Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu trên địa bàn huyện như xuân thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 120 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------

LÊ HỮU ðỒNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
MỦ CAO SU NGUYÊN LIỆU TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN
NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NƠNG NGHIỆP

Chun ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số

: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Văn Hiểu

HÀ NỘI - 2010

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… i


LỜI CAM ðOAN


Tơi xin cam đoan rằng, những số liệu ñã ñược sử dụng
trong bản luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề
sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hồn thành luận văn đều đã
được cảm ơn. Các thơng tin, tài liệu trình bày trong luận
văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Lê Hữu ðồng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… i


LỜI CẢM ƠN

Với ñề tài luận văn “Nghiên cứu giải pháp nhằm phát triển sản xuất
mủ cao su nguyên liệu trên địa bàn huyện Như Xn, tỉnh Thanh Hố”. Trong
q trình thực hiện và hồn chỉnh đề tài luận văn ñã nhận ñược sự giúp ñỡ
rất nhiều của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tơi xin được trân trọng cảm ơn ðảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường,
các thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên khoa Kinh tế, Viện ñào tạo sau ðại
học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội đã dạy dỗ, tạo điều kiện, giúp đỡ
tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, cán bộ cơng nghân viên Huyện
uỷ, UBND huyện, các phịng ban chun mơn, huyện Như Xn tỉnh Thanh
Hố, đặc biệt là phịng Nông nghiệp & PTNT huyện. Xin trân trọng cảm ơn
các sở, ngành của tỉnh Thanh Hố, Cơng ty cao su Thanh Hố đã tạo điều
kiện, giúp đỡ trong q tình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn: TS. Dương Văn Hiểu đã tận tình gúp đỡ,
hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện đề tài.

Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, các đồng nghiệp
và bè bạn gần xa đã tạo điều kiện, khuyến khích, động viên giúp đỡ tơi bằng
cả thời gian, vật chất, tinh thần… trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn!
Thanh Hố, ngày…..tháng … năm 2010
Lê Hữu ðồng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… ii


MỤC LỤC
1. MỞ ðẦU

i

1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất mủ
cao su nguyên liệu.........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung.........................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.........................................................................................3
1.3. ðối tượng nghiên cứu ............................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT MỦ CAO SU NGUYÊN LIỆU ................................................5
2.1. Cơ sở lý luận của giải phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu ......5
2.1.1. Phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu ..............................................5
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất mủ cao su ....................8
2.1.3. ðặc ñiểm kinh tế, kỹ thuật của cây cao su ............................................11
2.1.4. Vai trò của phát triển sản xuất mủ cao su .............................................12
2.1.5. Giải pháp phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu......................14

2.1.6. Các chủ trương, chính sách của ðảng và Nhà nước ñối với phát triển sản
xuất mủ cao su..........................................................................................................16
2.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu ........ 17
2.2.1. Tình hình phát triển sản xuất mủ cao su tự nhiên trên thế giới và bài
học kinh nghiệm...............................................................................................17
2.2.2. Tình hình và kết quả phát triển mủ cao su ở nước ta............................23
2.3. Những vấn ñề rút ra từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu......................................................... 25
3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27

3.1. ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu.............................................................. 27
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên..................................................................................27

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… iii


3.1.2. ðiều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................29
3.1.3. ðánh giá những thuận lợi, khó nhăn .....................................................35
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 36
3.2.1. Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu.....................................................36
3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu................................................................37
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................37
3.2.4. Phương pháp phân tích...................................................................37
3.2.5. Phương pháp dự báo ..............................................................................38
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

43


4.1. Thực trạng phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu ở huyện Như
Xuân ............................................................................................................ 43
4.1.1. Khái quát về sản xuất mủ cao su trên ñịa bàn huyện Như Xuân .........43
4.1.2. Thực trạng sản xuất mủ cao su nguyên liệu vùng nghiên cứu .............52
4.1.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất mủ cao
su.......................................................................................................................75
4.2. Phương hướng, mục tiêu và những giải pháp chủ yếu phát triển sản
xuất mủ cao su nguyên liệu trên ñịa bàn huyện Như Xuân. .................... 85
4.2.1. Quan ñiểm phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu .........................85
4.2.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu trên
ñịa bàn huyện Như Xuân .................................................................................86
4.2.3. Các giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu trên
ñịa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá .....................................................87
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

107

5.1. Kết luận.............................................................................................. 107
5.2. Kiến nghị ............................................................................................ 109

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới qua 3 năm...............18
Bảng 2: Diện tích và sản lượng cao su Việt Nam qua 3 năm (2007-2009)….24
Bảng 3: ðịa hình, thổ nhưỡng và tình hình sử dụng đất huyện Như Xn.....28
Bảng 4: Tình hình dân cư, lao ñộng qua 3 năm (2007-2009)..........................30
Bảng 5 : Kết quả sản xuất kinh doanh toàn huyện qua 3 năm (2007-2009).. .33
Bảng 6: Tình hình sản xuất mủ cao su huyện Như Xuân qua 3 năm ............ 44

