Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nhận thức, thái độ của thanh niên công nhân tại khu công nghiệp đât cuốc bắc tân uyên bình dương về quan hệ tình dục trước hôn nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.76 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2014 -2015

Nhận thức, thái độ của thanh niên cơng nhân tại khu cơng nghiệp Đât Cuốc -Bắc Tân
Un-Bình Dương về quan hệ tình dục trước hơn nhân
Sinh viên thực hiện: Vũ Hùng Dương

Nam, Nữ: Nam

Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: D13XH01, Khoa Công tác xã hội.
Năm thứ: 2 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Công tác Xã hội
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Thắm

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:


- Tên đề tài: Nhận thức, thái độ của thanh niên công nhân tại khu công nghiệp Đât Cuốc
-Bắc Tân Uyên-Bình Dương
- Sinh viên thực hiện: 01
- Lớp: D13XH01 Khoa: Công tác xã hội
Năm thứ: 2 Số năm đào tạo:4
- Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
2. Mục tiêu đề tài:
-Tìm hiểu nhận thức và thái độ của thanh niên công nhân về QHTD trước hôn nhân.
-Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ về QHTD trước hơn nhân.
3. Tính mới và sáng tạo:
-Việc quan hệ tình dục mang lại một số các tác động tích cực cho thanh niên cơng nhân
như là giúp họ trở nên yêu nhau hơn, có trách nhiệm với nhau, khẳng định bản lĩnh của
họ. Bên cạnh đó, mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực như nạo phá thai.
- Tìm hiểu được mức độ nhận thức và thái độ của thanh niên công nhân tại khu công
nghiệp Đất Cuốc về quan hệ tình dục trước hơn nhân tuy khơng được đồng tình ủng hộ
nhiều nhưng mức độ đồng tình đang tăng.
- Vấn đề khá nhạy cảm và khó đo lường nhưng chúng tơi muốn tìm hiều và có cái nhìn
khách quan hơn về vấn đề này.


-Đánh giá được các mức độ theo các yếu tố tác động đến nhận thức và thái độ của thanh
niên cơng nhân.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài:
Đóng góp vào các cơng trình nghiên cứu về tình dục, quan hệ tình dục trước hơn nhân.
Giúp có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề nhạy cảm mà được nhiều người muốn tìm hiểu.

6. Cơng bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên tác giả,
nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng
các kết quả nghiên cứu (nếu có):


Ngày 18 tháng 05 năm 2015
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh
4x6

Họ và tên: Vũ Hùng Dương
Sinh ngày: 09 tháng 01 năm 1994
Nơi sinh: Cát Tiên-Lâm Đồng
Lớp: D13XH01

Khóa: 2013 - 2017

Khoa: Cơng tác xã hội
Địa chỉ liên hệ: Tổ 4-ấp Tân Lợi-xã Đất Cuốc -huyện Bắc Tân Un-Bình Dương

Điện thoại: 01675619722

Email:

II. Q TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang
học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Công tác Xã hội Khoa: Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Kết quả xếp loại học tập: Trung bình khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Cơng tác Xã hội Khoa: Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Kết quả xếp loại học tập: Khá


Sơ lược thành tích: Giải nhì cuộc thi “Thủ Lĩnh Sinh Viên” năm 2015

Ngày 18 tháng 05 năm 2015
Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


MỤC LỤC

1.


Lý do chọn đề tài......................................................................................................1

2.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..........................................................4

3.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................9
1.

Mục tiêu chung.......................................................................................................9

2.

Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................9

4.

Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.......................................................10

5.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................10
1.

Khách thể nghiên cứu...........................................................................................10

2.


Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................10

6.

Giới hạn nghiên cứu...............................................................................................10

7.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..................................................................11
1.

Ý nghĩa lý luận.....................................................................................................11

2.

Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................11

8.

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................11

Chương 1.
1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................14

Một số khái niệm liên quan..................................................................................14
1.

Nhận thức........................................................................................................14


2.

Thái độ............................................................................................................14

3.

Thanh niên......................................................................................................15

4.

Cơng nhân.......................................................................................................15

5.

Tình dục..........................................................................................................16

6.

Quan hệ tình dục............................................................................................16

7.

Quan hệ tình dục trước hơn nhân....................................................................17

2.

Lý thuyết áp dụng.................................................................................................17

3.


Giả thuyết nghiên cứu và mơ hình phân tích........................................................17


1.

Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................17

2.

Mơ hình phân tích...........................................................................................18

Chương 2.NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA THANH NIÊN CÔNG NHÂN TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP ĐẤT CC-BẮC TÂN UN-BÌNH DƯƠNG VỀ QUAN HỆ
TÌNH DỤC TRƯỚC HƠN NHÂN..............................................................................18
1.

Đặc điểm địa bàn nới đặt khu công nghiệp Đất Cuốc.....................................18

2.

Đặc điểm khu công nghiệp Đất Cuốc..............................................................21

3.

Đặc điểm khách thể nghiên cứu......................................................................21

Bảng 1 : Đặc điểm mẫu nghiên cứu.............................................................................22
2.


NHẬN THỨC CỦA THANH NIÊN CƠNG NHÂN VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC

TRƯỚC HÔN NHÂN..................................................................................................23
3.

THÁI ĐỘ CỦA THANH NIÊN CÔNG NHÂN VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC

TRƯỚC HƠN NHÂN..................................................................................................33
4.

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA THANH NIÊN

CÔNG NHÂN VỀ VIỆC QHTD TRƯỚC HÔN NHÂN.............................................39
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 49


Danh mục những từ viết tắt
QHTD: Quan hệ tình dục

8


DẪN NHẬP
Chương 1.

