Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu lực của vacxin cúm vô hoạt tái tổ hợp h5 nhị giá chủng RE 6 + RE 8 sử dụng ở gà, vịt chống lại virus cúm a h5n6 phân lập tại việt nam năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 94 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ ĐÔNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA VACXIN CÚM VÔ HOẠT

TÁI TỔ HỢP H5 NHỊ GIÁ CHỦNG RE-6 + RE-8
SỬ DỤNG Ở GÀ, VỊT CHỐNG LẠI VIRUS CÚM
A/H5N6 PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM NĂM 2016

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan
TS. Tơ Long Thành

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi.
- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và
các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Thị Đông

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 2 năm học tập và hoàn thành luận văn, ngồi sự nỗ lực của
bản thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân
và tập thể, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Đào tạo, Ban Chủ nhiệm
Khoa Thú y, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung Ương, các thầy cô giáo khoa Thú y đã
giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học tập, tiếp thu kiến thức của chương trình học.

Đặc biệt tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Tô Long Thành và PGS.TS. Nguyễn Thị Lan.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
gia đình, người thân cùng bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tơi vượt
qua mọi khó khăn trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Một lần nữa, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và lời cảm ơn chân thành tới những
tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học tập.
Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2017

Tác giả luận văn


Trần Thị Đông

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục.................................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt........................................................................................................... v
Danh mục bảng.................................................................................................................... vi
Danh mục hình.................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn............................................................................................................ viii
Thesis abstract...................................................................................................................... x
Phần 1: Mở đầu..................................................................................................................... 1
1.1

Đặt vấn đề.................................................................................................................. 1

1.2

Mục tiêu đề tài.......................................................................................................... 2

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài.............................................................2

Phần 2: Tổng quan tài liệu............................................................................................... 3
2.1


Sơ lược về bệnh cúm gia cầm.........................................................................3

2.1.1 Khái niệm về bệnh cúm gia cầm.....................................................................3
2.1.2 Lịch sử bệnh cúm gia cầm................................................................................. 3
2.1.3 Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới...................................................4
2.1.4 Tình hình dịch bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam..........................................6
2.1.5 Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm....................................................................... 10
2.1.6 Triệu chứng, bệnh tích bệnh cúm gia cầm............................................... 10
2.1.7. Miễn dịch chống bệnh của gia cầm............................................................. 11
2.1.8 Phương pháp chẩn đoán cúm gia cầm...................................................... 16
2.2

Virus cúm gia cầm................................................................................................ 16

2.2.1 Đặc điểm hình thái, cấu trúc của virus cúm type A.............................. 17
2.2.2 Đặc tính kháng nguyên của virus cúm....................................................... 19
2.2.3 Độc lực virus.......................................................................................................... 20
2.2.4 Sức đề kháng của virus..................................................................................... 20
2.2.5 Sự tiến hóa của virus cúm............................................................................... 21
2.3

Một số loại vacxin phịng bệnh cúm gia cầm.......................................... 24

2.3.1 Các loại vacxin được dùng hiện nay........................................................... 24

iii


2.3.2 Tình hình sử dụng vacxin cúm gia cầm trên thế giới.......................... 24
2.3.3 Tình hình sử dụng vacxin cúm gia cầm tại Việt Nam.......................... 25

Phần 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.................................................. 27
3.1

Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................ 27

3.1.1 Thời gian nghiên cứu......................................................................................... 27
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu........................................................................................... 27
3.2

Nguyên liệu, đối tượng dùng trong nghiên cứu.................................... 27

3.2.1 Đối tượng, vật liệu............................................................................................... 27
3.2.2 Các loại dung dịch, môi trường..................................................................... 27
3.3

Trang thiết bị máy móc, dụng cụ trong phịng thí nghiệm................27

3.4

Nội dung và phương pháp nghiên cứu...................................................... 28

3.4.1 Nội dung................................................................................................................... 28
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 28
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 35
Phần 4: Kết quả và thảo luận........................................................................................ 36
4.1.

Tình hình dịch cúm gia cầm trong những năm gần đây.................... 36

4.1.1. Nguyên nhân dịch tại Việt Nam...................................................................... 36

4.2.1 Phân bố các chủng virus cúm gia cầm...................................................... 39
4.2.2 Lưu hành virus...................................................................................................... 40
4.3

Kết quả xác định hiệu giá kháng thể của vacxin tiêm cho đàn gà, vịt thí nghiệm
41

4.3.1 Hiệu giá kháng thể của gà khi được tiêm vacxin Re-6 + Re-8.........41
4.3.2 Hiệu giá kháng thể của vịt khi được tiêm vacxin Re-6 + Re-8.........44
4.4.

Kết quả theo dõi lâm sàng sau khi công cường độc........................... 47

4.4.1 Kết quả theo dõi lâm sàng............................................................................... 47
4.4.2 Kết quả xét nghiệm virus bài thải cơ, các cơ quan nội tạng, não. . 58
4.4.4 So sánh hiệu giá kháng thể trung bình và tỷ lệ bảo hộ lâm sàng giữa gà
và vịt khi sử dụng vacxin Cúm vô hoạt tái tổ hợp H5 nhị giá chủng Re-6

+ Re-8......................................................................................................................... 62
Phần 5: Kết luận và kiến nghị....................................................................................... 65
5.1. Kết luận.......................................................................................................................... 65
5.2. Kiến nghị....................................................................................................................... 66
Tài liệu tham khảo............................................................................................................. 67

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Nghĩa tiếng Việt


Chữ viết tắt
ADN or DNA (Acid Deoxyribo Nucleic)

:

Axit deoxyribonucleic

AI (Avian influenza)

:

Bệnh CGC

ARN or RNA (Acid Ribonucleic)

:

Axit ribonucleic

ATSH

:

An tồn sinh học

Bộ NN&PTNT

:


Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn

CEF (Chicken Embryo Fibroblast)

:

Tế bào sơ phôi gà

CT (Cycle threshold )

:

Giá trị ngưỡng vòng của phản ứng

ELISA (Enzyme-Linked
immunosorbent assay)

:

Xét nghiệm miễn dịch gắn men

FAO (Food and Agriculture Organnization)

:

Tổ chức Nông Lương thế giới

GMT (Geometric Mean Titre)

:


Hiệu giá Trung bình lượng giác

HA (Haemagglutination assay)

:

Phản ứng ngưng kết hồng cầu

HI (Haemagglutination inhibition)

:

Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu

HPAI (Highly pathogenic avian influenza)

:

Cúm gia cầm thể độc lực cao

LPAI (Low pathogenic avian influenza)

:

Cúm gia cầm thể độc lực thấp

MDCK cell (Madin-Darby Cannie
Kidney cell)


:

Tế bào thận chó

OIE (Office Internationale des Epizooties)

:

Tổ chức Thú y thế giới

PBS (Phosphate-Buffered Saline)

:

Dung dịch đệm phôt phát

rRT-PCR (Reverse Trancription
- Polymerase Chain Reaction)

:

theo thời gian thực

TCID50 (Tissue Culture Infective Dosage)

:

Liều gây nhiễm 50% tế bào

TW


:

Trung ương

WHO (World Health Organization)

:

