Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THANH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
KHIẾU KIỆN VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mă số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Phương Nam

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thanh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tơi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các
thầy, cô giáo; cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân địa phương.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới hướng dẫn khoa học TS. Phạm
Phương Nam đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn Ban quản lý Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý đất đai,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam và tập thể thầy, cô giáo, cán bộ trong Khoa đã giúp tơi
hồn thành q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, cán bộ đồng nghiệp và bạn bè
đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................................................ iii

Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................................. vii
Danh mục hình................................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn.............................................................................................................................. x
Thesis abstract.................................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 3

1.4.

Những điểm mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................................. 4
2.1.

Một số vấn đề lý luận trong công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về
đất đai.................................................................................................................................... 4

2.1.1.


Một số khái niệm liên quan đến khiếu nại, khiếu kiện về đất đai........................... 4

2.1.2.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai................................................................ 6

2.1.3.

Khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện về đất đai......................................................... 12

2.2.

Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện tại một số nước trên thế giới.............................. 16

2.2.1.

Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện tại Trung Quốc...................................................... 16

2.2.2.

Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện tại Thụy Điển........................................................ 16

2.2.3.

Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện tại Anh.................................................................... 17

2.2.4.

Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện tại Hoa Kỳ.............................................................. 18


2.2.5.

Một số kinh nghiệm về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện cho Việt Nam.............19

2.3.

Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh......20

2.3.1.

Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại Việt Nam....................................... 20

2.3.2.

Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại tỉnh Bắc Ninh............................... 24

2.3.3.

Nhận xét về công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai tại Việt
Nam và tỉnh Bắc Ninh.................................................................................................... 26

iii


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.................................................................... 28
3.1.

Địa điểm nghiên cứu....................................................................................................... 28

3.2.


Thời gian nghiên cứu....................................................................................................... 28

3.3.

Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................... 28

3.4.

Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 28

3.4.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh..................................................................................................................................... 28

3.4.2.

Tình hình quản lý, sử dụng đất và khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trên
địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh........................................................................ 28

3.4.3.

Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trên địa bàn
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh....................................................................................... 29

3.4.4.

Giải pháp hồn thiện cơng tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai
trên địa bàn huyện Quế Võ............................................................................................ 29


3.5.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 29

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp......................................................................... 29

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp........................................................................... 29

3.5.3.

Phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu......................................................... 30

3.5.4.

Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá số liệu.................................................... 30

Phần 4. Kết quả và thảo luận..................................................................................................... 32
4.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quế Võ, tıı̉nh Bắc

Ninh..................................................................................................................................... 32
4.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh............................................ 32


4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh............................... 35

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quế Võ,

tỉnh Bắc Ninh.................................................................................................................... 38
4.2.

Tình hình quản lý, sử dụng đất đai và khiếu nại, khiếu kiện về đất đai của
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh....................................................................................... 39

4.2.1.

Công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện quế võ............................... 39

4.2.2.

hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Quế Võ........................................... 42

4.3.

Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trên địa bàn
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh....................................................................................... 44

4.3.1.


Quy trình giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trên địa bàn huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh................................................................................................... 44

iv


4.3.2.

Kết quả giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trên đại bàn huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

4.3.3.

48

Đánh giá của hộ gia đình, cá nhân về cơng tác giải quyết khiếu nại, khiếu
kiện về đất đai................................................................................................................... 57

4.3.4.

Đánh giá của cán bộ, công chức giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất
đai........................................................................................................................................ 63

4.3.5.

Những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân trong công tác giải quyết khiếu
nại, khiếu kiện về đất đai............................................................................................... 70

4.4.


Giải pháp hồn thiện cơng tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai
trên địa bàn huyện Quế Võ............................................................................................ 72

4.4.1.

Tăng cường cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính phục vụ cơng tác giải
quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai......................................................................... 72

4.4.2.

