Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến năng suất sữa và tình trạng sức khỏe của bò sữa holstein friesian nuôi tại trang trại bò sữa công ty CPTP sữa TH, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.17 KB, 82 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ QUYẾT THẮNG

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN NĂNG
SUẤT SỮA VÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA BỊ
SỮA HOLSTEIN FRIESIAN NI TẠI TRANG
TRẠI BỊ SỮA CÔNG TY CPTP SỮA TH, HUYỆN
NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

Ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

60 62 01 05

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Xuân Trạch

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội ngày 04 tháng 5 năm 2017


Tác giả luận văn

Vũ Quyết Thắng

i


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn
nhận được sự giúp đỡ quý báu, chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn
GS.TS. Nguyễn Xuân Trạch, TS. Nguyễn Ngọc Hùng, TS. Võ Văn Sự và
TS. Trần Hiệp trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp hồn thành
luận văn, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy hướng dẫn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các các thầy cô giáo bộ môn
Chăn nuôi chuyên khoa, khoa Chăn nuôi, học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
hướng dẫn, góp ý sửa đổi cho tơt trong q trình thực hiện đề tài..
Đồng thời, tơi xin được gửi lời biết ơn đối với Ban lãnh đạo công ty Cổ phần
thực phẩm sữa TH đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Cảm ơn các anh chị em
làm việc tại Trung tâm thức ăn cụm trang trại số 2, các anh chị em bộ phận thức ăn,
bộ phận thông tin, bộ phận thú y làm việc tại trang trại bị sữa số 5, cơng ty CPTP
sữa TH đã giúp đỡ về mọi mặt và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận án.

Nhân dịp này, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân, gia đình đã
giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình thực hiện đề tài và luận văn./.
Hà Nội ngày 04 tháng 5 năm 2017

Tác giả luận văn

Vũ Quyết Thắng


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục..................................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt............................................................................................................ v
Danh mục bảng.................................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ, đồ thị................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn............................................................................................................. viii
Thesis abstract...................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học............................................................................................. 3

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 3

1.4.

Phạm vi và thời gian nghiên cứu...................................................................3

1.5.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn.........................3

Phần 2. Tổng quan tàı lıệu................................................................................................ 4
2.1.

Nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa...................................................................4

2.1.1. Nhu cầu thu nhận vật chất khô.......................................................................4
2.1.2. Nhu cầu về năng lượng...................................................................................... 5
2.1.3. Nhu cầu protein...................................................................................................... 6
2.2.

Khả năng thu nhận thức ăn của bò...............................................................7

2.2.1. Cơ chế điều hòa thu nhận thức ăn của bò................................................7
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng thu nhận thức ăn..............................9
2.3.

Ảnh hưởng của thức ăn thu nhận đến năng suất sữa bị................21

2.4.

Ảnh hưởng của chế độ ni dưỡng giai đoạn chuyển tiếp đến sức khỏe và

sản lượng sữa của bò sau đẻ....................................................................... 23
2.5.

Ảnh hưởng của bổ sung tiền chất glucose đến sức khỏe và năng suất sữa


bò sau đẻ................................................................................................................. 26
2.5.1. Trao đổi năng lượng của bò sữa sau khi đẻ..........................................26
2.5.2. Bệnh ketosis.......................................................................................................... 27
2.5.3.

Ảnh hưởng của bổ sung tiền chất Glucose đến sức khỏe và năng suất sữa

của bò sau đẻ........................................................................................................ 29

iii


Phần 3. Nộı dung và phương pháp nghıên cứu...................................................35
3.1.

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................35

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 35
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................... 35
3.1.3. Thời gian nghiên cứu........................................................................................ 35
3.2.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu.....................................................35

3.2.1. Nội dung 1: Ảnh hưởng của mức cho ăn đến khối lượng, điểm thể trạng
và năng suất của bò sữa giai đoạn trên 200 ngày của chu kỳ vắt sữa.. 35

3.2.2. Nội dung 2: Ảnh hưởng của việc bổ sung tiền chất glucose (glycoline)
trong khẩu phần của bò sữa đến trao đổi chất, năng suất sữa, khối lượng


của bò giai đoạn sau đẻ. 38
3.3.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 41

Phần 4. Kết quả thảo luận............................................................................................... 43
4.1.

Ảnh hưởng của mức cho ăn đến năng suất sữa, khối lượng và điểm thể

trạng của bò........................................................................................................... 43
4.1.1. Ảnh hưởng của mức cho ăn đến khả năng thu nhận thức ăn của bò....43
4.1.2. Ảnh hưởng của mức thu nhận thức ăn đến năng suất sữa của bò
45

4.1.3. Ảnh hưởng của mức cho ăn đến khối lượng và điểm thể trạng của bò 47
4.1.4. Ảnh hưởng của mức cho ăn đến chi phí sản xuất sữa.....................48
4.2.

Ảnh hưởng của tiền chất glucose đến năng suất sữa và thể trạng của bò

sau đẻ....................................................................................................................... 50
4.2.1. Ảnh hưởng của tiền chất Glucose đến nồng độ BHBA trong máu
50

4.2.2. Ảnh hưởng của tiền chất Glucose đến nồng độ Glucose trong máu.....53
4.2.3. Ảnh hưởng của tiền chất Glucose đến khả năng thu nhận thức ăn của bò55
4.2.4.

Ảnh hưởng của tiền chất Glucose đến năng suất sữa và khối lượng của bò


sau đẻ....................................................................................................................... 57
Phần 5. Kết luận và kıến nghị.......................................................................................60
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 60

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 60

Tàı lıệu tham khảo.............................................................................................................. 61

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADF

Xơ tan trong môi trường axit

AXBBH

Axit béo bay hơi

BHBA


Beta Hydroxylbutyrate

DM

Vật chất khô

DMI

Vật chất khô thu nhận

ĐC

Đối chứng

GSNL

Gia súc nhai lại

HF

Holstein Friesian

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KL

Khối lượng


KP

Khẩu phần

LĐC

Lơ đối chứng

LTN

Lơ thí nghiệm

ME

Năng lượng trao đổi

Mean

Giá trị trung bình

NDF

Xơ tan trong mơi trường trung tính

NEL

Năng lượng thuần cho tiết sữa

SD


Độ lệch chuẩn

TN

Thí nghiệm

TNTA

Thu nhận thức ăn

VCK

Vật chất khô

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1............................................................................36
Bảng 3.2. Thành phần khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) cho bò
trên 200 ngày vắt sữa................................................................................... 36
Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng 1 kg TMR khẩu phần bò trên 200 ngày vắt sữa
37

Bảng 3.4.Bố trí thí nghiệm 2..........................................................................................39
Bảng 3.5.Khẩu phần thức ăn dành cho bò 21 ngày trước khi đẻ................39
Bảng 3.6. Thành phần dinh dưỡng 1 kg TMR khẩu phần bò 21 ngày trước đẻ. 40
Bảng 3.7.Khẩu phần thức ăn dành cho bò vắt sữa 0-30 ngày sau đẻ.......40
Bảng 3.8. Thành phần dinh dưỡng 1 kg TMR khẩu phần bò 30 ngày sau đẻ.....41

Bảng 4.1. Khả năng thu nhận thức ăn của bò ở các mức cho ăn khác nhau.....44
Bảng 4.2.Năng suất sữa của bò theo mức cho ăn khác nhau......................46
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mức cho ăn đến khối lượng và điểm thể trạng bò...48
Bảng 4.4.Hiệu quả kinh tế từ sữa của các mức cho ăn khác nhau............49
Bảng 4.5. Kết quả theo dõi nồng độ BHBA (mmol/L) trong máu của bò giai
đoạn sau đẻ....................................................................................................... 51
Bảng 4.6. Kết quả theo dõi nông độ Glucose (mg/L) trong máu của bị giai đoạn
sau đẻ.................................................................................................................. 54
Bảng 4.7.Chi phí và mức thu nhận thức ăn của các nhóm bị......................56
Bảng 4.8.Năng suất sữa và biến động khối lượng bò giai đoạn sau đẻ. .58