Lý do chọn đề tài

Q trình tồn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ có ảnh hưởng
trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là đối với lớp người trẻ tuổi, tầng
lớp thanh niên, nó tạo cho thanh niên một lối sống nhạy bén, năng động, tự lập phù hợp với xu

thế thời đại. Mặt khác, q trình tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa thanh niên Việt
Nam tiếp cận với lối sống tự do phương Tây và hình thành những quan niệm cởi mở, phóng
khống hơn trong quan hệ nam nữ.
Ở Việt Nam nhóm tuổi thanh niên từ đủ 16 tới 30 tuổi có khoảng 6,1 triệu người chiếm
1,3% tổng số người trong độ tuổi lao động (Bộ y tế (2005), Điều tra quốc gia về vị thành
niên và thanh niên Việt Nam, Hà Nội, tr.15). Kinh tế - xã hội phát triển, điều kiện sống của
người dân ngày càng được nâng cao, do ảnh hưởng, tác động của lối sống văn hóa hiện đại,
thanh niên ở nước ta (cũng như nhiều nước trên thế giới) bước vào tuổi dậy thì và sinh sản
sớm. Quan hệ tình dục (QHTD) trong điều kiện thiếu hiểu biết và kinh nghiệm phịng tránh
thai có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn đối với thanh thiếu niên, đặc biệt là tình
trạng nạo thai trước hôn nhân và các bệnh liên quan đến đường tình dục.
Theo số liệu chính thức cuộc điều tra quốc gia về thanh niên và vị thành niên thì 7.6 %
số thanh thiếu niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân (Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới và tổ
chức SIDA Thụy Điển, Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (2006), báo
cáo chuyên đề: Một số vấn đề sức khỏe tình dục và sinh sản của vị thành niên và thanh niên
Việt Nam, Hà Nội). Tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên của thanh niên Việt Nam là 19.6, gần
80% thanh niên chỉ quan hệ tình dục khi đã lập gia đình. Có tới 66,7% nam giới chấp nhận
QHTD trước hôn nhân (Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, 2006).
Quan hệ tình dục trước hôn nhân vẫn luôn là một đề tài nghiên cứu được quan tâm và
một đề tài nóng trong xã hội. Từ giai đoạn đổi mới năm 1986, tỷ lệ quan hệ tình dục trước hơn
nhân và tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn tại Việt Nam tăng nhanh. Theo kết quả nghiên cứu trên

1


1497 vị thành niên trên 6 tỉnh thành phố ở Việt Nam năm 2000, ước lượng đến 22 tuổi 29% ở
nam giới và 16% ở phụ nữ chưa từng kết hơn có QHTD trước hơn nhân. (BarbaraS, Mcnsch,
W.H.C., and Dang Nguyen Anh, AdolescentsinVietnam: Looking Beyond Rcprodiiclivc
Health, Studiesin Family Planning, 2003, 34(4):p, 249-262)
Hiện nay, tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh thiếu niên ngày càng trở

thành một vấn đề đáng quan tâm của xã hội. Các nghiên cứu các nước đã và đang phát triển đã
chỉ ra mối quan hệ giữa tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và những hậu quả xấu đối
với sức khỏe thanh thiếu niên.
Đây không chỉ đơn thuần là hành vi tâm sinh lý tự nhiên mà đã trở thành vấn đề xã hội
bởi những hậu quả mà nó đem lại như việc mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua
đường tình dục…, cũng như sự thay đổi trong lối sống, hệ giá trị của một bộ phận khơng nhỏ
thanh niên Việt Nam.
Nhìn chung, hiện tượng quan hệ tình dục trước hơn nhân tuy khơng được xã hội khuyến
khích, đồng tình nhưng ngày càng trở nên phổ biến hơn và khơng thể ngăn cấm. Quan hệ tình
dục trước hơn nhân và những hậu quả của nó đối với tầng lớp thanh thiếu niên đặt ra nhiều suy
nghĩ và cho tồn xã hội và điều đó khiến xã hội lo lắng về sự suy giảm sức khoẻ thể chất và
sức khoẻ tinh thần của một bộ phận không nhỏ dân số trẻ. Và đó cũng là vấn đề quan trọng của
đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế cho bài toán lối sống, đạo đức và chất lượng cuộc
sống gia đình, những tế bào tương lai của xã hội.
Thanh niên công nhân là một trong những đối tượng có nguy cơ cao trong vấn đề QHTD
trước hơn nhân. Đặc biệt đối với thanh niên công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế
xuất, họ chủ yếu là người lao động ngoại tỉnh đến sống và làm việc trong khu công nghiệp tại
các thành phố lớn, phần lớn họ là những người trình độ học vấn khơng cao, sống xa gia đình,
thiếu thốn tình cảm, đời sống kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Nước ta có 288 khu cơng nghiệp
lớn nhỏ tính tới năm 2013 và tỉnh Bình Dương cũng khơng ít khu cơng nghiệp với đa dạng các
nhà máy xí nghiệp khác nhau.
Bình Dương có dân số 1.748.001 người, mật độ dân số 649 người/km2. Diện tích tự nhiên
2694,43 km2 ( chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đơng Nam
Bộ) (theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, tháng 6 năm 2013). Trong những năm gần

2


đây, kinh tế Bình Dương phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế đang ở mức cao, GDP
tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, cơng nghiệp, dịch vụ