Nâng cao năng lực của công chức giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất
đai........................................................................................................................................ 72

4.4.3.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai
và KNKK........................................................................................................................... 73

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 74
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 74

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................................ 75

Tài liệu tham khảo............................................................................................................................ 76
Phụ lục................................................................................................................................................ 79


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

CB,CC

Cán bộ, cơng chức

CP

Chính phủ

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB


Giải phóng mặt bằng

HCNN

Hành chính nhà nước

HVHC

Hành vi hành chính

KNKK

Khiếu nại khiếu kiện

KN

Khiếu nại

KK

Khiếu kiện

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NĐ-CP

Nghị định của Chính phủ


NXB

Nhà xuất bản

QĐ-TTg

Quyết định của Thủ tướng

QĐHC

Quyết định hành chính

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

QLHC

Quản lý hành chính

TAND

Tịa án nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Kết quả g

đai tại tỉnh
Bảng 3.1.

Tổng hợp

Bảng 4.1.

Hiện trạng

Bảng 4.2.

Tổng hợp

Quế Võ g
Bảng 4.3.

Đơn thư v

2018........
Bảng 4.4.


Tổng hợp

huyện Qu
Bảng 4.5.

Kết quả g

Bảng 4.6.

Kết quả g
giai đoạn

Bảng 4.7.

Tổng hợp

khiếu kiện
Bảng 4.8.

Tổng hợp

cận đơn k
Bảng 4.9.

Tổng hợp

Bảng 4.10.

Tổng hợp


cách thức
Bảng 4.11.

Tổng hợp

luật liên q
Bảng 4.12.

Tổng hợp

chấp hành
Bảng 4.13.

Đánh giá

KNKK về
Bảng 4.14.

Đánh giá

hành pháp

đất ..........
Bảng 4.15.

Đánh giá

trình tự, th


vii


quyết định và mức độ quan tâm của cấp trên đối với công tác giải
quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai66
Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ, công chức thái độ hợp tác và việc chấp hành
các quyết định giải quyết KNKK của người KNKK 67
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ, công chức về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và
kinh phí phục vụ cơng tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

68

Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ, công chức về tồn tại và đề xuất giải pháp hồn
thiện cơng tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

viii

69


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh................................................... 32
Hình 4.2. Quy trình giải quyết khiếu nại.................................................................................... 45
Hình 4.3. Quy trình giải quyết vụ án hành chính..................................................................... 47

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh.

Tên Luận văn: Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trên địa
bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Ngành: Quản lý đất đai.

Mã số: 8850103.

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
(1) Đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trên

địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; ( 2) Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng
khiếu nại, khiếu kiện về đất đai và đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác giải
quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh góp
phần ổn định đời sống của người dân, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phương pháp nghiên cứu
(1) Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội; quản lý và

sử dụng đất đai; Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện tại các cơ quan, đơn vị có liên quan
đến đề tài tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; (2) Điều tra 90 hộ dân tại Quế Võ có đơn
thư khiếu nại, khiếu kiện về đất đai, và điều tra 50 công chức, viên chức trực tiếp thực
hiện giải quyết khiếu nại, khiếu kiện đất đai; (3) Các số liệu được được tổng hợp, xử lý,
phân tích bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2013; (4) Phân tích, so sánh, đánh giá
sánh số liệu về kết quả giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trên địa bàn huyện
Quế Võ.
Kết quả chính và kết luận
(i) Huyện Quế Võ có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng phát triển đô thị, công

nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, có nhiều dự án phát triển kinh tế trên địa bàn. Kinh tế càng
phát triển các dự án, cơng trình đầu tư xây dựng nhằm phát triển kinh tế xã hội ngày một
nhiều cũng gây khó khăn cho cơng tác quản lý đất đai: công tác cấp GCNQSDĐ, công

tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, cơng tác giao đất... Số vụ khiếu nại,
khiếu kiện về đất đai vì thế mà tăng lên chủ yếu liên quan đến gíá trị, lợi ích từ đất đai.
Và nội dung khiếu nại về đất đai cũng trở nên đa dạng, phức tạp; cơng tác giải quyết
khiếu nại gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
Trong giai đoạn 2014 - 2018, Công tác quản lý đất đai của huyện đã đạt
được những kết quả quan trọng; công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy
(ii)

định pháp luật về đất đai, xử lý các vi phạm về đất đai được thực hiện thường xuyên.

