Tải bản đầy đủ (.docx) (147 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp hạn chế chuyển vị tương đối giữa các tầng trong nhà cao tầng có kết cấu chuyển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.64 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ QUANG KHÁNH

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CHUYỂN VỊ
TƯƠNG ĐỐI GIỮA CÁC TẦNG TRONG
NHÀ CAO TẦNG CÓ KẾT CẤU CHUYỂN

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng cơng trình dân dụng và cơng nghiệp

Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN QUANG HƯNG

Đà Nẵng - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu“Giải pháp hạn chế chuyển vị tương đối
giữa các tầng trong nhà cao tầng có kết cấu chuyển”là của riêng tơi, dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Quang Hưng.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Quang Khánh



TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CHUYỂN VỊ TƯƠNG ĐỐI GIỮA CÁC TẦNG
TRONG NHÀ CAO TẦNG CÓ KẾT CẤU CHUYỂN
Học viên: Lê Quang Khánh

Chuyên ngành: Kỹ thuật XDCT DD&CN

Mã số: 60.58.02.08 Khóa: K34-KH

Trường Đại học Bách khoa ĐHĐN

Tóm tắt – Chuyển vị ngang trong nhà nhiều tầng dưới tác động của tải trọng ngang thường
không thỏa điều kiện khống chế về chuyển vị, vì vậy phải có giải pháp để hạn chế chuyển vị
này. Từ một cơng trình thực tế, sau khi kiểm tra khơng thỏa điều kiện về khống chế chuyển vị,
tác giả đề ra giải pháp hạn chế chuyển vị ngang này. Giải pháp đưa ra: Lựa chọn lại tiết diện
vách cứng để hạn chế chuyển vị ngang của cơng trình. Phương án 1: Tăng đều tiết diện vách
từ dày 200mm lên 250mm tồn bộ cơng trình. Phương án 2: Tăng tiết diện vách thay đổi theo
chiều cao tầng từ tầng trệt đến tầng 8 lên 300mm, từ tầng 9 đến tầng mái giữ nguyên 200mm.
Cả 2 phương án đều cho kết quả thỏa điều kiện về khống chế chuyển vị.
Từ khóa: Chuyển vị, nhà nhiều tầng, tải trọng, vách cứng.

SOLUTIONS LIMITED OF TRANSPOSITION OF THE RELATIVITY BETWEEN THE
FLOORS IN HIGH-RISE BUILDINGS WITH TRANSFER BEAMS

Abstract - Horizontal displacement in multi-storey buildings under the influence of
horizontal load is often not satisfactory for control of displacement, so there must be a
solution to limit this displacement. From a real building, after checking it is not eligible for
control of transfer, the author proposed a solution to limit this horizontal displacement.
Solution given: Re-select the hard wall section to limit horizontal displacement of the

building. Option 1: Increasing the wall cross section from 200mm to 250mm in the whole
building. Option 2: Increasing wall cross section changes according to the floor height from
ground floor to 8th floor to 300mm, from the 9th floor to the roof floor to keep 200mm. Both
options give satisfactory results for displacement control.
Keywords: Displacement, multi-storey, load, hard walls.


MỤC LỤC
TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TRANG TĨM TẮT TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài.............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nguyên cứu......................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................ 2
6. Cấu trúc luận văn................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU NHÀ NHIỀU TẦNG VÀ KẾT CẤU
CHUYỂN CHO NHÀ NHIỀU TẦNG.......................................................................... 3
1.1. Khái niệm chung về nhà nhiều tầng.................................................................... 3
1.3. Phân loại nhà nhiều tầng..................................................................................... 5
1.4. Các hệ chịu lực cơ bản của nhà nhiều tầng......................................................... 5
1.4.1. Hệ khung chịu lực........................................................................................ 5
1.4.2. Hệ tường chịu lực......................................................................................... 7
1.4.3. Hệ lõi chịu lực.............................................................................................. 8
1.4.4. Hệ hộp chịu lực............................................................................................ 9

1.5. Các hệ chịu lực hỗn hợp.................................................................................... 10
1.5.1. Hệ khung – tường chịu lực......................................................................... 10
1.5.2. Hệ khung – lõi chịu lực.............................................................................. 11
1.5.3. Hệ khung – hộp chịu lực............................................................................ 11
1.5.4. Hệ hộp - tường chịu lực.............................................................................. 11
1.5.5. Hệ hộp – lõi chịu lực.................................................................................. 11
1.6. Các hệ chịu lực đặc biệt.................................................................................... 12
1.6.1. Hệ kết cấu có tầng cứng............................................................................. 12
1.6.2. Hệ kết cấu có hệ giằng liên tầng................................................................. 13
1.6.3. Hệ kết cấu có hệ khung ghép...................................................................... 14
1.6.4. Hệ kết cấu có hệ thống dầm chuyển........................................................... 14


1.7. Tổng quan về dầm chuyển................................................................................ 15
1.7.1. Khái niệm về dầm chuyển.......................................................................... 15
1.7.2. Phân loại dầm chuyển................................................................................. 15
1.7.3. Phân tích trạng thái làm việc của dầm chuyển............................................ 16
1.8. Kết luận Chương 1............................................................................................ 17
CHƯƠNG 2. TẢI TRỌNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ THIẾT KẾ NHÀ NHIỀU TẦNG.....18
2.1. Khái quát về tải trọng tác dụng lên nhà nhiều tầng........................................... 18
2.1.1. Khái niệm chung về tải trọng..................................................................... 18
2.1.2. Phân loại tải trọng...................................................................................... 18
2.1.3. Cách xác định tải trọng............................................................................... 20
2.2. Các vấn đề thiết kế trong nhà nhiều tầng.......................................................... 26
2.2.1. Đảm bảo các yêu cầu.................................................................................. 26
2.2.2. Sự làm việc của hệ kết cấu nhà nhiều tầng.................................................. 26
2.2.3. Phương pháp lựa chọn hệ kết cấu nhà nhiều tầng....................................... 27
2.2.4. Ngun lý tính tốn kết cấu nhà cao tầng................................................... 30
2.2.5. Nguyên tắc kiểm tra bền............................................................................. 31
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CHUYỂN VỊ TƯƠNG ĐỐI GIỮA CÁC TẦNG

