Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu hiện trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 82 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐỨC LONG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ CỪ,
TỈNH HƯNG YÊN

Ngành:

Khoa học môi trường

Mã ngành:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phan Thị Thúy

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính bản thân tơi. Tồn bộ số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử
dụng trong bất kì một luận văn, một khóa luận được sử dụng bảo vệ bất kỳ một học
hàm, học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ ràng nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Long

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Học Viện
Nơng Nghiệp Việt Nam nói chung, khoa Mơi Trường nói riêng đã trang bị cho tôi
những kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như lối sống, tạo cho tôi hành trang vững
chắc trong công tác sau này.
Tôi xin cảm ơn TS. Phan Thị Thúy, người trực tiếp hướng dẫn đã tận tình giúp
đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trạm BVTV Huyện Phù Cừ, ủy ban nhân dân cùng
toàn thể nhân dân trong xã đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài ở
địa phương.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã khích lệ và tạo điều
kiện để tơi hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Long

ii


MỤC LỤC
Cam đoan ............................................................................................................................i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các từ viết tắt ...................................................................................................vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ix
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 1

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 1

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn:........................................... 2

Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................... 3
2.1.

Giới thiệu chung về thuốc bảo vệ thực vật ............................................................ 3

2.1.1. Đặc tính của thuốc bảo vệ thực vật ........................................................................ 3
2.1.2. Vai trò của thuốc BVTV ........................................................................................ 4
2.2.

Tác động tiêu cực của thuốc bảo vệ thực vật ......................................................... 5

2.2.1. Thuốc BVTV gây kháng thuốc .............................................................................. 5
2.2.2. Sự xuất hiện loài dịch hại mới ............................................................................... 6
2.2.3. Sự suy giảm tính đa dạng trong sinh quần ............................................................. 6
2.3.

Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường ....................................................... 7

2.3.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất ................................................. 7
2.3.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường nước .............................................. 9
2.3.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến mơi trường khơng khí ...................................... 9
2.3.4. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe của con người và động vật ............. 10
2.4.

Thực trạng quản lí thuốc bvtv trên thế giới và việt nam...................................... 12

2.4.1. Thực trạng quản lí thuốc BVTV trên thế giới...................................................... 12
2.4.2. Thực trạng quản lí thuốc BVTV tại Việt Nam .................................................... 15

2.5.

Hệ thống quản lí thuốc bvtv ở việt nam............................................................... 17

Phần 3. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu....................... 20
3.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 20

iii


3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 20

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 20

3.3.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội .................................................... 20
3.3.2. Đánh giá thực trạng quản lí thuốc bảo vệ thực vật ở huyện Phù Cừ ................... 20
3.3.3. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ........................................................... 21
3.4.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 21

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.................................................................. 21
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................... 21
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 23

Phần 4. Kết quả đạt được .............................................................................................. 24
4.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...................................................... 24

4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 24
4.1.2. Đặc điểm kinh tế -xã hội ...................................................................................... 26
4.2.

Thực trạng quản lý thuốc BVTV tại huyện Phù Cừ quy định chung về
đăng ký thuốc bảo vệ thực vật ............................................................................. 29

4.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý thuốc BVTV tại địa bàn huyện Phù Cừ...................... 33
4.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng ............................................................................... 36
4.2.3. Tình hình sản xuất lúa.......................................................................................... 36
4.2.4. Các biện pháp quản lý thuốc BVTV trên địa bàn ................................................ 38
4.3.

Thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại địa bàn huyện Phù Cừ ............................... 49

4.3.1. Phân loại hóa chất BVTV ..................................................................................... 51
4.3.2. Một số loại sâu bệnh hại trên cây trồng tại 3 xã .................................................. 51
4.3.3. Các loại thuốc BVTV được người dân sử dụng .................................................. 53
4.3.4. Tình hình sản xuất nơng nghiệp........................................................................... 53
4.3.5. Cách lựa chọn thuốc của người dân ..................................................................... 53
4.3.6. Cách sử dụng thuốc BVTV.................................................................................. 55
4.3.7. Thời điểm phun thuốc BVTV .............................................................................. 56
4.3.8. Công tác thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV ................................................. 57
4.3.9. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường ............ 58
4.4.


Hiệu quả của công tác quản lý BVTV ................................................................. 59

4.4.1. Hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV qua sự tín nhiệm của người dân ................. 59
4.4.2. Đánh giá của người dân về công tác thăm đồng và dự báo ................................. 60

iv


4.4.3. Đánh giá của người dân về hiệu quả của công tác dự báo dịch hại trên địa
bàn xã ................................................................................................................... 60
4.4.4. Đánh giá của người dân về cơ quan quản lý thuốc BVTV tại huyện
Phù Cừ ................................................................................................................. 61
4.5.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuốc BVTV..................... 63

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 66
5.1.