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1. Thay đổi lượng thu nhận thức ăn ở bò theo giai đoạn của chu kỳ sữa

..................................................................................................................................................... 16

Sơ đồ 2.2. Con đường hình thành thể ketone trong gan và sử dụng thể ketone

cho năng lượng ở cơ và não.................................................................... 28
Đồ thị 4.1. Lượng thức ăn thu nhận theo ngày thí nghiệm............................. 45
Đồ thị 4.2. Biến động năng suất sữa theo ngày của các mức cho ăn.......46
Đồ thị 4.3. Ảnh hưởng của mức cho ăn đển tiêu tốn thức ăn cho sản xuất sữa 48

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Vũ Quyết Thắng
Tên Luận văn: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến năng suất sữa và
tình trạng sức khỏe của bị sữa Holstein Friesian ni tại trang trại bị
sữa cơng ty CPTP sữa TH, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60 62 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến năng suất
sữa, khối lượng cơ thể, điểm thể trạng cũng như hiệu quả kinh tế khi sử
dụng các mức cho ăn khác nhau.
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung tiền chất glucose đến năng
suất sữa, biến động khối lượng cơ thể, năng suất sữa và tình trạng mắc
bệnh ketosis ở bò giai đoạn sau đẻ.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương phápbố trí thí nghiệm để theo dõi các thơng số trên cá
thể bị. Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê tốn học để bố trí thí
nghiệm, lấy mẫu, xử lý số liệu và đánh giá kết quả đảm bảo yêu cầu khách quan
và độ chính xác cho phép với sự hỗ trợ của một số phần mềm Excel, Minitab.

Kết quả chính và kết luận:
1.
Ảnh hưởng của mức cho ăn đến năng suất sữa, khối lượng và
điểm thể trạng của bò
-

Khả năng thu nhận thức ăn của các nhóm cho ăn mức 90%, 100% và 110%

theo khẩu phần lý thuyết lần lượt là 90%, 96% và 98%. Năng suất sữa của các nhóm

lần lượt là 28,14 lít/con/ngày, 28,22 lít/con/ngày và 28,21 lit/con/ngày (P >0,05).

Sụt giảm khối lượng trước và cuối thí nghiệm của nhóm cho ăn
90%, 100%, 110% lần lượt là 3,73% và 2,72% và 0,03% (P<0,05).
Điểm thể trạng nhóm cho ăn 90% giảm 0,013 điểm, nhóm cho ăn
100% tăng 0,003 và nhóm cho ăn 110% tăng 0,005 điểm (P >0,05).
-

Sử dụng các mức cho ăn tăng và giảm 10% so với khẩu phần lý thuyết

khơng làm thay đổi có ý nghĩa về năng suất sữa của bò trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên khi sử dụng mức cho ăn thấp hơn 10% so với khẩu phần lý thuyết
cho hiệu quả kinh tế cao hơn. mặt khác, sử dụng mức ăn thấp hơn 10% so với
lý thuyết cũng làm giảm khối lượng của bò ở mức đáng kể.

viii


2.

Ảnh hưởng của việc bổ sung tiền chất glucose (glycoline) trong khẩu

phần của bò sữa đến năng suất sữa, khối lượng của bò giai đoạn sau đẻ
-

BHBA trong máu của bò đẻ lứa 1 tại thời điểm 5-8 ngày sau đẻ của các

nhóm ĐC, TN1, TN2 và TN3 lần lượt là 0,7, 1,6, 0,95 và 1,6 mmol/L (P>0,05 giữa
nhóm ĐC và TN2 với nhóm TN1 và TN3). Tại thời điểm 21-24 ngày vắt sữa lần
lượt là 0,93, 1,78, 2,1 và 2,13 mmol/lit (P<0,05 giữa nhóm ĐC và các nhóm cịn

lại). Ở bò trưởng thành, BHBA tại thời điểm 5-8 ngày vắt sữa của các nhóm ĐC,
TN1, TN2, TN3 lần lượt là 2,18, 2,12, 1,63 và 1,94 mmol/lit (P<0,05 giữa nhóm
TN1 và TN2). Tại thời điểm 21-24 ngày vắt sữa lần lượt là 1,8, 1,51, 1,75 và
1,39mmol/lit (P<0,05 giữa nhóm ĐC và nhóm TN3).
-

Chỉ số glucose trong máu ở bị đẻ lứa 1 giai đoạn 5-8 ngày vắt sữa của các

nhóm ĐC, TN1, TN2, TN3 lần lượt là 52,75, 36,00, 50,0 và 40,5 mg/lit. P<0,05 giữa
nhóm ĐC và nhóm TN1, TN3. Giai đoạn 21-24 ngày vắt sữa của các nhóm ĐC, TN1,
TN2, TN3 lần lượt 50,0, 41,0, 47,75 và 38,25 mg/lit (P<0,05 giữa nhóm ĐC và nhóm
TN2 với nhóm TN1, TN3). Ở bò trưởng thành Glucose trong máu giai đoạn 5-8 ngày
vắt sữa của các nhóm ĐC, TN1, TN2, TN3 lần lượt là 30,71, 34,88, 42,4 và 35,5 mg/lit
(P<0,05 giữa nhóm TN2 với các nhóm khác). Giai đoạn 21-24 ngày vắt sữa của các
nhóm ĐC, TN1, TN2, TN3 lần lượt 37,5, 41,71, 43,86 và 41,14 mg/lit (P>0,05).

-

Khả năng thu nhận thức ăn của bị trước khi đẻ của các nhóm ĐC, TN1,

TN2 và TN3 lần lượt là 109%, 109%, 112% và 112% so với khẩu phần lý thuyết.
Giai đoạn 0-30 ngày sau đẻ lần lượt là 96,7%, 90,5%, 96,7% và 90,5% (P<0,05).
-

Năng suất sữa của bò đẻ lứa 1 của các nhóm ĐC, TN1, TN2, TN3 lần lượt

là 22,87, 23,33, 20,35, 21,15 lit/con/ngày. Ở bò trưởng thành lần lượt là 29,39,
31,27, 30,02 và 29,12 lit/con/ngày (P<0,05 giữa nhóm TN1 và TN3).

Biến động khối lượng ở ngày đầu đến ngày 30 sau đẻ của bị lứa

đẻ 1 ở các nhóm lần lượt là -21,8, -86,3, -18,5 và -53,5 kg/con (P <0,05). Ở
bò trưởng thành lần lượt là -55,2, -45,2, -59,56 và -51,5 kg/con (P>0,05).
Không thấy tác dụng rõ rệt hiệu quả của việc sử dụng chất
glucose (glycoline) trong điều kiện chăn nuôi tại trang trại. Bổ sung
chất glucose không làm tăng năng suất sữa của bị, cũng khơng
giảm mức độ bệnh ketosis cận lâm sàng của bò sau đẻ. Sử dụng
chất glucose làm tăng giá thành thức ăn, giảm hiệu quả kinh tế.

ix

tiền
tiền
làm
tiền


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Quyet Thang
Thesis title: Effect of diet rations on milk yield and health status of
Holstein Friesian dairy cows raised on dairy farms of THMilk Joint Stock
Company, Nghia Dan district, Nghe An province
Major: Animal Science

Code: 60 62 01 05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives: Evaluate the effect of using different feeding level to
milk yield, body weight, body condition score of cows and economic efficiency.
Materials and Methods: Use the experimental layout method to monitor the parameters

of the cows. Apply mathematical statistical analysis methods for experimental layout,
sampling, data processing and result evaluation to ensure objective requirements and
accuracy are allowed with the support of some software Excel, Minitab.