Bảng 7: Năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất mủ cao su qua 3 năm ............46
Bảng 8. Quy mơ diện tích và tình hình sử dụng đất đai vùng nghiên cứu......53
Bảng 9: Nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn của hộ sản xuất cao su .......... 55
Bảng 10: Chi phí trồng mới và chăm sóc cao su KTCB của nhóm hộ điều
tra.....................................................................................................................55
Bảng 11: Chi phí trồng mới, chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản của theo vùng ....59
Bảng 12: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhóm hộ điều tra......................... 60
Bảng 13: Kết quả sản xuất kinh doanh mủ cao su của nhóm hộ điều tra .......61
Bảng 14: Khấu hao cao su trên ñịa bàn huyện Như Xuân 10 năm ñầu khai thác..63
Bảng 15: Kết quả, hiệu qủa sản xuất mủ cao su nguyên liệu của nhóm hộ
nghiên cứu năm 2009..................................................................................... 64
Bảng 16: Hiệu qủa sản xuất mủ cao su nguyên liệu theo quy mô năm 2009..66
Bảng 17: Kết quả, hiệu qủa sản xuất mủ cao su nguyên liệu theo giống ........... 68
Bảng 18: Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất mủ cao su theo năm khai thác...69
Bảng 19: Dự kiến hiệu quả tài chính của đầu tư sản xuất mủ cao su thiên
nhiên trên ñịa bàn huyện Như Xuân................................................................73
Bảng 20: Quy hoạch phát triển sản xuất mủ cao su tiểu điền đến năm
2015.................................................................................................................89
Bảng 21: Khái tốn nhu cầu vốn ñể phát triển sản xuất mủ cao su thiên nhiên
ñến năm 2015 .................................................................................................96
Bảng 22: Phân loại giới hạn những yếu tố chủ yếu của ñất trồng cao su........99

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… v


DANH MỤC CÁC ðỒ THỊ, SƠ ðỒ, PHỤ LỤC
ðồ thị 1: Biến ñộng giá cao su thế giới…………………………...................19
Sơ ñồ 1: Các kênh tiêu thụ mủ cao su nguyên liệu huyện Như Xuân.............20
ðồ thị 2: Biến ñộng giá cao su huyện Như Xn……………………………50
Phụ luc 1: Chi phí trồng và chăm sóc cao su KTCB huyện Như Xuân....... 113

Phụ lục 2: Kết quả sản xuất kinh doanh nhóm hộ điều tra qua 3 năm..........115

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
UBND

Uỷ ban nhân dân

CSTð

Cao su tiểu ñiền

CSðð

Cao su ñại ñiền

CSKTCB

Cao su kiến thiết cơ bản

CSKD

Cao su kinh doanh

HQKT

Hiệu quả kinh tế

VA

Giá trị gia tăng


IC

Chi phí trung gia

MI

Thu nhập hỗn hợp

NPV

Giá trị hiện tại thuần

IRR

Tỷ suất nội hồn vốn

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… vi


1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất
mủ cao su nguyên liệu
Cây cao su có tên khoa hoạc là Hevea Brasiliensis, thuộc họ Thầu dầu,
tuy mới ñược con người biết ñến và khai thác sử dụng trên 300 năm nhưng nó
đã khẳng định vai trị to lớn trong nền kinh tế hiện ñại. Sản phẩm chủ yếu của
cây cao su là mủ cao su thiên nhiên với nhiều tính năng đặc biệt, giá trị sử
dụng cao nên nhiều nước ñã phát triển mạnh diện tích, mang lại hiệu quả to
lớn về kinh tế, xã hội và môi trường.
Việt Nam là nước có lợi thế về phát triển cây cao su so với các nước

khác trên thế giới. Nhờ phát huy ñược tiềm năng, trong những năm qua cây
cao su đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ñất nước và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nơng thơn. ðến năm 2009, tổng diện
tích cao su cả nước đạt hơn 674.200 nghìn ha, đứng thứ sáu thế giới về diện
tích trồng cao su, thứ năm về sản lượng, thứ ba về năng suất vườn cây, thứ tư
về xuất khẩu[17]. Cao su là nơng sản đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu,
chiếm 2,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tạo việc làm và thu nhập
cho hàng trăm nghìn lao động vùng trung du, miền núi, vùng dân tộc, góp
phần hình thành nên những thị trấn, thị tứ, cụm kinh tế xã hội ở các vùng sâu,
vùng xa[7].
Tuy nhiên, ngành cao su nước ta vẫn tồn tại một số hạn chế đó là: Sản
xuất chưa có quy hoạch cụ thể, diện tích phân tán và manh mún; trình độ canh
tác lạc hậu; nơng dân thiếu vốn, khó tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ và tiến bộ
khoa học kỹ thuật, bị lệ thuộc trong khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tính
liên kết hội - nhóm cùng nhau phát triển cịn kém v.v…Do đó, hiệu quả kinh
tế của cây cao su chưa tương xứng với diện tích hiện có, ảnh hưởng đến việc
quy hoạch và phát triển các loại cây trồng khác.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 1


Từ năm 1996, Thanh Hóa đã đưa ra giải pháp chọn cao su là cây chiến
lược ñể phát triển kinh tế ở các vùng trung du, miền núi. Qua hơn 13 năm tồn
tại và phát triển, cây cao su trên ñịa bàn Thanh Hóa ñã tạo việc làm, thu nhập
cho nơng dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
và bảo vệ môi trường. Song, so với nhiều vùng trồng cao su trên cả nước, sản
xuất cao su ở Thanh Hóa cịn non trẻ, diện tích ít, cao su chủ chủ yếu mới ñưa
vào khai thác, khả năng đầu tư của nơng dân hạn chế, cơng tác quy hoạch, chỉ
đạo của các cấp chính quyền cịn lúng túng.... Do vậy, phát triển cây cao su so
với tiềm năng về đất đai, khí hậu và lao động thì chưa tương xứng.
Như Xn là huyện trọng điểm trong chiến lược phát triển cây cao su

