Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phương, thành phố việt trì ( luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779 KB, 115 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

DƯƠNG THỊ HỒI ANH

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO NÂNG CAO
NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠNG CHỨC
CẤP XÃ PHƯỜNG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện, những số liệu,
thông tin được trình bày trong luận văn là dựa trên sự tổng hợp, phân tích thơng tin từ
những nguồn đáng tin cậy, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là khách
quan, trung thực dựa trên kết quả tôi thực hiện khảo sát thu thập được và chưa từng dùng
để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng và xin nhận hồn tồn trách nhiệm về
những gì liên quan tới luận văn này.


Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2019
Tác giả luận văn

Dương Thị Hoài Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, cho phép tơi được
bày tỏ lịng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế Tài nguyên môi trường - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các thầy
giáo, cô giáo của Học viên nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Mậu
Dũng – người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND thành phố Việt Trì; Ban tổ chức Thành ủy Việt
Trì, phịng Nội Vụ, UBND các xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thu thập tài liệu và hỗ
trợ tơi hồn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Tơi cũng xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn
bè, đồng nghiệp đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên
khuyến khích tơi hồn thành khóa học./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2019
Tác giả luận văn

Dương Thị Hoài Anh

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực cán bộ công
chức cấp xã phường ......................................................................................... 4

2.1.1.

Lý luận về cán bộ, công chức cấp xã phường ................................................... 4

2.1.2.

Lý luận về đào tạo, nhu cầu đào tạo và đánh giá nhu cầu đào tạo nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phường .................................. 16

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ
công chức cấp xã ........................................................................................... 24


2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 27

2.2.1.

Quan điểm của Đảng ta về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công
chức............................................................................................................... 27

2.2.2.

Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của các nước
trên thế giới ................................................................................................... 29

2.2.3.

Thực trạng và kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
ở một số địa phương ...................................................................................... 31

iii


2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra sau nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn ............. 35

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 37


3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 37

3.1.2.

Đặc điểm xã hội ............................................................................................. 39

3.1.3.

Tình hình phát triển kinh tế ............................................................................ 41

3.1.4.

Tình hình cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ............................................ 45

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 46

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 46

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 47

3.2.3.


Phương pháp phân tích .................................................................................. 48

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 50
4.1.

Khái qt tình hình đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã phường, thành phố
Việt Trì .......................................................................................................... 50

4.1.1.

Tình hình số lượng, cơ cấu của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
phường, thành phố Việt Trì ............................................................................ 50

4.1.2.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố
phân theo trình độ chun mơn ...................................................................... 52

4.1.3.

Điều kiện cơ sở vật chất và môi trường làm việc của cán bộ cấp xã
phường .......................................................................................................... 54

4.1.4.


Nhận xét, đánh giá chung về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phường ......... 54

4.2.

Đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công
chức cấp xã phường, thành phố Việt Trì......................................................... 58

4.2.1.

Thực trạng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức cấp xã
phường, thành phố Việt Trì ............................................................................ 58

4.2.2.

Đánh giá nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã phường,
thành phố Việt Trì.......................................................................................... 63

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực
cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phường, thành phố Việt Trì .................. 73

4.3.1.

Chế độ, chính sách của nhà nước ................................................................... 73

4.3.2.

Sự thiếu hụt kiến thức .................................................................................... 74


iv


4.3.3.

Độ tuổi cơng tác............................................................................................. 74

4.3.4.

Trình độ chun mơn được đào tạo ................................................................ 75

4.3.5.

Nhận thức của cán bộ, công chức cấp xã ........................................................ 75

4.4.

Quan điểm, định hướng và giải pháp tăng cường đào tạo nâng cao năng
lực đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã phường, thành phố Việt Trì trong
giai đoạn hiện nay .......................................................................................... 76

4.4.1.

Quan điểm, mục tiêu tăng cường đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán
bộ công chức cấp xã ...................................................................................... 76

4.4.2.

Giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán
bộ công chức cấp xã phường, thành phố Việt Trì ........................................... 79


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 84
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 84

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 85

5.2.1.

Với Đảng ủy, UBND các xã trên địa bàn thành phố ....................................... 85

5.2.2.

