Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương ( luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế nông nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ ĐỨC HUY

PHÁT TRIỂN CHĂN NI LỢN THỊT AN TỒN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI
DƯƠNG

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

8620115

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Văn Đức

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2018

Tác giả luận văn

Vũ Đức Huy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được sự quan tâm và
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
quý thầy, cô trong Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam cùng tồn thể các thầy, cô đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc nhất tới TS. Trần Văn Đức, người đã trực tiếp và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt
q trình nghiên cứu để hồn thành bài luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Cẩm Giàng cùng các cơ quan đơn vị
của Huyện đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần
thiết cho việc nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các tập thể, các cá nhân, các đồng
nghiệp, bạn bè và những người thân đã chỉ bảo, giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Một lần nữa xin trân trọng tỏ lòng biết ơn tới tất cả những cơ quan, đơn vị và các
cá nhân sự giúp đỡ đã dành cho bản thân tôi.
Luận văn này mới chỉ là kết quả bước đầu, bản thân tôi hứa sẽ nỗ lực, cố gắng
nhiều hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Vũ Đức Huy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình, đồ thị ................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Đóng góp mới của đề tài .................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn ............. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển chăn ni lợn thịt an tồn ....................................... 5

2.1.1.


Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ................................................... 5

2.1.2.

Vai trò và ý nghĩa của phát triển chăn ni lợn thịt an tồn .............................. 8

2.1.3.

Đặc điểm của phát triển chăn ni lợn thịt an tồn ......................................... 10

2.1.4.

Mục đích,u cầu của chăn ni lợn thịt an tồn ............................................ 13

2.1.5.

Nội dung nghiên cứu về phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn ......................... 15

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng phát triển chăn ni lợn thịt an tồn ............................ 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn ni lợn thịt an tồn .................................. 23

2.2.1.

Tình hình chăn ni lợn thịt an tồn tại một số địa phương của Việt Nam ...... 23


2.2.2.

Bài học kinh nghiệm để phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn đối với
huyện Cẩm Giàng .......................................................................................... 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 29

iii


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 29

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................. 31

3.1.3.

Thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, điều kiện – kinh tế xã hội
đến phát triển chăn ni lợn thịt an tồn......................................................... 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 37

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 38

3.2.3.

Phương pháp xử lý thơng tin .......................................................................... 41

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin .................................................................... 41

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài ............................................................ 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 44
4.1.

Thực trạng phát triển chăn ni lợn thịt an tồn trên địa bàn huyện Cẩm
Giàng ............................................................................................................. 44

4.1.1.

Thực trạng phát triển về quy mô chăn ni lợn thịt an tồn ............................ 44


4.1.2.

Phát triển theo các hình thức tổ chức sản xuất ................................................ 48

4.1.3.

Thực trạng phát triển nguồn lực cho chăn nuôi lợn thịt an tồn ...................... 49

4.1.4.

Áp dụng khoa học kỹ thuật chăn ni lợn thịt an toàn .................................... 52

4.1.5.

So sánh một số chỉ tiêu chăn ni lợn thịt an tồn và chăn ni truyền
thống ............................................................................................................. 58

4.1.6.

Thực trạng phát triển liên kết trong chăn ni lợn thịt an tồn ........................ 60

4.1.7.

Kết quả và hiệu quả chăn ni lợn thịt an tồn ............................................... 61

4.2.

Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thit an tồn ............. 66


4.2.1.

Chủ trương, chính sách về phát triển chăn ni lợn thịt an tồn...................... 66

4.2.2.

Quy hoạch phát triển chăn ni lợn thịt an tồn ............................................. 67

4.2.3.

Năng lực trình độ của cán bộ ......................................................................... 67

4.2.4.

Nhận thức, hiểu biết của người chăn ni lợn thịt an tồn .............................. 68

4.2.5.

Sự hỗ trợ, trợ giúp của các ban ngành ............................................................ 69

4.2.6.

Thị trường, giá cả .......................................................................................... 71

4.2.7.

Đánh giá thực trạng phát triển chăn ni lợn thịt an tồn của huyện Cẩm
Giàng ............................................................................................................. 73

4.3.


Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất chăn ni lợn thịt an tồn trên
địa bàn huyện Cẩm Giàng .............................................................................. 74

iv


4.3.1.

Tiềm năng, xu thế phát triển, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức ...................................................................................................... 74

4.3.2.

Định hướng và giải pháp phát triển chăn ni lợn thịt an tồn tại huyện
Cẩm Giàng .................................................................................................... 76

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 88
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 88

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 89

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 91

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Bộ NN và PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BCN

Bán Công nghiệp

CN

Công nghiệp

GO

Tổng giá trị sản xuất (Gross output)

HTX

Hợp tác xã

IC

Chi phí trung gian (Intermediate cost)


THT

Tổ hợp tác

TĂCN

Thức ăn chăn ni

QML

Quy mô lớn

UBND

Ủy ban nhân dân

VA

Giá trị gia tăng (Value added)

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2015 2017 ..........................................................................................................32
Bảng 3.2. Thống kê dân số và lao động .....................................................................33

Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế của huyện Cẩm Giàng 3 năm (2015-2017) .........................35
Bảng 3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.....................................................38
Bảng 3.2. Đối tượng và mẫu điều tra .........................................................................39
Bảng 4.1. Tình hình chăn ni lợn thịt an tồn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng
giai đoạn 2015-2017 ..................................................................................46
Bảng 4.2. Quy mô chăn ni lợn thịt an tồn phân theo phướng thức chăn nuôi
giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................................47
Bảng 4.3. Sản lượng lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng phân theo
phương thức chăn nuôi giai đoạn 2014-2016 .............................................48
Bảng 4.4. Các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn ni lợn thịt an toàn trên
địa bàn huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2015-2017.........................................49
Bảng 4.5. Thực trạng đất nông nghiệp các hộ điều tra năm 2015-2017 ......................51
Bảng 4.6. Tình hình lao động việc làm trong phát triển chăn nuôi lợn thịt tại
huyện Cẩm Giàng......................................................................................52
Bảng 4.7. Tình hình sử dụng giống của các hộ chăn ni lợn thịt an tồn trên địa
bàn huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2015-2017 ..............................................53
Bảng 4.8. Nguồn thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn của các hộ điều tra ...................55
Bảng 4.9. Số lượng lợn thịt an toàn được tiêm các loại vacxin phòng bệnh trên
địa bàn huyện Cẩm Giàng .........................................................................56
Bảng 4.10 Tình hình tập huấn kỹ thuật chăn ni lợn thịt an toàn tại địa phương ......57
Bảng 4.11. Giá cả đầu vào và đầu ra của ngành chăn nuôi lợn thịt ...............................61
Bảng 4.12 Chi phí sản xuất ra 1kg thịt lợn hơi an tồn của các hộ chăn ni qua
các năm (2015-2017) .................................................................................63
Bảng 4.13. Kết quả và hiệu quả chăn ni lợn thịt an tồn của các hộ điều tra
phân theo quy mô chăn nuôi năm 2017......................................................64
Bảng 4.14. Nguồn phát sinh chất thải trong chăn nuôi lợn thịt an tồn.........................66
Bảng 4.15. Trình độ chun mơn của cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn trên
địa bàn huyện ............................................................................................68
Bảng 4.16. Trình độ nhận thức của hộ chăn ni lợn thịt .............................................69


vii


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 3.1. Bản đồ địa lý huyện Cẩm Giàng ................................................................29
Hình 4.1. Quy mơ chăn ni lợn thịt an toàn giữa các xã điều tra trên địa bàn
huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2015 - 2017 ...................................................45
Hình 4.2. Nguồn cung cấp giống chủ yếu trong chăn nuôi lợn thịt an toàn ................54

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả:Vũ Đức Huy
Tên luận văn:“Phát triển chăn ni lợn thịt an tồn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh
Hải Dương”
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8620115
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Đối với huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, chăn nuôi là một ngành kinh tế quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Sự phát triển chăn nuôi lợn thịt an tồn
những năm qua cũng có sự phát triển đáng khích lệ như: tỷ trọng chăn ni lợn thịt an
tồn trong quy mơ chăn ni lợn thịt tại địa phương, thu nhập người dân ngày càng cải
thiện, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
công trong phát triển chăn nuôi lợn thịt an tồn ở địa phương thì phát triển chăn ni
lợn thịt an tồn ở huyện Cẩm Giàng vẫn cịn tồn tại những hạn chế như: đầu ra
không ổn định, nguồn vốn, khâu phòng trừ dịch bệnh, hầu như các hộ chăn ni chủ
yếu cịn dựa vào kinh nghiệm chăn ni lâu năm của gia đình chưa nắm bắt được
nhiều vấn đề liên quan đến chăn ni an tồn, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản
thân có được vì thế hiệu quả áp dụng chăn ni an tồn chưa cao dẫn tới việc phát

triển chăn ni lợn thịt an tồn cịn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ những vấn đề
trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển chăn ni lợn thịt an tồn
trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương”.
Mục tiêu nghiên cứu chính là đánh giá thực trạng phát triển chăn ni lợn thịt an tồn
huyện Cẩm Giàng, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu
quả phát triển chăn ni lợn thịt an tồn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về phát triển
chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện. Chủ thể là thực trạng phát triển chăn ni lợn
thịt an tồn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng và khách thể là các ban ngành, tổ chức, chính
quyền và người dân địa phương.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về phát triển chăn nuôi lợn thịt an tồn, ý
nghĩa và vai trị của phát triển chăn ni lợn thịt an tồn. Nghiên cứu đã chỉ ra những đặc
điểm cơ bản trong chăn nuôi lợn thịt an toàn. Nội dung mà đề tài nghiên cứu là phát triển
chăn ni lợn thịt an tồn, phát triển chăn ni lợn thịt an tồn thơng qua sự phát triển của
quy mơ sản xuất, các loại hình tổ chức sản xuất, phát triển đầu tư, kỹ thuật, phát triển liên
kết trong chăn ni lợn thịt an tồn, sự tham gia của lao động nông thôn trong chăn nuôi lợn
thịt an toàn. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển chăn ni lợn thịt an tồn là
gồm: điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hạu, hệ thống cơ sở hạ tầng, chính sách pháp luật
của nhà nước, năng lực, trình độ cán bộ, nhận thức hiểu biết của người chăn nuôi và thị
trường tiêu thụ sản phẩm lợn thịt an toàn.

