Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 144 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CHU THỊ THÚY HÀ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA VNPT HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự góp ý cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc tài liệu.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Chu Thị Thúy Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tơi cịn
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ chỉ bảo rất tận tình của nhiều cá nhân, tập thể trong
và ngoài trường.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tồn thể các thầy, cơ giáo Học
viện Nơng nghiệp Việt Nam, Ban quản lý đào tạo và các thầy cô trong khoa Kinh tế &
Phát triển nông thôn đã giúp tơi hồn thành q trình học tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị
Minh Hiền, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
thực hiện nghiên cứu đề tài và hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp đang công tác tại
VNPT Hưng Yên đã giúp đỡ tôi mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q
trình nghiên cứu, thu thập số liệu và đã cung cấp thông tin cần thiết cho tơi hồn thiện
nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Chu Thị Thúy Hà

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình, đồ thị........................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ......................................................................................................................... ix
Danh mục hộp........................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... x
Thesis abstract.......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 2


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 3

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận.................................................................................................................. 5

2.1.1. Khái quát chung về cạnh tranh của doanh nghiệp ..................................................... 5
2.1.2. Năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông................................................................... 12
2.1.3. Các công cụ doanh nghiệp sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh
vực viễn thông............................................................................................................ 16
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................... 21
2.1.5. Mơ hình lý thuyết phân tích năng lực cạnh tranh và tăng cường năng lực cạnh tranh25

2.2.

Cơ sở thực tiễn............................................................................................................. 27

2.2.1. Thực tiễn nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông tại một số
nước trên thế giới....................................................................................................... 27
2.2.2. Cạnh tranh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam............................................................ 33
2.2.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của một số viễn
thông tỉnh, thành phố................................................................................................. 35


iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cúu..................................................................................... 39
3.1.

Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................. 39

3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................................ 39
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.............................................................................................. 42
3.2.

Quá trình hình thành và phát triển của VNPT Hưng Yên..................................... 44

3.2.1. Lịch sử phát triển.......................................................................................................... 44
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chính của VNPT Hưng Yên . 47
3.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý VNPT Hưng Yên.................................................. 48
3.2.4. Tình hình nhân sựcủa VNPT Hưng Yên giai đoạn 2013-2015............................. 50
3.3.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 50

3.3.1. Khung phân tích của luận văn.................................................................................... 50
3.3.2. Xác định các câu hỏi nghiên cứu............................................................................... 51
3.3.1. Phương pháp tiếp cận.................................................................................................. 51
3.3.2. Phương pháp thu thập thơng tin................................................................................. 52
3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.................................................................... 55
3.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................................... 56
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................... 59
4.1.


Khái quát chung về thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông của một số nhà mạng

trên địa bàn Hưng Yên............................................................................................... 59
4.1.1. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn Hưng Yên .............................. 59
4.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Hưng Yên giai đoạn 2013 –

6 tháng 2015................................................................................................................ 61
4.1.3. Năng lực mở rộng và chiếm lĩnh thị phần cung cấp dịch vụ viễn thông của
VNPT Hưng Yên........................................................................................................ 62
4.2.

Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Hưng Yên .......64

4.2.1. Chất lượng dịch vụ viễn thông................................................................................... 64
4.2.2. Giá cả khuyến mại dịch vụ viễn thông..................................................................... 67
4.2.3. Khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông.................................................................. 70
4.2.4. Sự thuận tiện trong cung cấp dịch vụ viễn thông.................................................... 74
4.2.5. Trang thiết bị công nghệ viễn thông.......................................................................... 76
4.3.

Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VNPT Hưng Yên ..............77

iv


4.3.1. Các yếu tố từ phía khách hàng................................................................................... 77
4.3.2. Các yếu tố từ phía doanh nghiệp............................................................................... 82
4.2.3. Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ Viễn thông của VNPT Hưng
Yên dựa trên ma trận SWOT.................................................................................... 88

4.4.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Hưng Yên .......................... 92

4.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp............................................................................................... 92
4.4.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Hưng Yên.................... 93
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................... 110
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 110

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 113

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 115
Phụ lục..................................................................................................................................... 117

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BTS

Trạm thu phát sóng di động


BSC

Trạm vơ tuyến chuyển tiếp trung gian

BQ

Bình quân

CTV

Cộng tác viên

CNTT

Công nghệ thông tin

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CDMA

Công nghệ di động CDMA

DNVT

Doanh nghiệp viễn thông

ĐTDĐ


Điện thoại cố định

ĐTDĐ

Điện thoại di động

GTGT

Giá trị gia tăng

KHCN

Khoa học công nghệ

UBND

Ủy ban nhân dân

PSTN

Điện thoại cố định

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TT&TT

Thông tin và truyền thông


VTHY

Viễn thông Hưng Yên

2G

Công nghệ di động thứ hai

3G

Công nghệ di động thứ ba

4G

Công nghệ di động thứ tư

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ viễn thông ...................................
Bảng 2.2. Ma trận SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức) ....................
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 – 2014 ................
Bảng 3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013 - 2015 .....
Bảng 3.3. Lao động và trình độ chuyên môn của VNPT Hưng Yên qua 3 năm
(2013-2015) ...............................................................................................
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra ................................................................................
Bảng 3.5. Bảng tổ hợp Ma trận SWOT .......................................................................
Bảng 4.2. Thống kê thị phần các dịch vụ viễn thơng trên địa bàn tỉnh Hưng n

