Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 129 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ PHAN TÙNG

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KHUYẾN NƠNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ỨNG HỊA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn


Vũ Phan Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của gia đình,
đồng nghiệp và bạn bè.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga, người đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và hỗ trợ tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện, Ban Quản
lý đào tạo, Bộ mơn Phân tích và định lượng Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ của Trung tâm Khuyến
nông Thành phố Hà Nội; lãnh đạo và cán bộ các phòng ban của UBND huyện Ứng
Hòa, phòng Kinh tế, phịng Thống kê, phịng Tài ngun và Mơi trường, Trạm khuyến
nơng huyện Ứng Hịa; cán bộ lãnh đạo, khuyến nơng viên cơ sở, các HTXNN và các
hộ dân các xã Minh Đức, Hịa Lâm, Phù Lưu đã cung cấp thơng tin và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tồn thể gia đình, người thân và bạn bè đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Vũ Phan Tùng


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hộp........................................................................................................................... ix
Danh mục sơ đồ......................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... x
Thesis abstract.......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu......................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết đề tài..................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn....................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn.......................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 5

2.1.1.

Một số khái niệm......................................................................................................... 5

2.1.2.

Hoạt động khuyến nông............................................................................................. 6

2.1.3.


Mục tiêu, vai trò, nguyên tắc và phương pháp hoạt động khuyến nông .............7

2.1.4.

Nội dung, phương thức hoạt động khuyến nông.................................................. 13

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông.......................................... 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 19

2.2.1.

Một vài nét về khuyến nông trên thế giới............................................................. 19

2.2.2.

Khuyến nông Việt Nam............................................................................................ 20

2.2.3.

Kinh nghiệm tăng cường công tác khuyến nông ở một số địa phương trong

cả nước....................................................................................................................... 26

iii



2.2.4.

Các nghiên cứu có liên quan ................................

2.2.5.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thự

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..............................

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện Ứng Hòa ..............

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .....................................

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu .........................................


3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ...........................

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu, thông tin ...................

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu, thơng tin ............

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...................................................................
4.1.

Khái qt tình hình sản xuất nơng nghiệp trên đ

2016 - 2018..........................................................
4.1.1.

Tình hình phát triển sản xuất nơng nghiệp trên đ

giai đoạn 2016 - 2018 ..........................................
4.1.2.


Khái quát về Trạm khuyến nơng huyện Ứng Hịa

4.2.

Thực trạng về cơng tác khuyến nơng tại huyện Ứ

4.2.1.

Thực trạng công tác bồi dưỡng, tập huấn và đào t

4.2.2.

Thực trạng về công tác thông tin tuyên truyền ....

4.2.3.

Cơng tác xây dựng mơ hình trình diễn và nhân rộ

4.2.4.

Công tác tư vấn và dịch vụ khuyến nông ............

4.2.5.

Kết quả công tác khuyến nông trên địa bàn huy

- 2018...................................................................
4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới cơng tác khuyến nơng


Hịa, thành phố Hà Nội ........................................
4.3.1.

Nhóm các yếu tố về phía hộ nơng dân .................

4.3.2.

Nhóm các yếu tố về phía cán bộ khuyến nơng ....

4.3.3.

Nhóm các yếu tố về thể chế, cơ chế chính sách ..

4.3.4.

Ảnh hưởng về yếu tố vốn và kỹ thuật ..................

4.3.5.

Các yếu tố khác ....................................................

iv


4.4.

Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác khuyến nơng trên địa bàn
huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội....................................................................... 96


4.4.1.

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực...................................................................... 96

4.4.2.

Giải pháp tăng cường kinh phí cho hoạt động khuyến nơng.............................. 98

4.4.3.

Giải pháp cho các hoạt động khuyến nông cụ thể............................................... 98

4.4.4.

Giải pháp tăng cường sự phối hợp với các tổ chức thực hiện khuyến nông . 102

Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................... 103
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 103

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 104

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 106
Phụ lục..................................................................................................................................... 113

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CBKN

Cán bộ khuyến nông

CN – TTCN

Công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ĐVT

Đơn vị tính


HTXNN

Hợp tác xã nơng nghiệp

KHCN

Khoa học cơng nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KNVCS

Khuyến nông viên cơ sở

NN

Nông nghiệp

NXB

Nhà xuất bản

MHTD

Mơ hình trình diễn

XDMH


Xây dựng mơ hình

TTKN

Trung tâm khuyến nơng

TTKNQG

Trung tâm khuyến nông Quốc gia

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình phát triển

Bảng 3.2.

Diện tích, cơ cấu cá

Bảng 3.3.

Nguồn thu thập thôn

Bảng 3.4.

Nguồn thu thập thôn


Bảng 4.1.