Kết luận................................................................................................................ 66

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................. 66

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 67

v



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

UBND

Ủy ban nhân dân

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

FAO

Tổ chức nông lương thế giới

ICAMA

Cục quản lí Nơng dược Trung Quốc


HTX

Hợp tác xã

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Độ bền vững của một số hóa chất BVTV trong đất ........................................ 8
Bảng 2.2. Dư lượng thuốc BVTV trong đất tại Đăk Lăk ................................................ 8
Bảng 2.3. Biểu hiện lâm sàng và các triệu chứng nhiễm độc thuốc BVTV .................. 11
Bảng 3.1. Danh sách cán bộ được phỏng vấn và nội dung phỏng vấn sâu ................... 22
Bảng 4.1. Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cừ...................................... 27
Bảng 4.2. Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cừ...................................... 27
Bảng 4.3. Trình độ học vấn, chức vụ và số năm kinh nghiệm của cán bộ Trạm .......... 36
Bảng 4.4. Thông tin các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV tại 3 xã điều tra .................... 41
Bảng 4.5. Các lớp tập huấn về chăm sóc cây trồng & sử dụng thuốc BVTV tại
huyện Phù Cừ ................................................................................................ 43
Bảng 4.6. Tình hình dự tính dự báo sinh vật hại trên địa bàn ....................................... 46
Bảng 4.7. Tình hình sử dụng các loại thuốc trên lúa trên địa bàn huyện Phù Cừ ......... 52
Bảng 4.8. Liều lượng sử dụng một số loại thuốc BVTV của các hộ điều tra................ 55
Bảng 4.9. Thời điểm phun thuốc BVTV trên cây lúa ................................................... 56
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường .............................................. 58
Bảng 4.11. Tín nhiệm của người dân về hướng dẫn của cán bộ. .................................... 59
Bảng 4.12. Tổng hợp các tiêu chí đánh giá việc thực hiện của cán bộ ........................... 62
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả phỏng vấn nhóm về các biện pháp ................................... 64

vii



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tác hại của thuốc BVTV đối với con người và động vật ............................ 10
Hình 2.2. Sơ đồ mạng lưới tổ chức quản lí thuốc BVTV ............................................ 17
Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống quản lí thuốc BVTV tại huyện Phù Cừ ............................... 34
Hình 4.2. Mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý và cách sử dụng thuốc BVTV ............. 39
Hình 4.3. Sơ đồ thành lập ban điều tra liên nghành ..................................................... 40
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ người dân tham gia lớp tập huấn ............................................ 44
Hình 4.5.

Sơ đồ quy trình cơng tác dự tính dự báo sinh vật hại tại địa phương ............... 45

Hình 4.6.

Tình hình sâu bệnh hại xảy ra trên địa bàn xã năm 2016 vụ đông xuân
ở cánh đồng trên địa bàn thôn Cự Phú, Ngũ Phúc và Tam Đa xã
Tam Đa ......................................................................................................... 47

Hình 4.7. Biểu đồ cách lựa chọn thuốc BVTV của người dân .................................... 54
Hình 4.8. Xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV của người dân ............................................... 58
Hình 4.9. Mức độ hài lịng của người dân đến cơng tác dự báo dịch hại trên
địa bàn .......................................................................................................... 61

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đức Long
Tên luận văn: Nghiên cứu hiện trạng quản lý thuốc BVTV trên địa bàn Huyện Phù
Cừ, tỉnh Hưng Yên

Ngành: Khoa học môi trường

Mã Số: 8 44 03 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Điều tra hiện trạng quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn Huyện Phù Cừ,
tỉnh Hưng Yên.
Đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuốc BVTV của
cán bộ tại địa phương.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và
phương pháp xử lí số liệu.
Kết quả chính và kết luận
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất nơng nghiệp, thực trạng quản
lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đánh giá của người dân về công tác quản lý của cán
bộ trên địa bàn và nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi
trường và con người.
- Công tác quản lý thuốc BVTV
Trung tâm DVKTNN huyện Phù Cừ chịu trách nhiệm quản lý thuốc BVTV trên
địa bàn. Cơ quan đã dự báo chính xác 3/5 dịch bệnh và khơng có dịch bệnh nào phát
sinh mà khơng được dự báo trước.
Tất cả cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV có chứng chỉ hành nghề và giấy phép
kinh doanh thuốc BVTV, 100% cửa hàng niêm yết danh mục và giá thuốc đúng quy
định. Tuy nhiên, tỷ lệ cửa hàng thực hiện đúng quy định về vị trí cửa hàng, thiết bị
phịng chống cháy nổ, bảo hộ lao động và hướng dẫn sử dụng thuốc còn thấp.
Các lớp tập huấn về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV chưa được người dân tham
gia tích cực..
- Tình hình sử dụng thuốc BVTV
Các loại thuốc BVTV người dân sử dụng đều có trong danh mục các loại thuốc

BVTV được phép sử dụng do Bộ NN&PTNT ban hành. Đa số các hộ đều sử dụng thuốc
BVTV có nguồn gốc hóa học, thuốc có nguồn gốc sinh học được sử dụng còn thấp.

ix


Các hộ nông dân chọn thuốc chủ yếu theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và
tư vấn của cửa hàng kinh doanh thuốc. Người dân phun thuốc BVTV chủ yếu khi phát
hiện sâu bệnh.
- Để quản lý thuốc BVTV hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Phù Cừ, tỉnh
Hưng Yên, đại diện cơ quan chức năng và người dân đã đề ra một số biện pháp cụ thể
cho người sử dụng thuốc BVTV, cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV và chính quyền địa
phương.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Duc Long
Thesis title: Study on status of pesticide management in Phu Cu District, Hung Yen
Province
Major: Environmental science

Code: 8 44 03 01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research purposes:
To investigate the current status of management and use of pesticides in Phu Cu
District, Hung Yen Province.
To propose appropriate solutions to improve the effectiveness of plant

protection at local.
The thesis uses the following research methods:
Secondary data collection methods, primary data collection methods and data
processing methods.
Results and main points:
Natural and socio-economic conditions and the situation of agricultural
development, the status of management and use of pesticides, assessment of local
people's management and awareness of the impact of pesticides on the environment and
people.
- Pesticide management
Phu Cu Extenworker Centre is responsible for pesticide and herbtices
management. The agency has accurately predicted 3 out of 5 diseases and all of
diseases, which occurred, were forecasted.
All pesticide shops have practicing certificates and pesticide business licenses,
100% of listed shops and pesticide prices comply with regulations. However, the
proportion of shops in compliance with the regulations on shop locations, explosion
prevention equipment, labor protection and low drug use guidelines.
Training courses on techniques of using pesticides have not been actively participated
by farmers.
- The use of pesticides
The pesticides used by the people are included in the list of authorized
pesticides issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development. Most of the
households use pesticides of chemical origin, low-level biological drugs are used.

xi


Farmers choose the pesticides mainly under the guidance of extension workers
and consultants of pesticide stores. People spray pesticides mainly when detecting pests.
- In order to effectively manage pesticides usage in rice cultivation in Phu Cu

district, Hung Yen province, representatives from relevant stakeholders agencies and
farmers have proposed specific solutions for farmers, pesticides’ shops and local
government.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước có nền nơng nghiệp phát triển lâu đời, với khí hậu
nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi, thuận lợi cho sự phát triển các loại
cây trồng. Đồng thời cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát
triển của các loài sâu bệnh, cỏ dại gây hại cho mùa màng ảnh hưởng đến năng
suất và chất lượng nông sản. Do vậy vệc sử dụng hóa chất BVTV để phịng trừ
sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực vẫn là một
biện pháp quan trọng và cần thiết. Việc sử dụng thuốc BVTV trở thành một trong
những phương tiện tối ưu nhất trong cơng tác phịng trừ dịch hại và bảo quản
nông sản, đảm bảo an ninh lương thực.
Là một huyện đồng bằng Phù Cừ có diện tích đất đai dùng cho nơng
nghiệp tương đối lớn, cây trồng chủ yếu là cây lúa và một ít hoa màu. Cùng với
sự phát triển của nền nông nghiệp đi đôi với việc thuốc BVTV được sử dụng
rộng rãi. Nếu sử dụng một cách hợp lý và khoa học theo đúng kỹ thuật thì sẽ đem
lại lợi ích to lớn trong nông nghiệp. Tuy nhiên nếu sử dụng một cách bừa bãi
thiếu ý thức và trách nhiệm thì sẽ gây ra những hệ lụy xấu đối với con người,
môi trường và hệ sinh thái.
Xuất phát từ vấn đề trên tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng quản
lý thuốc BVTV trên địa bàn Huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Điều tra hiện trạng quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện
Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

- Đánh giá của người dân về công tác quản lý thuốc BVTV trên địa bàn
- Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thuốc BVTV
- Đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuốc
BVTV của tại địa phương
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Phạm vi đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu hiện trạng

quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn Huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

1


Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài trên địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh
Hưng Yên
Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hiện trạng quản lí
thuốc bảo vệ thực vật tại huyện Phù Cừ từ tháng 8/2016-8/2017
1.4. NHƯNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN:
Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần cung cấp thêm những nghiên cứu về công tác quản lí
thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Phù Cừ.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ để đưa ra những giải pháp cho
công tác quản lí và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó góp phần làm tăng hiệu
quả quản lí và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Phù Cừ.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
2.1.1. Đặc tính của thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay
hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá
hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại
chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.
* Thuốc trừ sâu
– Tiếp xúc: thuốc tác động qua da.
– Vị độc: thuốc tác động qua miệng.
– Xông hơi: thuốc tác động qua đường hô hấp.
– Nội hấp hay lưu dẫn: thuốc thấm vào trong tế bào và xâm nhập vào hệ
thống mạch dẫn trong cây. Sâu chích hút hoặc ăn phần vỏ cây có phun thuốc rồi
chết.
– Thấm sâu: Thuốc thấm vào mô cây và diệt những cơn trùng sống ẩn
dưới những phần phun thuốc.
Ngồi ra cịn có một số thuốc có tính xua đuổi hoặc gây ngán ăn đối với
côn trùng.
* Thuốc trừ bệnh
Tiếp xúc: tiêu diệt nấm bệnh nơi tiếp xúc với thuốc và ngăn chặn sự xâm
nhiễm tiếp tục của nấm bệnh.
Nội hấp (lưu dẫn): thuốc xâm nhập và chuyển vị trong cây nhằm tiêu diệt
ổ nấm bệnh nằm sâu trong mô cây, ở xa nơi tiếp xúc với thuốc.
* Thuốc trừ cỏ
– Tiếp xúc: thuốc hủy diệt các mô cây cỏ khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
– Nội hấp hay lưu dẫn: thuốc được cây cỏ hấp thu và di trong mạch nhựa,
chuyển đến các bộ phận khác làm thay đổi trạng thái sinh học của cỏ hoặc giết
chết cây cỏ.

