Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa bàn xã nghĩa sơn huyện nghĩa đàn trong giai đoạn hiện nay”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.95 MB, 30 trang )

Tiểu luận tốt nghiệp

- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn

Lời cảm ơn !
Đề hoàn thành được tiểu luận tốt nghiệp này tơi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu Trường Chính trị Nghệ An, củng các thầy cô giáo Khoa Nhà nước và Pháp
luật, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Nghĩa Đàn đã giúp đỡ và cho phép tôi thực
hiện đề tài này. Đặc biệt là xin chân thành cảm ơn cô giáo Hỗ Thị Hưng- Giảng viên

Khoa Nhà nước và pháp luật đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý để tơi hồn thành tiểu
luận này.
Xn chân thành cảm ơn!
Nghĩa Sơn, ngúy 20 tháng 10 năm 2014
gười thực hiện

Phạm Thị Hà

Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


2
Tiểu luận tốt nghiệp

- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn

LỜI NÓI ĐẦU
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một vấn để quan trọng và bức thiết trong bối
cảnh nước ta hiện nay khi tình trạng khiếu nại, tổ cáo ở nước ta ngày càng gia tăng và
liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, làm ảnh hưởng đến quyên lợi, nghĩa vụ căn
bản của nhân dân, trách nhiệm của những cơ quan nhà nước có thắm quyên. Việc giải


quyết khiếu nại tốt hay kém nó thê hiện được chất lượng của các cơ quan quản lý nhà
nước cũng như mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ta.
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp,
là công cụ pháp lý để cơng dân bảo vệ qun và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là
biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin

khách quan

phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình

hình thực hiện cơng vụ của cán bộ, cơng chức. Do đó, cơng tác giải quyết khiếu nại,

tố cáo khơng những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà cịn thê hiện
mơi guan hệ th Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua giải quyết khiếu nại, tổ

ø và
Nhà nước kiêm tra tính đúng đăn, sự phù lợp của đường lơi, chính sách,
pháp luật do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn đề hồn thiện sự lãnh đạo của

Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Vì vậy giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân là một vẫn đề được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Làm tốt công tác

giải quyết khiếu nại, tố cáo một mặt để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân
dân, một mặt sẽ góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đây

kinh tế phát triển.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Cấp xã là cấp gần gũi nhân dân nhất, là nền
tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xi”. Như vậy, Ủy

ban nhân dân cấp xã là cấp quan hệ gần nhất, trực tiếp với nhân dân, là nơi đầu tiên

giải quyết các yêu cầu của nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện tốt các

quyền và nghĩa vụ của mình đồng thời là nơi thực hiện các đường lối, chủ trương của
Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Là một công chức đang công tác tại cấp xã, với mong muốn góp phân vào việc
khắc phục những tơn tại, yêu kém trong công tác quản lý nhà nước, trong việc thực
hiện giải quyết khiếu nại, tổ cáo của công dân. Bản thân tôi mạnh dạn chọn để tài: “
Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo ở
địa bàn xã Nghĩa Sơn- huyện Nghĩa Đàn trong gia1 đoạn hiện nay”.
Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


3

Tiểu luận tốt nghiệp

- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn

Với kiến thức về lý luận và thực tiễn cịn có hạn, tiểu luận sẽ khơng tránh khỏi

sự thiếu sót, hạn chế về nội dung và hình thức. Kính mong được sự góp ý của các
thầy, cơ giáo để bản thân có thêm những kinh nghiệm, kiến thức nhăm thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao.

Xin chân thành cảm ơn Ï

Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


4


Tiểu luận tốt nghiệp

- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÉ KHIẾU NẠI VÀ TÔ CÁO
I. KHÁI NIỆM VÀ QUAN ĐIỂM CÚA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VẺ KHIẾU NẠI, TÔ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỎ CÁO
1. Khái niệm về khiếu nại, tô cáo
Ở nước ta, từ trước đến nay, đều ghi nhận khiếu nại, tố cáo là một trong những

quyền cơ bản của công dân, trong đó Hiến pháp 1992 ghi nhận tại Điều 74:

“Cơng

dân có quyền khiếu nại, tơ cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc
làm trải pháp luật của cơ quan Nhà nước, tô chức kinh tế, tô chức xã hội, đơn vị vũ
trang nhân dân hoặc bắt cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tổ cáo phải được cơ quan

nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định ... ”. Quy định này
đã được Hiến pháp 2013 sửa đổi, bô sung tại Điều 30, cụ thể là:

uyên khiểu nại,
tô cáo với cơ quạn, tơ chức, cá nhân có thấm

“ ÄMợi Hgười có

qun về những việc


àm trải pháp luật của cơ quan, tô chức, cả nhân. Cơ quan, tơ chức, cả nhân có thảm
quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tổ cáo. Người bị thiệt hại có quyên được
bồi thường về vật chất, tỉnh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
Nghiêm

cẩm việc trả thù người

khiếu nại, tổ cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tổ

cáo để vụ không, vụ cáo làm hại người khác ”.
Khiếu nại và tố cáo rất khác nhau, việc phân biệt giữa khiếu nại với tố cáo có ý

nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân thực hiện quyên khiếu nại, quyền tố cáo
của mình đúng thủ tục và đúng cơ quan có thắm quyên giải quyết khiếu nại, tố cáo;
đồng thời giúp cho cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo nhanh chóng, kịp
thời, chính xác, tránh nhằm lẫn, sai sót trong khi giải quyết khiếu nại, tố cáo. Do đó,

ngày I1 tháng I1 năm 2011, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Khiếu nại và Luật
Tố cáo, 02 luật này đều có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012 và thay thế Luật Khiếu
nại, tố cáo. Đây là lần đầu tiên khiếu nại, tổ cáo được tách thành 02 luật và quy định
cụ thê về khái niệm, thắm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết rất khác nhau.

a. Khái niệm vê khiếu nại
Theo quy định của Luật khiếu nại “ Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ
chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại, tô cáo quy định đề nghị

với cơ quan, tơ chức, cả nhân có thâm qun xem xét lại quyết định hành chính, hành
Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n



5

Tiểu luận tốt nghiệp
- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn
vỉ hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm qun trong cơ
quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ
cho rằng quyết định hoặc hành vì đỏ là trải pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích
hợp pháp của mình” (Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại năm 201 1).
Từ khái niệm trên, có thê thấy: khiếu nại là đề nghị của cá nhân, cơ quan tổ

chức chịu tác động trực tiếp của quyết định hành chính hay hành vi hành chính hoặc
là đề nghị của cán bộ, công chức chịu tác động trực tiếp của quyết định kỹ luật đơi với

cơ quan tơ chức hoặc người có thẳm quyền giải quyết khiếu nại. Đề nghị này xuất
phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu nại khi họ cho rằng quyền và lợi ích
chính đáng của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính,

quyết định ký luật buộc thơi việc trái pháp luật.
- Theo khoản 3 điều 2 Luật khiếu nại, chủ thể của việc khiếu nại bao gồm công
dân, cơ quan, tô chức hoặc cán bộ công chức. Cá nhân, tô chức nước ngoài cũng được

thiêng xuyên tả tế cục nhấn Cơ quan thực biện quyền khiêu bói thơng
qua người
đại diện hợp pháp là thủ trưởng cơ quan đó. Thủ trưởng cơ quan có thể ủy quyền cho
người đại diện theo quy định của pháp luật đề thực hiện quyền khiếu nại. Người được

ủy quyên có nghĩa vụ thực hiện việc khiếu nại theo đúng nội dung được ủy quyền; Tổ
chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đứng đầu tổ chức. Pháp luật thừa
nhận sự ủy quyên của người đứng đầu tổ chức cho người đại diện để thực hiện quyền


khiếu nại.
- Về đối tượng của khiếu nại, là quyết định hành chính, hành vi hành chính,
quyết định ký luật cán bộ, cơng chức.

