Tải bản đầy đủ (.docx) (141 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện yên khánh, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.59 KB, 141 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM XUÂN THÁI

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN Ở HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi.

Hà Nội, ngày
Tác giả luận văn



Phạm Xuân Thái

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ tận tình, sự đóng góp q báu của nhiều cá nhân và tập thể.

Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong bộ
mơn Kinh tế nơng nghiệp và Chính sách, khoa Kinh tế & phát triển nông thôn,
Ban quản lý đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Đỗ Kim Chung đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan huyện Yên Khánh,
UBND các xã, thị trấn, các chủ đầu tư dự án đã tạo điều kiện giúp đỡ,
cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã
động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày
Tác giả luận văn

Phạm Xuân Thái

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn............................................................................................................................... ii
Mục lục..................................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................... vi
Danh mục bảng.................................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ................................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn……………………………………………………………………….x

Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................ 2
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................... 2

1.4.

Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 3


1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 3
1.4.2. Đối tượng thu thập số liệu................................................................................. 3
1.5.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 3

1.5.1. Phạm vi về nội dung............................................................................................. 3
1.5.2. Phạm vi về khơng gian và thời gian.............................................................. 3
1.6.

Đóng góp mới của luận văn.............................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
....................................................................................................................................................... 5

2.1.

Cơ sở lí luận............................................................................................................. 5

2.1.1. Khái niệm dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư................................... 5
2.1.2. Vai trò nghiên cứu quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản...............9
2.1.3.

Đặc điểm của quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân

sách nhà nước...................................................................................................... 10
2.1.4. Nội dung quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản........................11
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
sử dụng vốn ngân sách nhà nước.............................................................. 21
2.2.


Cơ sở thực tiễn..................................................................................................... 22

iii


2.2.1.

Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở một số nước trên thế

giới............................................................................................................................. 22
2.2.2. Kinh nghiệm về công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
các huyện, thành phố ở Việt Nam................................................................ 24
2.2.3. Bài học và kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá
trình nghiên cứu vận dụng vào quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ

bản ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.................................................. 29
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 30
3.1.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu................................................................ 30

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................ 30
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Yên Khánh............................................ 32
3.2

Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 39

3.2.1


Khung phân tích................................................................................................... 39

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu........................................................ 41
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................... 41
3.2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu........................................................ 43
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích............................................................................. 44
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................ 46
4.1.

Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn

ngân sách nhà nước tại huyện Yên Khánh............................................. 47
4.1.1. Quản lý lập và thẩm định dự án.................................................................... 47
4.1.2. Quản lý lập kế hoạch thực hiện dự án....................................................... 49
4.1.3. Quản lý công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu................................. 55
4.1.4. Quản lý cơng tác giải ngân thanh tốn, quyết tốn............................. 58
4.1.5

Quản lý cơng tác giám sát, kiểm tra tiến độ công việc và phát hiện rủi ro
64

4.1.6

Kết quả đầu tư....................................................................................................... 70

4.2.

Ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý các dự án xây dựng đầu tư xây

dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại huyện Yên Khánh. 73


4.2.1. Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý dự án......................................... 73
4.2.2. Yếu tố liên quan đến chủ đầu tư................................................................... 73
4.2.3. Yếu tố liên quan đến đơn vị tư vấn và nhà thầu.................................... 74
4.2.4. Sự phối kết hợp của chính quyền địa phương...................................... 74

iv


4.2.5. Cơ chế, chính sách về quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
75

4.3.

Một số giải pháp quản lý các dự án xây dựng đầu tư xây dựng cơ bản

sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở huyện Yên Khánh...................75
4.3.1. Nâng cao chất lượng lập, tư vấn lập dự án............................................. 75
4.3.2. Nâng cao chất lượng thẩm định phê duyệt dự án................................ 76
4.3.3. Chấn chỉnh đổi mới công tác đấu thầu...................................................... 78
4.3.4. Hồn thiện cơng tác giải ngân, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư và
chống thất thoát vốn NN trong đầu tư xây dựng cơ bản..................79
4.3.5. Hoàn thiện quản lý tiến độ thực hiện các dự án................................... 84
4.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả đầu tư
85

4.3.7. Đổi mới và nâng cao trình độ, năng lực cho các chủ đầu tư và cán bộ
quản lý dự án......................................................................................................... 87
4.3.8. Tăng cường vai trò của các cơ quan nhà nước trong quản lý các dự
án đầu tư xây dựng cơ bản............................................................................ 89

Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................ 90
5.1.