3



– Chọn lọc: diệt cỏ dại nhưng không hại đến nhóm cỏ khác hoặc cây
trồng.
– Khơng chọn lọc: diệt tất cả các loài cỏ kể cả cây trồng.
– Tiền nẩy mầm: Thuốc có tác dụng diệt cỏ trước khi hạt cỏ sắp nẩy mầm
hay ngay khi cỏ đang nẩy mầm. Điều kiện thành công của biện pháp này là đất
phải bằng phẳng, đủ ẩm độ. Thuốc xâm nhập vào cây cỏ qua rễ mầm và lá mầm.
– Hậu nẩy mầm sớm: diệt cỏ từ khi cây cỏ đang mọc và đã mọc (được hai
lá trở lại).
– Hậu nẩy mầm: thuốc có tác dụng diệt cỏ sau khi cỏ và cây trồng đã mọc.
Thuốc xâm nhập vào cây cỏ qua lá và một phần qua rễ.
2.1.2. Vai trò của thuốc BVTV
 Thuốc BVTV đóng một vai trị quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp với
nhiều ưu điểm nổi trội:
-

Thuốc BVTV có thể diệt dịch hại nhanh chóng, triệt để, đồng loạt trên

diện rộng và ngăn chặn những trận dịch trong thời gian ngắn mà không phải biện
pháp nào cũng làm được.
-

Đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, đảm bảo năng suất cây trồng và đem

lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tiết kiệm được diện tích canh tác.
-

Là biện pháp đơn giản, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, hiệu


quả ổn định.
 Thuốc BVTV xâm nhập và được lưu lại trên các bộ phận của cây tác động
đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Những tác động tích cực đối với
nó như:
-

Rút ngắn thời gian sinh trưởng, và có thể điều chỉnh thời gian ra hoa

và kết quả theo ý muốn.
-

Tăng năng suất và chất lượng nông sản.

-

Làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với những điều kiện bất lợi

của thời tiết.
Như vậy tùy theo liều lượng sử dụng mà thuốc BVTV mang lại những tác
động tích cực hay tiêu cực đối với ngành nông nghiệp cũng như những ảnh

4


hưởng mà nó mang lại đối với cây trồng, mơi trường: đất, nước, khơng khí,... và
mơi trường sống xung quang chúng ta.
2.2. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Bên cạnh những đóng góp tích cực với sự phát triển của sản xuất nông
nghiệp trên thế giới cũng đem lại những hệ lụy xấu. Hiện nay do việc lạm dụng
HCBVTV tràn lan, không tuân thủ theo các quy tắc 4 đúng đã nêu trên và các

biện pháp an tồn lao động mà HCBVTV đã có nhiều ảnh hưởng xấu đến môi
trường và hệ sinh thái như gây ô nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí…
2.2.1. Thuốc BVTV gây kháng thuốc
Định nghĩa tính kháng thuốc của dịch hại: là sự giảm sút phản ứng của thể
động thực vật đối với một loại thuốc trừ dịch hại, sau một thời gian dài, quần này
liên tục tiếp xúc với thuốc đó khiến cho những loài sinh vật ấy chịu được lượng
thuốc lớn hơn có thể tiêu diệt được hầu hết các cá thể cùng loài chưa kháng thuốc
khả năng này được di truyền qua đời sau, dù cá thể đời sau có hay khơng tiếp xúc
thuốc (WHO, 1976).
Một trong những hậu quả khơng mong muốn của sự lạm dụng thuốc hóa
học BVTV là dịch hại hình thành tính chống thuốc. Đầu thế kỷ XIX mới ghi
nhận được một loài dịch hại chống thuốc. Từ khi thuốc BVTV nhóm hóa học
hữu cơ ra đời, số loài dịch hại chống thuốc gia tăng dần: năm 1948 có 12-14 lồi,
năm 1985 có khoảng 500 loài và đến cuối thế kỷ XX ghi nhận được khoảng 900
lồi cơn trùng, vật gây bệnh cây và cỏ dại có tính chống các thuốc phổ biến đã
được sử dụng trong nông nghiệp trên thế giới (Yudelman et al., 1998). Giữa
những năm 80 của thế kỷ 20 đã có trên 100 loài nấm và vi khuẩn; khoảng 50 loài
cỏ dại; 12 lồi chuột; 447 lồi cơn trùng và nhện (trong đó có 264 lồi cơn trùng
và nhện hại trong nơng nghiệp) đã hình thành tính kháng thuốc. Ở Việt Nam đã
ghi nhận một số loài dịch hại chống thuốc như sâu tơ, rầy nâu, sâu xanh, nhện đỏ
cam, rầy xanh và nhện đỏ nâu hại chè,... (Phạm Văn Lầm. 2015).
Để phòng trừ dịch hại đã kháng thuốc, biện pháp đầu tiên là phải dùng
nhiều thuốc hơn, dẫn đến chi phí sẽ tăng lên và mơi trường sẽ bị đầu độc nhiều
hơn. Các thuốc trừ dịch mới ra đời đã không kịp thay thế cho các thuốc đã bị dịch
hại chống. Dịch hại kháng thuốc đã gây ra những tổn thất lớn trong sản xuất nông
nghiệp và trong y tế ở nhiều nước và ngày càng trở nên nghiêm trọng.