x


Công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện đất đai trên địa bàn huyện Quế Võ
giai đoạn 2014-2018 có những chuyển biến tích cực, cơng tác tiếp dân, tiếp nhận và giải
quyết đơn thư được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định các bước theo hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9001: 2008 mà tỉnh Bắc Ninh đang triển khai áp dụng. Trong giai
đoạn 2014 - 2018, tại Trụ sở tiếp công dân của Huyện đã tiếp nhận 486 đơn thư (Trong
đó, liên quan đến lĩnh vực đất đai chiếm 179 đơn, chiếm 36,83% tổng số đơn, trong đó
khiếu nại về đất đai có 71 đơn chiếm 39,66%; khiếu kiện về đất đai có 19 đơn, chiếm
10,61%. UBND huyện và tòa án nhân dân huyện đã giải quyết được 66/71 đơn khiếu
nại; 17/19 đơn khiếu kiện về đất đai. Về nội dung khiếu nại, người dân tập trung vào 6
vấn đề đó là (1) Khiếu nại về thu hồi đất; (2) Khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư; (3) Khiếu nại về việc cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (4) Khiếu
nại Quyết định XPHC về vi phạm trong sử dụng đất; (5) Khiếu nại về giải quyết tranh
chấp đất đai; (6) Khiếu nại hành vi hành chính của cán bộ, cơng chức nhà nước. Về nội
dung khiếu kiện tập trung vào 5 vấn đề: 1) Khiếu kiện về thu hồi đất; (2) Khiếu kiện về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; (3) Khiếu kiện về việc cấp và thu hồi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; (4) Khiếu kiện Quyết định XPHC về vi phạm trong sử dụng đất; (5)
Khiếu kiện về giải quyết tranh chấp đất đai

(iii)

2) Để tăng cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ giải pháp về về nâng cao năng lực đội ngũ cán
bộ làm công tác giải quyết khiếu nại về đất đai; Đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực tài
chính phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai; Tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai và KNKK về đất đai.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thanh.
Thesis title: Evaluating the settlement of land complaints and lawsuits in Que Vo
.district, Bac Ninh province.
Major: Land Management.

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives
(1) To assess the current situation of settling complaints and lawsuits on land in

Que Vo district, Bac Ninh province. (2) Find out the causes of complaints and lawsuits
about land and propose some solutions to improve the settlement of land complaints and
lawsuits in Que Vo district, Bac Ninh province, contribute to stabilizing the lives of
people, security and order in the area.
Research methods
(1) To collect documents and data on natural, socio-economic conditions; land


management and use; Settling complaints and lawsuits at agencies and units related to
the topic in Que Vo district, Bac Ninh province; (2) Investigation of 90 households in
Que Vo with complaints and lawsuits about land, and investigating 50 civil servants and
offices directly handling land complaints and lawsuits; (3) The data is aggregated,
processed, and analyzed using Microsoft Office Excel 2013 software; (4) analyze,
compare and evaluate data.
Main findings and conclusions
(i) Que Vo district has favorable geographical position, located in the urban and

industrial development area of Bac Ninh province. There are many economic
development projects in the area. The more and more the economy is developing the
more projects and constructions works on socio-economic development carried out, that
makes it difficult for land management: work of granting land use right certificates, land
acquisition, site clearance compensation, land allocation... The number of complaints
and lawsuits related to land increased, therefore, mainly related to the value and benefits
from land. And the content of complaints about land also became diverse and
complicated; The work of resolving complaints faced many difficulties and hassles.
(ii) During the period 2014-2018, the land management of the district achieved

important results; The inspection and examination of the observance of land laws and
handling of land violations are carried out regularly.

xii


The settlement of land complaints and complaints in Que Vo district in the
period 2014-2018 has seen positive changes, the work of receiving people, receiving
and resolving applications was strictly and properly carried out according to the quality
management system ISO 9001: 2008, which Bac Ninh province was implementing. In

the period of 2014 - 2018, at the district's reception office of citizens received 486 letters
(Of which, relating to land sector accounted for 179 applications, accounting for 36.83%
of the total number of applications), in which 71 land complaints accounted for
(iii)

39.66%; Land lawsuits had 19 applications, accounting for 10,61%. District committees
and district people's courts have resolved 66/71 complaints; 17/19 complaints about
land. Regarding the content of complaints, people focused on 6 issues, that were: (1)
Complaints about land acquisition; 2) Complaints about compensation, support and
resettlement; (3) Complaints about the granting and revocation of land use right
certificates; (4) Complaints Deciding administration fine about violations in land use;
(5) Complaints about land dispute resolution.
In order to enhance the effectiveness of the settlement of complaints and
complaints about land in the future t is necessary to synchronously implement solutions
on building the capacity of the contingent of officer working on land complaints;
Investment in infrastructure and financial resources in service of the settlement of
complaints and lawsuits on land; Strengthen in the propagation, dissemination and
education of land law and land lawsuits.
(iv)

