Tải bản đầy đủ (.docx) (146 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.46 KB, 146 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI MINH ĐỨC

QUẢN LÝ ĐẤT CĨ NGUỒN GỐC TỪ NƠNG, LÂM

TRƯỜNG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Lê Hữu Ảnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng, cơng trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Những số
liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và
chưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Bùi Minh Đức

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, ngoài những cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan,
đơn vị trực thuộc UBND Tỉnh Phú Thọ Nhân dịp hồn thành luận văn này, tơi xin được
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới sự quan tâm giúp đỡ q báu đó.

Tơi xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy
cơ Bộ mơn Kế hoạch và Đầu tư, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và chân thành tới
PGS.TS. Lê Hữu Ảnh - người Thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình
trong suốt thời gian thực hiện và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND Tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Môi trường
Tỉnh Phú Thọ và người dân trong tỉnh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong Viện nghiên cứu quản lý đất đai
và bạn bè vì sự ủng hộ và những ý kiến đóng góp q báu giúp tơi hồn thành Luận văn.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn các thành viên trong đại gia đình đã động viên, ủng
hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hồn thành luận
văn của mình.
Một lần nữa, tơi xin được trân trọng cảm ơn và chúc sức khoẻ, hạnh phúc,

thành đạt tới tất cả mọi người!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Bùi Minh Đức

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình.......................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... x
Thesis abstract.......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 1


1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn....................................................................................... 4

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đất có nguồn gốc từ nơng,
lâm trườngtrên địa bàn tỉnh Phú Thọ................................................................. 5

2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 5

2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan.................................................................................. 5

2.1.2.

Vai trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của các nông, lâm trường ................................. 7

2.1.3.

Nội dung quản lý đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường.............................. 9

2.1.4.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất có nguồn gốc từ nơng,
lâm trường.................................................................................................................. 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 19

2.2.1.

Quá trình hình thành, sắp xếp, đổi mới phát triển các nông lâm trường

ở nước ta qua các thời kỳ......................................................................................... 19


iii


2.2.2.

Các chủ trương, chính sách, pháp luật về quản lý đất có nguồn gốc từ
nơng, lâm trường....................................................................................................... 24

Phần 3: Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 34
3.1.

Địa bàn nghiên cứu................................................................................................... 34

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý............................................................................... 34

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................................... 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 38

3.2.1.

Lý do chọn điểm nghiên cứu................................................................................... 38


3.2.2.

Phương pháp điều tra thu thập thông tin............................................................... 39

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................................ 42

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 44
4.1.

Thực trạng quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại Phú Thọ ..........44

4.1.1.

Thực trạng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng
đất có nguồn gốc từ nông lâm trường.................................................................... 44

4.1.2.

Thực trạng công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản
đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất....................................... 63

4.1.3.


Thực trạng công tác giao đất, co thuê đất, thu hồi và bàn giao đất cho
các địa phương.......................................................................................................... 77

4.1.4.

Thực trạng công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, xử lý

tố cáo và vi phạm về đất đai.................................................................................... 88
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với đất đai
của các nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .......................................... 95

4.2.1.

Yếu tố về năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ........................... 95

4.2.2.

Yếu tố về tự nhiên và kỹ thuật, kinh tế và xã hội................................................ 96

4.2.3.

Yếu tố về mức độ tuân thủ quy hoạch, quy định pháp luật của các cấp
ngành địa phương..................................................................................................... 98

4.2.4.

Yếu tố về trang thiết bị, máy móc........................................................................ 100


4.2.5.

Yếu tố phối hợp giữa các cấp, các ngành; công tác tuyên truyền, tăng
cường nhận thức về quy định của pháp luật đất đai trong nhân dân ..............102

iv


4.3.

Một số giải pháp quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ

4.3.1.

104

Về công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ
chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý đất có nguồn gốc
từ nơng lâm trường

4.3.2.

Về xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
4.3.3.

104
106


Về công tác thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi và bàn giao đất
cho địa phương 108

4.3.4.

