Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 104 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TRƯƠNG MẠNH LONG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
ðẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÂM

HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

1


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan luận văn này do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện,
các kết quả nêu trong luận văn là trung thực không sao chép của bất kỳ ai

Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2012
Tác giả


Trương Mạnh Long

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài của luận văn gặp rất nhiều khó
khăn, tơi ñã nhận ñược sự hỗ trợ, giúp ñỡ tận tình của các thầy, các cơ, các đơn vị,
gia đình, người thân và anh em bạn bè để tơi hồn thành bài luận văn này.
Lời đầu tiên, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cơ
giáo PGS.TS Nguyễn Thị Tâm, khoa kế tốn - quản trị kinh doanh, bộ mơn kế
tóan quản trị và kiểm tốn, Trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo cho tơi những ý kiến q báu, giúp tơi vượt qua những khó
khăn trong q trình nghiên cứu để tơi hồn chỉnh bản luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Ban lãnh đạo cùng tồn thể cán bộ, viên chức, người lao ñộng ngân
hàng BIDV tỉnh Hải Dương ñã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình
hoạt động và nghiên cứu.
- Ban lãnh đạo, cán bộ cơng chức, viên chức Cục thống kê tỉnh Hải
Dương, chi cục thống kê thành phố Hải Dương, ngân hàng Nhà Nước tỉnh Hải
Dương ñã tạo ñiều kiện về số liệu niên gián thống kê cho tơi trong suốt q
trình nghiên cứu của đề tài.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè đã ln ñộng viên và tạo ñiều kiện về vật chất lẫn tinh thần để tơi
hồn thành bản luận văn này./.
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2012

Tác giả

Trương Mạnh Long

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan...............................................................................................................i
Lời cảm ơn..................................................................................................................ii
Mục lục......................................................................................................................iii
Danh mục bảng...........................................................................................................v
Danh mục sơ ñồ và ñồ thị..........................................................................................vi
Danh mục viết tắt......................................................................................................vii
PHẦN I: MỞ ðẦU................................................................................................ 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu chung........................................................................................... 2

1.2.2


Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 2

1.3

ðối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3

1.4

Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3

1.4.1

Phạm vi nội dung........................................................................................ 3

1.4.2

Phạm vi thời gian........................................................................................ 3

1.4.3

Phạm vi không gian .................................................................................... 3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG....................................................................... 4
2.1

Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng ngân hàng ......................................... 4

2.1.1


Một số khái niệm........................................................................................ 4

2.1.2

Vai trị của tín dụng trong nền kinh tế thị trường ........................................ 6

2.1.3

Các hình thức tín dụng ngân hàng............................................................... 8

2.1.4

Chất lượng tín dụng ngân hàng ................................................................. 10

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng ñến việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân
hàng.......................................................................................................... 14

2.1.6

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.......................... 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 24

2.2.1


Tình hình về quản trị chất lượng tín dụng tại một số nước ........................ 24

2.2.2

Tình hình quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng tại Việt Nam.............. 26

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

iii


2.2.3

Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu cơ sở thực tiễn ................................. 27

PHẦN III ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 31
3.1

ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu.................................................................... 31

3.1.1

ðặc ñiểm ñịa bàn tỉnh Hải Dương............................................................. 31

3.1.2

ðặc ñiểm NH ðầu tư và phát triển chi nhánh Hải Dương ........................ 33

3.2


Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 37

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................... 37

3.2.2

Phương pháp ñiều tra................................................................................ 37

3.2.3

Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 39

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 40
4.1.

Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng ðầu tư và phát triển chi
nhánh Hải Dương (BIDV HD).................................................................. 40

4.1.1.

Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng ............................................ 40

4.1.2

Thực trạng chất lượng tín dụng của BIDV Hải Dương.............................. 50

4.1.3


Các nhân tố ảnh hưởng ñến nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại
BIDV chi nhánh Hải Dương ..................................................................... 64

4.1.4

ðánh giá chung về chất lượng tín dụng tại NH ðầu tư chi nhánh HD ....... 71

4.2

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV chi nhánh Hải
Dương ...................................................................................................... 73

4.2.1

Quan ñiểm và mục tiêu hoạt ñộng của BIDV chi nhánh Hải Dương ......... 73

4.2.2

Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH ðầu tư chi
nhánh Hải Dương ..................................................................................... 74

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 86
5.1

Kết luận.................................................................................................... 86

5.2

Kiến nghị.................................................................................................. 87


TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 93

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình phát triển KT - XH tỉnh Hải Dương ....................................... 31
Bảng 3.2 Mẫu ñiều tra......................................................................................... 38
Bảng 4.1A Nguồn vốn huy ñộng của BIDV chi nhánh Hải Dương........................ 41
Bảng 4.1B Sự biến ñộng của việc huy ñộng vốn qua các năm ................................ 42
Bảng 4.2. Tình hình biến ñộng dư nợ cho vay của NH BIDV chi nhánh Hải
Dương................................................................................................. 45
Bảng 4.3 Hệ số thu nợ............................................................................................ 49
Bảng 4.4: Dư nợ cho vay trên vốn huy ñộng .......................................................... 50
Bảng 4.5: Hệ số thu nợ........................................................................................... 51
Bảng 4.6 Tình hình nợ quá hạn của BIDV chi nhánh Hải Dương .......................... 51
Bảng 4.7 Tình hình dư nợ quá hạn ......................................................................... 52
Bảng 4.8 Tình hình trích lập dự phịng rủi ro giai đoạn 2009 – 2011 ..................... 53
Bảng 4.9 Kết quả kinh doanh qua các năm của BIDV HD ..................................... 55
Bảng 4.10 Hiệu quả kinh doanh của chi nhánh....................................................... 56
Bảng 4.11 Kết quả trả lời phỏng vấn về mức lãi suất cho vay năm 2011 ................ 57
Bảng 4.12 Kết quả phỏng vấn sự ñánh giá về thời gian giải quyết cho vay 2011 .... 59
Bảng 4.13 Kết quả phỏng vấn về thời gian xem xét hồ sơ giải quyết cho vay
2011 .................................................................................................... 60
Bảng 4.14 Kết quả ñánh giá của KH về một số nội dung hoạt ñộng cho vay
của BIDV chi nhánh Hải Dương ......................................................... 62
Bảng 4.15a Kết quả sản xuất và thu nhập bình qn của khách hàng vay vốn
đối tượng là doanh nghiệp ................................................................... 63