Kết luận..................................................................................................................... 90

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 90

Tài liệu tham khảo............................................................................................................... 92
Phụ lục..................................................................................................................................... 94

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCKTKT

Báo cáo kinh tế kỹ thuật

DA

Dự án

DK


Dự kiến

DTĐD

Doanh thu được duyệt

GTSX

Giá trị sản xuất

GTNT

Giá trị nghiệm thu

HĐND

Hội đồng nhân dân

KH

Kế hoạch

KTXH

Kinh tế xã hội

KT-HT

Kinh tế - Hạ tầng


KH

Kế hoạch

KBNN

Kho bạc Nhà nước

NSNN

Ngân sách Nhà nước

PD

Phê duyệt

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

QLDA

Quản lý dự án

TH

Thực hiện

TW


Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

VĐT

Vốn đầu tư

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng

2015)......................
Bảng 3.2.

Tình hình dân số củ

Bảng 3.3.


Tình hình phân bố

năm (2013-2015) ..
Bảng 3.4.

Cơ sở hạ tầng của h

Bảng 3.5.

Giá trị sản xuất và c

Bảng 3.6.

Nội dung, nguồn cun

Bảng 4.1.

Kết quả thẩm định

giai đoạn 2013-201
Bảng 4.2.

Kết quả thẩm định

theo lĩnh vực giai đ
Bảng 4.3.

Đánh giá của Nhà
dự án đầu tư, thiết


Bảng 4.4a. Kế hoạch thực hiện cơng trình Xây dựng đường giao thơng liên xã từ

ngà ba Khánh Cườn
Bảng 4.4b. Kế hoạch thực hiện công trình đường cứu hộ, cứu nạn liên xã kết hợp
giao thông vùng

Khánh ...................
Bảng 4.5. Thực trạng tổ chức thực hiện một số dự án đầu tư XDCB ở huyện

Yên Khánh năm 20
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu dự án đầu tư XDCB năm 2013-

2015 huyện Yên Kh
Bảng 4.7. Đánh giá của Nhà thầu xây dựng và Cơ quan quản lý đầu tư về công

tác quản lý đấu thầu
Bảng 4.8. Kết quả thanh toán vốn XDCB theo ngành, lĩnh vực tính đến hết năm

2015.......................
Bảng 4.9.

Thanh tốn vốn XD

vii


Bảng 4.10. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về tính kịp thời của cơng tác tạm ứng
và thanh toán vốn đầu tư XDCB ................................................................
Bảng 4.11. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời của đại diện chủ đầu tư và nhà thầu về
những khó khăn trong cơng tác tạm ứng và thanh tốn vốn ........................

Bảng 4.12. Kết quả thẩm tra và phê duyệt quyết toán từ năm 2013 đến tháng
12/2015 thuộc ngân sách huyện cân đối .....................................................
Bảng 4.13. Phát hiện vi phạm sau kiểm tra, kiểm soát vật tư, vật liệu và thiết bị
của nhà thầu đưa vào thi công XDCT từ năm 2013 – 2015 .........................
Bảng 4.14. Nguyên nhân chậm tiến độ của một số dự án đã thực hiện tại huyện ..............
Bảng 4.15. Nghiệm thu một số dự án tại huyện Yên Khánh trong giai đoạn 2013
- 2015........................................................................................................
Bảng 4.16. Các dự án được hoàn thành và đưa vào sử dụng ........................................
Bảng 4.17. Số liệu các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2013 - 2015 ................
Bảng 4.18. Số liệu điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơ bản ở huyện Yên Khánh...............................................................

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Bản đồ 3.1. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Yên Khánh,

tỉnh Ninh Bình

31

Sơ đồ 3.1. Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.................................... 40
Sơ đồ 4.1. Quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản................51

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Phạm Xuân Thái

2. Tên luận văn: “Giải pháp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở
huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”