Về công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, xử lý tố cáo
và vi phạm về đất đai 110

Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................... 112
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 112

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 114

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 115
Phụ lục..................................................................................................................................... 116

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQL


Ban quản lý

DTTS

Dân tộc thiểu số

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

NLT

Nông lâm trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ được cấp GCNQSDĐ đến năm 2004

39

Bảng 3.2. Phân bổ số lượng mẫu phiếu điều tra................................................................ 41
Bảng 4.1. Các văn bản liên quan đến quản lý đất có nguồn gốc từ nơng, lâm
trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn thi hành Luật Đất đai 1993 45
Bảng 4.2. Các văn bản liên quan đến quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm
trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn thi hành Luật Đất đai 2003 47
Bảng 4.3. Các văn bản liên quan đến quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm
trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn thi hành Luật Đất đai 2013 52
Bảng 4.4. Tổng hợp ý kiến về công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm
pháp luật và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý
đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường Tỉnh Phú Thọ

63

Bảng 4.5. Diện tích các đơn vị sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường đã
được đo đạc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2017

64

Bảng 4.6. Ý kiến cán bộ quản lý về công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, lập hồ
sơ ranh giới sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường tỉnh Phú Thọ

67

Bảng 4.7. Ý kiến của các cơ quan quản lý về công tác lập hồ sơ ranh giới sử

dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 71
Bảng 4.8. Diện tích cấp GCNQSDĐ có nguồn gốc từ nông lâm trường trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2017

72

Bảng 4.9. Diện tích bị lấn chiếm tranh chấp của các nông lâm trường .......................... 74
Bảng 4.10. Ý kiến của các đối tượng sử dụng đất về công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc từ nơng, lâm
trường tại Phú Thọ

76

Bảng 4.11. Diện tích thu hồi đất của các nơng lâm trường bàn giao về địa phương .....78
Bảng 4.12. Ý kiến của các cơ quan quản lý về diện tích đất có nguồn gốc từ nơng
lâm trường bàn giao cho địa phương quản lý

80

Bảng 4.13. Tổng hợp ý kiến về công tác thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi
và bàn giao đất cho các địa phương Tỉnh Phú Thọ

vii

87


Bảng 4.14. Tình hình thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp
hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý hành vi vi phạm về đất
đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường tại tỉnh Phú Thọ 91

Bảng 4.15. Tổng hợp ý kiến hộ gia đình, cá nhân về tác cơng tác thanh tra, kiểm
tra, xử lý vi phạm về đất đai tại Tỉnh Phú Thọ 92
Bảng 4.16. Ý kiến hộ gia đình, cá nhân về năng lực của đội ngũ cán bộ làm việc
về công tác quản lý đất đai tại tỉnh Phú Thọ

96

Bảng 4.17. Ý kiến về mức độ tuân thủ quy hoạch đất đai tại tỉnh ................................. 100
Bảng 4.18. Số lượng máy móc trang thiết bị phục vụ cơng tác quản lý đất đai của
tỉnh Phú Thọ

101

Bảng 4.19. Ý kiến cơ quan quản lý về trang thiết bị máy móc phục vụ công tác
quản lý nhà nước về đất đai tại tỉnh Phú Thọ

viii

102


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Q trình phát triển nơng lâm trường quốc doanh gắn với các mốc chính
sách chính

21

Hình 4.1. Sơ đồ bộ máy Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ............................. 58
Hình 4.2. Diện tích đã lập hồ sơ ranh giới của các nông lâm trường trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ năm 2017


69

Hình 4.3. Cơ cấu sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng trường trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ

81

Hình 4.4. Cơ cấu sử dụng đất có nguồn gốc từ lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ

ix

84


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Minh Đức
Tên luận văn: Quản lý đất có nguồn gốc từ nơng, lâm tại địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung của đề tài
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm
trường, đề xuất một số giải pháp cơ bản tăng cường quản lý đất có nguồn gốc từ nơng,
lâm trường tại tỉnh Phú Thọ.
Mục tiêu cụ thể của đề tài

Hệ thống hoá cơ sở lý luận trong thực tiễn về quản lý đất đai có nguồn gốc từ
nơng, lâm trường; Đánh giá thực trạng quản lý đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm
trường tại tỉnh Phú Thọ; Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất đai có
nguồn gốc từ nông, lâm trường tại tỉnh Phú Thọ; Đề xuất một số giải pháp quản lý
hiệu quả đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại tỉnh Phú Thọ.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra thu
thập thông tin, phương pháp xử lý thơng tin và phân tích số liệu. Dữ liệu thứ cấp được
thu thập từ sách báo, internet, tạp chí, báo cáo, luận văn… Dữ liệu sơ cấp được thu
thập bằng phiếu điều tra trực tiếp 90 đối tượng quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ
nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Số liệu sau khi điều tra sẽ được tổng hợp
và phân tích để đánh giá thực trạng cơng tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nơng lâm
trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
trong thời gian tới.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã nêu ra được thực trạng của công tác quản lý nhà
nước về đất đai có nguồn gốc từ nơng lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cụ thể:
- Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, địa
phương và công tác tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất
tại các nông, lâm trường đã cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai;

x


- Công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc từ nông lâm trường đã
đạt được những thành tựu nhất định với hơn 90% diện tích được lập hồ sơ ranh giới,
đo đạc, cắm mốc giới, 13.000 ha được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Công tác thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi và bàn giao đất có nguồn