Tình hình phát triển

đoạn 2016 – 2018 ..
Bảng 4.2.

Kết quả sản xuất nô

2018........................
Bảng 4.3.

Kết quả công tác bồ

giai đoạn 2016-2018
Bảng 4.4.

Số người tham gia

trong sản xuất của h
Bảng 4.5.

Đánh giá của hộ điề

Hịa ........................
Bảng 4.6.

Kết quả cơng tác th

bàn huyện Ứng Hịa

Bảng 4.8.

Kết quả cơng tác xâ

khuyến nơng giai đo
Bảng 4.9.

Đánh giá của hộ điề
giao khoa học công

Bảng 4.10. Kết quả công tác vay vốn quỹ khuyến nông trên địa bàn huyện Ứng

Hòa giai đoạn 2016
Bảng 4.12. Các hoạt động khuyến nơng của Trạm khuyến nơng huyện Ứng Hịa

giai đoạn 2016 - 201
Bảng 4.13. Độ tuổi của hộ nông dân ảnh hưởng đến việc ra quyết định tham gia

xây dựng mơ hình tr
Bảng 4.14. Trình độ học vấn của các hộ điều tra ảnh hưởng đến việc ra quyết định

tham gia mơ hình tr
Bảng 4.15. Nguồn nhân lực của trạm khuyến nơng huyện Ứng Hịa .............................
Bảng 4.16. Nguồn nhân lực của cán bộ khuyến nông xã trên địa bàn huyện Ứng Hòa .......

vii


Bảng 4.17. Tình hình sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến nơng của
Trạm khuyến nơng Ứng Hịa trong 3 năm (2016-2018) 87

Bảng 4.18. Đánh giá của hộ nông dân về kỹ năng khuyến nông của cán bộ khuyến
nông huyện Ứng Hịa 89
Bảng 4.19. Đánh giá của nơng dân về phẩm chất đạo đức của cán bộ khuyến nông
huyện Ứng Hịa

90

Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ khuyến nơng và hộ nơng dân về thể chế, cơ chế
chính sách

92

Bảng 4.21. Đánh giá của cán bộ khuyến nông và nông dân về sự ảnh hưởng nguồn
kinh phí đến cơng tác khuyến nơng trên địa bàn huyện Ứng Hịa

viii

93


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của người dân về thực hiện đào tạo, tập huấn truyền nghề ở xã
Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa

61

Hộp 4.2. Ý kiến của lãnh đạo Trạm về hoạt động vay vốn quỹ khuyến nông ...............76
Hộp 4.3. Tập huấn chuyên môn cho cán bộ khuyến nông................................................. 85
Hộp 4.4. Muốn phát triển nông nghiệp phải hỗ trợ vốn..................................................... 93


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Vai trò cầu nối của tổ chức khuyến nơng.............................................................7
Sơ đồ 2.2. Vai trị của khuyến nông trong phát triển nông thôn .........................................8
Sơ đồ 2.2. Vai trị của khuyến nơng đối với Nhà nước.........................................................9
Sơ đồ 4.1. Mạng lưới tổ chức của Trạm khuyến nông huyện Ứng Hòa .......................... 44

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Phan Tùng
Tên Luận văn: Tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành
phố Hà Nội.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 83440410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về công tác khuyến nông nhà nước
trên địa bàn huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội để từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường công tác khuyến nông nhà nước trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành
phố Hà Nội trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các phịng, ban chun mơn của huyện Ứng
Hịa và trạm khuyến nơng huyện Ứng Hịa, một số trang web và các nghiên cứu trước
đây có liên quan. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn cấu trúc các hộ
nông dân, chủ trang trại với tổng số mẫu là 90 người, phỏng vấn 8 cán bộ cấp xã và
cấp huyện gồm lãnh đạo xã, lãnh đạo và cán bộ Trạm Khuyến nơng huyện Ứng Hịa.
Kết quả chính và kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn năm 2016-2018, trạm khuyến
nơng Ứng Hịa đã xây dựng được 45 mơ hình trình diễn với nguồn kinh phí thực hiện
là 5.028 triệu đồng; tổ chức được 135 lớp tập huấn cho 9.867 lượt người tham dự, số
lượng các lớp tập huấn tăng đều qua các năm với tốc độ tăng bình qn là 14,35%/
năm; Cán bộ khuyến nơng của Trạm khuyến nơng Ứng Hịa đã viết được 236 tin bài
phát trên đài truyền thanh của huyện, 10 tin bài viết trên tập san của Trung tâm
Khuyến nông thành phố; Trạm khuyến nơng Ứng Hịa đã tổ chức được 39 cuộc hội
thảo cho 3.750 lượt người tham dự, đã tư vấn để giải quyết các vấn đề khó khăn cho
nơng dân về kỹ thuật sản xuất mới. Ngoài ra Trạm khuyến nơng Ứng Hịa cịn tổ chức
cho 72 hộ nơng dân trên địa bàn huyện vay vốn từ quỹ khuyến nông với số tiền 12.095
triệu đồng. Bên cạnh những kết quả đạt được thì cơng tác khuyến nơng của huyện cịn
có rất nhiều hạn chế như chất lượng cán bộ khuyến nông chưa đồng đều, phương pháp
tiếp cận là lên lớp chủ yếu là giảng bài, thông tin một chiều, không huy động được sự
tham gia của người dân, chưa sát với điều kiện địa phương.