Với Thành ủy, UBND thành phố Việt Trì ...................................................... 85

5.2.3.

Với UBND tỉnh Phú Thọ ............................................................................... 86

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 87
Phụ lục ...................................................................................................................... 90

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

CBCC

Cán bộ, cơng chức

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

ĐTBD

Đào tạo bồi dưỡng

DTTN

Diện tích tự nhiên

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT, XH

Kinh tế, xã hội

QLNN

Quản lý nhà nước


THPT

Trung học phổ thông

TTTM

Trung tâm thương mại

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của thành phố Việt Trì..................................... 38

Bảng 3.2.

Tần suất mực nước đỉnh lũ tại các trạm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ............ 39

Bảng 3.3.


Tình hình dân số và lao động của thành phố Việt Trì (2016-2018) ........... 40

Bảng 3.4.

Tình hình phát triển kinh tế của thành phố Việt Trì qua 3 năm ................. 43

Bảng 4.1.

Số lượng cán bộ công chức cấp xã phường qua các năm .......................... 50

Bảng 4.2.

Số lượng cán bộ, cơng chức cấp xã thành phố Việt Trì............................. 51

Bảng 4.3.

Cơ cấu cán bộ công chức cấp xã phân theo độ tuổi, giới tính ................... 52

Bảng 4.4.

Trình độ chun mơn của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành
phố năm 2018 .......................................................................................... 53

Bảng 4.5. Cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc của cán bộ, công chức
cấp xã...................................................................................................... 54
Bảng 4.6.

Nhận xét, đánh giá của cán bộ xã về điều kiện làm việc, cơng tác cán
bộ và chính sách đối với cán bộ xã........................................................... 55


Bảng 4.7.

Nhận xét, đánh giá của người dân về đội ngũ cán bộ cấp xã ..................... 56

Bảng 4.8.

Tình hình đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã phường giai
đoạn 2014-2018 (lượt người) ................................................................... 59

Bảng 4.9.

Nhận xét và nguyện vọng của cán bộ xã đối với việc đào tạo, bồi
dưỡng, tập huấn ....................................................................................... 61

Bảng 4.10. Ý kiến của cán bộ xã về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngắn
hạn và dài hạn của cán bộ khác trong đơn vị ............................................ 62
Bảng 4.11. Phân tích kiến thức, kỹ năng cho cán bộ chuyên trách cấp xã ................... 63
Bảng 4.12. Phân tích kiến thức, kỹ năng đối với công chức cấp xã ............................ 64
Bảng 4.13. Nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công chức
cấp xã thành phố Việt Trì......................................................................... 65
Bảng 4.14. Nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ chun mơn của cán bộ cơng chức
cấp xã phường thành phố Việt Trì ............................................................ 67
Bảng 4.15. Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ của cán bộ
cơng chức thành phố Việt Trì giai đoạn 2019-2022 .................................. 69
Bảng 4.16. Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học của cán bộ cơng
chức thành phố Việt Trì giai đoạn 2019-2022 .......................................... 70

vii



Bảng 4.17. Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng kỹ năng củ cán bộ cơng chức thành phố
Việt Trì giai đoạn 2019-2022 ................................................................... 71
Bảng 4.18. Nhu cầu nội dung bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ của công chức cấp xã,
thành phố Việt Trì ................................................................................... 72

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dương Thị Hồi Anh
Tên luận văn: Đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức
cấp xã phường, thành phố Việt Trì
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cơng
chức cấp xã phường, thành phố Việt Trì, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng
tốt nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã phường, thành
phố Việt Trì phục vụ quá trình phát triển KT-XH chung của tỉnh Phú Thọ.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chọn điểm
nghiên cứu; phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích, trong đó:
- Số liệu thứ cấp gồm các thơng tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình
hình dân số, lao động việc làm… được thu thập từ các báo cáo, số liệu của UBND thành
phố Việt Trì, phịng Thống kê, phịng Nội vụ, các Website chính thức, các tạp chí, sách
báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được công bố.

- Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua Điều tra phỏng vấn 50 người là
cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn 03 phường: Tiên Cát, Thọ Sơn, Vân Phú và 02
xã: Trưng Vương, Tân Đức; Điều tra phỏng vấn 23 người là lãnh đạo các xã phường (Bí
thư hoặc Chủ tịch) trên địa bàn thành phố Việt Trì để xác định nhu cầu đào tạo của các
cán bộ, công chức cấp xã.
Số liệu sau khi được tác giả thu thập về sẽ tổng hợp và phân tích, đánh giá nhu
cầu đào tạo của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã phân tích và giải quyết được các vấn đề
sau đây:
Một là, Góp phần hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá nhu cầu đào
tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố: Các khái
niệm chính quyền cấp xã, cán bộ, cơng chức cấp xã; khái niệm về đào tạo, chất lượng,
đánh giá nhu cầu đào tạo… Đặc điểm, vai trò và yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu đào tạo
nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Cơ sở thực tiễn ở một số nước

ix


trên thế giới và ở một số địa phương từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong xác định
nhu cầu đào tạo.
Hai là, Luận văn đã tập trung phân tích thực trạng về số lượng chất lượng, cơng
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã... Qua đó đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ công chức cấp xã phường trên địa bàn thành phố Việt Trì.
Ba là, Trong thời gian tới, để tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực
đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã phường, thành phố Việt Trì cần thực hiện một số giải
pháp sau: Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng;
Cải cách chương trình, nội dung đào tạo; Mở rộng hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng…..


x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dương Thi Hoai Anh
Thesis title: “Assessing the training needs for improving the apacity of civil servants at
commune level in Viet Tri city, Phu Tho province”
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objective
Assessing the curent training needs for improving the capacity of civil servants
at commune in Viet Tri city, Phu Tho province, then proposing the solutions to improve
capacity of civil servants at commune in Viet Tri city, Phu Tho province in the future.
Research Methods
This study used both primary and secondary data. The secondary data including
the data on the natural and socio-economic situation, population and labor forces in Viet
Tri city were collected from annual reports and statistical books published by People’s
Commitee, Statitiscal Department, Personel Department of Viet Tri City. Meanwhile, the
primary data were collected by direct interviews of 50 civil servants in 03 wards of Tiên
Cát, Thọ Sơn, Vân Phú and 02 communes of Trưng Vương, Tân Đức in Viet Tri city. In
addition, 23 leaders from all wards and communes (a president or a Communist party
leader from each ward or commune) were interviews with questionaires for identifying
the training need of all civil servents. The data is compiled and analyzed for assessing the
training needs of civil servents at commune level in the city.
Research finding and conclusion
Firstly, the thesis contributed to theoretical and practical for assessment training
needs for improving the capacity of civil servants at commune level: Concepts of

commune-level administration, civil servants granted commune; the concept of training,
quality, training needs and so on. Characteristics, roles and factors affecting the training
needs to improve the capacity of commune civil servants. The study also examined
practical basis in several countries in the world as well as in some localities in Vietnam,
then to draw lessons learned in determining the training needs to improve the capacity
of civil servants at the commune level.
Secondly, the thesis analyzed the current situtation of the civil servants’ quality,
the training and retraining needs of civil servants at commune level. Based on the
analyses, the training needs for for improving the capacity of civil servants at commune
in Viet Tri city, Phu Tho province is identified.

xi


Finally, for improving the capacity of its civil servants at commune level, Viet
Tri city needs to implement following solutions: having a good personnel planning;
strengthening the training and retraining activities; improving the training programmes
and contents for civil servants at commune-level; Expanding the training system; and
improving the quality and efficiency of training management.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta, đội ngũ
cán bộ cơng chức có vai trị đặc biệt quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nhấn mạnh: “Cán bộ là gốc của mọi vấn đề, gốc có tốt thì ngọn mới tốt”. Thực
tế cho thấy, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung, của
hệ thống các tổ chức nói riêng được quyết định bởi năng lực, phẩm chất của