5



2.2.2. Sự xuất hiện loài dịch hại mới
Sau một thời gian dùng thuốc, một số loài dịch hại chủ yếu trước đây
chỉ cịn gây hại khơng đáng kể. Ngược lại một số lồi sâu hại trước đây khơng
được coi trọng lại trở nên rất nguy hiểm, gây nên những tổn thất to lớn. Việc
phịng trừ những lồi dịch hại mới nổi lên này thường phức tạp và khó khăn
hơn trước nhiều.
Thuốc BVTV giết hại các thiên địch (động vật ăn sâu hại) đã dẫn đến sự
gia tăng của một số loài sâu bệnh hại (Pimentel and Greiner, 1997).
Sự biến đổi của dịch hại dẫn đến hình thành những chủng/nịi sinh học có
độc tính cao hơn. Sử dụng rộng rãi, liên tục một loại giống lúa kháng sâu bệnh
dẫn đến hình thành các biotype mới ở sâu năn (Orseolia oryzae), rầy nâu
(Nilaparvata lugens), bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae),... Sử dụng liên tục một
loại giống cây trồng chuyển gen đã hình thành nòi mới kháng gen được chuyển
và làm cho giống cây chuyển gen bị mất tác dụng. Thí dụ, sâu hồng
(Pectinophora gossypiella) thu từ ruộng bơng chuyển gen Cry1A(c) có tính
kháng độc tố Bt tăng lên 300 lần (Tabashnik et al., 2002).
Như vậy, dịch hại mới khơng phải là những lồi dịch hại từ nơi khác di
chuyển đến mà là dịch hại thứ yếu có ngay tại địa phương đó mới bùng phát
mà thành. Sự hình thành các lồi dịch hại mới là kết quả của sự sai khác về độ
mẫn cảm giữa các lồi và khả năng hình thành tính chống thuốc sớm hơn các
loài khác.
Ở Việt Nam một số nghiên cứu đã cho thấy một số loài dịch hại mới (gồm
cả dịch hại ngoại lai) khó phịng chống hơn. Đó là bệnh virút lúa lùn sọc đen
phương Nam, nhện gié Steneotarsonemus spinki, rệp sáp giả sắn màu hồng
Phenacoccus manihoti, rầy u lõm lá nhãn Cornegenapsylla sinica, rầy xám (rầy
nâu nhỏ) Laodelphax striatellus, sâu gai ngô Dactylispa balyi, sâu đục thân mía
bốn vạch đầu nâu Chilo tumidicostalis, bệnh nén hương lúa E. oryzae,... (Nguyễn
Văn Đĩnh, Bùi Sĩ Doanh, 2012; Phạm Văn Lầm, 2009a, 2012;...).
2.2.3. Sự suy giảm tính đa dạng trong sinh quần
Trong hệ sinh thái, nhiều loài sinh vật có mối quan hệ qua lại với nhau,

bên cạnh quan hệ hỗ trợ, các lồi này cịn có mối quan hệ cạnh tranh đối kháng.
Các mối quan hệ này rất phức tạp nhưng tạo ra thế cân bằng giữa các loài,

6


khơng cho phép một lồi nào đó trong hệ sinh thái phát triển quá mức, tạo nên
những trận dịch. Hệ sinh thái càng phức tạp, càng nhiều loài sinh vật thì hệ sinh
thái đó càng bền vững.Tính đa dạng trong hệ sinh thái nông nghiệp tuy không
phong phú bằng hệ sinh thái trong tự nhiên nhưng cũng rất phức tạp và luôn
thay đổi dưới tác động của con người. Thuốc BVTV là một trong những yếu tố
quan trong do con người tạo ra làm mất tính ổn định của quần thể sinh vật.
Thuốc BVTV dùng trên quy mô càng lớn, thời gian dùng càng dài, số lần phun
thuốc càng nhiều sẽ làm giảm càng mạnh số cá thể trong loài và giảm số loài
trong quần thể.
2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BVTV ĐẾN MƠI TRƯỜNG
Phần lớn người trồng cây nơng nghiệp đều phải tiếp xúc với thuốc Bảo vệ
thực vật để bảo vệ mùa màng, nông sản… Việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ
sinh chứng nhờn thuốc và làm ô nhiễm môi trường, do lượng tồn dư trong môi
trường nhiều lên.
2.3.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất
Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dư lượng hóa chất BVTV. Hóa chất
BVTV đi vào trong đất do các nguồn: phun xử lý đất, các hạt thuốc BVTV rơi
vào đất, theo mưa lũ, theo xác sinh vật vào đất. Thời gian tồn tại của thuốc trong
đất dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiều yếu tố môi trường. Tuy nhiên, một chỉ tiêu
thường dùng để đánh giá khả năng tồn tại trong đất của thuốc là “thời gian bán
phân hủy”, tính từ khi thuốc được đưa vào đất cho tới khi một nửa lượng thuốc bị
phân hủy và được biều thị bằng DT50, người ta còn dùng các trị số DT75, DT90
là thời gian để 75% và 90% lượng thuốc bị phân hủy trong đất.Lượng thuốc
BVTV, đặc biệt là nhóm Clo tồn tại quá lớn trong đất mà lại khó phân hủy nên