x


Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Ứng Hịa bao
gồm nhóm các yếu tố về phía hộ nơng dân như độ tuổi và trình độ học vấn; (2) nhóm các
yếu tố về phía trạm khuyến nơng như số lượng cán bộ và trình độ, chuyên môn đào tạo,
nguồn lực cho đào tạo, cơ sở vật chất; (3) nhóm các yếu tố về thể chế, cơ chế chính sách;
(4) các yếu tố khác như đặc thù địa phương, điều kiện tự nhiên, thị trường.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Ứng
Hòa, một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện
Ứng Hòa, trong thời gian tới, bao gồm các nhóm giải pháp về : (1) Phát triển nguồn nhân
lực cho đội ngũ khuyến nơng; (2) Tăng cường kinh phí cho hoạt động khuyến nông; (3)
Nâng cao chất lượng trong hoạt động tư vấn dịch vụ vay vốn quỹ khuyến nông; (4) Tăng
cường sự phối hợp với các tổ chức thực hiện dịch vụ khuyến nông.


xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Phan Tung
Thesis title: Strengthening agricultural extension in Ung Hoa District, Hanoi City
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The study aims to evaluate the current situation of agricultural extension in Ung
Hoa district, Hanoi City, and proposes key recommendations to strengthen agricultural
extension n the district. Ung Hoa, Hanoi city in the coming time.
Research Methods
Secondary data were collected from functional departments of Ung Hoa district
and Ung Hoa district extension station, websites and previous studies. Primary data
were collected through interviews with farmers with a total sample of 90, in-depth
interviews were done with 8 officers from commune and district including commune
leaders, leaders and staffs in Ung Hoa agricultural extension station.
Main results and conclusions
Results show that during the period of 2016-2018, Ung Hoa agricultural extension
station has implemented 45 demonstration models with a budget of VND 5,028 million;
organized 135 training courses for 9,867 turns of attendance, the number of training
classes increased steadily over the years with average growth rate of 14.35% per annum;
Extension staff of Ung Hoa Extension Station had produced 236 bulletins broadcasted in
the district mass media, produce 10 news published in the bulletin of Hanoi Agricultural
Extension Center. The Ung Hoa Agricultural Extension Station has organized 39
workshops for 3,750 turns of attendance, providing consultancy for farmers to address

problems when adopting new production techniques. In addition, Ung Hoa Agricultural
Extension Station also supported for 72 farmers in the district to be able to borrow money
from the agricultural extension fund with the amount of VND 12,095 million. Aside from
these achievements, some limitations in agricultural extension in Ung Hoa district are
found, such as quality of agricultural extension workers varies, the main method is still in
door lecture, one-way information, hence it is difficult to attract farmers and not highly
suitable to local conditions.

Factors affecting the performance of agricultural extension in Ung Hoa district
include (i) characteristics of farm households such the household head age and
education level; (2) extension station resources such as the number of staff and

xii


qualifications, training expertise, resources for training, facilities; (3) institutional
factors, and policy mechanisms; and (4) other factors such as local characteristics,
natural conditions, and markets.
From the analysis of current situation of agricultural extension in Ung Hoa district, a
number of key solutions to strengthen agricultural extension work in Ung Hoa district are
proposed, include: (1) Developing human resources for Ung Hoa agricultural extension
(both at district and commune level) ; (2) Increase funding for agricultural extension
activities; (3) Improving quality in consulting services; (4) Strengthen coordination with
other organizations providing agricultural extension services.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI

Nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất không thể thiếu được của nền kinh
tế quốc dân, đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể thơng qua việc xuất khẩu các hàng
hóa nơng sản. Sản xuất nông nghiệp đã và đang là ngành mũi nhọn cho sự phát
triển kinh tế xã hội.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc nâng cao
từng bước thu nhập và cải thiện đời sống của người nơng dân. Nhiều chính sách vĩ
mơ về nông nghiệp và phát triển nông thôn do Nhà nước ban hành đã và đang tạo
điều kiện thuận lợi cho nơng nghiệp phát triển. Có thể kể tới Nghị định 13/CP ngày
02/3/1993 của Chính phủ đã quy định cụ thể nội dung cơng tác khuyến nơng, Nghị
định