đội ngũ cán bộ.
Xã, phường là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi thực hiện trực tiếp và
cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy,
chính quyền cấp xã phường có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính
trị - hành chính. Là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với
nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được
phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, được triển khai thực hiện trong cuộc sống. Hiệu lực, hiệu
quả của bộ máy chính quyền cấp xã phường nói riêng và hệ thống chính trị nói
chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả
công tác của đội ngũ CBCC cấp xã phường. Do đó, việc nâng cao chất lượng
đội ngũ CBCC cấp xã phường vững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối
sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi chức
năng, nhiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức và phục vụ nhân dân... là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng,
Nhà nước và cả hệ thống chính trị.
Để xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã phường đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Việt Trì hội nhập với
các huyện, thành, thị khác, đáp ứng yêu cầu xây dựng tỉnh Phú Thọ văn minh,
hiện đại cần phải tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực CBCC trong đó
có đội ngũ CBCC cấp xã phường. Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã phường của thành phố Việt Trì ln được kiện tồn, chất lượng đội
ngũ được nâng lên rõ dệt, phần nào đã đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của
thời kỳ hội nhập, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ công
chức cấp xã phường của thành phố Việt Trì cịn một số hạn chế như: chất lượng

1



cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, đào tạo bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ cơng chức chưa gắn với việc sử dụng, chưa có chính
sách thỏa đáng để thu hút cán bộ, cơng chức có trình độ cao về các cơ quan
hành chính của thành phố hay của tỉnh công tác. Những hạn chế đó càng bộc
lộ rõ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện chương trình cải
cách hành chính quốc gia, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội của địa phương.
Đánh giá nhu cầu đào tạo CBCC cấp xã phường có vai trị quan trọng
trong việc hình thành nên đội ngũ CBCC có trình độ, năng lực thực thi cơng việc
đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện;
hoàn thành thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ yêu cầu thực
tiễn với cách thức xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, em đã lựa chọn đề tài:
“Đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức
cấp xã phường, thành phố Việt Trì” làm luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ
công chức cấp xã phường, thành phố Việt Trì, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức
cấp xã phường, thành phố Việt Trì phục vụ quá trình phát triển KT-XH chung
của tỉnh Phú Thọ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hố những vấn đề lý luận về cơng tác đào tạo và đánh giá nhu
cầu đào tạo nâng cao năng lực CBCC cấp xã phường.
- Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC và đánh giá nhu cầu đào
tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã phường của thành
phố Việt Trì.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phường, thành phố Việt Trì

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đào tạo nâng cao
năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã phường trên địa bàn thành phố.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về CBCC cấp xã và vấn đề liên quan đến đào tạo
CBCC cấp xã.
- Cán bộ cấp xã được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ; công chức được
tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá nhu cầu đào
tạo của CBCC của 03 phường và 02 xã trực thuộc thành phố Việt Trì.
+ Về khơng gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu phạm vi trên địa bàn thành
phố Việt Trì.
+ Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng đội
ngũ CBCC cấp xã phường của thành phố Việt Trì trong thời gian từ năm 2016,
điều tra số liệu năm 2018.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã hệ thống hóa và bổ sung, góp phần làm sáng tỏ thêm một số
vấn đề lý luận cơ bản về chính quyền cấp xã, về cán bộ, công chức cấp xã, nhu
cầu đào tạo…
Luận văn đã phân tích rõ thực trạng về số lượng, chất lượng, cơng tác đào
tạo để đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã
hiện nay. Kết quả nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã có thể được dùng làm tài liệu nghiên cứu giúp chính
quyền địa phương quản lý các lĩnh vực hoạt động có hiệu quả. Đồng thời cũng là

nguồn tài liệu, là cơ sở giúp các cơ quan có thẩm quyền đưa ra những chế độ,
chính sách hợp lý nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO NÂNG CAO
NĂNG LỰC CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ PHƯỜNG
2.1.1. Lý luận về cán bộ, công chức cấp xã phường
2.1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã phường
a. Khái niệm chính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thể quản lý
hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phịng, kinh
tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở, đảm bảo các chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân.
Sự trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cấp
xã đóng vai trị rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước và cung
cấp dịch vụ công phục vụ nhân dân. Trong quá trình xây dựng, hồn thiện bộ
máy nhà nước, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đối với chính quyền
cấp xã. Cùng với việc hồn thiện thể chế, chính sách đãi ngộ và đầu tư cơ sở vật
chất, Đảng và Nhà nước luôn chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.
Qua từng thời kỳ lịch sử, chính quyền cấp xã không ngừng được xây dựng
và củng cố, bảo đảm cho chính quyền nhà nước vững mạnh từ cơ sở. Cán bộ là
một yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã
vững mạnh. Đồng thời muốn xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã vững
mạnh thì phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện
sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đã khởi xướng.
Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, là cầu nối trực tiếp