Tổ chức Y tế thế giới

Phản ứng chuỗi polyme phiên mã ngược

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm kiểm tra hiệu lực vacxin........................................ 29
Bảng 4.1. Tình hình dịch cúm gia cầm từ năm 2014 - 2016............................ 37
Bảng 4.2. So sánh tình hình cúm gia cầm năm từ 2015 đến 2016..............38
Bảng 4.3. Phân bố mức hiệu giá kháng thể trong nhóm gà tiêm vacxin Re-6 + Re-8

với kháng nguyên H5N1 calde 2.3.2.1.................................................. 42
Bảng 4.4. Phân bố mức hiệu giá kháng thể trong nhóm gà tiêm vacxin Re-6 + Re-8

với kháng nguyên H5N6 clade 2.3.4.4.................................................. 43
Bảng 4.5. Phân bố mức hiệu giá kháng thể trong nhóm vịt tiêm vacxin Re-6 +

Re-8 với kháng nguyên H5N1 calde 2.3.2.1....................................... 44
Bảng 4.6. Phân bố mức hiệu giá kháng thể trong nhóm vịt tiêm vacxin Re-6 + Re-8


với kháng nguyên H5N6 clade 2.3.4.4.................................................. 45
Bảng 4.7. Kết quả theo dõi lâm sàng đàn gà thí nghiệm sau khi công cường độc

với H5N6 clade 2.3.4.4

49

Bảng 4.8 Kết quả theo dõi lâm sàng đàn vịt thí nghiệm sau khi công cường độc

với H5N6 clade 2.3.4.4

51

Bảng 4.9 .Kết quả phát hiện virus cúm A/H5N6 clade 2.3.4.4 trên gà........54
Bảng 4.10 .Kết quả phát hiện virus cúm A/H5N6 clade 2.3.4.4 trên vịt.....56
Bảng 4.11. Kết quả mổ khám trên gà........................................................................ 58
Bảng 4.12. Kết quả mổ khám trên vịt........................................................................ 60

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc virus cúm type A..................................................................
Hình 2.2. Sự tiến hóa của các clade virus H5N1 theo thời gian ...................................
Hình 2.3. Gia hệ virus cúm gia cầm năm 2015 - 2016 .................................................
Hình 4.1. Biểu đồ so sánh diện tích cúm gia cầm ........................................................
Hình 4.2. Phân bố dịch cúm gia cầm ...........................................................................
Hình 4.3. Mức phân bố hiệu giá kháng thể ở gà với kháng nguyên H5N1 calde
2.3.2.1.......................................................................................................

Hình 4.4. Mức phân bố hiệu giá kháng thể ở gà với kháng nguyên H5N6 clade
2.3.4.4.......................................................................................................
Hình 4.5. So sánh hiệu giá kháng thể trên gà ..............................................................
Hình 4.6. Mức hiệu giá kháng thể trong nhóm vịt tiêm vacxin Re-6 + Re-8 với
kháng nguyên H5N1 calde 2.3.2.1 ............................................................
Hình 4.7. Phân bố mức hiệu giá kháng thể trong nhóm vịt tiêm vacxin Re-6 + Re8 với kháng nguyên H5N6 clade 2.3.4.4....................................................
Hình 4.8. So sánh hiệu giá kháng thể trên vịt ..............................................................
Hình 4.9. Tỉ lệ sống sót của gà sau cơng cường độc ....................................................
Hình 4.10. Tỉ lệ sống sót của vịt sau cơng cường độc ..................................................
Hình 4.11. Mức độ bài thải virus ở nhóm gà ...............................................................
Hình 4.12. Mức độ bài thải virus ở nhóm vịt ...............................................................
Hình 4.13. So sánh hiệu giá kháng thể trung bình và tỉ lệ bảo hộ giữa gà và vịt..........
Hình 4.14. So sánh mức độ bài thải giữa gà và vịt ......................................................

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Đơng
Tên luận văn: “Đánh giá hiệu lực vacxin cúm vô hoạt tái tổ hợp H5
nhị giá chủng Re-6 + Re-8 sử dụng ở gà, vịt chống lại virus cúm A/H5N6
phân lập tại Việt Nam năm 2016’’.
Chuyên ngành : Thú y

Mã số: 60.64.01.01

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp
Việt Nam 1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu lực của vacxin cúm vơ hoạt tái tổ hợp H5 nhị giá
chủng Re-6 + Re-8 khi sử dụng ở gà, vịt để chống lại chủng virus cúm

gia cầm cường độc H5N6 clade 2.3.4.4B (Lao-like).
2. Phương pháp nghiên cứu
a. Hồi cứu về tình hình dịch cúm gia cầm tại Việt Nam từ 2014 đến nay
b.Thí nghiệm công cường độc đánh giá hiệu lực vacxin Re-6 + Re-8
chống lại virus H5N6 clade 2.3.4.4
Gà, vịt được chọn từ đàn sạch bệnh, chưa được tiêm phịng vacxin CGC
và khơng có kháng thể kháng kháng nguyên cúm H5. Gà, vịt được lấy máu
trước khi tiêm vacxin (khoảng 30% tổng đàn) để kiểm tra kháng thể kháng cúm
gia cầm bằng phương pháp HI với kháng nguyên H5N1.
Bố trí tiêm vacxin cho gà như sau: Tổng số 50 gà được chia thành lô Vacxin
(30 con) và lô Đối chứng (20 con). Tiêm vacxin cho 30 gà lơ Vacxin với liệu trình 1
mũi lúc 03 tuần tuổi với liều 0,3ml/con. Gà thuộc lô Đối chứng khơng được tiêm.

Bố trí tiêm vacxin cho vịt như sau: Tổng số 50 vịt được con chia thành lô
Vacxin (30 con) và lô Đối chứng (20 con). Tiêm vacxin cho 30 vịt lơ Vacxin với
liệu trình 1 mũi lúc 3 tuần tuổi với liều 0,3 ml/con và nhắc lại lúc 6 tuần tuổi với
liều 0,5ml/con. Vịt thuộc lô Đối chứng không được tiêm
Ba tuần sau khi tiêm vacxin, gà và vịt được lấy máu và đánh giá hiệu giá kháng
thể bằng phương pháp HI với các kháng nguyên tương đồng với chủng vacxin.

Công cường độc vào lúc 6 tuần tuổi đối với gà và 9 tuần tuổi đối với vịt,
6

tức là 03 tuần sau khi hoàn tất liệu trình vacxin, liều 10 TCID50/100µl/con.
Theo dõi lâm sàng trong 10 ngày sau khi gây nhiễm, lấy mẫu swab họng vào
ngày thứ 3 và thứ 10 hoặc khi gia cầm chết để định lượng virus bài thải bằng
phương pháp rRT-PCR. Đối với gà chết, vịt mổ khám để đánh giá bệnh tích đại thể.

viii



3. Kết quả chính
- Tình hình dịch bệnh cúm trên đàn gia cầm Việt Nam từ năm 2014 đến nay.
- Sự phân bố và lưu hành các chủng virus cúm gia cầm trên địa bàn cả nước.
- Đánh giá đáp ứng miễn dịch ở gia cầm được tiêm vacxin
- Đánh giá mức độ bảo hộ lâm sàng của vacxin đối với gia cầm
được tiêm phòng khi thử thách cường độc với virus H5N6 clade 2.3.4.4B
- Đánh giá tác dụng làm giảm bài thải virus ở gia cầm được tiêm phòng
4. Kết luận
Từ các nghiên cứu cho thấy: bệnh cúm gia cầm diễn biến phức tạp, xảy ra liên
tục ở nước ta từ năm 2014 đến nay, đặc biệt có xuất hiện chủng virus H5N6 mới. Virus
cúm H5N1 clade 2.3.2.1c chủ yếu lưu hành ở các tỉnh phía Nam. Các virus H5N6 thuộc
về clade 2.3.4.4 và phân thành 2 nhánh phụ là 2.3.4.4A (dòng Trung Quốc) và 2.3.4.4B
(dòng Lào) lưu hành chủ yếu ở các tỉnh Phía Bắc và Bắc Trung bộ.

