Tải bản đầy đủ (.docx) (207 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố sơn la, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.02 KB, 207 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ LÊ MAI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số :

8620115

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đinh Văn Đãn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ luận văn
hoặc cơng trình khoa học nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 2018

Tác giả luận văn



Vũ Thị Lê Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình, chu đáo của các thầy, cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, đồng nghiệp.
Tơi xin trân trọng cảm ơn tới:
Các thầy, cô Bộ môn Kinh tế Nơng nghiệp & Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn; các thầy, cô Ban quản lý đào tạo cũng như các thầy cô Học viện nông
nghiệp Việt Nam đã giảng dạy, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và làm luận văn.
Các phòng thuộc UBND Thành phố, UBND các xã tôi chọn điểm nghiên cứu đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thu thập số liệu tại địa phương.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS Đinh Văn Đãn đã tận tình chỉ dẫn và
giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng nghiệp, bạn bè đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, động viên khích lệ, đồng thời có những ý kiến đóng
góp quý báu trong q trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn thạc sĩ kinh tế này.
Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm
2018
Tác giả luận văn

Vũ Thị Lê Mai

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ....................................................................................................viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..............................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu chung..................................................................................................3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể..................................................................................................3

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................. 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3


1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................5

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI.......................................................................................................... 6
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI............................ 6

2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan..........................................................................6

2.1.3.

Đặc điểm quản lý nhà nước về đất đai............................................................13

2.1.4.

Nội dung quản lý nhà nước về đất đai.............................................................17

2.1.5.

Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai................................... 18

2.1.6.


Các Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai.................................20

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN....................................................................................... 23

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai ở một số địa phương trong nước. .23

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho Sơn La và trên địa bàn thành phố Sơn
La về quản lý nhà nước đối với đất đai...........................................................25

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 27
3.1.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ SƠN LA..................................................................................27

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên...........................................................................................27

iii


3.1.2.


Điều kiện kinh tế xã hội.................................................................................. 29

3.1.2.2.

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế..........................................................30

3.1.3.

Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn.................................................... 35

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................36

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu, thơng tin..........................................................36

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.......................................................... 37

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích............................................................................. 38

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................... 40
4.1.
4.1.1.


THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA
BÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA

40

Khái quát tình hình giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của tỉnh Sơn La

40

4.1.2.

Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Sơn La......................42

4.1.3.

Phân tích một số nội dung trong công tác quản lý đất đai của thành phố
giai đoạn 2014-2016 49

4.1.4.

Đánh giá chung về công tác quản lý đất đai của thành phố Sơn La................75

4.2.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN
LA

78


4.2.1.

Ý thức chấp hành luật đất đai..........................................................................78

4.2.3.

Phân tích yếu tố giá trị kinh tế của đất............................................................ 79

4.3.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ TRONG NHỮNG
NĂM TỚI

80

4.3.1.

Định hướng......................................................................................................80

4.3.2.

Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030

82

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 89
5.1.


KẾT LUẬN.....................................................................................................89

5.2.

KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 91

5.2.1.

Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La........................................ 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................93

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐS

Bất động sản

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

QLĐĐ

Quản lý đất đai

QLNN

Quản lý nhà nước


QSD

Quyền sử dụng

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

UBND

Uỷ ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Thống kê diện tích

Bảng 3.2.


Kết quả sản xuất và

2016) .....................
Bảng 3.3.

Tình hình dân số và

Bảng 4.1.

Kết quả thống kê đấ

Bảng 4.2.

Bảng quy trình cơn

Bảng 4.3.

Tình hình giao đất,

Bảng 4.4.

Kết quả giao đất the

Bảng 4.5.

Kết quả giao đất the

Bảng 4.6.


Tổng hợp hình thức

Bảng 4.7.

Tổng hợp tình hình

Bảng 4.8.

Kết quả thuê đất the

Bảng 4.9.

Kết quả thuê đất the

Bảng 4.10. Kết quả điều tra tình hình sử dụng đất tại một số dự án ..............................
Bảng 4.11. Sơ đồ quy trình cấp giấy chứng nhận ...........................................................
Bảng 4.12. Tổng hợp tình hình cấp Giấy CNQSD đất 2014-2016 ................................
Bảng 4.13. Kết quả cấp, trao giấy CNQSD đất .............................................................
Bảng 4.14. Tổng hợp về sự hiểu biết và đánh giá của người dân về công tác cấp

