Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu giải pháp quản lý nước thải đô thị trên địa bàn thành phố bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LIỄU THỊ PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trịnh Quang Huy

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là những đóng góp riêng dựa trên số liệu khảo
sát thực tế, trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Những kết quả nghiên cứu kế thừa các cơng trình khoa học khác đều được trích dẫn
theo đúng quy định.
Nếu luận văn có sự sao chép từ các cơng trình khoa học khác, tác giả xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.


Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Liễu Thị Phương

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.
Trước hết tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi trường và các
thầy cô giáo trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hồn
thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Quang Huy đã tận tình
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ, kỹ thuật viên Trung tâm Quan trắc
Tài Nguyên & Môi trường– Sở Tài nguyên Môi trường Bắc Giang; Các sở ban ngành
thuộc UBND tỉnh Bắc Giang và thành phố Bắc Giang đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện cho tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và người
thân đã ln bên cạnh tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập, rèn luyện
tại trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Liễu Thị Phương

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng .............................................................................................................. vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.5.

Những đóng góp mớİ, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.


Tổng quan về hİện trạng hạ tầng tİêu thốt nước thải đơ thị và vấn đề ô
nhİễm nước thải đô thị ở Việt Nam .................................................................... 3

2.1.1.

Hệ thống tiêu thốt nước thải đơ thị ở Việt Nam ............................................... 3

2.1.2.

Các yếu tố tác động đến quy hoạch và quản lý hệ thống thốt nước đơ thị ....... 6

2.1.3.

Các vấn đề ô nhiễm nước thải đô thị ở Việt Nam ............................................ 13

2.2.

Các mơ hình quản lý nước thải đơ thị đã được áp dụng tại Niệt Nam ............. 19

2.2.1.

Cơ chế chính sách ............................................................................................. 19

2.2.2.

Tài chính ........................................................................................................... 23

2.2.3.

Cơng nghệ, kỹ thuật .......................................................................................... 23


2.2.4.

Một số mơ hình quản lý nước thải đô thị tại Việt Nam .................................... 25

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 26
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 26

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 26

3.1.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 26

3.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 26

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 26

iii


3.3.1.


Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................. 26

3.3.2.

Phương pháp điều tra, khảo sát ........................................................................ 27

3.3.3.

Phương pháp ước tính ...................................................................................... 28

3.3.4.

Phương pháp lấy mẫu ....................................................................................... 28

3.3.5.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 31

3.3.6.

Phương pháp so sánh ........................................................................................ 32

3.3.7.

Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu................................................................ 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 33
4.1.


Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Giang ........................ 33

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 33

4.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Giang ........................................ 37

4.2.

Đánh giá hiện trạng quản lý nước thải đô thị trên địa bàn thành phố Bắc
Giang ................................................................................................................ 42

4.2.1.

Hiện trạng phát sinh nước thải và hệ thống tiêu thoát nước trên địa bàn
thành phố Bắc Giang ........................................................................................ 42

4.2.2.

Hiện trạng các trạm bơm tiêu úng trên địa bàn thành phố Bắc Giang ............. 55

4.2.3.

Áp lực từ nước thải đến hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố
Bắc Giang ........................................................................................................ 60

4.3..


Đánh giá của người dân về hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh
hoạt trong khu vực nghiên cứu ......................................................................... 76

4.4.

Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm cải thiện môi trường đô thị thành
phố Bắc Giang. ................................................................................................. 77

4.4.1.

Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nước thải đơ thị tại
thành phố Bắc Giang ........................................................................................ 77

4.4.2.

Các giải pháp kỹ thuật ...................................................................................... 79

4.4.3.

Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý ....................................................... 81

4.4.4.

Đẩy mạnh giám sát thực thi Luật Bảo vệ Môi trường/Luật Xây dựng ............. 83

4.4.5.

Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường ...... 84


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 85
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 85

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 85

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 87

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BOD5

Nhu cầu oxy sinh học

BQL

Ban quản lý

BTNMT

Bộ Tài Nguyên và Môi trường


BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCN

Cụm công nghiệp

CN - TTCN

Công nghiệp - Tiểu thủ cơng nghiệp

COD

Nhu cầu oxy hóa học

DO

Oxy hịa tan

ĐTM

Đánh giá tác động mơi trường

HCM


Hồ Chí Minh

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

LVHTS

Lưu vực hệ thống sông

LVS

Lưu vực sông

MTV

Một thành viên

NM

Nước mặt

NN & PTNT

Nông nghiệp & phát triển nông thôn


NQ

Nghị quyết

PA

Phương án

QCCP

Quy chuẩn cho phép

v


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNMT


Tài nguyên môi trường

TNN

Tài nguyên nước

TP

Thành phố

TV

Thành viên

TW

Trung ương

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân

WHO

Tổ chức y tế thế giới


XLNT

Xử lý nước thải

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

So sánh đặc điểm của hệ thống thoát nước chung và riêng........................... 5

Bảng 2.2.

Thành phần và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đô thị ...... 14

Bảng 2.3.

Một số thành phần ô nhiễm đặc trưng trong nước thải bệnh viện ............... 16

Bảng 3.1.

Tổng hợp số phiếu điều tra tình hình sử dụng nước tại 07 phường
nghiên cứu ................................................................................................... 27

Bảng 3.2.

Tổng hợp đối tượng lấy mẫu nước .............................................................. 29

Bảng 3.3.


Danh mục các vị trí lấy mẫu nước thải ngẫu nhiên tại 4 điểm thu gom
nước thải ...................................................................................................... 29

Bảng 3.4.

Danh mục các vị trí lấy mẫu nước mặt tại các hồ đã được lựa chọn........... 30

Bảng 3.5.

Các chỉ tiêu phân tích mơi trường nước mặt ............................................... 31

Bảng 3.6.