tính đến 31/07/2015 ...................................................................................
Bảng 4.3. Thống kê doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông giai đoạn 2013- 6
tháng đầu năm 2015 ...................................................................................
Bảng 4.4. Số lượng trạm BTS của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
(tính đến 31/7/2015) ...................................................................................
Bảng 4.6. Thực trạng chất lượng dịch vụ viễn thông trên địa bàn Hưng Yên ....................
Bảng 4.8. Thực trạng giá cước dịch vụ viễn thông của 3 nhà mạng trên địa bàn
Hưng Yên ..................................................................................................
Bảng 4.9. Thực trạng mức độ khuyến mại của doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên ...........................................................................................
Bảng 4.10. Thực trạng khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông trên địa bàn Hưng Yên ......
Bảng 4.11. Sự thuận tiện trong cung cấp dịch vụ viễn thông của nhà mạng trên địa
bàn Hưng Yên. ...........................................................................................
Bảng 4.12. Thực trạng trang thiết bị công nghệ viễn thông trên địa bàn Hưng Yên ......
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của hình ảnh, uy tín đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ......
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của công tác truyền thông đến nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp .......................................................................................
Bảnh 4.15. Đánh giá của khách hàng về việc cung cấp sản phẩm đa dạng và chất
lượng của nhà mạng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ........................................
Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá của khách hàng về hệ thống kênh phân phối của VNPT
Hưng Yên so với đối thủ cạnh tranh trên địa bàn ........................................
Bảng 4.17. Ma trận SWOT cho dịch vụ viễn thông Hưng Yên .....................................

vii


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 3.1.

Bản đồ tỉnh Hưng n..................................................................................... 39


Đồ thị 4.1 . Nguyên nhân khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ viễn thông của
nhà mạng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 73
Đồ thị 4.2.

Ảnh hưởng của giới tính khách hàng đến năng lực cạnh tranh của
VNPT Hưng Yên

78

Đồ thị 4.3.

Ảnh hưởng của độ tuổi khách hàng đến nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp 79

Đồ thị 4.4.

Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn
thông của doanh nghiệp

80

Ảnh hưởng của thu nhập khách hàng đến nâng cao năng lực cạnh
tranh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp

81

Đồ thị 4.5.
Đồ thị 4.6.


Ảnh hưởng của chính sách chăm sóc khách hàng đến nâng cao năng

lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn Hưng Yên

viii

88


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ mơ hình tổ chức Viễn thông Hưng Yên................................................. 49

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của khách hàng về chất lượng dịch vụ viễn thông............................. 66
Hộp 4.2. Ý kiến của quản lý tại Trung tâm Viễn thông Văn Giang.............................. 71
Hộp 4.3. Ý kiến khách hàng sử dụng dụng dịch vụ viễn thông cuả VNPT Hưng
Yên

71

Hộp 4.4. Đánh giá của khách hàng về xử lý sự cố mạng............................................... 75

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: Chu Thị Thúy Hà
Mã học viên: 23160296


- Chuyên ngành: Quản lý kinh tế - MS 60.34.04.10

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền (Bộ môn Phát triển nông thôn)

Cơ quan công tác: Bộ môn phát triển nông thôn - Khoa kinh tế & phát triển
nông thôn - Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Hưng Yên.
1. Mục đích nghiên cứu:
-

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực

cạnh tranh của VNPT Hưng Yên từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Hưng Yên đến năm 2020.

2. Phương pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp tiếp cận: sử dụng phương pháp tiếp cận theo hệ thống và tiếp

cận theo năng lực cạnh tranh (bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp).
-

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ

sách báo, internet, các cơng trình có nội dung tương tự đã được cơng bố và số liệu
thống kê từ các ban ngành liên quan đến đề tài nghiên cứu trên địa bàn Hưng Yên.
-

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Chọn ngẫu nhiên 150 khách hàng trong bảng


danh sách theo dõi khách hàng của VNPT Hưng Yên tại 3 huyện: Văn Giang, Văn Lâm, Mỹ
Hào và có mối liên hệ với các đối thủ cạnh tranh, tức là những khách hàng đã sử dụng dịch vụ
viễn thông của Viettel, FPT và sử dụng dịch vụ viễn thông của VNPT Hưng Yên .