Giấy CNQSD đất ..
Bảng 4.15. Kết quả thu hồi đất theo đơn vị hành chính .................................................
Bảng 4.16. Tổng hợp kết quả thu hồi đất theo năm .......................................................
Bảng 4.17. Tổng hợp kết quả bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ..............................
Bảng 4.18. Tổng hợp kết quả thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất nơng

nghiệp theo năm ....
Bảng 4.19. Tổng hợp đánh giá của cán bộ, người dân và doanh nghiệp đối với

chính sách bồi thườ


vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Giao đất ở thông qua đấu giá và không thông qua đấu giá................................ 52
Đồ thị 4.2. Số hộ và diện tích đất bị thu hồi qua hai giai đoạn.............................................. 71
Đồ thị 4.3. Dự án Nhà nước bồi thường GPMB và dự án doanh nghiệp bồi thường
GPMB 73

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thị Lê Mai
Tên luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành Phố Sơn La
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Văn Đãn
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã ngành: 8 62 01 15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Đất là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mọi chế độ xã hội. Đất
đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Việc sử dụng đất đai trren địa bàn thành phố, tỉnh, huyện
hay một Quốc gia cần phải có sự quản lý chung của nhà nước. Quản lý nhà nước về đất
đai tốt hay xấu có tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực, nhiều mặt của kinh tế - xã hội. Vì
vậy, để làm tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước về đất một cách tiết kiệm có hiệu quả
là vơ cùng cần thiết. Do vậy tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
thành Phố Sơn La”.
Mục tiêu của đề tài là:

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với

đất đai.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố

Sơn La.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai cũng như tồn

tại hạn chế trong công tác này trên địa bàn thành phố Sơn La
- Đề xuất một số định hướng, giải pháp, khuyến nghị góp phần tăng cường quản lý

Nhà nước về đất đai địa bàn trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu của luận văn là thu thập tài liệu thứ cấp từ các Báo cáo,
số liệu thống kê tại thành phố Sơn La; các đề án, dự án liên quan đến quản lý đất đai đã
được phê duyệt; các thông tin đã công bố, được thu thập từ những tài liệu đã thứ cấp:
như tạp chí, sách thống kê, báo chuyên ngành và mạng internet và sử dụng phương pháp
chuyên gia. Phương pháp phỏng vấn, điều tra thực tế thực trạng công tác quản lý nhà
nước về đất đai theo phiếu điều tra. Phương pháp phân tích thống kê, (mơ tả, so sánh và
phương pháp phân tích kinh tế. Kết quả đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai
ở thành phố Sơn La được thể hiện qua những nội dung cụ thể:
Nội dung nghiên cứu về quản lý Nhà nước về đất đâi bao gồm 15. Do hạn chế về
nguồn lực và thời gian nghiên cứu nên chúng tôi tập trung vào 3 nội dung chủ yếu đó
là: (1) Cơng tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng; cơng tác giao đất, cho

ix


thuê đất. (2) Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý

Nhà nước về đất đai. Kết quả đạt được như sau:
+ Công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB: từ 2014 đến 2016 thành phố đã thu
2

hồi 404.591,1 m của 998 lượt hộ gia đình, cá nhân. Trong đó thu hồi đất trồng lúa và
2

cây hàng năm là 357.213,3 m chiếm 88,3% tổng diện tích thu hồi, đây là loại đất được
2

thu hồi chiếm tỷ lệ cao nhất. Đất có mặt nước ni trồng thuỷ sản 11.907,2 m chiếm
2

2,9% diện tích thu hồi. Đất trồng cây lâu năm là 30.436,0m chiếm 7,5%, đất lâm
2

2

nghiệp 2.356,5 m chiếm 0,6%. Đất ở nông thôn 2.678,1 m chiếm 0,7%. Việc thu hồi
đất chủ yếu là đất sản xuất nơng nghiệp, Chính sách bồi thường thường xun thay đổi,
tình trạng nhà đầu tư nhận chuyển nhượng đất gây xáo trộn về giá làm gia tăng khó khăn
khi nhà nước thu hồi phục vụ các mục tiêu chung, tình trạng đơn thư khiếu kiện phức
tạp có liên quan đến thu hồi đất gia tăng;
+ Công tác giao đất, cho thuê đất: đã giao 527 hồ sơ, diện tích giao 41.646,8 m

2

đất ở.
+ Công tác giao đất, cho thuê đất cịn chưa quan tâm giao đất nơng nghiệp, chủ


yếu tập trung đấu giá QSD đất ở; việc sử dụng đất sau khi được giao, được th cịn
chậm, cơng tác kiểm tra, xử lý đối với trường hợp này chưa thường xuyên. + Công tác
cấp Giấy CNQSD đất: 2.802 Giấy CNQSD đất, diện tích 113,9 ha, trong đó: đất ở đơ thị
1.294 giấy, diện tích 15,9 ha; đất ở nơng thơn 755 giấy, diện tích 22,2 ha; đất nơng
nghiệp 753 giấy, diện tích 75,8 ha. Cơng tác cấp giấy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn

thành phố: Các yếu tố bên trong: Sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người
sử dụng đất; Quy trình cấp GCNQSD đất; Tình trạng giao đất cho thuê đất ... Các yếu tố
bên ngoài: Định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Kiểm tra, xử lý vi
phạm sau giao đất, cho thuê đất; Sự thỏa thuận giá chuyển nhượng; Thuế, các khoản thu
tài chính và nguồn gốc sử dụng đất...
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng chúng tôi đề xuất một số
định hướng, giải pháp góp phần tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn
thành phố đến năm 2020.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Vu Thi Le Mai
Thesis title: State management of land in Son La city, Son La province
Advisor: Dr. Dinh Van Dan
Major: Agricultural Economics