CỦA NHÀ NHIỀU TẦNG CÓ KẾT CẤU CHUYỂN................................................ 33
3.1. Tổng quan về cơng trình.................................................................................... 33
3.1.1. Thơng tin chung.......................................................................................... 33
3.1.2. Giải pháp kiến trúc..................................................................................... 33
3.2. Giải pháp kết cấu............................................................................................... 36
3.2.1. Khối tháp.................................................................................................... 36
3.2.2. Khu vực bố trí khu thương mại, bn bán.................................................. 36
3.2.3. Hệ móng..................................................................................................... 36
3.3. Lựa chọn sơ bộ tiết diện các cấu kiện............................................................... 36
3.3.1. Chọn sơ bộ tiết diện cột.............................................................................. 36
3.3.2. Chọn sơ bộ tiết diện vách........................................................................... 38
3.3.3. Chọn sơ bộ tiết diện dầm............................................................................ 38
3.3.4. Tính tốn tải trọng thẳng đứng................................................................... 39
3.3.5. Tính tốn tải trọng ngang........................................................................... 42
3.4. Đề xuất phương án giảm chuyển vị tương đối giữa các tầng............................63
3.4.1. Phương án 1............................................................................................... 63
3.4.2. Kiểm tra chuyển vị tương đối giữa các tầng............................................... 76


3.4.3. Phương án 2............................................................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 93
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại nhà cao tầng theo hội thảo quốc tế tại Moscow năm 1971.............3
Bảng 1.2. Bảng nhà cao tầng theo định nghĩa của một số nước..................................... 4

Bảng 2.1. Bảng áp lực gió theo bản đồ phân vùng áp lực gió lãnh thổ Việt Nam........21
Bảng 2.2. Bảng giá trị giới hạn của tần số dao động riêng fL......................................22
Bảng 2.3. Bảng hệ số áp lực động của tải trọng gió..................................................... 22
Bảng 2.4. Bảng Thang động đất MSK-64.................................................................... 24
Bảng 2.5. Bảng Thang động đất Richter...................................................................... 25
Bảng 2.6. Bảng chiều cao tối đa (m) và tỷ số giới hạn giữa chiều cao và chiều
rộng H/B
27
Bảng 2.7. Bảng giới hạn của L, B, l............................................................................. 28
Bảng 2.8. Bảng bề rộng tối thiểu của khe kháng chấn (mm)....................................... 28
Bảng 3.1. Chọn tiết diện dầm...................................................................................... 39
Bảng 3.2. Tải trọng hoàn thiện sàn tầng lửng – tầng 28............................................... 39
Bảng 3.3. Tải trọng hoàn thiện sàn tầng kỹ thuật......................................................... 40
Bảng 3.4. Tải trọng hoàn thiện sàn tầng mái............................................................... 40
Bảng 3.5. Hoạt tải tác dụng......................................................................................... 41
Bảng 3.6. Tính tốn gió tĩnh theo phương X............................................................... 43
Bảng 3.7. Chuyển vị tĩnh theo phương X (mm)........................................................... 45
Bảng 3.8. Chu kỳ của các dạng dao động.................................................................... 46
Bảng 3.9. Kết quả tính tốn với dạng dao động 1, tần số fx= 0.345 Hz.......................47
Bảng 3.10. Chuyển vị động với fx = 0.345 Hz (mm).................................................. 49
Bảng 3.11. Chuyển vị do gió phương X (mm)............................................................. 50
Bảng 3.12. Kiểm tra chuyển vị tương đối giữa các tầng.............................................. 52
Bảng 3.13. Tính tốn gió tĩnh theo phương Y.............................................................. 54
Bảng 3.14. Chuyển vị tĩnh theo phương Y (đơn vị: mm)............................................. 56
Bảng 3.15. Chu kỳ của các dạng dao động theo phương Y.........................................57
Bảng 3.16. Kết quả tính tốn với tần số fy= 0.45 Hz................................................... 58
Bảng 3.17. Chuyển vị động theo phương Y (đơn vị: mm)........................................... 60
Bảng 3.18. Chuyển vị theo phương Y.......................................................................... 61
Bảng 3.19. Kiểm tra chuyển vị tương đối giữa các tầng.............................................. 62
Bảng 3.20. Chu kỳ của các dạng dao động theo phương X......................................... 65

Bảng 3.21. Kết quả tính tốn với tần số fx= 0.351Hz.................................................. 66
Bảng 3.22. Chuyển vị động theo phương X (f=0.351Hz)............................................ 68
Bảng 3.23. Chuyển vị theo phương X (f=0.351Hz)..................................................... 69


Bảng 3.24. Kiểm tra chuyển vị tương đối giữa các tầng-Phương X (Phương án 1).....70
Bảng 3.25. Chu kỳ của các dạng dao động theo phương Y.........................................71
Bảng 3.26. Kết quả tính toán với tần số fy= 0.46Hz.................................................... 72
Bảng 3.27. Chuyển vị động theo phương Y (f=0.46Hz).............................................. 74
Bảng 3.28. Chuyển vị theo phương Y.......................................................................... 75
Bảng 3.29. Kiểm tra chuyển vị tương đối giữa các tầng.............................................. 76
Bảng 3.30. Chu kỳ của các dạng dao động theo phương X......................................... 78
Bảng 3.31. Kết quả tính toán với tần số fx= 0.36Hz.................................................... 79
Bảng 3.32. Chuyển vị động theo phương X( fx=0.36Hz)............................................ 81
Bảng 3.33. Chuyển vị theo phương X(mm)................................................................. 82
Bảng 3.34. Kiểm tra chuyển vị tương đối giữa các tầng.............................................. 83
Bảng 3.35. Chu kỳ của các dạng dao động theo phương Y.........................................85
Bảng 3.36. Kết quả tính tốn với tần số fy= 0.47Hz.................................................... 86
Bảng 3.37. Chuyển vị động theo phương Y (fy= 0.47Hz)........................................... 88
Bảng 3.38. Chuyển vị theo phương Y.......................................................................... 89
Bảng 3.39. Kiểm tra chuyển vị tương đối giữa các tầng.............................................. 90