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những
năm gần đây tình hình khiếu nại, khiếu kiện về đất đai ngày càng gia tăng về số
lượng và phức tạp về tính chất, nhất là ở những vùng đang đơ thị hóa nhanh. Bởi
vậy, để quản lý đất đai một cách có hiệu quả, theo Luật Đất đai 2003 và Luật Đất
đai 2013 thì cơng tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp

luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai, giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai được coi là
một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai
và cần được thực hiện tốt.
Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai là một trong những nội dung
hết sức quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Giải quyết khiếu
nại, khiếu kiện về đất đai nhằm giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ đất
đai, nó liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp thuộc về pháp luật và những quan hệ
xã hội khác, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các tổ chức, cá nhân, vì vậy
được xã hội rất quan tâm. Để giải quyết một vụ việc khiếu nại, khiếu kiện về đất
đai không gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, đạt được mục tiêu “thấu tình,
đạt lý”, đảm bảo được tính khả thi trong thực tiễn; địi hỏi tổng hợp nhiều u tố:
Đó là xử lý nghiêm các trường hợp cố tình trì hỗn việc giải quyết khiếu nại,
khiếu kiện về đất đai; đó là tuyên truyền sâu rộng, đúng trọng tâm các quy định
của pháp luật về khiếu nại, khiếu kiện; đó là hồn thiện các quy định liên quan
đến nội dung, quy trình giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai…
Tuy nhiên, có một yếu tố quan trọng là phải nâng cao chất lượng giải
quyết các khiếu nại, khiếu kiện về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước.
Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tốt cơng tác giải quyết khiếu nại về
đất đai sẽ giúp cho Nhà nước hồn thiện các chính sách, xác lập mối quan hệ
bình đẳng, cơng bằng giữu Nhà nước với cơng dân và tiến tới xây dựng một Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách,
văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện để giải quyết khiếu nại, khiếu kiện
nhanh, đúng pháp luật, bảo vệ và khôi phục kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp cho

1


nhân dân, đồng thời xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp

luật, tạo niềm tin của nhân dân vào con đường đi lên XHCN mà Đảng và Nhà
nước ta đã lựa chọn. Khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai thường xuyên
xảy ra do những mâu thuẫn, bất cập trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Việc
khiếu nại, khiếu kiện và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đã được Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định cụ thể hóa tại Luật Đất Đai
năm 2003 sửa đổi, bổ sung tại Luật Đất Đai năm 2013; Luật Khiếu nại, Tố cáo
(02/12/1998) đã đươc sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004 và năm 2005. Nay
được thay thế bằng Luật Khiếu nại năm 2011 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm
2012 và Luật Tố Cáo năm 2018 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Luật Tố tụng hành chính năm 2010 nay được thay thế bằng Luật Tố tụng hành
chính năm 2015. Theo đó cơng dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết
định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng
quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
mình. Điều đó đã giúp việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện đã đạt được nhiều kết
quả tích cực hơn trước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân thời gian gần đây tình
hình khiếu nại, khiếu kiện của cơng dân diễn ra khơng bình thường, số lượng gia
tăng, tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại về đất đai chiếm số lượng lớn.
Trong những năm qua huyện Quế Võ đã triển khai thực hiện nhiều chương
trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, việc
quản lý và sử dụng đất đai đang là vấn đề nóng bỏng và phức tạp trên địa bàn
huyện. Tình hình thu hồi đất, bồi thường GPMB; sử dụng đất không đúng mục
đích, tranh chấp đất đai đang là vấn đề nổi cộm dẫn đến việc khiếu nại, khiếu
kiện trên địa bàn huyện có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất phức
tạp, đặc biệt là các đơn thư vượt cấp, kéo dài gây mất ổn định chính trị, kìm hãm
sự phát triển đời sống xã hội nói chung. Vậy nên công tác giải quyết khiếu nại,
khiếu kiện về đất đai là một yêu cầu rất cấp bách, có ý nghĩa hết sức quan trọng
và thiết thực, cần tìm ra các giải pháp phù hợp, chặt chẽ nhằm ngăn chặn việc
phát sinh mới các đơn thư khiếu nại, khiếu kiện về đất đai theo hướng giảm dần
đầu vào và kiên quyết giải quyết hết các trường hợp tồn đọng.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, với mong muốn góp phần hồn thiện cơng tác
giải quyết khiếu nại khiếu kiện về đất đai trên địa bàn nên thực hiện nghiên cứu
đề tài “Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trên địa
bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” là cần thiết.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác giải quyết khiếu nại, khiếu

