Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần thương mại sản xuất da nguyên hồng tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ TIẾN ĐẠT

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT
SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
MẠI SẢN XUẤT DA NGUYÊN HỒNG TỈNH LẠNG
S ƠN

Ngành:

Khoa hoc moi trươ ng

Mã số:

8440301

Ngươi hướng dẫn khoa hoc:

TS. Đinh Thị Hải Vân


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Đỗ Tiến Đạt

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thiện luận văn, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.
Cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Đinh Thị Hải
Vân là người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức và thời gian để giúp đỡ tôi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các anh chị giám đốc, quản lí ở các phịng, phân xưởng
thuộc Cơng ty cổ phần thương mại sản xuất da Nguyên Hồng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người
đã khích lệ và giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Đỗ Tiến Đạt


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................................. vii
Danh mục hình................................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn.............................................................................................................................. x
Thesis abstract.................................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................... 2


1.3.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................ 2

1.3.2.

Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................................... 3

1.3.3.

Thời gian nghiên cứu......................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................................. 4
2.1.

Tổng quan về ngành thuộc da.......................................................................................... 4

2.1.1.

Lịch sử phát triển của công nghệ thuộc da................................................................... 4

2.1.2.

Sự phát triển ngành thuộc da ở Việt Nam..................................................................... 4

2.1.3.


Hiện trạng môi trường ngành thuộc da.......................................................................... 6

2.2.

Tổng quan về sản xuất sạch hơn..................................................................................... 9

2.2.1.

Lịch sử tiếp cận sản xuất sạch hơn................................................................................. 9

2.2.2.

Định nghĩa.......................................................................................................................... 11

2.2.3.

Các kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.................................................................. 11

2.2.4.

Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn........................................................................ 14

2.2.5.

Nguyên tắc thực hiện....................................................................................................... 16

2.2.6.

Lợi ích khi áp dụng SXSH............................................................................................. 17


2.3.

Thực trạng áp dụng sản xuất sản xuất sạch hơn........................................................ 18

2.3.1.

Thực trạng áp dụng SXSH trên thế giới..................................................................... 18

iii


2.3.2.

Thực trạng áp dụng SXSH tại Việt Nam.................................................................... 21

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.................................................................... 24
3.1.

Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 24

3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 24

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp......................................................................... 24

3.2.2.


Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp........................................................... 24

3.2.3.

Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu..................................................................... 24

3.2.4.

Phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu................................................................ 27

3.2.5.

Phương pháp tính tốn cân bằng vật chất................................................................... 28

3.2.7.

Phương pháp đánh giá các đề xuất sản xuất sạch hơn............................................. 28

3.2.8.

Phương pháp đánh giá thất thoát năng lượng............................................................ 32

3.2.9.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................................. 32

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.............................................................................. 33
4.1.


Giới thiệu về công ty cổ phần thương mại sản xuất da Nguyên Hồng................33

4.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty............................................................ 33

4.1.2.

Ngành nghề, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty........................................ 33

4.1.3.

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty và chức năng nhiệm vụ của từng bộ
phận

34

4.2.

Quy trình cơng nghệ thuộc da của cơng ty................................................................. 35

4.2.1.

Công nghệ thuộc da của công ty Nguyên Hồng........................................................ 35

4.2.2.

Công nghệ sản xuất keo Gelatin................................................................................... 39

4.2.3.


Nguyên vật liệu, hoá chất và nhu cầu nước sử dụng............................................... 41

4.3.

Kiểm toán vật chất và năng lượng cho q trình thuộc da..................................... 42

4.3.1.

Kiểm tốn vật chất........................................................................................................... 42

4.3.2.

Kiểm toán năng lượng..................................................................................................... 48

4.4.

Hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải tại công ty Nguyên Hồng....................51

4.4.1.

Hiện trạng phát sinh và quản lý nước thải.................................................................. 51

4.4.2.

Hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn............................................................ 58

4.4.3.

Hiện trạng phát sinh và quản lý khí thải, bụi và tiếng ồn....................................... 61


4.4.4.

Xác định các chi phí dịng thải của Cơng ty.............................................................. 63

4.5.

Đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn cho công ty................................................... 66

4.5.1.

Các cơ hội đề xuất sản xuất sạch hơn cho công ty Nguyên Hồng........................66

iv


4.5.2.

Sàng lọc các giải pháp sản xuất sạch hơn................................................................... 69

4.5.3

Đánh giá tính khả thi của các giải pháp sản xuất sạch hơn.................................... 72

4.5.4.

Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn phù hợp cho công ty Nguyên
Hồng 80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 82

5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 82

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................................ 83

Tài liệu tham khảo........................................................................................................................... 84

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBVC

Cân bằng vật chất


EOP

Kiểm sốt ơ nhiễm cuối ường ống

QCV

Quy chuẩn Việt Nam

SXSH

Sản xuất sạch hơn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UNEP

Chương trình Mơi trường Liên hiệp quốc

Dầu FO

Dầu Mazut

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Định mức sử dụng nguyên liệu thuộc da tại Việt Nam......................................... 7
Bảng 2.2. Đặc trưng nước thải ngành thuộc da.......................................................................... 8

Bảng 2.3. Chất thải, hiện trạng quản lý trong ngành thuộc da Việt Nam............................ 9
Bảng 2.4. Một số kết quả trình diễn sản xuất sạch hơn ở các nước.................................... 20
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng áp dụng Sản xuất sạch hơn trên
cả nước tính đến năm 2016...................................................................................... 22
Bảng 3.1

Phương pháp phân tích chất lượng nước thải và nước mặt.............................. 25

Bảng 3.2

Phương pháp phân tích chất lượng khí thải.......................................................... 26

Bảng 3.3

Phương pháp phân tích chất lượng khơng khí xung quanh

và nhà

xưởng............................................................................................................................ 27
Bảng 3.4. Bảng kê nguyên liệu đầu vào, sản phẩm và chất thải đầu ra của Công ty.....28
Bảng 3.5. Trọng số các tiêu chí trong lựa chọn giải pháp..................................................... 29
Bảng 4.1.

Định mức lượng hóa chất trong cơng nghệ thuộc da........................................ 42

Bảng 4.2. Bảng cân bằng nước trong từng công đoạn sản xuất........................................... 44
Bảng 4.3. Cân bằng vật chất đối với nguyên liệu da đầu vào (tính theo 1 tấn da
muối tươi)

45


Bảng 4.4. Bảng số liệu cân bằng về hóa chất........................................................................... 46
Bảng 4.5. Bảng cân bằng vật chất trong từng công đoạn sản xuất...................................... 47
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của Công ty thải ra môi trường...........52
Bảng 4.7. Kết quả phân tích mẫu nước thải trước và sau xử lý........................................... 57
Bảng 4.8. Kết quả phân tích nước tại điểm xả thải................................................................. 58
Bảng 4.9

Các hình thức xử lý rác thải công nghiệp thông thường tại công ty
Nguyên Hồng 59

Bảng 4.10 Tổng hợp khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại công ty Nguyên
Hồng.............................................................................................................................. 61
Bảng 4.11. Kết quả quan trắc mẫu khí thải khu vực ống khói lị hơi................................... 62
Bảng 4.12. Kết quả quan trắc khơng khí xung quanh khu vực ngồi cơng ty...................62
Bảng 4.13. Kết quả quan trắc mẫu khơng khí khu làm việc.................................................. 63
Bảng 4.14 Chi phí bên trong mất đi khi thuộc 1 tấn da tươi.................................................. 64
Bảng 4.15. Chi phí bên ngồi mất đi khi thuộc 1 tấn da tươi................................................ 66

vii


Bảng 4.16. Phân tích các cơ hội để áp dụng sản xuất sạch hơn cho công ty Nguyên
Hồng.............................................................................................................................. 67
Bảng 4.17. Kết quả sàng lọc các giải pháp SXSH................................................................... 69
Bảng 4.18 Phân tích các chỉ tiêu kinh tế của giải pháp kiểm sốt khí dư và bảo ơn
hệ thống cấp nước nồi hơi

75


Bảng 4.19. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế của giải pháp thay thế bẫy hơi của lò đốt
sang dạng tiết lưu

77

Bảng 4.20. Đánh giá tính khả thi về mơi trường của giải pháp thay thế bẫy hơi của
lị đốt sang dạng tiết lưu........................................................................................... 78
Bảng 4.21 Thứ tự mức độ ưu tiên thực hiện giải pháp SXSH đã đề xuất........................... 80

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cơ cấu thị trường và kim ngạch xuất khẩu giày da, vali, túi xách xa
tháng 4/2018 6
Hình 2.2. Lịch sử tiếp cận sản xuất sạch hơn......................................................................... 11
Hình 2.3. Sơ đồ các nhóm kỹ thuật sản xuất sạch hơn......................................................... 13
Hình 2.4. Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn.................................................................. 16
Hình 2.5

