Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp vân trung, huyện việt yên, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 95 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN DŨNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP VÂN
TRUNG, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

8440301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thanh Lâm

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc thầy Nguyễn Thanh Lâm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Môi trường, Bộ môn Quản lý môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở Tài
nguyên môi trường tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày


tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Dũng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................................ v
Danh mục bảng............................................................................................................................. vi
Danh mục hình............................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... viii
Thesis abstract.............................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu chung.............................................................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 3
2.1.


Tổng quan KCN Việt Nam........................................................................................ 3

2.1.1.

Q trình hình thành và phát triển khu cơng nghiệp................................ 3

2.1.2.

Phân bố khu cơng nghiệp trong cả nước....................................................... 3

2.1.3.

Vai trị của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội ..............4

2.2.

Hiện trạng môi trường của các KCN tại Bắc Giang................................... 5

2.2.1.

Hiện trạng mơi trường khơng khí tại các KCN trong tỉnh Bắc Giang
5

2.2.2.

Hiện trạng môi trường nước của các KCN tại Bắc Giang.....................5

2.2.3.

Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trong các KCN 6


2.2.4.

Ảnh hưởng của ô nhiếm môi trường KCN đến con người và môi trường

xung quanh...................................................................................................................... 6
2.3.

Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp............8

2.3.1.

Cơ sở pháp lý về quản lý mơi trường khu cơng nghiệp hiện nay.....8

2.3.2.

Tình hình quản lý mơi trường tại các khu cơng nghiệp....................... 12

2.3.3.

Tình hình quản lý môi trường tại các khu công nghiệp ở Bắc Giang . 14

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 17
3.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 17

3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 17


3.3.

Nộı dung nghıên cứu............................................................................................... 17

iii


3.4.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 17

3.4.1.

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.......................................................... 17

3.4.2.

Phương pháp phỏng vấn....................................................................................... 17

3.4.3.

Phương pháp so sánh với quy chuẩn............................................................ 18

3.4.4.

Phương pháp xử lý số liệu................................................................................... 18

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................... 19
4.1.


Đặc điểm và tình hình phát triển của KCN Vân Trung........................... 19

4.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................ 19

4.1.2.

Đặc điểm của KCN Vân Trung............................................................................. 24

4.2.

Hiện trạng quản lý các vấn đề môi trường tại KCN Vân Trung.........26

4.2.1.

Bộ máy tổ chức quản lý môi trường khu công nghiệp......................... 26

4.2.2.

Hiện trạng áp dụng các công cụ quản lý môi trường của cơ quan quản lý

nhà nước........................................................................................................................ 31
4.2.3.

Trách nhiệm BVMT của chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN Vân Trung 39

4.2.4.


Các đáp ứng về quản lý các nguồn thải phát sinh.................................. 40

4.3.

Hiện trạng môi trường KCN Vân Trung.......................................................... 54

4.3.1.

Hiện trạng môi trường nước............................................................................... 54

4.3.2.

Hiện trạng môi trường khơng khí...................................................................... 55

4.4.

Đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường cho KCN Vân Trung
56

Phần 5. Kết luận, kiến nghị................................................................................................... 60
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 60

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 61

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 62
Phụ lục............................................................................................................................................. 64


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQL

Ban quản lý

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

CTR

Chất thải rắn

CTNH

Chất thải nguy hại


KCN

Khu công nghiệp

KTTD

Kinh tế trọng điểm

QLMT

Quản lý môi trường

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TW


Trung ương

XLNT

Xử lý nước thải

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Mực nư

Bảng 4.2.

Các loạ

Bảng 4.3.

Hiện trạ

Bảng 4.4.

Tổng h
nghiệp


Bảng 4.5.

Ước tín

Bảng 4.6.

Nước th

Bảng 4.7.

Kết quả

Bảng 4.8.

Kết quả

và sau k
Bảng 4.9.

Kết quả

Bảng 4.10.

Kết quả

Techno
Bảng 4.11.

Tổng h


Vân Tru
Bảng 4.12.

Khối lượ

Bảng 4.14.

Kết quả

Bảng 4.15.

