy phép xây dựng theo giai đoạn: Là giấy phép được cấp cho từng
phần của cơng trình hoặc cơng trình của dự án khi thiết kế xây dựng của cả cơng
trình hoặc của cả dự án chưa được thực hiện xong.
- Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo: Là giấy phép được cấp để thực hiện
việc sửa chữa, cải tạo cơng trình đang tồn tại có thay đoi về kiến trúc các mặt đứng,
thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi quy mơ cơng trình và cơng năng sử dụng.

9


- Cơng trình theo tuyến: Là cơng trình xây dựng kéo dài theo phương
ngang, như đường bộ, đường sắt, đường dây tải điện, đường cáp viễn thông, đường
ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thốt nước, các cơng trình khác (Chính phủ, 2012).
2.1.1.3. Một số vi phạm thường gặp trong quản lý trật tự xây dựng
Có rất nhiều hình thức vi phạm quy định trong công tác quản lý quy hoạch
và phát triển như: sai tiêu chuẩn xây dựng, không đáp ứng an toàn hỏa họa, sử
dụng vật liệu sai quy định ... Ở đây chúng ta chỉ xem xét đến bốn loại sai phạm
liên quan đến giấy phép xây dựng (Chính phủ, 2007).

a. Cơng trình xây dựng khơng phép:
Là cơng trình thuộc diện phải xin phép xây dựng, nhưng khơng xin cấp
phép theo quy định mà vẫn xây dựng.
b. Công trình xây dựng sai phép
Là cơng trình, phần cơng trình xây dựng sai với nội dung giấy phép xây
dựng và bản vẽ thiết kế đã được cơ quan cấp phép xây dựng xác nhận, lưu trữ và
sai với quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
c. Cơng trình xây dựng trái phép
Là cơng trình xây dựng khơng được phép xây dựng (xây dựng trên đất không
hợp pháp) hoặc không đủ điều kiện để được cấp phép.
d. Cơng trình xây dựng có những vi phạm khác
Là cơng trình cải tạo, cơi nới, sửa chữa nhỏ, xây dựng tường rào, cổng, trổ
cửa hoặc có những hành vi làm thay đổi kết cấu ban đầu của cơng trình trên đất
hợp pháp, hợp lệ không thuộc diện được miễn giấy phép xây dựng, vi phạm tiêu
chuấn, quy chuẩn Việt Nam và quy định về quản lý xây dựng, quản lý nhà và
cơng trình kỹ thuật hạ tầng đơ thị có liên quan.
Cơng trình sai phạm liên quan đến giấy phép xây dựng không chỉ ảnh
hưởng đến chất lượng cơng trình mà cịn ảnh hưởng tới quy hoạch xây dựng đô
thị, ảnh hưởng tới mỹ quan kiến trúc, ảnh hưởng tới chất lượng công trình lân
cận, ảnh hưởng tới mơi trường và cộng đồng dân cư.
2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Quản lý trật tự xây dựng là hoạt động quản lý trong đó nó có đầy đủ các
đặc điểm của hoạt động quản lý ngồi ra nó cịn có những đặc điểm riêng
mà chỉ có trong xây dựng.

10


Đối tượng quản lý trật tự xây dựng là Cán bộ, công chức, viên chức được
phân công quản lý trật tự xây dựng và những tổ chức, cá nhân khác liên quan

đến các cơng trình xây dựng trên địa bàn. Công tác quản lý trật tự xây dựng
gắn liền với yếu tố ở từng địa phương, từng khu vực cho đến quy hoạch khu
chức năng của từng khu vực.
Hoạt động xây dựng diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên từng địa bàn cơ sở,
tốc độ xây dựng nhanh, chi phí đầu tư xây dựng lớn, với thực tế lực lượng thanh
tra Bộ, Sở xây dựng không đủ lực lượng, phương tiện và điều kiện kiểm sốt
tồn bộ hoạt động xây dựng trên điều kiện tồn quốc, dẫn đến tình trạng vi phạm
xây dựng tại nhiều khu đô thị lớn, đặc biệt là các vụ nghiêm trọng gây dư luận
xã hội và tốn khơng ít tiền của nhà nước và nhân dân.
Quản lý theo một thể thống nhất từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi
tiết 1/2000, 1/500. Gắn quy hoạch tổng thể với quy hoạch chi tiết đơn vị huyện
(quận), xã (thị trấn).
Hoạt động quản lý trật tự xây dựng phải phù hợp với đặc điểm và điều
kiện kinh tế xã hội và đặc điểm tự nhiên của từng địa phương.
Quản lý trật tự xây dựng lấy cơ sở pháp lý là các điều luật về xây dựng,
quy hoạch- kiến trúc,……
Hoạt động quản lý trật tự xây dựng là một chuỗi hoạt động từ quy hoạch,
cấp giấy phép, hoạt động thanh kiểm tra hậu cấp phép (quản lý trật tự xây dựng)
(Chử Thị Kim Anh, 2014).
2.1.3. Nội dung nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Trong những năm vừa qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
xây dựng đã được ban hành đáp ứng yêu cầu phát triển địa phương và phát triển
kinh tế- xã hội. Tại các địa phương, công tác quản lý trật tự xây dựng nhà ở đã có
nhiều tiến bộ nhất định, thể hiện trên các mặt: cơng tác quy hoạch xây dựng đã có
bước chuyển biến rõ rệt cả về số lượng và chất lượng; việc cải thiện thủ tục hành
chính, thủ tục cấp giấy phép xây dựng giảm bớt phiền hà trong quản lý xây dựng
đã được quan tâm.
Mặc dù công tác quản lý trật tự xây dựng đã có những tiến bộ nhất định
nhưng chúng ta vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: nhìn chung cơng tác quản
lý hoạt động xây dựng của chính quyền địa phương cịn yếu kém. Tại

nhiều địa phương vẫn chưa chú ý và tập trung nhiều nguồn lực cho công tác quy

11


×