3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là lĩnh vực quan trọng, giữ vai trò chủ yếu trong
việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Hàng năm, huyện Yên Khánh dành một tỷ lệ lớn nguồn vốn chi cho các dự án
đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của nhiều địa phương
trong cả nước chất lượng hoạt động quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện còn hạn chế dẫn đến thất thốt, lãng phí. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên
thì việc nâng cao chất lượng quản lý các dự án đầu tư XDCB là nhiệm vụ quan trọng
trong giai đoạn hiện nay. Trong nghiên cứu này, đề tài tập trung phân tích, đánh giá
thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở
huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý dự án đầu tư XDCB ở huyện Yên Khánh trong thời gian tới. Tương ứng với đó là các
mục tiêu cụ thể, bao gồm: (1) Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận và
thực tiễn về quản lý dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyện; (2) Đánh giá thực trạng và
phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư XDCB tại huyện Yên Khánh; và (3)
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư XDCB tại huyện Yên
Khanh trong thời gian tới.
Trong nghiên cứu này sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa
ra các phân tích, nhận định về quản lý các dự án đầu tư XDCB ở huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình. Trong đó, số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn các cơng trình nghiên
cứu khoa học, những báo cáo, văn bản pháp luật của Nhà nước cũng như của tỉnh Ninh
Bình về quản lý dự án đầu tư XDCB. Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra 6 mẫu đại
diện đối tượng hưởng lợi; 40 mẫu đại diện các nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát; 23

mẫu đại diện các chủ đầu tư dự án; và 21 mẫu đại diện các cơ quan quản lý đầu tư trên
địa bàn huyện Yên Khánh. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích truyền
thống trong phân tích kinh tế như: Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh để
phân tích, đánh giá thực trạng cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
các dự án đầu tư XDCB ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

x


Qua đánh giá thực trạng quản lý các dự án đầu tư XDCB ở huyện Yên Khánh,
tỉnh Ninh Bình cho thấy tuy đã có rất nhiều quy định, hướng dẫn cụ thể về quản lý các
dự án đầu tư XDCB. Nhưng công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyện
vẫn còn yếu kém dẫn đến thất thốt, lãng phí và tiêu cực. Sự yếu kém này không chỉ
xảy ra ở một khâu nào trong quá trình quản lý mà xảy ra ở tất cả các khâu.
Nghiên cứu chỉ ra rằng có những yếu tố sau ảnh hướng đến công tác quản lý
các dự án đầu tư XDCB ở huyện Yên Khánh, tỉnh Nình Bình: Một là, năng lực, trình độ
của cán bộ quản lý dự án; Hai là, Trách nhiệm của chủ đầu tư; Ba là, năng lực của các
đơn vị tư vấn lập dự án và nhà thầu; Bốn là, sự phối kết hợp của chính quyền địa
phương nơi phát sinh dự án; Năm là, cơ chế, chính sách về quản lý các dự án đầu tư
XDCB. Từ kết quả trên, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý các dự án đầu tư XDCB ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, cụ thể là: Nâng cao
chất lượng lập, tư vấn lập dự án; Nâng cao chất lượng thẩm định phêt duyệt dự án;
Chấn chỉnh đổi mới công tác đấu thầu; Hồn thiện cơng tác giải ngân, thanh toán, quyết
toán vốn đầu tư và chống thất thoát vốn NN trong đầu tư XDCB; Hoàn thiện quản lý tiến
độ thực hiện các dự án; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả đầu
tư; Đổi mới và nâng cao trình độ, năng lực cho các chủ đầu tư và cán bộ quản lý dự án;
Tăng cường vai trò của các cơ quan NN trong quản lý các dự án đầu tư XDCB.

xi



THESIS ABSTRACT
1. Name of author: Pham Xuan Thai
2. Name of thesis: "Solutions to the management of capital construction
investment projects in Yen Khanh district, Ninh Binh province"

3. Major : Economic Management

Code: 60.34.04.10

4. Training Institution: Vietnam National University of Agriculture
Capital construction investment (CC) is an important area plays a key role in building
material and technical foundations and implementing industrialization and modernization of
the country. Every year, Yen Khanh district spends a large proportion of capital expenditure
on capital construction projects. However, as well as the general situation of many localities
in the country, the quality of management of capital construction projects in the district is
limited, which leads to loss and waste. Therefore, to overcome the above situation,
improving the quality of management of CC investment projects is an important task in the
current period. In this research, the topic focuses on analyzing and assessing the situations
and factors affecting the management of CC investment projects in Yen Khanh district, Ninh
Binh province in order to propose solutions to improve the efficiency of management of CC
investment projects in Yen Khanh district in the coming time. Corresponding to these are the
specific objectives, including: (1) contributing to the systematization of some basic
theoretical and practical issues on management of CC investment projects in the district; (2)
and assessing the situations and factors affecting the management of CC investment
projects in Yen Khanh district; and (3) proposing solutions to improve the efficiency of
management of CC investment projects in Yen Khanh district in the coming time.