giữa hệ thống chính quyền cấp trên với nhân dân, hàng ngày tiếp xúc, nắm bắt và
phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Cấp xã có vai trị rất quan trọng
trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển KT- XH, tổ chức cuộc
sống của cộng đồng dân cư. Chính quyền được hiểu là bộ máy điều khiển, quản
lý công việc của nhà nước và hoạt động của nó mang tính chất quyền lực của
Nhà nước, bằng phương thức tác động của Nhà nước, chính quyền cấp xã bao

4


gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Qua đó có thể hiểu, chính quyền
cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống 4 cấp quản lý hành chính của Việt Nam
hiện nay: Cấp Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Là nơi trực tiếp thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng ở cơ sở, thực hiện việc quản lý hành chính nhà
nước trên địa bàn.
Từ những phân tích trên, có thể nêu khái quát chính quyền cấp xã như sau:
Chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND, là cấp thấp nhất trong hệ thống
quản lý hành chính 4 cấp ở Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện các chỉ đạo và thực
thi quyền lực nhà nước ở địa phương, có chức năng thay mặt nhân dân địa
phương quyết định và tổ chức thực hiện những vấn đề có liên quan đến phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống của nhân dân địa
phương theo Hiến pháp, pháp luật.
b. Khái niệm cán bộ cấp xã
Khoản 1 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 quy định:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội Trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
Vì vậy, cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, cơng
chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ.
Cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là công dân Việt
Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu tổ
chức chính trị - xã hội.
Như vậy cán bộ cấp xã bao gồm: Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, Thường trực
Đảng ủy; Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND;Chủ tịch
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã; Bí thư Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội
Cựu chiến binh.

5


c. Khái niệm công chức cấp xã
Khoản 2 Điều 4, Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 quy định:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Cơng an nhân dân mà không phải
là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự
nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức cấp xã Tại khoản 3, Điều 4, Luật cán bộ, công chức năm
2008: “Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Tại Chương V, Luật cán bộ công chức theo khoản 3 Điều 61 quy định,
công chức cấp xã phường gồm 07 chức danh: Trưởng cơng an; Chỉ huy trưởng
qn sự; Văn phịng - Thống kê; Địa chính - xây dựng - đơ thị và môi trường (đối
với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và mơi trường (đối
với xã); Tài chính - kế tốn; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.
d. Số lượng cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã
Số lượng cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 và 2
Điều 2 của Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 được quy định như sau:
* Đối với xã đồng bằng, phường và thị trấn:
- Dưới 10.000 dân được bố trí khơng q 19 cán bộ, cơng chức.
- Từ 10.000 dân trở lên, cứ thêm 3.000 dân được bố trí thêm 01 cán bộ,
công chức nhưng tối đa không quá 25 cán bộ, công chức.
* Đối với xã miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo:
- Dưới 1.000 dân được bố trí khơng q 17 cán bộ, cơng chức;
- Từ 1.000 dân đến dưới 5.000 dân được bố trí khơng q 19 cán bộ,
cơng chức.
- Từ 5.000 dân trở lên, cứ thêm 1.500 dân được bố trí thêm 01 cán bộ,
công chức nhưng không quá 25 cán bộ, công chức.