chúng có thể tồn tại trong đất gây hại cho thực vật trong nhiều năm. Sau một
khoảng thời gian nó sinh ra một hợp chất mới, thường có tính độc cao hơn bản
thân nó. Ví dụ Ví dụ: sản phẩm tồn lưu của DDT trong đất là DDE cũng có tác
dụng như thuốc trừ sâu nhưng tác hại đối với sự phát triển của phôi bào trứng
chim độc hơn DDT từ 2 đến 3 lần. Loại thuốc Aldrin cũng đồng thời với DDT,
có khả năng tồn lưu trong môi trường sinh thái (MTST) đất và cũng tạo thành
sản phẩm "dieldrin" mà độc tính của nó cao hơn aldrin nhiều lần. Thuốc diệt cỏ
2,4 – D tồn lưu trong MTST đất và cũng có khả năng tích lũy trong quả hạt cây
trồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nông sản.

7


Bảng 2.1. Độ bền vững của một số hóa chất BVTV trong đất
Hóa chất BVTV

Thời gian tồn lưu trong đất (tuần)

Clodan

300

DDT

200

Dieldrin

150


Heptaclo, Aldrin

90

Simazin

80

Antrazin

40

2,3,6 – TBA

43

2,4 D

3

Barba

1
Nguồn: Trần Văn Chiến và Phan Trung Quý (2006)

Theo nghiên cứu của Bùi Vĩnh Diên và cộng sự (2004) về dư lượng thuốc
BVTV trong đất tại Đắclắk thấy trong đất canh tác các loại có chứa dư lượng
thuốc BVTV chung là 62,22% số mẫu và 44,44% mẫu có dư lượng vượt quá tiêu
chuẩn cho phép. Đất trồng cà phê 60,0% số mẫu có dư lượng thuốc BVTV và
33,3% số mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Bảng 2.2. Dư lượng thuốc BVTV trong đất tại Đăk Lăk
Đơn vị: %
Loại đất

Chứa dư lượng
thuốc BVTV

Đất canh tác
Đất trồng cà phê
Đất trồng rau, màu
Đất trồng lúa

Dư lượng vượt quá
tiêu chuẩn

62,22

44,44

60

33,33

66,66

60

60

40


Nguồn: Bùi Vĩnh Diên, Vũ Đức Vọng (2006)

Khi thuốc bảo vệ thực vật (chủ yếu là nhóm lân hữu cơ) xâm nhập vào
mơi trường đất làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút (đất cứng), cũng giống
như tác hại của phân bón hố học dư thừa trong đất. Do khả năng diệt khuẩn cao
nên thuốc bảo vệ thực vật đồng thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong đất,

8


làm hoạt tính sinh học trong đất giảm. Ở trong đất HCBVTV tác động vào khu hệ
vi sinh vật (VSV) đất, giun đất và những động vật khác làm hoạt động của chúng
giảm, chất hữu cơ không được phân huỷ, đất nghèo dinh dưỡng.
2.3.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến mơi trường nước
Ơ nhiễm mơi trường đất sẽ là ngun nhân gián tiếp gây ô nhiễm môi
trường nước. Dưới tác dụng của mưa và rửa trơi sẽ tích lũy và lắng đọng trong
lớp bùn đáy ở sông, ao, hồ,…sẽ làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến các loại
sinh vật thủy sinh. Thuốc bảo vệ thực vật thường rất khó phân hủy, nó có thể tồn
tại hàng chục năm trong lòng đất và ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
Mặt khác, khi sử dụng thuốc BVTV, nguồn nước có thể bị ảnh hưởng
trực tiếp do người dân khi phun thuốc cho các cây trồng gần các ao, hồ, kênh,
mương hoặc đổ thừa các hóa chất dư, chai lọ chứa hóa chất, nước súc rửa bình
phun…Thuốc bảo vệ thực vật tan trong nước có thể tồn tại bền vững và duy
trì được đặc tính lý hóa của chúng trong khi di chuyển và phân bố trong môi
trường nước, các chất bền vững có thể tích tụ trong mơi trường nước đến mức
gây độc.
Ngồi ra, lộ trình chính mà thuốc BVTV có thể xâm nhập vào mơi trường
nước đó là sự rửa trơi các cánh đồng do hoạt động nông nghiệp và các đồng cỏ.
Thuốc BVTV khi xâm nhập vào môi trường nước chúng phân bố rất