Kết qu

2016 - 2

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Ngun tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý mơi trường KCN
13

Hình 4.1. Sơ đồ KCN Vân Trung........................................................................................ 19
Hình 4.2. Lượng mưa trung bình qua các năm........................................................ 21
Hình 4.3. Nhiệt độ khơng khí trung bình các năm................................................... 21
Hình 4.4. Số giờ nắng trung bình qua các năm........................................................ 22
Hình 4.5. Độ ẩm trung bình qua các năm..................................................................... 22
Hình 4.6. Sơ đồ tổ chức của BQL các KCN của tỉnh Bắc Giang.....................29
Hình 4.7. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải của KCN Vân Trung...........41

Hình 4.8. Hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH MTV SJ–TECH
Việt Nam.................................................................................................................... 43
Hình 4.9. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Vân Trung ..45
Hình 4.10. Các nguồn phát sinh Bụi và khí thải trong KCN Vân Trung ........47

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Dũng
Tên luận văn: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại Khu
công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Ngành: Khoa Học Môi Trường
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu công
nghiệp Vân Trung.
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu công nghiệp Vân Trung.

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và
chất lượng môi trường của khu công nghiệp Vân Trung.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: từ Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Bắc Giang, Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, Ủy ban nhân
dân huyện Việt Yên, chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Vân Trung, sách
báo và các tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài.
Phương pháp điều tra, khảo sát: T ến hành đ ều tra, khảo sát lựa chọn
ngẫu nhiên tại 30 doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp Vân Trung
về công tác bảo vệ môi trường (chiếm 2/3 số doanh nghiệp trong KCN).


Phương pháp phỏng vấn cán bộ chủ chốt: phỏng vấn cán bộ ban
quản lý KCN Vân Trung về các hoạt động quản lý môi trường.
Phương pháp so sánh với quy chuẩn môi trường và các quy định của pháp luật:
các nội dung về hoạt động bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Vân Trung sẽ được so
sánh và đối chiếu với các quy chuẩn môi trường, các quy định của pháp luật hiện hành.

Kết quả chính và kết luận
1.

Giới thiệu tình hình phát triển và đặc điểm KCN Vân Trung: KCN Vân

Trung đi vào hoạt động năm 2012 với tổng diện tích 350ha. Hiện tại KCN đang
trong giai đoạn một với diện tích xây dựng là 150ha và có 45 doanh nghiệp đang
hoạt động trong 6 lĩnh vực chính, tỷ lệ lấp đầy của KCN mới đạt 63%. Hệ thống
cơ sở hạ tầng của KCN về cơ bản đã được hoàn thiện. Tuy nhiên số lượng các
doanh nghiệp trong KCN vẫn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

viii


2.

Hiện trạng phát sinh và quản lý các vấn đề môi trường tại KCN Vân Trung: Hệ

thống quản lý môi trường của KCN Vân Trung được thực hiện tương đối tốt có sự phối
hợp chặt chẽ của các bên liên quan gồm: Cơ quan quản lý nhà nước (Sở TN&MT Bắc
Giang), chủ đầu tư (BQL KCN Vân Trung) và các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
của KCN như: hệ thống thu gom nước thải, đường giao thông, hệ thống xử lý nước thải,
hệ thống điện được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
BVMT của KCN diễn ra. Các nguồn thải phát sinh từ KCN Vân Trung được kiếm soát một

cách chặt chẽ: Nước thải được xử lý hoàn toàn đạt ngưỡng của QCVN40/2011/BTNMT
Cột A trước khi thải ra ngồi mơi trường; khí thải từ các ống khói được kiểm sốt 100%
theo QCVN19/BTNMT; Chất thải rắn được các doanh nghiệp thuê các công ty môi trường
thu gom, vận chuyển và chở tới khu vực xử lý theo đúng quy định; 100% các doanh
nghiệp phải đăng ký chủ nguồn thải nguy hại đã có sổ chủ nguồn thải nguy hại, 93% các
doanh nghiệp đã xây dựng khu lưu trữ CTNH và ký kết hợp đồng vận chuyển CTNH với
các công ty môi trường có đủ năng lực.

3.

Chỉ rõ hiện trạng chất lượng mơi trường tại KCN Vân Trung: Hiện trạng môi

trường xung quanh KCN Vân Trung hiện tương đối tốt tất cả các thơng số mơi
trường khơng khí xung quanh đều đạt QCVN 05/2009/BTNMT. Chất thải rắn và chất
thải nguy hại được thu gop triệt để 100%. Tuy nhiên, môi trường nước mặt xung
quanh KCN (Cống Bún) đang bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ khi các thông số BOD5,
COD, NH4, PO4, E.Coli và Coliform đều vượt quá ngưỡng của QCVN08/2015/BNMT.
4.

Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý môi trường khu

công nghiệp Vân Trung: Hoạt động quản lý môi trường tại KCN Vân Trung mặc dù đạt
được những kết quả tích cực song vẫn cịn nhiều điểm cần lưu tâm khi: tỷ lệ các doanh
nghiệp chưa chấp hành đầy đủ các thủ tục bảo vệ môi trường còn cao (VD báo cáo quan
trắc CTNH mới đạt hơn 50%; số cơ sở bị xử phạt năm 2017 là 3 cơ sở), KCN chưa có khu
thu gom chất thải rắn và CTNH tập trung. Do đó, các đẩy mạnh các giải pháp hồn thiện
hệ thống quản lý mơi trường cho KCN Vân Trung trong thời gian tới.

ix



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Dung
Thesis title: Assessment of environmental management status of Van
Trung industrial zone in Viet Yen district, Bac Giang province.
Major: Environmental Science

Code: 8440301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA) Research Objectives
To assess the real situation of environmental management in Van
Trung industrial zone;
To specify the current status of environmental in Van Trung industrical zone

To suggesr solutions for improving the effectiveness of
environmental management of Van Trung industrial zone.
Materials and Methods
Inheritance method: the method of inheritance selectively results
from previous studies conducted in the study area.
Collecting secondary data method: the secondary data was collected from Bac
Giang department of Natural resources and Environmental; Van Trung industrical
zone management board; People’s of committee of Viet Yen district; and from
books, journal, document which related to the contents of this thesis.
Investigation and survey method: to investigat and survey at 30 enterprises
operating in Van Trung industrical zone about environmental protection actives.
Key person interview method: interviewing the management staff of Van Trung
industrical zone management board about environmental management activities.

Comparative method with environmental standards: contents of

environmental protection activities in Van Trung industrical zone
will be compared with existing environmentar standards of Vietnam.
Main findings and conclusions
*

Main findings
1.To show the development situation and characteristics of Van Trung industrical
zone: Van Trung Industrial Zone has been put into operation in 2012 with a total
area of 350ha. Currently, the industrial zone is in the first phase with a
construction area of 150ha and 45 enterprises are operating in 6 main areas, the
occupancy rate of the industrical zone is only 63%. The infrastructure of the

x


industrical has basically been improved. However, the number of enterprises
in the industrical zone continues to increase in the coming time.
2.To assess the polutions emission status and environmental management
activities of Van Trung industrical zone: The environmental management system
(EMS) of Van Trung industrial zone is well implemented with the close
cooperation of stakeholders including: State management agency (Bac Giang
Deparment of Nature resource and Environment), investor (Van Trung Industrical
Zone Management Board) and businesses. The technical infrastructure of the
industrial zone such as waste water collection system, roads, waste water
treatment system and electric system are built to create favorable conditions for
implementing environmental protection activities of the industrial zone. Waste
sources generated from the Van Trung intrustrial zone is strictly controlled: The
wastewater is completely treated at the threshold of QCVN40/2011/BTNMT
Column A before being discharged into the environment; Emissions from
chimneys are 100% controlled by QCVN19/BTNMT; Solid waste is hired by

environmental companies to collect, transport to the treating area in accordance
with regulations; 100% of businesses have to register hazardous waste
generators with hazardous waste ledgers; 93% of enterprises have already built
hazardous waste storage sites and have signed hazardous waste transportation
contracts with environmental companies.

3.To specify the current status of environmental in Van Trung industrical
zone: The surrounding environment of Van Trung industrical zone is relatively
good with all parameters of ambient air environment reaching QCVN
05/2009/BTNMT. Solid waste and hazardous waste shall be collected 100%.
However, the surface water environment around the industrial zone (Cong
Bun) is polluted by organic substances when the parameters BOD5, COD,
NH4, PO4, E.Coli and Coliform exceed the threshold of QCVN08/2015/BNMT.
4.And giving some solutions for improving the effectiveness of environmental
management in Van Trung industrical zone: Environmental management
activities in Van Trung industrial zone, despite positive results, still have
many points to bear in mind when: the percentage of enterprises that have
not fully complied with environmental protection procedures (For example,
hazardous waste monitoring reports will reach more than 50%; The number of
enterprises sanctioned in 2017 is 3 enterprises), industrial zones have no
solid waste collection and concentrated hazardous waste.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu chiến lược của nước ta,
mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công
nghiệp. Quá trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa địi hỏi tất yếu phải thực