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Một số loại mặt bằng nhà cao tầng hệ khung chịu lực............................................. 5
Hình 1.2. Hệ khung chịu lực có thanh xiên và thanh dàn ngang.............................................. 6
Hình 1.3. Các sơ đồ hệ tường chịu lực............................................................................................... 7
Hình 1.4. Hình dạng của vách cứng.................................................................................................... 7
Hình 1.5. Cách bố trí lõi cứng trong cơng trình.............................................................................. 8
Hình 1.6. Hệ khung - tường chịu lực............................................................................................... 10

Hình 1.7. Sơ đồ làm việc của hệ khung – tường chịu lực........................................................ 10
Hình 1.8. Hệ khung – lõi chịu lực..................................................................................................... 11
Hình 1.9. Sơ đồ kết cấu nhà cao tầng có tầng cứng.................................................................... 12
Hình 1.10. Biểu đồ mơmen uốn khi có và khơng có tầng cứng............................................. 13
Hình 1.11. Sơ đồ làm việc của kết cấu khung biên với hệ giằng liên tầng........................14
Hình 1.12. Sơ đồ làm việc của nhà cao tầng có hệ thống dầm chuyển............................... 15
Hình 3.1. Mặt bằng tầng điển hình................................................................................................... 34
Hình 3.2. Cấu tạo lỏi vách cứng......................................................................................................... 34
Hình 3.3. Mặt cắt đứng theo chiều dài cơng trình....................................................................... 35
Hình 3.4. Mơ hình mơ phỏng trong Etabs...................................................................................... 42


1

MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài
Nhà nhiều tầng là một giải pháp kiến trúc tối ưu để giải quyết vấn đề sử dụng
hiệu quả quỹ đất và không gian sống cho các đô thị lớn trên thế giới. Thực tế, nhà
nhiều tầng ở nước ta và các nước trên thế giới đang ngày càng được xây dựng nhiều về
số lượng cũng như quy mơ.
Các cơng trình nhà nhiều tầng có thể áp dụng các dạng kết cấu chịu lực khác
nhau. Do yêu cầu của sử dụng và kiến trúc, một số cơng trình đơi khi có kết cấu theo
chiều đứng thay đổi. Giải pháp thường được áp dụng là sử dụng hệ kết cấu chuyển như
dầm chuyển (transfer beam hay deep beam).
Trong những năm qua, xu hướng xây dựng những khối phức hợp cao tầng quy
mơ lớn có nhiều khối công năng khác nhau như khối thương mại, khối phịng ngủ,
khối dịch vụ,… và mỗi khối cơng năng khác nhau thường yêu cầu đặc điểm hệ kết cấu
khác nhau, ví dụ như:

Ở khối khơng gian cơng cộng, thương mại, dịch vụ, để xe,… thường yêu cầu

hệ kết cấu cột nhịp lớn, thống đãng.

Ngược lại, ở khối căn hộ hay phòng ngủ khách sạn thường lại yêu cầu dùng kết
cấu vách hoặc cột có kích thước nhịp nhỏ nhưng các cột và vách này phải lẫn được
vào các tường ngăn để không làm ảnh hưởng đến công năng sử dụng và thẩm mỹ cơng
trình.
Vì vậy, địi hỏi các tịa nhà phải có các nhịp khung lớn ở bên dưới và các nhịp
khung nhỏ hơn ở các tầng trên. Giải pháp đòi hỏi một kết cấu chuyển giữa các tầng.
Đây là giải pháp thiết kế kết cấu tối ưu cho kiến trúc cơng trình, mang lại khơng gian
kiến trúc nhiều tiện nghi và xu hướng hiện đại.
Kết cấu chuyển (dầm chuyển hoặc sàn chuyển) là hệ thống kết cấu dùng khi nhà
có sự thay đổi bố trí kết cấu cột và vách trên mặt bằng, chẳng hạn bên dưới dùng cột
nhưng lên trên lại chuyển qua vách. Kết cấu chuyển thường có kích thước chiều cao
lớn (lên đến vài mét).
Khi nhà có sự chuyển đổi kết cấu như vậy thì chuyển vị ngang tương đối giữa
tầng trên và tầng dưới tại vị trí bố trí hệ thống chuyển sẽ khá lớn, rất dễ không thỏa
điều kiện khống chế về chuyển vị, vì vậy phải có giải pháp để hạn chế chuyển vị này.


2

2.Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra các giải pháp hạn chế chuyển vị ngang tương đối giữa các tầng trong nhà
cao tầng có kết cấu chuyển chịu tải trọng gió.
3.Đối tượng và phạm vi nguyên cứu
gió.

Đối tượng: Chuyển vị ngang tương đối giữa các tầng trong nhà nhiều tầng.
Phạm vi nghiên cứu: nhà cao tầng có hệ thống kết cấu chuyển chịu tải trọng


4.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích lý thuyết: dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của các
tác giả khác về kết cấu nhà nhiều tầng để lí luận và đưa ra giải pháp.
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Các vấn đề đã nghiên cứu trong luận văn cịn tương đối mới, có giá trị thực tiễn
cao. Do đó, các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng:
Tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành xây dựng tại các trường Đại học,
Cao đẳng.
Luận văn có đưa ra lời khun khi thiết kế cơng trình nhà nhiều tầng có sử dụng
hệ kết cấu dầm chuyển. Đồng thời, có thể dùng làm tài liệu cho các công ty Tư vấn
thiết kế xây dựng.
6.Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, phần kết luận và 3 chương chính tổ chức như sau:
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU NHÀ NHIỀU
TẦNG VÀ SỬ DỤNG KẾT CẤU CHUYỂN CHO NHÀ NHIỀU TẦNG