Main findings and conclusions
1. Effects of feeding levels on milk yield, body weight and body condition score.

The feed intake of group fed 90%, 100% and 110% was 90%, 96%
and 98% respectively. The milk yield of the groups was 28.14
liters/cow/day, 28.22 liters/cow /day and 28.21 liters/cow/day (P> 0.05).
-

The drop in body weight from first day and end of experiment of the group

fed 90%, 100%, 110% was 3,73%, 2,72% and 0,03%, respectively (P < 0,05).

-

The body condition score (BCS) of group fed 90% was decreased by

0,013, group fed 100% by 0,003 and group fed 110% by 0,005 (P> 0,05).

Increased or decreased 10% feeding levels based in the theoretical
diet did not significantly alter the milk yield of cows in the short term.
2.
Effects of supplementation of glucose precursors (glycoline) in
diets on milk yield, body weight of dairy cow after calving.
-

BHBA in the blood of first lactation cows at 5-8 day in milk (DIM) of group


control (ĐC), TN1, TN2 and TN3 were 0,7, 1,6, 0,95 and 1,6 mmol/L, respectively (P
>0,05 between group ĐC, TN2 with group TN1, TN3). At 21-24 DIM were 0,93, 1,78,
2,1 and 2,13 mmol/l (P <0,05 between group TN1 and other groups). In adult cows,
BHBA at milking 5-8 DIM of group ĐC, TN1, TN2, TN3 were 2,18, 2,12, 1,63 and 1,94
mmol/l, respectively (P <0,05 between group TN1 and TN2). At 21-24 DIM were 1,8,
1,51, 1,75 and 1,39 mmol/l, respectively (P <0,05 between group ĐC and group TN3).

x


-

The glucose in blood test of first lactation cow at 5-8 DIM of group ĐC, TN1,

TN2, TN3 were 52,75, 36,00, 50,0 and 40,5 mg/l, respectively (P <0,05 between group
ĐC, TN2 with group TN1, TN3). At 21-24 DIM, result of group ĐC, TN1, TN2, TN3 were
50,0, 41,0, 47,75 and 38,25 mg/l, respectively (P <0,05 between group ĐC, TN2 with
group TN1, TN3). In adult cows, glucose in the blood test at 5-8 DIM of group ĐC,
TN1, TN2, TN3 were 30,71, 34,88, 42,4 and 35,5 mg/l, respectively (P <0,05 between
group TN2 and other groups). At 21-24 DIM of groups ĐC, TN1, TN2, TN3 were 37,5,
41,71, 43,86 and 41,14 mg/l, respectively (P> 0,05).

Feed intake of cows before calving of group ĐC, TN1, TN2, TN3
were 109%, 109%, 112% and 112%, respectively (P<0,05).
-

The milk yield of first lactation cows of group ĐC, TN1, TN2, TN3 were 22,87,

23,33, 20,35, 21,15 liters/cow/day, respectively. In adult cows were 29,39, 31,27,

30,02 and 29,12 liters/cow/day respectively (P <0,05 between group TN1 and TN3).

Body weight drop on first DIM to DIM 30 of first lactation by were
-21,8, - 86,3, -18,5 and -53,5 kg/cow, respectively (P <0,05). In adult cows
were -55,2, -45,2, - 59,56 and -51,5 kg/cow, respectively (P>0,05).
-

No significant effect of use of glycoline precursors on body condition score

was observed. Addition of glucose precursors did not increase cow's milk yield, nor
reduced the level of subclinical ketosis in postpartum cows. Using glucose
precursors increases the cost of feed, reducing economic efficiency.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi, chăn ni bị sữa
đóng góp vai trị quan trọng trong sự phát triển của ngành nông nghiệp. Sản
phẩm của ngành chăn ni bị sữa ngày càng đa dạng, góp phần vào sự phát
triển kinh tế xã hội. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây chăn ni bị sữa
đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt có sự thay đổi lớn về quy mơ, phương thức
chăn ni. Các mơ hình chăn ni bị sữa tập trung hình thành với sự đầu tư
cơng nghệ, tài chính mạnh mẽ, điển hình là Cơng ty Cổ phần thực phẩm sữa
TH, Vinamilk, Mộc Châu, Hoàng Anh Gia Lai... Trong đó đặc biệt nói đến cơng ty
Cổ phần Thực phẩm sữa TH đã áp dụng chăn nuôi quy mô tập trung công
nghiệp đã khẳng định sự phát triển của ngành chăn ni bị sữa Việt Nam. Sự
thành cơng đó càng được khẳng định khi các trang trại của công ty này được
xây dựng và chăn nuôi tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An vốn là khu vực nắng

nóng, điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt đối với bị sữa. Bước đầu thành cơng
của cơng nghệ cao trong chăn ni bị sữa của Cơng ty CPTP sữa TH đồng thời
khẳng định vai trò quyết định của việc áp dụng Cơng nghệ cao trong chăn ni,
trong đó có công nghệ về dinh dưỡng và thức ăn.
Thức ăn quyết định rất nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của không chỉ
công ty TH mà với tất cả bất kỳ trang trang trại bị sữa nào. Với chi phí dành cho
thức ăn chiếm 50-65% chi phí sản xuất ra 1 lít sữa, việc áp dụng chính xác, thành
cơng cơng nghệ thức ăn sẽ là chìa khóa cho sự thành công của trang trại.
Với quy mô đàn hiện tại, công ty đang sử dụng phần mềm NDS kết hợp với
Ration all để tính tốn và xây dựng khẩu phần cho từng nhóm bị. Tuy nhiên, do
quy mơ đàn lớn, cộng với đặc điểm sản xuất công nghiệp, công ty đang gặp khó
khăn trong việc phân chia đàn thành từng nhóm nhỏ. Thực tế mỗi nhóm bị đang
ni nhốt từ 170-200 con, bao gồm các các chu kỳ sữa khác nhau. Một số thời
điểm, ngày vắt sữa (DIM) biến động lớn trong mỗi nhóm bị (từ 31 – 400 ngày), năng
suất sữa cá thể bị trong nhóm cũng biến động từ 16 lít đến 65 lít/con/ngày. Ở
những giai đoạn này, cơng ty vẫn đang áp dụng chung chương trình cho ăn: sử
dụng chung cơng thức cho các nhóm bị này. Năm 2015, thức ăn thu nhận trung
bình trong giai đoạn mùa hè của những nhóm này là khoảng 23 kg VCK/con/ngày.
Tỷ lệ bị có điểm thể trạng >3,75 tại thời điểm cạn sữa là 8%. Đây là điểm thể

1


trạng khơng mong muốn cho bị sữa tại thời điểm cạn sữa, ảnh hưởng đến
sức khỏe và năng suất sữa ở chu kỳ tiếp theo. Nguyên nhân chính dẫn đến
thực trạng này có thể do sự chênh lệch về chu kỳ sữa, năng suất sữa, ngày
vắt sữa...dẫn đến khẩu phần khơng cung cấp chính xác được theo nhu cầu
của bị. Xuất phát từ thực tế đó, mong muốn của nghiên cứu là thay đổi
mức ăn của bò ở mức 90%, 110% so với lý thuyết nhằm đánh giá khả năng
ăn của bị, đánh giá tình trạng biến động khối lượng, điểm thể trạng của bò