In this research, the primary and secondary data are used flexibly to bring
analysis and assessment of management of CC investment projects in Yen Khanh

District, Ninh Binh province. In particular, secondary data was collected from
sources of scientific research, reports and legal documents of the State as well as
Ninh Binh province on the management of CCI projects. Primary data was collected
from 6 samples of the beneficiaries; 40 samples of the contractors and monitoring
consultants; 23 samples of the project investors; and 21 samples of the Yen Khanh
investment management agencies. The traditional methods are used in economic
analysis such as statistical methods, comparative methods for analyzing and
assessing the situation as well as the factors affecting the management of CC
investment projects in Yen Khanh district, Ninh Binh province.

xii


The assessment of the current situation of management of CC
investment projects in Yen Khanh district, Ninh Binh province shows that there
are many regulations and guidelines on management of CC investment projects
but the management of CC investment projects in the district is still weak,
which caused loss, waste and negativeness. This weakness not only occurs at
one stage of the management process, but also at all stages.
Research shows that the following factors affect the management of CC
investment projects in Yen Khanh district, Binh Dinh province: First is capacity and
qualifications of project managers; Second is the responsibility of the investor; Third is
the capacity of the project consultants and contractors; Fourth is the coordination of
the local government where the project originated; Fifth is mechanisms and policies on
management of CC investment projects. As the above results, the research proposes
some solutions to improve the efficiency of management of CC investment projects in
Yen Khanh district , Ninh Binh province, in particular: Improving the quality of project
planning ; Improving the quality of appraisal and approval of projects; Reorganizing the
bids; Completing disbursement, payment, settlement of investment capital and
prevention from losses of State capital in CC investment project; Completing

management of project progress ; Intensifying the inspection, supervision and
evaluation of investment results; Renovating and improving qualifications and capacity
of project owners and managers; Intensifying the role of State agencies in the
management of CC investment projects.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là lĩnh vực quan trọng, giữ vai trò chủ
yếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, ngân sách nhà nước (NSNN) dành một tỷ lệ
lớn chi cho đầu tư XDCB. Tuy nhiên, trong thực tế việc quản lý các dự án đầu
tư XDCB vẫn đang xảy ra hiện tượng thất thốt, lãng phí, tiêu cực.

Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là
do những hạn chế ở vấn đề quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, thể hiện ở các
khâu: từ khâu quy hoạch, kế hoạch, duyệt chủ trương đầu tư, chuẩn bị và
thẩm định phê duyệt, thực hiện dự án đến khâu thanh quyết toán.
Trong những năm qua, nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho
lĩnh vực xây dựng cơ bản ngày một lớn, năm sau ln cao hơn năm trước.
Do đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơng trình dân dụng, cơng trình giao thơng
và các dự án phát triển kinh tế xã hội ngày một phát triển mạnh mẽ, bộ mặt
của đất nước và đời sống của nhân dân được thay đối rõ rệt.
Yên Khánh là một trong 8 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Ninh Bình,
trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của tỉnh, huyện Yên Khánh
đã luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân
(HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh trên tất cả các mặt, các lĩnh vực.
Huyện Yên Khánh đã đặt ra nhiều các chỉ tiêu, nhiều chương trình, đề án để

thúc đẩy kinh tế trong đó trọng tâm là đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng; do đó đặt ra rất nhiều các yêu cầu phải tập trung nguồn lực để đầu tư,
hoàn thiện kết cấu hạ tầng của huyện, đặc biệt là trong lĩnh vực hạ tầng giao
thông, hạ tầng thủy lợi, hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa...
Bên cạnh những kết quả đã đạt được như tạo sự chuyển biến về cơ sở
vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, cải thiện
văn minh đơ thị, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh... thì cơng tác
quản lý và triển khai thực hiện các dự án trong những năm qua còn nhiều hạn
chế và yếu kém, dẫn đến thất thốt, lãng phí nguồn vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư
kém, làm giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế... Kết quả, thực trạng thất thốt,
lãng phí và tiêu cực trong đầu tư xây dựng cơ bản ngày một tăng.