gốc từ nơng lâm trường cho các địa phương với gần 22.000ha đã thu hồi bàn giao cho
địa phương quản lý, 4.427,8 ha giao khoán và 9.910 ha các công ty nông lâm nghiệp
giữ lại để tự sản xuất kinh doanh đã nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất có nguồn
gốc từ nơng, lâm trường.
- Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, xử lý tố cáo và vi
phạm về đất đai có nguồn gốc từ nơng lâm trường đã cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý

nhà nước về đất đai với tỷ lệ giải quyết đơn khiếu nại có liên quan đến đất đai có
nguồn gốc từ nơng lâm trường đạt tỷ lệ 99%.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được của 04 nội dung quản lý nhà nước về đất
đai có nguồn gốc từ nơng lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, luận văn đã đưa ra
được những bất cập, tồn tại và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
Nhà nước về đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường ở tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất
các nhóm giải pháp chính nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về
đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường tại địa bàn tỉnh Phú Thọ bao gồm: Giải pháp
về nâng cao chất lượng của công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông,
lâm trường; Giải pháp về nâng cao chất lượng công tác xác định ranh giới, cắm mốc
giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giải pháp
về nâng cao chất lượng công tác thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi và bàn giao
đất cho các địa phương; Giải pháp về nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giải
quyết tranh chấp và khiếu nại, xử lý tố cáo và vi phạm về đất đai.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui Minh Duc

Thesis title: Management of land originating from agricultural and forestry farms in
Phu Tho province.
Major : Economics management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
General objective of the study
This study aims to evaluate the current state management of land originating from
agricultural and forestry farms, and to propose some solutions to strengthen the state
management of land originating from agricultural and forestry farms in Phu Tho province.

Specific objectives of the study
(i) To systematize theoretical and practical framework in management of land
originating from agricultural and forestry farms; (ii) To assess the current state
management of land originating from agricultural and forestry farms in Phu Tho province;
(iii) To analyze factors affecting management of land originating from agricultural and
forestry farms in Phu Tho province; (iv) And to propose some solutions to strengthen
management of land originating from agricultural and forestry farms in Phu Tho province.

Materials and Methods
A number of research methods has been used in the dissertation: surveying
information method, processing and analyzing data method. Secondary data was
collected from books, the internet, journals, reports and dissertations ... Primary data
was collected by direct questionnaires from 90 subjects managing and using land
orginating from agriculture and forest in Phu Tho province. The data after being
surveyed will be synthesized and analyzed to assess the current situation of land
management in Phu Tho province in the past and to propose some solutions to
improve efficiency of management in land orginating from agriculture and forest in

Phu Tho province in the coming time.
Main findings and conclusions
The research result of the thesis shows the reality of management in land
originating from agricultural and forestry farms in Phu Tho province.
The work of constructing and issuing legal documents of the government and
local departments as well as the organization in implementing the provision of laws in

xii


management and usage in land originating from agriculture and forest have basically
met the requirement of the government in land management.
The work of determinating and marking boundary, measuring and constructing
cadastral maps, and issuing certificates of land use rights for land originating from
agriculture and forest have yielded achievement with more than 90% of land area
boundaried, measured and marked; certificates of land use rights for 13,000 ha of land
have been issued.
The work of assigning, leasing, recalling and hand-overing land originating
from agriculture and forest in locals has got some results: nearly 22,000ha of land
have been recalled and handed to the local government for managing; the management
and usage in 4,427.8 ha of land contracted and 9,910 ha of land kept for selfproduction and business have been improved.
The work of inspecting, solving disputes and complaints, denoucing and
solving violation in land originating from agriculture and forest has basically met the
requirement of the government in land management with the rate of solving
complaints being 99%.
In addition to the result of four contents in management in land originating
from agriculture and forest, the dissertation has presented weaknesses and analyzed
factors affecting the management in land originating from agriculture and forest in
Phu Tho province, thereby proposing major groups of solutions to enhance the
effectiveness of land management including: Solutions to improve the quality of the