Các chỉ tiêu phân tích mơi trường nước thải sinh hoạt ............................... 32

Bảng 4.1.

Nhiệt độ khơng khí trung bình các tháng trong năm (0C) ........................... 35

Bảng 4.2.

Lượng mưa các tháng trong năm (mm) ....................................................... 36

Bảng 4.3.

Độ ẩm khơng khí trung bình các tháng trong năm (%) ............................... 36

Bảng 4.4.


Cơ cấu dân số thành phố Bắc Giang giai đoạn 2013-2016 ......................... 38

Bảng 4.5.

Diện tích, dân số và đơn vị hành chính Thành phố Bắc Giang ................... 38

Bảng 4.6.

Ngành nghề của các thành viên hộ gia đình năm 2016 ............................... 39

Bảng 4.7.

Tình hình hoạt động các trạm bơm thu gom nước thải ............................... 45

Bảng 4.8.

Các tuyến cống thực hiện theo dự án thoát nước từ năm 1996 - 2000 ........ 48

Bảng 4.9.

Các tuyến cống thực hiện theo đường giao thông từ 2010-2014 ................ 49

Bảng 4. 10. Hiện trạng các hồ chính trên địa bàn thành phố Bắc Giang ........................ 50
Bảng 4.11. Hiện trạng các trạm bơm tiêu úng trên địa bàn TP Bắc Giang ................... 56
Bảng 4.12. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực nghiên cứu ..................... 60
Bảng 4.13. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sinh hoạt tại các vị trí ................... 62
Bảng 4.14. Chất lượng nước thải sau xử lý tại trạm xử lý tập trung ............................. 64
Bảng 4.15. Số cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn nghiên cứu có phát
sinh nước thải sinh hoạt ............................................................................... 65
Bảng 4.16. Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thải ra từ các cơ sở kinh doanh

dịch vụ ăn uống ........................................................................................... 65

vii


Bảng 4.17. Ước tính lượng chất ơ nhiễm do nước thải sản xuất thải vào môi
trường .......................................................................................................... 67
Bảng 4.18. Tổng lượng nước mưa tiếp nhận của khu vực nghiên cứu .......................... 68
Bảng 4.19. Chất lượng môi trường nước mặt (tại các ao hồ) khu vực nghiên cứu,
năm 2016 ..................................................................................................... 69
Bảng 4.20. Chất lượng môi trường nước mặt (tại các ao hồ) khu vực nghiên cứu,
năm 2017 ..................................................................................................... 70
Bảng 4.21. Thống kê các trận mưa gây ra ngập úng năm 2012, 2014, 2016................. 72
Bảng 4.22. Diện tích ngập, phạm vi, mức độ các điểm ngập của thành phố Bắc
Giang ........................................................................................................... 74
Bảng 4.23. Hiện trạng ngập úng khu trung tâm thành phố ............................................ 75
Bảng 4.24. Ảnh hưởng BĐKH đến lượng mưa của tỉnh Bắc Giang ............................. 80

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Dân số và tăng trưởng dân số đô thị tại Việt Nam từ năm 2000 đến 2016 ...... 9
Hình 2.2. Tổng dân số cả nước và dân số đô thị của 5 thành phố lớn trên cả nước ...... 10
Hình 2.3. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh ở khu vực đô thị các vùng
trên cả nước.................................................................................................... 13
Hình 2.4. Tỷ lệ các đơ thị có cơng trình XLNT đạt tiêu chuẩn quy định ....................... 15
Hình 2.5. Tổng lượng nước thải y tế ước tính trên phạm vi tồn quốc qua các năm..... 17
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước thải sinh hoạt và nước mặt tại các phường
trên địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 31

Hình 4.1. Bản đồ hành chính thành phố Bắc Giang ....................................................... 33
Hình 4.2. Sơ đồ thốt nước thải khu vực nghiên cứu ..................................................... 44
Hình 4.3. Hiện trạng mạng lưới thốt nước thải thành phố Bắc Giang .......................... 46
Hình 4.4. Sơ đồ dòng chảy của nước thải tại khu vực nghiên cứu ................................. 47
Hình 4.4. Hệ thống các trạm bơm tiêu thốt nước mưa .................................................. 54
Hình 4.5. Phân chia lưu vực thoát nước mưa thành phố Bắc Giang............................... 55

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Liễu Thị Phương
Tên Luận văn: Nghiên cứu giải pháp quản lý nước thải đô thị trên địa bàn Thành phố
Bắc Giang
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60 44 03 01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng hệ thống thốt nước thải và cơng tác quản lý thốt
nước thải đơ thị của thành phố Bắc Giang;
Đánh giá những thuận lợi, khó khăn để từ đó đưa ra được các giải pháp nâng cao
chất lượng quản lý thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Bắc Giang.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; hiện trạng
quản lý nước thải đô thị khu vực nghiên cứu.
Phương pháp lấy mẫu đánh giá mức độ ô nhiễm được thực hiện trên cơ sở tuân thủ
theo Tiêu chuẩn Quốc gia về lấy mẫu và đánh giá chất lượng. Dựa vào kết quả thu thập
được từ khảo sát thực tế, ta đem so sánh, phân tích với các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam

về mơi trường hiện hành để đánh giá chất lượng môi trường địa bàn nghiên cứu.
Sử dụng các cơng thức tính tốn lượng nước thải phát sinh và tính tốn lưu lượng
nước mưa lớn nhất tại khu vực nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
1. Thành phố Bắc Giang có địa hình lịng chảo, nền xây dựng thấp hơn mực
nước sơng Thương về mùa lũ, trong năm xuất hiện nhiều đợt mưa bão gây ngập úng cục
bộ. Tốc độ đơ thị hóa tăng vọt trong vài năm gần đây.
2. Mạng lưới thoát nước mưa và thoát nước chung thành phố Bắc Giang có tổng
chiều dài khoảng 91km. Có 7 trạm bơm thu gom nước thải và 1 trạm xử lý nước thải tập
trung công suất Q=10.000m3/ngđ. Năng lực thu gom của mạng lưới thoát nước thải chỉ
đạt khoảng 70-75% so với thiết kế.
Trên địa bàn nghiên cứu có khoảng 16 ao hồ và kênh dẫn nước có chức năng
điều hịa và tiêu thoát nước cho khu vực, hiện trạng 1 số hồ nghiên cứu đang bị ô nhiễm
nặng do chưa xây dựng hệ thống thu gom nước thải và nước mưa xung quanh hồ, nước
thải của các khu dân cư xả trực tiếp vào hồ. Có 05 trạm bơm tiêu để thốt nước ra sông
Thương gồm: Trạm Chi Li, Nhà Dầu, Đồng Cửa, Châu Xuyên 1 và 2.