và hiệu quả kinh tế, từ đó đưa ra mức cho ăn hợp lý nhất.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề cập đến dinh dưỡng trước và sau giai
đoạn bò đẻ. Đây là giai đoạn rất nhạy cảm đối với bò sữa cao sản. Với nhu
năng lượng phục vụ cho sản xuất lượng lớn sữa sau khi đẻ, trong khi thức ăn
thu nhận không đáp ứng đủ nhu cầu, cơ thể cần huy động năng lượng từ mỡ.
Việc huy động năng lượng từ mỡ là sinh lý bình thường, cần thiết cho sự phục
hồi điểm thể trạng chuẩn bị cho chu kỳ sữa mới cũng như chu kỳ sinh sản tiếp
theo của gia súc. Tuy nhiên việc huy động ở mức cao có thể làm mất cân bằng
năng lượng, là nguyên nhân lớn dẫn đến mất điểm thể trạng quá mức giai đoạn
sau khi đẻ, phát sinh tình trạng rối loạn dinh dưỡng sau đẻ, ảnh hưởng đến
năng suất sữa. Theo thực tế trong những năm gần đây, tình trạng một số bệnh
như ketosis, đẻ khó, viêm nội mạc tử cung... trên đàn bò TH đang ở mức khá
cao. Theo số liệu báo cáo của trại số 5, công ty CPTP sữa TH, năm 2015, tỷ lệ
bị đẻ khó cần can thiệp là 22%, tỷ lệ bệnh viêm nội mạc tử cung là 21%, tỷ lệ
bệnh ketosis là 30- 35% ở các mức độ khác nhau. Đây là biểu hiện của sự mất
cân bằng năng lượng đối với đàn bò, là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến
khả năng sản xuất sữa, ngày động dục, tỷ lệ đậu thai... Nhận thức được vấn đề
này, ban quản lý, bộ phận chuyên môn của trang trại tiến hành tìm các giải
pháp nhằm hạn chế sự mất cân bằng năng lượng của bò giai đoạn sau đẻ.
Thực tế trên thị trường có khá nhiều sản phẩm nhằm hạn chế huy động mỡ cho
gia súc sau đẻ, như các chất tiền glucose như monopropylen glycol, glycerol,
propionate ..., tuy nhiên trên thực tế đàn bị ni tại TH, việc bổ sung các tiền
chất glucose này có thực sự giải quyết được việc mất cân bằng năng lượng
hay khơng, có đem lại hiệu quả kinh tế hay không đặt cho công ty những thắc
mắc lớn. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài đi trả lời những câu hỏi trên, góp
phần đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi của công ty.

2



1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trong chăn ni bị sữa cơng nghiệp, rất nhiều các giải pháp dinh dưỡng
được đặt ra nhằm đảm bảo sức khỏe và năng suất sữa cho bị. Tuy nhiên trong
điều kiện chăn ni bị sữa quy mô công nghiệp tại Việt Nam, việc triển khai
các giải pháp đó có thực sự phù hợp và có hiệu quả hay không đang là dấu hỏi
lớn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra một số giả thuyết như sau:

Khi sử dụng các mức ăn cao hơn và thấp hơn 10% so với nhu
cầu lý thuyết thì khơng làm ảnh hưởng đến thể trạng và sức sản xuất
sữa của nhóm bị. Mức ăn thấp hơn nhưng khơng ảnh hưởng đến
năng suất sữa, thể trạng của bị thì cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
-

Bổ sung glycoline, một dạng tiền chất glucose, sẽ làm giảm huy động

mỡ của cơ thể, từ đó giảm xeton huyết (BHBA) để hạn chế bệnh ketossis.

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-

Đánh giá được hiệu quả của các mức ăn TMR sử dụng cho các

nhóm bị đang nuôi tại trang trại TH để lựa chọn được mức ăn hợp lý
nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong điều kiện thực tế của đơn vị.
-

Đánh giá được tác dụng của việc bổ sung tiền chất glusose (Glycoline)

đối với sức khỏe và năng suất sữa của bò giai đoạn sau sinh tại trang trại TH.


1.4. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên đàn bò vắt sữa Holstein Friesian ni tại
trang trại bị sữa cơng ty CPTP sữa TH tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

Thời gian nghiên cứu từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Trên
cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài để đưa ra được mức cho ăn

TMR hợp lý theo đặc điểm sinh lý của đàn bị trong điều kiện chăn
ni cơng nghiệp tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra được
ý nghĩa của việc bổ sung những tiền chất Glucoze đối với sức khỏe
và sức sản xuất của bò giai đoạn sau sinh.
Thực tiễn: Giúp công ty quyết định mức cho ăn TMR và có bổ
sung tiền glucose cho bị sữa hay khơng.
Kết quả của nghiên cứu cũng đồng thời là tài liệu tham khảo cho các
đơn vị chăn ni bị sữa quy mô công nghiệp trong điều kiện Việt nam.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA BỊ SỮA
2.1.1. Nhu cầu thu nhận vật chất khơ
Trong chăn ni bị sữa, việc xác định chính xác khả năng thu nhận theo vật
chất khô (VCK) của gia súc là rất quan trọng. Đây là cơ sở đầu tiên để xây dựng
khẩu phần thức ăn cho gia súc. Lượng thức ăn thu nhận tính theo VCK của gia súc
phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như điều kiện sống, chất lượng khẩu phần ăn, chất
lượng thức ăn, đặc điểm thể trạng gia súc, tình trạng sức khỏe, giai đoạn phát triển,
sức sản xuất... Trong điều kiện bình thường, lượng chất khô thu nhận chịu ảnh
hưởng đầu tiên bởi khối lượng cơ thể, bởi vậy, cách đơn giản nhất là dựa vào thể

trọng để ước tính lượng VCK thu nhận. Theo Preston and Willis (1970) bò tơ (200
kg) sẽ thu nhận xấp xỉ 2,8-3% thể trọng. Trong quá trình sinh trưởng khối lượng cơ
thể chúng tăng lên thì tỷ lệ phần trăm lượng VCK thu nhận có xu hướng giảm
xuống. Theo McDonald et al. (2002) lượng thu nhận VCK của bò sữa khoảng 2,8%
thể trọng vào đầu chu kỳ sữa và 3,2% thể trọng vào thời điểm đỉnh sữa. Đối với bò
sữa, lượng thu nhận thức ăn còn liên quan tới năng suất sữa và cũng có thể ước
tính theo phương trình:

DMI = 0,025 W + 0,1Y
Trong đó, DMI là lượng thức ăn thu nhận (kg VCK/ngày), W là
khối lượng cơ thể (kg) và Y là năng suất sưa (kg/ngày).
Mặc dù vậy, phương pháp này chỉ xem là phương pháp ước tính vì
trong thực tế khả năng thu nhận vật chất khô phụ thuộc rất nhiều vào
các yếu tố khác, trong đó phải kể đến là giai đoạn phát triển của bò.
Theo nghiên cứu của đại học Wisconsin (2003), những tuần cuối cùng mang
thai, bò sữa thu nhận giảm đáng kể lượng thức ăn so với giai đoạn cạn sữa trước
đó. Trung bình lượng thức ăn thu nhận giảm đến 20% so với giai đoạn ngay sau
cạn sữa, đặc biệt chủ yếu tại tuần ngay trước khi đẻ. Nguyên nhân chính dẫn đến
giảm lượng thu nhận thức ăn có thể do bị căng thẳng, thay đổi trạng thái hormon,
tăng thể xe tơn trong máu, bị bắt đầu huy động lượng mỡ dự trức trong các tổ
chức cơ thể, và một nguyên nhân nữa là kích thước bê ngày càng tăng.

Theo NRC (2001), ước tính, một con bị sữa nặng 751 kg thu nhận khoảng
13,7 kg VCK tại 270 ngày mang thai, nhưng chỉ thu nhận 10,1 kg VCK ở 279
ngày mang thai. Theo Wissconsin (2003), 1 con bò Holstein trước khi vào đẻ có

4


khả năng thu nhận bằng 1,75% trọng lượng cơ thể, tức khoảng 10,5 kg

VCK. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những con có thu nhận thức ăn
trước đẻ thấp cũng dẫn đến thu nhận thức ăn 3 tuần sau đẻ cũng giảm.