Bảng 4.15b Kết quả sản xuất và thu nhập bình qn của khách hàng vay vốn
đối tượng là hộ cá thể .......................................................................... 63
Bảng 4.16 Tăng trưởng dư nợ cho vay của BIDV CN Hải Dương.......................... 67

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

v


DANH MỤC SƠ ðỒ VÀ ðỒ THỊ
Sơ ñồ 3.1 Sơ ñồ tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh NH ðT .......................... 35
ðồ thị 4.1 Sự thay ñổi vốn huy ñộng theo kỳ hạn................................................ 44
ðồ thị 4.2 Sự thay ñổi vốn huy ñộng theo nguồn huy ñộng ................................. 44
ðồ thị 4.3 Dư nợ của chi nhánh phân theo thời hạn............................................... 46
ðồ thị 4.4 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay qua các năm……………………..47
ðồ thị 4.5 Dư nợ theo thành phần kinh tế............................................................. 48
ðồ thị 4.6 Dư nợ theo ngành kinh tế ..................................................................... 49
ðồ thị 4.7 Mức lợi nhuận qua các năm của BIDV chi nhánh Hải Dương............. 56
ðồ thị 4.8 ðánh giá về mức lãi suất của nhóm KH được phỏng vấn..................... 59
ðồ thị 4.9 Hiệu quả từ vốn vay của các nhóm KH phân theo mức ñộ.................... 64
ðồ thị 4.10 Thay ñổi tỷ trọng dư nợ cho vay của các ñối tượng khách hàng.......... 67

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

vi


DANH MỤC VIẾT TẮT
NH


: Ngân hàng

TM

: Thương mại

CP

: Cổ phần

CN

: Chi nhánh

BIDV

: Ngân hàng ñầu tư và phát triển

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TW

: Trung Ương


CIC

: Trung tâm thơng tin tín dụng

CB

: Cán bộ

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

vii


PHẦN I: MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, với trình độ phát triển cao của nền kinh tế - xã hội, thị
trường ngày càng mở rộng và phát triển theo mối quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế.
ðối với Việt Nam thị trường vốn chưa phải là kênh phân bổ vốn một cách có hiệu quả
của nền kinh tế do đó vốn ñầu tư cho hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của nền kinh tế
vẫn phải dựa vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng. Q trình đổi mới kinh
tế ở Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí vai trò của các ngân hàng thương mại với
những nghiệp vụ khơng ngừng được cải thiện và mở rộng cho phù hợp nhằm ñáp ứng
nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư. Ngân hàng
là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận ñộng nhịp nhàng của nền
kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị
trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo cơng ăn việc làm cho người lao ñộng,
giúp ñỡ các nhà ñầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh
toán và hỗ trợ thanh toán. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, các NHTM
đã gặp khơng ít khó khăn do sự tác động từ nhiều phía như: mơi trường kinh tế vĩ mơ,
tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ... Trong đó sự cạnh tranh giữa các

ngân hàng trong huy ñộng vốn diễn ra khá gay gắt. Trước áp lực phải huy ñộng ñủ vốn
cho kinh doanh nhiều ngân hàng (chủ yếu là ngân hàng cổ phần) ñua tranh tăng lãi suất
huy động vốn, đồng thời áp dụng nhiều hình thức khuyến mại, tặng quà, … ñể thu hút
khách hàng.
ðối với hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan
trọng, quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, quyết ñịnh mọi hoạt ñộng kinh tế trong
nền kinh tế quốc dân và nó cịn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết ñịnh sự tồn tại, phát
triển của ngân hàng. Hiện nay hoạt động tín dụng ở NHTM rất ña dạng phong phú giúp
cho các ngân hàng càng ngày càng thu ñược nhiều lợi nhuận hơn. Thu nhập hoạt động
tín dụng trong ngân hàng thường chiếm từ 60 – 80%. Tuy vậy không phải Ngân hàng
nào cũng có một chiến lược quản lý hoạt động tín dụng hiệu quả, vừa phù hợp với quy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

1


mơ của mình vừa hạn chế được thấp nhất những rủi ro tiềm tàng từ hoạt ñộng này.
Nghiên cứu về những thách thức ñối với ngành ngân hàng Việt Nam trong thềm
hội nhập, các chuyên gia ñã kết luận " Một trong những thách thức ñối với ngành ngân
hàng là sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng tín dụng là vấn đề sống cịn đối với hoạt
động ngân hàng hiện nay và trong tương lai, là ñiểm nhấn quan trọng ñể các ngân hàng
tập trung các nguồn lực, tạo ra mối quan hệ bền vững, thu hút ñược khách hàng tiềm
năng, ñảm bảo cho ngân hàng phát triển ổn ñịnh.
Hải Dương là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có
hệ thống cơ sở hạ tầng khá hồn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của
tỉnh phát triển. ðến nay Hải Dương đã quy hoạch 10 khu cơng nghiệp với tổng diện
tích 2.719 ha. Với chính sách thơng thống, ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngồi nước,
với lợi thế vị trí thuận lợi, Hải Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào khu cơng nghiệp.
Trong đó, Ngân hàng ðầu tư và Phát triển chi nhánh Hải Dương (BIDV CN Hải