Biểu đồ hiệu suất cháy của dầu FO........................................................................ 32

Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức quản lý cơ sở thuộc da Ngun Hồng......................................... 34
Hình 4.2. Sơ đồ cơng nghệ thuộc da Cơng ty CPTM Ngun Hồng................................ 36
Hình 4.3

Sơ đồ công nghệ sản xuất keo Gelatin Công ty CPTM Ngun Hồng..........40

Hình 4.4. Sơ đồ dịng vật chất trong cơng nghệ thuộc da.................................................... 43
Hình 4.5


Hệ thống lị hơi cơng ty Nguyên Hồng................................................................. 49

Hình 4.6

Sơ đồ cân bằng năng lượng của hệ thống nồi hơi............................................... 50

Hình 4.7

Biểu đồ hiệu suất cháy của dầu FO........................................................................ 51

Hình 4.8. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải tại cơng ty Ngun Hồng............................ 56
Hình 4.9

Sơ đồ quy trình sản xuất phân vi sinh từ bã hữu cơ........................................... 60

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Tiến Đạt
Tên luận văn: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại Công ty cổ phần
thương mại sản xuất da Nguyên Hồng xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đề tài luận văn thực hiện nhằm tìm hiểu sự thất thốt dịng vật chất trong q

trình sản xuất da thuộc, từ đó nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp sản xuất sạch
hơn tại Công ty cổ phần thương mại sản xuất da Nguyên Hồng.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp điều tra, thu thập số
liệu thứ cấp và sơ cấp; Phương pháp phân tích mẫu; tính tốn cân bằng vật chất; đánh giá
các đề xuất sản xuất sạch hơn để thực hiện các nội dung nghiên cứu gồm: Quy trình thuộc
da và tình hình sản xuất của Cơng ty cổ phần thương mại sản xuất da Nguyên Hồng; Dòng
vật chất và nguồn thải chính của Cơng ty; Các giải pháp sản xuất sạch hơn; Tính khả thi của
các giải pháp về Kinh tế, Kĩ thuật và Môi trường; Các giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa
chọn cho Công ty cổ phần thương mại sản xuất da Nguyên Hồng.

Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng công nghệ thuộc da của Công ty sử dụng muối
Crom. Các dịng vật liệu thất thốt chính trong q trình sản xuất gồm vụn da thừa đã
thuộc, hóa chất thất thốt theo dịng nước thải và năng lượng thất thoát từ hệ thống nồi
hơi cấp nhiệt. Luận văn đã đề xuất được 21 giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm khắc phục
10 nhóm vấn đề về dịng thải. Trong đó, có 10 giải pháp có thể thực hiện ngay, 4 giải
pháp đã phân tích về tính khả thi đối với Kinh tế, Kỹ thuật và Môi trường.

x


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Do Tien Dat
Thesis title: Research on Cleaner Production Solutions at Nguyen Hong Leather
Production and Trading Joint Stock Company, Tan My Commune, Van Lang District,
Lang Son Province.
Major: Environmental Science

Code: 8440301


Educational organization: VietNam National University of Agriculture
Research Objectives:
This thesis aims to investigate the loss of material flow in the leather tanning
production and to propose the cleaner production solutions at Nguyen Hong Leather
Production and Trading Joint Stock Company.
Materials and Methods:
The main methodologies in the thesis are: survey the primary and secondary
data; Analyse the environmental paramaters; calculate the loss of the materials and
evaluated the proposed cleaner production solutions. The contents of the thesis include:
Leather processing and production status of Nguyen Hong Leather Production and
Trading Joint Stock Company; Material loss and source of waste of leather processing;
Proposed cleaner production solutions for the company; The possibility of of solutions
based on economic, technical and environmental aspects; Cleaner production options
that selected for Nguyen Hong Leather Production and Trading Joint Stock Company.
Main findings and conclusions
The research results have shown that the leather technology uses chronium
compounds. The main material loss in the production processing include leather waste,
chemicals that losted in the wastewater and the energy from the heating boiler. The thesis
has proposed 21 cleaner production solutions to solve the 10 identified problems about
waste. There are 10 solutions that can be implemented immediately, 4 solutions have
analyzed in depth the possibility of economic, technical and environmental aspects.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong lịch sử loài người, da và các sản phẩm từ da chiếm vai trị rất quan
trọng. Năm 1912, cơng nghiệp thuộc da ở Việt Nam được hình thành. Khi đó có