* Quyết định hành chính là đối tượng khiếu nại được hiểu là: “ guyết định bằng
văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm qun trong cơ quan
hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động
quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lân đối với một hoặc một số đối

tượng cụ thể ”( khoản 8 điều 2 luật khiếu nại năm 2011). Như vậy quyết định hành
chính là đối tượng của khiếu nại hành chính chỉ bao gồm quyết định hành chính cá
biệt, được thể hiện thành văn bản và do cơ quan hành chính, người có thâm quyển
trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


6

Tiểu luận tốt nghiệp

- Lóp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn

* Hành vi hành chính là đối tượng khiếu nại được hiểu là: “hành vỉ của cơ
quan hành chính nhà nước, của người có thẩm qun trong cơ quan hành chính nhà
nước

thực hiện hoặc không thực hiện nhiện

vụ, công vụ theo quy định của pháp


luật” ( khoản 9, điều 2 luật khiếu nại 2011). Hành vi đó thực hiện hoặc khơng thực

hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã xâm phạm tới quyên, lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân. Chắng hạn việc cơ quan công chứng từ chối công chứng trước yêu
cầu công chứng hợp pháp của công dân thì hành vi khơng thực hiện nhiệm vụ đó là
đối tượng khiếu nại.

* Quyết định ký luật cũng là đối tượng của khiếu nại, được hiểu là: ” guyết định
bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình
thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyên quản lỷ của mình theo quy định
của pháp luạt về cán bộ, cơng chức ”(khoản 10, điều 2). Những quyết định này không
bao gồm quyết định ký luật đối với người lao động làm công ăn lương theo quy định

của bộ luật lao động.,





b. Khái niệm về tô củo

Tại khoản 1 điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 đã quy định: " 7ố cáo là việc công
dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cả nhân có thẩm
quyên biết về hành vi vi phạm pháp luật của bắt cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào
gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, qun, lợi ích hợp pháp
của cơng dân, cơ quan, tổ chức"
Như vậy, công dân dù bị ảnh hưởng trực tiếp hay không ảnh hưởng bởi hành vi
vi phạm pháp luật là đối tượng của việc tổ cáo đều có quyền thực hiện việc tơ cáo khi
biết được có hành vi vi phạm phạm pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội. Khi công
dân thực hiện quyên tố cáo thì giữa họ với cơ quan nhà nước sẽ phát sinh những quan

hệ pháp luật nhất định và họ phải chịu những thơng tin mà mình cung cấp. Nội dung
tố c của cơng dân rất đa dạng và phức tạp; có tố cáo về những việc làm trái pháp
luật của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nướckhi thực hiện nhiệm vụ cơng vụ; có

những tố cáo về những sai phạm trong công tác quản lý của các cơ quan, trong đó có
cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Ngồi ra cơng dân có thể tố cáo các hành vi vi
phạm đạo đức, lỗi sống của cán bộ, công chức...
Như vậy, khi thực hiện quyên tô cáo là công dân đã thực hiện quyên làm chủ

của mình trong việc xây dựng và cũng cơ bộ máy nhà nước làm cho bộ máy nhà nước
Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


7

Tiểu luận tốt nghiệp
- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn
ngày càng phát huy hiệu quả trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Hay nói rõ hơn
thực hiện quyên tố cáo chính là việc tõ rõ trách nhiệm của cơng dân không chỉ trong
việc giám sát hoạt động quản lý của nhà nước để xây dựng bộ máy nhà nước trong
sạch, vững mạnh mà còn đối với cả việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà

nước đề đây thực sự là những "người đại biểu của nhân dân", góp phần ngăn chặn,
tiễn tới loại trừ những hành vi quan liêu hách dịch, cửa quyên, sách nhiễu quần chúng
của một bộ phận cán bộ công chức nhà nước.

Tuy nhiên, công dân thực hiện quyền tố

cáo thường bị đặt vào tình thế bất lợi, thường bị hành hung, đe dọa, ức hiếp, trả thù,
chính vì vậy mà trong những năm qua luật KNTC đã nhiều lần được sửa đổi, bồ sung,

quy định đây đủ, chỉ tiết và chặt chẽ hơn về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo,
người bị tố cáo và người có thẩm quyên giải quyết tố cáo, tạo điều kiện thuận lợi để
công dân thực hiện quyền cơng dân của mình.
* Tóm lại, quyền khiếu nại và tơ cáo là những qun chính trị cơ bản của công
dân, là phương tiện bảo đảm cho việc thực hiện và bảo vệ các quyền lợi ích hợp P háp
khác của cơng dân, lợi ích của nhà nước, lợi ích của xã hội. Đồng thời cũng là † ông
^

tin quan trọng vẻ tình trạng pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, nó góp phần
củng cố mối liên hệ giữa nhà nước với cơng dân. Qua đó phát huy dân chủ, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thể hiện đúng bản chất tốt đẹp của Nhà nước taNhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

2. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về khiếu nại, tố cáo và giải
quyết khiếu nại, tổ cáo

Với bản chất là Nhà nước dân chủ nhân dân, lấy dân làm gốc, Đảng, Nhà nước
ta luôn luôn coi nhân dân là mục tiêu, động lực hoạt động, tạo mọi điều kiện cho nhân

dân phát huy quyền làm chủ của mình, thơng qua quyền khiếu nại, tố cáo nhân dân
phát hiện ra những sai phạm, thiếu sót của cán bộ, từ đó đề xuất, kiến nghị hướng

hồn thiện hoạt động quản lý nhà nước.
Trong giải quyết khiếu nại, tô cáo, yêu cầu các cán bộ, công chức, các cơ quan

nhà nước phải giải quyết nhanh, tốt, kịp thời các khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Giải
thích cho dân hiểu rõ những quyền dân chủ của mình và sử dụng đúng quyền hành đó.
Như vậy, theo quan điểm của Đảng và Bác Hồ, khiếu nại, tố cáo là quyền lợi của
nhân dân, nó thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam. Khiêu nại, tô cáo cũng là một trong những phương thức thê hiện quyên dân chủ

Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


Tiểu luận tốt nghiệp
- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn
của nhân dân và là một trong những phương thức thực hiện quyên giám sát của nhân
dân đối với bộ máy nhà nước.