Dương) ñã là người bạn ñồng hành tích cực trong vai trị là kênh chuyển tải vốn chủ
yếu đến doanh nghiệp, góp phần giải quyết nguồn vốn cho các thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, hiện nay do tình hình kinh tế thế giới biến động, gặp nhiều khó khăn,
nhiều DN thua lỗ, dẫn đến mất khả năng thanh toán, dễ gây thất thoát cho ngân hàng.
BIDV CN Hải Dương cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Cần phải củng cố và nâng
cao chất lượng tín dụng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng tơi chọn
nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng ñầu tư và phát triển
chi nhánh Hải Dương”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
ðánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng ðầu tư và phát triển
chi nhánh Hải Dương, trên cơ sở đó ñề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
tín dụng tại Ngân hàng ðầu tư và phát triển chi nhánh Hải Dương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng, tín dụng,
chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

2


- ðánh giá thực trạng chất lượng tín dụng, xác ñịnh những nguyên nhân chủ
yếu ảnh hưởng ñến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh
Hải Dương.
- ðề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hải Dương.
1.3 ðối tượng nghiên cứu
- Chất lượng tín dụng của ngân hàng Ngân hàng ðầu tư và Phát triển chi
nhánh Hải Dương.

- ðối tượng khảo sát là khách hàng vay nợ tại ngân hàng Ngân hàng ðầu tư
và phát triển chi nhánh Hải Dương.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi nội dung
ðề tài tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng, những thành tựu ñạt ñược
trong việc cung ứng tín dụng cho phát triển kinh tế, xã hội và đời sống; phân tích
các yếu tố ảnh hưởng và ñề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của
Ngân hàng ðầu tư và Phát triển chi nhánh Hải Dương.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Sử dụng các thông tin, số liệu trong các năm từ 2009 - 2011 và ñiều tra,
phỏng vấn trực tiếp trong năm 2012.
1.4.3 Phạm vi không gian
Ngân hàng ðầu tư và Phát triển chi nhánh Hải Dương.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
2.1 Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng ngân hàng
2.1.1 Một số khái niệm
a) Khái niệm về ngân hàng:
Theo Luật các tổ chức tín dụng được nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quy định thơng qua ngày 12/12/1997 thì “Tổ chức tín dụng là một tổ chức hoạt
ñộng kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ cho ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi ñể
cho vay cung ứng các dịch vụ thanh toán trả hộ ...” mà ngân hàng là một loại hình tổ
chức tín dụng thực hiện tồn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh

khác có liên quan. Như vậy, có thể nói rằng, ngân hàng chính là loại hình tổ chức tín
dụng thực hiện các hoạt ñộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung
nhận tiền gửi, cho vay, thực hiện các dịch vụ chi trả hộ, cung ứng các phương tiện
thanh tốn cùng các hoạt động kinh doanh khác. Mục tiêu hoạt ñộng kinh doanh của
ngân hàng là lợi nhuận với các ñối tượng kinh doanh là tiền tệ [10.2].
Theo Nghị ñịnh của Chính phủ số 49/20001Nð-CP ngày 12/9/2000: “Ngân
hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện tồn bộ hoạt ñộng ngân hàng và các
hoạt ñộng kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện
các mục tiêu kinh tế của nhà nước" [10.5]
b) Khái niệm về tín dụng và tín dụng ngân hàng
Theo quan niệm cổ điển, tín dụng được coi là một quan hệ vay mượn lẫn
nhau giữa những người cho vay và đi vay với điều kiện có hồn trả cả vốn lẫn lãi
sau một thời gian nhất định. Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh
tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức thường xuyên
sử dụng (chuyển nhượng) một khối lượng giá trị hoặc hiện vật cho một cá nhân hay
tổ chức khác với những ràng buộc nhất ñịnh về: thời gian hoàn trả (gốc và lãi), lãi
suất, cách thức vay mượn, cách thức vay và thu hồi …
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

4


ðối tượng của sự chuyển nhượng bao gồm:
-

Hình thái hiện vật – hàng hóa, đó chính là việc kéo dài thời hạn thanh

tốn trong quan hệ mua bán.
-


Hình thức giá trị: thực chất là việc ứng trước hay ñầu tư trực tiếp bằng

tiền ( cho vay bằng tiền).
Những ñiều kiện mà hai bên thường thỏa thuận là:
- Khối lượng hàng hóa hay tiền tệ được chuyển nhượng.
- Thời hạn sử dụng của vốn vay.
- Thu nhập mà người cho vay ñược hưởng.
- Những ñiều kiện ràng buộc nghĩa vụ hoàn trả của người ñi vay..
Những ñiều kiện này mà một trong hai bên khơng chấp nhận thì khơng thể
hình thành quan hệ tín dụng. Như vậy tín dụng thể hiện các ñặc trưng cơ bản:
- Sự chuyển nhượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng.
-