work in constructing and issuing legal documents and to organize the implementation
of the law provisions in land management and usage in land originating from
agriculture and forest; Solutions to improve the quality of determinating boundary,
landmarking, measuring cadastral maps and issuing land use right certificates;
Solutions to improve the quality of land allocation, land lease, land recall and handover to the locals; Solutions to improve the quality of inspection, solvement of
disputes and complaints, denoucement land vilolation.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình phát triển của nơng, lâm trường (NLT) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
đã trải qua nhiều giai đoạn, gắn với các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. NLT trên địa bàn tỉnh đã nhiều lần được sắp xếp, đổi mới về mơ
hình tổ chức, hình thức hoạt động; qua đó đã hình thành nhiều loại hình tổ chức có
tiền thân là NLT như các nông trường, lâm trường, Ban quản lý (BQL) rừng phòng
hộ, BQL rừng đặc dụng, BQL các khu bảo tồn thiên nhiên và các tổ chức sự
nghiệp khác. Với lịch sử 60 năm hình thành, phát triển, việc sử dụng các loại đất
NLT đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giải
quyết việc làm, cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc, ổn định chính trị, bảo
đảm trật tự an tồn xã hội trên địa bàn khu vực nơng thôn, miền núi.
Trong thời gian qua Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách quy định về việc quản lý đất sử dụng đối với đất
nông, lâm nghiệp; sắp xếp, đổi mới và phát triển các NLT; bàn giao đất NLT quản
lý đất sử dụng không hiệu quả về địa phương. Việc quản lý đất đai NLT trên địa
bàn tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai,
cho thuê, cho mượn đất đai trái pháp luật đã giảm; hiệu quả nâng lên, góp phần
nâng cao đời sống người lao động trong các nông, lâm trường và người dân địa
phương được giao đất thu hồi từ NLT.

Bên cạnh kết quả đạt được, dưới áp lực gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã
hội và những biến cố lịch sử, cùng với nhận thức về giá trị sinh thái mơi trường
của rừng cịn hạn chế nên việc quản lý đai NLT còn chưa hiệu quả, đặc biệt là từ
sau thời kỳ đổi mới chuyển sang cơ chế thị trường và làm nảy sinh nhiều vấn đề
bức xúc trong quản lý NLT: tiến độ thực hiện rà soát, sắp xếp, đổi mới về quản lý
đất của các NLT cịn chậm; tình trạng bản đồ và hồ sơ quản lý đất đai thiếu chính
xác, khơng được chỉnh lý kịp thời, không phản ánh đúng thực tế quản lý đất; việc
xác định ranh giới, cắm mốc và lập hồ sơ địa chính mới chủ yếu thực hiện trên sổ
sách, chưa được xác định, chỉ dẫn, đo đạc trên thực địa; một số NLT có diện tích
đất lớn nhưng sử dụng không hiệu quả, trong khi người dân địa phương thiếu, hoặc
khơng có đất để canh tác. Mặt khác trong cơng tác quản lý đất đai, triển khai Luật
Đất đai và các văn bản

1


hướng dẫn thi hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn cịn gặp nhiều bất cập, khó khăn:
cơng tác đo đạc, lập hồ sơ ranh giới, bản đồ địa chính, quản lý quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường chưa tốt; việc cấp GCNQSDĐ cho
các đối tượng sử dụng đất còn chậm, tranh chấp đất đai vẫn diễn ra dưới nhiều
hình thức, tình trạng lấn chiếm đất đai có nguồn gốc từ NLT vẫn cịn phổ biến...
Để có những đánh giá khách quan và tồn diện về cơng tác quản lý đất đai
đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý đất có nguồn gốc từ NLT trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ cần nghiên cứu thực trạng; đánh giá kết quả đạt được; phân tích các hạn
chế, tồn tại và nguyên nhân trong quản lý đất đai có nguồn gốc từ NLT trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ. Việc thực hiện đề tài “Quản lý đất có nguồn gốc từ nơng, lâm
trường tại địa bàn tỉnh Phú Thọ” là rất cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm

trường, đề xuất một số giải pháp cơ bản tăng cường quản lý đất có nguồn gốc từ
nơng, lâm trường tại tỉnh Phú Thọ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận trong thực tiễn về quản lý đất đai có nguồn

gốc từ nơng, lâm trường;
- Đánh giá thực trạng quản lý và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản

lý đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường tại tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuất một số giải pháp quản lý hiệu quả đất đai có nguồn gốc từ nông,

lâm trường tại tỉnh Phú Thọ.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Công tác quản lý nhà nước về đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường tại
tỉnh Phú Thọ đã diễn ra như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là
đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường trên địa bàn nghiên cứu?
Các giải pháp đặt ra nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai có
nguồn gốc từ nông, lâm trường tại Tỉnh Phú Thọ trong bối hiện nay là gì?