Code: 8620115

Academic Institution: Vietnam National University of Agriculture
Research Findings

Land is one of the most important resources of all social regimes. Land is a
special production material. The land use in a city, province, district or a country needs
the overall management of the state. Good or bad state land management has a great
impact on many fields and socio-economic aspects. Therefore, in order to do better and
efficient management of land is extremely necessary. Therefore, I chose the research
topic "State management of land in Son La city, Son La province".
Research objectives are:
- To review theoretical and practical basis of state management of land.
- To assesse the situation of state management of land in Son La City.
- To analyse factors affecting the state management of land and land

management’s limitation in Son La City
- To propose solutions and recommendations to enhance the state management of

land in Son La city, Son La province.
The thesis used both primary and secondary data collection methods. Secondary
data was collected from reports and statistics in Son La city; approved projects related to
land management, published information, journals, statistical books, specialized journals
and the internet. Primary data was collected from interview method, actual investigation
of the state management of land by survey questionnaire. Description and comparative
statistical methods were used to analyze data.
The results of assessing the state management of land in Son La city are
expressed through the following contents:
Research on state management of land consists of 15 contents. Due to limitation
of resources and research time, we focus on 3 main contents as follows: (1) Land
recovery, ground clearance compensation; land allocation, land lease; (2) The issuance
of certificates of land use right, ownership of houses and other assets attached to land;

xi



(3) Analysis of factors affecting the state management of land. The research results are

as follows:
Land recovery and compensation: from 2014 to 2016 the city has recovered
404,591.1 m2 of 998 households and individuals. In which, land acquisition of rice and
annual crops is 357,213.3 m2 accounting for 88.3% of the total area recovered, this is
the type of land recovered the highest percentage. Land for aquaculture is 11,907.2 m2,
accounting for 2.9% of the recovered area. Land for perennial crops is 30.436,0 m2,
accounting for 7.5%, forest land is 2,356.5 m2, accounting for 0.6%. Land in rural area
is 2,678.1 m2, accounting for 0.7%. The land acquisition is mainly agricultural land,
compensation policy frequently changes, the condition of investors receive land transfer
causing disturbance of the price increases difficult when the state recovers for common
goals. The status of complex petitions related to land acquisition increased.
Land allocation and lease: The city has allocated 527 documents with 41,466.8
m2 of residential land. Land allocation and lease of agricultural land has not been paid
attention. The city mainly focuses on the auction of land use rights. The use of land after
delivery, is leased is still slow. The inspection and handling of this case is not frequent.
Issuance of land use right certificate: 2,802 certificate of land use right with area
of 113.9 ha was issued. In which, urban land is 1,294 certificates with area of 15.9 ha;
755 certificates of rural residential land with area of 22.2 ha; 753 certificates of
agricultural land with area of 75.8 ha. The issuance of certificates has made a lot of
progress but still not met the actual demand.
Factors affecting the state management of land in the city are analyzed by two
groups of internal and external factors. Internal factors include understanding and sense
of law observance of land users; process of granting land use right certificate; status of
land allocation, land lease. External factors include land valuation to calculate land use
fees and land rent; inspect and handle violations after land assignment or land lease;
agreement on transfer price; taxes, financial levies and land use.
Based on the analysis of current situation and influencing factors, we propose

some solutions and recommendations to enhance the state management of land in the
city toward 2020.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phịng. Quản lý
về đất đai là yêu cầu và là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi nhà nước trong bất kỳ giai
đoạn lịch sử nào. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, dân số gia tăng, nhu
cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất… ngày càng lớn thì đất đai lại
càng trở lên quý hiếm hơn bao giờ hết. Yêu cầu quản lý để sử dụng đất đai một
cách tiết kiệm, hiệu quả là vô cùng cần thiết (Đỗ Kim Chung, 2009).
Quản lý đất đai có vai trị rất quan trọng đi đơi với sự phát triển của xã hội,
xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn trong khi đất
đai có hạn điều đó đã làm cho quan hệ giữa người với người và với đất đai ngày
càng trở lên phúc tạp. Là một cấp trong bộ máy chính quyền nhà nước, cấp thành
phố Sơn La quản lý một vùng miền nhất định với những nét đặc trưng riêng về
điều kiện tự nhiên và xã hội, có vai trị hết sức quan trọng trong quản lý đất đai.
Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong những năm gần đây đã
bộc lộ nhiều vấn đề bất cập nên cần có những nghiên cứu nghiêm túc bằng luận
cứ khoa học để có chính sách, biện pháp điều chỉnh phù hợp với những yêu cầu
mới là hết sức cần thiết.
Thành phố Sơn La là một trong những thành phố Sơn La của tỉnh được xác
định là trọng điểm phát triền kinh tế xã hội, trung tâm thành phố Sơn La cách
không xa nhà máy Thủy điện Sơn La. Trên địa bàn thành phố Sơn La có hệ thống
đường giao thông đan xen giữa đường bộ, và đường sông nên rất thuận lợi cho