Sau một thời gian thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban

ñầu: thu hồi ñúng thời hạn cả gốc và lãi.
-

Việc chuyển nhượng ñược thực hiện trên cơ sở sự tin tưởng của người

chuyển nhượng với người sử dụng.
-

Ngồi ra, trong quan hệ tín dụng cịn có những ñặc trưng khác cần ñề cập

như khả năng rủi ro, tính bảo đảm, quy luật cung cầu, cạnh tranh, giá trị và quy luật
lưu thông tiền tệ…
Trong lịch sử, quan hệ tín dụng có một q trình hình thành và phát triển lâu
dài. Trong chế độ cơng xã ngun thủy lực lượng sản xuất còn thấp kém nên xã hội
chưa có sản phẩm dư thừa để dự trữ, chưa có cơ sở ñể nảy sinh mầm mống của chế

ñộ tư hữu. Trong xã hội này chưa có quan hệ trao ñổi, mua bán và vay mượn. Cùng
với sự phát triển của xã hội loài người lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, phân
cơng lao động được hình thành. Lúc này, con người sản xuất sản phẩm khơng chỉ
đủ để tiêu dùng mà cịn có một phần tích lũy để dự trữ. Trong xã hội bắt ñầu xuất
hiện mầm mống của chế ñộ tư hữu về tư liệu lao ñộng và của cải làm ra. Xã hội có
sự phân chia giàu nghèo và các giai cấp hình thành. Chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất cùng với sự phân cơng lao động xã hội là cơ sở cho sản xuất hàng hóa ra đời.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

5


Và những quan hệ vay mượn đầu tiên chính là nguồn gốc sâu xa của các quan hệ tín
dụng. Như vậy có thể khẳng định tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra ñời, tồn tại và
phát triển cùng với sự ra ñời tồn tại và phát triển của nền sản xuất và lưu thơng hàng
hóa. Tín dụng ra ñời là một yếu tố khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội.
Tín dụng của các Ngân hàng thương mại là quan hệ bằng tiền tệ giữa một
bên là ngân hàng, một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên
là các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng đóng vai trị vừa là người
đi vay vừa là người cho vay.[1]
Với tư cách là người ñi vay, ngân hàng huy ñộng mọi nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi trong xã hội bằng các hình thức như nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ñể huy ñộng trong xã
hội. Với tư cách là người cho vay, ngân hàng ñáp ứng nhu cầu vốn cho các ñơn vị,
tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần được bổ sung trong hoạt ñộng sản
xuất kinh doanh và tiêu dùng.
Trong luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng: “Ngân hàng thương mại là tổ
chức kinh doanh tiên tệ mà hoạt ñộng chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của
khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện
nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán” [10.2]. Trên thực tế, các ngân

hàng thương mại nước ta ngoài việc thực hiện các hoạt động ghi trong luật trên thì
cịn thực hiện các hoạt ñộng khác phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội
thực hiện theo ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa. ðó là cho vay để phát triển một số
thành phần kinh tế, cho vay ưu ñãi với một số dự án, một số ñối tượng …
2.1.2 Vai trị của tín dụng trong nền kinh tế thị trường
2.1.2.1 ðáp ứng nhu cầu vốn để duy trì q trình sản xuất liên tục đồng thời góp
phần đầu tư phát triển kinh tế
Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, việc phân
phối vốn tín dụng đã góp phần điều hịa vốn trong tồn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện
cho q trình sản xuất được liên tục.
Ngồi ra tín dụng cịn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động lực kích thích
tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho ñầu tư phát triển. Trong nền
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

6


sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và vốn cố
định cho doanh nghiệp, vì vậy tín dụng giúp hàng hóa đi vào sản xuất, thúc ñẩy ứng dụng
khoa học và kỹ thuật tiến bộ vào trong quá trình sản xuất.
Riêng trong ñiều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế cịn nhiều mặt mất cân đối,
lạm phát và thất nghiệp vẫn ln là khả năng tiềm ẩn. Thơng qua đầu tư tín dụng góp phần
sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Mặt khác thơng qua hoạt
động tín dụng mà sử dụng nguồn lao ñộng và nguyên liệu hợp lý thúc ñẩy q trình tăng
trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn ñề xã hội.
2.1.2.2 Giúp thúc ñẩy nền kinh tế phát triển
Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn
rỗi, mà vốn này nằm phân tán khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp, các cơ
quan Nhà nước và cá nhân, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc
đẩy nền kinh tế phát triển.

2.1.2.3 Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn
Trong nền kinh tế thường tồn tại các ngành có trạng thái phát triển ñối lập
nhau, một số ngành do có ñiều kiện thuận lợi và có lịch sử lâu dài có thể phát triển
tốt với nhiều thế mạnh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngược lại một số ngành
do nhiều nguyên nhân khác nhau nên còn kém phát triển. Trong chiến lược phát
triển kinh tế lâu dài của quốc gia ñã thực hiện phân loại những ngành kinh tế mũi
nhọn và những ngành kinh tế kém phát triển để có kế hoạch ñầu tư nhằm cân ñối lại
cơ cấu kinh tế cơng- nơng nghiệp- dịch vụ. Muốn thực hiện được điều đó cần phải
có vốn. Tín dụng ngân hàng góp phần ñáp ứng ñiều ñó.
2.1.2.4 Góp phần tác ñộng ñến việc tăng cường chế độ hạch tốn kinh tế của các doanh
nghiệp
ðặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hồn trả và có lợi tức.
Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn và sử dụng có hiệu quả.
Khi sử dụng vốn vay ngân hàng doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín
dụng, tức phải là hồn trả nợ vay đúng hạn và tơn trọng các điều kiện khác đã ghi
trong hợp đồng tín dụng, bằng các tác động như vậy địi hỏi doanh nghiệp phải quan