-

Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn khách hàng theo

mẫu câu hỏi được chuẩn bị sẵn, cùng với đó kết hợp phương pháp điều tra chuyên sâu
PRA, phương pháp chuyên gia chuyên khảo để khai thác triệt để thông tin từ khách
hàng từ đó bổ sung vào phiếu điều tra.
-

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm excel xử lý số

liệu điều tra, sau đó dùng phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp so sánh và
phương pháp SWOT để phân tích.
3. Kết quả nghiên cứu:
Kết quả đạt được:
Kết quả điều tra cho thấy, hiện VNPT Hưng Yên vẫn giữ vai trò là doanh
nghiệp chủ đạo với 95,5% thị phần dịch vụ ĐTCĐ, 78,6% thị phần dịch vụ internet,
50,1% thị phần dịch vụ truyền hình MyTV. Chất lượng dịch vụ tốt hơn so với đối thủ cạnh

x


tranh chiếm tương ứng 66% tổng số khách hàng điều tra. Giá cước dịch vụ ngang bằng
với các nhà mạng khác, tuy nhiên, dịch vụ ĐTCĐ và dịch vụ Internet lại có giá cao
hơn chiếm 43,75% tổng số khách hàng đang dùng và đã dùng. Trình độ cơng nghệ của

VNPT Hưng Yên đã được xếp vào loại tiên tiến, hiện đại trên thế giới với số hóa hồn
tồn. VNPT đã lắp đặt khai thác có hiệu quả các trạm thu phát sóng di động với mật
độ phủ sóng đến tận làng xã trong toàn tỉnh. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của
VNPT chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng 92% tổng khách hàng điều tra. Nhân lực dồi
dào và có kinh nghiệm nên việc xử lý kỹ thuật nhanh chóng đến giải đáp thắc mắc
khách hàng qua tổng đài, thời gian khách hàng đăng ký dịch vụ nhanh chóng chiếm
66,7% tổng số khách hàng điều tra.
Hạn chế tồn tại:
Hiện tại giá cước dịch vụ thông tin di động VNPT chưa thấp hơn so với đối thủ
cạnh tranh. Nhiều gói cước cịn chưa phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng ở
thời điểm hiện tại. Công tác chăm sóc khách hàng cịn nhiều hạn chế, các khiếu nại
vẫn còn diễn ra. Thị phần thuê bao di động chưa tương xứng với hạ tầng mạng lưới đã
đầu tư hiện có so với dịch vụ di động của Viettel. Cơng nghệ viễn thơng có tuổi đời
khá ngắn, liên tục thay đổi với nhiều ứng dụng và tiện ích cao hơn. Năng lực triển khai
đầu tư đổi mới công nghệ cịn chậm, e dè chờ đợi các cơ chế, chính sách của Tập
đoàn. Đội ngũ nhân viên dồi dào nhưng chun gia khai thác cịn hạn chế.
4. Kết luận:
Để góp phần vào việc thực hiện mục tiêu luận văn đã tiến hành phân tích đánh giá
thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT Hưng Yên. Tôi rút ra kết luận như sau: Thứ
nhất: Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận cơ bản và thực tiễn về cạnh tranh, năng
lực cạnh tranh trên lĩnh vực viễn thông; Thứ hai: phân tích được thực trạng năng lực cạnh
tranh của VNPT Hưng Yên thông qua việc sử dụng 5 yếu tố chính: chất lượng dịch vụ; giá
cả và khuyến mại; công nghệ viễn thông; khách hàng sử dụng và sự thuận tiện trong cung
cấp dịch vụ; Thứ ba: xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
VNPT Hưng Yên bao gồm: giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn,
hình ảnh uy tín, cơng tác truyền thơng, quảng cáo thương hiệu, chính sách chăm sóc khách
hàng và hệ thống kênh phân phối; Thứ tư: đề xuất các giải pháp cần tập trung định hướng
nâng cao năng lực cạnh tranh đến năm 2020 của VNPT Hưng Yên: giữ vững và phát triển
thị phần cung cấp dịch vụ, đổi mới trang thiết bị công nghệ viễn thông, nâng cao chất
lượng sản phẩm dịch vụ, hồn thiện chính sách giá cước, tăng cường liên kết, hợp tác

trong kinh doanh, đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, …

xi


THESIS ABSTRACT

Name of student: Chu Thi Thuy Ha
Student ID: 23160296

- Major: Economic Management - MS 60.34.04.10

Academic Advisor: Prof. Ph.D Nguyen Thi Minh Hien (Rural Development
Section)
Organization: Rural Development Section – Rural Economics & Development
Department – Vietnam Agriculture Institute
Thesis: Solusions for improving competitiveness of VNPT Hung Yen.
1. Research Objective:
-

Base on the status assessment and analysis of influencers to competitiveness

of VNPT Hung Yen, some solutions and recommendations for improving the
competitiveness of VNPT Hung Yen to 2020 are given.
2. Research methodology:
-

Approach method: systematic approach and competitiveness approach are

applied (including direct and indirect).