x


3. Lượng nước thải thải ra ngoài khoảng 7039,7m3/ngày. Qua số liệu quan trắc
chất lượng nước thải tại các điểm thu gom nước thải sinh hoạt trước khi được xử lý rất ơ
nhiễm. Tính chất nước thay đổi tại các điểm quan trắc từ điểm thu gom đầu tiên qua các
trạm trung chuyển và tới trạm xử lý.
Lưu lượng nước mưa tiếp nhận trên địa bàn nghiên cứu khoảng 3109,22 m3/ngđ.
Nước mưa kéo theo rất nhiều tạp chất xuống ao hồ và hệ thống thốt nước chung, gây ơ
nhiễm và ngập úng cho khu vực tiếp nhận.
4. Để nâng cao chất lượng quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh
hoạt, những giải pháp sau đây cần được triển khai thực hiện: giải pháp kỹ thuật khắc
phục hiện trạng thoát nước trên địa bàn nghiên cứu; đẩy mạnh giám sát thực thi Luật

Bảo vệ Môi trường/Luật Xây dựng; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách
nhiệm bảo vệ môi trường.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Lieu Thi Phuong
Thesis title: Study on urban waste water management solutions in Bac Giang city
Major: Environmental science

Code: 60 44 03 01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Assess the current status of the wastewater drainage system and the
management of urban waste water drainage in Bac Giang city;
- Assess the advantages and disadvantages from which to come up with
solutions to improve the quality of drainage and waste water management of domestic
life of Bac Giang city.
Materials and Methods
Collection of data on nature, economics, society; is a state-of-the-land
management area research.
Pollution sampling is carried out on the basis of compliance with the National
Standard for Sampling and Quality Assessment. Based on the results obtained from the
field survey, we compare and analyze Vietnamese environmental standards and
standards to evaluate the environmental quality of the study site.
Using the formula for calculating the amount of wastewater generated and
calculating the largest rainfall in the study area.
Main findings and conclusions

1. Bac Giang city has the topography of the basin, lower than the level of the
Thuong River in flood season. In the year, many storms and storms cause local
flooding. The pace of urbanization has skyrocketed in recent years.
2. The drainage and sewerage network of Bac Giang city has a total length of
about 91 km. There are 7 pumping stations collecting wastewater and one centralized
wastewater treatment plant with a capacity of Q = 10,000m3 / day. The collection
capacity of the sewerage network is only about 70-75% of the design. There are about
16 ponds and canals in the study area with the function of regulating and draining water
for the area. The current status of some researched lakes is seriously polluted due to the
lack of waste water collection system. Rainwater around the lake, sewage of residential
areas discharged directly into the lake. There are 5 drainage pumping stations to drain
water into the rivers including Chi Li, Nha Dau, Dong Cua, Chau Xuyen 1 and 2.

xii


3. The amount of wastewater discharged is about 7039.7m3 / day. Through the
monitoring data of wastewater quality at the domestic waste water collection points
before being treated very polluted. Water quality changes at the monitoring points from
the first collection point through the transfer station and to the treatment station.
Rainfall received in the study area is about 3109.22 m3 / day. Rainfall brings a lot of
impurities to ponds and drainage systems, polluting and flooding the receiving area.
4. In order to improve the quality of drainage and wastewater treatment, the
following solutions need to be implemented: technical solutions for water drainage in
the study area; Promote the implementation of the Law on Environmental Protection /
Construction Law; To educate and raise the awareness and responsibility for
environmental protection

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đơ thị hóa là q trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt
là các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Kinh tế càng phát triển thì tốc độ đơ
thị hóa càng tăng cao. Theo thống kê đến cuối năm 2012, Việt Nam có 755 đơ
thị, tỷ lệ đơ thị hóa đạt 34,45%. Đơ thị hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh
tế của khu vực, nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích
cực, đơ thị hóa cịn phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực, đặc biệt là về vấn đề ơ nhiễm
mơi trường đơ thị. Điển hình là sự ô nhiễm nước thải đô thị, do số lượng xả thải
tăng nhanh theo q trình đơ thị hóa. Đây là vấn đề lớn về ô nhiễm môi trường
gây nhức nhối cho các nhà quản lý.
Mặt khác do sức ép về dân số đô thị ngày càng tăng, từ năm 2004 đến nay
tỉ lệ tăng dân số gần 26%. Trên thực tế, tỷ lệ di dân ngày càng tăng nhanh (ví dụ
nhóm di dân có 80% thời gian sống ở đô thị tăng nhanh tại các thành phố lớn như
Hà Nội có khoảng 10 vạn, Thành phố Hồ Chí Minh là 12 vạn) dẫn đến quá tải cơ
sở hạ tầng sẵn có, hình thành nên nhiều khu dân cư mới. Bên cạnh đó mơi trường
sinh thái và cảnh quan thiên nhiên thiếu đầu tư phục hồi nâng cấp dẫn đến sự mất
cân bằng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nhiều nơi. Đây chính ngun nhân cơ
bản gây q tải đơ thị và suy thoái cơ sở hạ tầng. Việc phát triển đô thị ngày càng
cao đã tạo nhiều vấn đề trong mơi trường đơ thị cần giải quyết trong đó có tình
trạng ngập úng, ảnh hưởng khơng ít tới đời sống sinh hoạt, giao thông ở đô thị.
Thành phố Bắc Giang vừa được tái lập vào năm 2006, với cơ sở hạ tầng
cơ bản vẫn là cơ sở hạ tầng của Thị xã Bắc Giang trước đây và hiện nay đã phát
triển thành đô thị loại II. Những năm gần đây do tốc độ của q trình đơ thị hóa
tăng cao, nhiều khu dân cư mới được xây dựng cộng thêm các hộ kinh doanh, cơ
sở sản xuất nhỏ lẻ phát sinh nhiều dẫn đến sự gia tăng về khối lượng nước thải
sinh hoạt. Mỗi ngày ước tính có khoảng 20 – 30.000 m3 nước thải được tạo ra.
Trong khi đó hệ thống cơ sở hạ tầng khơng những khơng theo kịp đơ thị mà cịn
bộc lộ nhiều hạn chế về kỹ thuật. Mặt khác, do tác động của biến đổi khí hậu,