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

7


tâm ñến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vịng quay
của vốn tạo ñiều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp.
2.1.2.5 Tạo ñiều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài
Trong diều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một quốc gia gắn liền với thị
trường thế giới, kinh tế “ đóng” đã nhường bước cho kinh tế “mở”, tín dụng ngân hàng đã
trở thành một trong những phương tiện nối liền nền kinh tế các nước với nhau.
ðối với các nước ñang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng đóng
vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, đồng thời nhờ nguồn tín

dụng bên ngồi để cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế.
2.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng
Hoạt động tín dụng có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí, trong đó có
một số tiêu chí chủ yếu sau:
* Phân loại tín dụng dựa theo tiêu chí thời gian:
- Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường ñược
sử dụng ñể cho vay bổ sung thiếu hụt vốn lưu ñộng tạm thời của các doanh nghiệp
và cho vay nhu cầu sinh hoạt của cá nhân [6].
- Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm ñến 5 năm tài
trợ cho các tài sản cố ñịnh như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật ni, trang
thiết bị chóng hao mịn [6].
- Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, tài trợ cho cơng
trình xây dựng như nhà, cầu, sân bay, đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn,
thường có thời gian sử dụng lâu [6].
* Phân loại tín dụng theo mục đích sử dụng vốn:
- Tín dụng cơng nghiệp và thương mại là loại tín dụng dành cho các doanh nghiệp
và các chủ thể kinh doanh ñể tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thơng hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dùng là hình thức tín dụng dành cho cá nhân ñể ñáp ứng nhu
cầu tiêu dùng, mua sắm nhà cửa, xe cộ… Tín dụng tiêu dùng được thể hiện bằng
hình thức tiền hoặc bán chịu hàng hóa, việc cấp tín dụng bằng tiền thường do các
ngân hàng, quỹ tiết kiệm, hợp tác xã tín dụng và các tổ chức tín dụng khác cung

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

8


cấp. Bên cạnh hình thức tín dụng bằng tiền cịn có hình thức tín dụng được biểu
hiện dưới hình thức bán hàng trả góp do các cơng ty, cửa hàng thực hiện [6].
* Phân loại tín dụng dựa trên hình thức tài trợ:

- Cho vay là việc ngân hàng ñưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng
phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác ñịnh. ðây là tài sản lớn nhất
trong khoản mục tín dụng.
- Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng
tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ ñi phần thu nhập của ngân hàng ñể sở
hữu một thương phiếu chưa ñến hạn ( hoặc một giấy nợ).
- Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền ra mua tài sản ñể cho khách hàng thuê
theo những thỏa thuận nhất ñịnh. Sau thời gian nhất ñịnh khách hàng phải trả cả gốc
và lãi cho ngân hàng.
- Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ
khách hàng của mình.
* Phân loại tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo:
- Tín dụng khơng cần tài sản đảm bảo là hình thức cấp tín dụng khơng dựa
trên cam kết u cầu ngân hàng và khách hàng phải kí hợp đồng bảo đảm.
- Tín dụng có tài sản đảm bảo là hình thức cấp tín dụng dựa trên cam kết đảm
bảo u cầu ngân hàng và khách hàng phải kí hợp đồng bảo ñảm.
* Phân loại tín dụng dựa trên rủi ro:
- Tín dụng lành mạnh là các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.
- Tín dụng có vấn đề là các khoản tín dụng có dấu hiệu khơng lành mạnh như
khách hàng chậm tiêu thụ, tiến ñộ thực hiện kế hoạch bị chậm…
- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi là các khoản nợ ñã quá hạn với thời gian
ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn..
- Nợ khó ñòi là nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài sản thế chấp
quá nhỏ hoặc bị giảm giá…
* Phân loại tín dụng theo chủ thể của tín dụng:
- Tín dụng Nhà nước
- Tín dụng thương mại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

9



- Tín dụng ngân hàng
* Phân loại tín dụng theo loại hình tiền tệ:
- Tín dụng bằng nội tệ
- Tín dụng bằng ngoại tệ
- Tín dụng bằng vàng
2.1.4 Chất lượng tín dụng ngân hàng
a) Khái niệm chất lượng tín dụng: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là một
phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và
xã hội. Do tính phức tạp của nó nên hiện nay có rất nhiều các quan niệm khác nhau
về chất lượng sản phẩm. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học và nhằm giải
quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất ñịnh trong thực tế. ðứng trên các góc độ khác
nhau và tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp có thể
đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng,
từ sản phẩm hay từ địi hỏi của thị trường.
Quan điểm siêu việt cho rằng chất lượng là sự tuyệt vời và hồn hảo nhất của
sản phẩm. Khi nói đến sản phẩm có chất lượng, ví dụ nói về ty vi người ta nghĩ
ngay tới những sản phẩm nổi tiếng của các hãng như SONY, JVC, SAMSUNG ...
Quan ñiểm xuất phát từ sản phẩm cho rằng chất lượng sản phẩm ñược phản
ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Chẳng hạn: Chất lượng sản phẩm
là tập hợp của những tính chất của sản phẩm chế định tính thích hợp của sản phẩm
ñể thoả mãn những nhu cầu xác ñịnh phù hợp với cơng dụng của nó, hoặc: Chất
lượng là một hệ thống ñặc trưng nội tại của sản phẩm được xác định bằng những
thơng số có thể đo được hoặc so sánh được, những thơng số này lấy ngay trong sản
phẩm đó hoặc giá trị sử dụng của nó [4]. Quan niệm này ñã ñồng nghĩa chất lượng
sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm
có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng khơng được người tiêu dùng đánh giá cao.
Theo quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và phù
hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách ñã

