Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.5 KB, 15 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 1 Thứ 2 ngày 9 tháng 9 năm 2013 Buổi sáng: Tiết 2 + 3:. Tập đọc - Kể chuyện CẬU BÉ THÔNG MINH (2 tiết ). I. MỤC TIÊU: A.Tập đọc: - Đọc đúng các từ tiếng khó hoặc dễ lẩn - Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ - Đọc trôi chảy toàn bài ,biết phân biệt lời người kể,lời nhân vật - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Bình tĩnh,kinh đô, om sòm... - Hiểu nội dung bài ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé B/ Kể chuyện Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ,kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện II. KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC: - Tư duy sáng tạo - Ra quyết định - Giải quyết vấn đề III. ĐỒ DÙNG : Tranh minh hoạ ở sgk IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Tập đọc - GVgiới thiệu nội dung chương trình phân môn tập đọc a/ Giới thiệu bài b/ Luyện đọc: - Đọc mẫu:GV đọc toàn bài - HD HS đọc nối tiếp từng câu,từng đoạn,giải nghĩa từ khó - GV hướng dẩn ngắt giọng câu khó đọc: Ngày xưa,...phải chịu tội.// - HD đọc đoạn 2: chú ý đọc đúng giọng lời nhân vật - 3HS đọc nối tiếp toàn bài trước lớp c/Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi ? Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm ra người tài ? Dân chúng trong vùng như thế nào khi nhận được lệnh của nhà vua ? Vì sao họ lại lo sợ ? Cậu bé làm thế nào để gặp được nhà vua ? Khi gặp được nhà vua,cậu bé làm cách nào để vua thây lệnh của ngài vô lý ? Khi gặp Đức vua cậu bé đã nói với ngài điều vô lý gì ? Đức vua đã nói gì khi nghe cậu bé nói điều vô lý ấy ? Cậu bé đã bình tĩnh đáp lại nhà vua như thế nào ? Trong cuộc thử tài lần sau,cậu bé yêu cầu điều gì ? Có thể rèn con dao từ chiếc kim được không ? Sau hai lần thử tài , Đức vua quyết định như thế nào - Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục d/ Luyện đọc lại.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - GV đọc lần 2,luyện đọc phân vai 2. Kể chuyện: 1/ GV giới thiệu 2.HD kể chuyện - GV HD kể từng đoạn - HS nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện - GV theo dõi và tuyên dương 4. CỦNG CỐ DẶN DÒ: ? Em có suy nghĩ gì về Đức vua trong câu chuyện. Tiết 4:. Toán. ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Củng cố kĩ năng đọc,viết,so sánh các số có 3 chữ số II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A. Giới thiệu bài B.Ôn tập về đọc viết số - GV đọc cho HS viết các số sau :456,227,134,506,609,780 - GV viết lên bảng khoảng 10 số HS nối tiếp nhau đọc - HS nhận xét - HS làm bài tập 1 C. Ôn tập về thứ tự số - GV ghi bài tập 2 ,HS làm bài vàop vở HS suy nghĩ điền số thích hợp vào ? Tại sao điền 312 vào sau 311 - GV giải thích : Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 310 đến 319, xếp theo thứ tự tăng dần Bài b: còn tại sao điền 398 vào sau 399 ? (đây là số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần) D.Ôn luyện về so sánh số và thứ tự số - 1 HS đọc bài 3,HS nêu yêu cầu BT - Cả lớp làm bài,GV theo dõi - 1HS đọc bài 4,5 HS khác nêu yêu cầu - Cả lớp làm bài,GV theo dõi và chấm một số bài - Gọi HS nêu miệng kết quả bài 4, 5 GV nhân xét bổ sung III.CỦNG CỐ NHẬN XÉT - GV nhận xét giờ học Buổi chiều:. Tiết 1+ 2:. Anh GV chuyên trách dạy.