Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Sang kien kinh nghiem Doi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.9 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỔI MỚI TỔ CHỨC TIẾT SINH HOẠT CUỐI TUẦN(LỚP) I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.Tầm quan trọng của vấn đề : Trong bất cứ hoàn cảnh nào của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục đặc biệt là phải giáo dục toàn diện cho tất cả các em học sinh. Mục tiêu này không ngừng thôi thúc tất cả các thầy cô và các em học sinh thực hiện đồng hành cả hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục. Cả hai hoạt động này bổ sung, hỗ trợ, gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quá trình giáo dục. Tất cả chúng ta điều hướng tới Chủ đề năm học: “Thiếu nhi Quảng Nam Chăm ngoan học giỏi Giúp bạn đến trường Thân thiện yêu thương” Đó chính là mốc mà người giáo viên phải bồi dưỡng cho các em. Tiết “Sinh hoạt cuối tuần” giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển giao các nhiệm vụ, các phong trào thi đua của trường đến các lớp một cách kịp thời. Đồng thời giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tinh thần giúp đỡ, cùng nhau hợp tác, thể hiện được năng lực điều hành, tự quản của học sinh. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thương gắn bó, sự chia sẻ, cảm thông với bạn bè, mọi người xung quanh. Cũng nơi đó giúp các em có khả năng tự đánh giá quá trình học tập của mình và của các bạn, để từ đó các em có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập. Tiết “Sinh hoạt cuối tuần (lớp)” là nơi để người thầy càng hiểu trò hơn và trò hiểu trò hơn để người thầy lựa chọn phương pháp giảng dạy và giáo dục toàn diện học sinh đúng hướng . Để đạt được mục đích trên, bản thân tôi không ngần ngại khó khăn chọn đề tài nghiên cứu “Đổi mới tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần” . 2.Tóm tắt những thực trạng liên quan đến đề tài: Tiết sinh hoạt cuối tuần của lớp (Chi đội) là tiết sinh hoạt nhằm đánh giá quá trình học tập, sinh hoạt của toàn bộ học sinh trong lớp, tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiều giáo viên chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo làm cho tiết sinh hoạt mất đi sự hấp dẫn, không lôi cuốn học sinh mà chỉ đơn thuần nêu ưu khuyết điểm và kiểm điểm, phát huy... Từ đó làm cho tiết sinh hoạt cuối tuần càng ngày xơ cứng khiến cho các em mệt mỏi, thậm chí còn sợ hãi ... Xuất phát từ tình hình trên, để giờ sinh hoạt Lớp cuối tuần thêm phần sinh động, vui vẻ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> nhằm làm cho các em nắm rõ mục đích của buổi sinh hoạt, tạo nguồn hứng khởi để các em học tập tốt. Tôi xin mạnh dạn đưa ra những biện pháp và giải pháp, các hình thức tổ chức sinh hoạt cụ thể nhằm giúp giáo viên có định hướng, hướng dẫn các em sinh hoạt đạt hiệu quả cao hơn. 3. Lý do chọn đề tài: Bản thân đã tham dự nhiều buổi sinh hoạt lớp do Ban cán sự lớp tổ chức dưới sự chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm. Nhìn chung, hầu hết cách tổ chức còn rất cũ kỹ, gò bó, chưa có tính giáo dục cao, trong trường bao giờ cũng có lớp học yếu, có lớp học tốt ... cán bộ lớp nào cũng không giống lớp nào. Từ tình hình thực tế trên để có một mô hình chung cho tiết sinh hoạt lớp quả không phải là dễ. Nhiều em cảm thấy giờ sinh hoạt lớp là giờ kiểm điểm, giờ răn đe, giờ xếp loại hạnh kiểm cuối tuần ... Điều đó không tạo sự thân thiện, gần gũi giữa thầy và trò, cũng như giữa các em với nhau, đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến quá trình học tập của các em. Từ chất lượng đến hiệu quả công việc không cao cho nên tôi nhận thấy cần chọn giải pháp hợp lý để nhằm tăng hiệu quả, chất lượng trong tiết sinh hoạt, các em thấy yêu thích giờ sinh hoạt lớp hơn. Cho nên tôi chọn đề tài “Đổi mới tổ chức giờ sinh hoạt cuối tuần (lớp)”. 4.Giới hạn đề tài: Trong phạm vi cấp trường “Tiết sinh hoạt cuối tuần (lớp)”. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Đội TNTP Hồ Chí Minh đóng vai trò rất quan trọng trong nhà trường, Đội là một tổ chức nòng cốt trong phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Hoạt động Đội là một hoạt động thiết thực trong nhà trường nó không thể thiếu, những nămgần đây Đội góp phần không nhỏ trong việc xây dựng trường đạt chuẩn ở giai đoạn I, tiến tới xây dựng trường đạt chuẩn ở giai đoạn II ,qua mỗi hoạt động Đội đều đem lại mục đích thiết thực cho các em . Vì vậy mọi công việc của hoạt động Đội đều do các tập thể và Đội viên bàn bạc quyết định. Điều đó khẳng định được công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng học tập . Muốn nâng cao chất lượng học tập thì phải có một nề nếp tốt, “Nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng” mà người xưa thường nói. Tuy nhiên muốn có được nề nếp tốt thì bản thân Giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức tốt tiết sinh hoạt cuối tuần (Lớp). Vì tiết học này là nơi mà học trò và thầy cô cùng tháo gỡ những vấn đề khó khăn, cái làm được và cái chưa làm được hằng ngày ở trên lớp của các em. Từ đó có thể giúp các em ngày một tiến bộ, đồng thời tạo được sự gần gũi , thân mật, đoàn kết, thân thiện giữa thầy cô.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> và các bạn với nhau, cùng tích cực giúp đỡ nhau trong học tập.Có như vậy mới đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức, có tay nghề cao và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Mặt khác muốn tổ chức có hiệu quả tiết “Sinh hoạt cuối tuần” này đòi hỏi bản thân anh (chị ) phụ trách và TPT phải nhiệt tình, có tinh thần học hỏi, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao được cách nhìn mới trong lối làm việc nhẹ nhàng, vui vẻ, hòa đồng nhưng có hiệu quả. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Như chúng ta đã biết, ở hầu hết các cấp học phổ thông, đặc biệt là ở tiểu học tất cả các em học sinh đều phải tham gia “Tiết sinh hoạt cuối tuần”. Đối với các em học sinh có năng lực, có hạnh kiểm tốt thì đó là động lực, là cơ hội để thể hiện mình hay nói đúng hơn các em này đủ mạnh dạn nói lên được suy nghĩ của mình từ đó để các bạn cùng giáo viên chủ nhiệm phân tích đúng, sai giúp cho việc học tập, sinh hoạt ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, chất lượng của các buổi sinh hoạt đó không phải lúc nào cũng nằm trong sự mong đợi của từng Giáo viên chúng ta. Ở đây tôi đang muốn đề cập đến các em học sinh có kết quả học tập không tốt, các em hay mắc các lỗi trong học tập cũng như sinh hoạt: Chẳng hạn hay bị điểm kém, thường xuyên không thuộc bài, không soạn bài trước khi lên lớp, cũng như các lỗi sinh hoạt khác…thường bị Ban cán sự