tình trạng mưa bão những năm gần đây xảy ra thường xuyên gây hư hại nhiều cơ
sở hạ tầng mà chưa được khắc phục kịp thời, đây là ngun nhân chính ảnh
hưởng tới giao thơng đơ thị và đời sống sinh hoạt của các khu dân cư. Trước tình

1


hình đó địi hỏi sự phát triển và mở rộng quy hoạch thành phố, nâng cấp các cơ
sở hạ tầng để phù hợp với sự phát triển kinh tế của thành phố hiện nay, đảm bảo
cho sự phát triển bền vững của đô thị
Xuất phát từ những điều kiện thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề
tài: “Nghiên cứu giải pháp quản lý nước thải đô thị trên địa bàn Thành phố
Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá được hiện trạng hệ thống thốt nước thải và cơng tác quản lý
thốt nước thải đơ thị của thành phố Bắc Giang để từ đó đưa ra được các giải
pháp nâng cao chất lượng quản lý thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt của
thành phố Bắc Giang.
1.3. PHẠM Vİ NGHİÊN CỨU
- Về thời gian: Tiến hành thực hiện từ tháng 05/2016 đến tháng 6/2017.
- Về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu tại khu vực trung tâm
thành phố Bắc Giang gồm 7 phường: Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi, Mỹ Độ, Ngô
Quyền, Thọ Xương, Trần Nguyên Hãn và Trần Phú.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚİ, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Nghiên cứu này góp phần bổ sung thông tin về thực trạng quản lý quản
lý hệ thống thốt nước và xử lý nước thải tại đơ thị tại Việt Nam, đặc biệt là
thành phố Bắc Giang nơi có tốc độ chuyển dịch sang đơ thị hố cao trong thời
gian gần đây.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ HİỆN TRẠNG HẠ TẦNG TİÊU THỐT NƯỚC
THẢI ĐƠ THỊ VÀ VẤN ĐỀ Ô NHİỄM NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ Ở VİỆT NAM
2.1.1. Hệ thống tiêu thốt nước thải đơ thị ở Việt Nam
Hệ thống thốt nước ở nhiều đơ thị Việt Nam bắt đầu hình thành từ thời kỳ
thuộc địa (thời thực dân Pháp xâm chiếm nước ta), bị chiến tranh phá hoại
nhiều, và được khôi phục lại sau khi đất nước thống nhất năm 1975. Ở nhiều đơ
thị, hệ thống thốt nước chỉ mới phát triển đáng kể trong 2 thập kỷ vừa qua, khi
đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Đặc điểm của các hệ thống này là
thoát nước chung, dùng chung đường cống hay kênh mương cho cả nước mưa và
nước thải. Các hệ thống thoát nước ở các đô thị Việt Nam đều do các doanh
nghiệp cơng ích nhà nước quản lý (các loại hình Cơng ty Thốt nước, Cơng ty
Cấp thốt nước, hay Cơng ty Môi trường đô thị, …). Nước thải sinh hoạt từ các
hộ gia đình phần lớn được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại, rồi đổ ra cống thoát
nước chung, chảy thẳng không qua xử lý vào nơi tiếp nhận (sông, suối, hồ, biển).
Hiện tại Việt Nam đã xây dựng được 15 nhà máy xử lý nước thải tập trung và
đang hoạt động tại 7 đô thị: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đà Lạt,
Bn Ma Thuột, Hạ Long và Bắc Giang. Lượng nước thải đô thị được xử lý ước
tính chiếm 10% tồn bộ lượng nước thải phát sinh. Báo cáo Dự án Đánh giá
ngành nước Việt Nam (ADB, 2009) cũng đề cập đến một đánh giá của Bộ Xây
dựng và Hội Cấp thoát nước Việt Nam, cho thấy tỷ lệ bao phủ của dịch vụ thốt
nước và xử lý nước thải cịn q thấp so với dịch vụ cung cấp nước sạch. Tỷ lệ
của dịch vụ thốt nước chỉ đạt khoảng trung bình 40-50%, với tỷ lệ 70% ở các đô
thị lớn và chỉ 10-20% ở các đô thị loại IV, V (Ngân hàng Thế giới, 2013).
Các đô thị lớn của Việt Nam chủ yếu được hình thành trên vùng đồng bằng
phù sa, bị ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều hoặc dao động mực nước theo mùa ở
các vùng sông hoặc biển xung quanh, dẫn đến việc tiêu thoát nước tự nhiên trở
nên khó khăn vào mùa mưa. Do vậy, ngập úng đơ thị được xem là vấn đề hàng