việc giao lưu buôn bán hàng hóa. Trong những năm qua cơng tác quản lý Nhà
nước về đất đai của thành phố Sơn La đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh
tế xã hội của thành phố Sơn La nói riêng và của tỉnh Sơn La nói chung. Tuy
nhiên cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai còn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập,
tồn tại, hạn chế chưa thực sự trở thành động lực địn bẩy kích thích quan trọng để
tạo ra bước đột phá trong việc khai thác tài nguyên đất đai phục vụ phát triển
kinh tế, xã hội. Trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo quy định
của Luật Đất đai năm 2013 thì những nội dung đang được đánh giá là còn nhiều
những tồn tại, bất cập, hạn chế đó là: Tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử

1


dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chậm, nhiều sai sót;
Cơng tác thu hồi đất gặp nhiều khó khăn khơng đáp ứng được yêu cầu, tiến độ
các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội; cơng tác bồi thường giải phóng mặt
bằng còn nhiều bất cập đã làm nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc phức tạp khó giải
quyết; Cơng tác giao đất, cho thuê đất còn vướng mắc chưa đáp ứng được nhu
cầu sử dụng đất của người dân và doanh nghiệp chưa tạo bước chuyển mạnh mẽ
trong cải thiện môi trường đầu tư và làm cơ sở quan trọng để thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ giảm tỷ
trọng ngành nơng nghiệp, đây chính là ngun nhân dẫn đến các vi phạm pháp
luật đất đai như lấn chiếm đất, sử dụng đất sai mục đích diễn ra ở nhiều nơi chưa
được ngăn chặn xử lý kịp thời... Những tồn tại trên là nguyên nhân cơ bản ảnh
hưởng đến kết quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm giảm sút lòng tin
của nhân dân vào sự lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Do đó, việc nghiên cứu lĩnh
vực quản lý Nhà nước về đất đai trong tình hình hiện nay là rất cần thiết và có ý
nghĩa rất quan trọng để từ đó tìm ra ngun nhân và các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước đối với đất đai trên địa bàn thành phố Sơn La. Ngoài
việc nâng cao hiệu quả quản lý đất đai tại thành phố Sơn La, những vấn đề bất

cập trong những năm gần đây cũng là những vấn đề mà các huyện khác trên địa
bàn tỉnh Sơn La gặp phải. Do vậy giải quyết tốt những bất cập trong quản lý nhà
nước về đất đai tại thành phố Sơn La sẽ mang lại những bài học có giá trị cả về lý
luận và thực tiễn cho các thành phố Sơn La khác tham khảo, học tập (Nguyễn
Xuân Hải, 2016).
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý Nhà nước
về đất đai trên địa bàn trên địa bàn thành phố Sơn La tỉnh Sơn La ”, trong đó
tập trung đi sâu nghiên cứu một số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đó là:
Cơng tác giao đất, cho th đất; Cơng tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt
bằng; Cơng tác cấp Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất với mong muốn góp phần tìm ra những giải pháp giải quyết
những hạn chế, bất cập, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai
trong những năm tới.
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến công tác
quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn
La:
+ Những cơ sở lý luận nào liên quan đến quản lý Nhà nước về đất đai?

2


+ Thực tiễn và kinh nghiệm quản lý Nhà nước về đất đai ở các nước trên

thế giới nhất là các nước trong khu vực và thành phố tại Việt nam họ đã quản lý
nhà nước về đất đai ra sao?
+ Những bài học nào về quản lý Nhà nước về đất đai trên thế giơi và các

thành phố ở Việt Nam vận dụng tốt cho thành phố Sơn La?
+ Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở trên địa bàn thành phố


Sơn La những năm qua như thế nào?
+ Những yếu tố nào chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về