2.1.2. Nhu cầu về năng lượng
Trong giai đoạn cuối của chu kỳ mang thai, đồng thời với việc khi lượng chất
khô thu nhận giảm, sự phát triển của bào thai và tăng trưởng tế bào vú tăng lên, vì
vậy càng làm tăng nhu cầu dinh dưỡng cho khẩu phần. Các nhà nghiên cứu tại Đại
học Cornell ước tính nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của bào thai và các mơ
khác có liên quan đến việc mang thai. Nghiên cứu cho thấy các khuyến cáo năng
lượng của NRC (1989) là thích hợp cho bị trưởng thành (0,57 Mcal/lb NE l) (1,25
Mcal/kg) để đáp ứng nhu cầu duy trì và tăng trưởng của bào thai. Tuy nhiên, mức
độ năng lượng này không chưa đáp ứng đủ nhu cầu của gia súc trong tuần trước
khi đẻ do lượng thức ăn thu nhận giảm. Đối với bò đẻ lứa 1 cũng cần phải tăng
mức độ năng lượng của khẩu phần vì lượng vật chất khơ thu nhận giảm, cũng như
bị cần thêm nhu cầu cho tăng trọng. Vì những lý do này và vì hầu hết các trang trại
khơng có cơ sở cho việc phân chia hai nhóm bị cạn sữa trước khi đẻ, hầu hết các
nhà dinh dưỡng cân bằng khẩu phần ăn khi chứa khoảng 0,70 Mcal/lb NE l (1,54
Mcal/kg). Ngoài ra, đối với khẩu phần ăn của những nhóm bị này cần sử dụng thức
ăn thơ xanh có hàm lượng xơ dễ tiêu hóa cao nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng
của bò sau đẻ. Cũng theo nghiên cứu, nếu khẩu phần khơng được khơng tính đến
việc giảm lượng chất khô và tăng nhu cầu năng lượng bằng cách tăng mật độ năng
lượng khẩu phần, bò sẽ huy động năng lượng từ mỡ lung và có mức axit béo
khơng ester hóa (NEFA) cao trước khi đẻ. Điều này sẽ làm giảm lượng chất khô
thức ăn thu nhận trước khi đẻ và có thể gây nên các bệnh ketosis hay hội chứng
gan nhiễm mỡ sau khi sinh. Các nhà nghiên cứu Michigan State cho thấy lượng
chất khô tăng 30% khi họ tăng nồng độ năng lượng trong chế độ ăn uống từ 0,60
Mcal/ lb NEl (1,32 Mcal/kg) đến 0,70 Mcal/lb NE l (1,54 Mcal/kg) protein từ 13 đến 16%
vào khoảng 3 tuần trước khi đẻ. Khối lượng chất khô tăng từ 26,5 pounds (12
kg)/ngày lên đến 34,5 pounds (15,7 kg)/ngày và vẫn trên 31 pounds (14 kg)/ngày cho
đến tuần cuối cùng trước khi sinh. Một nghiên cứu sâu hơn ở bang Michigan cho

thấy những kết quả tương tự. Nghiên cứu cũng kết luận rằng ăn một chế độ ăn giàu
năng lượng cao hơn, protein cao dẫn đến việc huy động mỡ cơ thể ít hơn trước khi
sinh.
Theo NRC (2001), yêu cầu 14,4 Mcal NE l mỗi ngày đối với giai đoạn đầu của
bò cạn sữa. Do sự khác biệt về lượng chất khơ ước lượng, nên nó sẽ chuyển

5


thành nồng độ năng lượng là 0,48 Mcal/lb (1,05 Mcal/kg) ở thời điểm mang thai
270 ngày (30,1 pounds (13,7 kg) chất khô) và 0,65 Mcal/lb (1,44 Mcal/Kg) ở thời
điểm mang thai 279 ngày (22,2 cân Anh (10,1 kg) chất khô, tuy nhiên, đối với bò
đẻ chuyển sang giai đoạn tiết sữa đầu tiên, cần thêm nhiều năng lượng (16,9
Mcal/ngày) để chuẩn bị cho dạ cỏ, tăng kích thước và ngăn ngừa bệnh lệch dạ
múi khế (DA) (NRC) (năm 2001) là 0,70-0,74 (1,54-1,62 Mcal/kg).

2.1.3. Nhu cầu protein
Theo đặc điểm sinh lý, giai đoạn phát triển, cũng như sức sản xuất, điều
kiện sống...của gia súc mà nhu cầu protein khác nhau. Các nhà nghiên cứu đại
học Cornell đã tăng hàm lượng đạm trong khẩu phần của bò đẻ lứa đầu tiên từ
12 đến 15% bằng protein thoát qua. Mục tiêu của họ là đáp ứng các nhu cầu
phát triển của vi sinh vật dạ cỏ và tối đa hóa sản xuất protein vi sinh và sau đó
cung cấp thêm axit amin để đáp ứng nhu cầu còn lại của bò. Kết quả cho thấy,
giai đoạn sau đẻ, protein của sữa sau khi sinh tăng, và tỷ lệ phối đậu thai của
bị có xu hướng giảm. Chúng cũng làm giảm tình trạng sụt giảm thể trạng bị
sau khi sinh. Kết quả đó có thể cho thấy nếu bổ sung protein cho khẩu phần bò
trước đẻ, tỷ lệ bò bị nhiễm xeton hơn thấp sau khi đẻ.
Giai đoạn cuối kỳ mang thai, sự phát triển của bê con cần protein để tăng
trưởng cơ bắp cũng như đốt cháy năng lượng. Việc không đủ nguồn protein trước
khi đẻ sẽ dẫn đến thiếu nguồn protein dự trữ sau khi đẻ. Điều này có thể ảnh

hưởng xấu tới sản xuất protein sữa. Một số axit amin cụ thể có thể cần thiết để
giúp làm sạch những khối mỡ tích tụ trên gan. Các axit amin này cũng có thể giúp
hấp thụ và sử dụng chất béo trong khẩu phần ăn để tạo ra năng lượng. Protein
cũng rất quan trọng trong việc hấp thụ canxi, giảm sốt sữa phụ và tăng lượng chất
khô thu nhận. Theo NRC (1989), khuyến cáo chỉ nên sử dụng 12% protein thô trong
khẩu phần bị trước đẻ. Các nhà nghiên cứu khơng chắc chắn về điều này. Một số
nghiên cứu thử nghiệm cho thấy khơng có phản ứng đối với protein bổ sung với
lượng protein phân giải cao hơn là protein không phân huỷ. Protein có thể phân
huỷ có thể đã bị lãng phí và lượng nitơ tăng có thể ảnh hưởng xấu đến những con
bò này. Một thử nghiệm khác của Cornell chỉ ra rằng cho ăn trên 12% CP trong giai
đoạn trước khi đẻ làm giảm nguy cơ sót nhau và xeton huyết. Thí nghiệm cũng áp
dụng với nhiều đàn bị khác với lượng protein cao hơn trong khẩu phần. Từ những
kinh nghiệm này và nghiên cứu Cornell đã thảo luận trước đây, nhiều chuyên gia
dinh dưỡng khuyến cáo rằng khẩu phần bị trước đẻ 14-15% CP với khoảng 30%
protein đó ở dạng protein hòa tan (SIP),

6


60% ở dạng Protein phân giải (DIP), và 40% là protein không phân
huỷ (UIP). Việc bổ sung một số protein đậu nành và protein động vật
được đề nghị để cải thiện chất lượng axit amin của UIP. Protein bổ
sung đặc biệt quan trọng đối với bò đẻ lứa đầu tiên.
NRC (2001), khuyến nghị nên sử dụng mức 901 gam protein trao đổi (MP)
ở tuần lễ 270 và 810 gam ở 279 ngày mang thai. Sử dụng lượng chất khơ ước
tính là 30,1 pound (13,7 kg) và 22,2 pound (10,1 kg), tương ứng với 6,5% MP và
8% MP cho 270 và 279 ngày mang thai, hoặc 10,8% CP và 12,4% CP nếu chế độ
ăn uống là hoàn toàn cân bằng cho các phân số protein. Một chú thích trong
các khuyến cáo của NRC (2001) cho người đọc biết rằng 12% CP có thể thực
sự cần thiết để đáp ứng nhu cầu bị vì lượng protein bị lãng phí và trong các

khuyến cáo về khẩu phần của bò cạn sữa gần giống với tiêu chuẩn của NRC.