ix


Địa bàn nghiên cứu là huyện Cẩm Giàng, có các đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tếxã hội ảnh hưởng đến phát triển chăn ni lợn thịt an tồn. Để tiến hành phân tích, đề tài sử
dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin và số liệu, phân
tích và xử lý số liệu với phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh, phương pháp
phân tích tài chính và phương pháp phân tích ma trận SWOT. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
gồm nhóm chỉ tiêu phản ánh về quy mơ, nhóm chỉ tiêu phản ánh về hình thức tổ chức,
phương thức chăn ni, nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư, nhóm chỉ tiêu phản ánh sự

liên kết, nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế, nhóm chỉ tiêu phản ánh nội
dung về xã hội và nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung về môi trường và mức độ bảo vệ môi
trường nhằm đẩy mạnh phát triển chăn ni lợn thịt an tồn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển chăn ni lợn thịt an tồn
trên địa bàn huyện Cẩm Giàng nhận thấy những kết quả đạt được: Giá trị sản lượng thịt
lợn hơi xuất chuồng qua các năm đều có sự tăng trưởng khá ổn định: Số lượng lợn thịt
an toàn năm 2017 trên địa bàn huyện đạt 14 nghìn con với sản lượng 1.297 tấn. Sản
lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2015 từ 1.204 tấn lên 1.297 tấn năm 2017. Kết quả
đó góp phần giúp đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao thu nhập và giải quyết thêm
việc làm cho người lao động trên địa bàn, ổn định đời sống nhân dân và an ninh xã hội. Tuy
nhiên, vẫn còn những hạn chế còn tồn tại sau: Phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn
huyện Cẩm Giàng chưa thốt khoải tình trạng sản xuất nhỏ lẻ. Chưa có sự tham gia trực
tiếp của các doanh nghiệp trong chăn ni lợn thịt an tồn mà chủ yếu chăn ni theo
hình thức hộ gia đình, gia trại, trang trại. Sự liên kết giữa các tác nhân trong chăn ni
cịn lỏng lẻo, chưa có sự ràng buộc về hợp đồng ký kết mua thức ăn hay tiêu thụ sản
phẩm. Nguồn nhân lực làm việc trong ngành chăn ni trình độ thấp, chất lượng chưa
đáp ứng nhu cầu theo quy trình chăn ni an tồn.
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển chăn ni lợn
thịt an tồn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng bao gồm yếu tố về điều kiện tự nhiên thời
tiết và khí hậu, nguồn nhân lực và yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật. Việc triển khai kế
hoạch phát triển chăn ni lợn thịt an tồn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng có nhiều
thuận lợi, tuy nhiên vẫn cịn tồn tại những hạn chế.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nghiên cứu đề xuất
một số giải pháp chủ yếu tăng cường phát triển chăn ni lợn thịt an tồn trên địa bàn
huyện Cẩm Giàng trong thời gian tới như: Giải pháp hồn thiện chính sách; Giải pháp
hồn thiện quy hoạch phát triển; Giải pháp tổ chức sản xuất; Giải pháp sử dụng giống;
Giải pháp sử dụng nguồn thức ăn chăn nuôi; Giải pháp xây dựng chuồng trại; Giải pháp
xây dựng vùng an toàn dịch bệnh; Giải pháp tăng cường liên kết; Giải pháp ổn định và
phát triển thị trường tiêu thụ. Từ đó kết luận và kiến nghị Nhà nước và chính quyền
huyện Cẩm Giàng và hộ nơng dân nhằm phát triển chăn ni lợn thịt an tồn trên địa

bàn huyện Cẩm Giàng

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate:Vu Duc Huy
Thesis title:“Development of safe pig raising in Cam Giang district, Hai Duong province”
Major: Agricultural Economics

Code: 8620115

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
To Cam Giang district, Hai Duong provine, husbandry is one of the most
important subsector in local agriculture industry. The development of safe pig raising in
the past years has also shown encouraging outcomes such as the ratio of safe pig raising
in the local pig raising sector has increased, incomes of pig raising farmershas been
improving, new jobs have been created. However, the development of safe pig raising in
Cam Giang district still has some limitations includings: unstable outputs, lack of capital,
most of producers rely on the family's long-term breeding experience; lack of
imformation related to safe husbandry, the efficiency of safe raising is not high which can
be consider as an obstacke to the development of safe pig raising. Starting from the above
issues, we conducted the research on: "Development of safe pig raising in Cam Giang
district, Hai Duong province".
The main objective of the study was to evaluate the situation of safe pig raising in
Cam Giang district, and to propose some main solutions to improve the efficiency of safe
pig raising in the areain the coming time. The subject of the study is the theoretical and
practical issues about the development of safe pig raising in district level. The objects of the
study is the situation of developing pig raising safe in Cam Giang district and the surveyed
objects are specilist departments, organizations, authorities and local people.

The study discussed the concepts of safe pig raising development, meaning and
role of safe pig raising development. Research has shown the basic characteristics of
safe pork production. The contents of the research is the development of safe pig raising
through the development of production scale, development of production organization
types, development of investment, technical; development of linkages in safe pork
breeding, participation of rural workers in safe pork breeding. The main factors
affecting the development of safe pork raising are the natural conditions such as
weather, climate, infrastructure, government policies, capacity and qualification of local
civil workers; awareness of farmers about safe pig raising procedures and consumption
markets of safe pork.
The study area is Cam Giang district, which has natural characteristics and socioeconomic conditions that affect the development of safe pig raising. To conduct the study,
the author has applied site selection methodology, data collection methods, data analysis

xi


with descriptive statistical methods, comparative methods, financial analysis and SWOT
matrix analysis method. The indicator system includes a group of indicators reflecting the
size and the production organization types; modes of production; the level of investment;
the linkage in production, the economicresults and efficiencies; the indicator group reflects
the social content and the environmental content and the level of environmental protection
to promote the development of safe pig production in Cam Giang district.
Through analyzing and evaluating the situation of safe pig raising in Cam Giang
district, the study has pointed out several results as follows: The output value of live
hogs has been growing quite well; the number of safe pigs in 2017 in the district
reached 14 thousand heads with the output of 1,297 tons; the quantity of live hogs
increased from 1,204 tons in 2015 to 1,297 tons in 2017. Those resutls contribute to the
improvement of farmers’ living standard, job creation and income generation for local
workers, stabilizing people's lives and social security. However, there are still remain
the following limitations: The development of pig raising in Cam Giang district has not