Thử nghiệm hiệu lực vacin cúm vô hoạt tái tổ hợp H5 nhị giá chủng Re-6
+ Re-8 cho thấy: Hiệu giá kháng thể trung bình (GMT) của gà tiêm vacxin Re-6 +
Re-8 là 5,2 log2 với kháng nguyên 2.3.2.1 và đạt 3,7 log2với kháng nguyên
2.3.4.4; của vịt tiêm vacxin Re-6 + Re-8 là 7,2 log2 với kháng nguyên 2.3.2.1 và
đạt 4,3 log2với kháng nguyên 2.3.4. Tỉ lệ bảo hộ lâm sàng của vacxin Re-6 + Re8 đối với gà và vịt đều đạt mức 90%, gà đối chứng không tiêm

vacxin tỷ lệ chết 100% sau 5 ngày, vịt đối chứng tỷ lệ chết 40%
sau 10 ngày theo dõi. Đến thời điểm 10 ngày sau công cường độc, gà và
vịt thuộc lô vacxin hầu như không bài thải virus hoặc bài thải rất ít (gà
39,95, vịt 40). Vì vậy, có thể sử dụng vacxin Re-6 + Re-8 để phòng bệnh
cúm gia cầm do virus Lao- like A/H5N6 2.3.4.4 gây ra.

ix



THESIS ABSTRACT
Author: Tran Thi Dong
Thesis title: "Evaluation of effectiveness of Reassortant AIV H5
subtype vaccine, strain Re-6 + strain Re-8 used in chickens and ducks
against a virulent strain of HPAI H5N6 isolated in Vietnam in 2016 ''.
Major: Animal Health

Code: 60.64.01.01

Training institutions: Vietnam National University of
Agriculture 1. Purpose of the study
Evaluate the effectiveness of Reassortant AIV H5 subtype vaccine,
strain Re-6 + strain Re-8 used in chickens and ducks against a virulent
strain of HPAI H5N6 clade 2.3.4.4B (Lao-like).
2. Research Methodology
a. Review of avian influenza endemic in Vietnam from 2014 to the present
b. Evaluation of Re-6 + Re-8 vaccine in the challenge experiment

using H5N6 clade 2.3.4.4B virus strain
Chickens and ducks are chosen from healthy, non-vaccinated and H5
antibody negative flocks. Poultry blood samples are collected before vaccination
(about 30%) to test for antibody against H5N1 antigen by HI method.
Vaccine schedule for chickens as follows: A total of 50 chickens were divided
into Vaccine (30 heads) and Control (20 heads) groups. Give vaccine to 30 chickens of
Vaccine group with a dose of 0.3 ml at 3 week-old. Control group are not vaccinated.

Vaccine schedule for ducks as follows: A total of 50 ducks were divided
into Vaccine (30 heads) and Control (20 heads) groups. Give vaccine to 30
ducks of Vaccine group with a dose of 0.3 ml at 3 week-old and repeat with a
dose of 0.5 ml at 6 week-old. Control group are not vaccinated.

Three weeks after vaccination, poultry blood samples are collected and tested
for antibody titer by HI method using homologous antigens with vaccine strains.

Chickens (6 week-old) and ducks (9 week-old) are challenge with
6

H6N5 clade 2.3.4.4B virus strain with the dose of 10 TCID50/ 100 ul/ head.
Clinical monitoring are carried out in 10 days after inoculation. Oro-pharyngeal
swab samples are collected at day 3 and 10, or day of death to quantify excreeted
viruses by rRT-PCR method. Dead poultry are autopsied for necropsy exams.

x


3. Main results
- Avian influenza endemic in Vietnam from 2014 to the present.
- The distribution and circulation of the avian influenza virus strains in the whole

country.
- Evaluation of the immune respond against H5 in vaccinated poultry.
- Evaluation of protective rate of vaccinated poultry in challenge
experiment using H5N6 clade 2.3.4.4B virus strain
- Evaluation of the efficacy in reducing amount of excreted virus
between vaccinated and non-vaccinated poultry.
4. Conclusion
Review of avian influenza endemic in Vietnam showed that: HPAI
endemic countinues orcuring complicatedly, repeatedly and locally in Vietnam
from 2014, especially with the appearance of new H5N6 virus strain. In the
south area, H5N1 clade 2.3.2.1C kept circulating. In the north and north-mid of
country, new H5N6 virus strains introduced and circulated with 2 devided

groups such as 2.3.4.4A (China-like) and 2.3.4.4B (Lao-like).
Evaluation of Re-6 + Re-8 vaccine experiment showed that: The
geometric mean antibody titer (GMT) of vaccinated chickens were 5.2 log2 with
H5N1 clade 2.3.2.1 HI antigen and 3.7 log2 with H5N6 clade 2.3.4.4 HI antigen. In
vaccinated ducks, GMT were 7.2 log2 with H5N1 clade 2.3.2.1 HI antigen and 4.3
log2 with H5N6 clade 2.3.4.4 HI antigen. In challenge experiment using HPAI
H5N6 clade 2.3.4.4B, the protective percentage was 90% with both vaccinated
chickens and ducks in comparison with 100% chicken controls died within 5 dpi
and 40% duck controls died within 10 dpi. Survived vaccinated chickens and
ducks excreted mostly no virus. The conclusion was there is possible to use
that vaccine in preventing HPAI caused by H5N6 clade 2.3.4.4B (Lao-like) virus.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia cầm giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nông
nghiệp Việt Nam. Những năm gần đây, chăn nuôi là một trong những ngành có
bước phát triển mạnh, ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, xố đói giảm nghèo và làm giàu trong nông thôn.
Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã và đang dẫn đến sự
gia tăng và diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Những năm gần đây, rất nhiều
dịch bệnh mới nổi và tái nổi giữa người và động vật khiến cộng đồng phải lo
lắng. Trong những dịch bệnh đó phải kể đến bệnh CGC. CGC là bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm có tốc độ lây lan nhanh với tỷ lệ chết cao trong đàn gia cầm
khi bị nhiễm bệnh. Bệnh xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, gây thiệt hại về kinh tế
và có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị xã hội. Năm 2003, bệnh CGC type
A/H5N1 lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam với khả năng lây lan nhanh, tỷ lệ chết
cao và đặc biệt là lây từ gia cầm sang người. Trong 5 năm gần đây dịch bệnh

đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gà, đặc biệt xảy ra nhiều ở quy mô
chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa được tiêm phòng. Người ta còn lo ngại về sự biến
chủng của virus này. Mới đây, năm 2014 tại Việt Nam đã phát hiện chủng virus
CGC type A/H5N6 tại một số tỉnh như Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Lào Cai, Quảng Trị,
Quảng Ngãi, Bắc Giang, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Cho đến nay tại
Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc H5N6 trên người, nhưng mức độ
nguy hiểm của H5N6 trên đàn gia cầm là rất lớn. Trước tình hình trên, Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn có Chỉ thị số 9897/CT-BNN-TY ngày 9/12/2014 về
tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, cảnh báo
trong thời gian tới do thời tiết thay đổi chuyển lạnh, việc buôn bán, vận chuyển,
giết mổ gia cầm tăng cao là điều kiện thuận lợi cho virus CGC có thể xuất hiện,
lây lan và gây thành dịch lớn.
Theo quan điểm của OIE, FAO, WHO, tiêm phòng cho đàn gia cầm có thể
được coi như một giải pháp, một cơng cụ hỗ trợ tích cực để ngăn chặn, khống chế
và thanh tốn bệnh cúm gia cầm ở những vùng có bệnh (OIE, 1992). Trên cở sở đó,
từ cuối năm 2005, Việt Nam đã tiến hành tiêm phòng vacxin cúm cho đàn gia

1


cầm và thu được những kết quả tích cực trong phòng chống bệnh cúm
gia cầm. Câu hỏi đặt ra là liệu những loại vacxin hiện đang sử dụng tại
Việt Nam có thể phịng loại virus cúm H5N6 mới này hay không.
Đánh giá đáp ứng miễn dịch của gia cầm đối với vacxin cúm và khảo
sát khả năng bảo hộ của vacxin là một yêu cầu quan trọng nhằm tìm
hiểu hiệu quả sử dụng vacxin, từ đó có thể giúp các nhà quản lý đưa ra
những chiến lược phòng chống bệnh phù hợp. Xuất phát từ yêu cầu
thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu lực vacxin cúm vô
hoạt tái tổ hợp H5 nhị giá chủng Re-6 + Re-8 sử dụng ở gà, vịt chống lại
virus cúm A/H5N6 phân lập tại Việt Nam năm 2016’’.


1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đánh giá hiệu lực của vacxin cúm vô hoạt tái tổ hợp H5 nhị giá
chủng Re-6 + Re-8 khi sử dụng ở gà, vịt để chống lại chủng virus cúm
gia cầm cường độc H5N6 clade 2.3.4.4B (Lao-like).
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI
- Hiểu biết rõ hơn về bệnh CGC, về virus CGC, đặc biệt là

chủng virus cúm Lao- like A/H5N6 2.3.4.4B
- Các kết quả thu được là cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng vacxin

hiện hành trong phòng bệnh CGC do chủng virus cúm mới xuất hiện.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH CÚM GIA CẦM
2.1.1. Khái niệm về bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm ở gia cầm (CGC) (Avian Influenza) còn gọi là bệnh cúm
gà hay cúm của loài chim. Đây là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus
cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae. Đây là những retrovirus, mang
vật liệu di truyền là những đoạn phân tử RNA, sợi đối mã (sợi âm tính).

Virus CGC gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim cút,
đà điểu, các loài chim cảnh và chim hoang dã. Nguy hiểm hơn, bệnh
có thể lây sang người và một số loài thú khác.
Trước đây, bệnh này còn được gọi là bệnh dịch hạch gà (fowl
plague) nhưng từ Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất về bệnh CGC tại
Beltsville - Mỹ năm 1981, bệnh đã được thay thế với tên gọi là bệnh CGC

độc lực cao (Highly Pathogenic Avian Inluenza - HPAI) để chỉ các virus
cúm type A có độc lực mạnh, gây lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh CGC HPAI là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tốc độ lây
lan rất nhanh với tỉ lệ chết cao trong đàn gia cầm nhiễm bệnh. Virus
gây bệnh CGC chủ yếu là loại H5, H7 và H9, gây bệnh cho gà, vịt,
ngan, ngỗng, đà điểu, các loại chim. Virus cịn gây bệnh cho cả người
và có thể thành đại dịch, vì thế bệnh CGC đang ngày càng trở nên
nguy hiểm hơn bao giờ hết (Lê Văn Năm, 2004; Cục Thú y, 2005).
2.1.2. Lịch sử bệnh cúm gia cầm
Năm 412 trước công nguyên, Hippocrate đã mô tả về bệnh cúm.
Năm 1680 một vụ đại dịch cúm đã được mơ tả kỹ và từ đó đến nay đã
xảy ra 31 vụ đại dịch. Trong hơn 100 năm qua đã xảy ra 4 vụ đại dịch
cúm vào các năm 1889, 1918, 1957, 1968 (Cục Thú y, 2004).
Đến năm 1901, virus bệnh nguyên được Centany và Savonuzzi
xác định là một tác nhân virus qua lọc. Nhưng phải đến năm 1955,
người ta mới xác định được virus đó chính là virus cúm type A (H7N1
và H7N7) gây chết nhiều gà, gà tây và các loài khác.
Từ sau khi phát hiện ra virus cúm type A, các nhà khoa học đã tăng cường
nghiên cứu và thấy virus cúm cịn có ở nhiều lồi chim hoang dã và gia cầm nuôi

3


ở những vùng khác nhau trên thế giới và bệnh dịch nghiêm trọng nhất xảy
ra đối với gia cầm là những chủng gây bệnh độc lực cao thuộc subtype H5
và H7, như ở Scotland năm 1959 là A/H5N1 (Franklin and Wecker, 1950).

Năm 1963, virus cúm type A được phân lập từ gà tây ở Bắc Mỹ
do loài thuỷ cầm di trú xâm nhập vào đàn gà.. Những nghiên cứu về

subtype H1N1 đều cho rằng virus cúm type A đã có ở lợn và truyền
lây cho gà tây. Ngoài ra, virus cúm subtype H1N1 ở vịt còn truyền cho
lợn (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004;Trương Văn Dung và
Nguyễn Viết Không, 2004;Trương Văn Dung, 2008).
Năm 1971, Beard đã mô tả khá kỹ virus gây bệnh và đặc điểm bệnh lý
lâm sàng của gà trong các ổ dịch cúm gà, gà tây khá lớn xảy ra ở Mỹ mà chủng
gây bệnh là H7N1. Từ năm 1960 - 1979 bệnh được phát hiện ở Canada, Mehico,
Achentina, Braxin, Nam Phi, ý, Pháp, Anh, Hà Lan, Australia, Hồng Kông, Nhật
Bản, các nước vùng Trung Cận Đông, các nước thuộc liên hiệp Anh và Liên Xơ.
Các cơng trình nghiên cứu có hệ thống về bệnh CGC lần lượt được công bố ở
Australia (1975), ở Anh (1979), ở Mỹ (1983-1984), ở Ailen (1983-1984) về đặc
điểm sinh học, bệnh học và dịch tễ học, các phương pháp chẩn đốn miễn dịch
và biện pháp phịng chống bệnh (Đào Yến Khanh, 2005).

