Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 145 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO TRỌNG TRUYẾN

GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO LĨNH VỰC CÔNG
NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Văn Song


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được cơng bố trong các cơng
trình khác. Tơi cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ


rõ nguồn gốc.
Nếu không đúng như đã nêu trên, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài nghiên
cứu của mình.
Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Đào Trọng Truyến

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến GS.TS.
Nguyễn Văn Song - người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, các thày, các cô Khoa Kinh tế và PTNT; đặc biệt là các thày, các cô trong Bộ
mơn Kinh tế tài ngun đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong q trình học tập
và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành: Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh, Ban quản lý dự án các khu công nghiệp tỉnh, Sở Công Thương tỉnh,
Cục Thống kê tỉnh đã cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và các học viên lớp cao học
CH25QLKTC đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Đào Trọng Truyến

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục biểu đồ.................................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................... xi
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................................. 3

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................ 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn....................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 5

2.1.1.

Các vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)...................................... 5

2.1.2.

Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI................................................. 14

2.1.3.

Những chính sách thu hút FDI của Việt Nam hiện nay...................................... 16


2.2.

Cơ sở thực tiến.......................................................................................................... 17

2.2.1.

Tình hình thu hút vốn FDI ở Việt Nam những năm qua.................................... 17

2.2.2.

Kinh nghiệm thu hút FDI ở một số tỉnh................................................................ 20

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm thu hút FDI đối với tỉnh Hưng Yên.................................. 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 29

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên..................................................................................................... 29

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................................ 33

3.2.


Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 37

iii


3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu............................................................................................. 37

3.2.2.

Nguồn số liệu............................................................................................................. 37

3.2.3.

Phương pháp phân và xử lý số liệu........................................................................ 38

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu......................................................... 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................... 40
4.1.

Quá trình phát triển ngành công nghiệp tỉnh hưng yên ...................................... 40

4.2.

Thực trạng thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh Hưng Yên ...........46


4.2.1.

Tình hình thu hút các dự án FDI vào tỉnh Hưng Yên......................................... 46

4.2.2.

Các chính sách của tỉnh trong việc thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp

của tỉnh
4.2.3.

Kết quả thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2005-2016

4.2.4.

49

62

Những thành tựu và tác động của việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công

nghiệp tỉnh Hưng Yên 72
4.2.5.

Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân............................................ 79

4.3.


Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn fdi vào lĩnh vực công

nghiệp tỉnh Hưng Yên 86
4.3.1.

Về chính sách đầu tư................................................................................................ 86

4.3.2.

Về vị trí địa lý............................................................................................................ 87

4.3.3.

Về kết cấu hạ tầng, quy hoạch, xây dựng các KCN............................................ 88

4.3.4.

Về chất lượng nguồn nhân lực................................................................................ 90

4.3.5.

Về cơ chế, chính sách............................................................................................... 91

4.3.6.

Về mơi trường đầu tư kinh doanh.......................................................................... 93

4.4.

Định hướng và giải pháp thu hút vốn fdi vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh

Hưng Yên

4.4.1.

95

Phương hướng, mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp giai đoạn

2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 95
4.4.2.

Chính sách và quan điểm thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh

Hưng Yên
4.4.3.

97

Giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh
Hưng Yên

iv

101


Phân 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................... 114
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 114


5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 116

5.2.1.

Kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan ........................... 116

5.2.2.

Đối với tỉnh Hưng Yên.......................................................................................... 117

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 119

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

DN

DN

ĐTNN

Đầu tư nước ngồi

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

KCN

Khu cơng nghiệp

NSNN

Ngân sách nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tăng trưởng kinh tế b

Bảng 3.2.

Cơ cấu Tổng sản phẩ

giai đoạn 1997-2016 .
Bảng 4.1.

Giá trị sản xuất công ng

Bảng 4.2.

Số lượng cơ sở công n

Bảng 4.3.


GTSX công nghiệp th

Bảng 4.4.

Vốn đăng ký của dự á

Bảng 4.5.

FDI đầu tư vào KCN t

Bảng 4.6.

FDI đầu tư vào lĩnh vự

Bảng 4.7.

FDI đầu tư vào lĩnh vự

Bảng 4.8.

FDI đầu tư vào lĩnh vự

Bảng 4.9.