35 doanh nghiệp, 62% là doanh nghiệp tư nhân có quy mơ nhỏ và vừa. Ngun
liệu chính là da trâu bị (chiếm 70%), da heo và 1 lượng ít da dê, da trăn, rắn, cá
sấu, đà điểu, được nhập khẩu tới 70-80% từ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Ấn Độ, Đức. Sản phẩm là da thuộc. Năm 2013, năng lực sản xuất trong nước là
350 triệu sqtf/năm, 60% phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.
Thuộc da là quá trình xử lý da của động vật để sản xuất da thuộc, là loại
vật liệu bền hơn và khó bị phân hủy hơn. Da là động vật hữu cơ tự nhiên, không
đồng nhất, cấu tạo cơ bản là các axit amin, với cấu tạo gồm các lớp: lớp lông, lớp
da giấy, lớp da cật, lớp bạc nhạc. Do đó, trong quá trình sản xuất phải sử dụng
dung mơi phân cực mạnh có khả năng hồ tan nhiều chất, hóa chất để biến tính
da (tanin, muối Crom), các loại hóa chất tẩy rửa độc hại như kiềm, axit, chất hoạt
động bề mặt, chất chống mốc cùng với các loại hóa chất hồn thiện tạo mẫu mã
cho sản phẩm như dầu FO, phẩm màu … (Nguyễn Xn Hồng và cs. 2017) Bên
cạnh đó thuộc da cịn là một trong những lĩnh vực có nhu cầu sử dụng nước rất
cao bởi quá trình thuộc da hồn tồn là một q trình ướt mà từ đó một khối
lượng lớn các chất thải lỏng gần như liên tục được thải ra trong thời gian sản
xuất. Các công nghệ hiện tại ở Việt Nam sử dụng Việt Nam trung bình 40-50 m

3

3

nước /tấn da muối, tại các nước tiên tiến trên Thế giới là 30 m nước/tấn da muối
(Ngô Quang Đại và cs., 2013). Nước thải thuộc da càng trở nên phức tạp do đặc
tính của nó là tập hợp của nhiều dịng thải có tính chất khác nhau, có thể phản
ứng với nhau, bao gồm các dịng thải mang tính kiềm là nước thải từ cơng đoạn
hồi tươi, ngâm vơi, khử lơng và dịng thải mang tính axit của cơng đoạn làm xốp,
thuộc da. Nước thải thuộc dai chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt chuẩn sẽ gây
ô nhiễm nghiêm trọng đến các thủy vực và nguồn nước ngầm, ngồi ra cịn gây
suy thối hệ thực vật và động vật đất tại khu vực bị ảnh hưởng.

Những vấn đề nêu trên đặt ra yêu cầu cấp thiết cho ngành thuộc da là phải
tìm ra biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng cho sự phát triển bền vững trong tương
lai. Việc xử lý chất thải địi hỏi một quy trình cơng nghệ phức tạp yêu cầu chi phí
vận hành rất lớn tuy nhiên vẫn chưa ngăn chặn triệt để được ô nhiễm. Một

1


trong những giải pháp hiện đại được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng đó
là Sản xuất sạch hơn (SXSH). SXSH là một cách tiếp cận giúp tiết kiệm nguyên
liệu đầu vào và giảm thiểu chất thải đầu ra và SXSH đã khơng cịn q mới lạ
trong những năm gần đây khi sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường đang ngày
càng thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức doanh nghiệp sản xuất. Việc áp dụng
SXSH trong lĩnh vực thuộc da sẽ giúp tìm ra các giải pháp hữu hiệu để thay thế,
loại bỏ hoặc giảm thiểu các hóa chất độc hại sử dụng cũng như chất thải phát sinh
từ các công đoạn sản xuất.
Công ty cổ phần thương mại sản xuất da Nguyên Hồng đi vào hoạt động
từ ngày 14/03/2011. Hiện nay, công tác quản lý chất thải và sử dụng tài nguyên
tại Công ty đã và đang được chú trọng, tuy nhiên vẫn chưa mang lại hiệu quả
chuyển biến rõ rệt, các giải pháp tổ chức sản xuất chưa được nghiên cứu chuyên
sâu nên gặp phải những khó khăn trong triển khai thực hiện. Nhận thấy tầm quan
trọng xuất phát từ những vấn đề nêu trên, Em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại Công ty cổ phần thương mại sản
xuất da Nguyên Hồng xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu sự thất thốt dịng vật chất trong q trình sản xuất da từ đó
nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại Công ty cổ phần thương
mại sản xuất da Nguyên Hồng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu quy trình sản xuất da tại Công ty cổ phần thương mại sản xuất da
Ngun Hồng. Từ đó, xác định được cơng đoạn phát sinh chất thải và thất thoát
nguyên vật liệu trong quy trình sản xuất.
Đề xuất một số giải pháp sản xuất sạch hơn cho Cơng ty và đánh giá được
tính khả thi của từng giải pháp về khía cạnh kinh tế, kỹ thuật và mơi trường. Từ
đó, lựa chọn ra thứ tự thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng cho
Công ty cổ phần thương mại sản xuất da Nguyên Hồng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình sản xuất da và gel gelatin tại Công ty cổ phần thương mại sản
xuất da Nguyên Hồng.