2.1.3. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới
Virus CGC phân bố khắp tồn cầu, vì vậy dịch bệnh đã xảy ra ở nhiều
nước trên thế giới.Chủng virus cúm A/H5N1 được phát hiện lần đầu tiên
gây bệnh dịch trên gà tại Scotland vào năm 1959 và có thể là biến chủng
H5N1 đầu tiên trên thế giới (Wu et al., 2008). Năm 1977 ở Minesota đã phát
hiện dịch ở gà tây do chủng H7N7. Năm 1983 - 1984 ở Mỹ, dịch cúm gà xảy
ra do chủng virus H5N2 ở 3 bang Pensylvania, Virginia, Newtersey làm chết
và tiêu huỷ hơn 19 triệu gà (Phạm Sỹ Lăng, 2004). Cũng trong thời gian này
tại Ireland người ta đã phải tiêu huỷ 270 nghìn con vịt tuy khơng có triệu
chứng lâm sàng nhưng đã phân lập được virus cúm chủng độc lực cao
(HPAI) để loại trừ bệnh một cách hiệu quả, nhanh chóng. Năm 1986 ở
Australia dịch cúm gà xảy ra tại bang Victoria do chủng H5N2 gây nên.
Năm 1997 ở Hồng Kông dịch cúm gà xảy ra do virus cúm type A subtype
H5N1. Toàn bộ đàn gia cầm của lãnh thổ này đã bị tiêu diệt vì đã gây tử vong cho
con người (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004). Như vậy đây là lần đầu tiên
virus CGC đã vượt “rào cản về loài” để lây cho người ở Hồng Kông làm cho


4


18 người nhiễm bệnh, trong đó có 6 người chết (Nguyễn Hoài Tao và Nguyễn Tuấn
Anh, 2004). Năm 2003 ở Hà Lan dịch CGC đã xảy ra với quy mô lớn do chủng H7N7,
30 triệu gia cầm bị tiêu hủy, 83 người lây nhiễm và 1 người chết, gây thiệt hại về
kinh tế hết sức nghiêm trọng (Phạm Sỹ Lăng, 2004). Cuối năm 2003 đầu năm 2004
đã có 11 quốc gia ở Châu Á là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia,
Indonesia, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Việt Nam và Pakistan đã thông báo
bùng phát dịch CGC thể độc lực cao ở gà và vịt. Sự lây lan nhanh chóng dịch CGC
xảy ra đồng thời ở một số nước đã trở thành mối quan tâm lớn trên toàn cầu (Tơ
Long Thành, 2004). Ngồi các ổ dịch do virus cúm H5N1 nêu trên, cịn có 7 nước và
vùng lãnh thổ khác có các ổ dịch CGC do các chủng khác là Pakistan (H7N3 và
H9N2), Canada (H7N3), Mỹ (H7N2), Nam Phi (H6 và H5N2), Ai Cập (H10N7) và Triều
Tiên (H7) (Tơ Long Thành, 2007).
Năm 2007, có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới báo cáo xuất hiện
dịch CGC do virus H5N1, đặc biệt là tại Indonesia, dịch CGC dây dưa kéo dài, tại
một số quốc gia Châu Phi - nơi được cho là virus CGC có nguy cơ biến đổi cũng đã
phát dịch. Các nước khác trong khu vực như: Lào, Campuchia, Myanma, Malaysia,
Trung Quốc, Thái Lan cũng đã tái phát dịch. Các quốc gia có ngành chăn nuôi tiên
tiến như: Hàn Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia ở Châu Âu như: Nga, Hung-ga-ri,
Ru-ma-ni, Anh,... cũng ghi nhận có các ổ dịch trên gia cầm.

Năm 2008: Dịch CGC phát ra tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ bao
gồm: Bangladesh, Benin, Cămpuchia, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ai
Cập, Đức. Đặc khu hành chính Hồng Kơng, Ấn Độ, Israel, Iran, Nhật Bản,
Lào, Myanma, Nigeria, Pakistan, Ba Lan, Ru-ma-ni, Nga, Ả - rập Xê-út, Thụy
Sĩ, Thái Lan, Togo, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Vương quốc Anh và Việt Nam.


Năm 2009: Dịch CGC phát ra tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ
bao gồm: Afghanistan, Bangladesh, Cămpuchia, Trung Quốc, Đức,
Đặc khu hành chính Hồng Kơng, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Mông Cổ,
Nepal, Nigeria, Nga, Tây Ban Nha, Thái Lan, Togo và Việt Nam. Riêng
tại Trung Quốc đã có 7 ca nhiễm virus cúm ở người.
Năm 2010: Tám tháng đầu năm 2010 dịch CGC phát ra tại 16 quốc
gia và vùng lãnh thổ bao gồm: Bangladesh, Bhutan, Bun-ga-ri,
Campuchia, Trung Quốc, đặc khu hành chính Hồng Kơng, Ấn Độ, Israel,
Lào, Mơng Cổ, Myanma, Nepal, Ru-ma-ni, Nga, Tây Ban Nha và Việt Nam.

5


Tính đến tháng 4/2012 đã có tổng số 55 nước, vùng lãnh thổ bùng
phát dịch cúm làm 250 triệu gia cầm chết hoặc bị tiêu huỷ bắt buộc.

Đợt dịch CGC năm 2016 nổ ra đầu tiên ở Nigeria từ đầu tháng 3
vừa rồi và đến nay, đã có thêm các quốc gia khác cũng khai báo dịch
là Đài Loan, Trung Quốc và Pháp.
Trong năm 2016, dịch CGC đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, cụ thể:
Cúm A/H5N1 tại Lào, Lebanon, Bangladesh, Burkini Faso, Cam-pu-chia, My-anma, Nigeria, Cameroon, Ghana, Ấn Độ, Pháp; Cúm A/H5N6 tại Nhật Bản, Hàn
Quốc, Hong Kong - Trung Quốc; Cúm A/H5N2 tại Pháp, Mỹ; Cúm A/H5N8 tại Hà
Lan, Đức, Pháp, Áo, Ca-na-da, Ba Lan, Ro-ma-ni-a, Croatia, Đan Mạch, Thụy
Điển, Hung-ga-ry, Thụy Sĩ, Hy Lạp, Phần Lan, Ấn Độ, I-ran, Israel, Hàn Quốc,
Nga; Cúm A/H5N9 tại Pháp; Cúm A/H7N8 tại Mỹ; Cúm A/H7N3 tại Me-hi-co; Cúm
A/H7N7 tại I-ta-ly. Riêng Trung Quốc đã phát hiện được một số chủng virus cúm
như A/H5N1, A/H5N2, A/H5N6, A/H5N8, A/H5N3.
Theo thống kê số người bị nhiễm CGC H5N1 của các nước báo cáo với
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ tháng 12/2003 đến 01/2014, đã có tới 649 trường
hợp mắc cúm H5N1, trong số đó 385 trường hợp đã tử vong chiếm tới 59%.

Indonesia, Việt Nam và Ai Cập là 3 nước có số người tử vong và nhiễm cao
nhất do virus cúm H5N1 trên thế giới, và đang được Tổ chức Y tế Thế giới-WHO
xác định là quốc gia “điểm nóng” có thể xảy ra dịch cúm mới ở người trong
tương lai cần được quan tâm ngăn chặn, do virus cúm H5N1 có được các điều
kiện thuận lợi để tiến hố thích nghi và lây nhiễm trên người.
Theo thơng báo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm 2016, phát hiện ca
bệnh Cúm A/H5N1 tại Ai Cập với 8 người mắc bệnh, trong đó có 1 ca tử vong.