Giải quyết khiếu nại, tổ cáo đúng đắn, kịp thời góp phần đảm bảo thực hiện tốt
quyền lực của nhân dân, thắt chặt mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, thể hiện
được bản chất của dân, do dân, vì dân của Nhà nước ta.

II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TÔ

CÁO
Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã
quy định cụ thê nhiệm vụ, quyền

hạn của các cơ quan, tơ chức, cá nhân có thâm

quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Theo đó, Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trần thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn “ /ố chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tổ cáo
và kiến nghị của công dân theo thẩm quyên” ( Khoản 2, Điều 117, Luật Tô chức Hội

đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân). Có thể nói, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
khiếu nại, Luật tố cáo cũng như xem xét, giải quy
khiếu nại, tố cáo là hoạt động
không thể thiêu của các cơ quan quản lý nhà nước. Qua công tác này, một mặt các
khiếu nại, tố cáo của công dân được xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp
luật, bảo vệ lợi ích chính đáng của cơ quan, tô chức, cá nhân; mặt khác, các cơ quan


thanh tra sẽ kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần nâng cao
trách nhiệm quản lý của các cấp, các ngành, bảo đảm cho pháp luật được thực hiện
một cách nghiêm minh. Thanh tra, kiểm tra sẽ nắm bắt được tình hình khiếu nại, tố

cáo và kết quả giải quyết ở các cơ quan, đơn vị thuộc thâm quyên, qua đó thấy được
những thiếu sót cũng như những vướng mắc trong việc thực hiện các chính sách pháp

luật để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn hoặc đề xuất sửa đối, bổ sung, hồn thiện chính
sách pháp luật.

HI. THÁM QUN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỎ CÁO CỦA CHÍNH

QUYÈN CÁP CƠ SỞ
1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Theo quy định tại Khoản 11 Điều 2 Luật Khiếu nại thì giải quyết khiếu nại
được giải thích là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Giải quyết khiếu nại có thê được thực hiện qua nhiều lần ở các cấp khác nhau,

với trách nhiệm là người đứng đâu cơ quan quản lý nhà nước ở câp cơ sở. Chủ tịch
Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


0

Tiểu luận tốt nghiệp
- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là người có thắm quyên giải quyết lần đầu đối
với vụ việc khiếu nại.


Điều 17 của Luật Khiếu nại quy định: “ Chủ fịch Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn (gọi chung là cấp xã); thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyên giải quyết khiếu nại đối với quyết
định hành chính, hành vì hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình

quản lý trực tiếp ”.
Như vậy, thâm quyên giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
bao gồm 2 loại vụ việc:

Một là: các khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
chính mình, đó là các quyết định hành chính bằng văn bản do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã ban hành hoặc những hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã trong khi thi hành công vụ mà người khiếu nại cho rằng trái pháp luật xâm hại

đến quyềnai vàlà: lợikhiêu
ích nạihợp đơiphápvới củaviệc họlàm

c2

na

rỉ mì a, Ý

“an

của cán bộ, nhân viên thuộc Ủy ban nhân dân

cấp xã khi họ thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân hay Chủ tịch Ủy ban nhân dân


cấp xã giao cho hoặc phân công phụ trách.
2. Thắm quyền giải quyết tố cáo

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Luật Tố cáo thì giải quyết tổ cáo được giải
thích là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tổ cáo và việc xử lý tố cáo của

người giải quyết tố cáo.
Giải quyết tố cáo cũng có thể được thực hiện qua nhiều lần ở các cấp khác nhau
và thấm quyền giải quyết tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

được quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật Tố cáo: “Cử tịch Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn (sau đây goi chung là cấp xã)có thẩm quyền giải quyết tổ cáo hành
vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, cơng chức

do mình quản lỷ trực tiếp ”.
Như vậy, thâm quyên giải quyết tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
bao gồm các loại vụ việc sau:

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thắm quyền quản
lý của cơ quan, tơ chức nào thì cơ quan, tơ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


10

Tiểu luận tốt nghiệp

- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn

- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, cơng vụ của người thuộc cơ


quan, tơ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tơ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu

cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tô chức cấp trên trực tiếp của cơ
quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản
lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
* Những vụ việc sau không thuộc thấm quyên giải quyết tổ cáo của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã đó là:
- Trong trường hợp tố cáo về hành vi vi phạm nhiệm vụ, cơng vụ của Phó chủ

tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì vụ việc khơng thuộc thâm qun của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã mà thuộc thâm quyên giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện.

„_- Đối với những tô cáo về hành vi phạm tội thì khơng thuộc thắm qun

giải

qut của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã nói riêng; trong trường hợp nhận được những tố cáo này thì Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã phải chuyên cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thắm
quyền giải quyết theo thời hạn quy định.
Trong quá trình xem xét, giải quyết tố cáo thuộc thâm quyền của mình, nếu

phát hiện hành vi vi phạm về nhiệm vụ, cơng vụ có dấu hiệu phạm tội thì Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã cũng phải chuyển vụ việc, các thông tin, tài liệu có được cho cơ

quan chức năng giải quyết theo trình tự, thủ tục luật định.


IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỎ CÁO CỦA

CHÍNH QUYÊN CẤP CƠ SỞ
1. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại ở cấp xã (giải quyết khiếu nại lần đầu) do

Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11 tháng II năm 2011, Nghị định số
75/2012/NDD-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số
điều của Luật Khiếu nại quy định và được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số
07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định

quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
Theo quy định này, quy trình giải qut khiêu nại gôm 3 bước:
Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


I1
Tiểu luận tốt nghiệp

- Lóp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn

- Bước 1: Thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung khiếu nại, bao gồm

+ Thụ lý giải quyết khiếu nại, thông báo việc thụ lý ( hoặc không thụ lý);
+ Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật
cán bộ, công chức bị khiếu nại;

+ Quyết định xác minh nội dung khiếu nại;
+ Xây dựng và phê duyệt kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại.

- Bước 2: Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại, bao gồm

+ Công bồ quyết định xác minh nội dung khiếu nại;
+ Làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người đại diện, người được ủy quyền,

luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại;
+ Làm việc trực tiếp VỚI người DỊ khiếu nại;

+ Yêu cầu cơ quan, tố chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài
liệu, bằng chứng;

+ Tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu, băng chứng
+ Xác minh thực tê;

+ Trưng câu giám định;
+ Làm việc với các bên trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại;

+ Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại (nếu cần thiết);
+ Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại;

+ Đình chỉ việc giải quyết khiếu nại;
+ Tham khảo ý kiến tư vẫn trong việc giải quyết khiếu nại (nếu cần thiết);
+ Tổ chức đối thoại (nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh còn
khác nhau).