-

Secondary information collection method: Collect existing material and

information from newspaper, internet, similar works announced and statistics from
authorities relevant to research subject in Hung Yen location.
-

Primary information collection method: From VNPT Hung Yen’s customer

database at three districts: Van Giang, Van Lam and My Hao, select at random 150
customers having relation with competitors. These customers have use services
provided by Viettel, FPT and VNPT Hung Yen.
-

Survey method: interviewing customer with questionnaires in combination

with PRA, specialized method to obtain thoroughtly information from customer and
put into the survey sheet.
-

Data processing and analysis method: using Excel to process the surveyed

data, then using description statistics, comparision method and SWOT analysis for
assessment.
3. Research Results:
Outputs:
The survey results show that at present, VNPT Hung Yen still a leading player
with market share of 95.5% for fixed telephone services, 78.6% for internet, and 50.1%


xii


for MyTV. The services quality is considered better than competitor by 66% of the
surveyed customers. The services price is equal to other services providers, however,
higher prices of fixed line and internet services are accounted for 43.75% of total
customers who have used. VNPT Hung Yen is classified as advanced and modern
technology with completedly digitalizing. VNPT has installed and operated efficiently
a number of BTSs with network to all villages in the province. VNPT customers
account for highest percentage, 92%, of the total surveyed sample. Abundant and
experienced staff, quick technical handling, good customer services via call centres,
fast services registration are feedback of 66.7% surveyed customers.
Existing constraints:
At present, the price of VNPT mobile package hasn’t been lower than the
competitors. Many packages are not suitable with customer demands and tastes. Customer
care is still limited, customer claims have been received. The market share of mobile
subscription is not in line with the invested infrastructure network, especially when
comparing to mobile services provided by Viettel. Telecommunication technology has
short lifespan and changes quickly with more advanced applications. The investment in
technology is slow since the execution needs Group mechanism and policies. There are
abundant staff but lack of solution specialists.

4. Conclusion:
The thesis has analized and assessed the competitiveness of VNPT Hung Yen. My
conclusions include: Firstly, the thesis systemizes the theotical and practical basis of
competition and competitiveness in telecommunication industry; Secondly: the thesis
analized the existing status of Hung Yen VNPT competitiveness in five main factors,
namely services quality, price and promotion; telecommunication technology; customer
and the convernience of services providing; Thirdly, the thesis identified influencers to
VNPT Hung Yen competitiveness, including gender, age, income, occupation, education,

image, communication, branding, customer care policy and distribution channel; Forthly:
the thesis proposed solutions need focusing to improving the competitiveness of Hung Yen
VNPT upto 2020, namely maintaining and developing the services marketshares,
improving the telecommunication technology & equipment, business partnership,
organization reformation, improving staff compentence, etc.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, với xu thế mở cửa hội nhập và phát triển, đặc
biệt là sự bứt phát đối với ngành kinh tế nước nhà trong việc ký hiệp định thương
mại xuyên Thái Bình Dương TTP đã được ký kết và thơng qua ngày 05/10/2015 đã
từng bước xóa bỏ độc quyền trong một số ngành kinh tế then chốt. Tuy nhiên, bên
cạnh những lợi ích nhìn thấy tạo sự năng động chung trong toàn ngành kinh tế,
chất lượng sản phẩm dịch vụ được nâng lên, người tiêu dùng ngày càng được coi
trọng, … Điều chúng ta phải thừa nhận rằng việc chuyển đổi từ thế độc quyền sang
cơ chế thị trường để vừa kinh doanh và phục vụ hiệu quả không hề đơn giản đối
với từng ngành, từng lĩnh vực trong doanh nghiệp nhà nước.
Dịch vụ viễn thông đã phát triển đến đỉnh cao và trở thành một trong những
dịch vụ quan trọng khơng những mang ý nghĩa chính trị, đảm bảo an ninh quốc gia
mà còn là dịch vụ không thể thiếu trong sản xuất, sinh hoạt hằng ngày. Mạng lưới
thơng tin liên lạc đã đóng góp quan trọng vào công tác chỉ đạo, điều hành của cấp
ủy đảng, chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương; dịch vụ viễn thơng
với những ứng dụng và tính năng hết sức đa dạng đã mang lại những thành quả to
lớn cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, mở cửa hội nhập kinh tế quốc
tế; kết nối các quốc gia trên mọi miền lãnh thổ, rút ngắn cự ly, bán kính, “kết nối
tình thân” giữa mọi người trên khắp năm châu, không phân biệt khoảng cách và vị

trí địa lý.
Với ý nghĩa, tầm quan trọng của dịch vụ viễn thơng đối với q trình phát
triển kinh tế xã hội, với nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng tăng thì thị trường viễn
thơng đã thực sự bùng nổ và trở thành “miếng bánh” hấp dẫn các nhà cung cấp.
Chính vì vậy, xu thế tranh diễn ra là điều tất yếu. Bởi lẽ, đây là thị trường hết sức
tiềm năng, nhu cầu sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả cũng như sức hấp dẫn rất
lớn đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh
tranh khốc liệt như hiện nay các doanh nghiệp viễn thông phải nắm bắt được thông
tin về thị trường về nguồn khách hàng trên cơ sở các thông tin về cung, cầu và giá
cả trên thị trường giúp cho doanh nghiệp tìm ra cơ cấu sản phẩm tối ưu, xác định
được giá bán hợp lý đảm bảo vừa tận dụng được nguồn lực hiện có, vừa mang lại
lợi nhuận cao.