trên ñịa bàn tỉnh Thanh Hóa. Với diện tích trên 2.986 ha hiện có và khả năng
cho thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng khác, cây cao su trên ñịa bàn
huyện ñã góp phần xóa ñói, giảm nghèo, nhiều hộ vươn lên thành khá giả,
kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn đã có những thay đổi, mơi trường sinh thái
được cải thiện. Tuy nhiên, phát triển cây cao su trên ñịa bàn chưa tương xứng
với tiềm năng, theo kết quả khảo sát của tập đồn cao su Việt Nam, diện tích
đất phù hợp ñể phát triển cây cao su trên ñịa bàn huyện lên tới 7.500 ha; sản
xuất mủ cao su trê địa bàn huyện cịn nhiều khó khăn, hạn chế: nơng dân thiếu
vốn sản xuất, đầu tư của nơng dân thấp, trình độ kỹ thuật cịn yếu, cơng tác
quy hoạch chưa thực hiện được, các cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước
triển khai chậm và kém hiệu quả, nhận thức của cán bộ và nhân dân về vai
trò, hiệu quả của phát triển sản xuất mủ cao su còn yếu, chỉ đạo của cấp ủy,
chính quyền địa phương cịn lúng túng, diện tích trồng cao su manh mún, chất
lượng vườn cây, năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế do cây cao su ñem lại
thấp so với nhiều vùng trồng cao su trong cả nước.
ðể thúc ñẩy phát triển sản xuất mủ cao su trên ñịa bàn huyện cả về
chiều rộng và chiều sâu, hàng loạt các vấn ñề kinh tế kỹ thuật đặt ra cần giải
quyết, trong đó việc mở rộng diện tích trồng cao su, đầu tư giống tốt, áp dụng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 2


biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội
ñang là vấn ñề cần quan tâm giải quyết.
Vì vậy, nghiên cứu, ñánh giá thực trạng, xác ñịnh các yếu tố ảnh hưởng
ñể ñề ra phương hướng, giải pháp phát triển sản xuất mủ cao su là một yêu
cầu cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế nói
chung và nâng cao thu nhập, cải thiện ñời sống nhân dân cho người trồng cao
su nói riêng. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tơi chọn nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu
trên ñịa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Góp phần hệ thống hóa những vấn ñề lý luận và thực tiễn về phát triển
sản xuất mủ cao su nguyên liệu; nghiên cứu thực trạng phát triển cây cao su
trên ñịa bàn huyện Như Xuân; ñề xuất những giải pháp nhằm phát triển sản
xuất mủ cao su nguyên liệu trên ñịa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
sản xuất mủ cao su nguyên liệu.
- ðánh giá thực trạng sản xuất mủ cao su nguyên liệu trên ñịa bàn
huyện Như Xuân. Phân tích các các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất
mủ cao su nguyên liệu trên địa bàn huyện Như Xn, tỉnh Thanh Hóa.
- ðề xuất phương hướng, giải pháp phát triển sản xuất mủ cao su trên ñịa bàn
huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

1.3. ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các vấn ñề kinh tế, kỹ
thuật trong phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu trên địa bàn huyện Như
Xn, tỉnh Thanh Hóa.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 3


1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các vấn ñề về thực trạng, các
nguyên nhân ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất mủ cao su, tìm ra giải pháp
phát triển sản xuất mủ cao su trên địa bàn huyện Như Xn, tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi về khơng gian: Trên địa bàn huyện Như Xn, tỉnh Thanh
Hóa.
- Phạm vi về thời gian: ðề tài tập trung nghiên cứu thực trạng qua 3

năm (2007-2009) và giải pháp đến năm 2015.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 4


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT MỦ CAO SU NGUYÊN LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của giải phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu
2.1.1. Phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu
Khái niệm về mủ cao su nguyên liệu: Mủ cao su nguyên liệu là sản
phẩm mủ khai thác từ cây cao su, chưa qua sơ chế, chế biến và được dùng để
làm ngun liệu cho các ngành cơng nghiệp chế biến.
Khái niệm về phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu: Phát triển sản
xuất mủ cao su ngun liệu là q trình thay đổi của sản xuất mủ cao su
nguyên liệu ở giai ñoạn này so với giai đoạn trước đó và đạt ở mức độ cao
hơn cả các chỉ tiêu phản ánh về lượng, về hiệu quả và cả về sự tiến bộ trong
quá trình sản xuất. Như vậy, phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu phải
bao gồm các nội dung sau:
* Thứ nhất: Tạo ñược sự tăng trưởng trong sản xuất mủ cao su nguyên
liệu, gồm tăng quy mô sản xuất và nâng cao năng suất, sản lượng mủ cao su.
Tăng quy mô sản xuất mủ cao su nguyên liệu hay tăng quy mơ diện tích
đất trồng cao su là sự gia tăng về quy mơ diện tích đất trồng cao su ở giai
đoạn này lớn hơn giai đoạn trước đó. Số lượng diện tích đất đai sử dụng trồng
cao su là nhân tố quan trọng biểu hiện quy mô của sản xuất mủ cao su nguyên
liệu. Diện tích trồng cao su phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản đó là số lượng tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia sản xuất và diện tích đất đai sử dụng trồng
cao su của các tổ chức, cá nhân đó nhiều hay ít. ðể tạo ra sự tăng trưởng trong
quy mơ diện tích cần có nhiều hơn số lượng tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham
gia sản xuất và việc mở rộng diện tích sản xuất của các đối tượng đó.
Tăng trưởng trong sản xuất mủ cao su nguyên liệu còn bao gồm việc sử

dụng các biện pháp canh tác phù hợp như mật ñộ trồng hợp lý, ñầu tư nhân
lực, vật lực, áp dụng tiến bộ kỹ thuật ñể nâng cao năng suất, sản lượng mủ cao
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 5