2.2. KHẢ NĂNG THU NHẬN THỨC ĂN CỦA BỊ
2.2.1. Cơ chế điều hịa thu nhận thức ăn của bò
Ăn là tập hợp của nhiều động tác bao gồm việc tìm kiếm thức ăn, nhận
dạng và vận động về phía thức ăn, quan sát cảm quan thức ăn, bắt đầu lấy thức
ăn và đưa thức ăn vào miệng. Quá trình điều chỉnh của gia súc đối với lượng
ăn vào gồm có q trình điều chỉnh xảy ra tức thì gọi là điều chỉnh ngắn hạn và
cịn điều chỉnh kéo dài gọi là điều chỉnh dài hạn. Điều chỉnh ngắn hạn liên quan
đến sự bắt đầu và kết thúc từng bữa ăn, còn điều chỉnh dài hạn là liên quan đến
duy trì sự cân bằng năng lượng của cơ thể. Bị ăn no cỏ thì dừng lại, đó là do
sự điều chỉnh ngắn hạn. Bị béo ăn ít thức ăn hơn bị gầy. Điều này có thể được
giải thích qua hướng cân bằng năng lượng vì bị gầy có nhu cầu dinh dưỡng để
tổng hợp mỡ trong khi đó bị béo lại khơng cần.

Có nhiều thuyết khác nhau giải thích cơ chế điều hồ lượng thu
nhận thức ăn, trong đó có hai cơ chế quan trọng đáng chú ý đối với gia
súc nhai lại là cơ chế sinh hố và cơ chế vật lý. Điều hồ sinh hố diễn
ra gia súc khi ăn thức ăn tinh chứa các chất dinh dưỡng dễ tiêu hố, cịn
điều hồ vật lý thường diễn ra khi gia súc ăn thức ăn thô khó tiêu hố,
chiếm nhiều chỗ trong dạ cỏ (Vũ Duy Giảng và cs., 2008).

- Cơ chế sinh hoá:
Theo cơ chế này khi trong máu có một hay một số sản phẩn trao đổi chất đặc
biệt tăng lên thì sẽ gây ra một tín hiệu làm giảm tính ngon miệng của gia súc. A xít
béo bay hơi (AXBBH) được coi là những sản phẩm trao đổi gây ra tín hiệu

7



như vậy ở gia súc nhai lại. Vài giờ sau khi ăn một lượng AXBBH trong dạ cỏ bắt
đầu tăng do kết quả lên men thức ăn ở dạ cỏ. Việc sản sinh ra AXBBH cao nhất
thông thường xuất hiện trong dạ cỏ 2 đến 3 giờ sau khi ăn khẩu phần có nhiều
thức ăn tinh và 4-5 giờ với khẩu phần có nhiều thức ăn thơ. AXBBH sản sinh ra
trong dạ cỏ thường được hấp thu ngay vào trong máu đi đến gan và đến não.
Một khi AXBBH trong máu đạt đến một ngưỡng nhất định thì độ thèm ăn của
con gia súc giảm. Ngưỡng này cao hay thấp chịu ảnh hưởng của nhu cầu năng
lượng của con vật. AXBBH tiếp tục được hấp thu và chuyển hoá bởi tế bào, do
vậy khi lượng AXBBH trong máu giảm thì độ thèm ăn của con vật lại tăng lên. Vì
tốc độ sản sinh AXBBH trong dạ cỏ khi cho ăn thức ăn thơ thấp nên cơ chế này
ít có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng thu nhận thức ăn thô.

-

Cơ chế vật lý:

Điều hoà vật lý liên quan đến sức chứa của đường tiêu hoá, chủ yếu là
dạ cỏ, và phụ thuộc vào chất lượng thức ăn. Các loại gia súc nhai lại khác
nhau có khả năng tiêu hố thức ăn thô khác nhau. Những loại gia súc nhai
lại được chọn lọc tốt nhất thường có dung tích dạ cỏ thấp nhất nên thu
nhận được ít thức ăn thơ. Thậm chí đối với cùng một cá thể, dung tích
đường tiêu hoá cũng bị ảnh hưởng sự mang thai và chu kỳ sữa. Dung tích
dạ cỏ cũng thay đổi theo mùa do sự thay đổi về chất lượng thức ăn.
No vật lý là một nhân tố cơ bản hạn chế lượng thu nhận khi bị được ăn thức
ăn thơ chất lượng rất kém. Khi chất lượng thức ăn thô giảm, tốc độ phân giải trong
dạ cỏ sẽ chậm hơn, gây ra một nhân tố no và do vậy mà làm giảm lượng thức ăn ăn
vào. Thức ăn xơ thô chất lượng thấp khơng chỉ có khả năng phân giải thấp mà vách
tế bào lignin hố của nó cản trở sự xâm nhập và phân giải của VSV trong một thời
gian dài và do đó được tiêu hố một cách chậm chạp. Các tiểu phần thức ăn sinh ra
từ quá trình phân giải này lưu lại trong dạ cỏ lâu hơn so với trường hợp thức ăn

chất lượng cao trước khi kích thước của chúng đủ nhỏ để thoát qua được cửa tổ
ong-lá sách. Do lưu lại lâu trong dạ cỏ chúng choán chỗ và cản trở sự thu nhận
thức ăn mới vào (Vũ Duy Giảng và cs., 2008).

Như đã đề cập ở trên, bị rất béo thường thu nhận ít thức ăn thơ hơn
bị gầy. Điều này cũng có thể giải thích theo cơ chế vật lý là sự tích lũy mỡ
trong khoang bụng có thể giảm khoảng trống mà dạ cỏ có thể phình to khi
ăn no nên làm giảm lượng thu nhận thức ăn thơ tự do của bị.

8


Nói tóm lại, lượng ăn vào được điều chỉnh bởi một loạt các tín hiệu ở các
cấp độ và giai đoạn khác nhau. Gia súc chọn thức ăn thông qua cảm quan hoặc
mùi và quyết định ăn hay không. Ở miệng, thức ăn có thể được nuốt hay khơng
dựa vào vị và kết cấu của nó, nếu thức ăn quá độc thì gia súc có thể nhả ra.
Sau khi nuốt xong gia súc phải tiến hành q trình tiêu hố, hấp thu và trao đổi
chất. Sau khi hấp thu, hầu hết các chất dinh dưỡng tiêu hoá đi vào gan và tham
gia chu trình chuyển hố chung. Trong dạ dày, ruột, gan và não có hàng loạt
chất nhận cảm thơng tin về áp lực, pH, độ thẩm thấu và nộng độ các loại chất
hố học để phát tín hiệu điều chỉnh sự thu nhận thức ăn tiếp theo.