hiện yêu cầu tái cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp
giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Những hệ lụy của phát triển kinh tế
đối với môi trường là không thể tránh khỏi. Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các
cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách quản lý
để bảo vệ mơi trường, nhưng tình trạng ơ nhiễm mơi trường trong đó ơ
nhiễm mơi trường công nghiệp đang là vấn đề rất đáng lo ngại.
Bắc Giang là một tỉnh trung du và miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam,
nằm cách thủ đô Hà Nội 50km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
(Lạng Sơn) 110km về phía Nam, cách cảng Hải Phịng hơn 100km về phía Đơng,
cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 45km; phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh
Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, Thái Ngun, phía Nam và
Đơng Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Tỉnh Bắc Giang nằm
trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải
Phòng, gần kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, rất thuận lợi trong phát triển
kinh tế và giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực. Hiện nay Bắc Giang đã
quy hoạch 6 khu cơng nghiệp với tổng diện tích 1.322 ha, trong đó có 4 khu cơng
nghiệp đã được đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ: Đình Trám,
Quang Châu, Vân Trung, Song Khê – Nội Hồng và 2 khu công nghiệp đã được
phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết là Việt – Hàn và Châu Minh – Mai Đình.
Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trong
thời gian qua đã thu được những kết quả đáng kể, làm chuyển dịch cơ bản cơ
cấu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các khu, cụm cơng nghiệp đã đóng góp
một phần quan trọng vào tỷ trọng phát triển kinh tế cơng nghiệp, góp phần giải
quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, thực hiện xóa đói, giảm nghèo
trên địa bàn tồn tỉnh.
Khu cơng nghiệp Vân Trung thuộc địa bàn huyện Việt Yên được thành lập từ
năm 2008 (hoàn thiện xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động chính thức từ năm 2014)
với tổng diện tích giai đoạn 01 là 150 ha (giai đoạn hiện tại), giai đoạn 02

1



là 283 ha (giai đoạn từ năm 2020 trở đi), tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp giai đoạn
01 khoảng 60% bao gồm 20 dự án đã và đang triển khai với nhiều loại hình sản
xuất như: Sản xuất linh phụ kiện máy ảnh, điện thoại di động, ôtô; Lắp ráp, gia
công tấm pin năng lượng mặt trời; Hoạt động sản xuất, gia công linh kiện điện tử
cho điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác; sản xuất các loại túi xách và
bao bì bằng giấy; thi công xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp; sản xuất hàng may mặc; sản xuất sơn, hóa chất và phụ gia,....(các dự án
đã đầu tư cơ bản của Hàn Quốc, Trung Quốc). Tuy nhiên cùng với sự phát triển của
khu cơng nghiệp thì nó cũng gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng mơi trường.
Chính vì vậy, vấn đề quản lý môi trường khu công nghiệp đang là một trong những
vấn đề được quan tâm hàng đầu, góp phần tích cực trong việc phịng ngừa ơ nhiễm
ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại Khu
công nghiệp Vân Trung huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”.

1.2. MỤC TIÊU CHUNG
Đánh giá hiện công tác trạng quản lý môi trường KCN Vân
Trung.
Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường tại KCN Vân
Trung.

Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường KCN Vân
Trung.


2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN KCN VIỆT NAM
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển khu cơng nghiệp
Sự ra đời của các KCN gắn liền với đường lối đổi mới, chính sách mở cửa
của Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Thời gian qua, thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp
trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, mỗi KCN đều là đầu
mối quan trọng trong thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngồi. Việc
hình thành các KCN đã tạo động lực lớn cho phát triển công nghiệp, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương tạo công ăn việc làm cho người
lao động. KCN cịn góp phần thúc đẩy sự hình thành khu đô thị mới, các ngành
công nghiệp phụ trợ và dịch vụ. Tính từ năm 1991 đến hết tháng 12/2016, trải qua
25 năm xây dựng và phát triển, cả nước đã thành lập được 325 KCN với tổng
diện tích đất tự nhiên gần 95 nghìn ha, phân bố 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, trong đó diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th đạt 64 nghìn ha,
chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó, 220 KCN đã đi vào hoạt
động với tổng diện tích đất tự nhiên gần 61 nghìn ha và 105 KCN đang trong giai
đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự
nhiên 34 nghìn ha. Tổng diện tích đất cơng nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt
31,8 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51%, cao hơn 2% so với cuối năm 2015,
riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%, cao hơn 6% so với cuối
năm 2015 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2016).