kiện về đất đai trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian: Công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai
trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Phạm vi thời gian: Công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện trong giai đoạn
từ năm 2014 đến năm 2018.
1.4. NHỮNG ĐIỂM MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những điểm mới của đề tài
Luận văn chỉ ra những ưu điểm và những tồn tại, nguyên nhân của công tác
giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh trên cơ sở đó đã đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác giải quyết khiếu nại,
khiếu kiện về đất đai trong thời gian tới trên địa bàn nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã làm rõ và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về giải quyết
khiếu nại, khiếu kiện về đất đai, kinh nghiệm giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về
đất đai tại một số nước trên thế giới.

1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, tài liệu
nghiên cứu trong công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, khiếu kiện cịn tồn đọng,
hồn thiện, nâng cao chất lượng, kỹ năng, nghiệp vụ của CB, CC nói chung, cải
cách thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, KHIẾU KIỆN VỀ ĐẤT ĐAI
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến khiếu nại, khiếu kiện về đất đai
2.1.1.1. Người sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
a. Người sử dụng đất
Người sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai bao gồm: Các cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế,
tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các
tổ chức khác theo quy định của Chính phủ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
hoặc công nhận quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng
đất; Hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc
công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất; Cộng đồng dân cư
gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản,
buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập qn hoặc
có chung dịng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất;
Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào
tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo
được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất; Tổ chức nước ngồi
có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ

quan đại diện khác của nước ngồi có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt
Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc
tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà
nước Việt Nam cho thuê đất; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư,
hoạt động văn hoá, hoạt động khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại
Việt Nam được Nhà nước Việt Nam giao đất, cho thuê đất, được mua nhà ở gắn
liền với quyền sử dụng đất ở; Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
theo pháp luật về đầu tư được Nhà nước cho thuê đất (Quốc hội, 2003).
b. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà

4


nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp
của người sử dụng đất (Quốc hội, 2003). Ngoài ra, tại Nghị định số 88/2009/NĐ-CP
ngày 19/10/2009 của Chính phủ đã quy định bổ sung về chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được gọi chung là: Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đến năm 2013, Khái niệm này có bổ sung thêm theo Khoản 16, Điều 3 Luật
Đất đai 2013 quy định “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản gắn liền với đất đai là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của
người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác
gắn liền với đất”.
2.1.1.2. Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư a. Thu hồi đất
Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của

người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng
đất vi phạm pháp luật về đất đai (Quốc hội, 2013). Nhà nước quyết định thu hồi
đất trong các trường hợp sau: Thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Thu hồi đất do vi phạm pháp
luật về đất đai; Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự
nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. Nhà nước quyết định
trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng,
chống thiên tai (Quốc hội, 2013).
b. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Bồi thường: "Bồi thường" có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công

lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì mọi hành vi của chủ thể khác. Việc bồi
thường thiệt hại này có thể vơ hình (xin lỗi) hoặc hữu hình (bồi thường bằng tiền
hoặc bằng vật chất khác) theo đúng qui định của pháp luật hoặc do thoả thuận
của các chủ thể. Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng
đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất (Quốc, 2013).
- Hỗ trợ: Hỗ trợ là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào. Hỗ trợ khi nhà nước thu

hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống,
sản xuất và phát triển (Quốc hội, 2013).