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng thu nhận thức ăn
Theo như phân tích ở trên thì sự thu nhận thức ăn của gia súc nhai lại
chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính là nhu cầu dinh dưỡng (gia súc thu
nhận thức ăn theo nhu cầu của cơ thể) và giới hạn của đường tiêu hoá (gia
súc chỉ thu nhận được khối lượng thức ăn mà đường tiêu hố cho phép).
Ngồi ra, lượng thu nhận thức ăn còn bị chi phối bởi các yếu tố điều chỉnh
khác nữa. Liên quan đến những cơ chế điều hồ này, để có ý nghĩa thực
tiễn hơn trong chăn ni có thể phân chia các yếu tố ảnh hưởng tới lượng

thu nhận thức ăn theo ba nhóm yếu tố là thức ăn, gia súc và môi trường.

a. Các yếu tố thức ăn và khẩu phần
Đối với gia súc nhai lại có một mối tương quan dương giữa tỷ lệ tiêu hoá
và lượng thu nhận thức ăn thơ. Thực ra thì lượng thu nhận thức ăn có liên
quan chặt chẽ hơn với tốc độ phân giải (tiêu hoá) hơn là với bản thân tỷ lệ tiêu
hoá, cho dù hai yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói một cách khác,
thức ăn nào được tiêu hố nhanh thì có tỷ lệ tiêu hố cao và lượng thu nhận
lớn. Đó là vì tốc độ tiêu hố càng cao thì đường tiêu hố được giải phóng càng
nhanh tạo ra được càng nhiều không gian cho việc tiếp nhận thức ăn mới vào.

Theo quan điểm động thái, có bốn thuộc tính kết hợp với nhau sẽ
quyết định lượng thức ăn thơ ăn vào là: độ hồ tan (A), phần khơng hồ
tan nhưng có thể lên men được (B), tốc độ phân giải phần khơng hồ tan
(C) và độ ngon miệng (Orskov, 2005). Vì vậy, điều rất quan trọng là phải
hiểu biết các đặc tính này của mỗi loại thức ăn. Ngoài ra, chế biến thức
ăn, cân bằng dinh dưỡng, cấu trúc khẩu phần và chế độ cho ăn cũng có
ảnh hưởng lớn đến lượng thu nhận thức ăn (Vũ Duy Giảng và cs., 2008).

9


- Độ hoà tan của thức ăn
Thức ăn tinh chứa nhiều phần hồ tan (A), nhưng thức ăn thơ cũng có
chứa các phần có thể hồ tan như đường. Đây là phần nằm phía trong của
thành tế bào và được phân giải nhanh chóng sau khi ăn vào. Kết quả là chúng
chiếm rất ít khoảng khơng gian trong dạ cỏ. Phần hồ tan của rơm có thể lên
đến 10-15% và phần hồ tan của cỏ có thể từ 20-35%, phụ thuộc vào độ thành
thục của cây và cách chế biến rơm và cỏ. Phần hoà tan này của thức ăn
thường được lên men thành axit lactic và các axit khác khi ủ chua. Điều quan

trọng là phần hoà tan này của thức ăn cần được bảo quản vì nó có ảnh hưởng
rất lớn tới lượng thức ăn ăn vào. Nhìn chung, đối với gia súc nhai lại thức ăn
có độ hồ tan cao thì lượng ăn vào được sẽ lớn (Vũ Duy Giảng và cs., 2008).

- Phần khơng hồ tan nhưng có thể lên men
Phần này (B) chiếm nhiều nhất trong thức ăn thô, biến động từ 20-50%
phụ thuộc vào chất lượng thức ăn. Khi cộng phần hoà tan (A) với phần
khơng hồ tan nhưng có thể lên men (B) chúng ta có được tổng lượng chất
khơ có thể được phân giải trong dạ cỏ (A+B) và phần chất khô cịn lại là
phần khơng được phân giải (I). Tuy nhiên, đơi khi phần khơng hồ tan
nhưng có tiềm năng lên men này lại được phân giải rất chậm do vậy thời
gian lưu tại dạ cỏ không đủ lâu để được lên men hồn tồn tai đây. Một
phần của phần khơng hồ tan nhưng có thể lên men sau đó được thải ra
qua phân, và đó là lý do cần biết đến một đặc tính thứ ba của thức ăn là tốc
độ phân giải của phần khơng hồ tan (Vũ Duy Giảng và cs., 2008).

- Tốc độ phân giải của phần khơng hồ tan
Tốc độ phân giải (c) của phần khơng hồ tan có ảnh hưởng rất quan
trọng đến lượng thức ăn thu nhận của gia súc. Một bất lợi đối với loại thức
ăn có tốc độ phân giải thấp như rơm là phần cịn lại khơng được phân giải
sẽ nhiều hơn. Phần còn lại này thường dai hơn, đòi hỏi gia súc phải nhai lại
và nhu động dạ cỏ nhiều hơn để đưa chúng ra khỏi dạ cỏ. Vì lý do này thức
ăn sẽ lưu lại ở dạ cỏ lâu hơn và là nguyên nhân giảm lượng thức ăn ăn vào.
Đối với thức ăn thơ, chúng ta muốn chúng có phần khơng hồ tan được
phân giải ở dạ cỏ càng nhanh càng tốt, cịn đối với thức ăn tinh thì ngược lại
chúng ta lại muốn chúng được phân giải trong dạ cỏ càng chậm càng tốt để
đảm bảo rằng thức ăn không bị lên men quá nhanh làm rối loạn hệ sinh thái dạ
cỏ mà vẫn được tiêu hố hồn tồn sau đó ở ruột (Vũ Duy Giảng và cs., 2008).

10



- Tính ngon miệng
Một số thức ăn gia súc ăn ít hơn một số loại khác và đơi khi có loại cỏ bị
ăn nhưng cừu lại khơng ăn. Nhiều loại cây họ đậu bị khơng thích ăn, nhất là
khi cho ăn đơn điệu. Những loại thức ăn mà bò ăn ít hơn bình thư ờng được
coi là “khơng ngon miêng”, tuy khái niệm “tính ngon miệng” của thức ăn khó
mà định nghĩa được một cách chính xác. Nhìn chung, tính ngon miệng không
đươch cho là một yếu tố quan trọng quyết định lượng ăn vào, trừ một số ngoại
lệ như những thức ăn được bảo vệ để chống ăn vào (như có gai nhọn), bị
nhiễm bẩn (như phân, nước giải) hay chế biến kém (ủ chua bị mốc hay lên men
kém chất lượng) (Vũ Duy Giảng và cs., 2008).

- Khả năng “dễ vỡ” và chế biến thức ăn
Bình thường gia súc bằng cách nhai và nhai lại và vi khuẩn trong dạ cỏ bằng
cách lên men đã phối hợp để giảm kích thước các mảnh thức ăn. Các mảnh thức
ăn nhỏ lơ lửng trong dịch dạ cỏ cho phép chúng thoát khỏi dạ cỏ dễ dàng qua cửa
tổ ong-lá sách để giải phóng ra khỏi dạ cỏ, tăng cơ hội tiếp nhận thức ăn mới vào.
Do vậy, những loại thức ăn có tốc độ giảm kích thước trong dạ cỏ càng nhanh (dễ
vỡ) thì lượng thu nhận tự do càng cao. Điều này phụ thuộc nhiều vào cấu trúc và
trạng thái vật lý của vách tế bào của thức ăn thực vật. Một số loại thức ăn như rơm
có các mảnh dài và rất dai nên cần phải nhai rất nhiều. Đối với các thức ăn khác,
như cỏ khô chất lượng cao, gia súc khơng phải nhai nhiều.
Chúng ta có thể giúp gia súc bằng cách nghiền thức ăn thô trước khi cho ăn,
nhưng việc này quá tốn kém và gia súc có thể làm việc này với giá rẻ nhất, ngoài ra
những mảnh thức ăn nhỏ (do nghiền) lẽ ra được phân giải lại thoát khỏi dạ cỏ
trước khi được lên men. Vì vậy trong khi lượng thức ăn thu nhận cao hơn thì tỷ lệ
tiêu hố của thức ăn thơ nghiền mịn có thể thấp hơn. Nhìn chung nghiền thức ăn
thô không phải là cách mà người chăn ni thường sử dụng. Chặt ngắn thì ngược
lại khơng ảnh hưởng gì lớn đến tốc độ và tỷ lệ tiêu hoá thức ăn. Chặt ngắn thức ăn

thành các đoạn 1-10 cm chủ yếu là để thuận lợi hơn trong việc cho ăn, trộn thức ăn
của người nuôi và lấy thức ăn của gia súc (Vũ Duy Giảng và cs., 2008).