Cho đến nay, virus cúm A/H7N9 mới chỉ được phát hiện trên
người và gia cầm tại Trung Quốc. Năm 2016, Trung Quốc đã ghi nhận
33 ca bệnh Cúm A/H7N9 trên người, trong đó có 1 ca tử vong.
2.1.4. Tình hình dịch bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam
Cuối năm 2003, dịch CGC lần đầu xuất hiện tại Việt Nam ở trại
gà giống của Công ty C.P. (Thái Lan) xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện
Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, khiến 100.000 gà bị tiêu hủy. Dịch đã nhanh
chóng lay lan ra hầu hết các tỉnh trong cả nước.
Để thuận lợi cho việc đánh giá về dịch tễ học có thể chia quá trình
dịch từ khi xuất hiện vào cuối năm 2003 đến nay thành những đợt dịch sau:

6


* Đợt dịch thứ nhất từ tháng 12/2003 đến 30/3/2004: Cuối tháng 12 năm
2003, dịch CGC thể độc lực cao với tác nhân gây bệnh là virus CGC H5N1. Đây
là lần đầu tiên bệnh xuất hiện tại Việt Nam và vì thế nó có thể được coi là một
bệnh mới ở gia cầm. Đặc điểm của đợt dịch thứ nhất này là dịch lây lan một
cách nhanh chóng với nhiều ổ bệnh xuất hiện cùng một lúc ở nhiều địa
phương khác nhau đã gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi gia cầm. Ngay cả
các trại gia cầm nằm ở những vùng khơng có dịch cũng gặp phải những khó
khăn trong việc duy trì đàn gia cầm dẫn đến việc phải tiêu hủy. Chỉ trong vòng 2

tháng, đến ngày 27/02/2004 dịch đã xuất hiện ở 2.574 xã, phường (chiếm 24,6%)
thuộc 381 huyện, quận, thị xã (chiếm 60%) của 57 tỉnh, thành phố trong cả
nước. Tổng số gia cầm bị mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 43,9 triệu con, chiếm
16,8% tổng đàn, trong đó gà 30,4 triệu con, thủy cầm 13,5 triệu con. Ngồi ra
cịn có 14,76 triệu con chim cút và các loại chim khác bị chết và bị tiêu huỷ.
Theo thống kê cho đến cuối đợt dịch, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
sông Cửu Long là những khu vực có tỷ lệ số xã có gia cầm bị mắc bệnh cao
nhất (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004).

* Đợt dịch thứ 2 từ tháng 4/2004 đến 11/2004: Dịch CGC thể độc lực cao đã
tái xuất hiện vào giữa tháng 4 năm 2004 ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu
Long. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và hầu như khơng có trại
chăn ni qui mơ lớn nào bị nhiễm bệnh. Dịch có khuynh hướng xuất hiện

ở những vùng có chăn nuôi nhiều thủy cầm. Dịch đã xảy ra ở 46 xã phường
của 32 quận, huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh. Thời gian cao điểm nhất là tháng 7 sau
đó giảm dần, đến tháng 11 năm 2004 cả nước chỉ có 1 điểm phát dịch. Tổng số
gia cầm bị tiêu hủy trong thời gian này là 84.078 con, trong đó có 55.999 gà,
8.132 vịt và 19.947 chim cút (Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ, 2004).

* Đợt dịch thứ 3 từ tháng 12/2004 đến 5/2005: Trong thời gian này

dịch đã xuất hiện ở 670 xã của 182 huyện thuộc 36 tỉnh, thành phố (15
tỉnh phía Bắc, 21 tỉnh phía Nam). Dịch xuất hiện nhiều nhất vào tháng
1/2005 với 143 ổ dịch xảy ra trên 31 tỉnh thành phố, số gia cầm tiêu hủy
là 470.495 gà, 825.689 vịt, ngan và 551.029 chim cút. Bệnh xuất hiện ở tất
cả các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (Ban Chỉ
đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, 2005).
* Đợt dịch thứ 4 từ ngày 06/12/2006 đến 07/3/2007: Sau gần 1 năm (từ
ngày 15/12/2005 đến ngày 05/12/2006) khống chế thành công dịch CGC, ngày


7


06/12/2006 dịch CGC đã tái phát tại Cà Mau, Bạc liêu, sau đó dịch xuất hiện
ở 6 tỉnh khác (Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang và Sóc
Trăng) thuộc đồng bằng sơng Cửu Long và 3 tỉnh (Hà Nội, Hà Tây cũ và Hải
Dương) thuộc đồng bằng Sông Hồng (Ninh Văn Hiểu, 2006). Đợt này, dịch
đã xảy ra ở 83 xã, phường của 33 huyện, quận thuộc 11 tỉnh, thành phố.
Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là hơn 100 ngàn con. Các ổ
dịch xảy ra chủ yếu ở đàn vịt chăn nuôi nhỏ lẻ, dưới 3 tháng tuổi, ấp nở trái
phép và chưa được tiêm phòng vacxin (HNCTY, 2008).
* Đợt dịch thứ 5 từ ngày 01/5/2007 đến 23/8/2007: Dịch tái phát ở Nghệ
An, sau đó dịch lây lan và được phát hiện tại 167 xã, phường của 70 huyện,
quận, thuộc 23 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 294,85 ngàn
con (gà chiếm 7,31% và thuỷ cầm chiếm gần 93%). Sau hơn một tháng khống
chế thành công dịch CGC trong phạm vi cả nước, từ ngày 1/10/2007 dịch đã tái
phát tại 15 xã, phường của 9 huyện, thị thuộc 6 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh
chết và tiêu huỷ 7.488 con (1.024 gà, chiếm 13,71 % và 6.464 vịt chiếm 86,28%).

Từ sau đợt dịch thứ 5, ở Việt Nam trở thành dịch lưu hành, các
ổ dịch nhỏ, lẻ xuất hiện rải rác quanh năm.
* Năm 2008: Dịch CGC đã xuất hiện tại 80 xã thuộc 54 huyện, quận, thị xã
của 27 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy là 106.508 con
(gồm 40.525 con gà, 61.027 con vịt và 4.506 con ngan). Chỉ xuất hiện các điểm dịch
ở những đàn gia cầm quy mơ từ 100 - 2000 con, khơng được tiêm phịng vaccine
(44,59%), hoặc đàn thuỷ cầm mới tiêm phòng một mũi (16,21%),

ổ dịch trên thủy cầm chiếm 52,70%. Các ổ dịch xuất hiện thường được địa
phương bao vây, xử lý ngay nên hầu như khơng có hiện tượng lây lan.

* Năm 2009: Cả nước đã có 129 ổ dịch tại 71 xã, phường, thị trấn của 35
huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành phố phát dịch CGC là: Bạc Liêu, Bắc Ninh, Cà
Mau, Điện Biên, Đồng Tháp, Hậu Giang, Khánh Hòa, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng
Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, TP. Hà Nội,
Vĩnh Long và Cao Bằng. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 105.601
con, trong đó gà 23.733 con (chiếm 22,51 %), vịt 79.138 con (chiếm 74,94 %) và
ngan 2.690 con (chiếm 2,55 %) (Tống Xuân Độ, 2009).

* Năm 2010: Dịch CGC đã xảy ra ở 56 xã, 33 huyện, quận thuộc 20 tỉnh,
thành phố là Bắc Cạn, Bắc Ninh, Bến Tre, Cà Mau, Điện Biên, Đồng Tháp, Hà

8


Giang, Hà Tĩnh, Kon Tum, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An,
Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, Tuyên Quang và Thái Nguyên.
Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 36.902 con gà (chiếm 32,97 %),
74.308 con vịt (chiếm 66,39 %) và 709 ngan con (chiếm 0,64%).