đầu của thoát nước đơ thị. Vào mùa mưa, khoảng 30% diện tích các đô thị vùng
đồng bằng sông Hồng bị ngập do mưa lớn, với thời gian ngập thường kéo dài từ
1 – 12 tiếng. Mặc dù hệ thống thoát nước ở các khu đơ thị hay ngập được nạo
vét, khơi thơng dịng chảy thường xuyên, tình trạng ngập úng vẫn xảy ra, bởi các
nguyên nhân sau:
3


- Các kênh tiêu và cống tiêu bị chặn do q trình xây dựng, do xây dựng
trái phép hoặc khơng quy hoạch;
- Nhiều hồ và ao đã bị lấp để xây nhà và làm đường, làm giảm năng lực trữ
và tiêu thoát nước mưa;
- Với mật độ nhà ở và đường xá bê tơng hóa cao, lưu lượng nước mưa
tăng nhanh, do mất thảm thực vật, cây xanh có khả năng làm chậm dịng chảy
và thấm;
- Tình trạng xả phế thải bừa bãi, khơng kiểm sốt được cũng gây ra tình
trạng tắc nghẽn dịng chảy nước mưa trong hệ thống thoát nước. Theo báo cáo
điều tra cơ bản về các vấn đề quản lý vệ sinh các khu vực đô thị của Việt Nam
(WB, 2010), tỉ lệ dân số đô thị được tiếp cận với dịch vụ vệ sinh năm 2008 là
91%. Cơng trình vệ sinh hộ gia đình phổ biên nhất ở các đô thị là bể tự hoại,
chiếm 80% số hộ gia đình. Tỷ lệ này rất khác nhau ở các đô thị. Một số vấn đề
tồn tại đối với thốt nước hộ gia đình ở đơ thị là:
- Các bể tự hoại nói chung thường có dung tích nhỏ, trong khi việc hút
bùn khơng được thực hiện định kỳ. Nhiều hộ gia đình hàng chục năm khơng hút
bùn bể tự hoại của mình.
- Hoạt động hút, vận chuyển và thải bỏ phân bùn bể tự hoại từ các hộ gia
đình, cơ quan, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh, dịch vụ… ở các đơ thị cịn bỏ ngỏ.
Chưa có thành phố nào quản lý tốt được hoạt động này. Các doanh nghiệp tư
nhân cung cấp dịch vụ hút phân bùn một cách tự phát, và hầu hết đều đang thải
bỏ phân bùn bừa bãi ra các bãi đất trống, vào mương, cống thốt nước hay trực

tiếp ra sơng, hồ,…gần nơi hút phân bùn (để tiết kiệm chi phí vận chuyển) mà
khơng bị kiểm sốt, gây ơ nhiễm mơi trường và lây lan dịch bệnh. Mỗi năm, theo
nghiên cứu của Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, lượng phân bùn bể tự
hoại phát sinh ở các thành phố Hà Nội, Hải Phịng, Hồ Chí Minh tương ứng là
189.000, 80.500 và 336.000 m3. Cơng ty Thốt nước Hải Phịng cung cấp dịch vụ
hút phân bùn bể tự hoại miễn phí cho các hộ gia đình theo lịch trình, và chi phí
này được bù đắp bằng cách trích từ phí thốt nước của các hộ gia đình, thơng qua
ngân sách thành phố, nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của thị
trường, và lượng phân bùn được đưa về xử lý tại trạm xử lý Tràng Cát rất hạn
chế. Kinh doanh của các doanh nghiệp cơng ích hoạt động trong mảng này đều bị
lỗ và phải bù đắp từ các hoạt động kinh doanh khác, hay bằng ngân sách thành

4


phố. Theo Đánh giá chiến lược và lộ trình cấp nước và vệ sinh của Việt Nam
(ADB, 2010), mức đầu tư cần thiết để đạt được mục tiêu phủ hệ thống thốt nước
của Chính phủ dành cho chương trình thốt nước đơ thị trong vịng 10 năm từ
2005 đến 2015 dự tính là 1,4 tỷ USD (theo ước tính năm 2004). Theo tính tốn
của chun gia ngành thốt nước và vệ sinh đô thị gần đây, mức đầu tư cần thiết
phải là 4,3 - 16,2 tỷ USD tới năm 2020, tùy thuộc vào công nghệ được lựa chọn
(Nguyễn Việt Anh, 2009).
Dạng thốt nước tập trung đảm bảo cho mơi trường có độ an tồn cao, ít
bị ơ nhiễm. Xử lý nước thải tập trung dễ kiểm soát và quản lý. Tuy nhiên việc
đầu tư thoát nước thải tập trung rất tốn kém do việc xây dựng tuyến cống chính
dài và sâu, số lượng trạm bơm chuyển tiếp nhiều.
Do khó khăn và không kinh tế khi xây dựng các tuyến cống thốt nước q
dài trên địa hình bằng phẳng và mực nước ngầm cao, người ta thường dùng hệ
thống thoát nước phân tán theo các lưu vực sông hồ. Xây dựng các trạm xử lý
nhỏ và vừa sẽ tận dụng được điều kiện tự nhiên cũng như khả năng làm sạch của

các sông hồ đô thị để phân huỷ chất bẩn (Trần Hữu Uyển, 1997).
Bảng 2.1. So sánh đặc điểm của hệ thống thoát nước chung và riêng
Hệ thống thoát nước
chung

Hệ thống thốt nước
riêng

Thu gom nước mưa



Khơng

Lượng nước thu gom

Nhiều

Ít (80% lượng nước sạch
tiêu thụ)

Thu gom cả chất thải rắn



Khơng

u cầu thực hiện đấu nối hộ
gia đình






Sử dụng bể tự hoại



Khơng nhất thiết

Khả năng phát sinh mùi

Cao

Thấp

Tiếp cận để bảo dưỡng

Khó

Tốt

Trung bình

Cao

Mơ tả

Chi phí đầu tư


Nguồn: Trần Hữu Uyển (1997)