2


1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng thực hiện các chính sách, quy định pháp
luật về quản lý đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường; đất có nguồn gốc từ nơng,
lâm trường các công ty nông lâm nghiệp đang quản lý và sử dụng; đất có nguồn
gốc từ nơng, lâm trường giao lại cho người dân.
Đối tượng phỏng vấn: là các cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường trên

địa bàn nghiên cứu; các hộ dân sản xuất nông nghiệp hoặc sống xung quanh khu
vực đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
trên địa bàn điều tra.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Nơng, lâm trường ở Việt Nam có lịch sử phát triển hơn 60 năm qua. Các
chính sách quản lý đất đai đối với nơng lâm trường đã có rất nhiều thay đổi. Hiện
nay, các công ty nông, lâm nghiệp đang hoạt động trên địa bàn nghiên cứu đều sử
dụng đất có nguồn gốc từ các nơng lâm trường. Do điều kiện nghiên cứu có hạn,
chúng tơi tập trung vào công tác quản lý đất đai tại các công ty nơng, lâm nghiệp
hiện tại có 100% vốn Nhà nước mà khơng có điều nghiên nghiên cứu q trình
quản lý đất đai trong các giai đoạn tồn tại nông, lâm trường trước đây.
Từ các quy định hiện hành về quản lý Nhà nước đối với đất đai có nguồn
gốc từ nông, lâm trường tại Trung ương và tỉnh Phú Thọ, đề tài tập trung nghiên
cứu 04 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường:
- Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực

hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường.
- Công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính,

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Cơng tác thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi và bàn giao đất cho các

địa phương.
- Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, xử lý tố cáo và vi

phạm về đất đai.
1.4.2.2. Phạm vi về không gian
Một số Công ty nông, lâm nghiệp sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm
trường trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.


3


1.4.2.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài phản ánh số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2017.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn “Quản lý đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường tại địa bàn tỉnh
Phú Thọ” đã đưa ra thực trạng, phân tích sâu hơn, đánh giá những mặt đã đạt
được, bất cập tồn tại và phân tích nguyên nhân theo bốn nội dung chủ yếu của
công tác quản lý nhà nước về đất đai có nguồn gốc từ nơng lâm trường trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ:
- Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực

hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường.
- Công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính,

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Cơng tác thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi và bàn giao đất cho các

địa phương.
- Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, xử lý tố cáo và vi

phạm về đất đai.
Qua quá trình điều tra thực hiện luận văn có thể kết luận để thực hiện tốt
cơng tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường trong thời gian tới cần
kết hợp rất nhiều yếu tố: từ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đất đai, giải
quyết dứt điểm tranh chấp từ giai đoạn trước, nâng cao ý thức của người dân sử
dụng đất… Tuy nhiên việc quan trọng đầu tiên cần giải quyết trong thời gian ngắn
hạn các cấp ban ngành tỉnh Phú Thọ cần hồn thành cơng tác cắm mốc, xác định

ranh giới đồng thời giải quyết dứt điểm các tranh chấp đất có nguồn gốc từ nơng
lâm trường.
Bên cạnh đó trên cơ sở phân tích các yếu tố có tầm ảnh hưởng rất lớn đối
với cơng tác quản lý nhà nước về đất đai hiện nay tại tỉnh Phú Thọ, đề tài đã đưa
ra các biện pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
nhà nước về đất đai nói chung và đất đai có nguồn gốc từ nơng lâm trường tại tỉnh
Phú Thọ trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT CĨ
NGUỒN GỐC TỪ NƠNG, LÂM TRƯỜNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
Nơng, lâm trường: là tên gọi chung cho các tổ chức có tiền thân là NLT hoặc
các tổ chức khác hiện đang sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp mà
một phần hoặc tồn bộ diện tích đang sử dụng là đất của các NLT trước đây. Hiện
nay NLT có nhiều tên gọi khác nhau như: giữ tên gọi cũ là nơng trường, lâm
trường (cả nước cịn 03 đơn vị: 2 lâm trường tại Yên Bái và 01 nông trường tại
Cần Thơ); nông trường, lâm trường; BQL rừng; Trung tâm nông, lâm nghiệp; trạm,
trại; khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, công ty nông nghiệp, công ty lâm
nghiệp... (Bùi Văn Sỹ, 2016).
Các NLT có các hình thái tổ chức như công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên (Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên (do một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tiềm năng về đất đai, lao động và một hoặc nhiều
công ty khác có tiềm năng về vốn, khoa học - cơng nghệ, thị trường liên kết thành
lập), công ty cổ phần (do một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông,
lâm nghiệp, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành trong q trình

cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước. Trong công ty cổ phần, Nhà nước có thể
nắm giữ cổ phần chi phối hoặc khơng nắm giữ cổ phần chi phối tùy theo từng
trường hợp) (Hoàng Xuân Phương, 2013).
Đất NLT: Là đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng (gồm đất
ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất phi nơng nghiệp) đất của NLT do
nhận khốn đất, mua vườn cây, sử dụng chuồng trại có đàn gia súc,… liên doanh,
liên kết sản xuất, thuê đất, mượn đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất,
chuyển đổi tổ chức, do NLT thu hồi và giao lại cho dân…
Quản lý đất NLT: là các hoạt động quản lý Nhà nước đối với: đất hiện đang
do các NLT quản lý, sử dụng vào các mục đích cơng ích hoặc sản xuất kinh doanh;
đất thuộc các NLT đã được bàn giao cho địa phương quản lý và tổ chức, sử dụng
trong quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các
nông, lâm trường (Bùi Văn Sỹ, 2016).