* Năm 2011: đã xuất hiện 92 ổ dịch tại 71 xã thuộc 40 huyện của

21 tỉnh làm 99.780 con gia cầm mắc bệnh (37.558 gà; 61.171 vịt và
1.051 ngan), tiêu huỷ 132.667 con gia cầm các loại.
* Năm 2013, dịch CGC H5N1 đã xảy ra tại 50 xã (giảm 83% so

với năm 2012), phường của 23 huyện, quận (giảm 81% so với năm
2012) thuộc 7 tỉnh (giảm 78% so với năm 2012), làm 59.829 con gia
cầm mắc bệnh; tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 79.522 con (giảm
88% so với năm 2012) (HNCTY, 2013).
* Năm 2014: Theo báo cáo của chi cục thú y, trong 6 tháng đầu


năm 2014 dịch bệnh cả nước vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp: 34
Tỉnh, Thành có dịch CGC, số gia cầm tiêu hủy là 135.742 con.
* Năm 2015: So với năm 2014, diện dịch và mức độ dịch CGC

nói chung giảm nhiều, dịch chỉ xảy ra ở 11 tỉnh, thành với số gia cầm
bị tiêu hủy là 45.025 con (HNCTY, 2015).
* Năm 2016: dịch cúm A/H5N1 xảy ra tại 07 xã, phường của 06 huyện, thị
xã thuộc 03 tỉnh, thành phố (Nghệ An, thành phố Cần Thơ và Cà Mau). So với
năm 2015, tình hình dịch bệnh CGC A/H5N1 đã giảm cả về diện dịch và mức độ
dịch, cụ thể: số xã có dịch giảm 2,57 lần, số huyện có dịch giảm 2,83 lần, số
tỉnh có dịch giảm 3,67 lần, số gia cầm chết và tiêu huỷ giảm 2,6 lần. Dịch cúm
A/H5N6 dịch xảy ra tại 07 xã, phường của 06 huyện, thị xã thuộc 05 tỉnh, thành
phố (Tuyên Quang, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ngãi, Kon Tum).
So năm 2015, tình hình dịch bệnh CGC A/H5N6 đã giảm cả về diện dịch
và mức độ dịch, cụ thể: số xã có dịch giảm 3 lần, số huyện có dịch giảm 2,83
lần, số tỉnh có dịch giảm 2,2 lần và số gia cầm chết và tiêu huỷ giảm 2,13 lần.

* Tình hình dịch đến ngày 1/3/2017: Hiện nay, cả nước có các ổ

dịch CGC xảy ra tại 15 hộ chăn nuôi thuộc 11 xã của 07 tỉnh chưa qua
21 ngày (Cúm A/H5N1 xảy ra tại 10 hộ của 08 xã và Cúm A/H5N6 xảy
ta tại 05 hộ chăn nuôi của 03 xã (Cục thú y, 2016).

9


2.1.5. Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm
Phân bố dịch bệnh: Virus cúm phân bố khắp thế giới trong các lồi gia
cầm, dã cầm, động vật có vú. Lồi vật mắc bệnh: tất cả các loài gia cầm như gà,

gà tây, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu, chim cảnh, chim hoang dã đều mẫn
cảm với bệnh. Virus cúm còn gây bệnh đường hô hấp ở chồn, hải cẩu, cá voi,
người. Ngoài ra, phân lập được virus từ lợn (H1N1 và H1N2), chồn, chuột, thỏ.

Virus H5N1 phân bố rộng rãi và gây chết cho nhiều loài như
chim, thủy cầm và động vật có vú (hổ, chó, mèo và người); gây chết
cả chim hoang dã - là nơi lưu trữ tự nhiên quan trọng của virus CGC.
Bệnh có thể phát ra ở gà mọi lứa tuổi với tỷ lệ mắc bệnh và chết khác
nhau, phụ thuộc vào loại mầm bệnh, lứa tuổi mắc và độc lức của virus. Trong
trường hợp virus gây bênh có động lực cao, gà có thể mắc và chết tới 100%.

2.1.6. Triệu chứng, bệnh tích bệnh cúm gia cầm
2.1.6.1. Triệu chứng
Virus CGC độc lực cao thường gây bệnh rất trầm trọng cho gia cầm và
thông thường tỷ lệ tử vong cao đặc biệt là với gia cầm cạn. Các loài thủy
cẩm, dã cầm và một số loài lơng vũ khác có thể có độ mẫn cảm thấp hơn,
nhưng có thể trở thành động vật mang trùng (Lê Văn Năm, 2004).
Triệu chứng trên gà: Triệu chứng có thể thay đổi, nó phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như: lồi nhiễm bệnh, cơng tác chăm sóc ni dưỡng, chủng virus
gây bệnh (chủng độc lực thấp hay cao).Triệu chứng lâm sàng có thể bao gồm:
Gà sốt cao, uống nhiều nước; mệt mỏi, ủ rũ, lơng xù, mất tính thèm ăn; ào tích
tím bầm; phù và sưng đầu, mào, tích và khuỷu chân; sản lượng trứng giảm đột
ngột; tiêu chảy phân xanh vàng, phân xanh, phân lẫn máu; con vật vẹo cổ, mất
thăng bằng, đi lại xiêu vẹo, hoặc bại liệt, không đứng hay đi được; uất huyết
dưới da bàn chân và cẳng chân; gà khó thở, há mỏ thở.

Triệu chứng trên thủy cầm (vịt, ngan): Ủ rũ, bỏ ăn, tiêu chảy, triệu
chứng thần kinh, quay cuồng, co giật, mắt màu khói, đục, năng suất
trứng giảm, có thể chết đột ngột. Những con khỏi bệnh yếu ớt, có thể đẻ
trứng trở lại vài tuần sau khi khỏi bệnh.Tỷ lệ tử vong có thể tới 100%

Triệu chứng bệnh ở người: Đối với con người CGC gây ra các triệu chứng
tương tự như của các loại cúm khác, đó là: sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp,
viêm kết mạc. Những trường hợp nghiêm trọng có thể gây suy giảm hơ hấp và

10


viêm phổi, dẫn đến tử vong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào thể
trạng sức khỏe, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virus của người bị nhiễm.

2.1.6.2. Bệnh tích của gia cầm mắc cúm gia cầm
* Bệnh tích đại thể
Bệnh tích đại thể ở các lồi khác nhau có biểu hiện khác nhau. Đối
với gà, bệnh tích thường gặp là mào, tích sưng to, tím tái phù quanh mí
mắt. Thể nhẹ, bệnh tích ở các xoang trong cơ thể đặc trưng bởi viêm ca ta,
lắng đọng fibrin. Xuất huyết dưới da ống chân hoặc kẽ ngón chân thành vệt
đỏ rất rõ. Xuất huyết điểm trên bề mặt niêm mạc và tương mạc nội tạng.
Xuất huyết hầu hết tồn bộ đường tiêu hóa, đặc biệt thấy rõ ở manh tràng
và dạ dày tuyến. Túi fabricius xung huyết và xuất huyết. Nói chung, các
bệnh tích rất giống với bệnh tích của bệnh Newcastle. Các biến đổi bệnh lý
đại thể của bệnh CGC trên ngan và và vịt cơ bản cũng giống trên gà. Tuy
nhiên tần suất biến đổi tập trung chủ yếu ở phổi, túi khí, tim, buồng trứng,
xương lồng ngực và đường ruột (Lê Văn Năm, 2004).
* Bệnh tích vi thể
Bệnh tích vi thể chủ yếu là xung huyết, xuất huyết, thâm nhiễm bạch cầu
đơn nhân ở não và một số cơ quan khác. Mạch quản của các cơ quan như
mào, tích, gan, lách, phổi, thận, cơ tim, cơ vân, não và một số cơ quan khác bị
giãn rộng và thâm nhiễm tế bào xung quanh mạch quản (Lê Văn Năm, 2004).