ñược xác ñịnh trước [4].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

10


Trong nền kinh tế thị trường, người ta ñưa ra rất nhiều quan niệm khác nhau
về chất lượng sản phẩm. Những khái niệm chất lượng này xuất phát và gắn bó chặt
chẽ với các yếu tố cơ bản của thị trường như nhu cầu, cạnh tranh, giá cả, ... Theo
Hiệp hội tiêu chuẩn Pháp thì chất lượng là năng lực của một sản phẩm hoặc một
dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng [15.2003]. Còn theo
Philip Crosby - một chuyên gia hàng ñầu của Mỹ về quản lý chất lượng thì “Chất
lượng là sự phù hợp với yêu cầu” (yêu cầu ở ñây là yêu cầu của người tiêu dùng và
người sản xuất). Theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) trong bộ tiêu chuẩn
ISO ñã ñưa ra ñịnh nghĩa chất lượng sản phẩm như sau: “Chất lượng là tổng thể các
chỉ tiêu, những ñặc trưng của nó, thể hiện ñược sự thoả mãn nhu cầu trong những
biểu hiện tiêu dùng xác ñịnh, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu
dùng mong muốn”.
Trên cơ sở các quan niệm về chất lượng nêu trên chúng ta có thể hiểu chất
lượng tín dụng ngân hàng như sau: Chất lượng tín dụng ngân hàng là sự ñáp ứng
một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín dụng, đảm bảo an toàn,
hạn chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận của ngân hàng phù hợp, phục vụ phát triển
kinh tế xã hội.
Xét trên góc độ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì chất lượng tín dụng
là khoản tín dụng được đảm bảo an tồn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính
sách tín dụng của ngân hàng, hồn trả gốc và lãi ñúng thời hạn, ñem lại lợi nhuận
cao cho ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, làm
lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và phát triển của ngân hàng.
Xét trên góc độ lợi ích của khách hàng thì khoản tín dụng có chất lượng là

khoản tín dụng phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn
hợp lý, thủ tục tín dụng ñơn giản, thuận tiện, thu hút ñược nhiều khách hàng nhưng
vẫn ñảm bảo nguyên tắc.
b) Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng có ý nghĩa quyết ñịnh ñối với sự tồn tại và phát
triển của các Ngân hàng thương mại

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

11


- Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM do
thu hút ñược nhiều khách hàng bởi chất lượng và các hình thức của sản phẩm, dịch
vụ, tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng và sự trung thành
của khách hàng.
- Chất lượng tín dụng gia tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các
chi phí thiệt hại do khơng thu hồi được vốn đã cho vay .
- Chất lượng tín dụng tăng khả năng tài chính của ngân hàng, tạo thế mạnh
cho ngân hàng trong cạnh tranh.
- Chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho sự tồn tại lâu dài, vững chắc của
ngân hàng bởi vì chất lượng tín dụng cho phép ngân hàng có những khách hàng
truyền thống trung thành, tạo ra nguồn lợi ổn ñịnh.
- Chất lượng tín dụng tạo uy tín cho ngân hàng, củng cố và phát triển các mối
quan hệ xã hội.
- Chất lượng tín dụng tốt là cơ sở để tăng thu nhập, cải thiện ñời sống và ổn
ñịnh việc làm cho người lao ñộng.
Với những ưu thế trên, việc củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng của các
NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của các NHTM và

cũng chính vì vậy, chất lượng tín dụng phải ln được cải thiện và nâng cao.
Chất lượng tín dụng ảnh hưởng lớn ñến sự phát triển kinh tế - xã hội
Sản sinh từ nền sản xuất hàng hố, tín dụng đã góp phần đáng kể trong q
trình thúc đẩy tích tụ và tập trung vốn để thúc đẩy tiến trình phát triển của xã hội.
Lịch sử đã chứng minh điều đó thơng qua sự ra ñời và phát triển của xã hội loại
người qua các hình thái kinh tế - xã hội.
Ngày nay, trong ñiều kiện nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của
sản xuất và lưu thông hàng hố, tín dụng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm
các phương tiện giao dịch ñể ñáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Trong
điều kiện đó, chất lượng tín dụng ngày càng được quan tâm, bởi vì:
- ðảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để ngân hàng làm tốt vai trị
trung tâm thanh tốn: Khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vịng quay vốn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

12


tín dụng, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thơng, góp phần củng cố sức mua của
đồng tiền.
- Chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung
gian tín dụng trong nền kinh tế: là cầu nối giữa tiết kiệm và ñầu tư, giữa sản xuất và
tiêu dùng, tín dụng góp phần điều hồ vốn trong nền kinh tế. Tăng cường chất
lượng tín dụng sẽ giảm thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông. ðiều đó khơng chỉ
giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế mà cịn tạo điểu kiện để
mở rộng phạm vi thanh tốn khơng dùng tiền mặt, từ đó tiết kiệm chi phí lưu thơng
cho xã hội, góp phần điều hồ ổn định lưu thơng tiền tệ, thực hiện tốt mục tiêu của
chính sách tiền tệ quốc gia.
- Chất lượng tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, thúc ñẩy
tăng trưởng kinh tế: ðiều này xuất phát từ nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương
mại có quan hệ chặt chẽ với lượng tiền mặt trong lưu thông. Thông qua vay chuyển