CHƯƠNG 2 - TẢI TRỌNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ THIẾT KẾ NHÀ NHIỀU
TẦNG
CHƯƠNG 3 - MÔ PHỎNG KẾT CẤU NHÀ NHIỀU TẦNG VÀ GIẢI PHÁP
HẠN CHẾ CHUYỂN VỊ TƯƠNG ĐỐI GIỮA CÁC TẦNG, HIỆU QUẢ CỦA
CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CHUYỂN VỊ TƯƠNG ĐỐI GIỮA CÁC TẦNG


3

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU NHÀ NHIỀU TẦNG VÀ
KẾT CẤU CHUYỂN CHO NHÀ NHIỀU TẦNG
1.1 Khái niệm chung về nhà nhiều tầng
Ngay từ thời cổ đại, con người đã thể hiện ý nguyện của mình là xây dựng các

cơng trình ngày càng cao. Ngày nay khi cơng nghiệp và kỹ thuật xây dựng phát triển
kết hợp với các vấn đề về xã hội như mật độ dân số, diện tích đất sử dụng,... nhu cầu
xây dựng những cơng trình cao tầng ngày càng trở nên cấp thiết.
Sử dụng nhà cao tầng nhằm giải quyết vấn đề quỹ đất đơ thị và tập trung chức
năng. Ngồi ra nhà cao tầng tạo ra các điểm nhấn kiến trúc, là biểu tượng cho sức
mạnh kinh tế, khát vọng chinh phục độ cao.
Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác và rõ ràng rằng “Những cơng trình
thế nào thì được xếp vào loại nhà cao tầng”. Trong cuộc hội thảo quốc tế và nhà cao
tầng tổ chức tại Moscow năm 1971, các nhà khoa học đã tạm thời phân loại:
Bảng 1.1. Phân loại nhà cao tầng theo hội thảo quốc tế tại Moscow năm 1971.[1]
Loại nhà cao tầng
Loại I
Loại II
Loại III
Loại nhà cực cao
(Nguồn: Internet)

Định nghĩa về nhà cao tầng thay đổi theo từng nước và gắn liền với một loạt các
điều kiện kinh tế, kỹ thuật, xã hội riêng biệt.
Để cho khái niệm về nhà cao tầng mang tính khoa học, Uỷ ban quốc tế về nhà
cao tầng đã đưa ra định nghĩa như sau: nhà nhiều tầng là một nhà mà chiều cao của nó
ảnh hưởng tới ý đồ và cách thức thiết kế. Hoặc nói cách tổng qt hơn: một cơng trình
xây dựng được xem là nhiều tầng ở tại một vùng hoặc một thời kỳ nào đó nếu chiều
cao của nó quyết định các điều kiện thiết kế, thi công hoặc sử dụng khác với các nhà
thơng thường. Định nghĩa này cịn tùy thuộc vào quan điểm của từng người, từng thời
kỳ và từng địa phương.
Như vậy, chiều cao là yếu tố quyết định các điều kiện thiết kế, thi công hoặc sử
dụng nhà cao tầng khác với các ngôi nhà thông thường.
Theo quan điểm của một số nước đã định nghĩa nhà cao tầng:



4

Bảng 1.2. Bảng nhà cao tầng theo định nghĩa của một số nước.[1]
Nước
Trung Quốc
Liên Xô(cũ)
Mỹ
Pháp
Anh
Nhật Bản
Tây Đức
Bỉ
(Nguồn: Internet)

1.2. Lịch sử phát triển nhà nhiều tầng
Trên thế giới khoảng những năm 1880: bắt đầu có nhà cao tầng để phục vụ cho
mục đích thương mại, nhà chung cư (chủ yếu ở châu Âu, Mỹ với nhà khoảng 7-15
tầng). Bắt đầu những năm 1930: ứng dụng kết cấu thép vào nhà cao tầng từ đó bùng
phát nhà cao tầng ở Mỹ. Một số đô thị trên thế giới là thiên đường cho nhà cao tầng
như: HongKong, Singapore, Thượng Hải, NewYork,…Khoảng năm 1970 trở lại: nhà
siêu cao tầng xuất hiện ở các quốc gia mới nổi như UAE, Quatar, Trung Quốc,…
-

Năm 1913 cao ốc Woolworth Building được xây dựng (57 tầng, 241m);

Năm 1930 xây dựng cao ốc Chrysler chiều cao 319m; sau vài tháng tòa nhà
Empire State Building được xây dựng cao 381m (102 tầng), tính cả ăngten – cao 448 m.

-


Tháp đơi World Trade Center ra đời cao 415 và 417 m.

Ở Châu Á, xu hướng phát triển này cũng bắt đầu từ những năm 70
-

Bank of China Tower – Hong Kong cao 269m (70 tầng);

-

Jin Mao Tower ShangHai cao 421m (86 tầng);

-

Petronas Tower Malaysia cao 450m (95 tầng).

Tại Việt Nam: nhà cao tầng bắt đầu được xây dựng từ khoảng những năm đầu
1990 trở lại đây như: khách sạn Hanoi Daewoo, khách sạn Hỏa Lò, trung tâm thương
mại Thành phố Hồ Chí Minh,…Hiện có nhiều tịa nhà siêu cao tầng được xây dựng tại
các thành phố lớn như Keangnam (72 tầng, 336m), Bitexco (68 tầng, 262m),
Vietinbank (68 tầng, đang xây dựng), Landmark81 (81 tầng, đang xây dựng)….


5

Về mặt kết cấu, một cơng trình được định nghĩa là cao tầng khi độ bền vững và
chuyển vị của nó chủ yếu quyết định bởi tải trọng ngang. Tải trọng ngang có thể dưới
dạng tải trọng gió, động đất.

1.3.


Phân loại nhà nhiều tầng
a) Phân loại theo mục đích sử
dụng: - Nhà ở
- Nhà làm việc và các dịch vụ khác Khách sạn

b)
Phân loại theo hình dạng:
Nhà tháp: Thường được dùng làm khách sạn và văn phịng làm việc. Giao
thơng theo phương thẳng đứng được tập trung vào một khu vực duy nhất.
- Nhà dạng thanh: Thường được dùng làm nhà ở. Trong đó có nhiều đơn vị
giao thơng theo phương đứng
c)
Phân loại theo vật liệu cơ bản:
- Nhà cao tầng bằng bê tông cốt thép
- Nhà cao tầng bằng thép
- Nhà cao tầng có kết cấu hỗn hợp bê tông cốt thép và thép

1.4.