lớp nêu lên trước lớp và bị Giáo viên chủ nhiệm khiển trách. Từ đó, “Tiết sinh hoạt cuối tuần” không những không giúp các em tiến bộ mà còn làm cho các em ngày càng cảm thấy lo sợ khi đến tiết học này. Từ thực tế đó, bản thân tôi là một cán bộ quản lý hoạt động Đội trong đó có tiết sinh hoạt lớp. Tôi luôn trăn trở, nghiên cứu và tìm tòi các giải pháp cho các tiết sinh hoạt cuối tuần cũng như các buổi sinh hoạt ngoài giờ khác nhằm đem lại cho các em hiệu quả học tập tốt nhất. Điều đó chính là động lực thôi thúc tôi tìm ra được biện pháp và giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng mà đề tài đã nêu. IV/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1.Thực trạng của vấn đề: Thông thường cứ vào tiết cuối thứ sáu hàng tuần là giờ sinh hoạt lớp chủ nhiệm, đến giờ này những em nào lỡ quên học không thuộc bài, những em nào không mạnh dạn xây dựng bài, mắc khuyết điểm, bỏ trực, không soạn bài, ... là bắt đầu lo sợ, có nhiều em trốn, có nhiều em đổ liều làm thinh ngồi nghe, có em khóc ... Thế rồi công việc lại là công việc như mọi khi: Lớp trưởng điều hành lớp sinh hoạt, bắt đầu từng tổ một kiểm điểm các hoạt động học tập đến vui học, nêu những sai sót từng em học sinh trong tổ (nếu có) hoặc phát huy các em tích cực.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> xây dựng bài, học tập tốt ... cứ thế hết tổ này đến tổ khác, các tổ báo cáo xong đến lớp trưởng, lớp phó đánh giá nhận xét chung. Và sau cùng là giáo viên chủ nhiệm giải quyết, xử lý các trường hợp mà ban cán sự lớp nêu ra. Nếu giáo viên biết vận dụng tâm lý học để giáo dục học sinh thì lớp không ồn ào, nếu không thì lớp sẽ náo nhiệt mất trật tự mà không đem lại tác dụng gì chỉ tạo nên mâu thuẩn giữa các em với nhau, mất đoàn kết làm cho các em chán nản học tập. Đây là công việc làm thường xuyên xảy ra hằng tuần từ lớp này đến lớp khác và có thể kéo dài mãi từ đầu năm học đến cuối năm học . Kết quả thực nghiệm ở các khối lớp năm học 2006 – 2007 Công tác tổ chức Tổ chức tốt tiết sinh tiết sinh hoạt cuối hoạt cuối tuần góp tuần phần nâng cao chất lượng học tập Học lực. Đẩy mạnh các phong trào hoạt động Đội đó chính là tổ chức tốt tiết sinh hoạt cuối tuần và các hoạt động khác.. H -kiểm. - Xây dựng được K1/95,3% K1/100% - Góp phần xây dựng 1 lực một số cán bộ lớp lượng nòng cốt của Ban chỉ nhiệt tình. huy Liên Đội. - Phân công , giao - Khi tiến hành các hoạt động K2/97,9% K2/100% nhiệm vụ theo dõi các em đã hiểu được phần nào hoạt động của lớp mục tiêu, ý nghĩa của buổi sinh cho Ban cán sự hoạt, năm được quá trình đánh K3/100% K3/100% lớp.Có sổ ghi chép giá các hoạt động cũng như đầy đủ, cụ thể. việc chuyển giao nhiệm vụ , - Lớp trưởng điều K4/89,4% K4/100% phong trào thi đua của trường đến các lớp. hành tiết sinh hoạt tốt nhưng không khí -Tiết sinh hoạt có nhiều hình có vẻ nặng nề, khô thức học tập , vui chơi nhưng khan, gò bó, thụ K5/98,4% K5/100% chưa phát huy khả năng tự phê động. và phê bình của các em, đôi lúc các em chưa mạnh dạn, còn -Hiệu quả tiết sinh e ngại rụt rè, sợ sệt. hoạt chưa cao. Đó chính là kết quả mà bản thân tôi và anh (Chị ) phụ trách ở các lớp vẫn thấy chưa đạt hiệu quả cao.Nếu như ta không kịp thời chấn chỉnh và thay đổi hình thức cho phù hợp tạo cho học sinh hưng phấn trong học tập cũng như trong quá trình tổ chức sinh hoạt , đồng thời giúp các em trong quá trình tiếp cận và có.