56/2005/NĐ-CP ngày

24/6/2005

của

Chính

phủ,

Thơng



số

60/2005/TT/BNN.
Mới đây nhất là Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính
phủ về các hoạt động khuyến nông nhằm cải tiến công tác khuyến nông từ Trung

ương đến địa phương đã và đang được triển khai có hiệu quả.
Trong q trình hình thành và phát triển, công tác khuyến nông trên phạm
vi cả nước đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng vào thực
hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp như: nhiều kỹ thuật tiến bộ mới đưa vào
sản xuất được nơng dân đón nhận và áp dụng rộng rãi, góp phần tích cực tăng năng
suất cây trồng, vật nuôi. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông
thôn Việt Nam ngày càng được đổi mới. Tuy nhiên, trước những yêu cầu, thách
thức mới cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững, công tác khuyến nông
đang rất cần những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa.
Huyện Ứng Hịa là huyện thuần nơng, điểm xuất phát thấp, thời gian gần
đây, huyện Ứng Hòa đã tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản
xuất nông nghiệp kết hợp với khôi phục ngành nghề truyền thống và phát triển
nghề mới, năm 2018 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 5.251 tỷ đồng (tăng
265 tỷ đồng so với năm 2017), chiếm 38,07% tổng giá trị sản xuất năm 2018. Cơ
cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng
ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi - thủy sản: Giá trị ngành trồng trọt
năm 2018 đạt 1.078 tỷ đồng, chiếm 20,53%, giá trị ngành chăn

1


nuôi đạt 2.553 tỷ đồng, chiếm 48,62%, tăng 6,82% so năm trước, giá trị sản xuất
ngành thủy sản đạt 1.620 tỷ đồng, chiếm 30,85%, tăng 14,73% so với năm trước.
Giá trị sản xuất trên đơn vị canh tác trung bình năm 2018 đạt 160,5 triệu đồng/ha
(tăng 5 triệu đồng so với năm 2017) (Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, 2018).
Để nơng nghiệp của huyện phát triển và góp phần quan trọng trong công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội thì cơng tác khuyến nơng phải thể hiện rõ vai trị
của mình. Mặt khác, người nơng dân ln đứng trước thực trạng thiếu kiến thức
trong sản xuất, thiếu thông tin cần thiết về thị trường, do đó ln xảy ra tình trạng
mất cân bằng giữa cung và cầu, tình trạng “được mùa thì mất giá, mất mùa thì

được giá” vẫn cịn xảy ra phổ biến, điển hình như giá lợn hơi năm 2017 xuống thấp
kỷ lục, có những thời điểm giá lợn hơi chỉ còn 15.000 đ/kg, mỗi một đầu lợn người
dân lỗ từ 1,5 - 2 triệu đồng, nguyên nhân chủ yếu là do người dân phát triển sản
xuất theo hình thức tự phát, thiếu thơng tin về nhu cầu thị trường, sản xuất chưa có
sự liên kết, chưa hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm nơng nghiệp. Đây là sự hạn
chế của các nhà quản lý về lĩnh vực nông nghiệp, công tác khuyến nông của huyện
chưa phát huy được hết vai trị của mình. Vì vậy, cơng tác khuyến nơng đóng vai
trị quan trọng trong việc tham mưu về chiến lược phát triển nông nghiệp, nông
thôn, là cầu nối giữa nông dân, nhà khoa học và doanh nghiệp.
Trong những năm qua, công tác khuyến nông của huyện đã đạt được một số
kết quả như: xây dựng được hệ thống tổ chức và mạng lưới khuyến nông tương đối
hoàn chỉnh từ Huyện tới xã. Xây dựng nhiều mơ hình trình diễn có giá trị kinh tế
cao nhằm thay đổi phương thức sản xuất của người nông dân, giúp người dân tiếp
cận được những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nâng cao năng suất chất lượng sản
phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất. Các văn bản pháp lý về khuyến nơng
thường xun được rà sốt, xây dựng, điều chỉnh kịp thời để phù hợp với sản xuất,
nhu cầu thực tiễn của người dân. Hệ thống kiểm tra, giám sát, đánh giá ngày càng
được hoàn thiện.
Bên cạnh những thành quả đạt được thì cơng tác khuyến nơng của huyện
cịn nhiều hạn chế như: cơng tác khuyến nơng mới chỉ “phủ sóng” đến những
người có điều kiện, cịn người nghèo vẫn khó tiếp cận. Cán bộ khuyến nơng được
đào tạo cơ bản chưa được chuyên sâu. Cán bộ khuyến nông được đào tạo nghiệp
vụ khuyến pháp lý về khuyến nơng trong nhiều năm qua chưa được chú trọng.
Ngồi ra, còn thiếu cơ chế cụ thể về cung cấp dịch vụ khuyến nông, liên kết giữa
khuyến nông Nhà nước và các tổ chức khuyến nơng ngồi nhà nước chưa mạnh;