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tiết 3. Tự nhiên- xã hội: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP. I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng: - Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra - Chỉ và nói được tên của các cơ quan hô hấp trên sơ đồ - Chỉ và nói được đường di của không khí khi ta hít vào và thở ra II. ĐỒ DÙNG: Tranh cơ quan hô hấp, tranh ở SGK III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.HĐ 1: Thực hành cách thở sâu B1: GVcho HS cả lớp cùng thực hiện động tác" Bịt mũi nín thở” ? Sau khi nín thở em có cảm giác như thế nào B2: HS qs hình vẽ ở SGK - 2 HS lên thực hiện động tác hít vào thở ra - HS đứng tại chỗ thực hiện hít vào thật sâu thở ra hết sức ? Khi hít thở sâu lồng ngực như thế nào, khi thở ra lồng ngực như thế nào - GV kết luận (SGK) 2.HĐ 2: Làm việc với SGK B1: Làm việc nhóm đôi - HS mở SGK qs hình (1 HS hỏi, 1 HS trả lời) B2: Làm việc cả lớp - Một số cặp HS lên hỏi đáp trước lớp - GV treo tranh các cơ quan hô hấp (1 số HS lên chỉ, HS khác nhận xét) - GV kết luận (SGK) IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: 2 HS đọc mục bạn cần biết Tiết 4:. Luyện Tiếng Việt. TIẾT 1 ĐỌC TRUYỆN “ TÀI THƠ CỦA CẬU BÉ ĐÔN”- ÔN MẪU CÂU “AI LÀ GÌ ?” I.MỤC TIÊU:. - Học sinh đọc trôi chảy truyện “ Tài thơ của cậu bé Đôn” - HS hiểu nội dung truyện và hoàn thành bài tập 2. - Củng cố mẫu câu “ Ai là gì?” II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.HĐ 1: - GV đọc truyện “ Tài thơ của cậu bé Đôn” - HS đọc nối tiếp câu. - HS đọc nối tiếp đoạn, giải nghĩa từ khó. - HS đọc cả truyện 2. HĐ 2: - HS đọc yêu cầu bài tập 2 - Cho học sinh thảo luận tìm ý trả lời đúng - Gọi đại diện nhóm nêu ý mình chọn. - GV và lớp nhận xét ..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3. Củng cố dặn dò - HS đọc lại truyện - Nhắc hs về nhà luyện đọc lại truyện Thứ 3 ngày 10 tháng 9 năm 2013 Buổi sáng: Tiết 1. Tập đọc. HAI BÀN TAY EM I.MỤC TIÊU:. 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ ngữ : nằm ngủ, chải tóc, siêng năng... 2.Rèn kỹ năng đọc - hiểu: - Hiểu nội dung từng câu thơ và ý nghĩa của bài thơ 3. Học thuộc lòng bài thơ II. ĐỒ DÙNG Sử dụng tranh minh hoạ ở SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Bài cũ: 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn câu chuyện: Cậu bé thông minh GV nhận xét cho điểm 2. Các hoạt động a.GV đọc mẫu bài thơ b. GV hương dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ - HS đọc nối tiếp câu theo dãy - HS đọc nối tiếp khổ thơ trong nhóm, trước lớp - Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần c.Tìm hiểu bài - HS đọc thầm bài thơ ? Hai bàn tay em bé được so sánh với gì ? Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào - 3 HS đọc lại cả bài ? Em thích nhất khổ thơ nào ? Vì sao ? Qua bài thơ các em thấy hai bàn tay như thế nào d/ Học thuộc lòng bài thơ - GV tổ chức luyện đọc thuộc bài thơ -HS thi đọc thuộc bài thơ III. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - 1 HS đọc thuộc bài thơ Tiết 2. Toán CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (KHÔNG NHỚ). I. MỤC TIÊU: Giúp HS:. - Ôn tập củng cố cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số - Củng cố giải bài toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1. HĐ 1: Làm việc theo nhóm đôi - HS làm bài tập 1 2.HĐ 2: Luyện tập - HS nêu yêu cầu bài tập 2, 3, 5 - GV hướng dẫn HS làm bài tập 3. HĐ 3: Chấm- chữa bài 2 HS lên đặt tính và tính: 275 +314 667 - 317 1 HS lên chữa bài 3 Cả lớp nhận xét bổ sung III.CỦNG CỐ DẶN DÒ: Nêu cách cộng trừ các số có 3 chữ số Tiết 3:. Nhạc GV chuyên trách dạy. Tiết 4:. Chính tả (n-v): CẬU BÉ THÔNG MINH. I.MỤC TIÊU: 1.Rèn kỹ năng viết chính tả: - Chép lại chính xác 53 chữ trong bài " Cậu bé thông minh " - Củng cố HS cách trình bày một đoạn văn 2.Ôn bảng chữ - Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống - HS thuộc tên 10 chữ cái trong bảng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Chép sẵn đoạn văn cần chép lên bảng III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1 GV hướng dẩn HS tập chép - GV đọc lại đoạn chép - 2 HS đọc lại - GV hướng dẫn HS tập viết một số tiếng khó - HS chép vào vở - GV theo dõi, uốn nắn thêm - Chấm , chữa bài: - GV nhận xét bài viết 2. Hướng dản HS làm bài tập - HS nêu yêu cầu BT1 , thảo luận nhóm hoàn thành - HS nêu BT2 , gọi một HS làm mẫu - HS thảo luận nhóm hoàn thành BT IV. CỦNG CỐ : 1 HS đọc thuộc 10 chữ và tên chữ vừa điền Buổi chiều. Tiết 1:. Tin GV chuyên trách dạy.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tiết 2. Đạo đức: KÍNH YÊU BÁC HỒ ( T 1). I. MỤC TIÊU: 1 . HS biết : - Bác Hồ là vị lảnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước đối với dân tộc - Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ - Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ 2 . HS hiểu , ghi nhớ và làm theo năm điều Bác Hồ dạy 3 . HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. HĐ 1: Thảo luận nhóm - Nhóm 1: Q/sát ảnh 1+2 - Nhóm 2 : Q/sát ảnh 1+3 - Nhóm 3: Q/sát ảnh 4+5 - Các nhóm đặt tên cho từng ảnh và tìm hiểu nội dung 2 . HĐ2 : Thảo luận cả lớp ? Bác Hồ sinh ngày tháng , năm nào ? Quê ở đâu ? Bác Hồ còn có tên gọi nào khác ?Tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi như thế nào - GV chốt ý chính 3.HĐ 3: Kể chuyện : "các cháu vào đây với Bác " - GV kể chuyện - Thảo luận nhóm câu hỏi ở vở BT 4. HĐ 4: Tìm hiểu về năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng - HS đọc , tìm hiểu 5 điều Bác Hồ dạy III. HƯỚNG DẨN THỰC HÀNH: - Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy. Tiết 3:. Thể dục GV chuyên trách dạy. Tiết 4:. Luyện toán TIẾT 1( SỐ 1,2 ). I.MỤC TIÊU:. - Củng cố cho học sinh đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.HĐ 1: - HS đọc yêu cầu của bài tập 1 - HS thảo luận nhóm đôi tìm số điền vào ô trống cho phù hợp. - Gọi 3 học sinh đọc kết quả bài làm của mình. - Lớp nhận xét bổ sung . 2. HĐ 2: - HS tự hoàn thành bài tập 2.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Gọi 2 em lên bảng chữa bài - Lớp nhận xét - GV nhận xét giờ học Thứ 4 ngày 12 tháng 9 năm 2012 Buổi sáng Tiết 1 :. Luyện từ và câu: ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT - SO SÁNH. I. MỤC TIÊU:. - Ôn về các từ chỉ sự vật - Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ : so sánh II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:. 