nhanh theo gió và nước. Ngồi ngun nhân kể trên do thiên nhiên và ý thức
cũng như hiểu biết của người dân, một trong các nguyên nhân mà thuốc BVTV
có thể xâm nhập thẳng vào mơi trường nước đó là do việc kiểm sốt cỏ dại dưới
nước, tảo, đánh bắt cá và các động vật không xương sống và côn trùng độc mà
con người không mong muốn.
2.3.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến mơi trường khơng khí
Ơ nhiễm khơng khí do HCBVTV chủ yếu do phun thuốc. Ngay trong
quá trình phun thuốc, các hạt nhỏ bay hơi tạo thành những hạt mù lỏng có thể
bay rất xa theo gió. Thơng thường HCBVTV loại tương đối ít bay hơi như
DDT cũng bay hơi trong khơng khí rất nhanh khi ở vùng khí hậu nóng gây ơ
nhiễm khơng khí và rất nguy hiểm nếu hít phải HCBVTV trong khơng khí.
Tuy vậy, HCBVTV cũng có thể bám dính theo các hạt bụi và xâm nhập cơ thể
con người qua hít thở hoặc bám lên rau quả xâm nhập cơ thể người qua ăn
uống (Lê Hồng Trân, 2008).

9


Thuốc trừ sâu có thể trực tiếp ảnh hưởng đến các loài cây khác hoặc phát
tán khỏi khu vực phun và gây ơ nhiễm khơng khí, đất dù được phun bằng bất cứ
loại dụng cụ nào (Glotfelty and Schomburg, 1989). Lượng thuốc phát tán có thể
chiếm mất từ 2 đến 25% và ảnh hưởng trong phạm vi từ vài thước đến vài trăm
dặm. Khoảng 80-90% thuốc trừ sâu được sử dụng có thể bị bay hơi trong vịng
vài ngày sau khi phun (Majewski, 1995). Mặc dù thực tế chỉ có một số ít nghiên
cứu về chủ đề này thì các nghiên cứu vẫn ln tìm thấy dư lượng thuốc trừ sâu
trong khơng khí. Theo USGS, thuốc trừ sâu đã được phát hiện trong khí quyển ở
tất cả các khu vực lấy mẫu ở Mỹ (Savonen, 1997). Gần như mọi loại thuốc trừ
sâu đã được điều tra đã được phát hiện trong mưa, khơng khí, sương mù, hoặc
tuyết trên tồn quốc vào những thời điểm khác nhau trong năm (U.S. Geological
Survey/Điều tra Địa chất Hoa Kỳ, 1999).

2.3.4. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe của con người và động vật
Thuốc BVTV có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất nơng nghiệp, nhưng dư
lượng của nó gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến con
người và động vật. Các độc tố trong hóa chất BVTV xâm nhập vào rau quả, cây
lương thực, thức ăn gia súc và động vật sống trong nước rồi xâm nhập vào các
loại thực phẩm, thức uống như: thịt cá, sữa, trứng,… Một số loại hóa chất BVTV
và hợp chất của chúng qua xét nghiệm cho thấy có thể gây quái thai và bệnh ung
thư cho con người và gia súc. Con đường lây nhiễm độc chủ yếu là qua ăn, uống
(tiêu hóa) 97,3%, qua da và hơ hấp chỉ chiếm 1,9% và 1,8%. Thuốc gây độc chủ
yếu là Wolfatox (77,3%), sau đó là 666 (14,7%) và DDT (8%).
Biểu hiện tác động gây bệnh của thuốc BVTV trên người và động vật

Mãn
tính

Bán
cấp
tính

Dị ứng

Di truyền

Nhiễm độc

Cấp
tính

Độc
bào

thai

Độc
sinh học

Độc đột
biến

U lành

Sinh bào
non
U ác

Hình 2.1. Tác hạ của thuốc BVTV đố vớ con ngườ và động vật
Nguồn: Tổng cục môi trường (2009)

10


Thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể con người và động vật chủ yếu bằng
các con đường sau: hấp thụ xun qua các lỗ chân lơng ngồi da, đi vào thực
quản theo thức ăn hoặc ăn uống, đi vào khí quản qua đường hô hấp.
Ở tất cả các nước, tần suất bị nhiễm thuốc BVTV lớn nhất là ở những
người trực tiếp sử dụng thuốc BVTV, tiếp theo là những người dân sống cạnh
các vùng canh tác phun nh ều thuốc BVTV. Các ngh ên cứu dịch tễ cho thấy ở
Mỹ và Châu Âu tỷ lệ ung thư trong nông dân cao hơn nhiều so với những người
không làm nông nghiệp. Người ta cũng đã phát hiện ra mối liên quan rõ rệt giữa
ung thư phổi với các TTS có Clo. Mố l ên quan g ữa bệnh u bạch huyết và một
số loạ TTC cũng được dẫn chứng (Nguyễn Văn Oánh và cs., 2007).