5


Việc xây dựng hệ thống thoát nước dạng phân tán cũng phù hợp với điều
kiện kinh tế hạn hẹp và sự phát triển đô thị. Tổng giá thành xây dựng hệ thống
thốt nước phân tán giảm đáng kể do khơng phải xây dựng các tuyến thoát
nước thải tập trung, các khu vực đô thị trong cùng một lưu vực thường được
phát triển đồng thời, do đó việc xây dựng hệ thống thốt nước phân tán sẽ
khơng bị lãng phí. Các cơng trình xử lý phân tán thường được bố trí hợp khối,
dễ vận hành và quản lý.
Nhược điểm chính của hệ thống thoát nước phân tán là dễ làm mất cảnh
quan do việc xây dựng trạm xử lý bên trong đô thị. Nếu thiết kế và vận hành
không đúng kỹ thuật có thể gây ra mùi hơi thối khó chịu ảnh hưởng đến môi
trường khu đô thị xung quanh. Nếu trong nước thải sau khi xử lý hàm lượng
nitơ (N) và phốtpho (P) cịn cao có thể gây nhiễm bẩn thứ cấp cho sông hồ đô
thị do hiện tượng phú dưỡng. Trạm xử lý nước thải phân tán có quy mô, công
nghệ và mức độ xử lý rất khác nhau, do đó việc quản lý và vận hành chúng rất
phức tạp. Việc tìm vị trí đặt các trạm xử lý phân tán trong đơ thị cũng có thể
gặp nhiều khó khăn.
Hệ thống thốt nước phân tán thích hợp cho các đơ thị có dạng hệ thống
thốt nước riêng hoặc nửa riêng, nằm trong vùng địa hình bằng phẳng nhiều sơng
hồ... Các ví dụ điển hình cho hệ thống thốt nước phân tán là: hệ thống thoát
nước Hà Nội với 7 vùng, hệ thống thoát nước thành phố Đà Lạt với 5 khu vực...
(Trần Hữu Uyển, 1997).

2.1.2. Các yếu tố tác động đến quy hoạch và quản lý hệ thống thoát
nước đô thị
a. Các yếu tố tự nhiên và vấn đề biến đổi khí hậu

Các đơ thị nằm ở khu vực có địa hình cao như núi, cao ngun và vùng
trung du như Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn, Đà Năng, Đà Lạt, Buôn Mê
Thuột, Plâycu...thường không bị ngập úng đe dọa do dịng chảy mưa được dẫn
thốt tự chảy dễ dàng. Tuy nhiên ở các đơ thị này cũng có thể có ngập úng cục bộ
do quy hoạch san nền chưa hợp lý cộng với sự yếu kém của hệ thống thoát nước
bao gồm cả thiết kế kỹ thuật lẫn công tác quản lý, duy tu.
Ngược lại ở các đô thị thuộc khu vực đồng bằng, do địa hình thấp nên khả
năng thốt nước tự chảy cho các đơ thị này rất khó thực hiện. Đối với các đơ thị
vùng đồng bằng sơng Hồng - Thái Bình, trong các tháng mùa mưa, mực nước

6


sông thường cao hơn nền đường đô thị nên không thể thốt nước tự chảy ra sơng.
Lấy thành phố Hà Nội làm ví dụ: địa hình khu vực nội thành (cao độ trung
bình khoảng 6 - 6,5m) nhìn chung khơng cao hơn so với vùng ngoại thành. Đặc
biệt vào các tháng mùa lũ, khi mực nước sông Hồng vượt báo động 1 (H = 7,5 m
tại cầu Long Biên), mực nước sông bắt đầu cao hơn nền đường, thành phố đứng
trước nguy cơ bị ngập úng nếu xảy ra các trận mưa cỡ 50 mm trở lên. Vì lý do
như vậy, trong mùa mưa, đập Liên Mạc (cửa nhận nước tưới đầu nguồn của sông
Nhuệ từ sông Hồng vào mùa kiệt) ln ln được đóng lại để sơng Nhuệ trở
thành con sơng tiêu nước chính cho thành phố. Do vậy khả năng tiêu nước cho
Hà Nội hoàn toàn phụ thuộc vào mực nước sơng Nhuệ nói riêng và khả năng tiêu
của hệ thống cơng trình thủy lợi Nam Hà Nội, Hà Nam với trục tiêu thốt chính
sơng Đáy nói chung. Nếu mực nước sông Nhuệ tại hạ lưu đập Thanh Liệt lên
đến 3,5 m, sơng Tơ Lịch - trục thốt nước chính của thành phố khơng cịn khả
năng tự chảy nữa. Lúc này đập Thanh Liệt phải đóng lại, nước mưa chỉ còn khả
năng tự điều tiết và là nguyên nhân gây ra ngập úng cho thành phố. Mức và diện
ngập phụ thuộc vào lượng mưa và thời gian kéo dài, ví dụ trận ngập úng kéo dài
nhiều ngày từ 17 đến 24/7/1997 như đã nêu ở trên.