khoản, thực hiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, các NHTM có khả năng mở rộng
tiền ghi sổ gấp nhiều lần so với số tiền thực có. Xét về bản chất kinh tế, số tiền này
bắt nguồn từ ñiều “kỳ diệu” của hệ thống ngân hàng (thường gọi là “khả năng tạo
tiền”), chúng do “cơ sở” tạo ra nhưng khi ñi vào lưu thơng chúng đều có “quyền”
thanh tốn và chi trả như các phương tiện khác ñể rồi cuối cùng với xu hướng chung
chúng sẽ được chuyển thành phương tiện có tính “lỏng” nhất là tiền mặt. Chính vì
vậy, tín dụng còn là nguyên nhân gây ra lạm phát. ðảm bảo chất lượng tín dụng sẽ
tạo điều kiện cho các NHTM cung cấp tổng phương tiện thanh toán phù hợp với yêu
cầu của nền kinh tế, tạo khả năng giảm bớt lượng tiền khơng cần thiết trong lưu
thơng, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn ñịnh sức mua của ñồng tiền, thúc đẩy nền
kinh tế phát triển.
- Tín dụng là cơng cụ ñể thực hiện chủ trương của ðảng, Nhà nước về phát
triển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng vùng. Từ việc thơng qua sự phân tích,
đánh giá khả năng phát triển của đối tượng đầu tư để có những quyết ñịnh ñầu tư
ñúng ñắn nhằm khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên, lao ñộng, nguồn vốn...
ñể tăng cường năng lực sản xuất, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội,
giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao ñộng. Chất lượng tín dụng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

13


ñược nâng cao sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, ñảm bảo sự phát triển cân
ñối giữa các ngành, các vùng trong nước, ổn ñịnh và phát triển cân đối nền kinh tế.
- Chất lượng tín dụng góp phần lành mạnh hố quan hệ tín dụng, ổn ñịnh chính
trị xã hội: Hoạt ñộng tín dụng ñược mở rộng với các thủ tục đơn giản hố, thuận tiện
nhưng vẫn tn thủ các ngun tắc tín dụng sẽ góp phần cho vay ñúng các ñối tượng
cần thiết, giảm dần và đi đến xố bỏ được nạn cho vay nặng lãi hiện ñang khá phổ biến
ở nhiều nơi, ñặc biệt là các vùng nơng thơn xa xơi hẻo lánh.
ðể có chất lượng tín dụng tốt, ngồi sự nỗ lực của bản thân các NHTM, địi

hỏi nền kinh tế phải ổn ñịnh và phải có một cơ chế phù hợp về chính sách, chế độ,
sự phối hợp nhịp nhàng có hiệu quả giữa các cấp, các ngành ... tạo môi trường thuận
lợi cho hoạt động tín dụng.
Tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế - xã hội. Thiết lập một cơ
chế chính sách tín dụng đồng bộ, có hiệu quả sẽ tác động tích cực đến mọi mặt của
nền kinh tế - xã hội, điều đó cũng thể hiện chất lượng hoạt động tín dụng trong nền
kinh tế.
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng ñến việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng
Chúng ta biết rằng chất lượng hoạt động tín dụng có ý nghĩa rất lớn ñối với
sự tồn tại và phát triển của các NHTM và của toàn xã hội. ðể quản lý chất lượng tín
dụng đồng bộ, địi hỏi phải hiểu rõ tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới chất
lượng tín dụng.
Có rất nhiều nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng ngân hàng, nhưng gộp
chung lại có thể phân thành 4 nhóm nhân tố chính sau:
+ Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế
+ Nhân tố thuộc về môi trường pháp lý
+ Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng
+ Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng.
a/ Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế
Về phương diện tổng thể, nền kinh tế ổn ñịnh sẽ tạo ñiều kiện thuận lợi cho
hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

14


Nền kinh tế ổn ñịnh làm cho hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của khách hàng
ñược tiến hành một cách bình thường, khơng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lạm phát,
khủng hoảng ... Trong trường hợp này thì chất lượng tín dụng phụ thuộc chủ yếu

vào khả năng quản lý chất lượng tín dụng của bản thân các NHTM.
Tuy nhiên trên thực tế, ñể xã hội tồn tại và phát triển, địi hỏi nền kinh tế
phải có sự tăng trưởng. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhiều nước ñã sử dụng
mức lạm phát vừa phải ñể tăng trưởng tín dụng, kích thích đầu tư. Giới hạn của mở
rộng quy mơ tín dụng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng: nếu mở rộng quá
giới hạn cho phép sẽ làm cho giá cả hàng hoá tăng lên, lạm phát xảy ra ở mức ñộ
cao, nền kinh tế bị biến dạng, các NHTM sẽ phải chịu thiệt hại lớn do chất lượng tín
dụng bị giảm thấp. Ngồi ra, chính sách và luật lệ ñiều tiết về ưu tiên, ưu ñãi hay
hạn chế sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực ...để hạn chế tác động tiêu cực
như ơ nhiễm mơi trường, đảm bảo sự phát triển cân đối trong nền kinh tế cũng ảnh
hưởng đến chất lượng tín dụng.
Nguồn vốn nước ngồi cũng có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng: Phần lớn
các nước kém phát triển hoặc ñang phát triển ñều tìm mọi cách khai thác, huy ñộng
nguồn vốn từ nước ngoài (FDI, ODA, kiều hối ...) ñể ñầu tư. Việc tăng lên của nguồn
vốn từ nước ngoài sẽ làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế trong khi tổng cung không
tăng hoặc tăng theo không kịp sẽ làm mất cân ñối giữa tổng cung và tổng cầu trong nền
kinh tế gây nguy cơ lạm phát. Mặt khác, do hệ thống ngân hàng chưa phát triển, năng
lực quản trị điều hành hoạt động ngân hàng cịn hạn chế, tình trạng “đơ la hố” chưa
kiểm sốt được, luồng tiền từ nước ngoài chảy vào trong nước trở thành phương tiện
thanh toán, gây sức ép lạm phát. Như vậy nếu khơng có sự quản lý tốt, chặt chẽ đối với
nguồn vốn từ nước ngồi thì sẽ gây nguy cơ lạm phát và tác động xấu đến hoạt động tín
dụng của các NHTM trong nước.
Chu kỳ phát triển kinh tế có tác động khơng nhỏ đến hoạt động tín dụng. Khi
nền kinh tế bước vào giai đoạn trì trệ, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp thì hoạt động tín
dụng sẽ gặp khó khăn trên các phương diện: Nhu cầu vốn tín dụng giảm, quy mơ tín
dụng bị thu hẹp, vốn tín dụng đã cho vay kém phát huy hiệu quả - việc trả nợ ñúng hạn
cho ngân hàng sẽ khó khăn. Ngược lại, khi nền kinh tế đi vào giai đoạn phát triển và
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