Bảng 2.3. Biểu hiện lâm sàng và các triệu chứng nhiễm độc thuốc BVTV
Triệu chứng

Tác động

Tác động gây độc

1.Thần kinh

Rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu,
mất ngủ, rùng mình, giảm trí nhớ, tổn
thương thần kinh ngoại biên dẫn đến liệt,
hôn mê, tổn thương não, cáu gắt, mất tự chủ
Thiếu máu, giảm bạch cầu, xuất huyết, thay
đổi hoạt tính men, tăng LDH, GOT, GPT,
giảm RPC
Viêm đường hơ hấp trên, đau rát cổ, thở khị
khè, khó thở, viêm mũi, viêm phổi, suy hô
hấy cấp
Ngứa, đỏ, vàng da, nổi mẩn, ăn mòn da, nứt
nẻ, viêm, sưng rộp, chai cứng, rụng tóc
Co thát ngoại vi, nghẽn mạch tim, nhiễm
độc cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim
Viêm dạ dày, viêm gan, sưng gan, co thát
đường mật, nôn mửa, tiêu chảy, tiết nước
bọt, ăn kém ngon
Viêm màng kết, sa mi mắt, giãn tròng mắt,
mờ, chảy nước mắt, teo cơ mắt
Tăng ure, protein, mủ trong nước tiểu, bí
tiểu, tiểu nhiều

Giảm tinh trùng, tinh dịch

Thủy ngân hữu cơ, lân hữu
cơ, clo hữu cơ, Arsenic vơ
cơ…

2.Máu

3.Hơ hấp

4.Da
5.Tim mạch
6.Tiêu hóa

7.Mắt
8.Thận
9.Sinh sản

Lân hữu cơ,
Clordimeform…

Cacbamat,

Lân hữu cơ, clo hữu cơ,
cacbamat…
Paraquat, lân hữu cơ,
Endothall…
Lân hữu cơ, clo hữu cơ,
arsenic vô cơ…
Lân hữu cơ, cacbamat, borate,

arsen vô cơ…
Lân vô cơ, cacbamat, thủy
ngân hữu cơ
Arsen vô cơ, naphtalene,
nitrophenols
Dipromocloopropane, kepone
Nguồn: Lê Huy Bá (2006)

11


Khi thuốc BVTV tồn dư trong thực phẩm vào cơ thể con người qua đường
ăn uống, chúng có thể bị loại bớt theo khí thở, theo phân hoặc nước tiểu. Tuy
nhiên, các chất độc hại này vẫn chuyển hóa qua gan. Thuốc BVTV dễ hòa tan
trong nước sẽ bị loại bỏ nhưng có những chất sẽ tạo thành những chất trao đổi
trung gian độc hơn, tích lũy trong một số cơ quan hoặc mô mỡ gây tổn thương và
kèm theo các tr ệu chứng ngộ độc cấp tính như rố loạn t êu hóa, rố loạn thần
k nh, suy t m mạch, suy hô hấp... rất dễ dẫn đến tử vong. Những trường hợp ngộ
độc mãn tính cũng có thể gây tổn thương ở đường t êu hóa, hơ hấp, tim mạch,
thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ THUỐC BVTV TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.4.1. Thực trạng quản lí thuốc BVTV trên thế giới
Trên thế giới, thuốc BVTV ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc
phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm.
Theo tính tốn của các chuyên gia, trong những thập kỷ 70, 80, 90 của thế kỷ 20,
thuốc BVTV góp phần bảo vệ và tăng năng suất khoảng 20 - 30% đối với các
loại cây trồng chủ yếu như lương thực, rau, hoa quả.
Những năm gần đây theo ý kiến và nghiên cứu của nhiều tổ chức khoa
học, chuyên gia về nông nghiệp, bảo vệ thực vật, sinh thái quá trình sử dụng

thuốc BVTV ở thế giới trải qua 3 giai đoạn là: 1 - Cân bằng sử dụng (Balance
use): yêu cầu cao, sử dụng có hiệu quả. 2 - Dư thừa sử dụng (Excessise use): bắt
đầu sử dụng quá mức, lạm dụng thuốc BVTV, ảnh hưởng đến môi trường, giảm
hiệu quả. 3 - Khủng hoảng sử dụng (Pesticide Crisis): quá lạm dụng thuốc
BVTV, tạo nguy cơ tác hại đến cây trồng, môi trường, sức khỏe cộng đồng, giảm
hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn dư thừa sử dụng từ những
năm 80 - 90 và giai đoạn khủng hoảng từ những năm đầu thế kỷ 21. Với những
nước đang phát triển, sử dụng thuốc BVTV chậm hơn (trong đó có Việt Nam) thì
các giai đoạn trên lùi lại khoảng 10 - 15 năm.
Vì vậy, ở tất cả các nước trên thế giới đều đã ban hành những quy định
riêng về quản lí thuốc BVTV cho nước mình. Các Chính phủ có xu hướng thiết
lập cơ chế quản lí nhằm mục đích sử dụng an tồn và hiệu quả thuốc BVTV,
đồng thời bảo vệ được mơi trường, duy trì được kỉ cương trong hoạt động kinh
doanh thuốc BVTV, bảo vệ được quyền lợi của người sử dụng thuốc BVTV lẫn
người tiêu dùng nơng sản, thực phẩm có dùng thuốc BVTV.

12


×