FDI đầu tư vào lĩnh vự

Bảng 4.10. Số lượng dự án và số vốn đầu tư đăng ký, vốn đầu tư thực hiện của các

dự án FDI đã đi vào S
Bảng 4.11. Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư đang hoạt động SXKD đến


31/12/2016................
Bảng 4.12. FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp đến 31/12/2016 ................................
Bảng 4.13. Số lượng dự án FDI trên địa bàn tỉnh đã đi vào SXKD đến 31/12/2016 .....
Bảng 4.14. Số lượng dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp đang hoạt động SXKD ..........
Bảng 4.15. Vốn đầu tư theo giá hiện hành chia theo khu vực kinh tế ............................
Bảng 4.16. Đóng góp của khu vực FDI vào GDP toàn tỉnh ..........................................
Bảng 4.17. Lao động đang làm việc phân theo loại hình kinh tế ...................................
Bảng 4.18. Lao động công nghiệp đang làm việc của các DN FDI ...............................
Bảng 4.19. GTSX công nghiệp theo giá hiện hành và kim ngạch xuất khẩu .................
Bảng 4.20. Đánh giá một số chỉ tiêu về mặt bằng sản xuất của tỉnh ..............................
Bảng 4.21. Đánh giá việc thực hiện các chính sách đầu tư của tỉnh ..............................
Bảng 4.22. Đánh giá về kết cấu hạ tầng của tỉnh ..........................................................
Bảng 4.23. Ý kiến của DN về một số giải pháp thu hút FDI đối với môi trường

đầu tư của tỉnh Hưng

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.
Biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 4.1.
Biểu đồ 4.2.
Biểu đồ 4.3.
Biểu đồ 4.4.
Biểu đồ 4.5.
Biểu đồ 4.6.
Biểu đồ 4.7.

Biểu đồ 4.8.
Biểu đồ 4.9.
Biểu đồ 4.10. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư FDI ................
Biểu đồ 4.11. Đánh giá của DN FDI về chất lượng nguồn lao động của tỉnh ...............
Biểu đồ 4.12. Đánh giá của dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh năm 2017 .................

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đào Trọng Truyến
Tên luận văn: “Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào lĩnh vực
cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”
Ngành: Quản lý kinh tế.

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút vốn FDI vào lĩnh vực
công nghiệp cấp tỉnh;
Đánh giá tình hình thực tế phát triển cơng nghiệp và phân tích thực trạng thu hút
vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005-2015; các yếu tố ảnh
hưởng đến thu hút vốn FDI, đồng thời tìm ra được ngun nhân những thành cơng và
hạn chế;
Đề xuất giải pháp để thu hút hiệu quả vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh
Hưng Yên những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế các nhà quản lý, các doanh
nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh; kết hợp với khai thác, sử dụng kết quả điều tra doanh

nghiệp hàng năm của ngành Thống kê; nguồn thơng tin hành chính có sẵn từ Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Ban quản lý dự án các KCN tỉnh và khai thác dữ liệu trong Niên
giám thống kê tỉnh Hưng Yên.
Áp dụng các phương pháp: Thống kê mơ tả, phân tích tổng hợp, so sánh, đối
chiếu, dự báo thống kê....trong phân tích thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực công
nghiệp tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2005-2015.
Các kết quả chính và kết luận
Thực trạng thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh Hưng n giai đoạn
2005-2016: Tính đến hết năm 2016, tồn tỉnh Hưng Yên có 377 dự án FDI được cấp
giấy phép với tổng số vốn đăng ký 3.615,4 triệu USD; trong đó đầu tư vào lĩnh vực
cơng nghiệp chế biến, chế tạo có 360 dự án với tổng số vốn đăng ký 3.363,3 triệu
USD (chiếm trên 92% tổng số dự án và vốn đầu tư đăng ký). Đến nay, đã có 228 dự án
đi vào hoạt động (chiếm 60,48% tổng số dự án) với số vốn thực hiện 1.908,6 triệu
USD (chiếm 57,15% tổng số vốn đăng ký).

ix


Trong tổng số 377 dự án FDI được cấp phép, có 227 dự án FDI trong lĩnh vực
cơng nghiệp đi vào hoạt động SXKD với số vốn đăng ký đầu tư 2.670,1 triệu USD và
lượng vốn thực hiện là 1.500,1 triệu USD. Trong số 227 dự án FDI trong lĩnh vực
cơng nghiệp đang hoạt động SXKD thì trong KCN tỉnh có 160 dự án, chiếm 70,18%,
với tổng số vốn đầu tư đã đăng ký là 1.522,4 triệu USD, chiếm 53,46% tổng vốn đăng
ký; tổng số vốn thực hiện là 953,6 triệu USD chiếm 33,49% tổng vốn đăng ký.
Nhữn tồn tại, hạn chế trong việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực cơng nghiệp tỉnh
Hưng n: Hệ thống pháp luật chính sách liên quan đến FDI tuy được sửa đổi, bổ sung
nhưng chưa đồng bộ và nhất quán; Lao động không có tay nghề và trình độ quản lý;
Kết cấu hạ tầng còn chậm phát triển, lạc hậu; Việc tiếp cận đất, thủ tục th đất cịn
gặp phải nhiều khó khăn; Cơng tác vận động xúc tiến đầu tư nước ngồi của tỉnh
Hưng Yên chưa thực sự hiệu quả.