Đối với các đô thị vùng đồng bằng cửa sông chịu ảnh hưởng thủy triều,
tình hình ngập úng cịn phức tạp hơn. Trong các tháng mùa lũ, mực nước ở cửa
sông thường duy trì ở mức cao hơn mực nước trung bình năm. Nếu đỉnh lũ xuất
hiện vào thời gian triều lên sẽ tạo nên tổ hợp giữa lũ và triều gây ra hiện tượng
nước vật. Xét trong các chu kỳ dài, ví dụ cho tồn trận lũ thì thịi kỳ duy trì nước
vật kéo dài hơn sẽ gây ra những diễn biến phức tạp về chế độ thủy văn cửa sông
như hướng chảy, tốc độ, mực nước và cả diễn biến lòng sông. Đặc biệt, nếu xuất
hiện trường hợp: Mưa lớn do bão xảy ra trong thời kỳ triều cường kết hợp với lũ
lớn trên sông sẽ là tổ hợp bất lợi nhất cho thoát nước tự chảy ở các khu vực đô
thị, khu công nghiệp vùng cửa sông.
Trận lũ, ngập lịch sử tháng IX/1993 xảy ra ở khu vực tỉnh Phú Yên là một
ví dụ cho tổ hợp bất lợi và nguy hiểm này (Lã Thanh Hà, 2012).
Tình hình ngập úng ở thành phố Hải Phịng, như đã mơ tả, là một ví dụ
điển hình về ngun nhân địa hình và vị trí địa lý cho khu vực đồng bằng châu
thổ sơng Hồng và sơng Thái Bình. Đối với thành phố có địa hình thấp như thành
phố này, ngay cả trong trường hợp không mưa nhưng vào các thời kỳ triều cường

7


cũng gây ra tình trạng ngập úng cục bộ cho nhiều khu vực có cao độ thấp của
thành phố. Nước mặn có thể dễ dàng qua các cửa cống và tràn từ ga thu, ga thăm
lên mặt đường phố, ngõ và các khu dân cư nội thành.
Thành phố Hồ Chí Minh tuy cách cửa biển đến 45- 50 km nhưng do nằm
ở khu vực có địa hình thấp nên cịn chịu tác động của chế độ thủy triều Biển
Đông khá rõ nét. Địa hình thành phố phần phía bắc và đơng bắc nói chung cao
hơn các vùng khác (cao độ 5- 10 m) và thấp dần theo hướng tây nam (cao độ 2- 5
m ở quận Tân Bình và Quận 11). Ở phía nam và đơng nam thành phố là vùng
thấp, trũng (cao độ phổ biến từ 1 - 2 m) và thường bị ngập úng do mưa và thủy
triều. Sơng Sài Gịn, sơng Đồng Nai là hai con sơng lớn ở phía đơng nội thành và

chảy ra Biển Đơng qua hai vịnh Gành Rái và Đồng Tranh. Ngoài hệ thống sơng
chính, trên địa bàn thành phố cịn có nhiều kênh, rạch chằng chịt tạo thành hệ
thống tiêu thoát nước rất phức tạp khó nhận dạng lưu vực như hệ thống sông
Vàm Thuật - Rạch Cát - Tham Lương ở phía bắc và tây bắc, hệ thống kênh Tẻ,
kênh Đơi, Bén Nghé - Tàu Hủ ở phía nam và đơng nam v.v...
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật
triều của Biển Đông với chế độ tương đối thuần nhất: một ngày có hai lần triều
lên và hai lần triều xuống. Theo số liệu thống kê, thời gian duy trì mực nước trên
mực nước 0 tại trạm Phú An (tại vị trí cảng Sài Gòn) trong tháng 10 hàng năm
chiếm đến 75% thời gian trong ngày. Trong những ngày triều cường, con số đó
chiếm đến 85 - 95%. Với các cao độ đáy cống tại các cửa xả của thành phố ra
sơng Sài Gịn thường từ -1 đến - 1,8 m thì các tuyến cống hạ lưu của hệ thống
thoát nước liên tục bị ngập. Nếu gặp mưa lớn trong thời kỳ này sẽ gây ra nhiều
khu vực bị ngập đồng thời hạn chế khả năng thốt nước cho các khu vực có địa
hình cao hơn như khu vực phía bắc và đơng bắc. Thêm vào đó, nếu vào thời kỳ
xả nước lớn nhất cùa hai hồ Dầu Tiếng và Trị An trùng với tồ hợp triều cường và
mưa tại chỗ sẽ gây ra ngập úng trên diện rộng hơn, độ sâu ngập lớn hơn và thời
gian duy trì ngập cũng kéo dài hơn. Ví dụ như trường hợp các đợt úng ngập xảy
ra liên tiếp trong các năm 1988, 1989, 1990, và hiện nay (Lã Thanh Hà, 2012).
Ở nước ta, mưa là nguyên nhân gây ra lũ, lụt cho tồn lưu vực sơng nói
chung và khu vực đơ thị nói riêng.
Trong các nhân tố gây mưa lớn cho các đô thị, mưa do bão chiếm tỷ lệ lớn
nên cần phân biệt để có các giải pháp quy hoạch, thiết kế hệ thống thoát nước

8


tương ứng. Trong năm, nước ta có hai loại gió mùa chính, về mùa đơng, gió mùa
đơng bắc chiếm ưu thế thường kéo dài từ tháng X đến tháng IV năm sau, về mùa
hè có gió mùa đơng nam kéo dài từ tháng V đến tháng IX. Trong mùa hè, với bờ

biển dài trên 3000 km nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp của áp thấp nhiệt đới và
bão, được hình thành ở khu vực tây Thái Bình Dương và Biển Đơng. Theo thống
kê, trung bình hàng năm từ 4- 6, nhiều nhất là 11 - 12 cơn bão đổ bộ hoặc ảnh
hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Áp thấp nhiệt đới và bão tạo ra các hình thế thời
tiết gây mưa lớn, kéo dài và là nguyên nhân trực tiếp tạo ra lũ trên các hệ thống
sơng ngịi. Mưa do bão chiếm xấp xỉ 12% tổng lượng mưa ở đồng bằng Bắc Bộ
và đông Trường Sơn, 6-12 % ở khu Tây Bắc, 5-10 % ở Tây Nguyên nhưng
không quá 5% ở Nam Bộ (Lã Thanh Hà, 2012).
b. Áp lực từ dân số đến hạ tầng tiêu thoát nước ở các khu đơ thị
Cùng với sự có mặt của các điểm đô thị trên khắp lãnh thổ đất nước, quy
mô dân số đô thị ở nước ta liên tục tăng, đặc biệt là từ sau năm 2000. Tính đến
năm 2016, dân số đơ thị tại Việt Nam là 32.067,2 nghìn người, chiếm 35,2% dân
số cả nước.