1


Đối với VNPT Hưng Yên vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh luôn được
doanh nghiệp quan tâm nhất trong thực trạng nền kinh tế hiện nay đó là: tình hình
cạnh tranh thị trường dịch vụ viễn thơng ngày càng diễn ra gay gắt khi ngày càng
có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông dẫn tới thị trường bị
chia sẻ mạnh hơn về lợi ích, giá cước các dịch vụ viễn thông tiếp tục giảm mạnh ở
hầu hết các dịch vụ, mật độ thuê bao các dịch vụ trên thị trường khá cao, chi phí
của đơn vị tiếp tục tăng cao do phải tiếp tục đầu tư mở rộng mạng lưới, thực hiện
chương trình khuyến mại, … Do đó, phát triển thuê bao, mạng lưới hoạt động cũng
như nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước là vấn đề đã khó, riêng với VNPT
Hưng Yên vấn đề đặt ra lại càng khó khăn hơn vì sự phát triển nhanh như vũ bão
của ngành công nghệ thông tin do nhu cầu của con người ngày càng cao, càng khắt
khe hơn về tiêu chuẩn chất lượng, mạng lưới phân phối, giá cả, sự thuận tiện và
chính sách chăm sóc khách hàng, …
Thêm vào đó, năm 2015 được xem là một năm đầy biến động và đánh dấu

một bước ngoặt lớn đới với VNPT do đặc điểm mơ hình tổ chức mới có sự thay
đổi lớn đó là việc Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu VNPT, trong
đó nhiệm vụ quan trọng là tách MobiFone và bàn giao cho Bộ TT&TT quản lý, sau
đó tiến hành cổ phần hóa mạng di động trên. MobiFone được ví như “con gà đẻ
trứng vàng” khi chiếm tới gần 48% doanh thu và khoảng 70% lợi nhuận của
VNPT, khi tách ra VNPT sẽ trở nên trống trải (VNPT, 2013). Do đó, vấn đề cấp
bách mà VNPT Hưng Yên cần làm là phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh
doanh với việc phát triển thương hiệu thích hợp đặc thù riêng cho bản sắc thương
hiệu VNPT để có thể giữ vững thị trường và tiếp tục phát triển thị phần.
Xuất phát từ thực tiễn trên, cùng với mong muốn tìm ra các giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh cho VNPT Hưng Yên dựa vào những kiến thức đã
được trang bị, tôi tiến hành lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của VNPT Hưng Yên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng
lực cạnh tranh của VNPT Hưng Yên đề ra giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của VNPT Hưng Yên.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
dịch vụ viễn thông.
Yên.

Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT Hưng Yên.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VNPT Hưng


Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông
của VNPT Hưng Yên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung nghiên cứu năng lực
cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông do
khách hàng sử dụng dịch vụ đánh giá, để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của VNPT Hưng Yên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng
và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VNPT Hưng Yên dựa theo 5
chỉ tiêu đánh giá chính: năng lực thị phần và chiếm lĩnh thị phần, chất lượng dịch
vụ, giá cả dịch vụ, sự thuận tiện trong cung cấp dịch vụ, năng lực quảng bá xây
dựng và phát triển thương hiệu. Từ các chỉ tiêu và các góc độ xem xét trên, luận
văn sử dụng phương pháp so sánh trong mối quan hệ với các doanh nghiệp khác
trong cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn và nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của VNPT do khách hàng đánh giá, để từ đó đề
xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Hưng Yên.
1.3.2.2. Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT Hưng Yên trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh.
1.3.2.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thu thập số liệu: Thống kê số liệu, thực trạng năng lực cạnh tranh
dịch vụ viễn thông của VNPT Hưng Yên giai đoạn 2013 – 2015 và các số

3



liệu điều tra khảo sát về yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn
thông của VNPT Hưng Yên thực tế năm 2015.
Thời gian thực hiện: 12 tháng, bắt đầu từ tháng 4/2015 đến tháng 4/2016.
Các giải pháp cho VNPT Hưng Yên đến năm 2020.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đánh giá thực trạng các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh dịch vụ viễn thông của VNPT Hưng Yên.
-

Đề tài giúp lãnh đạo Viễn thông Hưng Yên, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc

Viễn thông Hưng Yên nhận diện được năng lực cạnh tranh của mình; có những
giải pháp chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh dịch vụ viễn
thơng, từ đó giữ chân được khách hàng hiện tại, thu hút them khách hàng mới.
Đề tài mang tính khả thi, đã vận dụng một phần trong thời gian qua và tiếp
tục vận dụng vào thực tiễn kinh doanh dịch vụ viễn thông tại VNPT Hưng Yên.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái quát chung về cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1.1.1. Một số khái niệm về cạnh tranh
Theo Nguyễn Thanh Nam (2013), Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong
kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này
được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi nghành, phạm vi quốc gia
hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia vv… Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng
rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị,
quân sự, sinh thái, thể thao; thường xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên

môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương tiện thông tin đại chúng và được sự
quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều
khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể như sau:
Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng qt thì cạnh tranh là hành
động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các lồi vì mục
đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh,
các phần thưởng hay những thứ khác.
Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hàng hóa, là điều kiện
sống cịn của mỗi doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp đó đang tiến hành kinh
doanh ở lĩnh vực nào thì vấn đề cạnh tranh luôn song hành với sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp đó (Nguyễn Thị Thu Hạnh, 2014).
Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa
những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận
lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích
nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu
dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người
tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có
những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Một số nhà nghiên cứu về cạnh
tranh đã đưa ra quan niệm về cạnh tranh như sau:
Theo K. Marx (1978): "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa
các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu
dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch". Nghiên cứu sâu về sản xuất

5


hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra
quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi
nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật
này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán

hàng hố dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu đựơc lợi nhuận.
-

Theo Michael Porter (1996) thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản

chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi
nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả q trình cạnh tranh là sự
bình qn hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ
quả giá cả có thể giảm đi.
-

Theo Từ điển Kinh doanh (1992) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường

được định nghĩa là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành
tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hố về phía mình.
-

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) Cạnh tranh (trong kinh doanh)

là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân,
các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm
dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất.
-

Theo Samuelson và Nordhaus trong cuốn kinh tế học (1989) trong cuốn

Kinh tế học (2000), cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường, hai tác giả này
đưa ra cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition).
-


Tác giả và cs. (2002) thì cho rằng: Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh

đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách
hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt đựơc một mục tiêu
kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần, cạnh tranh trong
một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua.
Tác giả Nguyễn Văn Khôn trong từ điển Hán Việt (1995) giải thích: Cạnh
tranh là ganh đua hơn thua.
-

Ở Phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban Cạnh tranh cơng nghiệp của Tổng thống

Mỹ thì: Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị
trường tự do và cơng bằng, có thể sản xuất các hàng hố và dịch vụ đáp ứng được
các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập
thực tế của người dân nước đó (Nguyễn Thanh Nam, 2013).

6


Tại diễn đàn Liên hợp quốc, trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm
2003 định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là khả năng của nước đó đạt được
những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) tính trên đầu người theo thời gian (Trần Thị Anh Thư, 2012).
Từ khi nước ta thực hiện đường lối mở cửa nền kinh tế, từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mơ của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề cạnh tranh bắt đầu xuất hiện và len lỏi
vào từng bước đi của các doanh nghiệp, môi trường hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp lúc này đầy sự biến động và vấn đề cạnh tranh đó trở nên cấp bách,
sơi động trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế.Trong nền kinh tế thị
trường cạnh tranh, cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trên
thị trường nhằm giành được ưu thế hơn về cùng một loại sản phẩm hàng hoá hoặc
dịch vụ, về cùng một loại khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Như vậy, trong
bất cứ một lĩnh vực nào, bất cứ một hoạt động nào của con người cũng nổi cộm lên
vấn đề cạnh tranh. Các quốc gia cạnh tranh nhau để giành lợi thế trong đối ngoại,
trao đổi, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để lôi cuốn khách hàng về phía mình,
để chiếm lĩnh những thị trường có nhiều lợi thế và con người cạnh tranh nhau để
vươn lên khẳng định vị trí của mình cả về trình độ chuyên, môn nghiệp vụ để
những người dưới quyền phục tùng mệnh lệnh, để có uy tín và vị thế trong quan hệ
với các đối tác. Như vậy, có thể nói cạnh tranh đã hình thành và bao trùm lên mọi
lĩnh vực của cuộc sống, từ tầm vi mô đến vĩ mơ, từ một cá nhân riêng lẻ đến tổng
thể tồn xã hội. Điều này xuất phát từ một lẽ đương nhiên nước ta đã và đang bước
vào giai đoạn phát triển cao về mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hố, mà bên
cạnh đó cạnh tranh vốn là một quy luật tự nhiên và khách quan của nền kinh tế thị
trường. Nó khơng phụ thuộc vào
ý muốn chủ quan của mỗi người, bởi tự do là nguồn gốc dẫn tới cạnh tranh, cạnh
tranh là động lực để thúc đẩy sản xuất, lưu thơng hàng hóa phát triển. Bởi vậy, để
giành được các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm buộc các
doanh nghiệp phải thường xuyên động não, tích cực nhạy bén và năng động, phải
thường xuyên cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới; bổ
sung xây dựng các cơ sở hạ tầng; mua sắm thêm trang thiết bị máy móc, loại bỏ
những máy móc đã cũ kỹ và lạc hậu và điều quan trọng phải có phương pháp tổ
chức quản lý có hiệu quả, đào tạo và đãi ngộ trình độ chun mơn, tay nghề cho