been able to escape from the situation of small production. There is no direct
participation of enterprises in safe pork breeding, the main types of production are still
in the form of households, family farms and farms. The linkage between the actors in
local livestock industry is still loose, no binding contract had been signedin feeds
purchasing or sale. Labors who work in pig rasing farms are still have capacity and
skills which are not meet the demand of the safe breeding process.
The study has identified the key factors influencing the development of safe pig
raising in Cam Giang district, including factors of natural conditions, weather and
climate, human resources and infrastructure factors. technical specifications. The
implementation of the plan for safe pig raising in Cam Giang has many advantages,
however, there are still limitations.
Based on the analysis and assessment of the real situation and factors
influencing the development of safe pig raising in Cam Giang district, the study
suggests some major solutions to promote the development of safe pig raising in Cam
Giang district in the coming time such as complete the policy; complete development
planning; reorganize the production; change the varieties use; change the use of animal
feeds; rebuild the cages; establishthe disease-free zones; strengthen linkages; stabilize
and develop the sale market. From that, the author propose some recommendation for
the State and local authorities of Cam Giang district and the farmers' households to
develop the safe pig raising in Cam Giang district.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp, nó
khơng những đáp ứng nhu cầu về thực phẩm hàng ngày cho mọi người trong xã
hội mà còn là nguồn thu nhập chủ yếu của những người nơng dân tham gia sản
xuất nơng nghiệp.

Chăn ni nói chung và chăn ni lợn thịt nói riêng hiện này vẫn tồn tại
các điểm yếu như: phát triển không bền vững về năng suất, giá cá, chất lượng con
giống vật nuôi thấp, hình thức tổ chức sản xuất cịn cũ, manh mún và bị cắt khúc
nên hiệu quả kinh tế không cao. Thêm vào đó, tình trạng ơ nhiễm mơi trường
trong chăn ni, xử lý chất thải cịn yếu, dịch bệnh, giết mổ thủ cơng vẫn cịn
tràn lan, thiếu điều kiện vệ sinh an tồn thực phẩm. Vì thế chăn ni lợn thịt an
toàn là xu hướng tất yếu hiện nay nhằm đảm bảo các vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm và tạo dựng thương hiệu cho ngành chăn nuôi trong thời gian tới. Với chăn
ni lợn thịt an tồn ngay cả khi thị trường lợn hơi xuống thấp kỉ lục nhất như
năm 2017, có những lúc giá thịt lợn hơi xuống mức 20.000đ/kg, nhiều hộ dân bỏ
trống chuồng, nhưng chăn ni lợn thịt an tồn vẫn đứng vững vì giá thịt lợn an
tồn có mức chênh lệch so với thịt lợn thơng thường từ 2-3 giá vì vậy hộ chăn
ni lợn thịt an tồn vẫn duy trì được sản xuất chăn ni của gia đình.
Huyện Cẩm Giàng với đa dạng các hình thức chăn ni, đặc biệt là chăn
ni lợn thịt an tồn đang giữ vai trị rất quan trọng, tăng thu nhập, nâng cao đời
sống, phù hợp với điều kiện đa số hộ gia đình như có diện tích đất rộng, nguồn
thức ăn dồi dào, tiết kiệm thời gian lúc làm nơng nhàn. Là vùng đất có tiềm năng
cho chăn ni lợn thịt an tồn và là một trong những điểm triển khai mơ hình
“phát triển chăn ni lợn thịt an tồn” và có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trong huyện phát triển.
Bên cạnh những thành cơng đạt được, chăn ni lợn thịt an tồn trên địa
bàn huyện cịn đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề đầu ra sản phẩm chăn nuôi
của các hộ chủ yếu tiêu thụ qua thương lái và địa phương nên giá thành chưa cao,
chưa xây dựng được thương hiệu. Đồng thời, giá đầu vào bấp bênh, chưa ổn
định, còn phụ thuộc vào giá chung của sản phẩm chăn nuôi trên thị trường, số
lượng người tiêu dùng sử dụng sản phẩm chăn ni an tồn chưa nhiều, việc hỗ

1



trợ về thuế, đất đai cho mơ hình ln kết sản xuất trong chăn ni cịn gặp nhiều
khó khăn. Ngồi ra, việc liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa có
nhiều hiệu quả, do khơng có kế hoạch ký kết bao tiêu sản phẩm từ thời điểm bắt
đầu nhập con giống, thức ăn.
Vậy, thực trạng chăn nuôi lợn thịt an toàn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng
hiện nay như thế nào? Nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng phát triển chăn ni
lợn thịt an tồn trên địa bàn? Giải pháp nào cần phải thực hiện để đẩy mạnh phát
triển ngành chăn ni lợn thịt an tồn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải
Dương. Để trả lời câu hỏi tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Phát triển chăn ni
lợn thịt an tồn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương”.
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển chăn ni lợn thịt an tồn trên
địa bàn huyện Cẩm Giàng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển chăn ni lợn
thịt an tồn tốt hơn trên địa bàn nghiên cứu trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn ni an tồn
nói chung và chăn ni lợn thịt an tồn nói riêng.
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn ni lợn thịt an tồn tại huyện Cẩm
Giàng trong 3 năm từ 2015 - 2017.
- Phân tích các yếu tố thuận lợi, khó khăn và các nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương;
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn tốt hơn
tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trong những năm tới.
1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động có liên quan đến phát triển chăn ni lợn thịt an tồn trên
địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng khảo sát bao gồm:
- Các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, bao gồm hộ