tăng trưởng nhanh và chiếm tỉ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp – xây dựng 63%, dịch vụ
32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%. Hiện nay, Bình Dương có 29 khu cơng nghiệp và 08 cụm
cơng nghiệp tập trung, có tổng diện tích hơn 8.700 ha (trong đó, 08 cụm cơng nghiệp có 600ha)
với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13
tỷ đơ la Mỹ.
Trong đó, Huyện Bắc Tân Uyên được tách ra ngày 29/12/2013 diện tích tự nhiên trên
40.087,67 ha, với dân số trên 58.439 người, bao gồm 10 xã (Tân Thành, Tân Bình, Bình Mỹ,
Tân Lập, Tân Định, Lạc An, Hiếu Liêm, Đất Cuốc, Thường Tân, Tân Mỹ). Đất Cuốc thuộc
Huyện Bắc Tân Uyên Tỉnh Bình Dương được tách ra từ hai xã Tân Thành Và Tân Mỹ ngày
1/1/2005 với 4 ấp và 14 tổ nhân dân tự quản.
Khu công nghiệp Đất Cuốc là một trong hai khu công nghiệp nằm trên Huyện Bắc Tân
Uyên với các nhà máy với nhiều nghành nghề khác nhau như may mặc, sản xuất phụ kiện may
mặc, sơ chế gỗ, gạch gói xi măng … hoạt động với quy mô vừa và nhỏ. Với số lượng thanh
niên cơng nhân khoảng hơn 5000 cơng nhân trong đó có 2160 người là trong độ tuổi thanh niên
cơng nhân (Báo cáo tổng kết xã Đất Cuốc năm 2014).
Thực trạng về vấn đề quan hệ tình dục trước hơn nhân ở khu công nghiệp đặt ra nhiều
vấn đề cần được quan tâm và giải quyết. Vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân đang là một
vấn đề xã hội bức xúc, đáng báo động, cần có những số liệu, nghiên cứu và đánh giá đúng đắn,
xác thực để có cái nhìn sâu sắc về thực trạng trên. Vấn đề quan hệ tình dục trước hơn nhân
cũng đã được một số nhà nghiên cứu có bài viết, cơng trình nghiên cứu, số liệu đánh giá về
vấn đề này, tuy nhiên để có một đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề quan hệ tình dục
trước hơn nhân của một đối tương cụ thể về thanh niên công nhân ở tại khu cơng nghiệp tại
Bình Dương thì chưa có một cơng trình, một đề tài nào đề cập tới. Do vậy, tác giả nghiên cứu
chọn đề tài tìm hiểu “Nhận thức và thái độ của thanh niên công nhân tại khu cơng nghiệp Đất
Cuốc-Bắc Tân Un-Bình Dương về quan hệ tình dục trước hơn nhân”.

3


Chương 2.


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Tình dục trước hơn nhân được xem là hiện tượng mới nảy sinh trong xã hội hiện đại. Q
trình hiện đại hóa đã dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong quan niệm và hành vi về tình u,
tình dục, hơn nhân và gia đình. Trong q trình hiện đại hóa, tuổi kết hơn tăng lên nhưng tuổi
có hoạt động tình dục lần đầu dường như khơng tăng, thậm chí giảm, dẫn đến sự gia tăng
hoạt động tình dục trước hơn nhân. Những nghiên cứu về tình dục thường dựa trên giả
thuyết rằng những người bị ảnh hưởng nhiều bởi các giá trị mới do hiện đại hóa đem
lại thường có xu hướng có hoạt động tình dục trước hơn nhân nhiều hơn.
Đã có nhiều tranh luận tại Việt Nam và trên thế giới về tác động của hiện đại hóa đến việc
định hình phong cách sống của thế hệ trẻ. Điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam trong bối cảnh
gia tăng hội nhập về kinh tế, xã hội và văn hóa trong khu vực và với thế giới. Nhiều người cho
rằng hiện đại hóa thúc đẩy tự do cá nhân nhiều hơn, tăng tính di động về địa lý và nghề nghiệp,
cải thiện việc tiếp cận thông tin qua nhiều nguồn khác nhau, khiến cho các mối quan hệ gia
đình thêm dân chủ, vân vân. Kết quả là thanh thiếu niên ngày nay có nhiều tự do trong hẹn hị,
u đương, tình dục, và lựa chọn hôn nhân hơn các thế hệ cũ. Gần đây ở Việt Nam các phương
tiện truyền thông và các nghiên cứu gia đình đã đề cập nhiều đến các vấn đề có liên quan đến
thay đổi trong thực tế việc hẹn hị, tình dục, và hơn nhân của giới trẻ. Những thay đổi này
dường như dẫn đến các hậu quả xã hội khơng mong muốn như tình dục trước hôn nhân hay tỷ
lệ nạo thai ở thanh niên cao.
Điều đó được các cuộc nghiên cứu có liên quan đề cập đến và làm rõ, lý giải một cách
hợp lý. Điển hình như cuộc nghiên cứu về:
 Nghiên cứu về thực trạng về QHTD trước hôn nhân
Một đề tài khác nói về thực trạng và các yếu tố liên quan đến tình dục trước hơn nhân
trong độ tuổi thanh niên. Được thực hiện bởi nhóm tác giả Lê Cự Linh, Đào Hoàng Bách, La
Thành Nhân “ Thực trạng và các yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi tinh dục trước hôn nhân
của thanh niên trong độ tuổi 14-25” điều tra quốc gia vị thành niên và thanh niên Việt Nam
năm 2003. Nghiên cứu phân tích sử dụng số liệu điều tra của cuộc Điều tra về vị thành niên và
thanh niên Việt Nam năm 2003 (SAVY). SAVY được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu đại diện

cho toàn bộ vị thành niên và thanh niên từ 14-25 tuổi sống trong hộ gia đình trên tồn quốc,