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào lĩnh vực cơng nghiệp tỉnh
Hưng n: Chính sách đầu tư; vị trí địa lý; kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng các
KCN; chất lượng nguồn nhân lực; môi trường đầu tư kinh doanh.
Giải pháp thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh Hưng yên: Cải thiện cơ
sở hạ tầng; hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư; cải cách thủ tục hành
chính; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư; phát
triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Kết luận, qua nghiên cứu cho thấy, sự hiện diện của vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực
công nghiệp của tỉnh đã tạo ra bước chuyển biến mới, khâu đột phá tác động tích cực
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; và có thể khẳng định vai trị và những
đóng góp tích cực của dự án FDI là rất quan trọng, là một trong những kênh thu hút
vốn cho đầu tư phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hố, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm
và đóng góp quan trọng cho thu ngân sách nhà nước.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dao Trong Truyen
Thesis title: Measures to attract foreign direct investment (FDI) into the industrial
sector in Hung Yen province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To review the theoretical and practical issues on attracting FDI into the
provincial industry;

To assess the real situation of industrial development and analyze the
situation of attracting FDI into the industrial sector in Hung Yen province during the
period 2005-2016; factors affecting FDI attraction, while finding the cause of
achievements and limitations;
To propose measures to effectively attract FDI into Hung Yen's industrial
sector in the coming years.
Materials and Methods
Using the survey methodology of managers and FDI enterprises in the
province; in combination with exploiting and using the results of the annual enterprise
survey of the statistics sector; administrative information sources available from the
Department of Planning and Investment, the Provincial Industrial Zones Management
Board, and Statistical Yearbooks of Hung Yen province.
Applying the methods of: Descriptive statistics, general analysis, comparison,
statistical forecasting, etc. in analyzing the situation of FDI attraction in Hung Yen’s
industrial sector in the period 2005-2016.
Main findings and conclusions
The situation of attracting FDI into Hung Yen's industrial sector in the period
of 2005-2016: By the end of 2016, the entire Hung Yen province has 377 FDI licensed
projects with a total registered capital of 3,615.4 million USD, and there are 360
projects in manufacturing and processing industry with total registered capital of
3,363.3 million USD (accounting for over 92% of total projects and registered
capital). At the present, there are 228 projects have been operated (accounting for
60.48% of total projects) with the implementation capital of 1,908.6 million USD
(accounting for 57.15% of total registered capital).
There are 227 out of the 377 FDI licensed projects in the industrial sector were

xi


under operation with registered capital of 2,670.1 million USD and implementation

capital of 1,500.1 million USD. There are 160 out of the 227 FDI projects in the
industrial sector are in the industrial zone, accounting for 70.18% with a total
registered capital of 1,522.4 million USD, accounting for 53.46% of total registered
capital; total implementation capital is 953.6 million USD, accounting for 33.49% of
total registered capital.
The existing limitations in attracting FDI into Hung Yen's industrial sector: The
legal system related to FDI has been amended and supplemented but not synchronous
and consistent; Unskilled labor force and low qualified management; Backward and
undeveloped infrastructure; Access to land and procedures for renting land still face
many difficulties; The promotion of foreign investment in Hung Yen has not been
effective.
Factors influencing FDI attraction in Hung Yen's industrial sector: Investment
policy; Geographical location; infrastructure, construction planning of industrial
zones; quality of human resources; business investment environment.
Measures to attract FDI into Hung Yen's industrial sector: Improving
infrastructure; completing mechanisms and policies to encourage investment;
reforming administrative process; improving the quality of human resources;
promoting investment; developing of supporting industries.
In conclusion, the study shows that the FDI investment in industrial sector has
created new change and breakthrough impact on the socio-economic development of the
province; it can be said that the role and positive contribution of the FDI project is very
important, which is considered as one of the channels to attract capital for provincial
development, contributing to the economic restructuring towards industrialization,
modernization, promoting economic growth, contributing to employment development
and creating important contributions to state budget revenues.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành
Công nghiệp ở Việt Nam đã tạo được những bước phát triển mới, từng bước đẩy
mạnh lĩnh vực công nghiệp phát triển, tăng hàm lượng giá trị gia tăng, chuyển giao
cơng nghệ, đa dạng hóa các nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, tạo công
ăn việc làm cho người lao động và mở rộng thị trường trong nước và tăng trưởng
xuất khẩu.
Nhìn lại thời gian qua, ĐTNN trong các ngành cơng nghiệp tuy có một số
khởi sắc và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn ĐTNN vào Việt Nam, nhưng
quy mô và hiệu quả đầu tư vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước. Chẳng hạn đầu tư vào ngành Công nghiệp hỗ trợ ở nước ta
hiện nay cịn hết sức đơn giản, quy mơ sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh
kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp. Ngồi ra, cịn có sự chênh lệch về năng
lực giữa các DN vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với yêu cầu của các hãng sản
xuất toàn cầu. Hiện nay, ĐTNN trong lĩnh vực này chủ yếu là từ Nhật Bản và Đài
Loan... Mơi trường đầu tư cịn hạn chế và các DN chưa tính tốn được mức lợi
nhuận so với chi phí đầu tư nên chưa mặn mà đầu tư vào công nghiệp phụ trợ tại
Việt Nam.
Đối với Hưng Yên, là một tỉnh mới được tái lập năm 1997, nằm ở vùng Đồng
bằng sông Hồng và nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Bắc, có nhiều lợi thế
về vị trí địa lý, tiềm năng đất đai và con người. Xuất phát từ một tỉnh nông nghiệp,
trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng n đã có
nhiều nỗ lực thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; bước đầu đã đạt
được những thành tựu nhất định trong việc ổn định sản xuất và đời sống của các
tầng lớp nhân dân, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội (Cục Thống
kê Hưng Yên, 2016).
Một trong các thành tựu nổi bật là việc quy hoạch và xây dựng các KCN, thu
hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay, tồn tỉnh Hưng n có 13
KCN với tổng diện tích 3.685 ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa
vào quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020. Trong đó 4 KCN: Phố Nối A,