2.1.2. Phân bố khu công nghiệp trong cả nước
Dựa vào số liệu về số lượng KCN thành lập mới và mở rộng năm 2016
cũng như những năm trước cho thấy, mặc dù sự phân bố KCN đã được điều
chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho một số địa bàn đặc biệt khó khăn ở Trung
du miền núi phía Bắc (n Bái, Tun Quang, Hịa Bình, Bắc Kạn...), Tây Ngun
(Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), Tây Nam Bộ (Hậu Giang, An
Giang, Sóc Trăng…) nhằm phát triển công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

song các KCN vẫn tập trung ở 24 tỉnh, thành phố thuộc 4 vùng kinh tế trọng
điểm (KTTĐ) (vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ miền Trung, vùng KTTĐ phía Nam
và vùng KTTĐ Đồng bằng sông Cửu Long. Đến cuối năm 2016, với

3


325 KCN, tổng diện tích đất tự nhiên gần 95 nghìn ha. Theo đó, vùng Đơng
Nam Bộ có số KCN được thành lập nhiều nhất với 111 KCN (chiếm 34%). Tiếp
đến là vùng Đồng bằng sông Hồng và Tây Nam Bộ với lần lượt 85 và 52 KCN.
Đống Nai và Bình Dương là những địa phương có số lượng KCN lớn nhất
trong cả nước. Xu thế phát triển KCN: Ngày 21/8/2006, Thủ tướng Chính phủ
đã ký Quyết định 1107/2006/QĐ – TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển các
KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Quy hoạch đã
xác định sẽ hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trị dẫn dắt sự phát
triển cơng nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các KCN có quy mơ hợp lý
để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại
những địa phương có tỷ trọng cơng nghiệp trong GDP thấp, đưa tỉ lệ đóng
góp của các KCN vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay
lên khoảng 39, 4% vào năm 2020 và trên 60% vào giai đoạn tiếp theo, tăng tỷ
lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp từ 19,2% giá trị xuất
khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2020 và cao hơn vào các
giai đoạn tiếp theo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2016).

2.1.3. Vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội
Trong thời gian qua, các KCN đóng vai trị quan trọng trong hình thành lực
lượng cơng nghiệp mạnh cho phát triển kinh tế đất nước. Tháng 6/2017, Thống
kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tổng doanh thu sản xuất kinh doanh đạt
116.000 triệu USD, đạt 78% so với cùng kỳ năm 2016. Các KCN đóng góp đáng kể
vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp đạt 47.624 triệu USD,

đóng góp khoảng 57% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Với vai trò quan trọng
của mình, trong năm 2016, các doanh nghiệp đã nộp ngân sách nhà nước
khoảng 56.313 tỷ đồng. Tính lũy kế đến hết năm 2016, các KCN cả nước đã thu
hút được 5.647 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký hơn 568.184 tỷ
đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 288.256 tỷ đồng, bằng 51% tổng vốn đăng
ký. Đối với các khu kinh tế, lũy kế đến nay, các khu kinh tế ven biển đã thu hút
được 863 dự án với tổng mức đầu tư 547.815 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện
đạt 176.210 tỷ đồng, bằng 31% tổng vốn đăng ký (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2016).
Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm may mặc
cao cấp, điện tử, công nghiệp chế biến, chế tạo. Một số dự án lớn như: dự án
của của Công ty Samsung Display Việt Nam tại KCN Yên Phong 1, Bắc Ninh
(tổng vốn tăng thêm là 3 tỷ USD); dự án của Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai

4


tại KCN Nhơn Trạch 5, Đồng Nai (tổng vốn đầu 660 triệu USD); dự án của Công ty
TNHH Worldon tại KCN Đơng Nam, TP Hồ Chí Minh (tổng số vốn đầu tư 300 triệu
USD); dự án liên hợp KCN, đô thị và dịch vụ VSIP tại khu kinh tế Đông Nam Nghệ
An (tổng số vốn đầu tư 1700 tỷ đồng). KCN góp phần quan trọng trong giải quyết
việc làm. Tổng số lao động trong KCN, khu kinh tế lũy kế đến hết năm 2016 là
khoảng 2,57 triệu lao động. Trong đó xét cơ cấu lao động thì lao động nữ là 1,48
triệu người (chiếm 62%), lao động nam là 1,09 triệu người (chiếm 38%); xét theo
quốc tịch thì lao động Việt Nam là 2,3 triệu người (chiếm 98,7%), lao động nước
ngồi là hơn 38 nghìn người (chiếm tỷ lệ 1,3%). Thống kê cho thấy, phần lớn cho
thấy lao động làm việc trong các KCN là lao động trẻ, có khả năng nhanh chóng
tiếp thu kỹ thuật, cơng nghệ mới, hiện đại, phương thức tổ chức và quản lý sản
xuất tiên tiến (Vũ Quốc Huy, 2016).