2


1.3.2. Địa điểm nghiên cứu
Công ty Cổ phần thương mại sản xuất da Nguyên Hồng, xã Tân Mỹ, huyện
Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2018 đến tháng 9/2019.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THUỘC DA
2.1.1. Lịch sử phát triển của công nghệ thuộc da
Công nghệ thuộc da được coi là một trong những ngành khoa học ứng dụng
cổ xưa nhất, hình thành từ buổi sơ khai của lịch sử loài người.
Khoảng 4000 năm trước công nguyên (TCN), con người đã biết sơ chế da

(phơi khơ, hun khói…) để làm thành những tấm “da thuộc” đầu tiên, phục vụ cho
nhu cầu cuộc sống của bản thân (áo, khố, quần, găng tay, bản đồ, dép, mặt
trống…). Sau đó phát triển sang các nước Ả Rập vào các năm 3000 TCN (Hà
Dương Xuân Bảo, 2008).
Lúc đầu, da thuộc được dùng bằng phương pháp thủ công, dùng chất tanin thảo
mộc với thời gian công nghệ kéo dài, sản phẩm thuộc da đanh cứng có màu nâu sẫm.
Đến thế kỉ XIX, công nghệ thuộc da chuyển sang giai đoạn phát triển mới, nhiều
phương pháp mới ra đời rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc
biệt là phương pháp thuộc da bằng tanin thảo mộc của Segum, tác giả đã nghiên cứu
nồng độ hóa chất cho từng bể theo thời gian mà ngày nay vẫn được áp dụng.

Vào những năm 60 của thể kỉ XIX, Knapp nghiên cứu ra muối crơm, với
hóa chất này sản phẩm này sản phẩm thuộc da có nhiều tính chất vượt trội hơn:
mềm mại, chịu đàn hồi tốt, thấu hơi thấu khí cao, khả năng chịu nhiệt, chịu ẩm tốt
hơn da thuộc bằng tanin thảo mộc, tanin tổng hợp và một số vật liệu giả da thay
thế nó. Cho đến nay, phương pháp thuộc da dùng chrome được sử dụng phổ biến
TCN (Hà Dương Xuân Bảo, 2008).
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học ký thuật,
ngành thuộc da đã có những bước tiến mạnh trong việc tìm kiếm và sử dụng
nhiều chất thuộc thiên nhiên và nhiều loại vật liệu chuyên dùng khác như men,
chất hoạt động bề mặt, chất chống mốc, các hóa chất chuyên dùng…Ngoài ra,
việc sử dụng ngày càng nhiều thiết bị, máy móc chuyên dùng với mức độ cơ giới
hóa, tự động hóa ngày càng cao… đã dần dần thay thế cho sức lao động thủ công
nặng nhọc, đã giúp cho ngành thuộc da ngày càng phát triển tốt hơn về chất
lượng sản phẩm, kỹ thuật và giảm ô nhiễm môi trường.
2.1.2. Sự phát triển ngành thuộc da ở Việt Nam
Năm 1912, cơng nghiệp thuộc da ở Việt Nam được hình thành. Lúc đầu, cả