- Bước 3: Kết thúc giải quyết khiếu nại, gồm
+ Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại;
+ Lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo
Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo ở cấp xã


theo quy định của Luật Tố cáo số

03/2011/QH13 ngày 11 tháng I1 năm 2011, Nghị định số 76/2012/NDD-CP ngày 03
tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều của Luật Tố cáo và
Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ
quy định quy trình giải quyết tơ cáo.
Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


12
Tiểu luận tốt nghiệp
- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn
Theo quy định này, quy trình giải quyết tơ cáo gồm 3 bước:
- Bước 1: Thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung tố cáo gồm các hoạt động cơ bản
như

+ Thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung như tiếp nhận tô cáo, kiểm tra điều kiện
thụ lý tố cáo;
+ Ban hành quyết định thụ lý và thành lập Tổ xác minh;
+ Thông báo việc thụ lý tố cáo, kế hoạch xác minh nội dung tô cáo.

- Bước 2: Tiến hành xác minh nội dung tố cáo, gồm
+ Thông báo quyết định thành lập Tổ xác minh;
+ Làm việc trực tiếp VỚI "ĐƯỜI tố cáo, người bị tô cáo;

+ Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tố chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài
liệu, bằng chứng;
+ Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tổ cáo;
+ Xác minh thực tế:


+ Trưng câu giám định;
+ Gia hạn giải quyết tố cáo ( nếu cần thiết);

+ Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo và tham khảo ý kiến tư vấn ( khi
xét thấy cân thiết).
- Bước 3: Kết thúc giải quyết tố cáo, gồm các hoạt động
+ Thông báo dự thảo kết luận nội dung tố cáo;

+ Kết luận nội dung tô cáo;
+ Việc xử lý tổ cáo của người giải quyết tố cáo;

+ Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố
cáo và thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tô cáo;
+ Lập, quản lý hồ sơ giải quyết tố cáo.

Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


13

Tiểu luận tốt nghiệp

- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẼT KHIẾU NẠI, TỎ CÁO TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ NGHĨA SƠN TRONG THỜI GIAN QUA
I. MỘT SÓ ĐẶC ĐIÊM, TÌNH HÌNH
wử


điệmìnhh h th

ch ra từ Ủy ban thị trần Nơng trường 19/5 theo

Nghị định §3/NDD-CP ngày 25 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ. Xã nằm về phía
Tây Bắc của huyện Nghĩa Đàn, cách trung tâm hành chính huyện 14 km. Xã có tổng

diện tích tự nhiên là 1.640 ha, có 896 hộ với 3.875 nhân khẩu được bố trí thành 09
khu dân cư. Về địa giới hành chính của xã: phía Tây tiếp giáp với xã Nghĩa n, phía
Đơng- Nam- Bắc đều tiếp giáp với xã Nghĩa Lâm- huyện Nghĩa Đàn.
Nhân dân địa phương hầu hết là cán bộ, công nhân viên chức của Nông trường
trước đây đã nghỉ hưu và con em của họ nên trình độ dân trí tương đối đồng đều.
Nhân dân tự giác chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Ngành nghề chính là kinh doanh dịch vụ và sản xuất nơng nghiệp.
Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thường xuyên được giữ vững. Hàng

năm Đảng ủy, chính quyền xã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các ngành,
các cấp thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên và của địa phương.
Cơ cấu tổ chức bộ máy xã Nghĩa Sơn gồm: Đảng ủy, H§ND, UBND, và các

đồn thể chính trị- xã hội (Ủy ban MTTQ, Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến
binh, Đồn TNCS Hỗ Chí Minh) và các tổ chức xã hội nghề nghiệp ( Hội Người cao

tuổi, Hội Khuyên học, Hội làm vườn, Hội Cựu TNXP, Cựu giáo chức..)



—,


Tông sô cán bộ, công chức tại xã là 21 người. Về trính độ chuyến mơn có 13

đ/c Đại học chiếm 60%; có 6 đ/c trung cấp chiếm 20%.

2. Về lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố
cáo
Công tác tiếp dân, nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơng dân
được chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu
nại, tơ cáo của nhân dân. UBND

x: chØ ®!o, triĨn khai Nghb đbnh số: 89/NĐ- CP

nguy 07/8/1997 về Quy chế t chức tiếp công dân t!i bộ phn một cửa tõ th,ng 7

Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


14
Tiểu luận tốt nghiệp

- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn

n”m 2007. Nm yết công khai c,c quy đbnh tiếp công dân trớ trụ s UBND x- v
phụng tiếp công dân.
Vic gi4i qut ®—n th khiÕu n1ï, tè c,o ®ic thùc hiƯn theo đúng quy đbnh,
trxnh tự t!1 Quyệt đbnh s: 65/2011/QĐ- UBND

nguy 11/8/2011 của UBND

x:


Ngha Sn, trong đó phân công cn bé trùc theo ®bnh kú, cã sœ s,ch ghi chÐp ®Cy

®đ, quy ®bnh lbch tiÕp d©n vụo nguy thø 2, 4, 6 hung tuÉn.
Thụnh phCn tham gia tiÕp d©n vụ gili quyết c,c đơn th khiếu n1, tụ cỏo l
c,c ®/c thc ban ngunh chuy?*n m«n cđa UBND

x: bao gảm: ch,nh, phã chđ tbch

UBND x-, v'n phơng, t ph,p, ®ba chÝnh, chØ huy trẽng qu©n sù cïng phèi hïp víi
TT HĐND x: v trng c,c đoun thể chính trP x: hét.

I. NHỮNG KẾT QUÁ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Đặc điểm ảnh hưởng đến tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn
Trong những năm qua do q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp

nơng thơn, cơ sở hạ tầng được ưu tiên đáng kể, đường, trường, điện được nâng cấp,
xây dựng các cơng trình phúc lợi, các dự án, thu hơi đât, giải phóng mặt băng, xây
dựng trường học, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn .... Nhưng
nhà nước vẫn chưa có chính sách đồng bộ, thỏa đáng, nhất là cơng tác đền bù giải
phóng mặt bằng của các dự án lớn đầu tư vào địa phương. Đặc biệt từ năm 2009 sau

khi thực hiện dự án chăn ni bị sữa theo quy mô công nghiệp tại huyện Nghĩa Đàn
mà tập trung chủ yếu vào xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Lâm của Cơng ty cơ phần thực phẩm

sữa TH thì tình hình đơn thư kiến nghị, khiếu nại có chiều hướng gia tăng. Nguyên
nhân là do việc đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân còn chưa thõa đáng, nhà
đầu tư chậm thực hiện các cam kết của mình và các ảnh hưởng của dự án đến đời
sống, sinh hoạt của người dân như ô nhiễm môi trường, bụi bặm, bồi lấp ¬


2. Những kết quả đạt được
Nhận thực rõ được vai trị quan trọng trong cơng tác tiếp dân và giải quyết đơn
thư khiếu nại, tố cáo của công dân Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã
đã quan tâm chỉ đạo các ban ngành đoàn thẻ, Hội đồng tiếp cơng dân cũng như các tổ
hịa giải ở các xóm triển khai và thực hiện tốt cơng tác giải quyết khiếu nại, tô cáo,
kiến nghị của nhân dân. Giải quyết dứt điểm các vụ việc, không để phát sinh thành
điểm nóng làm ảnh hướng đến tình hình chung của xã phục vụ tốt cho việc phát triển
kinh tê- xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


15

Tiểu luận tốt nghiệp
- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn
Trong quá trình xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị Ủy ban nhân
dân xã thực hiện giải quyết đúng thâm quyên, tuân thủ các quy định về trình tự, thủ
tục, thời gian giải quyết khiếu nại, tô cáo.
Từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2014, các cơ quan ban, ngành cấp xã



UBND các xã đã tiếp nhận 137 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, trong đó có

48 đơn thuộc thâm quyên của UBND xã. Kết quả đã giải quyết 46/48 vụ việc khiếu
nại, tố cáo thuộc thâm quyền, đạt tỷ lệ 95,8%; Chuyển các cơ quan, đơn vị liên quan

là 89 đơn, kết quả giải quyết được các cơ quan phản hồi là 72/89 đơn đạt tý lệ 80,8%.

Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, cho tập thể, cơng

dân 25.000.000 đồng: xử lý hành chính 6 người, ký luật l người; chuyên cơ quan điều
tra xem xét trách nhiệm hình sự 2 vụ việc với 2 người. Kết quả cụ thể như sau:

- Năm 2009: tiếp nhận 03 đơn KNTC, đã giải quyết 03 đơn (đạt tỷ lệ 100%).
Qua giải quyết đơn thư xử phạt vi phạm hành chính 1 người.
- Năm 2010: tiếp nhận 12 đơn thư, trong

đó có 09 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến

nghị thuộc thâm quyên, đã giải quyêt 08 đơn (ấạt tỷ lệ 90%). Qua giải quyết đơn thu
hồi cho cá nhân được: 25.000.000đ. Xử phạt vi phạm hành chính 02 người và chuyển

1 vụ việc sang cơ quan Điều tra Công an huyện đề làm rỡ.
- Năm 2011: tiếp nhận 18 đơn thư, trong đó có 07 đơn khiếu nại, tổ cáo, kiến

nghị thuộc thẩm quyên, đã giải quyết 07 đơn (đạt tỷ lệ 100%).
- Năm 2012: tiếp nhận 21 đơn thư, trong đó có 13 đơn khiếu nại, tổ cáo, kiến

nghị thuộc thấm quyên, đã giải quyết 12 đơn (đạt tỷ lệ 90%). Qua giải quyết đơn thu
xử phạt vi phạm hành chính 0T người.
- Năm 2013: tiếp nhận 77 đơn thư kiến nghị, trong đó có 12 đơn khiếu nại, tổ

cáo, kiến nghị thuộc thâm quyên, đã giải quyết 12 đơn (đạt tỷ lệ 100%). Qua giải
quyết đơn xử phạt vi phạm hành chính 02 người, kỷ luật 01 người ( đ/c Phó trưởng
Cơng an xã đánh người gây thương tích) và chuyển 1 vụ việc sang cơ quan Điều tra
Cơng an huyện để làm rõ.
Qua tổng hợp tình hình các vụ việc cơng dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản

ánh tập trung về các nội dung như: tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, về
chính sách xã hội .... Những kết quả trên đã góp phần quan trọng vào việc ồn định tình


hình an ninh, chính trị, phục vụ phát triển kinh tế — xã hội trên địa bàn xã Nghĩa Sơn
trong những năm qua.
Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


16

Tiểu luận tốt nghiệp
3. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

- Lóp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn

- Cơng tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có nhiều chuyển
biến tích cực, đã đi vào nên nếp, có hiệu quả. Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo tổ chức

thực hiện tốt Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Thực hiện nghiêm Chỉ thị 09/CT-TW của
Ban bí thư Trung ương Đảng về một số vẫn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo, Chỉ thih 26 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết khieus
nại, tố cáo của công dân là nông dân.
- Sự vào cuộc của Đảng ủy xã, HĐND, UBND

xã trong lãnh đạo, chỉ đạo công

tác giải quyết khiếu nại, tổ cáo trên địa bàn xã .
- Hội đồng tiếp công dân, giải quyết đơn thư và công chức Tư pháp xã đã làm
tốt việc tham mưu cho UBND xã trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay từ
khi phát sinh tránh tình trạng đơn thư vượt cấp, kéo dài, gây mất an ninh, trật tự trên
địa bàn xã .


- Ban chỉ đạo Phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật của xã và một bộ phận
cán bộ, đảng viên đã làm tôt công tác tuyên truyền, nhỏ biên, giáo dục kiên thức pháp
luật cho nhân dân, giúp nhân dân nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của mình

khi tham gia khiếu nại, tố cáo.
- Cán bộ làm cơng tác giải quyết KNTC có đây đủ năng lực trình độ và phẩm
chất chính trị và khơng ngừng được bố sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Thường xuyên tô chức các đợt tập huấn, học tập nâng cao trình độ chun mơn

nghiệp vụ, nên hiệu quả cơng tác ngày càng nâng cao.
- Cơ sở vật chất, trang thiệt bị phục vụ công tác tiếp dân, giải quyết KNTC

thường xuyên được quan tâm đề nhân dân thấy được sự nghiêm trang của cơ quan nhà
nước cũng như cảm thấy sự gần gũi ấm cúng khi đến trình bày ý kiến, phản ánh.

HI.NHỮNG HẠN CHÉẺ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công tác giải quyết khiếu nại, tổ cáo của

công dân trong những năm qua trên địa bàn xã Nghĩa Sơn còn một số hạn chế, khuyết
điểm cần khắc phục:
- Việc quản lý, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tổ cáo ở cơ sở còn thiếu
chặt chẽ, chưa kịp thời theo quy định. Một số vụ việc khiêu nại, tố cáo giải quyết chưa

đúng trình tự, thú tục. Chưa kêt hợp tôt giữa giải quyêt khiêu nại, tô cáo với công tác
Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


17


Tiểu luận tốt nghiệp

- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn

hòa giải ở cơ sở dẫn đến sau khi giải quyết công dân vẫn tiếp tục khiếu nại.
- Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nề nang, ngại va chạm, việc tô chức đối

thoại chưa kịp thời hiệu quả thấp, việc xử lý thu hồi sai phạm kinh tế, xử lý cán bộ
chưa nghiêm túc, chưa dứt điểm nên dẫn đến cơng dân có chấp lợi dụng đề khiếu nại,

tố cáo vượt cấp.
- Công tác xử lý đơn thư KNTC tuy đã được các cấp, các ngành, các cơ quan,
đơn vị quan tâm nhưng đội ngũ cán bộ làm công tác này không đồng đều, chưa được
đào tạo về nghiệp vụ, làm theo kinh nghiệm thực tế nên việc xác định đúng nội dung

đơn đề đưa ra phương án giải quyết là rất khó khăn, có nhiều vụ việc cán bộ tiếp nhận
xử lý sai bản chất của nội dung đơn nên việc tham mưu cho lãnh đạo giải quyết dẫn
đến sai quy trình, thủ tục.
- Do đặc thù của đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhiều chủ thể quản lý
nên trong quá trình thụ lý giải quyết liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị. Việc phối
hợp ;iện các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết đơn thư KNTC có lúc chưa
tốt,
đơi lúc cịn phó mặc cho các đơn vị chủ trì, khơng tham gia góp ý kiến trong q
trình xử lý vụ việc, cịn có hiện tượng đùn đây trách nhiệm, chuyển đơn lịng vòng, trả

lời thiếu thống nhất.
- Các vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được các cơ quan, đơn vị chủ trì giải quyết

nhưng việc báo cáo lên cấp trên (đơn vị tổng hợp) không kịp thời, giải quyết chưa
đúng thủ tục nên rất khó khăn trong việc theo dõi, đơn đốc.