6


* Việc bố trí thêm cán bộ, cơng chức cấp xã ở mỗi xã tăng theo số dân do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
2.1.1.2. Đặc điểm và vai trò của cán bộ công chức cấp xã
a. Đặc điểm

Cán bộ, công chức cấp xã là người đại diện cho Nhà nước ở cơ sở thực
hiện chức năng Quản lý nhà nước theo đúng chính sách và thẩm quyền được giao
và đại đa số cán bộ, công chức cấp xã hầu hết đều là xuất phát từ cơ sở (người
địa phương), có quan hệ giàng buộc lẫn nhau ở một khía cạnh tình cảm nào đó.
Cán bộ, cơng chức cấp xã: đó là cấp cơ sở triển khai các Chỉ thị, Nghị
quyết của Đảng và Nhà nước, nơi đây có các mối quan hệ xóm làng, dịng họ và
trực tiếp do dân bầu ra cho nên cán bộ công chức cấp xã có đặc điểm riêng. Do
vậy, chúng ta phải xây dựng các chỉ tiêu như: Tiêu chí sự tín nhiệm trong dân; sự
hài lịng của người dân trong giải quyết cơng việc; chỉ tiêu đánh giá năng lực cán
bộ công chức cấp xã; đối với công tác tuyên truyền vận động được coi là tiêu chí
đánh giá quan trọng của cấp trên đối với cấp dưới hoặc ngược lại.
Cán bộ, công chức cấp xã là những người do dân bầu ra có mối quan hệ
họ hàng làng xóm gắn bó khó có thể tách rời, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với
người dân, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, đưa chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống và biến thành hành động
cách mạng của quần chúng. Từ thực tiễn cho thấy công việc của cán bộ, công chức
cấp xã rất phức tạp, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực nên họ cần phải có bản lĩnh, có bề
dày kinh nghiệm và sự hiểu biết. Do đó chúng ta cần phải xây dựng chỉ tiêu văn hóa,
trình độ học vấn, trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý
nhà nước, kỹ năng trong giải quyết công việc, kỹ năng giao tiếp với mục đích nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Việt Trì và
là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đó cũng là mục đích cuối
cùng của việc nâng cao chất lượng CBCC cấp xã.
b. Vai trị
Cán bộ, cơng chức cấp xã một bộ phận không thể thiếu trong đội ngũ cán
bộ, cơng chức của nước ta. Mọi hoạt động của chính quyền cơ sở đều do công
chức cấp xã thực hiện. Vai trò của đội ngũ CBCC cấp xã thể hiện:
- Là nguồn nhân lực quan trọng có vai trị quyết định trong việc nâng cao
hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, đưa các chính sách và thực


7


hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trở thành thực tiễn và tiếp thu
nguyện vọng của nhân dân, nắm bắt được những yêu cầu của thực tiễn của cuộc
sống để phản ánh kịp thời với cấp trên, là một trong những nguồn lực quan trọng
trong việc thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đội ngũ CBCC cấp xã có vị trí, vai trị quyết định trong việc triển khai tổ
chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước tại cơ sở. Thông qua họ mà ý Đảng, lòng dân tạo thành một
khối thống nhất, làm cho Đảng, Nhà nước “ăn sâu, bám rễ” trong quần chúng
nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Như vậy, chủ
trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật có đi vào cuộc sống, trở thành
hiện thực sinh động hay không, tùy thuộc phần lớn vào sự tuyên truyền và tổ
chức vận động nhân dân của đội ngũ CBCC cấp xã.
- CBCC cấp xã là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ cơng chức nhà nước có
số lượng lớn và vai trị rất quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của bộ
máy nhà nước nói chung và chính quyền cấp cơ sở nói riêng. Bởi vì họ là những
người trực tiếp gắn bó với địa phương, am hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân
địa phương, đồng thời là người đại diện cho nhân dân trong việc cung cấp thông tin
cho các cán bộ lãnh đạo để đưa ra quyết định quản lý khoa học, đúng đắn.
- CBCC cấp xã cũng là những người trực tiếp hòa giải những xung đột,
mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ nhân dân, hiện thực hóa quyền làm chủ cơ
sở của nhân dân... Vì vậy, trình độ và phẩm chất của đội ngũ này có ảnh
hưởng rất lớn đến sự vận hành liên tục và hiệu quả của bộ máy nhà nước. Và
thực tế cũng chứng minh: Nơi nào quan tâm đầy đủ và làm tốt cơng tác cán
bộ, có đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh thì nơi ấy tình hình chính trị xã hội ổn
định, kinh tế văn hóa phát triển, quốc phòng, an ninh được giữ vững, mọi chủ
trương chính sách của Đảng được triển khai có hiệu quả. Ngược lại, ở đâu đội
ngũ CBCC cấp xã phường không được quan tâm, để xảy ra tình trạng tham