4



nước có chưa đến 10 doanh nghiệp và cơ sở, trong giai đoạn 1990 – 1999 cả
nước có khoảng 20 doanh nghiệp, từ năm 2000 cho đến nay thì số lượng này đã
tăng cao.
Các cơ sở thuộc da thường ở hai dạng quy mơ sản xuất:
- Các xí nghiệp trung bình, lớn có cơng suất từ 2 – 4 tấn da/ngày.
Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp do tư nhân quản lý phần lớn có vốn đầu tư
nhỏ, máy móc thiết bị lạc hậu, diện tích mặt bằng hẹp, cơng suất khoảng 50 – 300
kg da/ngày và dạng quy mô này chiếm đa số.
Ngun liệu chính sử dụng cho cơng nghiệp thuộc da là da động vật như da
bò, da trâu, da lợn v.v… Theo số liệu của Hiệp hội Da giày túi sách Việt Nam,
tổng sản lượng da nguyên liệu cung ứng cho ngành cơng nghiệp thuộc da ước
tính 220.000 – 250.000 tấn. Trong đó, nhập khẩu khoảng 120.000 – 150.000 tấn
còn trong nước mới chỉ cung ứng khoảng 100.000 tấn da nguyên liệu (Báo cáo
Tiêu chuẩn Ngành Da giầy Việt Nam Q2/2019). Nguồn nguyên liệu là một trong
những khó khăn của ngành thuộc da Việt Nam.
Sản phẩm của ngành thuộc da là da thuộc, da thuộc sử dụng nguồn nguyên liệu
da trong nước chỉ được dùng để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng nội địa như: giày
dép, túi xách, dây nịt, găng tay… Da nguyên liệu nhập khẩu từ các nước Trung
Quốc, Mỹ, Canada, Úc … được nhập về, sau khi thuộc được sử dụng làm hàng xuất
khẩu và xuất khẩu tại chỗ. Theo Hiệp hội da giày Việt Nam, Tại Việt Nam, tổng sản
lượng da nguyên liệu cung ứng cho ngành công nghiệp thuộc da ước tính 220,000250,000 tấn. Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép giai đoạn 2012 – 2016 đạt 14%,
trong năm 2018 sản lượng da thuộc đạt 75.1 triệu m², tăng 7.4% so với cùng kỳ năm
2017 (Báo cáo Tiêu chuẩn Ngành Da giầy Việt Nam Q2/2019).

Việt Nam đang đứng trong nhóm 4 nước sản xuất giầy, dép lớn nhất thế giới
về số lượng, Trong tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt
Nam tăng 14.1% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó doanh nghiệp FDI chiếm
đến 78.2% tổng giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu ngành Da Giầy được dự báo
sẽ tăng từ 8-15% trong giai đoạn 2018 đến năm 2020 có thể đạt trên 19.3 tỷ USD.

Tiếp tục đà tăng trưởng từ năm trước cùng tác động tích cực từ CPTPP, sản lượng
sản xuất giày dép Q1/2019 đạt 432.1 triệu đơi, trong đó giày, dép da tăng 11.7%
so với cùng kỳ năm 2018.
Trong tương lai, ngành cơng nghiệp da giày đang rất có nhiều tiềm năng

5


phát triển, chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Hiện Việt Nam đang nằm trong danh sách 5 nước có kim ngạch xuất khẩu giầy
dép lớn nhất thế giới cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam và Hiệp hội Da – Giầy – Túi xách Việt Nam,
ngành công nghiệp dệt may, da giầy đã xuất khẩu được trên 18 tỷ USD trong 05
tháng đầu năm 2018.

Cơ cấu các thị trường XK giầy dép
Kim ngạch xuất khẩu Vali – Túi – Cặp
Hình 2.1. Cơ cấu thị trường và kim ngạch xuất khẩu giày da, vali, túi xách
xa tháng 4/2018
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2019)

Tuy nhiên, bên cạnh nguồn nguyên liệu dồi dào thì ngành thuộc da Việt
Nam còn gặp nhiều hạn chế:
Các doanh nghiệp phần lớn nhập hóa chất của nước ngồi, khả năng
cập nhật, lựa chọn hóa chất mới phù hợp cịn hạn chế.
Cơng nghệ và thiết bị chuyên dùng còn ở mức trung bình, lạc hậu và
khơng đồng bộ.
Nguồn lao động đa số chưa được đào tạo chuyên sâu, dẫn đến sản phẩm
còn đơn điệu, chưa phong phú.
2.1.3. Hiện trạng môi trường ngành thuộc da

Lĩnh vực thuộc da thuộc danh mục các loại hình sản xuất cơng nghiệp có nguy
cơ gây ơ nhiễm môi trường được ban hành theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 13/05/2019. Hoạt động thuộc da có nguy cơ cao gây ô nhiễm

6


môi trường bởi phát sinh cả 3 dạng chất thải: rắn, lỏng, khí. Ơ nhiễm mơi trường
ngành thuộc da là một trong những vấn đề cần quan tâm khi hướng đến phát triển
bền vững ngành thuộc da. Định mức sử dụng năng lượng và nguyên liệu cho
thuộc da với công nghệ hiện tại áp dụng ở Việt Nam được thể hiện tại Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Định mức sử dụng nguyên liệu thuộc da tại Việt Nam
(tính cho 1 tấn da nguyên liệu)
Tên tài nguyên
Nước
Năng lượng
Điện
Than
Bột Crom
Tanin
Dầu
Phẩm nhuộm
Các axit, kiềm, muối
Chất hoạt động bề mặt
Enzym
Các chất chau truốt
Nguồn: Bộ Công Thương (2016)