Dệt may Phố Nối, Minh Đức và Thăng Long II đã đi vào hoạt động bảo đảm

1


các điều kiện hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, là
các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp nằm rải rác trên địa bàn tồn
tỉnh; đây là nơi có thể huy động lượng lớn vốn đầu tư phát triển của mọi thành
phần kinh tế ở trong và ngoài nước. Với lợi thế sẵn có, các KCN, làng nghề tiểu
thủ công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh không chỉ là đầu tàu về kinh tế
góp phát triển phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mà còn có thể trở thành các
KCN, làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp, cụm công nghiệp phát triển và thu hút vốn
đầu tư phát triển của khu vực phía Bắc.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh Hưng
n, lĩnh vực cơng nghiệp có vai trị rất quan trọng trong việc góp phần làm tăng
tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, tạo nguồn thu cho NSNN, giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động, việc phát triển lĩnh vực cơng nghiệp trong
đó việc xây dựng các KCN tập trung, các cụm công nghiệp làng nghề được xác
định là khâu đột phá để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ
Nông nghiệp sang Công nghiệp, “Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo
hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, ưu tiên phát triển các
ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao, hiện đại” (Chính phủ, 2011). Định hướng
phấn đấu đến năm 2020 đưa Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Tuy
nhiên, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI vào lĩnh vực cơng nghiệp trên địa
bàn tỉnh cịn tồn tại, bất cập làm hạn chế sự phát triển cơng nghiệp nói riêng và
phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà ngun nhân chính vẫn là việc sử dụng
chưa có hiệu quả nguồn vốn FDI.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn việc thu hút và sử dụng vốn
FDI vào lĩnh vực cơng nghiệp một cách có hiệu quả, việc đi tìm lời giải cho bài
tốn phát triển công nghiệp ở địa phương để tạo đà thúc đẩy sự phát triển của các

ngành kinh tế khác đang là một vấn đề bức thiết. Thu hút vốn FDI để phát triển
lĩnh vực công nghiệp là cần thiết và rất quan trọng, nhưng việc thu hút và sử dụng
nguồn vốn FDI vào lĩnh vực cơng nghiệp thế nào cho có hiệu quả vẫn chưa được
quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống.
Với đề tài “Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào
lĩnh vực cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” bản thân tôi mong muốn góp
phần tìm ra những giải pháp khả thi để đáp ứng nhu cầu phát triển lĩnh vực công
nghiệp của tỉnh; phục vụ việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Đó là lý do nghiên cứu của đề tài.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI); đề xuất quan điểm, mục tiêu, giải pháp để thu hút vốn
FDI nhằm thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu ngành cơng nghiệp theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút vốn FDI vào lĩnh vực
công nghiệp cấp tỉnh;
Đánh giá tình hình thực tế phát triển cơng nghiệp và phân tích thực trạng thu
hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005-2016; các
yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI, đồng thời tìm ra được ngun nhân những
thành cơng và hạn chế;
Đề xuất giải pháp để thu hút hiệu quả vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh
Hưng Yên những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt
động thu hút vốn FDI và các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào lĩnh vực
công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005-2016, trong đó tập trung vào thực
trạng thu hút qua các năm, sự chuyển biến cơ cấu FDI và ảnh hưởng của chính
sách thu hút FDI đến lĩnh vực công nghiệp của tỉnh.
Giới hạn của luận văn là tập trung phân tích các vấn đề cơ bản về mặt lý luận
ở tầm vĩ mô; đặc biệt phân tích vị trí, vai trị, ảnh hưởng của FDI đến ngành kinh
tế nói chung và lĩnh vực cơng nghiệp tỉnh Hưng n nói riêng và phân tích cơng
tác quản lý vĩ mô của nhà nước từ khâu chuẩn bị đầu tư đến việc triển khai các dự
án đầu tư. Rút kinh nghiệm việc thu hút vốn FDI từ thực tiễn Việt Nam và một số
tỉnh lân cận làm cơ sở cho việc đề xuất phương hướng, giải pháp thu hút vốn FDI
vào lĩnh vực công nghiệp tỉnh Hưng Yên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Về không gian
Luận văn chỉ nghiên cứu thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp do tỉnh