5


Sử dụng đất NLT được hiểu là các hoạt động và cách thức mà các NLT tổ
chức khai thác, sử dụng quỹ đất được giao như: trực tiếp sử dụng để sản xuất, kinh
doanh hoặc thực hiện các hoạt động cơng ích; giao khốn đất, giao khốn vườn
cây; cho th, cho mượn; góp quỹ đất để liên doanh, liên kết. Các hoạt động tự
quản lý như lập hồ sơ đất đai cho nhu cầu quản lý đất trong nội bộ; bảo vệ ngăn
chặn, xử lý các hành vi lấn chiếm, khai thác trái phép, hủy hoại đất và tài sản trên
đất cũng được coi là thuộc nhóm hoạt động sử dụng đất của các nơng, lâm trường
(Hồng Xn Phương, 2013).
Giao đất: Giao đất là một nội dung của Quản lý Nhà nước đối với đất đai, là
hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chuyển giao đất trên thực tế là
quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất. Căn cứ vào nhu
cầu sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy định của pháp luật. Nhà
nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2006).


Giao đất là căn cứ pháp lý phát sinh quyền sử dụng, xác lập quan hệ pháp
luật đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
của các bên. Căn cứ quyết định giao đất tùy từng trường hợp phát sinh các nghĩa
vụ tài chính giữa người sử dụng đất và nhà nước (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2006).
Quyết định giao đất là quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền
nên quan hệ pháp luật về giao đất mang tính mệnh lệnh. Một quyết định giao đất
được coi là khơng trái pháp luật khi nó được thực hiện theo đúng những nội dung
mà pháp luật quy định: căn cứ, nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục…
Giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử
dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất (Quốc hội, 2013).
Cho thuê đất: là một hình thức thực hiện quyền định đoạt đất đai của Nhà
nước, thơng qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Theo kinh nghiệm của nhà nước trên thế giới thì cho thuê đất đã tạo cho người sử
dụng đất một động lực đầu tư có hiệu quả vào đất đai (Quốc hội, 2013).
Theo pháp luật hiện hành thì cho thuê đất được thực hiện với hai hình thức:
Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; Nhà nước cho thuê đất thu tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Cho thuê đất được tiến hành thơng qua quyết định hành chính của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, sau đó trên cơ sở quyết định này sẽ tiến hành ký kết hợp
đồng cho thuê đất.

6


Cho thuê đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối
tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất
(Quốc hội, 2013).
Các loại hình tổ chức sử dụng đất NLT: Gồm các công ty, tổng công ty nông,
lâm nghiệp; các Trung tâm, trạm, trại…

Hình thức tự tổ chức sử dụng đất: là hình thức các cơng ty giữ lại một phần
diện tích đất lớn để sản xuất tập trung; công ty trực tiếp đầu tư, người lao động làm
công ăn lương, sản phẩm làm ra do công ty quản lý, chế biến, tiêu thụ.
Hình thức khốn sử dụng đất: là việc các tổ chức giao khoán thực hiện việc
giao đất cho các đối tượng nhận khoán khác nhau (chủ yếu là thành viên của NLT)
để thực hiện các hoạt động sản xuất trên đất theo định hướng và kế hoạch của tổ
chức giao khoán; đối tượng nhận khoán giao nộp sản phẩm theo định mức, hưởng
thành quả còn lại và tiền công đối với sản phẩm giao nộp theo thỏa thuận trong
hợp đồng giao khoán; tổ chức giao khoán quản lý, đầu tư cho sản xuất và bao tiêu
sản phẩm với các mức độ khác nhau (Hoàng Xuân Phương, 2013).
Hình thức sử dụng đất để liên doanh, liên kết: là việc các tổ chức doanh
nghiệp được Nhà nước giao đất sử dụng đất làm tài sản đối ứng để thu hút vốn đầu
tư của các doanh nghiệp khác đầu tư vào xây dựng các cơ sở chế biến, cung cấp
các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị
trường hoặc thu hút sức lao động của dân cư sở tại tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh trên đất của doanh nghiệp (Hồng Xn Phương, 2013).
2.1.2. Vai trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của các nông, lâm trường
Nông, lâm trường giữ một vai trị lịch sử khơng thể phủ nhận, đóng góp rất
lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều địa bàn nông thôn, miền
núi. Trong thời kỳ kinh tế còn mang nặng cơ chế bao cấp kế hoạch hóa tập trung,
NLT đã đảm nhận khá tốt vai trò doanh nghiệp nhà nước, một mặt sản xuất kinh
doanh tạo ra của cải vật chất cho xã hội, mang lại ích kinh tế cho nhà nước, NLT
đã thực sự là công cụ giúp Nhà nước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội,
hạ tầng cơ sở, bảo đảm an ninh xã hội ở các vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo,
vùng dân tộc thiểu số.
Trong giai đoạn từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 cho đến đầu những năm 2000,
khi Đảng và nhà nước thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế sang kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh của