2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC KCN TẠI BẮC GIANG

2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí tại các KCN trong tỉnh Bắc Giang

Trong KCN các nguồn gây ơ nhiễm khơng khí chủ yếu phát sinh
từ quá trình hoạt động của các doanh nghiệp như: hoạt động của
các phương tiện giao thông, sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hơi dung
mơi các loại, mạ kim loại... (BQL KCN tỉnh Bắc Giang, 2016).
Hiện trạng khơng khí tại các KCN: hầu hết các Cơng ty đã có hệ thống thu
gom, xử lý khí thải, tuy nhiên việc vận hành, bảo chỉ, bảo đưỡng không thường
xuyên, dẫn đến chất lượng hệ thống khơng đảm bảo. Vì vậy, mơi trường khơng
khí vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị ô nhiễm. Trung tâm quan trắc Tài nguyên và môi
trường Bắc Giang đã tiến hành quan trắc môi trường đợt II năm 2016 tại các KCN
Vân Trung, Đình Trám, Quang Châu, Song Khê – Nội Hồng; Trung tâm cơng
nghệ xử lý mơi trường – Bộ Tư lệnh hóa học quan trắc 02 đợt năm 2017. Kết quả
quan trắc tại các KCN này cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều có giá trị nằm
trong giới hạn cho phép theo QCVN 05,06:2009/BTNMT, nhưng đang có đang có
dấu hiệu ơ nhiễm (Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang, 2016, 2017).

2.2.2. Hiện trạng môi trường nước của các KCN tại Bắc Giang
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang các doanh nhiệp chủ yếu hoạt
động tập trung ở 04 KCN (KCN Đình Trám, Quang Trâu, Vân Trung, Song Khê
– Nội Hồng). Trong đó 03 KCN đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải
tập trung và đã đưa vào hoạt động, trừ KCN Song Khê – Nội Hồng phía Bắc.

5


Trong 03 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung các doanh nghiệp
đang hoạt động đã được đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom nước thải
của KCN. Quan trắc đợt II năm 2016 tại 4 KCN do Trung tâm quan trắc tài
nguyên và môi trường Bắc Giang và Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường

thực hiện năm 2017: KCN Đình Trám, Quang Trâu, Vân Trung, Song Khê – Nội
Hồng phía Bắc cho thấy mơi trường nước KCN Quang Châu và Vân Trung
tương đối ổn định, các thông số đạt quy chuẩn cho phép; đối với KCN Đình
Trám và KCN Song Khê – Nội Hồng bị ô nhiễm bởi các thông số BOD 5, COD,
Amoni, TSS và Coliform (BQL Các KCN tỉnh Bắc Giang, 2016; Sở Tài ngun
và Mơi trường tỉnh Bắc Giang, 2017).

2.2.3. Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trong các KCN
Đối với chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường phát sinh từ
các doanh nghiệp trong KCN được thực hiện tương đối tốt. Các doanh nghiệp
trong các KCN đều thực hiện thu gom, ký hợp đồng thuê các Công ty thu gom và
vận chuyển (theo đúng quy trình) (Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang, 2016; 2017).

Đối với phế liệu được các doanh nghiệp thu gom và ký hợp
đồng bán cho các đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải.
Đối với chất thải nguy hại hiện nay toàn tỉnh có 01 doanh nghiệp trên
địa bàn được Bộ Tài nguyên và Mơi trường cấp giấy phép xử lý, ngồi ra các
doanh nghiệp thu gom ký hợp đồng với các đơn vị xử lý khác ngồi tỉnh.
Cịn một số các doanh nghiệp trong các KCN thực hiện chưa tốt việc
phân loại, thu gom, quản lý chất thải nguy hại, đặc biệt là các doanh nghiệp
trong nước, Trung Quốc, tình trạng khơng phân định, phân loại chất thải
nguy hại thu gom và xử lý cùng với chất thải công nghiệp thông thường,
không dán nhãn bảo quản, bố trí các thiết bị chuyên dụng lưu giữ chất thải
nguy hại, để lẫn các loại chất thải nguy hại với nhau, không báo cáo định kỳ
công tác quản lý chất thải nguy hại (Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang, 2017).