15



hưng thịnh, sản xuất kinh doanh ñược mở rộng, nhu cầu vốn tín dụng tăng lên, khách
hàng làm ăn thuận lợi, rủi ro tín dụng ở mức độ thấp.
Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với mức lợi nhuận bình quân của
nền kinh tế cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Theo Mác: “lợi tức chỉ là một
phần của lợi nhuận mà nhà tư bản công nghiệp phải trả cho nhà tư bản kinh doanh
tiền tệ mà giới hạn tối ña của lợi tức là bản thân lợi nhuận [TB q3, tập 2, NXB sự
thật - 1962]. Do vậy, với mức lãi suất cao hơn mức lợi nhuận bình quân của nền
kinh tế , nhiều khách hàng vay vốn sẽ khơng có khả năng trả nợ - ñiều này sẽ ảnh
hưởng ñến sản xuất kinh doanh của khách hàng nói riêng và tới tồn bộ nền kinh tế
nói chung. Hoạt động tín dụng ngân hàng lúc này khơng cịn là địn bẩy để thúc đẩy
sản xuất kinh doanh phát triển và chất lượng tín dụng cũng bị giảm sút.
b/ Nhóm nhân tố thuộc về mơi trường pháp lý
Mơi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liên
quan ñến hoạt ñộng của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật có vai
trị quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng
thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, nhà nước, cá nhân
công dân, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo.
Nhân tố pháp lý ảnh hưởng ñến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ thống
nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy
ñịnh của pháp luật và cơ chế ñảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm
minh triệt để.
Quan hệ tín dụng phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế
hoạt động tín dụng, tạo ra những ñiều kiện thuận lợi cho hoạt ñộng tín dụng lành
mạnh, phát huy vai trị đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt
động tín dụng được ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ
tín dụng. Những quy định của pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện và
trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó kính thích hoạt động tín dụng có

hiệu quả hơn.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

16


Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật chưa ñồng bộ, gây khó khăn cho ngân
hàng khi ký kết thực hiện hợp đồng tín dụng. Luật ngân hàng cịn nhiều sơ hở, chưa
ñồng bộ với các văn bản luật khác. ðiều này ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng
tín dụng của ngân hàng.
Sự thay đổi chủ trương chính sách của nhà nước cũng gây ảnh hưởng ñến
hoạt ñộng kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng. Cơ cấu kinh tế, các chính
sách về thuế, xuất nhập khẩu... thay ñổi, gây xáo trộn ảnh hưởng ñến hoạt ñộng kinh
doanh, kế hoạch lợi nhuận của khách hàng, dẫn ñến phát sinh nợ q hạn, nợ khó
địi, chất lượng tín dụng giảm sút.
c/ Nhóm nhân tố thuộc về phía ngân hàng thương mại
ðây là những nhân tố thuộc về bản thân, nội tại ngân hàng liên quan ñến sự
phát triển của ngân hàng trên tất cả các mặt ảnh hưởng ñến hoạt động tín dụng,
gồm: chính sách, cơng tác tổ chức, trình độ lao động, quy trình nghiệp vụ, kiểm tra
kiểm sốt và trang thiết bị phục vụ hoạt động.
• Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là nền tảng của hoạt động tín dụng, có ý nghĩa quyết
định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Một chính sách tín dụng
đúng đắn sẽ tạo điều kiện thu hút nhiều khách hàng, mở rộng tín dụng, mang lại lợi
nhuận cao cho ngân hàng và ngược lại chính sách tín dụng đưa ra khơng đúng,
khơng phù hợp thực tiễn sẽ kìm hãm sự phát triển ngân hàng cũng như ảnh hưởng
ñến sự tồn tại của ngân hàng. Bất cứ NHTM nào muốn mở rộng và nâng cao ñược
chất lượng tín dụng đều phải có chính sách tín dụng rõ ràng, phù hợp với điều kiện
của ngân hàng mình.

Ngồi những quy định chung mang tính ngun tắc, mỗi ngân hàng cần có
những quy định riêng đối với khách hàng. Tuỳ theo lợi thế của mình và từng loại
hình khách hàng mà có những quy định cụ thể phù hợp và thường các quy ñịnh cụ
thể này của các ngân hàng là khơng giống nhau. Chính các khách hàng sẽ chọn các
ngân hàng mà theo họ sẽ ñáp ứng ñược các nhu cầu của mình một cách tốt nhất.
Tuy nhiên các quy định cụ thể này khơng phải là sự nới lỏng các ñiều kiện vay vốn,
bỏ qua các bước trong quy trình tín dụng để lơi kéo khách hàng , vì như vậy sẽ dẫn
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh ………………………

17


×