4


theo 8 vùng kinh tế, khu vực thành thị/nông thôn. Mẫu SAVY là mẫu ngẫu nhiên phân tầng,
được chọn nhiều bước và chọn theo cụm đủ để đại diện ở cấp độ quốc gia cũng như các khu
vực thành thị, nông thôn. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: phân tích mối
quan hệ giữa tình trạng quan hệ tình dục trước hơn nhân của thanh thiếu niên và 3 nhóm yếu tố
chính: bản thân, gia đình và bạn bè. Trong q trình phân tích sử dụng phương pháp phân tích
phân tầng để xử lý nhiễu. Nghiên cứu cho thấy những thanh niên có kiến thức tốt về các chủ đề
SKSS, bệnh STDs và các BPTT có tỉ lệ quan hệ tình dục trước hơn nhân, điều này có thể giải
thích do đây là nghiên cứu cắt ngang nên chúng ta chưa thể đánh giá được mối quan hệ nhân
quả của mối liên quan. Đồng thời, cũng cho thấy việc thường xuyên tiếp cận các phương tiện
truyền thông đại chúng là một yếu tố bảo vệ thanh thiếu niên trước nguy cơ quan hệ tình dục
trước hơn nhân. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa các hành vi nguy cơ khơng tình dục
với việc quan hệ tình dục trước hơn nhân của vị thành niên và thanh niên, đó là hành vi sử dụng
ma túy và rượu bia. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Antehini và cộng sự,
2001; Flisher và cộng sự, 1996 và Stanton và cộng sự, 1999. Từ kết quả phân tích số liệu thứ
cấp từ nghiên cứu SAVY-2003 cho thấy tỉ lệ thanh thiếu niên Việt Nam có quan hệ tình dục
trước hơn nhân là 7,6%. QHTD THN là một hiện tượng có xu hướng ngày càng phổ biến, và có
rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này. Một số kết quả của cuộc nghiên cứu này là gợi ý
cho các can thiệp, trong đó chú ý đến việc thiết kế và thực hiện các chiến lược truyền thơng có
hiệu quả cho thanh thiêu niên về vấn đề QHTD THN. Đồng thời, cũng cần có các cuộc nghiên
cứu tìm hiểu sâu hơn về các nhóm yếu tố khác có ảnh hưởng tới tình trạng QHTD THN, đó là
nhóm yếu tố về trường học và cộng đồng xung quanh.
Cuối cùng là đề tài nói về thực trạng trong cuộc nghiên cứu “Thực trạng quan hệ tình dục
trong những người chưa lập gia đình tại Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ năm 2010” được đăng
trong Tạp chí y khoa dự phòng, Tập XXII, số 5(132) được thực hiện bởi Nguyễn Thị Kim
Ngân, Vũ Thị Hoàng Lan, Lê Cự Linh (Trường đại học y tế công cộng Hà Nội). Mục tiêu của

đề tài nhằm xác định tỷ lệ những người có quan hệ tình dục trước hơn nhân và các yếu tố liên
quan. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: Phân tích đa biến và nghiên cứu sử
dụng thiết kế cắt ngang. Nghiên cứu được tiến hành trên 1508 người chưa lập gia đình từ 15-49
tuổi, các đối tượng được phân bố đều ở hai giới và 3 tỉnh. Có 56,3% các đối tượng hiện sống

5


tại khu vực thành thị và đa số các đối tượng ở trong độ tuổi vị thành niên và thanh niên từ 1524 tuổi (82,6%). Trong đó người quan hệ tình dục trước hơn nhân là 8,1% và chủ yếu là QHTD
với người yêu. Tỷ lệ QHTD trước hôn nhân ở nam cao hơn hẳn so với nữ gần 4 lần. QHTD
trước hơn nhân cũng có sự chênh lệch giữa thành thị và nồn thôn lần lượt là 9,7% và 6,1%.
Trong cuộc nghiên cứu trên cho thấy nam thanh niên có xu hướng thống hơn so với nữ giới về
vấn đề QHTD trước hôn nhân. Đề tài cho thấy sự liên hệ giữa các yếu tố như tuổi, giới tính, tơn
giáo, trình độ học vấn và khu vực sống khá rõ nét làm nổi bật nên xu hướng QHTD trước hôn
nhân hiện đang gia tăng. Nghiên cứu đã đưa ra được những số liệu cập nhật về thực trạng
QHTD trước hơn nhân ở những người chưa lập gia đình tại 3 tỉnh/thành phố. Tuy nhiên cần có
các nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu những yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ với vấn đề QHTD
trước hôn nhân để xây dựng được những chương trình can thiệp có hiệu quả.
Từ các đề tài trên cho thấy vấn đề QHTD trước hôn nhân là một đề tài khá nhạy cảm được
các nhà nghiên cứu tìm hiểu và phân tích. Các đề tài chủ yếu đề cập tới nguyên nhân, các yếu
tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi bằng các cuộc nghiên cứu có quy mơ vừa và
lớn. Sử dụng phương pháp định lượng là chủ yếu để đo lường mức độ hiểu biết, thái độ và hành
vi. Khách thể được nghiên cứu đa số là vị thành niên và thanh niên trong độ tuổi từ 16-30. Các
đề tài đề cập đến việc giáo dục cho khách thể nghiên cứu về kiến thức tình dục, tình dục an
toàn và sức khỏe sinh sản hơn là việc ngăn chặn việc QHTD trước hôn nhân. Và việc QHTD
trước hơn nhân tuy khơng được đồng tình nhưng tỉ lệ ngày càng có số lượng gia tăng, để lại
nhiều hậu quả khó lường.


Các đề tài nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi


Luận văn thạc sĩ của trường đại học Y tế cộng đồng của tác giả: Nguyễn Thị Phương, Lê
Cự Linh về “Kiến thức, thái độ, hành vi quan hệ tình dục của nam cơng nhân di cư chưa kết
hơn tại khu cơng nghiệp Bình Xun, Vĩnh Phúc năm 2011”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
nghiên cứu cắt ngang định lượng trên tồn bộ nam cơng nhân di cư chưa kết hơn, tiếp cận nam
cơng nhân tại phịng trọ của họ vào buổi trưa, tối; dùng bộ câu hỏi tự điền khuyết danh, số liệu
được nhập và phân tích bằng phần mềm Epi data và SPSS, kiểm định hồi quy, đa biến. Đề tài
đưa ra các số liệu cụ thể về tỉ lệ kiến thức, thái độ hành vi của nam cơng nhân về quan hệ tình