Các hệ chịu lực cơ bản của nhà nhiều tầng

1.4.1. Hệ khung chịu lực
Hệ kết cấu khung chịu lực được tạo thành từ các thanh đứng (cột) và thanh
ngang (dầm) liên kết cứng tại chỗ giao nhau giữa chúng (nút). Các khung phẳng liên
kết lại với nhau qua các thanh ngang tạo thành khối khung không gian có mặt bằng
vng, chữ nhật, trịn, đa giác,......

Hình 1.1. Một số loại mặt bằng nhà cao tầng hệ khung chịu lực.[2]
(Nguồn: Internet)



6

Dưới tác dụng của các loại tải trọng gồm tải trọng đứng và tải trọng ngang thì
hệ khung chịu lực được nhờ vào khả năng chịu cắt và chịu uốn của các thanh trong hệ
đồng thời phụ thuộc vào độ cứng liên kết của các nút khung.
Chuyển vị ngang tổng thể của hệ khung gồm 2 thành phần:
Chuyển vị ngang do uốn khung: Khi ta coi khung như một thanh cơngxon,
chuyển vị này có được là do sự thay đổi chiều dài cột khi chịu mômen lật.
Chuyển vị ngang do các thanh thành phần bị uốn: Chuyển vị này do các lực
trượt đứng và trượt ngang gây ra mômen trong các thanh.
Để tăng độ cứng theo phương ngang, có thể bố trí thêm các thanh xiên tại một
số nhịp trên suốt chiều cao của hệ khung và thêm các dàn ngang (nếu cần). Hiệu quả
chịu tải của hệ sẽ tăng lên 30%.

Hình 1.2. Hệ khung chịu lực có thanh xiên và thanh dàn ngang.[2]
(Nguồn: Internet)

Ưu điểm của hệ khung chịu lực:
-

Sơ đồ làm việc rõ ràng, dễ dàng trong việc tính tốn thiết kế.
Khả năng bố trí mặt bằng linh hoạt.
Dễ dàng tạo các không gian lớn.

Nhược điểm của hệ khung chịu lực:
Độ cứng chống uốn theo phương ngang thấp nên bị hạn chế về chiều cao của
cơng trình.
- Khi hệ khung đổ tồn khối, việc thi cơng các kết cấu dạng thanh như dầm,

cột
ở trên độ cao lớn rất phức tạp.
Khi hệ khung thi cơng lắp ghép, khó thực hiện các liên kết cứng, địi hỏi độ
chính xác cao.


7

1.4.2. Hệ tường chịu lực
Đối với hệ tường chịu lực, các cấu kiện thẳng đứng chịu lực của nhà là các tấm
tường phẳng vừa chịu tải trọng đứng, vừa chịu tải trọng ngang đồng thời làm cả nhiệm
vụ vách ngăn cho các phịng.
Căn cứ vào cách bố trí các tấm tường mà cơng trình được chia ra thành các sơ
đồ sau:
- Tường dọc chịu lực: Hệ tường phẳng chỉ đặt dọc theo cơng trình.
Tường ngang chịu lực: Hệ tường phẳng chỉ dặt theo phương cạnh ngắn của
cơng trình.
Tường ngang và dọc cùng chịu lực: Hệ tường phẳng được đặt theo cả 2
phương của cơng trình.

a)

b)

c)

Hình 1.3. Các sơ đồ hệ tường chịu lực.[2]
a)

Tường ngang chịu lực b) Tường dọc chịu lực

b) Tường ngang và dọc cùng chịu lực
(Nguồn: Internet)

Tải trọng ngang được truyền đến các tấm tường chịu tải thông qua hệ các bản
sàn được xem là tuyệt đối cứng trong mặt phẳng của chúng. Do đó các vách làm việc
như những dầm cơngxon có chiều cao tiết diện lớn. Khả năng chịu tải của vách cứng
phụ thuộc phần lớn vào hình dạng tiết diện ngang của chúng. Trong thực tế có nhiều
dạng vách cứng khác nhau.

Hình 1.4. Hình dạng của vách cứng.[2]
(Nguồn: Internet)

Trong nhà cao tầng thường chỉ có một số lượng ít các tường khơng bị kht lỗ
(tường đặc) còn lại đều bị khoét lỗ để cho các ô cửa đi, cửa sổ. Ảnh hưởng của các lỗ
khoét này phụ thuộc vào kích thước, số lượng và vị trí của chúng. Nếu chỉ có lỗ kht


8

nhỏ thì khi chịu tải trọng ngang tường sẽ làm việc như tường đặc. Ngược lại thì sự làm
việc của tường phải xem xét bài toán hai chiều của cơ học vật rắn biến dạng.

1.4.3. Hệ lõi chịu lực
Đối với các cơng trình u cầu khơng gian rộng với việc bố trí mặt bằng đa
dạng, hệ kết cấu tường chịu lực tỏ ra khơng thích hợp. Một trong số các giải pháp để
giải quyết vấn đề này là liên kết các tường theo các phương khác nhau để tạo thành lõi
cứng.
Lõi có dạng vỏ hộp rỗng, tiết diện kín hoặc hở, nhận các loại tải trọng tác động
lên cơng trình và truyền chúng xuống nền đất. Phần không gian bên trong lõi thường
dùng để bố trí các thiết bị vận chuyển theo phương đứng (thang máy, cầu thang,...), các

đường ống kỹ thuật,... Ưu điểm của lõi cứng là độ cứng khơng gian lớn và khả năng
chống cháy cao.
Hình dạng, số lượng và cách bố trí các lõi cứng chịu lực trong mặt bằng nhà rất
đa dạng.
Các lõi cứng nên được bố trí trên mặt bằng ngơi nhà sao cho tâm độ cứng của
chúng trùng với trọng tâm của ngôi nhà nhằm tránh hiện tượng cơng trình bị xoắn khi
dao động.