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> kế hoạch tốt trong việc tiến tới xây dựng“ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở năm học này. 2.Cách thức tổ chức và mối quan hệ qua lại: Do cách thức tổ chức theo lối mòn, người giáo viên chủ nhiệm thụ động nên tác dụng giáo dục đạo đức và kích thích tinh thần học tập của học sinh không cao dẫn đến chất lượng học tập các em không cao. Đây là sự tác động qua lại trong trường học, nề nếp sinh hoạt tốt thì tinh thần học tập của học sinh tốt và kết quả chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt. Với một người giáo đã từng gần gũi với học sinh nhiều năm từng lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng các em nhiều lần tôi nhận thấy cần tổ chức cho các em sinh hoạt tiết sinh hoạt lớp (cuối tuần).Đây chính là biện pháp và giải pháp mà bản thân đã nghiên cứu, tìm tòi, đúc kết được các hình thức như sau: * Hình thức 1: - Ổn định tổ chức bằng bài hát tập thể. - Thủ tục nghi thức sinh hoạt (Giới thiệu) Nội dung: - Mời 1 em tổ viên (bất kỳ) trong tổ 1 nhận xét tuần qua lớp ta học tập và hoạt động như thế nào (nói ngắn gọn theo cảm nhận của em) - Xen kẻ tiết mục văn nghệ (Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ) - Mời 1 em tổ khác thấy lời nhận xét của bạn như thế nào? (Có phù hợp không, thấy gì cần thiếu sót cần bổ sung) Lần lượt hết tổ này đến tổ khác (Gợi ý cho các em tranh luận) -Văn nghệ Sau đó gợi ý cho các em đề xuất vấn đề cần khắc phục theo thực lực của lớp mình - GVCN nêu phần kết luận và định hướng hoạt động tuần đến. * Hình thức 2: - Ổn định tổ chức bằng bài hát tập thể. - Thủ tục nghi thức sinh hoạt (giới thiệu) Nội dung: Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng học sinh về mặt học tập - Cho các em thường xuyện không thuộc bài, không soạn bài trong lớp bày tỏ nổi niềm riêng của mình với những câu hỏi rất nhẹ nhàng, tình cảm. Ví dụ:. - Em thấy bài học có khó quá không?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Thầy cô giảng bài em có hiểu kịp không? (nhanh, chậm...) - Em thấy mình không học được môn gì? Vì sao? - Em cần các bạn, thầy cô giúp đỡ em môn nào? - Em thích học chung với bạn nào nhất? Vì sao? Lần lượt hết em này đến em khác, hết tổ này đến tổ khác cho các em tự bộc bạch hết tâm tư tình cảm của mình. GV phải biết khéo léo gợi ý thì các em mới mạnh dạn nói được, vì đa số các em này lầm lì ít nói, hoặc nói cộc lốc khó nghe ta phải kiên nhẫn dẫn dắt các em hòa đồng cùng với lớp. Cứ mỗi em ta hướng các em góp vui 1 tiết mục văn nghệ (Tạo nên sinh khí trong lớp thật đầm ấm vui vẻ, nơi ấy chất chứa bao tình người). GVCN: Kết luận chung và phân công giúp đỡ bạn trong học tập, góp phần nâng chất lượng học tập của lớp mình lên. * Hình thức 3: - Ổn định tổ chức bằng bài hát tập thể. - Thủ tục nghi thức sinh hoạt (giới thiệu) Nội dung: Tìm hiểu tâm tư tình cảm của những em có những biểu hiện vi phạm đạo đức hoặc bỏ giờ. Cho các em tự nói về mình có những bức xúc gì về tình cảm gia đình, bè bạn, lớp, thầy cô giáo (nếu có) Ví dụ: - Em có những nổi buồn riêng tư nào khó nói để em chán việc học không? - Trong những lần bỏ giờ em có thấy buồn và nhớ lớp không? - Em bỏ lớp đi chơi hay có mục đích gì khác? - Em thấy bỏ giờ đi chơi có lợi ích gì không? GVCN: phải thật sự tâm lý, gợi ý pha lẫn chút hài hước vui vẻ tạo cho em nguồn động viên và cảm hứng để các em tự nói lên nỗi lòng của mình. Đối với đối tượng này ta phải thận trọng tránh chạm tự ái các em dễ gây bức xúc về tâm lý. - Cứ 1 em ta xen lẫn trò chơi tập thể vui vẻ (tại chỗ) trò chơi có tính hài hước để cuốn hút các em, làm thế nào đó cho các em thấy tập thể lớp là niềm tin, là chỗ dựa vững chắc cho các em và nơi ấy chất chứa biết bao nồng ấm tình người mà bấy lâu các em không thấy..