chăn nuôi lợn thịt theo mơ hình an tồn và hộ chăn ni lợn thịt theo phương

2


thức truyền thống;
- Cán bộ Khuyến nông, cán bộ Thú y: là những người hướng dẫn quy
trình, mơ hình chăn ni lợn thịt an tồn cho các hộ chăn ni;
- Cán bộ chính quyền địa phương: tìm hiểu các chính sách về phát triển
chăn ni lợn thịt an tồn tại địa phương;
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm lợn thịt an toàn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính:
- Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn thịt an tồn theo
quy mơ nơng hộ tại huyện Cẩm Giàng;
- Các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt an tồn tại các hộ chăn ni
trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu
thập từ các tài liệu được công bố trong khoảng 3 năm từ năm 2015 - 2017.
1.3.2.3. Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh
Hải Dương.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số khái niệm về phát
triển, phát triển chăn nuôi, phát triển chăn nuôi lợn thịt an tồn. Luận văn đã hệ
thống hóa về vai trị đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, nội dung các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn và làm rõ thêm thực tiễn về phát triển

chăn ni lợn thịt an tồn.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng các nội dung phát
triển chăn ni lợn thịt an tồn về cơ sở thực tiễn, về phát triển chăn nuôi lợn thịt
an tồn, định hướng phát triển chăn ni ở Việt Nam, cũng như thực tiễn phát
triển chăn nuôi lợn thịt an toàn ở một số địa phương của Việt Nam và những bài

3


học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển chăn ni lợn thịt an tồn cho
huyện Cẩm Giàng. Từ những nội dung đó Luận văn phân tích thực trạng phát
triển cho chăn ni lợn thịt an tồn ở địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
theo các mặt còn tồn tại hạn chế và nguyên nhân của phát triển chăn ni lợn thịt
an tồn ở địa bàn nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
chăn ni lợn thịt an tồn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng. Từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm phát triển chăn ni lợn thịt an tồn ở huyện Cẩm Giàng phù hợp
với thực tiễn và có tính khả thi cao.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
CHĂN NI LỢN THỊT AN TỒN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NI LỢN THỊT AN TỒN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
2.1.1.1. Khái niệm phát triển
Thế giới tự nhiên, quan hệ xã hội thì “phát triển” được biểu hiện dưới
nhiều quan niệm và trạng thái khác nhau tùy thuộc vào mục đích.
Cũng có thể quan niệm ”Phát triển được định nghĩa trong từ điển Đại học

Oxfort (2008) là sự gia tăng dần của sự vật theo hướng rộng hơn, tiến bộ hơn,
mạnh hơn. Trong từ điển bách khoa Việt Nam (2001), phát triển được định nghĩa
là Phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế
giới. Mọi quốc gia, mọi dân tộc đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển.Quan niệm
vè phát triển được nhìn nhận theo nhiều sgóc độ. Weitz and Rehovot (1995) cho
rằng: ”Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của
con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội”.
Theo MalcomGills: “Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong
cơ cấu nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo
ra, sự đơ thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình
tạo ra các thay đổi trên”. Còn theo Lưu Đức Hải (2001) ”Phát triển là một quá
trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính
trị, kỹ thuật, văn hóa”.
Tuy có nhiều khái niệm về phát triển nhưng tựu trung lại các ý kiến đều
cho rằng: Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến
lên từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hồn thiện
hơn của sự vật. Q trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, vừa là sự ra đời
của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng sự phát triển là kết quả
của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn
ra theo hướng xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại như sự vật ban đầu nhưng
cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và cs., 2009).
2.1.1.2. Phát triển chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con người
thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, sữa, các sản phẩm

5


từ sữa, trứng. Sản phẩm của nghành chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho nghành
công nghiệp chế biến, là một trong các nghành tạo ra chuỗi nghành hàng rất

phong phú như sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho nghành công
nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu. Ngành chăn ni cịn
cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của
ngành trồng trọt. Trồng trọt kết hợp chăn ni tạo nền nơng nghiệp bền vững.
(Đỗ Kim Chung, 2009).
Nói đến chăn nuôi, vấn đề người ta quan tâm đến khía cạnh số lượng, chất
lượng và phương thức chăn ni…
Về số lượng: Số lượng hay quy mô vật nuôi phụ thuộc vào mục tiêu chăn
nuôi hay nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi hoặc phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác nhau như mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư hay chuyên môn kỹ thuật…. Với
mục tiêu chăn nuôi để giải quyết vấn đề thực phẩm gia đình thì người chăn nuôi
không nuôi số lượng lớn và không quan tâm đến hạch tốn chi phí.Với mục tiêu
hàng hóa thì số lượng vật nuôi đưa vào chăn nuôi lớn hơn nhiều so với chăn nuôi
để giải quyết thực phẩm gia đình.Các hộ chăn ni có điều kiện tốt về mặt bằng
sản xuất, vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ sản phẩm, có chun mơn kỹ thuật cao sẽ
thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi với số lượng lớn và ngược lại.
Về mặt chất lượng: Chất lượng phát triển chăn ni có thể đánh giá trên
nhiều khía cạnh khác nhau như: sự tăng trưởng ổn định trong một thời kỳ nhất
định, khả năng chiếm lĩnh thị trường và khả năng cạnh tranh trên thị trường, năng
suất lao động đạt được khi phát triển chăn ni, lợi ích thu được của người chăn
nuôi và cộng đồng xã hội.
Chất lượng phát triển chăn nuôi cũng phụ thuộc nhiều yếu tố, trước hết là
chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi, dịch vụ thú y. Khả năng ứng dụng khoa
học kỹ thuật và công nghệ trong chăn nuôi của người chăn nuôi là cao hay thấp,
chất lượng sản phẩm chăn nuôi cung cấp ra thị trường cao hay thấp, thu nhập và
lợi nhuận tính trên một đơn vị sản phẩm cao hay thấp, tổng thu nhập và lợi nhuận
thu được của người chăn ni cao hay thấp.
Các hình thức tổ chức chăn ni: Chăn ni có nhiều hình thức tổ chức
sản xuất khác nhau phụ thuộc vào mục tiêu chăn nuôi, các yếu tố về nguồn lực,
thị trường tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố khác. Nghiên cứu về các hình thức

chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay, các nhà nghiên cứu chia thành hai nhóm chăn
ni là chăn ni nhỏ lẻ và chăn nuôi tập trung.