1


Mặc dù chưa có thống kê số liệu chính xác về thất thốt, lãng phí trong
đầu tư xây dựng cơ bản là bao nhiêu (10, 20 hay 30%) nhưng thất thốt,
lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản là
có thực và nó xảy ra ở tất cả các giai đoạn triển khai thực hiện đầu tư, từ
chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, cấp phát vốn đầu tư,
đến khâu nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng và quyết tốn vốn đầu tư.
Đó là kết quả của những hiện tượng tiêu cực và quản lý nhà nước yếu kém
trong công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển.
Với những lý do trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp quản
lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình"
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tình hình quản lý các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn

huyện Yên Khánh, tìm ra những tồn tại và nguyên nhân của nó, từ đó đề ra một
số giải pháp quản lý dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Yên Khánh.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận và thực

tiễn về quản lý dự án đầu tư XDCB.
- Đánh giá thực trạng và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quản lý

dự án đầu tư XDCB tại huyện Yên Khánh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án đầu

tư XDCB tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa

bàn huyện Yên Khánh như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây

dựng cơ bản trên địa bàn huyện Yên Khánh?
- Cần có những giải pháp gì để tăng cường quản lý dự án đầu tư

xây dựng có bản trên địa bàn huyện Yên Khánh?

2


1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư XDCB

- Một số dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn

huyện Yên Khánh.
- Các hoạt động quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

trên địa bàn huyện Yên Khánh.
1.4.2. Đối tượng khảo sát
- Ban quản lý dự án đầu tư XDCB huyện Yên Khánh.
- Các phòng ban liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cơ bản như: Tài chính

– Kế hoạch; Kinh tế - Hạ tầng...
- Nhà thầu, chính quyền địa phương sở tại phát sinh cơng trình.
- Đối tượng khác có liên quan đến quản lý các dự án đầu tư XDCB.

1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phạm vi về nội dung
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào nội dung quản lý các dự án đầu
tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN tại huyện Yên Khánh (Cơ sở lý
luận và thực tiễn; Thực trạng quản lý các dự án XDCB sử dụng vốn
NSNN; Phân Tích các Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các dự án XDCB sử
dụng vốn NSNN; Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý các dự án xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN trên địa bàn huyện).

1.5.2. Phạm vi về không gian và thời gian
Trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Số liệu thu thập phân tích trong năm 2013, 2014, 2015 và điều tra 2016.

1.6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Thứ nhất: Luận văn hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận và
thực tiễn về quản lý dự án đầu tư XDCB; Nghiên cứu và vận dụng

những bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới và Việt Nam
vào quản lý dự án đầu tư XDCB ở huyện Yên Khánh.

3


Thứ hai: Đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư XDCB ở huyện Yên
Khánh; Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư XDCB ở
huyện Yên Khánh; Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý dự án đầu tư XDCB ở huyện Yên Khánh. Đây là thông tin quan trọng giúp
các nhà quản lý trong việc quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Khái niệm dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư
2.1.1.1. Dự án đầu tư
a. Khái niệm dự án đầu tư
Có thể xem xét dự án đầu tư từ nhiều góc độ khác nhau:
- Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là tập hồ sơ tài liệu trình bày

một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế
hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục
tiêu nhất định trong tương lai (Đặng Văn Dựa, 2009).
Khái niệm dự án đầu tư được trình bày trong Nghị định 52/1999/NĐCP về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản: Dự án đầu tư là tập
hợp các đề xuất có liên quan tới việc bỏ vốn để tạo vốn, mở rộng hoặc
cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng

về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm
hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định (Chính Phủ, 1999).
- Từ quan điểm quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý

việc sử dụng vốn, vật tư lao động để tạo ra kết quả tài chính, kinh tế
xã hội trong một thời gian dài (Đặng Văn Dựa, 2009);
- Theo Luật Đầu tư công, Dự án đầu tư công là dự án sử dụng

toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư cơng (Quốc hội, 2014).
- Từ điểm nhìn phân cơng lao động xã hội: Dự án đầu tư thể hiện sự phân
cơng, bố trí lực lượng xã hội nhằm giải quyết các chủ thể kinh tế khác nhau trong
nền kinh tế trên cơ sở khai thác các yếu tố tự nhiên (Đặng Văn Dựa, 2009);

- Từ điểm nhìn kế hoạch hóa: Dự án đầu tư là kế hoạch chi tiết để thực
hiện chương trình dự án đầu tư nhằm phát triển kinh tế xã hội làm cơ sở
cho việc ra quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư (Đặng Văn Dựa, 2009).
Như vậy, một cách chung nhất có thể đưa ra khái niệm: Dự án đầu tư được
hiểu là một ý đồ tiến hành một công việc đầu tư cụ thể nhằm đạt được mục tiêu xác
định trong điều kiện nguồn lực nhất định và khoảng thời gian nhất định.