- Việc tơ chức đối thoại đơi khi cịn mang tính hình thức mà chưa thực sự lắng

nghe, hướng dẫn, giải thích thấu đáo cho người khiếu nại, tổ cáo hiểu rõ chủ trương,
chính sách pháp luật. Do đó, mặc dù đơn đã được giải quyết theo đúng thâm quyền
nhưng nhiều người dân vẫn tiếp tục khiếu nại, tô cáo lên cấp trên.
- Việc thực hiện các quyết định giải quyết KNTC của các cá nhân sau khi đã có

kết luận giải quyết không nghiêm túc nhưng chế tài để xử lý thì khơng có nên rất khó
khăn trong việc áp dụng các hình thức xử lý để buộc đối tượng thực hiện các quyết
định đó.
2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan: Một số chủ trương chính sách liên quan trực tiếp
đến quyền, lợi ích của cơng dân thường có sự thay đổi song công tác tuyên truyền phổ
biên chưa được sâu rộng đê dân biết thực hiện và giảm sát các chủ trương đó.
Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


18

Tiểu luận tốt nghiệp
- Nguyên nhân chủ quan:

- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn

+ Công tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm
nâng cao nhận thức của công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo chưa được

thực hiện thường xuyên ở các khu dân cư dẫn đến một số công dân thiếu hiểu biết,

khiếu kiện không đúng pháp luật.

+ Cán bộ làm công tác tiếp dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa được

đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn nên đơi lúc cịn lúng túng trong khâu xử lý các tình
huống và xử lý sai nội dung các vụ việc dẫn đến khiếu nại, tổ cáo vượt cấp.
+ Ý thức của một số cán bộ lãnh đạo một số cán bộ, cơng chức đoả,n thê cấp xã

cịn xem nhẹ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo dẫn đến người dân bức xúc mà
khiếu nại, tố cáo ngày càng tăng.
+ Việc công khai, minh bạch và các thủ tục hành chính đến với người dân cịn
chưa triệt để, cịn mang nặng tính chất tình hình thức. Việc nhận và trả kết quả chưa
đúng theo quy trình nên người dân rất khó tiếp cận các dịch vụ cơng, làm mất thời
gian, tiên bạc của người dân.

+ Quá trình giải quyết, một số cơ quan có thấm quyên giải quyết khiếu nại, tố
cáo xem nhẹ và bỏ qua các trình tự, thủ tục như không ra quyêt định thụ lý, khi giải
quyết khơng ra quyết định giải quyết nên tính hiệu quả pháp lý không cao, thời hạn
giải quyết thường kéo dài nên làm ảnh hưởng đến quyên người khiếu nại, tố cáo và
gây bức xúc cho người khiếu nại, tố cáo.
+ Do nhận thức và hiểu biết pháp luật của người dân khơng đồng đều hoặc cố
tình hiểu sai, hoặc do khơng đạt được mục đích về quyền lợi, cho nên có vụ việc cơ

quan có thắm quyên đã giải quyết đúng nhưng người dân vẫn không chịu, khiếu nại
dai dăng, khiếu nại vượt cấp lên cấp trên làm cho việc giải quyết kéo dài, tốn kém thời
ø1an, công sức.
CHƯƠNG

IH

MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI, TÔ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHĨA SƠN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo không chỉ là trách nhiệm của cơ quan

quản lý nhà nước, mà là trách nhiệm của cả cộng đồng. Để nâng cao chất lượng giải
quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn xã Nghĩa Sơn trong tình hình hiện nay cần phải
thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tính Nghệ Án


19

Tiểu luận tốt nghiệp
- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn
1. Cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của HĐND và chỉ
đạo thường xuyên của UBND xã
- Cần phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong tham gia giải quyết

đơn thư, khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt là phát huy vai trò, trách nhiệm quản lý, điều hành
của lãnh đạo cấp ủy, chính quyên địa phương trong chỉ đạo, giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo. Cấp ủy, chính qun phải có kế hoạch, chương trình cụ thể, đồng thời phải
có phân cơng trách nhiệm một cách rõ ràng đề chỉ đạo, giải quyết có hiệu quả đơn thư

khiếu nại, tố cáo trên địa bàn.
- Đề nâng cao sự lãnh đạo của Đảng ủy thì Đảng ủy cần có Nghị quyết chun
đề về cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn xã để định hướng và lãnh đạo
thống nhất giữa các ban ngành, đồn thể. Tăng cường cơng tác giáo dục, quản lý cán
bộ, đảng viên, đấu tranh những sai phạm, nhất là tham ô, tham những để loại bỏ một

nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo. Đồng thời Đảng ủy cần tăng cường công tác
kiểm tra, tổng kết việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; có sự chỉ đạo kịp thời giải quyết
dứt điêm các khiêu nại, tô cáo, không đê tôn đọng, dây dưa kéo dài. Câp ủy Đảng cân


có những định hướng đúng đẫn trên cơ sở pháp luật, phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh, cơ chế chính sách và phong tục tập quán người địa phương. Thống nhất trong
phương thức giải quyết, xử lý nghiêm túc và triệt để những cán bộ đảng viên vi phạm.
- Hội đồng nhân dân xã cần tăng cường hơn nữa chức năng giám sát chính
qun, đồn thể quần chúng thực hiện tốt việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân. Trong các kỳ họp HĐND cần phải đưa ra nội dung xem xét về vẫn đề giải quyết

khiếu nại, tố cáo quan từng kỳ họp, các đại biểu HĐND phải có trách nhiệm nắm bắt
và phản ánh được tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn trong các cuộc họp định kỳ

hay bất thường. Bởi đại biểu HĐND đã có mối liên hệ chặt chẽ với cử tri trên địa bàn
thơng qua hoạt động tiếp xúc. Đó là kênh thông tin quan trọng nắm bắt những bức xúc
nổi cộm trong nhân dân, đại diện cho những nguyện vọng chính đáng của nhân dân và
yêu cầu các cơ quan đơn vị tiếp nhận giải quyết theo quy định.
- Ủy ban nhân dân xã phải làm tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện

đầy đủ quyền dân chủ đồng thời khơng ngừng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân,
thực hiện tốt cơng tác dân vận, có như vậy mới thực sự gần dân. Khi có khiếu nại, tố

cáo phát sinh Ủy ban nhân dân xã phải giải quyết kịp thời, đúng pháp luật sẽ sớm
châm dứt vụ việc, ngược lại nêu không giải quyết ngay, hoặc giải quyết không đúng
Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


20

Tiểu luận tốt nghiệp

- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn


thì vụ việc sẽ trở nên phức tạp, khiếu kiện lên cấp trên hoặc phát sinh thành điểm

nóng, gây mắt ơn định chính trị.
2. Cần tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở
- Ủy ban nhân dân xã nhận thức đúng về quyên khiếu nại, tố cáo của công dân,
thấy được mặt tích cực của khiếu nại, tố cáo để nâng cao trách nhiệm trong công tác
tiếp công dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân coi đây là một nhiệm
vụ thực hiện thường xuyên.