1/ HĐ 1: Hướng dẫn làm bài tập - HS nêu yêu cầu BT1, thảo luận nhóm đôi - 2 HS nêu yêu cầu BT1 - 1 HS lên bảng gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ - Cả lớp nhận xét, GV bổ sung - HS nêu yêu cầu BT2, BT3 làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập - 1 HS lên bảng làm mẫu BT2 - HS trả lời BT3, HS khác nhận xét bổ sung - GV: a/ Hai bàn tay được so sánh hoa đầu cành b/ Mặt biển ,, ,, tấm thảm khổng lồ c/ Cánh diều ,, ,, dấu " á " 2/ HĐ 2: HS làm bài tập vào vở - GV gợi ý HS trả lời: ? Em thích hình ảnh nào ? III.CỦNG CỐ: Tổ chức trò chơi: "Thi tìm nhanh" - GV nêu hình ảnh - HS tìm nhanh sự vật so sánh + Đôi mắt bé tròn nh (hạt nhãn, hòn bi ...) Tiết 2:. Toán:. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : Giúp HS - Củng cố kỹ năng tính cộng, trừ (không nhớ ) các số có 3 chữ số - Củng cố ,ôn tập bài toán về tìm x ,giải toán có lời văn II.HOẠT ĐỘNG DẠY ,HỌC: 1. HĐ1: HS làm bài tập - HS nêu yêu cầu từng bài tập - HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành BT 2.HĐ2: Chấm chữa bài Bài1: 2 HS lên đặt tính và tính 432 + 205 52 + 714 Bài2 : 1 HS lên chữa.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> X - 322 = 415 Bài 3, 4 :HS lên chữa. 204 +. x. =. 355. Bài giải : Số học sinh khối lớp hai là : 468 - 260 = 208 ( học sinh ) Đáp số : 208 học sinh III.CỦNG CỐ : HS nêu lại cách đặt tính và tính đối vơi phép cộng,trừ số có 3 chữ số Tiết 3:. Mĩ thuật GV chuyên trách dạy. Tiết 4:. Chính tả (nv). CHƠI CHUYỀN -PHÂN BIỆT L/N;AN/ANG I/MỤC TIÊU. - Rèn kỹ năng viết chính tả - Nghe-viết chính xác bài thơ "chơi chuyền" - Củng cố cách trình bày một bài thơ.Điền đúng vào chỗ trống các vần an/ang II/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : A/BÀI CŨ : 3 hs lên viết cả lớp viết vào vở nháp - Lo sợ,rèn luyện,siêng năng - 2 HS đọc thuộc lòng 10 tên chữ cái đã học B/BÀI MỚI : 1/ HĐ1 : hướng dẫn nghe - viết - GV đọc một lần bài thơ,một HS đọc lại,cả lớp đọc thầm - HS tập viết các chữ khó vào vở nháp - GV đọc bài cho hs viết - Khảo bài,chữa lỗi: GV cho hs tự chữa lỗi bằng bút chì - GV chấm một số bài,nhận xét bài viết 2/ HĐ2 :hướng dẫn HS làm bài tập - HS nêu yêu cầu từng bài tập,GV hướng dẫn cách làm - HS làm 2 bài tập vào vở,GV theo dõi 3/ HĐ3 : chữa bài Bài 1: HS chữa vào bảng phụ Bài 2 :HS chữa miệng C/Củng cố : GV tuyên dương một số em có bài viết đẹp Buổi chiều: Tiết 1:. Tin GV chuyên trách dạy. Tiết 2:. Thủ công.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI (T1) I.MỤC TIÊU: - HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói - Gấp được tàu thuỷ hai ống khói đúng quy trình kỷ thuật II.ĐỒ DÙNG: - Tranh quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói - Giấy, kéo III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: a.Hoạt động 1: GV hứơng dẫn HS quan sát và nhận xét - HS xem mẫu tàu thuỷ hai ống khói - HS quan sát nhận xét về đặc điểm, hình dáng của tàu thuỷ b.Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu B1: Gấp,cắt tờ giấy hình vuông B2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường đấu gấp giữa hình vuông B3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói c.Hoạt động 3: HS thực hành gấp - GV theo dõi kiểm tra IV. NHẬN XÉT GIỜ HỌC.. Luyện Tiếng Việt TIẾT 2 ( SỐ 1,2,3 ) TRANG 6,7 ÔN TỪ CHỈ SỰ VẬT – SO SÁNH. Tiết 3:. I.MỤC TIÊU: - Củng cố cho hs cách phân biệt l/n, an/ang, ao/oao. - Củng cố về tìm sự vật so sánh. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1.Hoạt động 1. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 phân biệt an/ang, l/n để điền vào chỗ trống cho phù hợp. - Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập - Đọc bài đã điền hoàn chỉnh. - Lớp nhận xét 2.Hoạt động 2. - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. - Đọc từng câu cho hs tìm từ cần điền cho phù hợp. 3. Hoạt động 3. - HS đọc thầm yêu cầu bài tập tìm sự vật được so sánh trong bài. - GV nêu từng câu hs tìm sự vật so sánh. - Học sinh hoàn thành bài tập vào vở. - Chấm bài một số em - GV nhận xét giờ học. Tiết 4:. HĐGDNGLL HĐ 1: MỜI BẠN ĐẾN THĂM TRƯỜNG TÔI. I. MỤC TIÊU:. -HS biết giới thiệu về trường, lớp của mình..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> - HS biết tự hào về mái trường của mình, đồng thời có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường ,lớp. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:. - Các tư liệu về trường , lớp, thầy cô giáo và hs nhà trường. - Ảnh chụp quang cảnh lớp, trường trong những ngày lễ hội ... III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:. 1.Bước 1: Ổn định nề nếp - GV ổn định nề nếp. - Phổ biến nội dung tiết học. 2. Bước 2: Thi giới thiệu “ Mời bạn đến thăm trường tôi” - Cả lớp hát bài “ Thạch Quý trường em” - GV giới thiệu ý nghĩa và yêu cầu của cuộc thi. - Lần lượt giới thiệu thí sinh lên trình bày.Mỗi bài trình bày không quá 5 phút. Yêu cầu phải nêu được nét đặc trưng của trường lớp mình, các thành tích nổi bật về từng mặt, tình cảm yêu quý của các em đối với trường lớp... 3. Bước 3: Tổng kết – trao giải: - Ban giám khảo công bố kết quả. - Trao thưởng cho thí sinh có phần giới thiệu hay nhất. - GV nhận xét chung và nhắc nhở hs phải biết tự hào về mái trường của mình, đồng thời có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp. Thứ 5 này 12 tháng 9 năm 2013 Buổi sáng:. Tiết 1 + 2:. Anh GV chuyên trách dạy. Tiết 3:. Toán: CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( CÓ NHỚ ). I.MỤC TIÊU: Giúp HS - Biết cách thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm ) - Củng cố lại cách tính độ dài đường gấp khúc, đơn vị tiền VN( đồng) II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. BÀI CŨ: 2 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính 318 + 281 965 - 312 Cả lớp theo dõi và nhận xét B. BÀI MỚI: a. HĐ1: GV giới thiệu phép cộng 435 + 127 - Cả lớp đặt tính và thực hiện vào giấy nháp - HS nêu cách tính, HS khác nhận xét về cách cộng của 2 phép tính ( 318 + 281 ; 435 + 127 ) - GV giới thiệu phép cộng 356 + 162 - HS thực hiện tương tự như phép tính trên ( ở phép tinh này có nhớ 1 sang hàng trăm).