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> GVCN: Kết luận chung nhẹ nhàng tình cảm và cho các em thấy thiện cảm của lớp và của thầy cô mong muốn các em trở thành người hữu ích xã hội. * Hình thức 4: - Ổn định tổ chức bằng bài hát tập thể. - Thủ tục nghi thức sinh hoạt (giới thiệu) Nội dung: Em yêu thích lớp em - Tiếng hát bạn bè mình. - Lớp trưởng: Nhận xét chung trong tháng những ưu, khuyết điểm, những việc làm được và những việc chưa làm được. (Nói ngắn gọn đầy đủ ý nghĩa). - Phổ biến nội dung thi đua của Đội, của trường tháng đến xin ý kiến tập thể lớp. - Hướng quyết tâm của lớp – Danh hiệu đạt được (biểu quyết) - Ban cán sự lớp: Giám khảo cho điểm các tổ thi đua (phát thưởng tại chổ) Cuộc thi: Gồm 3 phần: - Kiến thức học tập + kiến thức phổ thông (4 câu) ngắn gọn, dễ hiểu - Hát tiếp sức: Ví dụ : Những bài hát của đội mở đầu bằng chữ “Em” Tổ nào hát được nhiều bài hơn sẽ có nhiều điểm hơn (lần lượt từ tổ 1 đến tổ 4) - Đố vui: Kiến thức trí tuệ trong học tập sinh hoạt. Bốc thăm chia tổ đố chéo với nhau Ví dụ : A gặp B (đố trước) mỗi bên đố 1 câu GVCN: Kết thúc buổi sinh hoạt, dặn dò các em trước khi ra về. Lưu ý: Đây là bốn hình thức tổ chức sinh hoạt giáo viên tùy tình hình , đặc thù của lớp mình có thể vận dụng sinh hoạt hình thức nào cũng được miễn sao gây được niềm vui tươi hứng thú cho học sinh là tốt. Tuy nhiên 4 hình thức đó có thể xoay quanh các tuần sinh hoạt để các em khỏi nhàm chán mà háo hức chờ đến tiết học này.Từ đây GVCN và Ban cán sự lớp có thể yên tâm hơn khi tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần đạt hiệu quả cao hơn so với thực trang ban đấu. Ví dụ : Kết quả đối chứng: Nhóm A. Nhóm B. (Khi chưa áp dụng đề tài). (Áp dụng đề tài). -Xây dựng được số cán bộ nhiệt - Xây dựng đựợc số cán bộ cốt cán trong.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> tình.. hàng ngũ BCH Liên Đội nhiệt tình, có năng lực, sáng tạo.. -Chưa phát huy tính tự giác, tinh thần giúp đỡ, cùng nhau hợp tác, năng lực điều hành và tự quản của học sinh.. - Phát huy được tính tự giác, tinh thần tự phê và phê của học sinh, cùng nhau hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Phát huy tích cực điểm mạnh, hạn chế dần những vi phạm, khuyết điểm trong học tập và các hoạt động khác.. - Không khí sinh hoạt nặng nề, gò - Không khí tổ chức tiết sinh hoạt nhẹ bó, sợ sệt. nhàng, vui vẻ, gần gũi ,dân chủ mang tính chất “thân thiện”nhưng hiệu quả rất cao. - Hiệu quả tiết sinh họat chưa cao dẫn đến nề nếp của lớp chưa tốt, chưa có sự giúp đỡ nhau trong học tập cũng như các hoạt động khác -> Lớp chưa đạt “Lớp học tôt – Chi Đội mạnh”.. -Tiết sinh hoạt là nơi mà học sinh và thầy cô, bạn bè hiểu nhau hơn, cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, phát huy những mặt tốt, động viên giúp đó các em học yếu. Có như thế mới làm tốt được cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” và các hoạt động khác -> Lớp mới đat “Chi Đội mạnh – Lớp học tốt”.. V/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Trong một thời gian thực hiện có sự nghiên cứu , theo dõi lặp lại của bản thân Tôi ở các khối lớp áp dụng mô hình này trong trường , tôi nhận thấy các em ham thích sinh hoạt Đội, và giờ sinh hoạt lớp không còn là nổi sợ hãi cho các em vi phạm khuyết điểm trong học tập và trong sinh hoạt. Lớp học nào tổ chức thực hiện tốt thì chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt và luôn đạt danh hiệu “Chi đội mạnh” hoặc “Lớp học tốt”. Và cũng từ đó nề nếp học tập cũng như sinh hoạt của nhà trường đi vào ổn định có chất lượng và đạt nhiều thành tích cao.Cụ thể là : Kết quả giáo dục hai mặt học lực và hạnh kiểm toàn trường : Tổng số lớp 28. Chất lượng. Danh hiệu lớp Xuất sắc. SL. TL. SL. TL. Tốt SL. Khá TL. SL. TL.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 28. 100%. 8. 20,6%. 19. 67,9%. 1. 3,5%. VI/ KẾT LUẬN: Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi rút ra một số kết luận sau: - Anh (chị ) phụ trách và học sinh nắm được tầm quan trọng của công tác hoạt động Đội trong đó có tổ chức tốt tiết “Sinh hoạt cuối tuần”. - Khi tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần cần quan tâm đến các vấn đề sau: + Xây dựng được Ban chỉ huy nhiệt tình, có năng lực. + Nội dung sinh hoạt : Cần có nội dung rõ ràng, chính xác, đánh giá nhẹ nhàng, gọn nhẹ có hiệu quả.Lựa chọn nội dung và hình thức giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh chủ yếu là động viên, khuyến khích , tuyên dương là chính. Tuy nhiên chúng ta cần tạo một không khí thật là gần gũi để các em học sinh thấy được lớp học chính là nhà, là nơi các em gắn bó, hòa nhập và thân thiện. VII/ ĐỀ NGHỊ : - Về phía nhà trường và tổ chuyên môn : Có kế hoạch cụ thể phân công các đồng chí có nhiệm vụ theo dõi , dự giờ thường xuyên, đột xuốt tiết sinh hoạt ở các khối lớp để thấy được những mặt làm được, không làm được, góp ý để GVCN bổ sung. - Về phía GVCN : Hướng dẫn Ban cán sự lớp về cách thức tổ chức và nội dung đánh giá ở tiết sinh hoạt một cánh nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. - Về phía học sinh: Phải có một tâm thế háo hức, vui vẻ khi bước vào tiết sinh hoạt. VIII/ PHẦN PHỤ LỤC:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> IX/ TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Căn cứ tài liệu công tác giáo dục NGLL - Hành trang người phụ trách thiếu nhi (Năm xuất bản 1997) *Từ kinh nghiệm thực tế ở trường là chủ yếu.. Đại Hiệp, ngày 18 tháng 2 năm 20010 Người viết. Đỗ Thị Thuý Hiền.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> MỤC LỤC STT. NỘI DUNG. TRANG. Tên đề tài : “Đổi mới tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần”. 1. I/. Đặt vấn đề. 1. 1.. Tầm quan trọng của đề tài. 1. 2.. Tóm tắt những thực trạng liên quan đến đề tài.. 1. 3.. Lí do chọn đề tài. 2. 4.. Giới hạn nghiên cứu.. 2. II/. Cơ sở lý luận.. 2. III/. Cơ sở thực tiễn .. 3. VI/. Nội dung nghiên cứu .. 3. 1.. Thực trạng của vấn đề. 3. 2.. Cách thức tổ chức - mối quan hệ qua lại. 5. V/. Kết quả nghiên cứu:. 8. VI/. Kết luận. 9. VII/. Đề nghị.. 9. VIII/. Phần phụ lục. 9. Tài liệu tham khảo. 10. IX/. Phiếu đánh giá xếp loại SKKN.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×