5


- Bố trí tái định cư: Người bị thu hồi đất nào thì được bồi thường bằng việc

giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu khơng có đất để bồi thường thì được
bồi thường bằng giá trị QSDĐ tại thời điểm có quyết định thu hồi. Đối với các dự
án tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở và tiến hành phân lô theo quy hoạch đã

được cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí lại cho các hộ giải phóng mặt bằng
sau khi đã thi cơng hạ tầng cơ sở thì được gọi là tái định cư tại chỗ. Việc bố trí lại
đất tái định cư tại nơi ở mới phải có điều kiện sinh hoạt tốt hơn hoặc bằng nơi cũ
(Chính phủ, 2004).
- Bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử

dụng vào mục đích quốc phịng, anh ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và
phát triển kinh tế là những hành vi được quy định tại Hiến pháp năm 1992, mục 4
chương II Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.1.1.3. Hành vi hành chính, quyết định hành
chính a. Hành vi hành chính
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan,
tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện
hoặc khơng thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật thể (Quốc
hội, 2015).
b. Quyết định hành chính
Hành vi hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành,
quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp
dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể (Quốc hội, 2015).
2.1.2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai
2.1.2.1. Khái niệm khiếu nại và giải quyết khiếu nại
a. Khái niệm khiếu nại về đất đai
Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 của
nước ta đều quy định về quyền khiếu nại của công dân. Tại Điều 30 Hiến pháp
năm 2013 quy định: Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và
phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật; nghiêm cấm việc trả thù người


6


khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm
hại người khác (Quốc hội, 2013). Khiếu nại là quyền của công dân được ghi nhận
trong Hiến pháp, thực hiện quyền khiếu nại là thực hiện quyền dân chủ trực tiếp.
Bằng việc phản hồi thông tin trực tiếp cho các chủ thể quản lý, thực hiện quyền
khiếu nại còn là sự tham gia của công dân vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội
(Lê Thị Hương Giang, 2014).
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khiếu nại là việc công dân, cơ quan,
tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính
nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc
quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Phan
Thị Thanh Huyền, Nguyễn Tiến Sĩ, Nguyễn Thị Bích Chiên, 2016). Trong lĩnh
vực quản lý đất đai, Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định việc khiếu nại, theo đó
“người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có
quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về
quản lý đất đai”.
Như vậy, từ những quy định pháp luật nêu trên, có thể hiểu khiếu nại về đất
đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử
dụng đất đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý đất đai khi có căn
cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi
ích hợp pháp của mình. Trên thực tế, hiện đang tồn tại nhiều dạng khiếu nại về
đất đai như: Khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái
định cư; khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khiếu

nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng
đất đai; khiếu nại việc giải quyết các tranh chấp về đất đai của các cơ quan nhà
nước; khiếu nại đòi lại đất trước đây đưa vào hợp tác xă nơng nghiệp hay tập
đồn sản xuất nông nghiệp.
b. Khái niệm giải quyết khiếu nại về đất đai

Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Giải quyết khiếu nại là việc thụ
lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại”. Hiểu rộng ra, giải

7


quyết KN là hoạt động kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp, tính hợp lý
của QĐHC, HVHC bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan HCNN
để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà nước và xã
hội. Trong lĩnh vực đất đai, giải quyết KN về đất đai có thể được hiểu là việc các
cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các QĐHC hoặc HVHC trong quản lý đất đai
khi có u cầu của cơng dân có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cụ thể, giải quyết KN về đất
đai gồm giải quyết khiếu lại liên quan đến thu hồi đất, giao đất, bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư..., trong đó có cả giải quyết KN về cấp GCNQSDĐ (Nguyễn
Thanh Hải, 2014).
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành
chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ
tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai
thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính”. Như vậy, giải
quyết khiếu nại về đất đai là một dạng của hoạt động áp dụng pháp luật. Thông
qua các hồ sơ, tài liệu lưu trữ mà các cơ quan cung cấp, chứng cứ, dấu hiệu, hành
vi, tình tiết thực tế của từng vụ việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà

chức trách có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định
được đúng, sai, tính chất của nội dung khiếu nại, yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ hoặc
chấm dứt hiệu lực của quyết định hành chính hay hành vi hành chính bị khiếu
nại, buộc bồi thường thiệt hại (nếu có), khơi phục uy tín, danh dự đã bị xâm hại,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Nhưng dạng áp dụng pháp
luật này khơng phải xuất phát từ ý chí đơn phương ban đầu của nhà nước như
trong xử lý vi phạm hành chính hay các dạng áp dụng pháp luật khác, mà nó chỉ
xảy ra khi có yêu cầu của chủ thể bị áp dụng pháp luật, hay nói cách khác là phát
sinh trên cơ sở ý chí của chủ thể khiếu nại về đất đai(Hồ Thị Lam Trà và cs.,
2015).
Giải quyết khiếu nại về đất đai có những đặc điểm như: (1) Giải quyết
khiếu nại về đất đai là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước; (2 Giải quyết
khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động phải tuân theo
những hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định; (3) Giải quyết khiếu
nại về đất đai là hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai
của cơ quan hành chính nhà nước, là hoạt động mang tính cá biệt, cụ thể; (4) Giải

8


quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước địi hỏi tính sáng tạo
(Phạm Phương Nam và Hoàng Trung Thịnh, 2017).
2.1.2.2. Phân loại khiếu nại về đất đai
Khiếu nại về đất đai của các tổ chức, cá nhân rất đa dạng, phức tạp, nhưng
chủ yếu tập trung vào các các quyết định hành chính và hành vi hành chính liên
quan đến đất đai: (1) Khiếu nại quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,
trưng dựng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; (2) Khiếu nại quyết định
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; (3) Khiếu nại quyết định cấp hoặc thu hồi giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; (4) Khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai; (5)
Khiếu nại hành vi hành chính của cán bộ, cơng chức nhà nước khi giải quyết

cơng việc trong lĩnh vực đất đai (Thanh tra Chính phủ, 2013).
2.1.2.3. Đặc điểm khiếu nại về đất đai
Theo Phạm Phương Nam, Nguyễn Văn Nghĩa (2016), khiếu nại về đất đai có
4 đặc điểm sau:
(1) Chủ thể của khiếu nại về đất đai chỉ có thể là chủ thể của quyền quản lý

và quyền sử dụng đất mà không phải là chủ thể của quyền sở hữu đất đai. Quyền
sử dụng đất của các chủ thể được xác lập dựa trên quyết định giao đất, cho thuê
đất của Nhà nước, được nhà nước cho phép nhận chuyển nhượng từ các chủ thể
khác hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với diện
tích đất đang được sử dụng. Như vậy chủ thể của khiếu nại về đất đai là tổ chức,
hộ gia đình cá nhân tham gia với tư cách là người quản lý hoặc người sử dụng
đất.
(2) Nội dung của khiếu nại về đất đai rất đa dạng và phức tạp. Hoạt động

quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường diễn ra rất đa dạng, phong
phú với việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau, với diện tích, nhu cầu sử
dụng khác nhau. Khi nội dugn quản lý và sử dụng đất phong phú và phức tạp hơn
thì những mâu thuẫn, bất đồng xung quanh việc quản lý và sử dụng đất đai cũng
trở nên gay gắt và trầm trọng hơn.
(3) Khiếu nại về đất đai phát sinh gây hậu quả xấu về nhiều mặt như có thể

gây mất ổn định về chính trị, phá vỡ mối quan hệ xã hội làm mất đoàn kết trong
nội bộ nhân dân, phá vỡ trật tự quản lý đất đai, gây đình trệ sản xuất, ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi ích khơng những của bản thân người khiếu nại mà còn gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước và xã hội.

9



(4) Đối tượng của khiếu nại về đất đai là quyền quản lý và quyền sử dụng

đất. Đất đai là loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các chủ thể
quản lý, sử dụng đất, mà thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu.
2.1.2.4. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đai
Nguyên tắc giải quyết KN là những quan điểm định hướng cho cơ quan,
đơn vị, CB, CC làm công tác giải quyết KN cần phải nắm rõ khi giải quyết KN.
Việc khiếu nại và giải quyết KN phải được thực hiện theo quy định của pháp luật;
bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời (Quốc hội, 2011).
(1) Giải quyết KN phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nguyên

tắc này đòi hỏi người khiếu nại phải thực hiện KN theo quy định của pháp luật,
không được lợi dụng quyền KN để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Việc giải
quyết khiếu nại của người có thẩm quyền cũng phải tuân theo quy định của pháp
luật, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và việc giải quyết KN phải có căn cứ
pháp lý.
(2) Việc giải quyết KN phải đảm bảo khách quan. Đây là một nguyên tắc