Hình 1.5. Cách bố trí lõi cứng trong cơng trình.[2]
(Nguồn: Internet)

Lõi cứng có thể xem như một cơngxon lớn thẳng đứng ngàm vào móng. Trong
lõi sẽ phát sinh các ứng suất do uốn, cắt và xoắn tương tự như thành hộp kín. Ứng xử
của lõi khi chịu tải trọng ngang phụ thuộc vào hình dáng, độ cứng và mức độ đồng
nhất của lõi cũng như hướng tác động của tải trọng.
Hệ lõi chịu lực được sử dụng trong các cơng trình xây dựng ở vùng có điều
kiện địa chất phức tạp. Khi cơng trình chịu tải trọng động đất, do độ cứng theo phương
ngang nhỏ nên tải trọng động đất tác dụng lên cơng trình có giá trị nhỏ hơn so với các
hệ kết cấu khác có cùng kích thước.


9

1.4.4. Hệ hộp chịu lực
Trong hệ hộp chịu lực, các bản sàn được gối vào các kết cấu chịu tải nằm trong
mặt phẳng tường ngồi mà khơng cần các gối trung gian khác bên trong. Hộp trong
nhà cũng giống như lõi, được hợp thành từ các tường đặc hoặc có lỗ cửa. Hộp ngồi
biên có diện tích mặt phẳng lớn, được tạo thành từ các cột có khoảng cách nhỏ liên kết
với nhau bởi các thanh ngang hoặc thanh chéo có chiều cao lớn theo phương ngang
hoặc chéo tạo nên những mặt nhà dạng khung – lưới, có hình dạng phù hợp với giải

pháp kiến trúc.
Khi chịu tải trọng ngang những kết cấu bên ngồi được xem như một thanh
cơngxon kín hồn chỉnh có mặt cắt hình hộp. Phần hộp ngồi chịu tồn bộ hay phần
lớn tải trọng gió tác động vào cơng trình.
Hệ hộp chịu lực được chia ra làm 4 loại:
a.

Hộp có dạng lưới khơng gian khơng thanh chéo:

Hệ được phát triển từ hệ kết cấu cổ điển khung cứng. Hộp phía ngồi được
tạo ra bởi hệ thống lưới cột và dầm rất dày.
Sơ đồ này nâng cao được độ cứng theo phương ngang và độ cứng khi chịu
xoắn cũng như hạn chế được độ võng theo mặt bằng phía trong nhà.
Sơ đồ kết cấu loại này chỉ phù hợp với những ngôi nhà cao đến 60 tầng (đối
với khung bê tơng cốt thép).
b.

Hộp có dạng mạng lưới khơng gian có thanh chéo:

Hệ này khắc phục được nhược điểm của hệ hộp thứ nhất là độ mềm của dầm
đỡ. Khi có thanh chéo thì độ cứng được nâng cao qua đó giảm được biến dạng trượt.
Cơng trình làm việc như một cơng xon chịu uốn.
c.

Hệ có mạng lưới bằng cột và thanh chéo:

Hệ này có các thanh chéo ở trong lưới chữ nhật của dầm và cột. Cùng với
các dầm đỡ, thanh chéo đảm bảo độ cứng khi chịu tải trọng ngang.
Hệ này có khả năng phân bố tải trọng cho tồn bộ cơng trình và rất phù hợp
với cơng trình đến 100 tầng

d.

Hệ mạng lưới bằng các cấu kiện đặt theo các đường chéo:

Trong hệ kết cấu này các thanh chéo được đặt sát nhau, không hề có cấu kiện
thẳng đứng. Như vậy các thanh chéo đóng vai trị chịu tồn bộ tải trọng thẳng đứng giống
như các cột nghiêng. Nó làm tăng độ cứng khi cơng trình chịu tải trọng ngang.

Hệ kết cấu này có đặc điểm truyền tải xuống móng khơng được tốt và hiệu
quả như cột thẳng đứng. Đồng thời gây khó khăn cho việc tạo ô cửa sổ.


10

1.5.

Các hệ chịu lực hỗn hợp

1.5.1. Hệ khung – tường chịu lực

Hình 1.6. Hệ khung - tường chịu lực.[1]
(Nguồn: Internet)

Hệ này phù hợp với hầu hết các giải pháp kiến trúc nhà cao tầng. Hệ kết cấu này
tạo điều kiện ứng dụng linh hoạt các công nghệ xây dựng khác nhau như vừa lắp ghép
các hệ thống dầm, cột, sàn; đồng thời thi công đổ tại chỗ tường chịu lực bằng công
nghệ ván khuôn trượt. Hệ kết cấu này mang lại những hiệu quả kinh tế kỹ thuật nhất
định.
Dựa theo cách làm việc của khung, hệ này chia ra làm 2 sơ đồ:
1)


Sơ đồ giằng:

Trong sơ đồ này, khung chỉ chịu tải trọng thẳng đứng tương ứng với diện tích
truyền tải của nó, cịn tồn bộ tải trọng ngang và một phần tải trọng thẳng đứng do các
kết cấu chịu tải cơ bản khác chịu.
2)

Sơ đồ khung - giằng:

Trong trường hợp này, khung tham gia chịu tải trọng thẳng đứng và ngang với
kết cấu chịu lực cơ bản khác. Khung liên kết cứng tại các nút.

a)

b)

Hình 1.7. Sơ đồ làm việc của hệ khung – tường chịu lực.[1]
a) Sơ đồ giằng b) Sơ đồ khung – giằng
(Nguồn: Internet)


11

1.5.2. Hệ khung – lõi chịu lực
Hệ hỗn hợp này cũng chia làm 2 sơ đồ ứng với cách làm việc của khung

Hình 1.8. Hệ khung – lõi chịu lực.[1]
(Nguồn: Internet)


Hệ kết cấu này phù hợp với các nhà có độ cao trung bình và thật lớn với mặt
bằng đơn giản như hình chữ nhật, hình vng. Hệ lõi có thể đặt trong hoặc ngoài biên.
Hệ sàn các tầng được gối trực tiếp vào tường lõi qua các hệ cột trung gian.