- Khi xây ra khiếu nại, tố cáo tại xóm phải kịp thời giải quyết khơng được ÿ lại,
trơng chờ cấp trên. Có như vậy mới thấy được những bắt cập, yếu kém trong khâu chỉ
đạo, điều hành công việc và phải dũng cảm nhìn nhận trách nhiệm dám nhận sai và
sửa sai, khơng nên tìm cách che đậy, phủ nhận sai phạm của mình. Vì việc đó sẽ dẫn
đến tình trạng cơng dân bức xúc, tập hợp để khiếu nại.

- Khi phát sinh khiếu nại tơ cáo ở đâu thì chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng pháp
luật, chính sách, có lý, có tình, dứt điểm tại đó. Cần chú trọng đến cơng tác hịa giải ở
cơ sở, nhât là những tranh châp trong nội bộ nhân dân; nêu chính quyên cơ sở quan
tâm gải quyết thơng qua hịa giải ngay từ đầu thì vụ việc sẽ sớm chấm dứt, ít phát sinh

phức tạp; khi hòa giải cần phối hợp chặt chẽ với mặt trận tổ quốc và các đoàn thể như
Hội phụ nữ, Hội nơng dân, Hội cựu chiến binh, Đồn thanh niên... để vận động,

thuyết phục thấu tình, đạt lý để cơng dân hiểu chính sách, pháp luật và coi trọng tình
làng, nghĩa xóm, thân tộc.
- Phát huy vai trị của ban thanh tra nhân dân và Hội nông dân cấp xã trong đối
thoại, giải quyết. Đây là hình thức giám sát của nhân dân thông qua đại diện của mình
bầu ra để tham gia và xem xét trực tiếp việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải


quyết khiếu nại, tố cáo. Hoạt động thanh tra nhân dân có hiệu quả giúp cho lãnh đạo
xã tập trung được ý kiến phản ánh của dân nhanh nhất. Từ đó thấy được yếu kém và
bất cập cơng việc của chính quyền đang thực hiện.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ Sở, bảo

đảm cho dân tiếp xúc dễ dàng với cơ quan cơng qun, có điều kiện kiểm tra cán bộ,
công chức nhất là những người trực tiếp tiếp xúc với dân. Cơng khai hóa các nội dung
và cơ chế, phương thức giám sát của các cơ quan chức năng, các đoàn thể và quần
chúng nhân dân về thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của nhà nước.

Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


21
Tiểu luận tốt nghiệp
- Lóp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn
- Thực hiện nghiêm túc quy định tiếp công dân ở trụ sở UBND xã. Có kế hoạch
phân cơng, bố trí lãnh đạo tiêp công dân theo quy định của pháp luật, bố trí nơi tiếp
cơng dân tại địa điểm thuận tiện, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết, bố trí cán

bộ tiếp cơng dân thường xun, có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu pháp luật,
có ý thức trách nhiệm cao. Công tác tiếp công dân găn liền với việc giải quyết khiếu
nại, tổ cáo, chủ động giải quyết khiếu kiện ngay từ khi mới phát sinh, tăng cường đối

thoại với nhân dân. Khi đã giải quyết thì phải kiên quyết đến nơi, đến chốn, tránh qua
loa chiều lệ, đảm bảo công khai dứt điểm và đúng quy trình.
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá hiệu quả tiếp dân giải quyết đơn thư khiếu nại,
tố cáo của đội ngũ cán bộ, công chức găn với đánh giá trách nhiệm, hiệu quả trong
công tác chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tổ cáo của cấp ủy, chính quyền. Đồng
thời xem xét xử lý nghiêm ninh đối với cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, không


chấp hành nghiêm sự chỉ đạo của cấp trên về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Trong giải quyết đơn thư khiếu nại, tơ cáo cần bố trí cán bộ có đủ năng lực,
phẩm chất, kính nghiệm làm cơng tác tiếp dân. Các vụ việc phức tạp, lãnh đạo địa
phương cần trực tiếp làm công tác tiếp dân, lắng ngheý kiến và chỉ đạo công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo cho công dân với tinh thần “ giải quyết để bảo đảm yên dân
chứ không giải quyết xong việc”. Trong q trình giải quyết cần tăng cường tiếp xúc
với cơng dân nhăm tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh khiếu nại, tổ cáo gắn
với làm tốt việc thu thập chứng cứ, tài liệu làm căn cứ cho việc giải quyết các đơn thư

khiếu nại, tổ cáo.
3. Cần nâng cao năng lực của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giải
quyết khiếu nại, tổ cáo

- Kiện toàn Hội đồng tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại của xã khi
có sự thay đơi, ln chuyển cán bộ tại địa phương. Phân công cụ thể trách nhiệm,

nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng tiếp công dân. Đồng thời sửa đổi quy chế
tiếp công dân cho phù hợp với tình hình thực tế qua các giai đoạn. Khắc phục tình
trạng chồng chéo, đùn đầy trách nhiệm, gây khó khăn cho việc chậm trễ trong cơng
việc và giải quyết khiếu kiện của cơng dân.
- Cần có những biện pháp để ngăn ngừa khiếu nại, tổ cáo ngay ở cơ sở, khơng
để đơn thư vượt cấp làm tình hình phức tạp thêm.
Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


22
Tiểu luận tốt nghiệp

- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn


- Cần coi trọng việc xử lý đơn thư, phân định cụ thể nội dung vụ việc tồn đọng,

phức tạp, hay mới phát sinh, thẩm quyên giải quyết. Nếu trong đơn có cả nội dung

khiếu nại, tố cáo thì cần phải tách ra thành hai và thụ lý hai vụ việc riêng theo quy
trình đã định.

- Cơng tác tiếp dân của phịng tiếp dân xã, cách thức và phương pháp cần có sự

đối mới hơn nữa theo tinh thần: Kịp thời, khách quan, dân chủ, đúng pháp luật và cởi
mở. Chủ tịch UBND xã, thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước phải trực tiếp
tiếp công dân định kỳ. Không kế việc tiếp công dân theo yêu cầu, nhiệm vụ đột xuất.
Trong trường hợp có lý do chính đáng thì phân cơng cho cấp phó tiếp và thơng báo
cơng khai cho cơng dân biết. Khơng được cử người khơng có thâm quyền giải quyết
công việc làm nhiệm vụ tiếp công dân thay mình. Sau khi tiếp cơng dân phải trả lời
kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơng dân.