2


hệ thống giám sát và đánh giá công tác khuyến nơng cịn thiếu và yếu... Tất cả

những điều đó đã tạo thành lực cản, khiến công tác khuyến nông của Huyện trong
thời gian qua chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Chủ đề khuyến nông đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà quản lý,
các nhà khoa học trong và ngồi nước, nhưng các cơng trình đó mới chỉ bàn đến
việc định hướng các hoạt động khuyến nông, phương pháp khuyến nông mà chưa
thực sự đi sâu nghiên cứu về công tác khuyến nông cụ thể.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tăng
cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Ứng Hịa, từ
đó đề xuất giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Ứng
Hòa, thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác khuyến nông.

Đánh giá thực trạng công tác khuyến nơng trên địa bàn huyện Ứng Hịa,
thành phố Hà Nội.
-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác khuyến nơng trên địa bàn

huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội.
Đề xuất giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện
Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác

khuyến nông nhà nước và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác khuyến nông nhà
nước trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu một số hoạt động của khuyến nơng nhà nước
trên địa bàn huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội.

3


1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Không gian nghiên cứu của đề tài là trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố
Hà Nội.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu thu thập số liệu trong 3 năm (2016-2018); số liệu sơ cấp
được tổng hợp điều tra năm 2018.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài tăng cường công tác khuyến nông không phải là đề tài mới, nhưng
cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về cơng tác khuyến nơng trên địa bàn
huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về công tác khuyến nông. Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới
công tác khuyến nơng trên địa bàn huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội trong thời
gian qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp để tăng cường công tác khuyến nông trên
địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội trong thời gian tới nhằm đưa những
tiến bộ KHKT mới đến cho người sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng cây
trồng, vật ni, giải phóng sức lao động, tăng thu nhập cho người nơng dân, đồng
thời góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ứng
Hịa trong những năm tới. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị có ý
nghĩa hết sức tích cực, phù hợp với sự thay đổi của đất nước trong giai đoạn hiện
nay.


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm về Khuyến nơng
Khuyến nơng là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác, vì vậy
khuyến nơng được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ nhiều mục đích
rộng rãi. Do đó có nhiều quan niệm và định nghĩa về khuyến nông, dưới đây là một
số quan niệm và khái niệm về khuyến nông.
Theo nghĩa chữ Hán, “khuyến” có nghĩa là khuyên người ta cố gắng hết sức
trong cơng việc, cịn “khuyến nơng” nghĩa là khun mở mang phát triển trong
nông nghiệp. “Khuyến nông, khuyến lâm là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo
nhằm giúp nông dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng
đắn” (A.W.Van Den Ban và H.S Hawkins, 1988).
Theo Peter Oakley và Cristopher Garferth: Khuyến nông là cách đào tạo
thực nghiệm dành cho những người dân sống ở nông thôn. Đem lại cho họ những
lời khuyên và những thông tin cần thiết giúp giải quyết những vấn đề khó khăn trở
ngại của họ. Khuyến nơng cũng nhằm mục đích nâng cao năng suất, phát triển sản
xuất. Hay nói cách khái quát là làm tăng mức sống cho người nông dân (Dịch bởi
Nguyễn Văn Long, 2006).
Theo Adams: Khuyến nông là tư vấn cho nơng dân giúp họ tìm ra những
khó khăn trở ngại trong cuộc sống và sản xuất, đồng thời đề ra những giải pháp
khắc phục. Khuyến nông cịn giúp cho nơng dân nhận biết những cơ hội của sự
phát triển (Dịch bởi Nguyễn Văn Long, 2006).
Theo Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI): Khuyến nông bao hàm các ý:
Cung cấp những hiểu biết về kỹ thuật, tổ chức quản lý sản xuất cho nơng dân. Là
q trình đào tạo phi chính quy - Truyền đạt thơng tin - cho nông dân. Là thiết kế

thiết thực các hoạt động giúp nơng dân có thể: Nâng cao hiệu quả sản xuất; cải
thiện mức sống và thu nhập cho nông dân; cải tiến phương pháp và kỹ thuật canh
tác; nâng cao hiểu biết và kỹ năng sản xuất; nâng cao địa vị xã hội cho nơng dân; là
q trình chuyển tải kỹ thuật tiến bộ từ cơ quan nghiên cứu đến nông dân (Dịch bởi
Nguyễn Văn Long, 2006).
Trên cơ sở đúc kết hoạt động khuyến nông ở Việt Nam, chúng ta có thể