su. ðây là yếu tố tạo nên sự tăng trưởng theo chiều sâu của sản xuất mủ cao
su nguyên liệu.
* Thứ hai: Nâng cao ñược hiệu quả sản xuất ở giai đoạn này so với giai
đoạn trước. ðó là phải ñạt ñược cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ hay
nói cách khác là phải nâng cao đươc hiệu quả kinh tế của sản xuất mủ cao su
nguyên liệu. Nâng cao hiệu quả sản xuất mủ cao su nguyên liệu phụ thuộc vào
nhiều yếu tố:
- Bản chất kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào việc sản xuất mủ cao
su: Hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất mủ cao su phụ thuộc nhiều vào nhiều
nhân tố như giống, phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, phương pháp
thu hoạch. Cần căn cứ vào đặc tính, u cầu của cây cao su ñể áp dụng các
biện pháp phù hợp.
- Kiến thức, kỹ năng của người lao ñộng ảnh hưởng đến các biện pháp
kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác, hoạch toán trong sản xuất mủ cao su, do
đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất mủ. Khả năng
tiếp thu kỹ thuật tiến bộ quyết định trình độ, kỹ năng của người lao ñộng do
ñó nó có mối liên hệ chặt chẽ với năng suất, chất lượng mủ cao su. Nông dân
tiếp thu tiến bộ kỹ thuật tốt sẽ chăm sóc, khai thác cao su tốt hơn.
- Vốn trong sản xuất mủ cao su: Vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm mủ cao su. Quy mơ và chất lượng vốn là điều kiện
tiên quyết giúp tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất cao su. Cây cao su là cây
trồng có thời gian sản xuất kinh doanh dài, yêu cầu ñầu tư vốn lớn và liên tục
trong các năm (bao gồm thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ cao su kinh
doanh). Vì vậy, tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất mủ cao su phải có đủ vốn
để đầu tư thâm canh trong suốt quá trình sản xuất.

- Cơ sở hạ tầng như giao thơng, quy hoạch đường lơ cơ bản, các trạm
thu mua, chế biến sẽ là ñiều kiện cơ bản ñể phát triển sản xuất mủ cao su.
- Thị trường ñầu vào và ñầu ra trong sản xuất mủ cao su: Thị trường
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 6


ñầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư được tổ chức tốt
sẽ góp phần nâng cao chất lượng vườn cây, giảm chi phí; bên cạnh ñó thị
trường tiêu thụ sản phẩm ổn ñịnh, giá cả phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế. Ngồi ra, tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh cũng là ñiều kiện
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong sản xuất mủ cao su.
- Hình thức sở hữu vườn cao su: Hình thức sở hữu gắn liền quyền lợi,
trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân ñối với vườn cây. Do ñó, ảnh
hưởng ñến khả năng ñầu tư, chăm sóc cao su, làm ảnh hưởng ñến hiệu quả
kinh tế sản xuất mủ cao su. Các hình thức sở hữu ñang phổ biến trong sản
xuất mủ cao su hiện nay là sản xuất cao su ñại ñiền (bao gồm các nông lâm
trướng quốc doanh, các công ty qn đội, các cơng ty cao su của Nhà nước...),
sản xuất mủ cao su tiểu điền (các hộ gia đình, gia trại, trang trại, cơng ty tư
nhân...), liên doanh góp vốn (các công ty, doanh nghiệp với nông dân).
* Thứ ba: Có quy hoạch phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu phù
hợp với quy hoạch phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu chung của cả
nước, của khu vực và phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội
chung của vùng. Quy hoạch phải nằm trong quy hoạch sản xuất mủ cao su
chung của cả nước, của khu vực và diện tích quy hoạch phải được bố trí phù
hợp với quy hoạch phát triển kinh tế chung.
* Thứ tư: Phát triển sản xuất mủ cao su ngun liệu đảm bảo khai thác
có hiệu quả hơn các nguồn lực, ñiều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội. Các
nguồn lực, ñiều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội sử dụng vào sản xuất mủ
cao nguyên liệu phải ñạt ñược các chỉ tiêu về hiệu quả cao hơn khi sử dụng
vào các mục ñích khác.

Thứ năm: Tạo nhiều việc làm, thu nhập cho người lao ñộng, ñồng thời
nâng cao năng kiến thức, kỹ năng, năng lực cho người lao động. Thơng qua
phát triển sản xuất mủ cao su, người lao động có thêm việc làm và thu nhập,
các kiến thức, kỹ năng, năng lực và ñời sống vật chất, tinh thần ñược nâng lên.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 7


Thứ sáu: Các tiến bộ kỹ thuật ñược áp dụng rộng rãi trong sản xuất và
ñem lại hiệu quả cao; các kỹ thuật cũ, lạc hậu phải ñược thay thế bằng các kỹ
thuật mới tiên tiến, hiệu quả hơn.
Thứ bảy: Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, tạo ñộng lực cho
các thành phần kinh tế phát triển và tạo ra ñược quan hệ sản xuất tiên tiến.
Kinh tế hộ, kinh tế cá thể phải là hạt nhân của sản xuất và phát triển sản xuất
mủ cao su phải tạo ñiều kiện cho kinh tế hộ phát triển; tạo ñộng lực cho kinh
tế hợp tác, kinh tế tư nhân, Nhà nước có điều kiện phát triển. ðồng thời, các
thành phần kinh tế này ngày càng có mối liên kết chặt chẽ hơn trong sản xuất
mủ cao su.
Thứ tám: Phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu phải ñạt ñược sự
phù hợp giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Quy mô sản xuất mủ
cao su nguyên liệu phải phù hợp với công suất của các nhà máy, cơ sở chế
biến; sản phẩm sản xuất ra phải ñược tiêu thụ hết với giả cả hợp lý, mang lại
lợi ích cho cả người sản xuất và tiêu thụ.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất mủ cao su
a. Các nhân tố về ñiều kiện tự nhiên:
- ðất đai, địa hình: ðất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất
nơng nghiệp nói chung và đối với cây cao su nói riêng. Cây cao su chỉ phát
triển tốt trên diện tích đất bằng, ñộ dốc dưới 300, mực nước ngầm dưới 1m,
tầng ñất canh tác dày, khơng có lớp laterit hoặc tầng sỏi ñá... Do ñó, các ñiều
kiện về ñất ñai như ñịa hình, thổ nhưỡng (hàm lượng dinh dưỡng, độ tơi xốp,
tầng canh tác...) có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng, chất lượng