- Các cơng chức, đồn thể có thâm quyên khi tiếp công dân đến khiếu nại, tố
cáo cần có thái độ cởi mở, lăng nghe và có cư xử đúng mực. Nghiêm khắc với thái độ
hách dịch, cửa quyên, coi thường với dân, xử lý triệt để các trường hợp né tránh, đùn
đây trách nhiệm, làm sai lệch kết quả, chủ quan kết luận duyý chí. Trong q trình
giải quyết tơn trọng chứng cứ thực tế để có những quyết định giải quyết đúng đắn,
chưa đảm bảo điều kiện để kết luận thì phải lắng nghe nhân dân, tránh áp đặt suy diễn

chủ quan, dẫn tới kết luận, giải quyết không đúng.
- Các cơ quan chuyên môn được giao trách nhiệm giải quyết phải cân thận xem
xét vụ việc, nêu chưa rõ thì phải yêu câu người khiêu nại cung câp trình bày rõ nội

upsđeniSedunu,Uhâu quyếe'utifl gbyS[oĐêngHÉ©12hụt n4 điêu đề!cHfTMNh

xem xét một cách cần thận, giúp cho việc giải quyết được chính xác.

- Khi giải quyết phải coi trọng hình thức đối thoại dân chủ, cơng khai giữa cán
bộ giải quyết và người khiếu kiện cũng như người bị kiện. Chú ý các biện pháp giáo
dục, thuyết phục, hòa giải trong nội bộ nhân dân với nhà nước.

- Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân.

- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ
làm công tác tiếp dân giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo gắn với thực hiện tốt các
Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


23

Tiểu luận tốt nghiệp

- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn

chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng kịp thời với các tập thể, cá nhân có nhiều

thành tích trong cơng tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Tăng cường phối kết hợp với các đoàn thế
- Đây mạnh làm tốt cơng tác phối hợp giữa các ban ngành, đồn thê trong giải
quyết khiếu nại, tô cáo, coi trọng và phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên và các cá

nhân có uy tín trong cộng đồng dân cư củng phối hợp tham gia giải quyết khiếu nại, tố
cáo. Kịp thời giải quyết các điểm nóng mới phát sinh ngay từ cơ sở nhằm ngăn ngừa


có hiệu quả các mâu thuẫn phát sinh gây mắt đoàn kết dẫn đến đơn thư khiếu kiện.
- Phát huy vai trò của mặt trận và các tổ chức đồn thể như: Hội nơng dân, Hội
cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội người cao tuổi và Đồn thanh niên. Trong

cơng tác giải quyết đơn thư, tham gia vào quá trình này bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của hội viên khi tham gia khiếu nại, tố cáo và đồng thời đóng vai trị vận động,
thuyết phục, tun truyền chính sách, pháp luật cho hội viên hiểu và thực hiện theo.
- Các đồn thê bố trí cán bộ có hiểu biết pháp luật, nhất là pháp luật khiếu nại,
tố cáo và khả năng tuyên truyền tham gia vào công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo. Từ đó năm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng cũng như những kiến nghị, phản
ánh của đoàn viên hội viên nhằm phục vụ tốt cho công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo.
5. Tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật.
- Đây mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong các tầng
lớp nhân dân, nhất là các chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống nhân

dânHm;iInât Độcđat
quật hiệu páá lật độn ếtm gắtxfi,đây Roanh.làmitÊhsơng
có tranh chấp mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân.
- Quyên lợi và nghĩa vụ của người dân cơ bản được nghi nhận trong các văn
bản pháp luật. Khi người dân nắm được các quy định đó thì họ sẽ có những nhận thức
đúng về đường lối, chính sách của đảng và nhà nước. Do đó cần phải tăng cường hiệu
quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật. Cụ thể:

+ Mở các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật
+ Xây dựng tủ sách pháp luật cho xã với nhiều đầu sách phong phú.

+ Kết hợp phố biến pháp luật tại các cuộc họp dân
+ Đạo tạo chuyên môn luật cho cán bộ, công chức câp xă......

Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


Tiểu luận tốt nghiệp

8

- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn

+

Để hạn chế đến mức thấp nhất những khiếu kiện, Ủy ban nhân dân cấp xã cần
hết sức coi trọng và làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở thuộc phạm
vi trách nhiệm của mình. Ngồi ra, thực hiện tốt cơng tác này cịn giúp các cơ quan
nhà nước kịp thời phát hiện những sai lầm, hạn chế trong hoạt động của mình đề uốn
năn, sửa chữa nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, đề hạn chế

những khiếu kiện, cấp cơ sở cũng cần thường xuyên kiểm tra, xem xét những hoạt
động quản lý của mình. Chính vì những lẽ đó, Khoản 3, Điều 5 của Luật Khiếu nại đã

quy định: “ Cơ guan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định
hành chính, hành vì hành chính, quyết định kỷ luật của mình, nếu thấy trái pháp luật
thì kịp thời sửa chữa khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại ”.

Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


25

Tiểu luận tốt nghiệp


- Lớp TCCT-HC KII Nghĩa Đàn

KẾT LUẬN
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân
được Hiến pháp và pháp luật nước ta ghi nhận. Để những quyên này được bảo đảm
thực thi trên thực tế đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đòi hỏi

những hiểu biết của công dân về khiếu nại, tố cáo phải đạt đến một trình độ nhất định.
Bên cạnh đó, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân từ phía các cá
nhân và các cơ quan có thấm quyền phải luôn đúng pháp luật, phải công băng và
khách quan, đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Trong
Hội nghị Thanh tra tồn Miền Bắc ngày 05/3/1960 Bác Hồ đã huấn thị: “ Đồng bào có
oan ức mới khiếu nại hoặc chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu
nại. Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì đồng báo thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm lo
lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ

càng được tốt hơn”. Lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ quyền
khiếu nại của công dân và bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do
dân, vì dân.

Cấp cơ sở là nơi mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được đi vào
thực tế cuộc sống và cũng là nơi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chính vì vậy,

việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tổ cáo ở cấp cơ sở là rất quan trọng. Một mặt
nó góp phần trả lại những quyên và lợi ích hợp pháp cho công dân cũng như kịp thời
phát hiện và xử lý những hành vị vị phạm pháp luật, giữ gìn kỷ cương trật tự tại địa
phương cơ sở, đồng thời nó cũng tạo niềm tin của người dân vào chính quyền và cơ
quan quản lý nhà nước ở nơi mình sinh sống và làm việc, động viên nhân dân tham


gia vào quản lý Nhà nước, thúc đây mọi người hoàn thành tốt mọi nghĩa vụ đối với
Nhà nước và xã hội.

Giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo ở cấp cơ sở còn giúp các cơ quan nhà nước kịp
thời phát hiện những sai sót, lệch lạc ngay trong hoạt động quản lý của mình đề kịp
thời n năn, sửa chữa nhăm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước./.

Người thực hiện: Phạm Thị Hà- VPUBND xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ 1n


×