6


Chăn nuôi nhỏ lẻ ở nước ta khá phổ biến. Hiện có khoảng 3 triệu hộ chăn
ni nhỏ lẻ với mục tiêu chính là giải quyết thực phẩm gia đình, phần sản phẩm
của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bán ra thị trường giải quyết nhu cầu thực phẩm tại địa
phương. Chăn nuôi nhỏ lẻ tiện dụng đối với các hộ nơng dân nhưng đây lại là hình
thức chăn ni có hiệu quả thấp, ln tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh gia súc.
Chăn nuôi tập trung được phát triển trong các hộ, gia trại, trang trại, doanh
nghiệp có điều kiện về mặt bằng sản xuất, về vốn đầu tư, về nhân lực, công nghệ và
thị trường tiêu thụ. Mục tiêu chính của những người chăn ni theo hình thức này là
chăn ni hàng hóa và kiếm lợi nhuận. Tại Việt Nam, hiện nay số lượng các chủ hộ,
gia trại, trang trại, doanh nghiệp, chăn nuôi gia cầm tập trung tuy không nhiều
nhưng lại chiếm tỷ trọng đáng kể về sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường xã
hội. Phát triển chăn ni tập trung sẽ có lợi nhuận nhất định trong việc hình thành
vùng sản xuất hàng hóa và tiện kiểm sốt được dịch bệnh lây lan.
2.1.1.3. Chăn ni lợn thịt an tồn:
An tồn sinh học trong chăn nuôi là những biện pháp tổng hợp nhằm bảo
vệ vật nuôi và người chăn nuôi không bị tấn công của dịch bệnh, tạo cho đàn gia
súc, gia cầm có sức đề kháng tốt nhất (Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư
Quốc gia, 2015)
Các biện pháp bao gồm: Chế độ cách ly, chế độ chăm sóc ni dưỡng, quy
trình vệ sinh thú y, quy trình phịng trị bệnh, xử lý chất thải trong chăn nuôi, quản
lý việc vận chuyển và giết mổ an toàn đảm bảo vệ sinh. Các biện pháp này phải
được thực hiện đồng bộ với nhau. Thực hiện tốt các biện pháp an tồn sẽ mang
lại lợi ích cao nhất cho người chăn nuôi, lợn thịt sẽ đạt được năng suất cao, cho
chi phí sản xuất thấp, giảm thiểu những rủi ro về dịch bệnh, hạn chế được việc

lây lan dịch bệnh từ vùng này sang vùng khác, từ trang trại này sang trang trại
khác và cuối cùng quan trọng vẫn là tạo ra được sản phẩm chăn ni an tồn cho
người sử dụng. Ngồi ra, đảm bảo an tồn cũng giúp cho người chăn ni lợn thịt
hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh từ con vật sang con
người cũng như sự ô nhiễm môi trường chăn nuôi đưa lại.(Nguyễn Thiện 2013).
2.1.1.4. Phát triển chăn ni lợn thịt an tồn:
Từ những khái niệm ở trên, ta có thể hiểu rẳng: ”Phát triển chăn ni lợn
thịt an tồn là sự tăng lên về mặt số lượng với cơ cấu tiến bộ, góp phần tăng
trưởng đáng kể vào phát triển chăn ni nói chung, đáp ứng nhu cầu ngày càng

7


cao của xã hội về sản phẩm chăn nuôi lợn thịt an tồn. Phát triển chăn ni lợn
thịt an tồn phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế - xã hội - môi trường. Phát triển
chăn nuôi lợn thịt an tồn theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước,
phát triển chăn nuôi phải theo hướng sản xuất hàng hóa. Do dó, đi đơi với việc
phát triển chăn ni lợn thịt an tồn phải chú ý mở rộng thị trường. Phát triển
chăn ni lợn thịt an tồn phải tính đến việc khai thác lợi thế so sánh sao cho phù
hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương và theo hướng tập
trung có trình độ chun mơn hóa ngày càng cao”.
Chất lượng thịt lợn an tồn phải đảm bảo được hai tiêu chí là an tồn và
vệ sinh
Thứ nhất, an tồn là:
Khơng chưa chất tồn dư kháng sinh; Không chứa chất tạo nạc; Không
chứa chất tăng trọng; Không chứa chất bảo quản; Không chứa kim loại nặng và
khơng chứa một số hóa chất độc hại khác ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng
của con người.
Thứ hai, vệ sinh là:
Không chứa các vi sinh vật, kí sinh trùng, vi trùng gây hại. Đảm bảo các

khâu chăm sóc, chế biến, bảo quản ln sạch sẽ và đạt tiêu chuẩn.
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của phát triển chăn ni lợn thịt an tồn
2.1.2.1. Góp phần tăng trưởng đáng kể vào phát triển chăn ni nói chung
Với phương châm đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính
trong nơng nghiệp nên phát triển theo hướng mở rộng quy mô, quan tâm nhiều
đến chất lượng sản phẩm. Nhiều mơ hình chăn ni thịt lợn sạch, an tồn được
phát triển đặc biệt là với lợn thịt khơng ngừng được tăng lên.
2.1.2.2. Đảm bảo tính bền vững, ổn định trong chăn ni lợn thịt an tồn
Mục đích cuối cùng của chăn ni lợn thịt an tồn là đem lại hiệu quả
kinh tế cao nhất, trong khi đó quá trình sản xuất kinh doanh lợn chịu sự tác động
của nhiều yếu tố, trong đó thị trường tiêu thụ và giá sản phẩm chăn nuôi lợn tác
động rất lớn. Điều kiện thuận lợi là khi người chăn nuôi xuất bán các sản phẩm
trong những thời điểm giá thịt tăng cao sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất, góp phần
tái đầu tư phát triển chăn nuôi và ngược lại do điều kiện khó khăn nên người sản
xuất bán vội sản phẩm khi giá cịn ở mức thấp, từ đó sẽ làm giảm thu nhập của
người sản xuất. Do đó, phát triển chăn ni lợn thịt an tồn ổn định và hướng bền