1.5.3. Hệ khung – hộp chịu lực
Trong sơ đồ giằng, khi chịu tải trọng ngang sẽ gây ra chuyển vị dọc khác nhau
giữa cột bên trong và hộp bên ngoài. Độ chênh lệch chuyển vị dọc sẽ làm cho các các
vách ngăn bị nứt và gây rối loạn các liên kết. Để tránh hiện tượng này cần thêm các
dàn ngang để hỗ trợ chịu tải trọng ngang.

1.5.4. Hệ hộp - tường chịu lực
Trong hệ hỗn hợp này, các tường chịu lực được bố trí bên trong hộp và cùng
tham gia chịu tải (đứng và ngang) cùng với hộp.

1.5.5. Hệ hộp – lõi chịu lực
Các lõi được bố trí bên trong hộp và cùng tham gia chịu tải trọng đứng và
ngang. Các bản sàn có nhiệm vụ liên kết chúng lại với nhau. Khi chịu tải trọng ngang
thì phần hộp chịu phần lớn tải trọng ngang ở phía trên nhà, cịn lõi chịu phần lớn tải
trọng ngang ở phía dưới nhà.


12

1.6.

Các hệ chịu lực đặc biệt

1.6.1. Hệ kết cấu có tầng cứng
Trong hệ kết cấu hộp – lõi chịu lực, cả hộp và lõi đều được coi như một thanh
công xon ngàm vào móng để cùng chịu tải trọng ngang. Tuy nhiên các dầm sàn có độ

cứng khơng lớn trong khi khoảng cách giữa lõi và hộp là khá lớn nên thực tế là phần
lớn tải trọng ngang sẽ do lõi chịu.
Để tránh hiện tượng này, tại một số tầng tạo ra các dầm ngang hoặc dàn có độ
cứng lớn để nối lõi với hộp chịu lực. Khi chịu tải, lõi bị uốn làm các dầm chuyển vị
theo phương thẳng đứng tác động lên cột của hộp bên ngoài. Cột có độ cứng dọc trục
lớn nên sẽ cản chuyển vị của các dầm và qua đó chống lại chuyển vị ngang cho cơng
trình.
Trong thực tế các dầm cứng này được bố trí tại các tầng kỹ thuật và có chiều
cao bằng cả tầng nhà nên được gọi là tầng cứng.
Số lượng tầng cứng trong nhà thường là 1, 2, 3 tầng.
- Đối với trường hợp dùng 1 tầng cứng: Vị trí tầng cứng được đặt sát cao độ
sát mái.
Đối với trường hợp dùng 2 tầng cứng: Ngồi vị trí cao độ sát mái, thêm 1
tầng cứng tại cao độ giữa cơng trình
Đối với trường hợp dùng 3 tầng cứng: Ngồi vị trí cao độ sát mái, thêm 2
tầng cứng tại cao độ 1/3 và 2/3 chiều cao cơng trình

Hình 1.9 Sơ đồ kết cấu nhà cao tầng có tầng cứng.[3]
(Nguồn: Internet)

Tại vị trí cao độ tầng cứng, độ cứng kết cấu bị thay đổi đột ngột. Dưới tác động
của tải trọng ngang, nội lực trong lõi cũng như trong dầm và cột tại cao độ tầng cứng
và gần đó có quy luật phức tạp và trong nhiều trường hợp thay đổi dạng bước nhảy
làm cho thiết kế cấu tạo gặp khó khăn.


13

Mơmen uốn trong các cột tại vị trí liên kết với tầng cứng có giá trị lớn nên dễ
gây ra phá hủy tại các vị trí này khi cơng trình chịu tải trọng động đất. Dao động của

hệ kết cấu này cũng phức tạp nên việc tính tốn cần được thực hiện theo sơ đồ khơng
gian.

b)

c)

a)

Hình 1.10. Biểu đồ mơmen uốn khi có và khơng có tầng cứng.[3]
a)

Khi khơng có tầng cứng b) Khi có 1 tầng cứng c) Khi có 2 tầng cứng
(Nguồn: Internet)

Đối với cơng trình có 1 tầng cứng, mômen ở chân lõi cứng được giảm đi nhưng
phần bên trên cơng trình lại bị đổi dấu. Trong trường hợp cơng trình có 2 tầng cứng,
mơmen chân lõi giảm đi ở bên dưới, đổi dấu ở bên trên và xuất hiện bước nhảy tại vị
trí tầng cứng thứ 2.

1.6.2. Hệ kết cấu có hệ giằng liên tầng
Kết cấu có hệ thống giằng liên tầng thường là hệ kết cấu có hệ thống khung
biên bao quanh nhà nhưng khơng thuần túy tạo thành hệ kết cấu ống mà được bổ sung
thêm một hệ giằng chéo thông nhiều tầng
Hệ giằng có đặc điểm là làm cho hệ khung biên làm việc gần như một hệ dàn.
Các cột và dầm của khung biên làm việc gần như chịu lực dọc trục
Ưu điểm của dạng kết cấu này là:
- Độ cứng lớn theo phương ngang, thích hợp với các nhà siêu cao tầng.
- Đồng thời hệ giằng liên tầng không ảnh hưởng đến cơng năng của cơng
trình.

- Hệ thống cột trong kết cấu không phải đặt dày đặc


14

Hình 1.11. Sơ đồ làm việc của kết cấu khung biên với hệ giằng liên tầng.[3]
(Nguồn: Internet)

1.6.3. Hệ kết cấu có hệ khung ghép
Khung ghép được cấu tạo theo cách liên kết một số tầng và một số nhịp, thường
có kích thước và tiết diện lớn. Khung ghép thường có độ cứng lớn và là kết cấu chịu
lực chính của cơng trình. Khung tầng được xem như hệ kết cấu thứ cấp chủ yếu là để
truyền tải trọng đứng lên hệ khung ghép. Một số trường hợp có thể bỏ khung tầng tại
một số tầng để tạo ra không gian lớn.
Do các dầm của khung ghép có tiết diện lớn nên thường chúng chỉ được bố trí
tại các tầng kỹ thuật của nhà. Dạng kết cấu này thích hợp với các nhà siêu cao tầng có
u cầu bố trí tầng kỹ thuật.