<span class='text_page_counter'>(11)</span> b. HĐ2: Thực hành - Cả lớp làm bài tập vào vở - HS nêu yêu cầu từmg bài tập, thảo luận cặp đôi để hoàn thành bài tập - GV gợi ý BT3 III. CỦNG CỐ: ? Hôm nay ta học bài gì? Tiết 4:. Tự nhiên xã hội NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO ?. I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng: - Hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi không nên thở bằng miệng - Nói được ích lợi việc hít thở không khí trong lành và tác hại hít thở không khí có nhiều khí cacbonic II. KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC:. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin; quan sát và xử lí thông tin khi thở bằng mũi ,vệ sinh bằng mũi. -Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng. III.ĐỒ DÙNG - Hình minh hoạ ở SGK - Gương soi nhỏ IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A/ HĐ1: THẢO LUẬN NHÓM. - Co HS lấy gương ra soi để qs phía trong mũi của mình - HS qs lỗ mũi của bạn để trả lời câu hỏi (SGK) ? Các em thấy gì trong mũi ? Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng B / HĐ 2: LÀM VIỆC VỚI SGK B1: Làm việc theo cặp. - HS qs hình 3,4,5 ( SGK) và thảo luận cặp B2 : Làm việc cả lớp ? Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì ? Thở không khí trong lành có lợi gì - GV kết luận ( SGK ) - Liên hệ: Nơi em ở không khí trong lành không ? Em đã lam gì để bảo vệ không khí trong lành ? V . CỦNG CỐ : HS đọc mục bạn cần biết Buổi chiều: Tiết 1:. Hướng dẫn thực hành. Luyện viết: CẬU BÉ THÔNG MINH I MỤC TIÊU : Rèn HS viết đúng chính tả .Biết trình bày bài viết ,chữ viết rõ ràng. đúng độ cao con chữ ,đúng tốc độ .Rèn kỹ năng viết đẹp II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1HĐ1 : Hướng dẫn HS viết bài - GV đọc mẫu đoạn 3,2 HS đọc lại.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - GV hướng dẫn cách trình bày bài viết có lời văn đối thọai - Luyện viết tiếng khó, chữ hay viết sai. - Cả lớp đọc đồng thanh một lần 2.HĐ2 : Đọc bài HS viết - GV đọc bài HS viết - Khảo bài,chữa lỗi III. NHẬN XÉT GIỜ HỌC : GV tuyên dương HS viết tốt, nhắc nhở những HS thường xuyên viết sai chính tả Tiết 2:. Tự học LUYỆN TOÁN TIẾT 2( SỐ 1,2,3) TRANG 10. I.MỤC TIÊU:. - Củng cố cho học sinh cộng, trừ các số có 3 chữ số - Củng cố về giải toán có lời văn II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Hoạt động 1: - Gọi 2 hs lên bảng đặt tính rồi tính 234 + 357 976 – 543 - Lớp nhận xét bài làm của bạn 2. Hoạt động 2: - HS đọc yêu cầu bài tập 1,2 - Học sinh hoàn thành bài tập vào vở. - Gọi học sinh đọc kết quả từng bài. - Lớp nhận xét. 3. Hoạt động 3: - Yêu cầu hs đọc bài tập 3 - Bài toán cho ta biết điều gì? - Bài toán yêu cầu tìm cái gì? - Học sinh giải vào vở. - Gọi hs lên bảng giải Giải Buổi chiều cửa hàng đó bán được số vải là: 175 + 52 = 227 ( m ) Đáp số: 227 m - Lớp nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét dặn dò.. Tiết 3:. Thể dục GV chuyên trách dạy. Tiết 4:. Hoạt động ngoài giờ TPT Đội dạy.