đất đai ở thành phố Sơn La?
+ Những năm tới quản lý Nhà nước về đất đai có những định hướng gì mới

và Cần có những giải pháp gì để tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai trong
thời gian tới đạt hiệu quả cao?
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá, nghiên cứu thực trạng công tác quản lý Nhà nước về
đất đai của trên địa bàn thành phố Sơn La thời gian qua, đề xuất một số giải pháp
góp phần tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai của địa phương trong những
năm tiếp theo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối

với đất đai.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn

thành phố Sơn La.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai cũng

như tồn tại hạn chế trong công tác này trên địa bàn thành phố Sơn La
- Đề xuất một số định hướng, giải pháp, khuyến nghị góp phần tăng cường

quản lý Nhà nước về đất đai địa bàn trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
Nhà nước đối với đất đai trên địa bàn trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

3


- Các chủ thể quản lý và sử dụng đất đai (Luật đất đai, 2013)
* Các chủ thể quản lý và sử dụng đất đai

Các chủ thể quản lý đất có thể là cơ quan nhà nước, và các tổ chức:
+ Các chủ thể quản lý đất đai là cơ quan nhà nước gồm 2 loại là:
Các cơ quan thay mặt Nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nước về đất
đai ở địa phương theo cấp hành chính, đó là Uỷ ban nhân dân các cấp và cơ quan
chuyên môn ngành quản lý đất đai ở các cấp.
Các cơ quan đứng ra đăng ký quyền quản lý đối với những diện tích đất
chưa sử dụng, đất cơng ở địa phương. Theo quy định của Luật Đất đai 2013, Uỷ
ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đăng ký vào hồ sơ địa chính những diện tích
đất chưa sử dụng và những diện tích đất cơng cộng khơng thuộc một chủ sử dụng
cụ thể nào như đất giao thông, đất nghĩa địa.
Các cơ quan này đều là đối tượng quản lý trong lĩnh vực đất đai của các
cơ quan cấp trên trực tiếp và chủ yếu theo nguyên tắc trực tuyến.
Các chủ thể quản lý đất đai là các tổ chức như các Ban quản lý khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Những chủ thể này không trực tiếp sử
dụng đất mà được Nhà nước cho phép thay mặt Nhà nước thực hiện quyền quản
lý đất đai. Vì vậy, các tổ chức này được Nhà nước giao quyền thay mặt Nhà nước
cho thuê đất gắn liền với cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu công nghệ
cao, khu kinh tế đó. Các ban quản lý này là các tổ chức và cũng trở thành đối
tượng quản lý của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
* Các chủ thể sử dụng đất đai
Theo Luật Đất đai 2013, các chủ thể sử dụng đất đai gồm:

Tổ chức trong nước; Cơ sở tôn giáo; Cộng đồng dân cư; Hộ gia đình; Cá
nhân; Tổ chức nước ngồi; Cá nhân nước ngoài; Người Việt Nam định cư nước
ngoài. Như vậy, hiện nay trên tồn quốc có tới vài chục triệu chủ thể sử dụng đất
đai. Cho dù là loại chủ thể sử dụng đất đai nào thì họ cũng đều là đối tượng của
các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
Tất cả các chủ thể, từ quản lý đất đai đến sử dụng đất đai đều là đối tượng
của quản lý nhà nước về đất đai. Các cơ quan nhà nước được phân công, phân
cấp thay mặt Nhà nước kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất của các chủ
thể này xem có đúng pháp luật hay khơng để uốn nắn, điều chỉnh cho kịp thời.

4


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu một số nội dung về quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất
đai năm 2013 rất rộng, lớn bao gồm 15 nội dung rất phong phú. Do vậy trong
thời gian ngắn phạm vi đề tài chúng tôi giới hạn vào nghiên cứu 3 nội dung chủ
yếu về quản lý nhà nước về đất đai đó là:
Cơng tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt
bằng; Cơng tác giao đất, cho thuê đất.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng các nội dung nêu trên; phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai, từ đó đề xuất một số định
hướng và giải pháp chủ yếu nhằm góp phần tăng cường quản lý Nhà nước về đất
đai trên địa bàn thành phố Sơn La.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian

Đề tài được nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2016 số liệu sơ cấp tập
trung thu thập trong năm 2017. Các giải pháp đề xuất đến năm 2020, định hướng
đến năm 2025.
Thời gian thực hiên đề tài từ tháng 5/2017 đến tháng 03 năm 2018

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm về đất
Đất đai là tài sản đặc biệt, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa-xã hội-an ninh
quốc phịng (Luật đất đai, 2013).
Theo Luật Đất đai 2013 và được cụ thể hố ở Điều 10 tồn bộ quỹ đất của
nước ta hiện nay được phân thành 3 nhóm, trong đó lại chia nhỏ hơn thành 19
loại như sau:
(1). Nhóm đất nông nghiệp được chia thành 8 loại đất sau:
- Đất đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại


nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả hình thức trồng trọt không trực tiếp
trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật
khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho
mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và
đất trồng hoa, cây cảnh.
(2). Nhóm đất phi nơng nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
b) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
c) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