5


b. Phân loại dự án đầu tư
Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư tuỳ theo mục đích và
phạm vi xem xét. Ở đây chỉ nêu cách phân loại liên quan tới yêu cầu
công tác lập, thẩm định và quản lý dự án đầu tư trong hệ thống văn
bản pháp quy, các tài liệu quản lý hiện hành:
- Phân loại dự án đầu tư theo nguồn vốn huy động:
+ Dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

+ Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín

dụng đầu tư phát triển của nhà nước;
+ Dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư phát triển của Doanh nghiệp

Nhà nước;
+ Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân và vốn hỗn hợp.
- Phân loại theo quy mơ và tính chất:
+ Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ

trương cho phép đầu tư (Chính phủ, 2009);
+ Các dự án cịn lại được phân thành 3 nhóm A, B và C theo

quy định của pháp luật theo từng thời kỳ (hiện nay theo quy định tại
Phụ lục I Nghị định số 12/2009/NĐ-CP) (Chính phủ, 2009).
c. Đầu tư xây dựng cơ bản
• Khái niệm
- Đầu tư xây dựng cơ bản là những hoạt động với chức năng tạo ra tài
sản cố định cho nên kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng,
hiện đại hóa hoặc khôi phục các tài sản cố định (Thịnh Văn Vinh, 2012).

• Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản
- Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển
thường rất lớn. Điều này địi hỏi phải có giải pháp tạo vốn & huy động vốn hợp lý;
xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn; quản lý chặt chẽ
tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư; thực hiện đầu tư có trọng tâm,
trọng điểm. Ngồi ra, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng & đãi ngộ cần tuân thủ
một kế hoạch định trước, đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ
đầu tư; hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự
án” như: bố trí lại lao động, giải quyết lao động dơi dư…


6


- Thời kỳ đầu tư kéo dài. Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải tiến hành
phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hồn thành dứt điểm
từng hạng mục cơng trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc
phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài. Nhà quản lý cần

xây dựng cơ chế & dự báo khoa học ở cả cấp vĩ mô & vi mô về nhu cầu
thị trường sản phẩm đầu tư tương lai, dự kiến khả năng cung ứng từng
năm & tồn bộ vịng đời dự án. Đồng thời, quản lý tốt q trình vận
hành, nhanh chóng đưa các thành quả đầu tư vào sử dụng, hoạt động
tối đa công suất để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh hao mịn vơ hình.
Ngồi ra, cần chú ý đúng mức đến yếu tố độ trễ thời gian trong đầu tư.
- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các cơng trình
đầu tư xây dựng thì thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo
dựng lên, do đó, q trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các
kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã
hội vung… Để thành quả đầu tư phát huy hiệu quả, cần có các chủ trương
đầu tư và quyết định đầu tư đúng đắn; lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý…
- Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Vì vậy, nhà quản lý cũng cần chú ý đến
các vấn đề rủi ro trong dự án, phải tiến hành Nhận diện rủi ro, Đánh giá mức độ rủi
ro & Xây dựng các biện pháp phòng – chống rủi ro (Thịnh Văn Vinh, 2012).

2.1.1.2. Quản lý dự án đầu tư
a. Khái niệm quản lý dự án đầu tư
Theo Đặng Văn Dựa (2009), quản lý dự án đầu tư có thể được hiểu như sau:


- Quản lý dự án là hoạt động quản lý của quá trình hình thành

triển khai và kết thúc dự án trong một môi trường hoạt động nhất
định với không gian và thời gian xác định;
- Quản lý dự án là tổng thể những tác động có hướng đích của chủ thể
quản lý tới q trình hình thành, thực hiện hoạt động của dự án nhằm đạt
được mục tiêu của dự án trong những điều kiện và môi trường biến động;
- Quản lý dự án là quá trình quản lý thực hiện các chức năng: Lập kế hoạch,
tổ chức, điều hành và kiểm tra nhằm bảo đảm các phương diện của dự án.