mủ cao su. Bên cạnh đó, quy mơ diện tích đất đai của từng vùng là một trong
những yếu tố quan trọng quyết ñịnh khả năng mở rộng diện tích trồng cao su
của vùng đó.
- Thời tiết, khí hậu: Cây cao su là cây có nguồn gốc nhiệt ñới, yêu cầu
về ñộ ẩm, lượng mưa, nhiệt ñộ, thời gian chiếu sáng và sự thay ñổi của mùa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 8


trong năm nên các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp ñến năng suất, sản lượng
và chất lượng mủ cao su. Thiên tai gây thiệt hại và ảnh hưởng lớn đến sản
xuất mủ cao su là giá rét, khơ hạn, bão lốc.
Các yếu nhân tố về ñiều kiện tự nhiên quyết ñịnh khả năng trồng và
hiệu quả sản xuất mủ cao su ở các vùng nhất ñịnh.
b. Các yếu tố kinh tế, kỹ thuật:
- Giống cao su: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp ñến năng
suất, chất lượng mủ cao su. Mỗi loại giống khác nhau yêu cầu điều kiện đất
đai, khí hậu và các biện pháp tác động kỹ thuật khác nhau. Vì vậy, phải chọn
giống cao su tốt, phù hợp với ñiều kiện tự nhiên, ñiều kiện kinh tế, kỹ thuật
của từng vùng.
- Các biện pháp kỹ thuật canh tác: Các biện pháp kỹ thuật như chuẩn bị
đất, khai hoang, thiết kế lơ, mật độ trồng, kỹ thuật đào hố, tưới nước, bón
phân, trồng xen... có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, năng suất, sản lượng
cao su.
- Kỹ thuật thu hoạch: Các kỹ thuật khai thác như mở miệng, ñộ
nghiêng, ñộ sâu mặt cạo, ñộ hao dăm, thời gian cạo mủ, sử dụng thuốc kích
thích...ảnh hưởng trực tiếp đến lượng mủ khai thác và tuổi thọ, cũng như khả
năng cho năng suất của cây cao su. Nếu khơng cạo mủ đúng kỹ thuật, cao su
sẽ cho năng suất thấp, cạo phạm vào thân gỗ sẽ làm hỏng cây, ñộ hao dăm lớn
sẽ làm giảm chu kỳ khai thác.
c. Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội:

- Vốn: Cao su là loại cây trồng ñòi hỏi vốn lớn, ñặc biệt là trong thời kỳ
kiến thiết cơ bản. ðảm bảo ñủ nguồn vốn ñầu tư tạo cho sản xuất cao su nâng
cao ñược năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Thị trường, giá cả: Sản phẩm mủ cao su sản xuất ra phải ñược tiêu thụ
phục vụ cho cơng nghiệp chế biến. Vì vậy, giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự biến ñộng của giá cả thị
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 9


trường ảnh hưởng rất lớn ñến sự phát triển sản xuất và ñời sống của người
trồng cao su. Giá cả tăng và ổn ñịnh là ñiều kiện thuận lợi cho phát triển sản
xuất mủ cao su. Do đó, việc ổn ñịnh giá cả và mở rộng thị trường là hết sức
cần thiết cho ngành cao su phát triển.
- Sơ chế, chế biến: Sản phẩm mủ cao su sau khi thu hoạch rất dễ giảm
phẩm chất do tác động của mơi trường, nông dân không thể tự bảo quản chế
biến. Do ñó, sản xuất phải gắn liền với thu mua và chế biến ñể ñảm bảo chất
lượng mủ.
- Nguồn lao ñộng cung cấp cho sản xuất mủ cao su: Sản xuất mủ cao su
yêu cầu nguồn lao ñộng lớn và cây cao su là cây trồng địi hỏi kỹ thuật trồng,
chăm sóc và khai thác cao, đặc biệt là kỹ thuật khai thác. Nếu trồng, chăm sóc
tốt trong giai đoạn kiến thiết cơ bản nhưng kỹ thuật cạo không tốt sẽ làm giảm
năng suất, cạo phạm vào thân gỗ sẽ làm cho cây không tái sinh phần vỏ cây
làm hư hỏng vườn cây. Vì vậy, việc tập huấn, huấn luyện cho nơng dân trồng
cao su kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ là yêu cầu hết sức cần thiết.
- Yếu tố tổ chức sản xuất và quản lý cao su: Ba xu hướng cơ bản trong
tổ chức sản xuất cao su hiện nay là phát triển cao su ñại ñiền (các nông lâm
trường, các công ty cao su), phát triển cao su tiểu điền và liên doanh góp vốn
giữa các doanh nghiệp với nơng dân. Tùy từng hình thức, cần có chính sách tổ
chức quản lý phù hợp, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất, chế biến,
tiêu thụ và khai thác tốt các nguồn lực phục vụ sản xuất.