Hình 2.1. Dân số và tăng trưởng dân số đô thị tại Việt Nam
từ năm 2000 đến 2016
Nguồn: Niên giám thống kê toàn quốc (2016)

Cùng với q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa, q trình di cư mạnh
mẽ vào các vùng đơ thị vẫn đang diễn ra khơng ngừng. Ngun nhân chính là do
hầu hết các nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài vào nước ta đều tập trung ở
các trung tâm đô thị hoặc các KCN lớn đã làm tăng thêm lực hút, lôi cuốn lao
9


động nơng thơn ra các thành phố.
Dịng di cư từ nông thôn ra thành thị tăng tạo nên sức ép về mọi mặt đối
với các đô thị. Với sự gia tăng dân số nhanh chóng, đơ thị là nơi tiêu thụ một
khối lượng lớn về tài nguyên thiên nhiên như nước, năng lượng và các nguyên
liệu khác để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Việc phát triển sản xuất,

phát triển các trung tâm công nghiệp đã gây ra ơ nhiễm mơi trường nước, khơng
khí và đất; hệ thống giao thông không đáp ứng được nhu cầu đi lại của dân cư…
Bên cạnh đó, dân số đơ thị tăng nhanh dẫn đến việc thiếu nhà ở, thiếu nước sinh
hoạt, thiếu điều kiện vệ sinh, điều kiện y tế… Đây là một trong những nguy cơ
đối với cuộc sống của dân cư đơ thị.
Q trình đơ thị hóa ở nước ta diễn ra không đồng đều. Số lượng đô thị ở
khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều nhất, nhưng dân số đô thị lại tập
trung đơng nhất ở vùng Đơng Nam Bộ. Q trình phát triển và phân bố đô thị
nước ta chịu ảnh hưởng từ sự phát triển KT-XH đất nước và quá trình cơng
nghiệp hố hiện nay; cùng với sự phát triển các trung tâm công nghiệp là phát
triển các khu đô thị mới. Ngoài ra, 5 thành phố trực thuộc trung ương có vai trị
rất quan trọng trong phân bố cơ cấu dân cư của từng vùng địa lý - kinh tế. Tính
chung, dân cư đơ thị ở 5 thành phố lớn năm 2015 chiếm tới 41,29% tổng dân cư
đô thị của cả nước.

Nguồn: Niên giám thống kê tồn quốc (2016)

Hình 2.2. Tổng dân số cả nước và dân số đô thị
của 5 thành phố lớn trên cả nước
Khi các đô thị ngày càng phát triển mở rộng, thì dân số càng tăng, dịng di
cư càng lớn (nhóm di dân có 80% thời gian sống ở đô thị cũng đang tăng nhanh

10


tại các thành phố lớn như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh) dẫn đến sự quá tải trong
sử dụng hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có. Cùng với đó, việc hình thành các khu dân
cư nghèo quanh đơ thị gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ mất an tồn xã hội
khơng ngừng tăng cao.
Trên thực tế, nhiều bệnh viện được xây dựng từ rất lâu, khơng có hệ

thống thu gom, xử lý chất thải; việc kiểm tra, giám sát công tác BVMT chưa
được chú trọng đúng mức dù cho trên thực tế, hằng năm Bộ Y tế đều thành lập
các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực hiện các quy định về BVMT
trong hoạt động y tế tại các cơ sở do Bộ Y tế quản lý. Tuy nhiên, việc kiểm tra
đối với các cơ sở xử lý chất thải y tế bên ngoài khn viên cơ sở y tế cịn chưa
được thực hiện thường xuyên, đặc biệt một số các cơ sở y tế tư nhân còn trốn
tránh nghĩa vụ xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động; các cơ
sở khám chữa bệnh ở vùng sâu, vùng xa không đảm bảo các thủ tục pháp lý về
đăng ký đề án BVMT, các hồ sơ pháp lý về môi trường. Những nguyên nhân này
khiến cho thực trạng quản lý mơi trường y tế cịn gặp nhiều khó khăn, gây áp lực
không nhỏ đối với môi trường.
c. Quy hoạch phát triển và nhu cầu sử dụng nước của các ngành nghề
Theo quy luật khách quan, đơ thị hóa phải bắt nguồn từ phát triển nền
kinh tế phi nông nghiệp (công nghiệp, thương mại, dịch vụ…) dần dần thay
thế cho nền kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, khác với các quốc gia trong khu
vực và trên thế giới, đơ thị hóa của nước ta có đặc điểm là q trình đơ thị hóa
nơng thơn thành thành thị, biến đổi các làng, xã nông nghiệp thành các quận,
phường của đô thị.
Phát triển và tăng trưởng đơ thị ở nước ta nhìn chung là muộn và chậm
hơn so với một số nước trong khu vực. Sự phát triển đô thị không đồng đều giữa
các vùng và chênh lệch nhiều giữa các khu vực khác nhau về đặc điểm địa lý, cụ
thể như các khu vực đồng bằng, duyên hải phát triển nhanh hơn vùng núi, vùng
cao. Hơn nữa, việc quản lý hạ tầng kỹ thuật giữa các bộ ngành không nhất quán,
đồng bộ dẫn đến những tác động không nhỏ đến môi trường, đặc biệt ở các đô thị
lớn. Thực trạng chung hiện nay là các đô thị đều bị quá tải, tăng sức ép ở tất cả
các mặt hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Hiện nay, có 10 vùng đơ thị hóa đặc trưng là: vùng kinh tế trọng điểm
(KTTĐ) Bắc Bộ và ĐBSH; vùng KTTĐ Nam Bộ và Đông Nam Bộ; vùng KTTĐ

11



×