b. Các chức năng cơ bản của quản lý dự án đầu tư

7


Quản lý dự án có 3 chức năng cơ bản sau đây (Đặng Văn Dựa, 2009):

Thứ nhất, Chức năng kế hoạch được tiến hành ở giai đoạn
nghiên cứu và lập dự án.
+ Xác định mục đích và mục tiêu của dự án.
+ Xác định phạm vi nghiên cứu của dự án.
+ Xác định thời gian hồn thành từng cơng việc và toàn bộ dự án.
+ Xác định các nguồn lực cần thiết để hồn thành các cơng việc của dự án.
+ Xác định yêu cầu và kinh phí đầu tư cho dự án.

+ Lập lịch trình thực hiện cơng việc và lịch trình cấp kinh phí
cho các hoạt động của dự án.
Thứ hai, Chức năng tổ chức.
+ Thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý dự án, lựa chọn một trong 3 hình thức tổ
chức quản lý dự án: Cơ cấu chức năng, cơ cấu theo dự án và cơ cấu ma trận.


+ Xác định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những đơn

vị và cá nhân tham gia quản lý dự án.
+ Lựa chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ quản lý dự án.
+ Lựa chọn những đơn vị tham gia thực hiện dự án.
- Chức năng điều hành được thực hiện trong giai đoạn thực hiện

và vận hành dự án:
+ Phối hợp các bộ phận tham gia thực hiện dự án.
+ Khuyến khích, động viên những tổ chức và cá nhân tham gia dự án.
+ Thiết lập các mối quan hệ với môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho dự án.

+ Thu thập thông tin, đề ra các quyết định giải pháp kịp thời

những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án.

+ Kiểm tra là quá trình đo lường khuyết điểm và sai lầm để sửa

chữa, ngăn ngừa hậu quả có thể có của dự án.
+ Xác định các sai sót, sai lệch, các ách tác trong quá trình xây

dựng, thực hiện và vận hành dự án.
+ Xử lý các sai lệch, các sai sót, các ách tắc đã được phát hiện.

8


+ Chức năng kiểm tra có vai trị quan trọng trong quá trình quản lý dự án, kể
cả giai đoạn phân tích lập dự án, giai đoạn thực hiện và giai đoạn vận hành dự án.


2.1.2. Vai trò nghiên cứu quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Mỗi dự án được xây dựng nhằm thực hiện những mục tiêu xác định
trong khuôn khổ nguồn lực cho trước. Để thực hiện dự án cần có sự phối
hợp hoạt động của rất nhiều các đối tượng có liên quan đến dự án như Chủ
đầu tư, nhà thầu, tư vấn, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.
Các kết quả của dự án có thể có được nếu tất cả các cơng việc của dự
án lần lượt được hồn thành. Tuy nhiên, vì tất cả các hoạt động của dự án
đều có liên quan đến nhau và có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, nên nếu từng
công việc được thực hiện một cách độc lập sẽ cần rất nhiều thời gian và chi
phí để trao đổi thơng tin giữa các đơn vị thực hiện. Một số công việc chỉ có
thể được thực hiện khi một số cơng việc khác bắt buộc phải hồn thành
trước nó và phải hồn thành trong khn khổ chất lượng cho phép. Do đó,
việc thực hiện dự án theo cách này khơng thể kiểm sốt nổi tiến độ dự án,
cũng như khó có thể đảm bảo các điều kiện về chi phí và chất lượng.

Như vậy, mọi dự án đều cần có sự phối hợp hoạt động của tất cả
các đối tượng liên quan đến dự án một cách hợp lý. Cơ chế phối hợp
đó chính là q trình quản lý dự án, dự án càng phức tạp và có quy
mơ càng lớn thì càng cần được tổ chức quản lý một cách khoa học.
Nói cách khác, cơng tác QLDA chính là việc áp dụng các phương pháp,
công cụ khác nhau, trong sự phù hợp với các quy định, các văn bản pháp lý
của Nhà nước có liên quan đến dự án để phối hợp hoạt động giữa các đối
tượng hữu quan của dự án, nhằm đạt được mục tiêu hoàn thành dự án với chất
lượng cao nhất, trong thời gian nhanh nhất và với chi phí thấp nhất có thể.