nhũng, cửa quyền, hách dịch thì nơi đó tình hình địa phương gặp nhiều khó
khăn, phức tạp, dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
- CBCC cấp xã là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng hệ thống chính
trị cấp xã phường, là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi tiềm năng, nguồn lực của
địa phương, động viên mọi tầng lớp nhân dân ra sức thi đua hoàn thành thắng lợi
các mục tiêu về KT - XH, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ sở.

8


2.1.1.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
a. Khái niệm chất lượng
Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu thị ra bên
ngoài các thuộc tính, các tính chất vốn có của sự vật. Theo từ điển Tiếng Việt,
quan niệm chung nhất về chất lượng là: “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của mỗi
con người, một sự vật, một sự việc”.
Theo một cách hiểu khác thì: Chất lượng là một phạm trù triết học biểu
thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương
đối của sự vật để phân biệt nó với sự vật khác. Nó là cái liên kết các thuộc tính
của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự
vật và khơng tách khỏi sự vật.
Khi nói đến chất lượng của một con người, đó là tổng hợp những giá trị,
những thuộc tính đặc trưng, bản chất của con người và các mặt hoạt động của
con người đó có được ở một thời gian và không gian được xác định cụ thể, được
thể hiện ở các mức độ khác nhau như tốt hay xấu, đẹp hay không đẹp, cao hay
thấp, đạt hay không đạt yêu cầu đặt ra...
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã xác định: “Chất lượng
của cán bộ là sự thống nhất giữa phẩm chất chính trị và năng lực cơng tác, thể
hiện ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy: “Chất lượng đội ngũ cán bộ hiện
nay là tổng hợp thống nhất biện chứng giữa những giá trị, những thuộc tính đặc

trưng, bản chất của đội ngũ cán bộ về mặt con người và các mặt hoạt động, quy
định và phản ảnh mức độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đội ngũ cán
bộ trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế”.
Từ đó có thể thấy, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức là khả năng giải
quyết tất các các vấn đề, khả năng thỏa mãn các yêu cầu của tổ chức, cá nhân về
cung ứng dịch vụ hành chính. Chất lượng đội ngũ cán bộ có tính ổn định tương
đối, bị tác động bởi những điều kiện khách quan và chủ quan, vận động, biến đổi
và phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ; chịu sự tác động mạnh mẽ của thực tiễn và
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sức khỏe, trình độ chuyên mơn, phẩm chất đạo
đức, niềm tin, ý chí phấn đấu rèn luyện của mỗi người cán bộ. Ngoài những yếu
tố đó cịn phụ thuộc vào yếu tố cơ cấu, tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi, giữa cán bộ
lãnh đạo với công chức phụ trách chuyên môn nghiệp vụ.

9


Trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước yêu cầu về chất lượng cán bộ ngày
càng cao, địi hỏi trình độ, phẩm chất theo tiêu chuẩn mà còn tiên phong, gương
mẫu, tính kỷ luật cao, có tư duy nhạy bén, dám nghĩ dám làm dám chịu trách
nhiệm đồng thời luôn chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối, chính sách pháp
luật của Đảng và Nhà nước. Mỗi cán bộ, công chức không tồn tại một cách biệt
lập mà đặt trong một hệ thống quản lý hành chính vì vậy quan niệm chất lượng
đội ngũ cán bộ công chức phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa chất
lượng của từng cán bộ công chức với chất lượng của cả đội ngũ. Khi mối quan hệ
này hài hòa cùng phát triển mới tạo nên sức mạnh đồng bộ cả hệ thống chính trị.
b. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã
Bộ máy chính quyền cấp xã có hoạt động hiệu lực, hiệu quả hay không
phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Chính vì thế, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm: nâng
cao trình độ chun mơn, trình độ lý luận, phẩm chất đạo đức, sự tín nhiệm của