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Thứ 6 ngày 13 tháng 9 năm 2013 Buổi sáng Tiết 1. Tập viết: ÔN CHỮ HOA: A. I. MỤC TIÊU: Củng cố cách viết chữ viết hoa A - Viết tên riêng ( Vừ A Dính) cỡ chữ nhỏ II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu chữ viết hoa A III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.HĐ 1: Hướng dẫn viết trên giấy nháp chữ viết hoa - HS quan sát và nêu quy trình viết chữ A, V, D hoa - HS khác bổ sung, GV nhận xét 2. HĐ 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - GV giới thiệu từ ứng dụng: Vừ A Dính - HS quansát và nhận xét cụm từ có 3 chữ Vừ, A, Dính - HS tập viết từ ứng dụng, câu ứng dụng 3. HĐ 3: HS viết bài vào vở - GV nêu yêu cầu bài viết - Cả lớp viết bài, GV theo dõi nhắc nhở 4. HĐ 4: Chấm, chữa bài - GV nhận xét bài viết của HS IV.CỦNG CỐ DẶN DÒ Tiết 2:. Tập làm văn: NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN. I.MỤC TIÊU: 1.Rèn kỹ năng nói : Trình bày được những hiểi biết về tổ chức ĐộiThiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 2.Rèn kỹ năng viết : Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn cấp thẻ đọc sách II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 / HĐ 1 : Huớng dẩn HS làm BT - GV cung cấp cho học sinh một số thông tin về tổ chức Đội - HS nêu yêu cầu BT1, thảo luận nhóm hoàn thành BT - Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội - HS nêu yêu cầu BT2 - GV giúp HS điền hoàn thành mẩu đơn ở BT2 2 / HĐ2: Chấm, chữa bài: - GV chấm một số bài - Gọi một số HS đọc đơn của mình, lớp nhận xét III / CỦNG CỐ : ? Hôm nay ta học bài gì GV : Ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn Tiết 3. Toán :.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU : giúp HS :. - Cũng cố cách tính cộng,trừ các số có 3 chữ số(có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm) II /HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/HĐ1: HS làm bài tập. - HS nêu yêu cầu từng BT,thảo luận nhóm để hoàn thành BT - GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành BT 2/HĐ2: chấm,chữa bài - Gọi 2 HS lên chữa,nêu yêu cầu,cách tính bài 2 - HS đọc tóm tắt bài 3 ? bài toán cho biết gì ? bài toán yêu cầu tìm gì ? muốn biết cả 2 buổi bán đợc bao nhiêu lít ta làm phép tính gì - 1 HS nêu bài giải,GV ghi bảng Giải: Số lít xăng cả hai buổi bán đợc là: 315 + 458 =773(l xăng) Đáp số: 771 lít xăng - Gọi một hs nêu miệng kết quả bài 4 3/ NHẬN XÉT,DẶN DÒ: GV nhận xét giờ học Tiết 4: HĐTT:. SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU: - Nhận xét tình hình của lớp về mọi mặt : nề nếp, học tập, vệ sinh trực nhật trong tuần đầu năm học - Rèn cho học sinh có thói quen thực hiện tốt nề nếp của lớp. II. CÁC HOẠT ĐỘNG : HĐ1:ổn định tổ chức lớp. - Quản ca cất cho lớp hát một bài. - Các tổ ổn định tổ chức. HĐ2: Tiến hành sinh hoạt. - Lớp trưởng điều khiển các tổ trưởng nhận xét về tổ của mình. - Sau đó tổng hợp chung ý kiến của các tổ. * Giáo viên nhận xét chung - Nề nếp giờ giấc: HS thực hiện tốt, đi học đúng giờ, trực nhật vệ sinh sạch sẽ, nề nếp ăn ngủ tương đối tốt. - Học tập: HS có ý thức học hơn, một số em có ý thức xây dựng bài tốt, sách vở đồ dùng tương đối đầy đủ.Thi khảo sát chất lượng kết quả môn toán tương đối cao. - Bên cạnh đó còn có một số em ý thức học chưa cao, chữ viết còn xấu, lười học bài.... - Nề nếp lớp học tốt. III. KẾ HOẠCH TỚI: Tiếp tục phát huy những mặt mạnh của tuần qua. hoàn thành tốt kế hoạch tuần tới..
<span class='text_page_counter'>(15)</span>
<span class='text_page_counter'>(16)</span>