6


dục; kết hợp các yếu tố: tuổi, học vấn, người ở cùng, thu nhập, loại di cư, số lần về thăm nhà,
số giờ làm việc, mức độ xem phim ảnh. Kết quả của luận văn cho thấy nam công nhân có điểm
kiến thức tốt lại quan hệ tình dục nhiều hơn. Đây là cuộc nghiên cứu tổng thể về nhận thức, thái
độ và hành vi của nam công nhân chưa có gia đình QHTD trước hơn nhân nên chưa đi sâu vào
lý giải chi tiết và cần các cuộc nghiên cứu sâu hơn để phân tích và lý giải nguyên nhân.
Còn cuộc nghiên cứu của tác giả Hà Thị Minh Khương thì làm rõ hơn về “Kiến thức
phịng tránh thai của vị thành niên và thanh niên”, in trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và giới
số 2-2008. Bài viết tập trung xem xét mức độ hiểu biết của vị thành niên và thanh niên về các
biện pháp phòng tránh thai và các yếu tố tác động đến vấn đề này. Tác giả sử dụng số liệu từ
hai cuộc nghiên cứu: số liệu Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm
2003 và Điều tra về tình dục và sức khỏe sinh sản của thanh niên Hà Nội năm 2006. Bài viết đã
nhận xét mức độ hiểu biết về các biện pháp phòng tránh thai của vị thành niên và thanh niên là
khơng có độ chênh lệch cao. Bên cạnh đó bài viết cũng đưa ra các yếu tố tác động cụ thể như:
khác biệt nam nữ, khác biệt khu vực sống, theo học vấn, mức độ tiếp cận với thông tin đại
chúng.
Tiếp đến cuộc nghiên cứu của Nguyễn Hà Đông về “Thái độ của thanh niên Hà Nội về
quan hệ tình dục trước hơn nhân và các yếu tố tác động” trong Tạp chí khoa học nghiên cứu
Gia đình và giới số 5-2010 (Viện gia đình và giới). Tác giả sự dụng bảng hỏi và phương pháp

phân tích hai biến, ba biến và phân tích kết quả bằng mơ hình hồi quy phi tuyến logistic cho
thấy yếu tố đã từng QHTD là yếu tố quan trọng quyết định sự đồng tình với QHTD trước hôn
nhân của vị thanh niên và thanh niên. Cho ta thấy các yếu tố tác động đến thái độ chấp nhận
QHTD trước hôn nhân là đặc điểm nhân khẩu học, quan hệ với gia đình, nhóm bạn, bạn khác
phái, truyền thông đại chúng.Thanh thiếu niên Hà Nội không ủng hộ QHTD trước hơn nhân
nhưng họ có cái nhìn cởi mở hơn so với các quan điểm truyền thống.Việc chấp hơn việc QHTD
trước hôn nhân ở vị thành niên và thanh niên chịu ảnh hưởng mạnh từ các yếu tố giới tính và
việc đã có QHTD, tỷ lệ chấp nhận QHTD trước hơn nhân cao gấp 1,67 lần so với nhóm khơng
đồng ý và việc có xem các loại tài liệu như nghe/xem/đọc tài liệu khiêu dâm đồng ý QHTD
trước hôn nhân cao gấp 2 lần so với nhóm khơng có hành vi này. Tác giả cũng có các khuyến
nghị như địi hỏi việc tăng cường giáo dục giới tính/ tình dục giúp thanh thiếu niên có kiến thức

7


đầy đủ để tự bảo vệ mình có vai trị quan trọng, đặc biệt là từ gia đình và nhà trường. Chỉ khi
được trang bị kiến thức đầy đủ và khoa học, hội mới lường hết những hậu quả của QHTD trước
hôn nhân và cân nhắc để đưa ra những quyết định đúng đắn. Điểm mạnh của bài viết là tác giả
đã đưa được các yếu tố tác động bên ngồi như tiếp cận tài liệu khiêu dâm, có bạn thân đã từng
quan hệ tình dục và bị cảm giác hấp dẫn làm tăng khả năng bị thu hút vào việc quan hệ tình
dục. Điểm yếu của đề tài là quá nhấn mạnh việc yếu tố giới và việc người đó đã từng QHTD từ
trước. Lứa tuổi thanh niên là thời kỳ biến động về mặt tâm lý, sinh lý, tính dục và ham muốn
giới tính bắt đầu mạnh. Tỷ lệ ủng hộ QHTD tuy khơng cao nhưng có xu hướng tăng trong thời
gian gần đây.


Các đề tài nhiên cứu về các yếu tố tác động đến việc QHTD trước hôn nhân

Đề tài “Yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ liên quan đến quan hệ tình dục ở Vị thành niên,
nghiên cứu tại Chí Linh-Hải Dương” được đăng trong tạp chí khoa học số (114),2011 được

thực hiện bởi Nguyễn Văn Nghị,Vũ Mạnh Lợi, Lê Cự Linh và Nguyễn Thanh Long nhằm xác
định các yếu tố tác động tới hành vi của vị thành niên liên quan đến sức khỏe độ tuổi Vị thành
niên (VTN) và trong độ tuổi trưởng thành. Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật bầu chọn
nhóm: cơng cụ thu thập dữ liệu phát triển trên mơ hình yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ, có sự
tham gia của VTN và cha mẹ VTN tại cộng đông và được thử nghiệm kỹ lưỡng để đảm bảo
chất lượng. Kết hợp định lượng về hành vi QHTD ở VTN và yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ liên
quan được trích xuất từ điều tra chọn lọc về sức khỏe thanh thiếu niên trên cơ sở phân tích đơn
biến. Đề tài cho ta thấy các yếu tố ảnh hưởng đến QHTD trước hôn nhân của lứa tuổi VTN là
do VTN xem phim khiêu dâm, quản lý và giáo dục của gia đình kém, khơng đi học hoặc xu
hướng bỏ học, xu hướng yêu sớm và sống thử như vợ chồng. Các yếu tố bảo vệ quan trọng
VTN quan niệm đúng mức về tình u hơn nhân, hạnh kiểm đạo đức tốt, gia đình quản lý tốt,
quản lý thông tin, phim khiêu dâm ở internet.
Việc dẫn đến thanh niên cơng nhân có hành vi QHTD trước hơn nhân được làm rõ hơn
trong đề tài “ Các yếu tổ ảnh hưởng đến hành vi quan hệ tình dục trước hơn nhân ở nữ cơng
nhân quận Tân Bình-Tp Hồ Chí Minh năm 2008” được in trong tạp chí Y khoa: Y học TP.Hồ
Chí Minh, tập 12 phụ bản số 4, 2008 của tác giả: Nguyễn Thị Lê Thảo, Nguyễn Văn Lơ,
Nguyễn Hồng Hoa, Diệp Từ Mỹ thực hiện và bảo vệ. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu

8


định tính, thu thập thơng tin bằng 5 thảo luận nhóm, 6 phỏng vấn sâu cơng nhân và các bên có
liên quan tại quận Bình Tân - TP.HCM từ tháng 4/2008 đến tháng 7/2008. Nghiên cứu đã đưa
ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nữ cơng nhân quan hệ tình dục trước hơn nhân là: đa
số cơng nhân có kiến thức thấp về sức khỏe sinh sản, chưa tiếp cận được các dịch vụ sức khỏe
sinh sản, xem chuyện quan hệ tình dục trước hơn nhân là bình thường, sống chung trước hơn
nhân, có hai người nơi vắng vẻ, chưa biết hậu quả của hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những câu trả lời về ý kiến của nữ công nhân khi phỏng vấn,
những thái độ về quan hệ tình dục trước hôn nhân và phản đa số trả lời là bình thường. Nhưng
bên cạnh đó tác giả chưa có những nhận xét cụ thể về từng nguyên nhân.


Chương 3.

Mục tiêu nghiên cứu

1. Mục tiêu chung
-Tìm hiểu nhận thức và thái độ của thanh niên công nhân về QHTD trước hôn nhân.
-Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ về QHTD trước hơn nhân.
2. Mục tiêu cụ thể
-Tìm hiểu về mức độ hiểu biết của thanh niên công nhân về quan hệ tình dục.
-Thái độ của thanh niên cơng nhân về QHTD trước hơn nhân.
-Tìm hiểu các yếu tố tác động đến nhận thức, thái độ của thanh niên cơng nhân về QHTD
trước hơn nhân.
*Yếu tố giới tính
*Yếu tố trình độ học vấn
*Yếu tố tín ngưỡng
*Yếu tố nơi ở
*Độ tuổi
*Tình trạng hơn nhân
Chương 4.

Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

Chương 5.

Đối tượng nghiên cứu

Nhận thức và thái độ của thanh niên công nhân về việc QHTD trước hôn nhân.

9



1. Khách thể nghiên cứu
Thanh niên công nhân
2. Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi về thời gian: 10/2014 – 5/2015
-Phạm vi về không gian: nghiên cứu tại khu công nghiệp Đất Cuốc-xã Đất Cuốc-Bắc
Tân Uyên-Bình Dương.
-Phạm vi nội dung: nghiên cứu này giới hạn trong các nội dung:
+ Nhận thức của thanh niên công nhân về QHTD trước hôn nhân
+Thái độ của thanh niên công nhân về QHTD trước hôn nhân
+ Các yếu tố tác động đến nhận thức và thái độ của thanh niên công nhân về QHTD
trước hôn nhân.
Chương 6.

Giới hạn nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu thanh niên cơng nhân có độ tuổi từ 16-30 tuổi. Do nguồn nhân
lực có hạn nên việc thu thập thơng tin có nhiều có khăn, kinh nghiệm nghiên cứu của
nhóm chưa nhiều, khả năng xử lý và đọc dữ liệu còn hạn chế dẫn đến những khó khăn
lớn trong q trình làm đề tài
Chương 7.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1. Ý nghĩa lý luận
-Xây dựng cơ sở lý luận giúp tìm hiểu về nhận thức và thái độ của thanh niên cơng nhân
trong việc quan hệ tình dục trước hơn nhân cụ thể hơn.
-Cung cấp những số liệu cụ thể, đánh giá thực tế và khách quan nhất về nhận thức và thái
độ của thanh niên công nhân

2. Ý nghĩa thực tiễn
-Làm tài liệu tham khảo cho các cuộc nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
-Góp phần làm rõ hơn về sự hiểu biết về nhân thức và thái độ của thanh niên về QHTD
trước hôn nhân.
-Làm phong phú thêm nguồn tài liệu cho khoa, cho các bạn sinh viên muốn nghiên cứu
tham khảo thêm.

10


Chương 8.

Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu là định lượng.
Công cụ chủ yếu để thu thập được những thông tin cần thiết là bảng hỏi. Bảng hỏi được
thiết kế theo mục tiêu, nội dung, lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu mà đề tài đã lựa chọn,
và được phát cho những mẫu nghiên cứu đã được chọn. Đây là phiếu điều tra danh cho
thanh niên công nhân tại khu công nghiệp Đất Cuốc.
Chọn mẫu nghiên cứu định lượng: mẫu nghiên cứu định lượng được chọn theo phương
pháp chọn mẫu cụm phân tầng. Đơn vị mẫu được chọn là các cá nhân, đó là những thanh
niên công nhân làm việc tại khu công nghiệp Đất Cuốc và sống tại nhà trọ.
Về xác định cỡ mẫu, nhóm nghiên cứu sử dụng công thức
n=

(độ tin cậy là 94%, e = 0.06)

n=
Tỉ lệ nam nữ lần lượt là 39% và 61%. Tỉ lệ này là tỉ lệ thực tế tại khu công nghiệp được báo
cáo năm 2015 tại xã Đất Cuốc.