3


quản lý. Do điều kiện về tài liệu, thời gian hạn chế nên luận văn sẽ không nghiên
cứu vốn FDI do trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh và nguồn vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài cũng như các nguồn vốn khác trên địa bàn tỉnh.
1.3.2.2. Về thời gian
Hoạt động thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên từ năm 2005 đến năm 2016.
1.4. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Hệ thống hố những vấn đề cơ sở lý luận về thu hút vốn FDI vào lĩnh vực
công nghiệp và tổng hợp kinh nghiệm của Việt Nam và một số tỉnh lân cận về lĩnh
vực này để rút ra bài học kinh nghiệm trong việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực
công nghiệp tỉnh Hưng Yên.

-

Phân tích và đánh giá thực trạng về hoạt động thu hút vốn FDI vào lĩnh vực

công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005-2016 và những tác động tích cực của
việc thu hút vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực cơng nghiệp tỉnh Hưng n theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, khẳng định được các mặt tích cực cần
phát huy, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục nhằm góp phần thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.
Xây dựng các quan điểm, phương hướng và đề xuất các giải pháp đẩy
mạnh thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực cơng nghiệp phù hợp với tình hình thực
tế của tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030; đưa
ra những giải pháp, kiến nghị để góp phần hồn thiện chính sách của Đảng và Nhà
nước nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp cả nước nói
chung, ở các địa phương nói riêng trong quá trình CNH, HĐH.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
2.1.1.1. Khái niệm về FDI
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF): FDI là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên
giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ
quyền sở hữu lâu dài một DN FDI trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối
thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI.
Theo tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ
một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút
đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt

FDI với các cơng cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn
tài sản mà người đó quản lý ở nước ngồi là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản
được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development - OECD): FDI phản ánh những lợi ích khách quan
lâu dài mà một thực thể kinh tế tại một nước (nhà đầu tư) đạt được thông qua một
cơ sở kinh tế tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu
tư (DN đầu tư trực tiếp). Đầu tư trực tiếp bao hàm sự giao dịch ngay từ đầu và tất
cả những giao dịch vốn tiếp sau giữa hai thực thể được liên kết một cách chặt chẽ.
Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể , nhưng căn cứ vào bản chất của
hoạt động này có thể giải thích như sau: ĐTNN được hiểu là việc tổ chức cá nhân
trong hoặc ngồi nước tiến hành góp vốn đầu tư vào Việt Nam và có tỉ lệ vốn đầu
tư theo quy định của Luật Đầu tư thuộc trường hợp nhà ĐTNN. Nhà ĐTNN là cá
nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực
hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam (Quốc Hội, 2014).
Tóm lại: Các khái niệm khác nhau về FDI đều thống nhất ở các điểm như:
FDI là hình thức đầu tư quốc tế, cho phép các nhà đầu tư tham gia điều hành hoạt
động đầu tư ở nước tiếp nhận đầu tư tuỳ theo mức góp vốn của nhà đầu tư. Trong
FDI, quyền sở hữu gắn liền với quyền sử dụng tài sản đầu tư.

5


Từ những khái niệm trên, có thể hiểu vốn FDI như sau: FDI là biểu hiện bằng
tiền hoặc tài sản do tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài mang vào nước khác
(nước tiếp nhận) để thực hiện kinh doanh theo luật pháp của nước tiếp nhận nhằm
thu được lợi ích. Các nhà đầu tư có quyền điều hành DN tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của
mình.
Theo khái niệm này, các nhà ĐTNN có thể đầu tư bằng tài sản ở nước tiếp