nhân dân, khả năng thích ứng, tác phong, thái độ, ý thức làm việc, xử lý tình
huống phát sinh...
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã góp phần làm tăng
năng suất lao động xã hội do đó có vai trị quan trọng trong sự phát triển KT- XH
của địa phương. Mỗi địa phương muốn phát triển nhanh và bền vững cần quan tâm
việc phát huy tối đa năng lực của cán bộ cơng chức thơng qua các chính sách,
phương pháp, hình thức và biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức như: Đào tạo, đào tạo lại, các chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài hợp
lý về làm việc tại địa phương, cải thiện mơi trường làm việc, chăm sóc sức khỏe cả
về vật chất và tinh thần...để họ có thể phục vụ hết mình vì cơng việc.
Ngồi những yếu tố trên, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã là việc hồn thiện những điểm thiếu sót, chưa hợp lý svề số lượng, cơ cấu
lao động sao cho quy mô, tỷ trọng cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo theo quy
định, khơng thừa, khơng thiếu, được bố trí hợp lý nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của
từng vị trí công việc.
2.1.1.4. Tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã
a. Tiêu chuẩn chung
Tiêu chuẩn cán bộ, công chức bao gồm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ
thể. Tiêu chuẩn chung là điều kiện cần, mang tính chất “cứng” mà bất cứ công

10


dân nào muốn tham gia công vụ đều phải hội đủ. Ngay từ những ngày đầu lập
nước, trong Sắc lệnh 76/SL năm 1950 về Quy chế công chức Việt Nam do Chủ
tịch Hồ Chí Minh ký ban hành đã quy định các tiêu chuẩn về cơng chức. Sau đó,
từ Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 cho đến Luật cán bộ, công chức năm
2008 đã quy định những tiêu chuẩn mà công chức phải đạt được. Đến nay, tiêu
chuẩn chung đối với cán bộ, cơng chức bao gồm:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương.
- Cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, cơng tâm thạo việc, tận tuỵ với
dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ
luật trong cơng tác.
- Trung thực, khơng cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân
tín nhiệm.
- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên
môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ được giao.
b. Tiêu chuẩn cụ thể
(1) Đối với Bí thư
+ Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu;
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thơng;
+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trị trở lên;
+ Chun môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ
trung cấp chun mơn trở lên, ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức
chuyên mơn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần
đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ
công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ
quản lý kinh tế (Quyết định 04/QĐ BNV, 2004).
(2). Đối với Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đồn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội
Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

11


+ Các tiêu chuẩn (do các đồn thể chính trị - xã hội quy định) của cán bộ

chuyên trách thuộc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị
- xã hội được giữ ngun trong nhiệm kỳ hiện tại. Các tiêu chuẩn quy định này
được áp dụng kể từ đầu nhiệm kỳ tới của từng tổ chức đoàn thể.
+ Tuổi đời:
- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Không quá 60 tuổi đối với
nam, không quá 55 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu;
- Bí thư Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Khơng q 30 tuổi khi
tham gia giữ chức vụ công tác;
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân: Không quá 55
tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu;
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: Không quá 65 tuổi khi tham gia giữ chức vụ;
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên ở khu vực đồng
bằng, tốt nghiệp tiểu học trở lên ở khu vực miền núi.
+ Lý luận chính trị: Có trình độ sơ cấp và tương đương trở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ
cấp trở lên (Quyết định 04/QĐ BNV, 2004).
(3). Đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
+ Tuổi đời: Tuổi của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Hội
đồng nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với tình
hình đặc điểm của địa phương nhưng tuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo làm
việc ít nhất hai nhiệm kỳ.
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thơng.
+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị đối với khu vực
đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương
trình độ sơ cấp trở lên.
+ Chun mơn, nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp chun mơn trở lên đối
với khu vực đồng bằng. Với khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức
chun mơn tương đương trình độ sơ cấp trở lên. Ngành chuyên môn phù hợp
với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại hình đơn vị hành chính xã, phường,

thị trấn. Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản

12


×