2.1.7. Miễn dịch chống bệnh của gia cầm

Miễn dịch là trạng thái đặc biệt của cơ thể khơng mắc phải tác động
có hại của yếu tố gây bệnh, trong khi đó các cơ thể khác cùng loài hoặc
khác loài lại bị tác động trong điều kiện sống như nhau (Vũ Triệu An, 2008).
Những tế bào miễn dịch hiện diện ở các cơ quan lympho sơ cấp hoặc các
cơ quan lympho thứ cấp. Tuyến ức và túi Fabricius là cơ quan sơ cấp, tại đó tiền tế
bào T và tiền tế bào B biệt hóa và trải qua q trình chín. Giống như trong tuyến ức,
các lympho bào được tập trung ở vùng vỏ ngoại vi và ở phần tủy trung tâm.
Những tế bào lympho chức năng rời cơ quan lympho sơ cấp và cư trú ở cơ
quan lympho thứ cấp, những khu vực diễn ra các phản ứng miễn dịch do kích thích
của kháng nguyên. Cơ quan lympho thứ cấp, được xác định bởi sự tụ hợp của các
lympho bào và các tế bào trình diện kháng nguyên, phân tán rải rác khắp cơ thể. Cơ
quan lympho thứ cấp bao gồm lách, tuyến harder, hạch phổi, mô

11


lympho ruột (hạch ruột). Túi Fabricius cũng hoạt động như một cơ quan lympho
thứ cấp. Gia cầm thiếu một số hạch bạch huyết tương đương của động vật có vú
nhưng có một số hạch nhỏ dạng bạch huyết dọc theo mạch bạch huyết.

Miễn dịch chống bệnh cúm bao gồm 2 loại là miễn dịch không
đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
2.1.7.1. Miễn dịch không đặc hiệu
Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, gia cầm được bảo vệ trước
hết bằng miễn dịch không đặc hiệu nhằm ngăn cản hoặc giảm số lượng
và khả năng gây bệnh của chúng. Miễn dịch khơng đặc hiệu có vai trị
quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu chưa phát huy tác dụng. Hệ thống
miễn dịch không đặc hiệu của gia cầm rất phát triển bao gồm:
- Hàng rào vật lý như da, niêm mạc và các dịch tiết có tác dụng


bảo vệ cơ thể ngăn cản tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
- Khi mầm bệnh qua hàng rào da và niêm mạc nó gặp phải hàng

rào hóa học là kháng thể dịch thể tự nhiên không đặc hiệu.
+ Bổ thể: Các bổ thể là phần quan trọng và nhạy cảm của hệ thống phòng
thủ chống lại mầm bệnh hiện diện trong huyết tương của gia cầm. Bổ thể có tác
dụng làm tan màng vi khuẩn, làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào,
(opsonin hóa), ngồi ra bổ thể cũng có vai trò nhất định trong cơ chế đáp ứng miễn
dịch đặc hiệu (nhiều trường hợp sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể cần
sự có mặt của bổ thể) (Nguyễn Như Thanh và Lê Thanh Hoà, 1997).

+ Interferon (IFN): Do nhiều loại tế bào tiết ra nhưng nhiều nhất là tế
bào diệt tự nhiên (NK). Khi Interferon được sản sinh ra, nó gắn vào tế bào
bên cạnh và cảm ứng tế bào đó sản sinh ra protein AVP (antivirus protein),
do đó khi virus xâm nhập vào tế bào nhưng không nhân lên được.

- Hàng rào tế bào, gồm:
+ Tiểu thực bào, quan trọng nhất là bạch cầu đa nhân trung tính chiếm 60

– 70% tổng số bạch cầu ở máu ngoại vi, nó thực bào những phân tử
nhỏ và vi khuẩn ngoài tế bào.
+ Đại thực bào là các tế bào lớn có khả năng thực bào, khi được hoạt hóa
nó sẽ nhận biết và loại bỏ các vật lạ, ngồi ra nó cịn giữ vai trị quan trọng trong
sự trình diện kháng nguyên tới tế bào T và kích thích tế bào T sản sinh ra IL - 1.

12


Đại thực bào cịn tiết ra Interferon có hoạt tính kháng virus, Lysozyme
và các yếu tố khác có tác dụng kích thích phản ứng viêm.

+ Các tế bào diệt tự nhiên (NK) là một quần thể tế bào lâm ba

cầu có nhiều hạt với kích thước lớn. Các tế bào này có khả năng tiêu
diệt các tế bào đã bị nhiễm virus và các tế bào đích đã biến đổi, nó
cịn tiết ra Interferon làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào.
2.1.7.2. Miễn dịch đặc hiệu
Mầm bệnh vượt qua hàng rào vật lý hoặc cơ chế phòng vệ miễn dịch
tự nhiên sẽ kích thích một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Miễn dịch đặc hiệu
có tính đặc hiệu cao đối với tác nhân kích thích đặc hiệu. Những tế bào đặc
hiệu trung gian giữ một hồi ức với những lần gặp gỡ sau với mầm bệnh,
thậm chí cả khi mầm bệnh khơng cịn trong cơ thể và đáp ứng miễn dịch
tương ứng đã tạm thời lắng xuống (Vũ Triệu An, 1998).

Người ta chia miễn dịch đặc hiệu ra làm 2 loại: Miễn dịch dịch
thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.
+ Miễn dịch dịch thể
Do các tế bào lympho B đảm nhiệm. Các lympho bào bắt nguồn từ tế
bào nguồn ở tủy xương đi tới túi Fabricius. Ở đây chúng được biệt hóa để
trở thành các lympho B, sau đó di tản tới các cơ quan lympho ngoại biên.
Các tế bào lympho B khu trú ở các tâm điểm mầm và vùng tủy của lách,
hạch lâm ba. Trong hạch lâm ba các tế bào lympho B có thể gặp một kháng
nguyên và nhận biết kháng nguyên đó bởi các kháng thể có trên bề mặt của
chúng. Tế bào B có thể nhận biết được khi nó tương tác với globulin miễn
dịch nhô ra trên bề mặt tế bào (Tizard., 1982).

Sau khi đã nhận biết kháng nguyên và được kích thích bởi các
cytokines do tế bào T tiết ra, các tế bào lympho B được biệt hóa thành
tương bào (plasmosis) để sản sinh kháng thể (Tizard., 1982). Chúng tiết
ra các loại globulin miễn dịch (Ig) gồm 3 lớp chính là IgM, IgG, IgA.


Đáp ứng của cơ thể khi gặp kháng nguyên đầu tiên được gọi là
đáp ứng tiên phát. Sau khi xuất hiện vài ngày hàm lượng kháng thể
trong máu tăng và các kháng thể đầu tiên chủ yếu là IgM. Đáp ứng
tiên phát cũng có thể có IgG nhưng với hàm lượng thấp.

13


×