7



các NLT là yêu cầu tất yếu. Nguyên nhân sâu xa của việc chuyển đổi phương thức
quản lý, sử dụng đất NLT là do các NLT sử dụng tài nguyên nói chung, tài ngun
đất nói riêng chưa hiệu quả, khơng phát huy được vai trị hạt nhân phát triển nơng
nghiệp, nông thôn trên địa bàn; quản lý rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn, rừng đặc
dụng chưa tốt. Đời sống của cơng nhân NLT cịn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu.
Các NLT còn đảm nhận thêm vai trò là trung tâm dịch vụ vật tư, kỹ thuật, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm cho các tổ chức hộ gia đình và cá nhân sản xuất nông,
lâm nghiệp và trách nhiệm vảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiên.
Bước vào thời kỳ đổi mới, sứ mệnh của NLT đã khác, buộc phải đổi mới để
theo kịp tiến trình phát triển. Vai trị của NLT trong thời kỳ mới là:
Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, tài nguyên
rừng, vườn cây lâu năm và cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có; bảo vệ mơi trường sinh
thái;
Hình thành các vùng sản xuất nơng, lâm sản hàng hố tập trung, chuyên
canh, thâm canh quy mô lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ;
Tiếp tục thực hiện hai nhóm nhiệm vụ là sản xuất, kinh doanh và nhiệm vụ
cơng ích nhưng theo cơ chế quản lý mới, có sự phân biệt rõ nhiệm vụ kinh doanh
với nhiệm vụ cơng ích.
Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; góp phần xố đói,
giảm nghèo ở địa phương.
Các NLT đã có những đóng góp tích cực trong xây dựng cơ sở hạ tầng, hình
thành các thị trấn, thị tứ, trung tâm kinh tế - xã hội, góp phần làm thay đổi diện
mạo khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân
tộc.
Tựu chung lại có thể đánh giá 3 vai trị chính của nơng, lâm trường:
Đóng vai trị nịng cốt trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, là trung
tâm ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gắn
với chế biến, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Quản lý bảo vệ rừng đảm bảo mơi trường sinh thái, giữ gìn lá phổi xanh của
đất nước
Giữ vai trò là trung tâm vùng, tích cực đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội, làm thay
đổi bộ mặt nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

8


2.1.3. Nội dung quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường
2.1.3.1. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện
các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh
việc quản lý đất của nông, lâm trường ngay từ giai đoạn đầu của quá trình hình
thành và phát triển NLT. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tập trung đề cập tới công
tác ban hành quy phạm pháp luật kể từ khi bắt đầu thực hiện đổi mới kinh tế năm
1986; các quy định pháp luật ban hành kể từ giai đoạn đó đã tạo ra diện mạo và
còn tiếp tục tác động tới thực trạng đất đai của các nông, lâm trường ngày nay.
(i) Thời kỳ thi hành Luật Đất đai 1987: quy định Nhà nước giao đất cho các

NLT; các NLT có quyền giao lại một phần diện tích đất nơng, lâm nghiệp cho các
hộ thành viên làm kinh tế gia đình.
(ii) Thời kỳ thi hành Luật Đất đai 1993: quy định Nhà nước giao đất nơng,

lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài và cho phép giao
khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nơng, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản
trong các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước thực hiện chuyển giao NLT về cho địa
phương quản lý.
(iii) Thời kỳ thi hành Luật Đất đai 2003: xác định rõ quyền và nghĩa vụ của

tổ chức nông, lâm nghiệp.