Cơng tác QLDA hợp lý và khoa học sẽ giúp chủ đầu tư đạt được
các mục tiêu đã định của dự án với hao tổn nguồn lực ít hơn dự kiến, có
thể là trong thời gian ngắn hơn với chi phí thấp hơn, từ đó làm tăng hiệu
quả đầu tư vốn của xã hội; hoặc là, cùng các điều kiện về thời gian, chi

phí nhân lực đã giới hạn, công tác quản lý tốt cho phép nâng cao chất
lượng dự án. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các dự án
đầu tư xây dựng có quy mơ lớn khi mà chất lượng các cơng trình xây
dựng khơng đảm bảo có thể gây ra những tổn thất lớn cho xã hội.

9


Ngược lại, nếu công tác QLDA được thực hiện thiếu khoa học, dự án có
thể phải tốn nhiều nguồn lực hơn để hồn thành hoặc hồn thành với chất
lượng khơng đảm bảo, gây nhiều thất thốt lãng phí cho xã hội và có thể để lại
những hậu quả nghiêm trọng, nhất là với các dự án xây dựng cơng trình công
cộng quy mô lớn được thực hiện bởi nguồn vốn của Nhà nước.
Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả cơng tác QLDA luôn luôn là nhiệm vụ
quan trọng của mọi đối tượng liên quan đến dự án. Những biện pháp cải tiến
cơng tác tổ chức QLDA, hồn thiện các cơng cụ hỗ trợ quá trình QLDA,… từ lâu
đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà quản lý tâm huyết.
Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu
vực hóa, tồn cầu hóa trong mọi lĩnh vực và cả trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
công tác QLDA đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp, phải có sự phối
hợp chặt chẽ của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác liên quan. Do đó, cơng
tác QLDA đầu tư xây dựng địi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng và mang tính
chun nghiệp mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các cơng trình xây dựng
ở nước ta trong thời gian tới (Bùi Trung Phong, 2016).

2.1.3. Đặc điểm của quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng
vốn ngân sách nhà nước
Việc đầu tư xây dựng cơng trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an
toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật.


Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước kể cả các dự
án thành phần, Nhà nước quản lý tồn bộ q trình đầu tư xây dựng từ
việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết
kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm
thu, bàn giao và đưa cơng trình vào khai thác sứ dụng. Người quyết định
đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án.
Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước không
phải vốn của tư nhân do vậy rất khó để quản lý sử dụng, dễ xảy ra thất thốt, lãng
phí, tham nhũng. Ở đây quyền sở hữu về vốn không trùng hợp với quyền sử dụng
và quản lý vì thế trách nhiệm quản lý vốn khơng cao. Động lực cá nhân đối với việc
sử dụng hiệu quả đồng vốn không rõ ràng, mạnh mẽ như nguồn vốn tư nhân

10


Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà
nước thường nhằm vào lĩnh vực ít được thương mại hóa, khơng thu hồi
vốn ngay, ít có tính cạnh tranh mà thường là các cơng trình phục vụ lợi
ích kinh tế lâu dài nên việc quản lý tương đối phức tạp và khó khăn.
Những đặc điểm trên đây cho thấy: Để quản lý có hiệu quả các dự
án đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách cần phải có một quy trình quản lý
giám sát chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối để dự án đạt chất lượng
tốt, chống lãng phí, thất thốt, tiêu cực (Bùi Trung Phong, 2016).

2.1.4. Nội dung quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
2.1.4.1. Quản lý lập và thẩm định dự án
a. Quản lý công tác lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Theo Luật Đầu tư công số 49/2014/QH11 ngày 18/6/2014; Luật
Xây dựng số 50/2014/QH11 ngày 18/6/2014, dự án đầu tư xây dựng

cơng trình được lập căn cứ vào các cơ sở sau:
- Quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của địa phương;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quy hoạch xây dựng;
- Kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt hoặc chủ trương đầu tư đã

được cấp có thẩm quyền quyết định;
- Nội dung dự án đầu tư xây dựng: Nội dung dự án đầu tư xây dựng
cơng trình bao gồm hai phần: Phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở:

Nội dung phần thuyết minh của dự án:
- Xác định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu
thụ sản phẩm; hình thức đầu tư xây dựng cơng trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu
sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác;

- Mô tả về quy mơ và diện tích xây dựng cơng trình, các hạng mục

cơng trình bao gồm cơng trình chính, cơng trình phụ và các cơng trình
khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất;
- Các giải pháp thực hiện bao gồm:
+ Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ

trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;

11


×