Đối với chất thải rắn, hiện trạng là bạc nhạc, lông, da vụn, mùn bào, diềm
da, vụn da chứa Crom (Cr) độc hại gây mùi khó chịu. Đối với loại chất thải này

hầu hết các doanh nghiệp thu gom rồi chuyển qua cho công ty môi trường đô thị
địa phương xử lý để làm phân bón, thức ăn gia súc… nhưng chưa được áp dụng
rộng rãi (Trần Văn Nhân và Ngơ Thị Nga, 2002).
Các khí thải gây ơ nhiễm khơng khí từ hoạt động thuộc da bao gồm khí
VOC, CO, NOx, SO2, và bụi từ lò hơi, NH3, H2S, SO2 và các hợp chất chứa N,
S phát sinh từ công đoạn hồi tươi, tẩy lông, ngâm vôi, thuộc da, hơi axit dễ bay
hơi, hơi dung môi VOC từ công đoạn hoàn thiện, sơn. Ngoài ra hoạt động sản

7


xuất còn phát sinh tiếng ồn lớn từ hoạt động của máy nạo thịt, máy cán ép nước,
thùng quay, máy tia… Bên cạnh đó, Sự phân hủy các chất hữu cơ có trong
ngun liệu ban đầu tạo mùi hơi thối đặc trưng; dung mơi bay hơi và khí thải của
nồi hơi cũng góp phần gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí trong khu vực sản xuất
(Bộ Cơng Thương, 2016).
Đối với nước thải, trong quá trình sản xuất da thuộc, phải sử dụng dung mơi
phân cực mạnh, có khả năng hồ tan nhiều chất nên nước thải chứa nhiều thành
phần độc hại. Đánh giá về mức tiêu hao nước trong ngành thuộc da giữa các nước
như sau: Pakistan: 60m3/tấn, Đông Nam Á: 30m3/tấn, Việt Nam: 35-40 m3/tấn,
các nước tiên tiến là 15-20 m3/tấn (Ngô Quang Đại và Nguyễn Hữu Cường,
2013). Nước thải thuộc da với đặc trưng là mùi hôi rất khó chịu, BOD, COD, Cr,
chất rắn lơ lửng (SS) gấp nhiều lần các quy chuẩn cho phép, các doanh nghiệp
xây dựng hệ thống xử lý nước thải cao, chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải
(máy móc thiết bị, hố chất, nhân cơng…) rất tốn kém. Đặc trưng nước thải thuộc
da theo các công đoạn sản xuất được thể hiện tại Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Đặc trưng nước thải ngành thuộc da
Thông số

pH

Độ màu
Độ đục
SS
BOD5
COD
BOD/COD
Cr tổng
3+

Cr


6+

Cr

8


Bảng 2.3. Chất thải, hiện trạng quản lý trong ngành thuộc da Việt Nam
Chất thải

Khoảng 25
da (chưa th
thuộc)

CTR

dạng chất t
thải rắn trư

gây mùi kh
Mơi trường
cịn bị ơ nh
thải và mùi
liệu rất khó
đạm bị phâ
Nước
thường có m
hàm lượng
SS, Crom g
chỉ tiêu cho

Khí thải

Nước
thải

Về hiện trạng quản lý chất thải trong lĩnh vực thuộc da:
Đối với chất thải rắn: một số ít doanh nghiệp áp dụng các giải pháp tận
dụng chất thải rắn từ da, mỡ, bạc nhạc để thu hồi Gelatin, hoặc sử dụng da thuộc
để tái chế, hoặc áp dụng phương pháp ủ phân compost. Phần lớn các doanh
nghiệp đều lựa chọn giải pháp thu gom và thuê đơn vị đủ chức năng để xử lý
hoặc bán cho các đơn vị tái chế khác.
Đối với khí thải phần lớn các doanh nghiệp áp dụng biện pháp thơng
thống nhà xưởng, một số ít cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý khí.
Đối với nước thải: Bên một số doanh nghiệp khơng có hệ thống xử lý
nước thải hoặc hệ thống xử lý đã xuống cấp hoặc không vận hành thường xuyên,
đảm bảo Quy chuẩn về xả thải.
2.2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
2.2.1. Lịch sử tiếp cận sản xuất sạch hơn