11


Mẫu
nghiên
cứu

Nhà trọ
1
40
phòng

14 mẫu

Nhà trọ
2

Nhà trọ
3

Nhà trọ
4

48
phòng

80
phòng


300
phòng

16 mẫu

27 mẫu

102
mẫu

Nhà trọ
5
30
phòng

10 mẫu

Nhà trọ
6

Nhà trọ
7

Nhà trọ
8

100
phòng

44

phòng

80
phòng

28 mẫu

15 mẫu

28 mẫu

Đối tượng là thanh niên cơng nhân có độ tuổi từ 16-30.
Thực hiện bình chọn mẫu bằng cách khảo sát các nhà trọ sau đó sử dụng cách lấy mẫu
cụm phân tầng để phân chia mẫu cần lấy cho từng địa điểm và mỗi địa điểm sử dụng
cách lây mẫu thuận tiện để hỏi cho phù hợp với điều kiện của người nghiên cứu.
Kết quả khảo sát sẽ được phân tích đơn biến (Univariate analyisis) được tiến
hành để mô tả về tần xuất, tỷ lệ phần trăm các đặc điểm đối tượng nghiên cứu, kiểm tra
các thơng tin thiếu hoặc khơng thích hợp, xem xét sự phân chia bình thường hay khơng
bình thường để sử dụng các kiểm định thống kê thích hợp.
Các biến được xử lý với phần mềm SPSS 20.0, cho các ước lượng các giá trị
trung bình gần với giá trị thực có giá trị P>0,05. Sử dụng phân tích đa biến để tìm hiểu
mối liên quan giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc với việc QHTD trước hôn
nhân.

12


13



Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.

Một số khái niệm liên quan
1. Nhận thức
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh

biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động,
sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh
thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến
gần khách thể.
Từ điển thuật ngữ Tâm lý học, nhâ ̣n thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bô ̣
não người. Đó là sự phản ánh năng đô ̣ng, sáng tạo dựa trên hoạt đô ̣ng tích cực của chủ thể
trong quan hê ̣ với khách thể. Nhân thức là hiểu được một điều gì đó, tiếp thu được những kiến
thức về điều nào đó, hiểu biết những quy luật về những hiện tượng, q trình nào đó.
Theo Từ điển Xã hội học, thì nhận thức là quá trình của sự biết (suy nghĩ), đôi khi dùng
để phân biệt với cảm nhận (cảm xúc) và ý chí (ý muốn) trong một cặp ba các quá trình tinh
thần của con người. Tâm lý học nhận thức, tập trung vào việc sử dụng và xử lý thơng tin
(thường sử dụng các mơ hình máy tính), hiện tiếp cận chiếm ưu thế trong tâm lý học hàn lâm,
và nó đã thay thế cho những tiếp cận hành vi trước đây.
Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy,
nhận biết và hiểu biết về thế giới khách quan, quá trình ấy đi từ cảm giác đến tri thức, từ tri
thức đến tri thức.
Nhận thức là những kinh nghiệm từng trải trong cuộc sống hoặc thông qua quá trình
học tập về một lĩnh vực nhất định sẽ đi vào tiềm thức và cùng với những kiến thức nhất định
của riêng mình các cá nhân sẽ nhận thức vấn đề một cách cụ thể và chính xác.
Chúng tơi sẽ dùng khái niệm nhận thức theo Từ điển xã hội học.
2. Thái độ
“Thái độ của một cá nhân đối với một đối tượng là một trong những nhân tố chính gắn

cá nhân và quyết định ứng xử của cá nhân đối với đối tượng”

14


Thái độ là những biểu hiện cơ bản trong các quan hệ ứng xử của con người. Những
biểu hiện đó bao gồm sự lý giải những dấu hiệu của quá trình biến đổi các giá trị, chuẩn mực.
3. Thanh niên
Theo từ điển xã hội học oxford,2012 thì thành niên (youth) là thuật ngữ được đề cập trong
xã hội học như là một điển hình về vị thế quy gán, hay một cái nhãn được đặt ra về mặt xã hội,
chứ không chỉ đơn giản là điều kiện sinh học của tuổi trẻ. Thuật ngữ này được sử dụng theo ba
cách: một cách rất chung thì nó bao hàm tồn bộ các giai đoạn trong vòng đời, từ lúc còn thơ
ấu đến khi bắt đầu thành người trưởng thành; một cách hay dùng thay cho thuật ngữ thanh niên
vốn chưa hợp lý lắm, để chỉ lý thuyết và nghiên cứu về thanh niên (tuổi từ 13 đến 19-ND), và
quá trình chuyển thành người lớn; và cách sử dụng hiện nay ít phổ biến hơn để chỉ một tập hợp
những vấn đề giả định về tình cảm và xã hội gắn với việc lớn lên trong xã hội công nghiệp đô
thị.
Theo Luật Thanh niên năm 2005 quy định tại điều 1: Thanh niên là cơng dân Việt Nam từ
16-30 tuổi.
Từ góc độ Tâm lý học, thanh niên là độ tuổi ở giữa lứa tuổi trẻ em và tuổi trưởng thành. Ở
giai đoạn này, sự phát triển về thể chất đạt đỉnh cao, tuy nhiên, các yếu tố tâm lý mới được hình
thành và ổn định một cách tương đối. Thanh niên có sự khác biệt lớn về nhiều mặt(tuổi, nới
sinh sống, nghề nghiệp…), do đó, các đặc điểm tâm lý của thanh niên rất phong phú, đa dạng.
Tuy nhiên, chúng có một tính chất chung, đó là tính trẻ. Tính trẻ được thể hiện ở tính năng
động, nhiệt huyết, chấp nhận mạo hiểm, giàu ước mơ và hồi bão lớn, thích cái mới, thích giao
lưu, học hỏi và mong muốn có đóng góp cho xã hội để khẳng định bản thân.
Theo chúng tôi, sẽ sử dụng khái niệm thanh niên là thuật ngữ trong từ điển xã hội học và
khái niệm theo luật thanh niên năm 2005.
4. Công nhân
Công nhân là người lao động phổ thông, theo nghĩa rộng là người kiếm sống bằng cách

làm việc thể xác (lao động chân tay), bằng cách của mình - cung cấp lao động để lãnh tiền công
(tiền lương) của chủ nhân (người sử dụng lao động), để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người chủ
và thường được thuê với hợp đồng làm việc (giao kèo) để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được
đóng gói vào một công việc hay chức năng.(wikipedia)