5


định nghĩa về khuyến nông như sau: Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay
nghề cho nông dân đồng thời giúp họ hiểu được những chủ trương, chính sách về
nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, những thơng tin
thị trường, để có khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng
nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng
và phát triển nông thôn mới (Cục Khuyến nông, 2000).
Khuyến nông là cách giáo dục học đường cho nông dân. Khuyến nơng là
q trình vận động, quảng bá, khuyến cáo…cho nơng dân theo nguyên tắc tự
nguyện, không áp đặt; đồng thời đó là q trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng một
cách dần dần và tự giác của nông dân (Nguyễn Duy Hoan và cs., 2007).
2.1.2. Hoạt động khuyến nông
Hoạt động khuyến nơng có thể được hiểu đơn giản là tiến hành các hoạt động,
những việc làm có liên quan đến nhau một cách chặt chẽ, nhằm mục đích hệ thống các
biện pháp giáo dục nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nông dân. Hay là những hoạt động có liên quan chặt chẽ
với nhau về cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, các hoạt động giúp họ
hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật,
kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường để họ có đủ khả năng để
giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải
thiện đời sống dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nơng thơn mới. Tóm lại hoạt

động khuyến nông là một phương tiện giúp CBKN chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật cho người dân, từ đó giúp người dân vận dụng những tiến bộ kỹ thuật đó vào sản
xuất nhằm nâng cao kỹ năng, năng suất lao động, phát triển nông nghiệp nông thôn
(Nguyễn Văn Long, 2012).

Hoạt động khuyến nông bao gồm đào tạo, tập huấn; thơng tin tun truyền;
trình diễn và nhân rộng mơ hình; tư vấn và dịch vụ khuyến nơng; hợp tác quốc tế
khuyến nơng. Bằng các hình thức khác nhau đó, người làm cơng tác khuyến nơng
áp dụng các phương pháp khuyến nông khác nhau để chuyển giao được những tiến
bộ kỹ thuật cho người dân; Hoạt động khuyến nông thể hiện quá trình phổ biến,
triển khai những chủ trương, chính sách, các văn bản về khuyến nơng; các hoạt
động khuyến nơng như tập huấn, xây dựng mơ hình trình diễn, tham quan, hội
thảo, tư vấn và dịch vụ khuyến nông trên địa bàn huyện ở những năm này so với
năm trước đó, thường được đẩy mạnh hơn, hồn thiện hơn cả về cơ cấu lẫn nội
dung (Nguyễn Văn Long, 2012).

6


2.1.3. Mục tiêu, vai trò, nguyên tắc và phương pháp hoạt động khuyến nông
2.1.3.1. Mục tiêu của khuyến nông
Theo điều 2 của Nghị Định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính
Phủ về Khuyến nông quy định mục tiêu của khuyến nông như sau:
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu
nhập, thốt đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến
thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh
doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản
xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an tồn vệ sinh thực phẩm đáp ứng
nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

nơng nghiệp, nơng thơn, xây dựng nơng thơn mới, bảo đảm an ninh lương thực
quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi tham
gia khuyến nơng.
2.1.3.2 Vai trị của khuyến nơng
Vai trị của khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp là hết sức quan trọng.
Nó bao gồm những vai trị sau:
* Khuyến nơng có vai trị là cầu nối

Nơng dân

1.

Nhà nước

2.

Nghiên cứu

3.

Mơi trường

4.

Thị trường

5.

Nơng dân giỏi


6.

Các doanh nghiệp

7.

Các ngành

8.

Các đồn thể

9.

Quốc tế

Sơ đồ 2.1. Vai trò cầu nối của tổ chức khuyến nông
Nguồn: Hồ Thị Hợi (2011)

Khuyến nông là cầu nối giữa nông dân với: Nhà nước, Nghiên cứu khoa
học, Môi trường, Thị trường, Nông dân giỏi, Các doanh nghiệp, Các ngành, các