7


người lao động. Thực tế cho thấy ở đâu thiếu sự cạnh tranh thường ở đó biểu hiện

sự trì trệ và yếu kém sẽ dẫn doanh nghiệp mau chóng bị đào thải ra khỏi quy luật
vận động của nền kinh tế thị trường. Để thúc đẩy tiêu thụ và đẩy nhanh tốc độ chu
chuyển hàng hóa các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu
cầu, thị hiếu của khách hàng. Do đó, cạnh tranh khơng chỉ kích thích tăng năng
suất lao động, giảm chi phí sản xuất mà cịn cải tiến mẫu mã, chủng loại hàng hố,
nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ làm cho sản xuất ngày càng
gắn liền với tiêu dùng, phục vụ nhu cầu xã hội được tốt hơn. Cạnh tranh là một
điều kiện đồng thời là một yếu tố kích thích hoạt động kinh doanh phát triển. Bên
cạnh những mặt tích cực, cạnh tranh cịn để lại nhiều hạn chế và tiêu cực đó là sự
phân hóa sản xuất hàng hóa, làm phá sản những doanh nghiệp kinh doanh gặp
nhiều khó khăn do thiếu vốn, cơ sở hạ tầng hạn hẹp, trình độ cơng nghệ thấp và có
thể làm cho doanh nghiệp phá sản khi doanh nghiệp gặp những rủi ro khách quan
mang lại như thiên tai, hoả hoạn.v.v… hoặc bị rơi vào những hồn cảnh, điều kiện
khơng thuận lợi.
Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên có thể rút ra
các điểm hội tụ chung sau đây:
Thứ nhất; khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm dành lấy
phần thắng của nhiều đối thủ cùng tham dự.
Thứ hai; mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó
mà các bên đều muốn giành giật (như một cơ hội, một sản phẩm dịch vụ, một dự
án … hay một loạt các điều kiện có lợi như một thị trường, một khách hàng … với
mục đích cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao nhất.
Thứ ba; cạnh tranh diễn ra trong một mơi trường cụ thể, có các rang buộc
chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các
điều kiện pháp lý, các thơng lệ kinh doanh …
Thứ tư; trong q trình cạnh tranh, các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể
sử dụng nhiều công cụ khác nhau cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản
phẩm, dịch vụ, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm, dịch vụ; cạnh tranh bằng nghệ
thuật tiêu thụ sản phẩm (tổ chức các kênh tiêu thụ); cạnh tranh nhờ dịch vụ bán
hàng tốt; cạnh tranh thơng qua hình thức thanh tốn …

Như vậy, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất đó là:

Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi

8


biện pháp chiếm lĩnh thị trường, giành khách hàng và các điều kiện sản xuất có
lợi nhất. Mục đích sau cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là
tối đa hóa lợi ích. Đối với các nhà sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người
tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
2.1.1.2. Phân loại cạnh tranh
- Căn cứ vào số lượng người tham gia thị trường
+

Cạnh tranh giữa người bán và người mua: là cuộc cạnh tranh theo “luật

mua rẻ bán đắt”. Người bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất, còn
người mua lại muốn mua sản phẩm, dịch vụ với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng
được chấp nhận là giá thống nhất giữa những người bán và người mua sau quá
trình “mặc cả” với nhau.
+

Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: là cuộc cạnh tranh trên thị

trường nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm, dịch vụ.
+

Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: là cuộc cạnh tranh giữa


những người mua nhằm mua được những hàng hóa mà họ cần. Khi cung nhỏ hơn
cầu thì giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng lên. Do thị trường khan hiếm nên người mua
sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua được những hàng hóa mà họ cần. Vì số người
mua đông nên người bán tiếp tục tăng giá sản phẩm, dịch vụ và người mua tiếp tục
chấp nhận giá đó cho đến khi đạt điểm cân bằng về giá (Nguyễn Văn Tùng, 2014).
- Căn cứ vào phạm vi kinh tế
+
Cạnh tranh giữa các ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn. Kết quả của
cuộc cạnh tranh này là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình qn và giá trị hàng
hóa thành giá trị sản xuất.
+
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
cùng sản xuất một loại hàng hóa trong cùng một ngành nhằm tiêu thụ hàng hóa có
lợi hơn để thu được lợi nhuận cao hơn. Biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp
phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao NSLĐ nhằm làm cho giá trị hàng hóa do doanh
nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được lợi nhuận cao hơn (Nguyễn
Văn Tùng, 2014).