rất quan trọng trong giải quyết KN. Các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
trong cơ quan nhà nước quán triệt nguyên tắc này thì việc giải quyết KN sẽ đảm
bảo tính chính xác, tạo thuận lợi cho việc giải quyết dứt điểm các vụ việc KN, từ
đó cũng hạn chế những sai sót và tình trạng khiếu nại tiếp.
(3) Việc giải quyết KN phải đảm bảo công khai. Nguyên tắc này cũng

nhằm đảm bảo việc giải quyết KN được chính xác, khách quan và minh bạch.
Yêu cầu của nguyên tắc này đòi hỏi việc giải quyết KN của cơ quan có thẩm
quyền, người có thẩm quyền phải giải quyết KN công khai, tăng cường đối thoại
giữa người khiếu nại với người giải quyết KN. Người KN biết được các khâu,
các bước trong việc giải quyết KN. Nguyên tắc công khai cũng giúp cho hạn chế

tiêu cực trong giải quyết KN cũng như hạn chế tình trạng quan liêu, chủ quan
trong giải quyết khiếu nại.
(4) Việc giải quyết khiếu nại phải đảm bảo dân chủ. Nguyên tắc này đòi

hỏi việc giải quyết KN người KN phải tăng cường đối thoại với người KN để
lắng nghe thấu hiểu những yêu cầu của người KN, nội dung khiếu nại,… Qua đó,
có giải pháp phù hợp để giải quyết đối với từng vụ việc KN.
(5) Việc giải quyết KN phải đảm bảo kịp thời. Mặc dù Luật Khiếu nại quy

10


định rõ thời hạn giải quyết KN. Tuy nhiên, trước yêu cầu của công tác giải quyết
KN cũng như yêu cầu của từng vụ việc KN, người giải quyết KN phải xem xét
giải quyết kịp thời, nhất là những QĐHC có thể gây thiệt hại, khó có khả năng
khắc phục thì người giải quyết KN phải giải quyết ngay (Lưu Đức Cường, 2017).
2.1.2.5. Vai trò của việc giải quyết khiếu nại về đất đai
(1) Hoạt động giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước

dựa trên sự tồn tại hệ thống quy phạm pháp luật khiếu nại. Tơn trọng tính tối cao
của Hiến pháp trong việc cụ thể hóa quyền khiếu nại của cơng dân, nhằm đảm
bảo tính thống nhất của hệ thống các quy phạm pháp luật khiếu nại, là cơ sở để
thiết lập trật tự pháp luật, củng cố và tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt
động giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước.
(2) Việc thực hiện tốt cơng tác giải quyết khiếu nại không những bảo đảm

quyền khiếu nại của công dân, phát huy dân chủ XHCN và sức mạnh, trí tuệ của
nhân dân trong việc tham gia quản lý hành chính nhà nước mà cịn đảm bảo kỷ
cương, kỷ luật, tăng cường pháp chế XHCN trong quản lý hành chính nhà nước.
Hơn nữa, hiện nay chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

XHCN, trọng tâm là bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, theo đó giải quyết
khiếu nại thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, đây
cũng là đặc trưng của nền pháp quyền.
Hoạt động giải quyết khiếu nại là cơ sở đảm bảo các cơ quan hành
hành chính nhà nước và những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải tự
giác nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp luật khiếu
nại, bởi nó có ý nghĩa ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm pháp chế XHCN.
(3)

(4) Việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan có thẩm quyền cịn tạo cơ sở

cho việc phát hiện những kẽ hở của luật qua thực tiễn giải quyết, sự mâu thuẫn,
chồng chéo giữa các văn bản luật. Công tác giải quyết khiếu nại nếu được thực
hiện tốt sẽ có tác dụng làm giảm tình trạng tham nhũng, cửa quyền, quan liêu.
(5) Hoạt động kiểm tra hoạt động giải quyết khiếu nại, nhằm phát hiện

những mặt tích cực để biểu dương, đồng thời cũng phát hiện những sai phạm,
yếu kém để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời, bảo đảm trật tự, kỷ cương,
tăng cường pháp chế XHCN và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
(5) Trong hoạt động giải quyết khiếu nại, nếu cơ quan hành chính nhà nước
vi phạm vi phạm pháp luật khiếu nại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng

11


×