6


c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh;
d) Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức

sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục
thể thao, khoa học và cơng nghệ, ngoại giao và cơng trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng,
làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng gồm đất giao thơng (gồm cảng

hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường
sắt, hệ thống đường bộ và cơng trình giao thơng khác); thủy lợi; đất có di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi,
giải trí cơng cộng; đất cơng trình năng lượng; đất cơng trình bưu chính, viễn
thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất cơng trình cơng cộng khác;
g) Đất cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

i) Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao

động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo
vệ thực vật, phân bón, máy móc, cơng cụ phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp và
đất xây dựng cơng trình khác của người sử dụng đất khơng nhằm mục đích kinh
doanh mà cơng trình đó khơng gắn liền với đất ở;
(3). Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Tất cả 3 nhóm, gồm 19 loại đất trên đều là đối tượng của công tác quản lý

nhà nước về đất đai.
2.1.1.2 Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước
a. Khái niệm về quản lý
Theo F.W taylor: Là một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa học
quản lý và là “ông tổ” trường phái “quản lý theo khoa học”, tiếp cận dưới góc độ
kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: Quản lý là hồn thành cơng việc của mình thơng
qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hồn thành cơng việc một
cách tốt nhất và rẻ nhất (dẫn theo Nguyễn Xuân Hải, 2010).

7


Theo Herry Fayol: Là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là
người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời cận- hiện
đại đến nay, quan niệm rằng:Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu:
Lập kế hoạch, tổ chức, phân cơng điều khiển và kiểm sốt nỗ lực của cá nhân, bộ
phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được
mục tiêu đề ra (dẫn theo Nguyễn Xuân Hải, 2010).
Theo J.H.Donnelly, James Gibson và J.M.Ivancevich: trong khi nhấn mạnh
đến hiệu quả sự phối hợp hoạt động của nhiều người đã cho rằng: Quản lý là một

quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của
những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không
thể nào đạt được (dẫn theo Nguyễn Xuân Hải, 2010).
Theo Stephan Robbins quan niệm: Quản lý là một tiến trình hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức
và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt
ra (dẫn theo Nguyễn Xuân Hải, 2010).
Theo tác giả Nguyễn Xuân Hải (2010): Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng
có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra
trong điều kiện môi trường luôn biến động.
Từ khái niệm trên chúng tơi có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tổ chức có
hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
b.

Khái niệm quản lý nhà nước

Khái niệm quản lý nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn
tại của nhà nước.
* Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ
máy nhà nước, là sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương
diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, quản lý nhà nước là
hoạt động của cả ba hệ thống cơ quan nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành
pháp, cơ quan tư pháp. Quản lý nhà nước có các đặc điểm sau đây:
– Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, công chức trong bộ máy nhà
nước được trao quyền lực công gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền
tư pháp.
– Đối tượng quản lý của nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống
và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.


8


– Quản lý nhà nước có tính tồn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao…
Mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát
triển bền vững trong xã hội.
* Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành
của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu
cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung cịn
thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính
nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của
mình, chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức
thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban
hành quy chế làm việc nội bộ… Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp còn đồng
nghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà nước.
QLNN là một dạng đặc biệt của quản lý, được sử dụng các quyền lực nhà
nước như lập pháp hành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Trong đó, QLNN mang tính quyền lực đặc biệt là tính tổ chức cao, và có
mục tiêu chiến lược, chương trình kế hoạch để thực hiện mục tiêu, hơn cả là
QLNN ở Việt Nam mang nguyên tắc tập trung dân chủ. QLNN khơng có sự tách
biệt tuyệt đối giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý và nó ln đảm bảo tính
liên tục, ổn định trong tổ chức (Nguyễn Viết Đăng, Đinh Văn Đãn, 2009)
• Quan niệm khác về quản lý nhà nước::
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước tập 1 (trang 407): “Quản lý
nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối
với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát
triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng
và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc

XHCN”.
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản
lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà n ước trong quản lý
xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.uản lý nhà nước được hiểu
theo hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà
nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt

9


động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần
thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực
hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội,
đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ
quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp
luật.
c. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai là sự tác động có tổ chức và điều khiển quyền
lực của Nhà nước bằng pháp luật đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người trong lĩnh vực đất đai, nhằm duy trì phát triển các mối quan
hệ xã hội, trật tự pháp luật đất đai và thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ
quản lý nhà nước về đất đai trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
2.1.2. Vai trò và sự cần thiết quản lý nhà nước về đất đai
a) Vai trò của đất

+ Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đất là

thành phần quan trọng của môi trường sống, địa bàn phân bố dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế văn hóa và xã hội. Với sinh vật, đất đai khơng chỉ là mơi trường
sống mà cịn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng,
vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Trên phương diện này, đất
đai phát huy tác dụng như một công cụ lao động. Việc quản lý và sử dụng tốt đất
đai sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội. Chính
sách đất đai đúng đắn có tác dụng quyết định đến sự thành cơng của các chính
sách kinh tế khác. Từ đó, người sử dụng đất cần phải bảo vệ đất đai và quản lý
đất đai theo đúng luật.
+ Cơ chế quản lý kinh tế của nước ta hiện nay là cơ chế thị trường có sự

quản lý của nhà nước bằng các cơng cụ kế hoạch, pháp luật, chính sách. Nhà
nước đóng vai trị điều tiết vĩ mơ nhằm phát huy những mặt tích cực hạn chế
những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Vấn đề đặt ra là nhà nước phải có
phương thức quản lý để phù hợp với sự vận động của quy luật thị trường. Vai trò
của nhà nước trong quản lý đất đai là một yêu cầu cần thiết để điều hòa các mối
quan hệ giữa chủ thể nhà nước và người sử dụng đất, được thể hiện như sau:
+ Thông qua quy hoạch chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phân bổ đất đai có

cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế xã hội của đất nước. Thơng
qua đó nhà nước sẽ đảm bảo cho việc sử dụng đất đúng mực đích, đạt hiệu

10


quả, giúp cho nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có
biện pháp hữu hiệu để khai thác đất.
+ Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai, nhà


nước tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, daonh
nghiệp, cá nhân trong quan hệ về đất đai. Thông qua hệ thống pháp luật và các
văn bản pháp quy, nhà nước xác định vị trí pháp lý cho các đối tượng sử dụng.
Trên cơ sở đó nhà nước điều chỉnh hành vi của các đối tượng sử dụng đất. việc
ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai như giá cả, thuế, tiền tệ, tín
dụng nhà nước kích thích các chủ thể kinh tế, cá nhân sử dụng đầy đủ hợp lý đất
đai, tiết kiệm nhằm tăng khả năng sinh lời. Các chính sách đất đai là cơng cụ để
nhà nước thực hiện vai trò quản lý trong từng giai đoạn nhất định.
+ Thông qua việc kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng đất, nhà nước nắm

chắc tình hình diễn biến về sử dụng đất đai, phát hiện những vi phạm và gải
quyết những vi phạm đó. Với vai trò này nhà nước đảm bảo cho các quan hệ sử
dụng đất đai được vận hành theo đúng quy định của nhà nước.
b) Mục đích quản lý nhà nước về đất đai
- Đảm bảo sử dụng đất hợp lý, hiệu quả: Đất đai là tài nguyên quý giá, tư

liệu sản xuất đặc biệt..., không tái tạo được. Do vậy, đất đai cần được sử dụng
một cách tiết kiệm, nhằm mang lại nguồn lợi ích cao nhất cả về mặt vật chất và
tinh thần cho mọi người trước mắt cũng như lâu dài.
- Đảm bảo tính cơng bằng trong quản lý và sử dụng đất: Các chính sách

quản lý của Nhà nước, nhằm bảo đảm sự phân bổ hợp lý giữa lợi ích thu được
với chi phí phải bỏ ra tương ứng cho các bộ phận dân cư khác nhau. Về ngun
tắc, Nhà nước khơng để cho nhóm dân cư này gây tác hại cho nhóm dân cư khác
mà khơng chịu sự trừng phạt. Chính sách đất đai của Nhà nước cũng có chính
sách ưu đãi đối với người nghèo, nhóm người dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ
em, dân tộc thiểu số. Việc phân bổ đất thường chịu sự tác động của quy luật kinh
tế thị trường là tối đa hóa lợi nhuận, do đó chính sách của Nhà nước có nhiệm vụ
điều hịa lợi ích để đảm bảo sự công bằng.

-

Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Nhà nước có chính sách

phát huy nguồn vốn đất đai, bảo đảm các nguồn thu tài chính từ đất đai cho ngân
sách. Nhà nước điều tiết hợp lý các khoản thu, chi ngân sách, phần giá trị tăng
thêm của đất do quy hoạch, các khoản thu do đầu tư thu được từ đất đai. Nguồn

11


thu ngân sách nhà nước từ đất đai bao gồm: Tiền sử dụng đất; thuế, phí; các
khoản thu nhập khác từ đất đai.
c. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai
Trong nền kinh tế nói chung nhu cầu bản thân các doanh nghiệp địi hỏi
phải có sự quản lý của nhà nước. Quá trình sản xuất kinh doanh làm nảy sinh mối
quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, các doanh nghiệp đều có lợi ích riêng
của mình và họ ln tìm mọi cách để tối đa hóa lợi ích đó. Họ có thể thấy rõ hoặc
khơng thấy rõ để đạt được mục đích của mình thị họ đã vi phạm đến lợi ích của
người khác. Từ đó nảy sinh ra hiện tượng lợi ích của cá nhân hay bộ phận này
tăng lên làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác xét trên phạm vi tổng thể nền
kinh tế quốc dân. Biểu hiện về mặt xã hội của xu hướng này là các hoạt động
kinh tế chồng chéo cản trở lẫn nhau, sự phân bố nguồn lực khơng hợp lý, các vấn
đề chính trị xã hội phát sinh. Bởi vậy phải có một người đứng ra làm trung gian
giải quyết, cân bằng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong nền
kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đóng vai trị quyết định nền kinh tế, góp
phần tạo ra tích lũy, sự phát triển của các doanh nghiệp thể hiện sự phát triển của
quan hệ sản xuất. Doanh nghiệp đầu tư nguồn vốn, lao động, áp dụng khoa học
công nghệ để tạo ra năng suất chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giá thành hạ
đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các doanh nghiệp trong q trình sản xuất kinh