- Hệ thống chính sách vĩ mơ của Nhà nước: Trong nền kinh tế thị
trường, các chính sách vĩ mơ của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp đến các ngành kinh tế nói chung và ngành cao su nói riêng. Các chính
sách tác động lớn ñến phát triển sản xuất mủ cao su là: Chính sách về đất đai,
chính sách giá cả, chính sách đầu tư, tín dụng, thuế và các chính sách xúc tiến
mở rộng quan hệ thương mại....
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 10


2.1.3. ðặc ñiểm kinh tế, kỹ thuật của cây cao su
* Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có chu kỳ kinh tế dài( gồm
thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh), ñầu tư sản xuất kinh doanh
mủ cao su nguyên liệu cần một lượng vốn lớn:
Cây cao su là cây thân gỗ, có nguồn gốc nhiệt ñới, thời gian sinh
trưởng và phát triển dài. Do đó, chu kỳ kinh tế của cây cao su từ 25 – 32
năm (thời kỳ kiến thiết cơ bản từ 6-7 năm, thời kỳ kinh doanh từ 19 – 25
năm), yêu cầu vốn ñầu tư cần 40-50 triệu ñồng/ha, thời gian hoàn vốn dài
và phụ thuộc rất nhiều vào mật độ, chất lượng trồng và chăm sóc, khai
thác [5]. ðể phát triển sản xuất cao su nông dân cần lượng vốn lớn và ñặc
biệt là trong thời kỳ kiến thiết cơ bản kéo dài từ 6 - 7 năm khơng cho thu
nhập, họ phải tìm kế sinh nhai từ nguồn thu nhập khác. Do vậy, phát triển
sản xuất mủ cao su phải có chiến lược lâu dài, bền vững, địi hỏi chăm sóc
đầu tư ngay từ đầu.
* Quy trình trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su địi hỏi kỹ thuật cao:
ðất trồng cao su phải ñảm bảo ñộ dốc dưới 300, tầng canh tác dày; khai
hoang, làm ñất theo tiêu chuẩn; thiết kế lô, trồng ñảm bảo mật độ, thời vụ;
chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản phải ñảm bảo cả khâu làm sạch cỏ dại, tủ
gốc và bón phân hợp lý. Có như vậy, vườn cao su mới đảm bảo mật độ, cây
có sức sống tốt. Khâu khai thác, ñặc biệt khâu cạo mủ: cây cạo mủ phải ñủ
tuổi, tuân thủ thời vụ cạo, ñộ sâu mặt cạo, ñộ hao dăm phải nằm trong tiêu

chuẩn cho phép, vì vậy cạo mủ phải tỷ mỷ, khéo léo mới cho năng suất, chất
lượng mủ cao su cao và bền vững. Mặt khác, do là cây công nghiệp dài ngày
nên những sai sót trong kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác rất khó khắc phục,
chi phí có hội lớn. Do vậy, sản xuất mủ cao su địi hỏi người lao động phải có
kỹ thuật cao.
* Sản xuất mủ cao su phải có sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 11


biến và tiêu thụ sản phẩm:
Mủ cao su là nguyên liệu đầu vào ban đầu cho rất nhiều ngành cơng
nghiệp, nơng dân khó có thể tự chế biến tiêu thụ mà phải thông qua thu mua
chế biến của các doanh nghiệp. Bởi vậy, ñể nâng cao hiệu quả sản xuất, khai
thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm mủ, mỗi doanh nghiệp, mỗi vùng phải có
cơ cấu diện tích vườn cây cao su theo năm tuổi phù hợp với quy mơ và cơng
suất của nhà máy chế biến. Xác định cơ cấu diện tích vườn cây theo giống,
năm tuổi để có sản lượng mủ ngun liệu đảm bảo ổn định cho nhà máy chế
biến.
Sản xuất mủ cao su địi hỏi đầu tư nhiều nguồn lực, nơng dân thường
có đất đai, lao động những lại thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thơng tin thị trường.
Ngược lại, doanh nghiệp có vốn, có kỹ thuật, thơng tin thị trường nhưng lại
thiếu đất đai, lao ñộng. Do ñó, liên kết trong sản xuất mủ cao su sẽ tạo ñiều
kiện khắc phục những hạn chế và phát huy ñược thế mạnh của các bên, thúc
ñẩy sản xuất mủ cao su phát triển.
* Cây cao su khá thích hợp với vùng trung du, đồi núi.
Cây cao su chỉ phát triển tốt trên diện tích đất có độ dốc dưới 300, tầng
ñất dày ≥ 0,7m, mực nước ngầm dưới 1m, khơng có lớp laterit hoặc tầng sỏi
đá, cao ñộ dưới 700 m [5]. ðây là loại ñất phổ biến ở các vùng trung du và
đồi núi.
2.1.4. Vai trị của phát triển sản xuất mủ cao su

* Mủ cao su là nguồn nguyên liệu quan trọng, không thể thiếu trong rất
nhiều ngành công nghiệp:
Sản phẩm chủ yếu của cây cao su là mủ với các đặc tính đặc biệt về ñộ
giãn, ñộ ñàn hồi cao, chống nứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ sát, dễ sơ
luyện. Mủ cao su là một trong những nguyên liệu cần thiết của nhiều ngành
cơng nghiệp hiện đại trên thế giới với trên 50 ngàn cơng dụng khác nhau, đặc
biệt là trong công nghiệp ô tô, máy bay, y tế, sản xuất ñồ gia dụng[2].....
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 12


Trong những năm gần ñây, hàng năm thế giới sử dụng từ 9,5 triệu ñến 10,2
triệu tấn mủ cao su thiên nhiên phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến.
Mủ cao su thiên nhiên ngày càng khẳng ñịnh vai trị thay thế các nguồn
ngun liệu được khai thác từ nguồn tài ngun khơng tái tạo đang ngày càng
cạn kiệt.
* Mủ cao su mang lại nguồn lợi lớn cho các nước sản xuất mủ cao su:
Các quốc gia sản xuất mủ cao su ñều tham gia xuất khẩu và thu về nhiều
ngoại tệ cho ñất nước. Trước nhu cầu ngày càng tăng của sản phẩm mủ cao su
thiên nhiên, nhiều quốc gia đã và đang mở rộng diện tích, nâng cao năng suất,
sản lượng vừa phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
Trong đó, phải kể ñến các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonisia, Việt Nam
và một số nước khu vực Châu Phi. Hiện nay, diện tích cao su của Việt Nam
được xếp thứ 6 (chiếm khoảng 6,4% tổng diện tích cao su thế giới), sản lượng
xếp thứ 5 (khoảng 7,7% tổng sản lượng cao su thế giới) và xuất khẩu ñứng
thứ 4 (khoảng 9%), kim ngạch ñạt gần 2 tỷ USD.
* Sản xuất mủ cao su tạo ñiều kiện khai thác sử dụng các nguồn lực tốt
hơn: Phát triển sản xuất mủ cao su sẽ tạo ñiều kiện khai thác tốt nguồn tài
nguyên ñất ñai, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao ñộng, thu hút lao
ñộng ở các vùng trung du, miền núi, ñặ biệt là vùng biên giới như Tây
Nguyên, vùng ðơng Nam Bộ.