nhận đầu tư nhưng phải là những loại tài sản do nước tiếp nhận đầu tư quy định
trong luật pháp chứ không phải bất kỳ loại tài sản nào. Nguồn vốn đầu tư không
chỉ bao gồm nguồn vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp
định mà trong q trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của DN để triển
khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.
2.1.1.2. Đặc điểm của FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận của đầu tư nước ngồi và nó
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngồi
đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của các nước tiếp nhận đầu tư. Trong
quá trình hoạt động các nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật của nước
tiếp nhận đầu tư và nó mang các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, trong quá trình thực hiện nhà đầu tư phải tuân thủ những quy định
pháp luật mà nước sở tại đề ra đối với các hoạt động đầu tư của mình. Nếu nhà đầu
tư thực hiện không đúng theo yêu cầu của nước tiếp nhận đầu tư thì nước nhận đầu
tư có quyền đình chỉ hoạt động của đối tác thơng qua các quy định giữa hai bên.
Nhưng khác với nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA thì FDI khơng chịu
bất kỳ sự ràng buộc nào về chính trị giữa các nước tham gia và nước sở tại. Nó chỉ
đơn thuần là hoạt động bỏ vốn đầu tư và thu lợi nhuận của các nhà đầu tư. Thông
qua hoạt động kinh doanh của mình các nhà đầu tư thu lợi nhuận.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp nước ngồi là hình thức đầu tư bằng vốn của Chính
phủ hoặc doanh nghiệp, tư nhân nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản
lý, sử dụng, quyết định lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay nói cách khác họ tự đứng
ra thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngồi ra thì nhà đầu tư hoàn toàn chịu
trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn vốn hoạt
động của các nhà đầu tư ngồi vốn pháp định cịn bao hàm cả vốn vay trong quá
trình thực hiện đầu tư. Nó bao gồm cả việc di chuyển tài sản hữu hình và vơ hình
như máy móc, cơng nghệ, lao động, chất xám…

6



Thứ ba, tỷ lệ vốn góp sẽ quyết định quyền quản lý, lợi nhuận được hưởng và
chịu trách nhiệm khi dự án có rủi ro giữa các nhà đầu tư. Đồng thời, thông qua tỷ
lệ này ở một số lĩnh vực kinh doanh có thể giảm bớt được quyền hạn của nhà đầu
tư. Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - chính trị khác.
Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài thường tập chung vào những lĩnh vực có
tỷ suất lợi nhuận cao và có thời gian hoạt động tương đối dài vì mục tiêu của các
nhà đầu tư là lợi nhuận. Vì vậy các nhà đầu tư thường đầu tư vào những lĩnh vực
mới tại nước sở tại để tìm kiếm thị trường mới hoặc dựa vào những lợi thế về chi
phí rẻ của nước tiếp nhận đầu tư. Các nhà đầu tư thường là những người am hiểu
thị trường và nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Họ thường có tầm nhìn xa và có
kinh nghiệm trong quản lý…
Thứ năm, tồn tại hai chiều trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, nghĩa
là một nước có thể nhận đầu tư trực tiếp từ nước khác đồng thời cũng có thể đầu tư
sang nước khác. Nó khác với nguồn vốn viện trợ thường từ các nước phát triển
sang các nước đang phát triển, thì FDI cũng có thể từ nước phát triển sang nước
đang phát triển hoặc ngược lại từ nước đang phát triển sang các nước phát triển.
Bởi vì ở các nước có kinh tế phát triển cũng không thể giải quyết được hết các vấn
đề về kinh tế - xã hội. Có nhiều lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước không
muốn tham gia do tỷ suất lợi nhuận thấp, và nhiều vấn đề xã hội khác mà họ không
muốn tham gia (Nguyễn Thanh Huyền, 2014).
2.1.1.3. Các hình thức FDI tại Việt Nam
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là
hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh
phân chi lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế (Quốc
Hội, 2014). Hình thức này có đặc điểm:
-

Khơng ra đời một pháp nhân mới.


Cơ sở của hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong hợp đồng

nội dụng chính phản ánh trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên với nhau.
-

Thời hạn cần thiết của hợp đồng do các bên thoả thuận phù hợp với tính

chất mục tiêu kinh doanh và được cơ quan cấp giấy phép kinh doanh chuẩn.
Hợp đồng phải do đại diện của các bên có thẩm quyền kí. Trong q trình
hợp tác kinh doanh các bên giữ nguyên tư các pháp nhân của mình.

7


Doanh nghiệp liên doanh: Theo khoản 2 điều 2 Luật đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam quy định doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay
nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp
định kí giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ
nước ngồi hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước hợp tác với doanh nghiệp Việt
Nam hoặc các doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngồi trên cơ
sở hợp đồng liên doanh. Hình thức này có đặc điểm:
Thành lập pháp nhân mới hoạt động trên ngun tắc hạch tốn độc lập dưới
hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn. Các bên chịu trách nhiệm về phần vốn của
mình.
-

Phần góp vốn của bên hoặc các bên nước ngồi khơng hạn chế mức tối đa

nhưng tối thiểu không dưới 30% vốn pháp định và trong quá trình hoạt động
khơng giảm vốn pháp định.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của DN liên doanh là Hội đồng quản trị mà
thành viên của nó do mỗi bên chỉ định tương ứng với tỷ lệ góp vốn của các bên
nhưng ít nhất phải là hai người. Hội đồng quản trị có quyền quyết định những vấn
đề quan trọng trong hoạt động của DN theo nguyên tắc tập thể nhất trí.
-