8


vững sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất chăn ni lợn (Phịng
NN và PTNT huyện Cẩm Giàng, 2015).
2.1.2.3. Đáp ứng được nhu cầu sản phẩm thịt lợn an toàn, đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm
Khi kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng được
nâng lên. Trong điều kiện lao động của nền kinh tế và trình độ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa cao địi hỏi cường độ lao động trí óc ngày càng cao thì nhu cầu thực
phẩm từ sản phẩm động vật sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn hàng ngày
của người dân. Thịt lợn là nguồn thực phẩm quan trọng nhất không chỉ ở nước ta
mà cịn ở cả trên thế giới (Vũ Đình Tơn, 2009), vì vậy chăn ni lợn nói chung

và chăn ni lợn thịt an tồn nói riêng sẽ đáp ứng được u cầu đó. Chăn ni
lợn thịt an tồn sẽ là nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm ổn định cho con người.
2.1.2.4. Nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người nơng dân
Ngồi thu nhập từ trồng trọt thì chăn ni sẽ giúp người nơng dân tăng thu
nhập của mình, bởi chăn ni khơng phụ thuộc vào mùa vụ, có thể thực hiện quanh
năm, xen cùng trồng trọt và các ngành khác mà vẫn đạt năng suất và hiệu quả cao.
Tuy nhiên, người chăn ni lợn sẽ khơng mấy có lãi với hình thức chăn ni quy mơ
nhỏ, tận dụng, do chi phí sản xuất cao, nơng dân khơng thể có thu nhập cao (Nguyễn
Đình Chính, 2004). Như vậy, với người chăn ni lợn thịt theo hướng an tồn thì
chăn ni theo phương pháp này có rất nhiều lợi thế hơn so với chăn nuôi truyền
thống. Lợn thịt chăn nuôi theo hướng an tồn có sức khỏe tốt, ít xảy ra dịch bệnh
hơn, năng suất cao hơn và giá thành khi xuất chuồng cao hơn hẳn chăn nuôi nuôi
theo phương thức truyền thống. Đây là những lợi thế rất lớn đối với nười chăn ni
vì chăn ni lợn thịt an tồn có thể giảm thiểu chi phí thuốc thú y, tiết kiệm nhiều
chi phí sản xuất và đem lại lợi nhuận cao hơn trên cùng một khối lượng xuất
chuồng. Vì vậy chăn ni lợn thịt an tồn sẽ tối ưu hóa được lợi nhuận cho người
sản xuất và tạo động lực phát triển chăn ni lợn thịt an tồn, ổn định cơng ăn việc
làm cho người nơng dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
2.1.2.5. Đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng và ngay cho bản thân người chăn nuôi
Khi xu thế cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, dân số
ngày càng đơng thì phát triển chăn ni lợn thịt là một lựa chọn quan trọng để
đáp ứng nhu cầu protein cho xã hội (Vũ Đình Tơn, 2009). Như vậy, đẩy mạnh
phát triển ngành chăn nuôi nhằm tạo nguồn thực phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu

9


đời sống con người là hết sức cần thiết. Đối với người tiêu dùng thì sản phẩm thịt
lợn an tồn sẽ tạo được tâm lý an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm. Đảm bảo được

vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng người tiêu dùng thực phẩm.
2.1.3. Đặc điểm của phát triển chăn nuôi lợn thịt an tồn
Phát triển chăn ni lợn thịt an tồn khác với hình thức chăn ni truyền
thống lớn nhất là ở điểm chất lượng thịt lợn đầu ra (Quy chuẩn quốc gia QCVN
01 – 14 :2010/BNNPTNT do Cục chăn nuôi chủ trì biên soạn. Vụ Khoa học
Cơng nghệ và MT trình duyệt và được ban hành theo TT số 04/2010/TTBNNPTNT ngày 15/01/2010). Vì vậy các hộ, trang trại chăn ni cần phải tuân
thủ nghiêm ngặt các yêu cầu như sau
Thứ nhất: Thực hiện chế độ ni khép kín đối với từng dãy chuồng
Chế độ ni khép kín sẽ làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo giữa đàn
lợn giống này với đàn lợn giống khác, hay giữa đàn ở lứa tuổi này với đàn ở lứa
tuổi khác.
Thứ hai: Chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh
Tất cả người và phương tiện khi vào khu vực chăn nuôi phải đi qua hố sát
trùng ở trước cửa ra vào khu vực chăn nuôi. Dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh chỉ
dùng riêng trong chăn nuôi. Cọ rửa và phơi khô ngay sau khi sử dụng.
Thứ ba: Sử dụng lợn giống an toàn dịch bệnh
Nhập giống từ các cơ sở giống an tồn, có kiểm định chặt chẽ.
Thứ tư: Nuôi cách ly lợn mới nhập về
Đàn mới nhập chuồng phải được ni các ly ít nhất trong 2 tuần
đầu.Trong thời gian này, nếu thấy đàn lợn khỏe mạnh, khơng có biểu hiện dịch
bệnh mới nhập vào khu vực chăn ni.
Thứ năm: Phịng bệnh bằng vaccin
Tùy theo giống lợn để thực hiện các chương trình tiêm phòng vaccin
khác nhau.
Thứ sáu: Giám sát sự lưu hành mầm bệnh
Đối với lợn giống: Phải có hệ thống giám sát dịch bệnh hoạt động theo sự
quản lý của cơ quan thú y được phân công và được kiểm tra huyết thanh để xác
định lợn có nhiễm mầm bệnh của các bệnh truyền nhiễm quan trọng hay không.
Số mẫu được lấy ngẫu nhiên theo từng ô chuồng, theo từng lứa tuổi để phát hiện