Cao su là cây trồng có tán lá khá rộng và dày, nên khả năng quang hợp
tốt. ðất ñai trồng cao su nếu ñược ñầu tư tốt sẽ nâng cao được độ phì, giữ
được ẩm, chống xói mịn.
* Sản xuất mủ cao su góp phần thực hiện CNH – HðH nơng nghiệp,
nơng thơn, xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm và thu nhập cho người lao ñộng.
Cao su là loại cây trồng khơng những có sức cạnh tranh cao trên thị
trường thế giới mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo,
đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, do là cây đem lại hiệu quả kinh
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 13


tế cao nên nhiều vùng trồng cao su không những thốt nghèo mà cịn vươn lên
trở thành các khu vực giàu có.
Nhờ phát triển sản xuất mủ cao su nhiều Nơng trường, Cơng ty đã được
Thành lập, cơ sở hạ tầng được xây dựng, nơng nghiệp nơng thơn đã có nhiều
thay ñổi rõ rệt.
* Phát triển sản xuất mủ cao su góp phần phủ xanh đất trống đồi núi
trọc, chống xói mịn, bảo vệ mơi trường:
Cây cao su khi trồng tập trung có khả năng tạo và giữ được nguồn
nước, có độ che phủ lớn, chống rửa trơi, xói mịn ñất, hạn chế lũ lụt, làm tốt
ñất và trong sạch khơng khí, cải thiện mơi trường; có thể xây dựng những khu
du lịch sinh thái trong rừng cao su.
2.1.5. Giải pháp phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu
Theo từ ñiển Tiếng Việt, giải pháp là cách giải quyết các vấn đề khó
khăn. Do đó, giải pháp phát triển sản xuất mủ cao su là các biện pháp giải
quyết những khó khăn trong q trình sản xuất để mở rộng diện tích, nâng cao
năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất mủ cao su, ñảm bảo sản xuất mủ
cao su phát triển bền vững. Những khó khăn trong sản xuất mủ cao su đó là:
- Khó khăn trong bố trí diện tích, mở rộng vùng sản xuất: Xuất phát từ
những hạn chế về ñiều kiện ñất ñai (diện tích, thổ nhưỡng, địa hình...), cơng

tác quy hoạch, sự cạnh tranh khi ñất ñai ñược sử dụng vào nhiều mục đích
khác nhau...Những khó khăn này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng diện tích
trồng cao su.
- Khó khăn về vốn: Trồng cao su địi hỏi nguồn vốn ban đầu khá lớn,
trong khi đó nơng dân thường thiếu vốn sản xuất hoặc nguồn vốn được sử
dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Do đó, giải quyết vấn đề khó khăn về
vốn ñể phát triển sản xuất cao su thiên nhiên ñòi hỏi phải huy ñộng nguồn vốn
từ nhiều nguồn và phải tập trung ưu tiên nguồn vốn cho sản xuất bằng các cơ
chế chính sách, chương trình, dự án cụ thể.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 14


- Những khó khăn do cơ chế, chính sách: Các cơ chế chính sách của
Chính phủ đơi khi có tác ñộng tích cực ñến ngành này, vùng này những lại tác
động tiêu cực đến ngành, vùng khác. Các chính sách trong sản xuất nơng
nghiệp thường tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, do đó, việc đề ra các
chính sách phù hợp thực tiễn, có tính đồng bộ là rất khó khăn. Việc triển khai
thực hiện các chính sách vào thực tiễn, trực tiếp đến người sản xuất cịn nhiều
bất cập, khó thực hiện. Những vẫn đề khó khăn đó ảnh hưởng ñến sự phát
triển của ngành sản xuất mà chính sách đó tác động vào.
- Hạn chế về trình ñộ nhận thức, kỹ thuật, tay nghề của người lao ñộng:
Nông dân, ñặc biệt là các vùng sâu, vùng xa thường hạn chế về trình độ văn
hố, kỹ thuật, tay nghề sản xuất yếu kém, sản xuất vẫn trông chờ ỷ lại, thiếu
năng động. Trong khi đó, sản xuất hàng hố địi hỏi người lao động phải
chun nghiệp, có tay nghề, kỹ thuật và tư duy kinh tế. Vì vậy, những hạn chế
về khả năng nhận thức, tay nghề, kỹ thuật là khó khăn cơ bản trong sản xuất
nơng nghiệp ở nước ta hiện nay.
- Những khó khăn về hạ tầng kinh tế, xã hội như ñiều kiện cơ sở hạ
tầng (giao thơng, thuỷ lợi, hệ thống điện...) thấp kém; phong tục tập quán lạc
hậu, xuất phát ñiểm của nền kinh tế thấp; cơng nghiệp, dịch vụ, thương mại