7


đoàn thể, Quốc tế. Đây là cầu nối hai chiều giữa nơng dân với 9 đầu mối có quan
hệ qua lại tương hỗ lẫn nhau. Trong cơ chế hiện nay thì mối “liên kết bốn nhà” là
một trong những cầu nối khuyến nơng được quan tâm nhất, nó bao gồm: Nhà
nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp và Nhà nông. Các tổ chức này phối hợp

chặt chẽ với nhau tạo lên mối liên kết vững chắc có tác dụng nâng cao kết quả sản
xuất nông nghiệp. Ở đây nông dân là nhân tố bên trong quyết định, nhưng khuyến
nông là tác nhân bên ngoài rất quan trọng, là một chất keo để kết dính mối liên kết
này giúp nó ngày được hình thành và phát triển. Bởi cán bộ khuyến nông là người
trực tiếp nắm bắt các vấn đề nảy sinh trong nông dân, trực tiếp phổ biến những
kiến thức của mình về trồng trọt, chăn ni, cơng nghệ chế biến bảo quản sau thu
hoạch và những kinh nghiệm sản xuất giỏi (Hồ Thị Hợi, 2011).
* Vai trò trong phát triển nơng thơn
Khuyến nơng có vai trị hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp,
nông thôn. Khuyến nông cung cấp kiến thức, kỹ năng cho người nông dân về cách
canh tác và phòng trừ sâu bệnh; phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước về nơng nghiệp, nơng thơn cũng như các chính sách về khuyến
nông; chuyển giao TBKT và khoa học công nghệ tới nông dân; cung cấp các thông
tin về thị trường giá cả nơng sản trong và ngồi nước làm tiền đề cho việc sản xuất;
giúp người nông dân tiếp cận với các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp nhằm hỗ
trợ vốn, giải quyết đầu vào, đầu ra cho nông dân; một phần nào đó cải thiện hệ
thống giao thơng, giúp việc sản xuất của người dân được thuận lợi và dễ dàng hơn
(Lê Văn Nam, 2012).

Kh

n

Thị
trường

Phát triển nông nghiệp,
nông thơn

Tín dụng


Tài Chính

Cơng
nghệ

Giao
thơng

Sơ đồ 2.2. Vai trị của khuyến nơng trong phát triển nông thôn
Nguồn: Lê Văn Nam (2012)

8


* Vai trị đối với nơng dân
CBKN là người trực tiếp nắm bắt các vấn đề nảy sinh từ nông dân và cộng
đồng của họ; trực tiếp đào tạo nông dân và giúp nơng dân sử dụng có hiệu quả
những kiến thức, kỹ năng, điều kiện vật chất đã tiếp nhận; tạo lập và thúc đẩy mối
liên kết phối hợp giữa các tổ chức tự nguyện của nông dân. Phổ biến những tiến bộ
trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ chế biến, bảo quản nông sản và những kinh
nghiệm sản xuất giỏi. Phối hợp với các cơ quan chức năng cung cấp cho nông dân
thông tin về thị trường, giá cả nông sản để nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu
quả kinh tế cao (Nguyễn Văn Long, 2012).
* Vai trò đối với Nhà nước
Giải pháp

- Nhà hoạch định
chính sách
- Nhà nghiên cứu


Sơ đồ 2.2. Vai trị của khuyến nơng đối với Nhà nước
Nguồn: Lê Văn Nam (2012)

Khuyến nông là cầu nối giữa sản xuất và nghiên cứu. Khuyến nông giúp nhà
hoạch định, nhà nghiên cứu biết được nông dân đang gặp phải những khó khăn gì, qua
đó đưa ra những chính sách, giải pháp để giải quyết những khó khăn đó, giúp nơng dân
áp dụng những TBKT phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương cũng như hộ,
góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn (Lê Văn Nam, 2012).

2.1.3.3. Chức năng của công tác khuyến nông
Hoạt động khuyến nông bao gồm các chức năng: Đào tạo tập huấn nông
dân; Hướng dẫn, tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp;
Tuyên truyền, tư vấn về tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và cơng
nghệ, tập hợp lực lượng, xã hội hóa khuyến nơng, cung cấp dịch vụ: cây con giống,
chữa bệnh vật nuôi, bảo vệ thực vật, tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy hợp tác liên kết,
…; Giám sát và đánh giá hoạt động khuyến nông. Như vậy chức năng của khuyến
nông không những là truyền bá thông tin và huấn luyện cho nông dân

9


mà cịn biến những thơng tin, kiến thức được truyền bá, kỹ năng đã được đào tạo
đó thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và đời sống (Trần Văn Hà, 2010).
2.1.3.4. Nguyên tắc của hoạt động khuyến nông
Theo điều 3 của Nghị Định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính
Phủ về Khuyến nông quy định nguyên tắc hoạt động khuyến nông như sau:
Xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển nông
nghiệp của Nhà nước.
Phát huy vai trị chủ động, tích cực, tự nguyện và trách nhiệm giải trình của