(iv) Thời kỳ thi hành Luật đất đai 2013: là giai đoạn các nông, lâm trường,

BQL rừng phải thực hiện các yêu cầu quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên đất đai
gắn liền nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt
động của các NLT, BQL rừng.
2.1.3.2. Công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
* Về xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính

Thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW và thi hành Luật Đất đai 2003:
Nghị quyết 28-NQ/TW xác định cần phải tiến hành rà sốt, làm rõ tình hình
đất đai của các NLT trên bản đồ và trên thực địa trên cơ sở xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ của từng NLT. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cắm mốc,
xác định rõ ranh giới các nông, lâm trường.
Trong thời kỳ này, các văn bản, quy định chỉ quy định chung về rà soát lại
hiện trạng quỹ đất đang quản lý, sử dụng, chưa có quy định cụ thể về việc xác

9


định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính. Nghị định số
170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển
nông trường quốc doanh quy định nơng trường quốc doanh tự rà sốt, kê khai việc
sử dụng đất và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
nơi có đất và cơ quan cấp trên là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Tổng cơng ty nhà nước theo nội dung hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Mơi
trường. Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về sắp
xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh quy định Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh chỉ đạo, phối hợp các cơ quan chức năng, rà soát đất đai của các lâm trường
quốc doanh đang quản lý, sử dụng trên địa bàn thuộc tỉnh. Ngân sách địa phương

bảo đảm kinh phí để thực hiện việc rà sốt đất, cắm mốc ranh giới. Thủ tướng
Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện (Công văn số 1019/TTgĐMDN ngày 24/6/2011).
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Thơng tư số 04/2005/TT-BTNMT hướng
dẫn các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai khi sắp xếp, đổi mới và phát triển các
NLT có nêu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì
phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cơng ty
nhà nước chỉ đạo các nông trường, lâm trường trực thuộc Bộ, ngành, Tổng công ty
và địa phương quản lý thực hiện việc rà soát lại hiện trạng quỹ đất đang quản lý,
sử dụng. Các nơng trường, lâm trường quốc doanh có trách nhiệm thực hiện việc
rà soát lại hiện trạng quỹ đất đang quản lý, sử dụng; báo cáo Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cơng ty nhà nước đang quản lý nơng trường,
lâm trường đó và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngoài ra, Bộ Tài ngun và Mơi trường đã có hướng dẫn chi tiết việc xác định,
cắm mốc, đo đạc ranh giới đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường.
Thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW và thi hành Luật Đất đai 2013
Nghị quyết 30 xác định rõ đến năm 2015 hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ
địa chính, cấp GCNQSDĐ và thuê đất hoặc giao đất theo quy định của pháp luật
về đất đai.
Thời kỳ này, các văn bản, quy định đã quy định cụ thể về việc xác định ranh
giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, nhiều địa phương đã đo đạc, lập
bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính đối với NLT. Nghị định số 118/2014/ NĐ-CP
ngày 17/12/2014 về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động

10


của công ty, nông lâm nghiệp quy định: Các NLT thực hiện việc rà soát hiện trạng
sử dụng đất về vị trí, ranh giới quản lý, sử dụng đất; diện tích đất đang sử dụng
đúng mục đích; diện tích đất sử dụng khơng đúng mục đích; diện tích đất khơng sử
dụng; diện tích đất đang giao khốn, cho th, cho mượn, bị lấn, bị chiếm, liên

doanh, liên kết, hợp tác đầu tư và đang có tranh chấp. UBND cấp tỉnh chỉ đạo thực
hiện việc xác định cụ thể ranh giới, cắm mốc giới sử dụng đất theo phương án
được duyệt.
Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT ngày 26/2/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất;
đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao đất, cho thuê đất và cấp
GCNQSDĐ (thay thế Thông tư số 04/2005/TT-BTNMT). Đồng thời, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành Thông tư số 02/2015/TTBNNPTNT ngày 27/01/2015 hướng dẫn xây dựng đề án và phương án sắp xếp, đổi
mới nông, lâm trường.
* Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản

khác gắn liền với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường
Thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW và thi hành Luật Đất đai 2003:
Nghị quyết 28-NQ/TW xác định việc cấp GCNQSDĐ cho các nơng, lâm
trường sẽ hồn thành vào năm 2005, tuy nhiên mục tiêu này đến nay vẫn chưa thực
hiện được.
Nghị định số 170/2004/NĐ-CP, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP của Chính
phủ có nêu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp GCNQSDĐ cho
NLT theo quy định của pháp luật. Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí để thực
hiện việc cấp GCNQSDĐ. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số
672/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2006 về việc lập bản đồ địa chính tỷ lệ
1/10000, xét duyệt cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có quy định tại Thơng tư số 04/2005/TTBTNMT về trường hợp nông trường, lâm trường sau khi được sắp xếp lại nhưng
không thay đổi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và khơng thay đổi mục đích sử dụng
đất, khơng thay đổi thời hạn sử dụng đất so với trước đây thì Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp GCNQSDĐ cho nông trường, lâm
trường đã được sắp xếp lại theo quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt.
Trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ thực hiện theo quy định tại Điều 137 của Nghị

11



×