- Cân bằng dinh dưỡng và cấu trúc khẩu phần ăn
Khi ni bị điều cốt yếu là làm sao cho ăn được càng nhiều thức ăn thô càng
tốt. Thức ăn thô xanh chất lượng càng cao, dinh dưỡng càng cân bằng so với nhu
cầu của VSV dạ cỏ thì tốc độ tiêu hoá càng nhanh và lượng ăn vào được càng lớn.
Ngược lại, nếu thức ăn thơ có chất lượng thấp thì lượng thu nhận tự do

11


sẽ rất thấp do mất cân bằng dinh dưỡng (thường thiếu protein, carbohydrate
dễ tiêu, khống và vitamin) nên khơng tối ưu hoá được hoạt động của VSV dạ
cỏ. Do vậy, trong khẩu phần ngồi thức ăn thơ thường cần cần phải bổ sung
thêm dinh dưỡng để tối ưu hoá hoạt động của VSV dạ cỏ và/hay bổ sung cho
nhu cầu sản xuất. Lúc đó, lượng thu nhận thức ăn thơ thực tế ngồi phụ thuộc
vào tính chất của nó cịn chịu ảnh hưởng của thức ăn bổ sung .

Bổ sung thức ăn tinh ở mức thấp thường có tác dụng kích thích vi
sinh vật phân giải xơ ở dạ cỏ (nhờ cung cấp cân đối các yếu tố dinh dưỡng
cần thiết cho chúng) và do đó mà làm tăng lượng thu nhận thức ăn thô của
khẩu phần cơ sở. Tuy nhiên, khi bổ sung nhiều thức ăn tinh thì pH dạ cỏ bị
hạ xuống rất thấp, ức chế vi khuẩn phân giải xơ và hậu quả là làm giảm
lượng thu nhận khẩu phần cơ sở. Hiện tượng thay thế (giảm thu nhận khẩu
phần cơ sở khi bổ sung thức ăn tinh) cũng có thể xảy ra khi bổ thức ăn tinh
bổ sung quá nhiều nên đã đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và con vật dừng
ăn (do cơ chế sinh hoá phát huy tác dụng trước) trong khi vẫn chưa no bởi
thức ăn thô (cơ chế vật lý chưa điều tiết) (Vũ Duy Giảng và cs., 2008).
D.L. Palmquist et al. (1978), trong nghiên cứu của mình đã thấy rằng khả

năng thu nhận thức ăn theo vật chất khô (DMI) thấp nhất ở nhóm bị thí nghiệm
đang trong giai đoạn đầu của chu kỳ vắt ăn khẩu phần có 42% VCK ngũ cốc và
đậu tương nhưng không bổ sung thêm mỡ và cao nhất ở khẩu phần có bổ
sung 5.7% mỡ thủy phân (hydrolyzed fat). Điều này không nhận thấy ở khẩu
phần có 10.8% mỡ bổ sung. Các chỉ tiêu năng suất sữa cũng như tỉ lệ protein
và mỡ sữa khác biệt giữa các lơ thí nghiệm khơng có ý nghĩa thống kê.
Trong một thí nghiệm khác của D.L. Palmquist et al. (1978), khi cho bị ăn
khẩu phần có chứa dẫn xuất ether và tỉ lệ đạm thô khác nhau theo các tổ hợp
lần lượt (%) là: 1) 3.3, 13.6; 2) 2.9, 15.9; 3) 5.9, 13.5; và 4) 6.8, 16.3. Khẩu phần 1
và 2 chứa 50% ngũ cốc theo VCK trong khi khẩu phần 3&4 tỉ lệ này là 33%. Kết
quả nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt giữa các lơ thí nghiệm về thu
nhận thức ăn theo VCK cũng như sản lượng sữa ở bị thí nghiệm.
Theo Michel S. Allen (2000), các đặc tính hóa lý của ngun liệu thức ăn và
tính tương tác giữa chúng có thể gây ra ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thu nhận
thức ăn tính theo vật chất khơ (DMI) ở bò đang cho sữa. Những bất thường về đặc
điểm lý tính của nguyên liệu gây nên sự căng phồng của dạ cỏ và dạ tổ ong hay
những khoang khác của bộ máy tiêu hóa và do vậy giảm DMI ở bò sữa cao sản. Sự
lên men của các acid bay hơi cũng làm giảm DMI do tăng độ thẩm

12


thấu bên trong tuyến dạ cỏ-dạ tổ ong và do các ảnh hưởng đặc thù của
Propionate. Những đặc tính lí hóa của nguyên liệu khẩu phần ảnh hưởng trực
tiếp đến DMI gồm có tỉ lệ chất xơ, mức độ thủy phân của tinh bột và xơ, kích
thước và độ dễ vỡ của nguyên liệu, các sản phẩm ủ chua lên men, hàm lượng
vá đặc tính của mỡ, khối lượng cũng như mức phân hóa protein.

Tác giả M.A. Bal et al. (2000) đã cho bò vắt sữa ăn khẩu phần sử dụng
cây ngô ủ chua thu hoạch vào giai đoạn ngô sữa non (65% DM độ ẩm thân

cây) được băm nhỏ với kích thước 0.95; 1.45 hay 1.90 cm độ dài theo lí
thuyết có qua chế biến bằng cách làm dập bằng trục ép có khe hở 1mm so
sánh với nhóm đối chứng kích thước 0.95 cm khơng qua chế biến. Thí
nghiệm được thực hiện trên bị sữa giống Holstein 71 ngày vắt với thời
gian thí nghiệm cho bị ăn 28 ngày. Ngơ cây ủ chua phối chế trong khẩu
phần TMRcó chứa 50% thô xanh (67% cây ngô ủ chua và 33% cỏ alfalfa ủ
chua) có bổ sung thêm 50% bột ngơ và đậu tương tính theo VCK.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức thu nhận thức ăn theo VCK, năng
suất sữa và mỡ sữa đều cao hơn ở nhóm bị thí nghiệm ăn ngơ cây ủ
chua qua chế biến so với nhóm đối chứng, tương ứng là 25.9 so với 25.3
kg/ngày; 46.0 so với 44.8kg/ngày và 1.42 so với 1.35 kg/ngày. Không
nhận thấy sự khác biệt đáng kể nào ở các chỉ tiêu theo dõi về ảnh
hưởng của kích thước cây ngơ băm khi ủ chua ở bị thí nghiệm.

Thí nghiệm cũng cho thấy tỉ lệ tiêu hóa tinh bột trong khẩu phần
đối chứng thấp hơn so với ở bò ăn ăn ngơ cây ủ chua chế biến cắt
với kích thước nhỏ, trung bình và thơ (95.1 và 99.3%, tương ứng). Tỉ
lệ tiêu hóa của NDF khẩu phần ở nhóm bị thí nghiệm ăn cây ngơ qua
chế biến băm nhỏ thấp hơn so với băm kích thước lớn cũng như so
với nhóm đối chứng (28.4% vs. 33.9 và 33.7%, tương ứng).
Nhóm tác giả đi tới kết luận ngơ cây ủ chua đã qua chế biến cải
thiện mức thu nhận thức ăn, làm tăng khả năng tiêu hóa tinh bột và
sức sản xuất sữa ở bò vắt sữa.
- Chế độ cho ăn
Nếu cho ăn thức ăn tinh không rải đều trong ngày mà chỉ cho ăn theo bữa lớn
thì sau mỗi bữa ăn pH dạ cỏ bị hạ đột ngột xuống rất thấp, ức chế vi khuẩn phân
giải xơ nên làm giảm khả năng phân giải xơ và do đó mà giảm lượng thu nhận thức
ăn thô của khẩu phần cơ sở. Khi trộn đều thức ăn tinh với thức ăn thô


13


×