Các bên tham gia liên doanh phân sẽ chia lợi nhuận và phân chia rủi ro theo

tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định hoặc theo thoả thuận giữa các bên.
Thời hạn hoạt động không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt được kéo
dài nhưng không quá 20 năm.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Pháp luật đầu tư Việt Nam hiện nay
không quy định cụ thể thế nào là DN có 100% vốn ĐTNN. Tuy nhiên, loại hình
này có thể định nghĩa như sau: DN 100% vốn nước ngoài là DN do nhà ĐTNN
thành lập hoặc là DN Việt Nam do nhà ĐTNN góp vốn, mua cổ phần, sát nhập
hoặc mua lại 100% vốn để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
(Mai Chuyên, 2017).
Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT): Hợp đồng Xây
dựng - Kinh doanh - Chuyển giao là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh cơng trình kết cấu hạ
tầng trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư chuyển giao khơng bồi
hồn cơng trình đó cho nhà nước Việt Nam (Công ty TNHH PL & Parters, 2017).

8


Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO): Là hình thức ký kết
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đẩu tư nước ngồi để xây dựng cơng
trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong cơng trình nhà đầu tư tiến hành
chuyển giao cho nước nhận đầu tư tồn bộ cơng trình. Chính phủ nước nhận đầu tư

sẽ chuyển giao quyền kinh doanh cơng trình này cho nhà đầu tư trong một thời
gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có được lợi nhuận hợp lý.
Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT): Hợp đồng BT là hình thức đầu tư
được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng cơng
trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao cơng trình đó
cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư được thực hiện
một dự án khác đề thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư
theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
2.1.1.4. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế
Bổ sung nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Đa số các quốc gia sử dụng
FDI là nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong giai đoạn
đầu của quá trình phát triển kinh tế này, các nước nghèo thường chủ yếu dựa vào
sản xuất nông nghiệp với công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, thu nhập thấp và tích
luỹ thấp. Để vượt lên có thể bắt đầu từ khâu tạo ra sản lượng và thu nhập ngày
càng tăng, muốn như vậy cần phải có vốn, đây là khó khăn nhất của nước nghèo.
Để có vốn các nước này chỉ tiến hành bằng con đường tích luỹ nội bộ, nhưng trong
xu hướng phát triển như hiện nay nếu chỉ trông chờ vào q trình tích luỹ nội bộ
thì khó tránh khỏi tụt hậu (Nguyễn Việt Hà, 2014).
Với Việt Nam đang trong q trình đẩy manh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nên nhu cầu về vốn của nền kinh tế quốc dân là rất lớn, FDI đã bổ sung phần nào
đáng kể nhu cầu đó. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, nguồn vốn FDI giữ một vai trò
quan trọng, thể hiện qua tổng nguồn vốn đầu tư phát triển của khu vực này ngày
càng tăng lên. Trong giai đoạn 2011-2015, khu vực FDI đóng góp trên 22% tổng
vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, dù vốn FDI là ngoại lực quan trọng cho quá
trình đầu tư phát triển nền kinh tế quốc dân, nhưng cần lưu ý nếu chúng ta sử dụng
khơng có hiệu quả sẽ tác động xấu đến quy hoạch, làm mất cân đối trong cơ cấu
đầu tư, cơ cấu vùng, có thể gây ơ nhiễm mơi trường và tiếp thu những công nghệ
lạc hậu (Tổng cục Thống kê, 2016).
Tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài là bước đi hiệu quả nhất cho các nước