 Phớt lờ ô nhiễm
Khoảng giữa thế kỷ XX, các ngành công nghiệp không quan tâm đến ô
nhiễm môi trường. Lúc này, chất thải được thải bỏ vào môi trường không thông

9


qua xử lý. Do mức độ phát triển của các ngành cơng nghiệp cịn nhỏ lẻ nên chưa
gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến mơi trường.
 Pha lỗng và phát tán
Đến cuối 1960s, khi nhận thấy sự thay đổi của môi trường, các nhà công
nghiệp bắt đầu áp dụng biện pháp pha loãng và phát tán:
Pha loãng: dùng nước nguồn để pha loãng nước thải trước khi đổ vào nguồn
nhận.
Phát tán: nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải.
Tuy nhiên, pha lỗng và phát tán thì tổng lượng chất thải đưa vào môi
trường vẫn không đổi gây tổn hại đến con người và môi trường.
 Xử lý cuối đường ống
Những năm 1970, phương pháp xử lý cuối đường ống đã được áp dụng ở
các nước công nghiệp để kiểm sốt ơ nhiễm. Lắp đặt các hệ thống xử lý nước
thải, khí thải ở cuối dịng thải để phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất ô
nhiễm nhằm đáp ứng yêu cầu bắt buộc trước khi thải vào mơi trường.
Xử lý cuối đường ống có thể kiểm sốt được ơ nhiễm nhưng khơng thể loại
trừ triệt để ô nhiễm, sản phẩm phụ sinh ra khi xử lý lại là các tác nhân ơ nhiễm
thứ cấp, chi phí xử lý cao.
So với cơng tác kiểm sốt ơ nhiễm cuối đường ống (EOP) thì SXSH là một
bước tiến vượt bậc trong các chính sách bảo vệ mơi trường. SXSH với nghĩa bao
hàm là kiểm sốt ơ nhiễm ngay từ giai đoạn đầu, tức là sự khác biệt cơ bản giữa
cơng tác kiểm sốt ơ nhiễm thuần tùy với chiến dịch SXSH là nằm ở thời điểm
tác động. EOP là phương pháp tiếp cận sau khi vấn đề đã phát sinh tức là phát

hiện và xử lý, trong khi đó, SXSH lại mang tính chủ động hơn EOP, SXSH mang
triết lý phân tích tổng thể - dự đốn – và xử lý. Chúng ta luôn phải thừa nhận một
thực tế rằng, việc phịng ngừa ơ nhiễm chắc chắn sẽ tốt hơn việc xử lý ô nhiễm,
vấn đề ô nhiễm môi trường một khi đã xảy ra thì dù có được xử lý tốt đến đâu
cũng không thể phục hồi môi trường, mặt khác việc xử lý này mang nặng tính bị
động, đối phó, tốn kém và khơng hiệu quả. Một ưu điểm quan trọng nữa cần được
nhấn mạnh là SXSH không chỉ đơn thuần là việc thay đổi các thiết bị mới mà
SXSH còn đề cập tới thay đổi thái độ quan điểm, áp dụng các bí quyết cũng như
các tính tốn khoa học chặt chẽ vào cải tiến quy trình sản xuất cũng như cải tiến
chất lượng sản phẩm.

10


 Phòng ngừa phát sinh chất thải
Từ những năm 1980 với những cách gọi khác nhau như “phịng ngừa ơ
nhiễm” (pollution prevention), “giảm thiểu chất thải” (waste minimization). Ngày
nay, thuật ngữ “sản xuất sạch hơn” (cleaner production) được sử dụng phổ biến
trên thế giới để chỉ cách tiếp cận này. Từ phớt lờ ơ nhiễm đến SXSH là một q
trình phát triển khách quan, tích cực có lợi cho mơi trường và kinh tế cho các
doanh nghiệp nói riêng và tồn xã hội nói chung.

Hình 2.2. Lịch sử tiếp cận sản xuất sạch hơn
2.2.2. Định nghĩa
Theo chương trình mơi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP,1994).
Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược ngăn ngừa môi trường
tổng hợp vào các quá trình, sản phẩm và dịch vụ để tăng hiệu quả về mặt tổng
thể, và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu
và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của

tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu
cực trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Đối với dịch vụ: sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong
thiết kế và phát triển các dịch vụ.
2.2.3. Các kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn
Các nhóm kỹ thuật sản xuất sạch hơn thường được áp dụng là: Quản lý nội

11


×