các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khuyến nông.
Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các
doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.
Xã hội hóa hoạt động khuyến nơng, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông để
huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia
hoạt động khuyến nơng.
Dân chủ, cơng khai, có sự giám sát của cộng đồng và sự quản lý của Nhà
nước.
Nội dung, phương pháp khuyến nông phù hợp với từng vùng miền, địa bàn
và nhóm đối tượng nơng dân, cộng đồng dân tộc khác nhau.
Qua thực tế công tác tại các địa phương, để nâng cao hiệu quả công tác
khuyến nông có thể cụ thể hóa một số nguyên tắc sau:
* Tự nguyện, dân chủ cùng có lợi.
Nơng dân tự nguyện: Kinh tế hộ gia đình, trang trại và sản xuất theo hướng
nơng nghiệp hàng hóa là phương hướng phát triển nông nghiệp của nước ta. Người
nông dân tự do kinh doanh trên mảnh đất, ao hồ, chuồng trại của mình nên tính tự
chủ của nơng dân là yếu tố quyết định. Nông dân tự chủ và tự nguyện trong sản
xuất. Thực tế những năm qua đã cho thấy những gì nơng dân thấy có lợi họ tự
quyết định thực hiện sẽ là nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công.
Một số nội dung dự án khi triển khai thực hiện có sự tài trợ kinh phí nên nơng dân
áp dụng. Song những nội dung đó nơng dân không tự nguyện nên khi hết sự hỗ trợ
của khuyến nơng họ khơng áp dụng nữa. Điều đó đã dẫn đến sự giảm hiệu quả của
khuyến nơng. Đó là bài học kinh nghiệm khuyến nông cần lưu ý. Cán bộ khuyến
nơng tự nguyện: Ngồi nơng dân tự nguyện, cán bộ khuyến

10


nông cũng phải tự nguyện. Công tác khuyến nông nhiều khi rất vất vả, nhất là
khuyến nông vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí thấp, điều kiện sống khó khăn thì

long nhiệt tình, tự nguyện cơng tác của cán bộ khuyến nơng rất quan trọng. Cán bộ
khuyến nơng có tự nguyện mới có ý thức và nhiệt tình, sáng tạo trong công việc.
Khuyến nông không áp đặt mệnh lệnh: Tự nguyện là nguyên tắc cơ bản của
khuyến nông nên khuyến nông không nên áp đặt mệnh lệnh. Khuyến nông khơng
nên vì thành tích nào đó mà vận động hoặc gị ép cán bộ địa phương và nơng dân
thực hiện khi họ còn do dự nhận thấy việc họ làm chưa chắc có hiệu quả. Khuyến
nơng khơng làm thay nơng dân: Khuyến nông làm tốt công tác đào tạo huấn luyện
nơng dân nhưng tuyệt nhiên khơng làm thay họ. Ví dụ khuyến nông giúp nông dân
hiểu biết nguyên nhân, cách phòng chống bệnh gà cúm, rèn luyện kỹ năng kỹ sảo
cho nơng dân biết cách phịng chống bệnh cúm gà để họ chủ động trong chăn nuôi
chứ không làm thay người nơng dân phịng chống bệnh gà cúm (Nguyễn Văn
Long, 2006).
* Ngun tắc khơng bao cấp nhưng có hỗ trợ:
Bao cấp là cho khơng nơng dân, điều này là hồn tồn khơng nên vì nếu cho
khơng như vậy thì người dân sẽ ỷ lại Nhà nước, ít có trách nhiệm với việc làm của
mình nên năng suất lao động thấp dẫn đến khơng có hiệu quả. Do đó khuyến nơng
chỉ nên hỗ trợ một phần giúp đỡ nông dân để họ tự mình vươn lên và có ý thức cố
gắng phấn đấu. Sự nỗ lực của nông dân là nhân tố bên trong mang tính chất quyết
định và khuyến nơng là nhân tố bên ngồi rất quan trọng. Khuyến nơng như một
chất xúc tác của một phản ứng hóa học, khi có chất xúc tác thì phản ứng hóa học sẽ
xảy ra với tốc độ nhanh hơn. Khyến nông- chất xúc tác đã giúp nơng dân có cơ hội
thực hiện tốt và nhanh một cơng việc nào đó họ đang quan tâm và mở rộng quy mô
áp dụng (Hồ Thị Hợi, 2011).
2.1.3.5. Các phương pháp khuyến nông
Phương pháp tham quan trình diễn: Nhân dân ta thường có một câu danh
ngơn là “trăm nghe không bằng một thấy”, người ta sẽ tin tưởng vào điều mình
muốn nói khi được chứng minh bằng thực tế. Mục đích của phương pháp tham
quan trình diễn là để người nông dân tai nghe, mắt thấy được kết quả tốt đẹp khi áp
dụng một tiến bộ khoa học mới vào sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó làm cho
người nơng dân tin tưởng và làm theo. Và cuối cùng việc mà khuyến nông viên

phải thực hiện là làm thế nào cho người nông dân hiểu và nắm được phương pháp,
các thao tác, kỹ thuật của tiến bộ khoa học đó (Nguyễn Văn Long, 2006).

11


×