9


- Căn cứ vào chi phí bình qn của các doanh nghiệp
+

Cạnh tranh dọc: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình

qn thấp nhất khác nhau cùng tham gia vào thị trường. Khi đó, mỗi doanh nghiệp
điều chỉnh mức giá và lượng hàng hóa bán ra của mình sao cho có thể đạt lợi

nhuận cao nhất trên cơ sở quan sát giá bán của các doanh nghiệp khác. Qui luật
cạnh tranh dọc chỉ ra rằng sự thay đổi về giá bán hoặc lượng bán của doanh nghiệp
sẽ có điểm dừng, tức là chỉ sau một thời gian nhất định sẽhình thành một mức giá
thống nhất trên thị trường buộc các doanh nghiệp phải hiện đại hóa sản xuất để
giảm chi phí mới có thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh.
+

Cạnh tranh ngang: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí

bình qn thấp nhất ngang nhau. Khác với cạnh tranh dọc, cạnh tranh ngang dẫn
tới kết quả là khơng có doanh nghiệp nào bị loại ra khỏi thị trường do có mức chi
phí bình qn thấp nhất ngang nhau. So giá cả ở mức tối đa, lợi nhuận giảm dần và
có thể là khơng có lợi nhuận hoặc tất cả các doanh nghiệp bị đóng cửa do nhu cầu
mua quá thấp. Trong tình hình đó, vì mục tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp không
thể chấp nhận kết quả do cạnh tranh mang lại mà sẽ vận động theo hai xu hướng:
hoặc là chất dứt cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thống nhất với nhau một mức
giá bán tương đối cao, giảm lượng bán trên toàn thị trường để giành độc quyền;
hoặc là các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất để chuyển từ
cạnh tranh ngang sang cạnh tranh dọc nhằm trụ lại được trên thị trường với mức
lợi nhuận cao (P. Sampuson, 2000).
-

Căn cứ vào phạm vi địa lý có cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế,

trong đó cạnh tranh quốc tế có thể diễn ra ngay trên thị trường nội địa đó là cạnh
tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng thay thế hàng nhập khẩu. Trong hình thức cạnh
tranh này, các yếu tố như chất lượng sản phẩm tốt, giá bán thấp, thời gian đưa hàng
hóa ra thịtrường đúng thời điểm và điều kiện dịch vụ sau bán hàng như bảo hành,
bảo dưỡng, sửa chữa là mối quan tâm hàng đầu (Nguyễn Thị Thu Hạnh, 2014).
+


Căn cứ theo cấp độ cạnh tranh
Cạnh tranh cấp quốc gia: thường được phân tích theo quan điểm tổng thể,

chú trọng vào môi trường kinh tế vĩ mơ và vai trị của Chính phủ. Theo Ủy ban
Cạnh tranh Cơng nghiệp của Mỹ thì cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà
ở đó dưới điều kiện thị trường tự do và cơng bằng, có thể sản xuất các

10


hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được các địi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời
duy trì và nâng cao được thu nhập thực tế của người dân nước đó.
+
Cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp: là các doanh nghiệp căn cứ vào năng
lực duy trì lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong và ngoài nước cạnh tranh để
tồn tại, giữ vững ổn định trong sản xuất kinh doanh.
+
Cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm, dịch vụ: đó là việc các doanh nghiệp đưa
ra các hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, giá cả hợp lý, các dịch vụ hậu mãi và
sau bán hàng hấp dẫn, đặc biệt là các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao hơn
hoặc mới lạ hơn để thu hút các khách hàng sử dụng và tiêu thụ nhiều sản phẩm của
mình (Trần Sửu, 2006).
2.1.1.3. Ý nghĩa của cạnh tranh doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản, một xu thế tất yếu khách
quan trong nền kinh tế thị trường và là động lực phát triển của nền kinh tế thị
trường. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Một mặt nó
đào thải khơng thương tiếc các doanh nghiệp có mức chi phí cao, sản phẩm có chất
lượng kém. Mặt khác, nó buộc tất cảcác doanh nghiệp phải khơng ngừng phấn đấu

để giảm chi phí, hồn thiện giá trị sử dụng của sản phẩm, dịch vụ đồng thời tổ
chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ để tồn tại và phát triển trên thị trường. Do
vậy, cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp phải tăng cường năng lực cạnh tranh của
mình, đồng thời thay đổi mối tương quan về thế và lực để tạo ra các ưu thế trong
cạnh tranh. Do vậy, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có vai trị tích cực:
Thứ nhất, đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, cạnh tranh tạo áp lực
buộc họphải thường xun tìm tịi sáng tạo, cải tiến phương pháp sản xuất và tổ
chức quản lý kinh doanh, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ KHKT, phát triển
sản phẩm mới, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Qua đó nâng cao
trình độ của cơng nhân và các nhà quản lý các cấp trong doanh nghiệp. Mặt khác,
cạnh tranh sàng lọc khách quan đội ngũ những người thực sự khơng có khả năng
thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
Thứ hai, đối với người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra một áp lực liên tục đối
với giá cả, buộc các doanh nghiệp phải hạ giá bán để nhanh chóng bán được sản
phẩm, qua nghiệp nước ngồi, qua đó tham gia sâu vào phân công lao động và hợp
tác kinh tế quốc tế, tăng cường giao lưu vốn, lao động, KHCN với các nước

11


×