2.2.4. Ảnh hưởng của ô nhiếm môi trường KCN đến con người và
môi trường xung quanh
Các quá trình sản xuất khơng được khép kín, cơng nghệ lạc hậu đã gây ra
q trình thất thốt ngun, nhiên liệu trong quá trình sản xuất. Hậu quả là vừa

gây ra ô nhiễm môi trường lại vừa gây ra về tổn thất kinh tế. Ơ nhiễm mơi trường
do nguồn nước, khơng khí, chất thải rắn tại các KCN, cụm cơng nghiệp (CCN) ở

6


nước ta là một trong những tác nhân làm suy thối mơi trường và đe dọa
trực tiếp đến các thành quả về phát triển kinh tế - xã hội, cũng như tác động
trực tiếp đến sức khỏe của người dân (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2009).
Hàng năm các khu sản xuất, KCN thải ra khối lượng chất thải rất lớn. Khối
lượng chất thải phát sinh do quá trình sản xuất, sinh hoạt của công nhân viên nhà
máy nếu như khơng được xử lý triệt để sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay để giảm bớt chi phí xử lý cũng như
do nhận thức về công tác BVMT của một số lãnh đạo các doanh nghiệp chưa tốt nên
tình trạng xả thải chất thải trực tiếp chưa qua xử lý vào mơi trường diễn ra phổ biến.
Chính điều này đã gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái cũng như ảnh hưởng tới
đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân (Vũ Bình, 2013).
Nước thải từ KCN khơng qua xử lý gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, từ
đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn và sinh hoạt hàng ngày. Như chúng ta đã
biết sông suối luôn là nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong nước
thải từ các KCN và cơ sở sản xuất kinh doanh. Nước thải chứa chất hữu cơ vượt
quá giới hạn cho phép sẽ gây hiện tượng phú dưỡng là giảm lượng oxi trong nước,
các loài thủy sinh bị thiếu oxi dẫn đến 1 số lồi bị chết hàng loạt. Từ đó gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản và gây ra các bệnh cho con
người như: bệnh đường ruột, bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn, virut, nấm mốc... các
bệnh do côn trùng trung gian và các bệnh ngoài ra. Một số bệnh thường gặp như
bướu cổ địa phương, bệnh về răng do thiếu hoặc thừa flo, bệnh do lượng Nitrat
trong nước cao, bệnh do nhiễm các chất độc hóa học trong nước. Một số ví dụ đáng
nhớ về ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng dân

cư: Năm 1961, tại vịnh Minamata, Nhật Bản những nhà máy chế tạo formaldehyde
thải ra nước biển những chất thải chứa thủy ngân vô cơ (Hg). Các vi khuẩn biến thủy
ngân thành methyl mercury, lượng thủy ngân này được tích lũy dần trong chuỗi
thức ăn. Những người dân tong khu vực này cũng bị nhiễm độc thủy gan do ăn cá
trong vịnh (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2009)
Chất thải không qua xử lý được thải trực tiếp ra ngồi mơi trường khơng chỉ
gây ơ nhiễm mơi trường nước mà cịn gây ơ nhiễm cả môi trường đất. Đất bị ô
nhiễm chất độc hại sẽ được tích lũy dần trong cây trồng, thơng qua chuỗi thức ăn
mà đi vào trong cơ thể con người và ảnh hưởng tới sức khỏe.Ơ nhiễm đất chính là
một trong những vấn đề lớn, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Thiệt hại

7


cho não trong giai đoạn phát triển của trẻ em cũng là kết quả của ơ nhiễm
chì, thủy ngân làm hư hại thận và chức năng của gan bị ảnh hưởng rất nhiều
bởi cyclodiene, một loại thuốc trừ sâu (Phạm Văn Sơn Khanh, 2011).
Ơ

nhiễm khơng khí từ các KCN khơng chỉ ảnh hưởng tới cộng đồng dân

cư sống xung quanh khu vực. Một số nghiên cứu đối chứng đã cho thấy các
bệnh hơ hấp cả mãn tính và cấp tính ở các vùng gần KCN cao hơn rõ rệt so
với các vùng khác. Ngoài ra các bệnh về mắt, tim mạch, da, thiếu máu... ở
những vùng ơ nhiễm khơng khí đều có tỷ lệ cao hơn so với các vùng khác.
Vấn đề sức khỏe do ơ nhiễm khơng khí chủ yếu là liên quan đến đường hô
hấp. Viêm phế quản và hen suyễn là một trong những vấn đề lớn, và nhìn chung làm
giảm chức năng phổi cũng là kết quả của ơ nhiễm khơng khí. Ơ nhiễm khơng khí làm
giảm mức năng lượng và gây chóng mặt, đau đầu, các vấn đề tim mạch, rối loạn
neurobehavioral thậm chí chết sớm trong trường hợp nặng. Các chất gây


ô nhiễm không khí có thể tác động trong một thời gian dài, có sự cộng hưởng
của nhiều chất và thời gian ủ bệnh lâu như: bệnh viêm phế quản mãn tính, ung
thư phổi và bệnh tim... Ơ nhiễm khơng khí gây tác hại tới sức khỏe, nhất là đối
với trẻ em. Đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi là bị ảnh hưởng nặng nhất, bởi cơ thể
đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, đồng thời trẻ hoàn toàn thụ động
trước ảnh hưởng của môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2009).