1.6.4. Hệ kết cấu có hệ thống dầm chuyển
Trong trường hợp các tầng bên dưới của nhà cao tầng, các cột cần phải bố trí
thưa để tạo được các khơng gian rộng, cịn ở các tầng trên thì cột được bố trí dày để
giảm kích thước dầm hoặc sử dụng kết cấu tường chịu lực.
Các dầm giữa các tầng có sự thay đổi như vậy cần có độ cứng lớn để truyền các
tải trọng thẳng đứng từ các cột hoặc các tường chịu lực bên trên xuống các cột tầng
dưới. Các dầm này được gọi là các dầm chuyển.
Do bước cột bị thay đổi đột ngột cùng với sự xuất hiện của dầm chuyển với độ
cứng lớn làm cho hệ kết cấu trở nên phức tạp. Hệ kết cấu dầm chuyển cần được tính
tốn theo sơ đồ khơng gian. Khi chịu tác động của tải trọng ngang, các cột ở ngay phía
dưới các dầm chuyển chịu các mơmen rất lớn và thường bị phá hủy ở vị trí này. Để
khắc phục, cần tăng độ cứng của cột phía dưới dầm chuyển hoặc cấu tạo các liên kết

giữa cột phía dưới với dầm chuyển theo liên kết khớp nhằm chịu được các biến dạng
xoay lớn.


a)

Hình 1.12. Sơ đồ làm việc của nhà cao tầng có hệ thống dầm chuyển.[3] a) Dầm
chuyển đỡ khung b) Dầm chuyển đỡ tường chịu lực
(Nguồn: Internet)

Dầm chuyển có đặc điểm làm việc khác với các dầm thông thường khác. Thứ
nhất, đây là các dầm có kích thước lớn, chiều cao lớn và chịu tác dụng của tải trọng
tập trung lớn. Trường hợp dầm chuyển đỡ các tường chịu lực có sự làm việc đồng thời
với tường nên sơ đồ chịu lực khác với sơ đồ dầm.

1.7.

Tổng quan về dầm chuyển

1.7.1. Khái niệm về dầm chuyển
Dầm chuyển là loại kết cấu thường cao và rộng được sử dụng để truyền tải
trọng từ các vách hoặc các cột của các kết cấu bên trên xuống các kết cấu thanh bên
dưới.
Trong nhà cao tầng, các không gian rộng lớn ở các tầng phía dưới gần như là
nhu cầu tất yếu. Các khơng gian này có thể là các bãi đỗ xe, các siêu thị, các sảnh lớn,
hoặc các văn phòng làm việc. Tuy nhiên ở các tầng phía trên lại xuất hiện các vách
cứng hoặc cần không gian hẹp hơn với lưới cột dày. Điều này đòi hỏi phải sử dụng các
dầm chuyển lớn để tiếp nhận các tải trọng từ các vách cứng hoặc các cột bên trên và
sau đó phân phối chúng xuống các cột bên dưới với bước cột lớn hơn.
Đối với trường hợp dầm chuyển đỡ vách, cách sắp xếp này chia khung thành 2

phần: phần vách cứng ở phía trên, phần kết cấu khung thơng thường ở bên dưới. Còn
khi dầm chuyển đỡ cột, xuất hiện 2 phần: phần khung có bước cột dày ở phía trên,
phần khung có bước cột thưa ở phía dưới.

1.7.2. Phân loại dầm chuyển
1.7.2.1. Phân loại theo chức năng sử dụng


16

-

Dầm chuyển đỡ hệ khung (cột).
Dầm chuyển đỡ hệ vách.
Dầm chuyển đỡ khung kết hợp với vách.

1.7.2.2. Phân loại theo vật liệu chế tạo
-

Dầm chuyển bằng bê tông cốt thép thường.

Ưu điểm: Dễ chế tạo, sử dụng được các vật liệu sẵn có của địa phương.
Nhược điểm: Kích thước của dầm lớn, trọng lượng của dầm lớn.
-

Dầm chuyển bằng bê tông cốt thép ứng lực trước.

Ưu điểm: Khả năng chống uốn cao hơn, giảm được kích thước tiết diện của
dầm, khả năng vượt được nhịp lớn hơn so với bê tơng cốt thép thường.
Nhược điểm: Thi cơng phức tạp, khó khan.

-

Dầm chuyển bằng kết cấu thép.

Ưu điểm: Trọng lượng nhỏ hơn so với bê tông cốt thép, khả năng vượt nhịp lớn
tốt hơn, khả năng cơng nghiệp hóa cao.
Nhược điểm: Thi cơng phức tạp, khó khăn; tốn kém hơn do thép là vật liệu đắt
tiền và tốn kém khi bảo dưỡng, sửa chữa.

1.7.2.3. Phân loại theo phương pháp chế tạo
-Chế tạo theo phương pháp đổ tại chỗ.
Ưu điểm: Do các cấu kiện được đổ toàn khối nên độ cứng tổng thể lớn, khả
năng chịu tải trọng động tăng, hình dáng tiết diện phong phú.
Nhược điểm: Thi công phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tốn kém ván khuôn và cây
chống.
-Chế tạo theo phương pháp lắp ghép.
Ưu điểm: Tiết kiệm được ván khuôn, cây chống; nâng cao chất lượng do thi
công trong nhà máy; thời gian thi công được rút ngắn.
Nhược điểm: Độ cứng tổng thể không cao; chịu tải trọng động kém; tốn kém
khi xử lý các mối nối.

1.7.2.4. Phân loại theo số nhịp của dầm
-

Dầm chuyển đơn nhịp (một nhịp).
Dầm chuyển nhiều nhịp (hai nhịp trở lên).

1.7.3. Phân tích trạng thái làm việc của dầm chuyển
Dầm chuyển là dầm có chiều cao tương đối lớn do đó trạng thái làm việc cũng
như tính tốn tương tự như dầm cao.



×