9


phát triển, trong đó nguồn vốn FDI đóng vai trị quan trọng đối với tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Thực chất của việc làm này là tận dụng điều kiện khách quan
thuận lợi mà thế giới đã tạo ra “đi tắt, đón đầu”, thay vì phải mất thời gian để tích
luỹ. Vốn đầu tư nói chung là yếu tố có tính quyết định đối với tăng trưởng kinh tế
của một quốc gia.
Mặt khác, tìm kiếm lĩnh vực và địa bàn đầu tư có khả năng thu lợi nhuận cao
là bản chất của nhà ĐTNN. Do các nhà ĐTNN lựa chọn những ngành sản xuất,
những địa bàn thuận lợi để đầu tư, nên Chính phủ cần phải dành một số vốn đầu tư
từ ngân sách Nhà nước tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào những
vùng đặc biệt khó khăn, những ngành trọng điểm, những lĩnh vực thấy khơng nên
có yếu tố nước ngồi.... nhằm tạo nên sự phát triển cân đối trong đầu
tư. Vì vậy, FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội do tích
lũy nội bộ thấp, cản trở đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học kỹ
thuật thế giới phát triển mạnh mẽ; là nguồn vốn bổ sung quan trọng tạo ra năng lực
sản xuất mới cho nền kinh tế và tiến tới phát triển bền vững. Mặc dù vốn FDI
thường chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng vốn đầu tư trong nước nhưng điều
đáng chú ý là vốn FDI cho phép tạo ra các ngành mới hoàn toàn hoặc thúc đẩy
phát triển của một số ngành quan trọng đối với quá trình hội nhập và CNH, HĐH
đất nước.
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, xuất khẩu tại chỗ: FDI thúc đẩy hoạt động
thương mại, tạo hành lang cho hoạt động xuất, nhập khẩu và tiếp cận với thị
trường thế giới. Thông qua FDI, hoạt động xuất, nhập khẩu của đất nước được kích
hoạt, trở lên hết sức sôi động. Khởi đầu là những ngành cơng nghiệp khai khống,
tiếp đến là các sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp cần đến nhiều lao động như
dệt may, cơng nghiệp chế biến và sau đó là các sản phẩm có hàm lượng tư bản cao
như sản phẩm điện, điện tử, cơ khí….
Xuất nhập khẩu có mối quan hệ mật thiết với tăng trưởng và phát triển kinh

tế. Xuất nhập khẩu tăng hay giảm sẽ tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh
tế, khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định là điều kiện tốt nhất thúc đẩy lĩnh vực ngoại
thương phát triển. Xuất khẩu cho phép chúng ta khai thác tối đa lợi thế so sánh,
hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, năng suất cao nhờ chun mơn hố sản xuất... Nhập
khẩu bổ sung được hàng hoá, dịch vụ khan hiếm đặc biệt là thiết bị máy móc phục
vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

10


Mặt khác, xuất nhập khẩu còn thúc đẩy trao đổi thơng tin, dịch vụ, tìm kiếm
thị trường cho các DN nội địa. Vốn FDI vào các nước đang phát triển chủ yếu tập
trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, nhờ xuất khẩu mà nước chủ nhà khai thác
có hiệu quả hơn các nguồn lực trong nước. Do đó, khuyến khích ĐTNN hướng vào
xuất khẩu thường là ưu tiên hàng đầu trong chính sách thu hút FDI của nước chủ
nhà. Dịng vốn FDI thường đi kèm là máy móc, thiết bị và công nghệ do vậy mà
thúc đẩy nhập khẩu. Ngồi ra, nhập khẩu cịn bổ sung nguồn ngun liệu thiết hụt
phục vụ cho sản xuất trong nước.
Những năm qua, hàng hóa xuất khẩu của khu vực DN FDI đã “biến” bạn
hàng của họ thành bạn hàng của Việt Nam, quảng bá thương hiệu quốc gia, trở
thành “cầu nối”, là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành
hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, những trung tâm kinh tế, kỹ thuật,
công nghệ lớn trên thế giới, từng bước nâng cao thế và lực của nước ta trong bối
cảnh tồn cầu hóa (Nguyễn Việt Hà, 2014).
Thực tế ở Việt Nam đã chứng minh điều này, trước năm 1987 (năm có Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam rất nhỏ bé và
đơn điệu về chủng loại hàng hóa, hầu hết là sản phẩm thơ, chưa qua sơ chế hoặc
mức độ chế biến thấp. Ngồi dầu thơ và gạo, khơng có mặt hàng xuất khẩu nào
vượt q 100 triệu USD/năm. Khi các DN FDI tại Việt Nam đi vào giai đoạn phát
triển, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực này đã góp phần vào tăng trưởng

xuất khẩu chung của cả nước. Từ năm 1991 đến 1995 xuất khẩu của khu vực FDI
đạt trên 1,12 tỷ USD, đến giai đoạn 1996-2000 đạt trên 10,6 tỷ USD, tăng hơn 8
lần so với 5 năm trước và chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong giai
đoạn 2011-2015, cũng không ngừng tăng lên, năm 2015 đạt gần 80 tỷ USD và
67,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhờ xuất khẩu từ khu vực FDI, cán cân
thương mại không những được cải thiện, mà còn tạo ra xuất siêu trong vài năm gần
đây (Tổng cục Thống kê, 2016).
Tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp: Các công ty trong nước thường
nắm giữ nguồn nguyên liệu, hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho các cơng ty nước
ngồi trong lĩnh vực công nghiệp; các ngành công nghiệp nào cũng cần các ngành
công nghiệp phụ trợ, các ngành công nghiệp phụ trợ này phải do các công ty trong
nước đảm nhiệm; FDI thường tập trung vào các KCN nên xu hướng các DN trong
KCN liên kết với nhau nhằm giảm chi phí đầu vào.

11


×