2.3. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP
2.3.1. Cơ sở pháp lý về quản lý môi trường khu công nghiệp hiện nay

*
-

Về Luật
Luật Bảo vệ Mơi trường được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 23/6/2014.

Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/6/2014.
-

Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội khố XIII, kỳ

họp thứ 3 thơng qua ngày 21/6/2012 và các Nghị định hướng dẫn thi hành.

- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 được được Quốc hội thông qua

ngày 26/11/2014 và các Nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành.

8


-

Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22 tháng

11 năm 2013 của Quốc hội.
* Về Nghị định của Chính phủ
-

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định về quy

hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
-

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 hướng dẫn Luật

Bảo vệ môi trường.
-

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất

thải và phế liệu.
-

Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và


xử lý nước thải.
-

Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 Quy định về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
-

Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 Quy định chi tiết

một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
-

Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 Sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm
2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
-

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 về phí bảo vệ

môi trường đối với nước thải.
-

Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định về

điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
-


Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 quy định về xác

định thiệt hại đối với môi trường.
-

Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định một số điều

kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

-

Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

9


* Văn bản của Thủ tướng Chính phủ
Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 về việc phê duyệt
Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020.
Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 Phê duyệt Kế
hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng khơng khí đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
-

Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ


về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

* Về Thông tư
-

Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề
án bảo vệ môi trường đơn giản.
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong khu kinh
tế; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
-

Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp; khu kinh doanh,
dịch vụ tập trung; làng nghề; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
-

Thông tư số 02/2014/TT-BTNMT ngày 22/01/2014 của Bộ Tài nguyên và


Môi trường quy định chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường.

Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường.
Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT ngày 04/10/2017 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.

10


Thơng tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính
hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp mơi trường.
Thơng tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22/12/2017 của Bộ Tài
chính quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế
đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên và môi trường.
* Các văn bản của tỉnh
-

Quyết định số 515/2015/QĐ-UBND ngày 27/102/015 của UBND tỉnh ban

hành Quy định trình tự, thủ tục đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo
vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi
trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Quyết định số 344/QĐ-UBND ngày 17/8/2015 của Chủ tịch
UBND tỉnh ban hành bộ đơn giá quan trắc, phân tích mơi trường
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Quyết định số 28/2017/QĐ-UBND ngày 04/8/2017 của UBND
tỉnh ban hành Quy định thẩm định công nghệ các dự án đầu tư trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Quyết định số 35/2017/QĐ-UBND ngày 02/11/2017 của UBND
tỉnh ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn
TCXDVN 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và cơng
trình - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 7957 - 2008 Thốt nước - mạng lưới và cơng trình bên
ngồi - Tiêu chuẩn thiết kế.
QCXDVN 01:2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy
hoạch xây dựng.
QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng khơng khí xung quanh.
QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư
lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.
QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong khơng khí xung quanh.

11


QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
cơng nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ.
QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp.
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng
ồn.
- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.


QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
QCVN 08-MT: 2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước mặt.
QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước ngầm.
QCVN 12-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải cơng nghiệp giấy và bột giấy.
2.3.2. Tình hình quản lý môi trường tại các khu công
nghiệp * Hệ thống quản lý môi trường KCN
Theo Luật Bảo vệ môi trường (2014) và các Nghị định hướng dẫn thi
hành Luật, liên quan đến quản lý môi trường KCN được phân cấp quản lý
như sau: Bộ TN&MT (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mơ
lớn); UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với KCN và các dự án
trong KCN có quy mơ thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh, thẩm
quyền xác nhận kế hoạch BVMT của Sở TN&MT); UBND cấp huyện (đối
với một số dự án quy mô nhỏ) và một số bộ, ngành khác (đối với một số
dự án có tính đặc thù). Ngồi ra, chính quyền địa phương các cấp chịu
trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường của địa phương mình.

Bên cạnh đó, cũng theo Luật Bảo vệ mơi trường và các Nghị
định của Chính phủ, liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý
môi trường của các KCN cịn có các cơ quan, đơn vị: Ban quản lý
KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật
KCN; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN.

12



×