doanh tham gia vào mơi trường cạnh tranh đay là động lực thúc đẩy sản xuất,
thúc đẩy tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sản xuất. Nền kinh tế hàng hóa
vận động theo cơ chế thị trường không thể tách rời môi trường chính trị- xã hội.
Nếu mơi trường khơng ổn định thường xun có các xung đột chính trị giữa các
tầng lớp, giai cấp trong xã hội, các quan hệ buôn bán trên thị trường khơng lành
mạnh mang tính chất lừa đảo thì cơ chế thị trường sẽ khơng phát huy tác dụng.
Từ đó dẫn đến các sai lệch và những khuyết tật của cơ chế thị trường khó có thể
khắc phục được làm cho xã hội rối ren trở lên khủng hoảng. Bởi vậy địi hỏi phải
có vai trị quản lý của nhà nước, một tổ chức, một doanh nghiệp dù có lớn đến
đâu cũng khơng thể thay thế được vai trị đó. Trong hoạt động thực tế của doanh
nghiệp có rất nhiều vấn đề nảy sinh như cơ sở hạ tầng, môi trường... mà bản thân
doanh nghiệp cúng không thể giải quyết được. Mặt khác, các doanh nghiệp luôn
tối đa hóa lợi nhuận làm cạn kiệt tài ngun mơi trường bởi vậy cũng cần phải có
sự quản lý của nhà nước.

12


Trong tình hình hiện nay giá đất cũng như lợi nhuận khi đầu tư vào đất
tăng cao vùn vụt đã khiến cho tình trạng tranh chấp lấn chiếm đất đai xảy ra làm
ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Trong sản xuất nông nghiệp
khi tham gia vào cơ chế thị trường đất đai cũng chứa đựng nguy cơ quay về sản
xuất tự cấp, tự túc nếu người sử dụng đất không đủ năng lực, nếu thị trường bất
lợi kéo dài. Đất đai cũng là một nguồn vốn tham gia vào sản xuất hàng hóa, việc
sử dụng đất lại rất cần có vốn cho nên hình thành thị trường đất đai là một động
lực quan trọng để góp phần hồn thiện hệ thống thị trường quốc gia.
Việc khai thác những ưu điểm, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị
trường đặc biệt là các quan hệ đất đai vận động theo cơ chế thị trường thì khơng
thể thiếu được sự quản lý của nhà nước với tư cách là chủ thể của nền kinh tế
quốc dân. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đòi hỏi khách quan, là nhu cầu

tất yếu trong việc sử dụng đất đai. Nhà nước không chỉ quản lý bằng cơng cụ
pháp luật, các cơng cụ tài chính mà nhà nước cịn khuyến khích đối tượng sử
dụng đất hiệu quả bằng biện pháp kinh tế. Biện pháp kinh tế tác động trực tiếp
đến lợi ích của người sử dụng đất và đây là một biện pháp hữu hiệu trong cơ chế
thị trường, nó làm cho các đối tượng sử dụng đất có hiệu quả hơn, làm tốt cơng
việc của mình, vừa đảm bảo được lợi ích cá nhân cũng như lợi ích của tồn xã
hội.
2.1.3. Đặc điểm quản lý nhà nước về đất đai
a). Đặc điểm của quản lý nhà nước về đất đai
Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai mang tính vĩ mơ bao chùm lên tất
cả và có tính chất tổ chức nhằm khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả. Nó
khác với hoạt động quản lý của người sử dụng đất chỉ mang tính chất kỹ thuật,
nghiệp vụ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nào đó.
Hoạt động quản lý của nhà nước rất phong phú đa dạng bao gồm: điều tra,
khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân loại đất, lập bản đồ địa chính, quản lý các hoạt
động sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các chế độ, giải quyết khiếu nại tố cáo, ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
1) Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và khơng thể thay thế

Theo GS. TS Phạm Vân Đình và GS. TS Đỗ Kim Chung (1999) (2009)
cho rằng: Trong công nghiệp, đất đai chỉ đóng vai trị là mặt bằng sản xuất. Còn

13


×