10


bệnh được tính tốn với tỉ lệ mắc dự đốn là 10%. Trường hợp dương tính với
bệnh gì thì phải xử lý ngay theo quy định hiện hành của thú y.
Trường hợp mắc các bệnh quan trọng như dịch tả, lị…thì phải áp dụng các
biện pháp củng cố đáp ứng miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho đàn lợn.
Đối với trường hợp đã là dịch bệnh nguy hiểm thì phải tiến hành tiêu hủy
tồn bộ và vệ sinh khử độc chuồng trại. Trước khi nuôi lại đủ theo quy mô dự
kiến cần nuôi thử từ 10 – 30 con sau 21 ngày lấy mẫu xét nghiệm với tỷ lệ 30%
tổng đàn nuôi thử. Nếu đàn nuôi khỏe mạnh bình thường, kết quả xét nghiệm
huyết thanh âm tính thì tiếp tục mở rộng quy mô đàn lợn.Trong trường hợp nuôi
thử, bệnh cúm xảy ra hoặc kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính bệnh dịch
trong đàn ni thử, thì phải tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn và vệ sinh tiêu độc
khử trùng tồn bộ đàn.Sau đó tiến hành lặp lại việc nuôi thử để chứng minh
chuồng trại đã sạch mầm bệnh.
Thứ bảy: Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại trong thời gian chăn nuôi
Vệ sinh, quét dọn hàng ngày đối với các dãy chuồng, khu vực xung quanh
chuồng và lối đi.
Trong điều kiện khơng có dịch bệnh, định kỳ phun thuốc sát trùng 2 tuần
1 lần đối với tồn bộ khu chăn ni, kể cả khu vực đệm. Các loại hóa chất có thể
dùng sát trùng là: NaOH 2%, Formol 2%, BKA 2%, Lorin 3%, nước vơi 10%...
Bên trong chuồng trại đang ni có thể dùng các thuốc sát trùng có thể
phun trực tiếp nên đàn lợn như Virkon…
Trong trường hợp khu chăn ni của gia đình nằm trong vùng dịch hoặc
vùng dịch uy hiếp thì phải phun thuốc sát trùng mỗi tuần một lần như trên.
Thứ tám: Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại sau mỗi đợt nuôi
Ngay sau mỗi đợt nuôi, cần phải quét dọn, chùi rửa và sát trùng đối với
chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng trại, khu vực phụ, các lối đi, khu vực
đệm, hệ thống rãnh thốt…

Kiểm sốt cơn trùng, sâu bọ: Ngay sau khi đưa đàn lợn ra khỏi chuồng,
lập tức phun chất diệt cơn trùng thuộc nhóm photpho hữu cơ vào các góc, ngóc
ngách của chuồng, tồn bộ phân và độn chuồng, toàn bộ phần chân tường/vách ở
phạm vi từ nền lên 1m.
Để nguyên hiện trạng cho thuốc tác động trong 24h.

11


Tháo dỡ, di chuyển và xử lý trang thiết bị, độn chuồng:
- Làm sạch nước trong ống và bồn chứa nước uống rồi rửa phía ngồi
bằng dung dịch acid lỗng vào bên trong ngâm 6 giờ, sau đó rửa đường ống 2 lần
bằng nước sạch.
- Các loại thiết bị như máng ăn, máng uống… cần được tháo dỡ đưa đến
khu rửa dụng cụ.
- Các loại thiết bị không chịu được nước như chụp sưởi cần được hút bụi
và lau khô.
- Quét dọn toàn bộ phân thải và chất độn chuồng đưa đến khu xử lý riêng
Rửa chuồng và thiết bị:
Phải đảm bảo rằng nước thải từ quá trình thiết bị đến hố chứa, không để bị
thấm, chảy ra các lối đi hay khu vực xung quanh chuồng.
- Rửa chuồng:
+Cọ rửa bằng dung dịch xà phòng diệt khuẩn và để ướt vài giờ. Phun nước
nóng 750C bằng máy có áp lực >50kg/cm2 từ trần xuống tường và xuống sàn, nền.
-Rửa máng ăn, máng uống:
+Cọ rửa và ngâm trong dung dịch xà phòng diệt khuẩn
+Sục rửa kỹ nhiều lần.
+Ngâm trong dung dịch thuốc sát trùng trong 24 giờ.
+ Hong trên nền bê tông khô.
Lắp đặt thiết bị trở lại chuồng:

Phương tiện dùng để chở những thiết bị này cần phải sạch sẽ và được
sát trùng.
Khử trùng:
-Khử trùng bên trong hệ thống bồ và ống nước: đổ đầy dung dịch clo nồng
độ 200ppm bồn và ống nước, ngâm 24 giờ rồi xả.
- Khử trùng chuồng và trang thiết bị: Phun dung dịch sát trùng với lượng
2

1l/1m .
- Máng chứa thức ăn: cạo, cọ, rửa tồn bộ máng ăn rồi để khơ. Sau đó
xơng formol.

12


×