15


5. Tình dục
Tình dục là nhu cầu tự nhiên của con người. Đó là sự thể hiện tình u và cảm xúc cơ thể.
Hành vi tình dục là những việc làm, hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lý của mỗi con
người và QHTD là việc thực hiện hành vi tình dục, với sự tham gia ít nhất của hai người. Hầu
hết việc QHTD dù diễn ra giữa những người khác giới hay cùng giới, đều bao gồm những hành
động như vuốt ve mơn trớn, kích thích và cảm xúc. Như đã nói ở trên, tình dục có thể là biểu
hiện của cảm xúc và cũng có thể là những hoạt động sinh lý.
6. Quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục, cịn gọi là giao hợp hay giao cấu, thường chỉ hành vi đưa bộ phận sinh
dục nam/đực vào trong bộ phận sinh dục nữ/cái. Quan hệ tình dục cũng có thể là giữa những
thực thể khác hoặc cùng giới tính hoặclưỡng tính. Những năm gần đây, việc thực hiện với
những bộ phận không phải là bộ phận sinh dục (quan hệ đường miệng, đường hậu mơn, hoặc
dùng ngón tay) cũng được bao gồm trong định nghĩa này.
Có hành vi tình dục thâm nhập và hành vi tình dục khơng thâm nhập. Tình dục đường âm
đạo, đường miệng, đường hậu mơn được coi là tình dục thâm nhập. Những hành vì tình dục
khác và thủ dâm lẫn nhau được coi là tình dục khơng thâm nhập.
Tình dục an tồn (safe sex) là hành vi tình dục được thực hiện bởi những người có những
biện pháp tránh bệnh lây truyền đường tình dục như AIDS. Hành vi này cũng được gọi là tình
dục an tồn hơn (safer sex) hoặc tình dục có bảo vệ trong khi tình dục khơng an tồn hoặc tình
dục khơng bảo vệ là hành vi tình dục mà khơng có biện pháp đề phịng lây nhiễm. Nhiều nguồn
ưa dùng thuật ngữ tình dục an tồn hơn vì nó thể hiện chính xác hơn vì những hành vi này chỉ
làm giảm chứ khơng loại bỏ hồn tồn nguy cơ lây nhiễm. Những năm gần đây, thuật ngữ lây

nhiễm đường tình dục (sexually transmitted infections) (STIs) được dùng hơn là bệnh lây
truyền đường tình dục (sexually transmitted diseases) (STDs) vì nó có một nghĩa rộng hơn: một
người có thể bị lây nhiễm và có khả năng lây cho người khác mà khơng lộ ra một dấu hiệu
bệnh nào.
7.Quan hệ tình dục trước hơn nhân
Quan hệ tình dục trước hơn nhân là có QHTD trước hơn nhân với vợ/chồng sắp cưới, bạn
tình/người yêu hay người hành nghề mại dâm. (wikipedia)

16


2.

Lý thuyết áp dụng
Đề tài chúng tôi sử dụng lý thuyết nhận thức để áp dụng cho đề tài nghiên cứu và giải

thích cho đề tài nghiên cứu giúp cho việc làm rõ hơn về cho đề tài.
Lý thuyết nhận thức được Albert Ellis- nhà tâm lý học người Mỹ-xây dựng và cơng bố
năm 1955. Nối tiếp ơng, cịn có các nhà nghiên cứu về nhân thức như William Glasse,
M.Maultsbt, A.Lazarus, D.Tosi đã mở rộng và phát triển thêm lý luận của Albert Ellis.
Theo Albert Ellis, con người có nhận thức đối với sự việc xảy ra. Nhận thức này bao gồm
cách suy nghĩ, cách nắm bắt, cách lý giải, hình tượng…và nhân thức có ảnh hưởng lơn đến cảm
xúc và hành vi của con người. Chính vì vậy, nếu nhân thức của con người không xác đáng con
người sẽ có cái nhìn về sự vật khơng đúng và điều này làm cho con người có cảm xúc và hành
vi mang tính tiêu cực.
Nhận thức và cảm xúc
 Nhận thức có ảnh hưởng đến cảm xúc
 Nhận thức khơng xác đáng sẽ đưa đến cảm xúc không phù hợp
 Cách suy nghĩ bao quát hơn về sự việc
Nhận thức có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến thái độ hành vi của mỗi cá

nhân. Vì mỗi mỗi cá nhân là một cá thể độc lập và khác biệt nên có những nhận thức khác
nhau. Chúng tơi sử dụng thuyết nhận thức để giúp lý giải và tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề
của thanh niên trong nhận thức và thái độ của thanh niên công nhân về QHTD trước hôn nhân.
Để biết được mức độ nhận thức thực sự của thanh niên nhằm biết được nó ảnh hưởng đến thái
độ như thế nào và ngược lại.
3.

Giả thuyết nghiên cứu và mơ hình phân tích
1.

-

Giả thuyết nghiên cứu

Thanh niên công nhân trong khu công nghiệp Đất Cuốc hiện nay chưa có nhận thức đầy

đủ về quan hệ tình dục trước hơn nhân .
- Nam thanh niên cơng nhân có thái độ cởi mở, phóng khống, chấp nhận việc QHTD trước
hôn nhân hơn nữ thanh niên công nhân.
- Những người đã từng QHTD thì dễ dàng chấp nhận việc QHTD trước hôn nhân

17


×