chưa đáp ứng được u cầu của sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của sản
xuất.
- Tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm mủ cao su là nguồn nguyên liệu ñầu
vào cho rất nhiều ngành công nghiệp, việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm
thường phải do các doanh nghiệp ñảm nhận, nơng dân khó có thể tự bảo quản,
chế biến. Vì vậy, sản xuất mủ cao su phải gắn với chế biến và tiêu thụ sản
phẩm. Bên cạnh đó, giá cả thị trường ln biến động, nếu khơng có sự liên kết
chặt chẽ giữa những người sản xuất, sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm
thì sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ.
ðể giải quyết được các vấn đề khó khăn trong sản xuất mủ cao thiên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 15


nhiên cần có các giải pháp đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế của sản
xuất, có như vậy mới thúc ñẩy sản xuất phát triển.
2.1.6. Các chủ trương, chính sách của ðảng và Nhà nước đối với phát triển
sản xuất mủ cao su.
Trước lợi ích nhiều mặt của cao su về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi
trường, ðảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ñồng bộ nhằm thúc
ñẩy phát triển cây cao su. Một số chính sách có ảnh hưởng đến sự phát triển
sản xuất mủ cao su đó là:
- Nghị Quyết số 15/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 của Quốc
hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nơng nghiệp.
- Nghị định 129/2003/Nð-CP, ngày 3 tháng 11 năm 2003 của Chính
Phủ quy ñịnh chi tiết ban hành Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17 tháng
06 năm 2003 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nơng nghiệp.
- Quyết định số 110/2002/Qð-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ về việc lập, sử dụng quản lý Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng.
- Quyết ñịnh số 564/Qð-HHCS, ngày 14-11-2006 của Chủ tịch Hiệp
hội Cao su Việt Nam về việc ban hành “Quy chế quản lý tài chính Quỹ Bảo

hiểm xuất khẩu Cao su”.
- Quyết ñịnh số 610/Qð-HHCS, ngày 5-12-2006 của Chủ tịch Hiệp hội
Cao su Việt Nam về việc thành lập Hội ñồng quản lý Quỹ Bảo hiểm xuất
khẩu Cao su.
- Quyết ñịnh số 621/Qð-HHCS, ngày 07-12-2006 của Chủ tịch Hiệp
hội Cao su Việt Nam về việc mức đóng góp Quỹ Bảo hiểm Xuất khẩu Cao su;
- Quyết định số 639/Qð-HHCS, ngày 12-12-2006 của Chủ tịch Hiệp
hội Cao su Việt Nam về việc Ban hành Quy chế hoạt ñộng của Hội ñồng
Quản lý Quỹ Bảo hiểm Xuất khẩu Cao su.
- Quyết ñịnh số 563/Qð-HHCS, ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Chủ tịch
Hiệp hội cao su Việt Nam về việc thành lập Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu Cao su.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 16


- Quyết ñịnh số 966/Qð-TTg ngày 17 tháng 07 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh giai ñoạn
2006- 2010 và ñịnh hướng phát triển đến năm 2020 của Tổng Cơng ty Cao su
Việt Nam.
- Quyết ñịnh số 248/2006/Qð-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2006 của
Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đồn Cơng
nghiệp Cao su Việt Nam.
- Quyết ñịnh số 249/2006/Qð-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2006 của
Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cơng ty mẹ - Tập đồn Cơng nghiệp
Cao su Việt Nam.
Như vậy, các văn bản pháp luật (các nghị ñịnh và quyết ñịnh) nêu trên
ñều hướng tới thúc ñẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu cao su của Việt Nam.
2.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển sản xuất mủ cao su nguyên liệu
2.2.1. Tình hình phát triển sản xuất mủ cao su tự nhiên trên thế giới và bài
học kinh nghiệm
2.2.1.1. Khái quát tình hình sản xuất cao su tự nhiên trên thế giới:

Cây cao su ban ñầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách ñây
gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở ñây ñã biết lấy nhựa của cây này dùng
ñể tẩm vào quần áo chống ẩm ướt và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp
hội hè. Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra cơng nghệ lưu hóa năm 1839
ñã dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus
(bang Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brasil.
Ngày nay, phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại ðông Nam Á và
một số tại khu vực châu Phi nhiệt ñới với tổng diện tích cao su tồn thế giới
đã lên tới gần 7 triệu ha.
Về sản lượng cao su thế giới trong những năm gần ñây: Qua số liệu ở
bảng 1 ta thấy sản lượng cao su thế giới có nhiều biến động, năm 2008 sản
lượng đạt 9.077 nghìn tấn, giảm 2,3% so với năm 2007, năm 2009 lại tăng lên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 17


9.695 nghìn tấn, tăng 6,81% so với năm 2008, bình qn giai đồn này tăng
2,15%/năm. Sản lượng cao su tập trung ở khu vực Châu Á, chiếm tới 92,76%,
cụ thể là các nước ðông Nam Á như Indonisia, Malaysia, Thái Lan và Việt
Nam. Khu vực quê hương của cây cao su là Nam Mỹ diện tích, sản lượng cao
su lại chiếm rất ít.
Bảng 1: Sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới qua 3 năm
(ðVT: Nghìn tấn)
TT

Chỉ tiêu

1 Sản lượng cao su thiên nhiên thế giới
- Châu Á
- Nam Mỹ
- Châu Phi

2 Tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới
- Bắc Mỹ
- Nam Mỹ
- Châu Âu
- Châu phi
- Châu Á và Châu ðại Dương
3 Cung-Cầu (sự thiếu hụt) cao su thế giới

2007

2008

9.291 9.077
8.619 8.387
228
247
444
443
10.168 10.197
1.157 1.179
568
574
1.674 1.484
114
128
6.655 6.832
(343) (137)

2009
9.695

9.021
228
446
9.452
790
448
991
92
7.131
227

08/07
97,70
97,31
108,33
99,77
100,29
101,90
101,06
88,65
112,28
102,66

So sánh
09/08
106,81
107,56
92,31
100,68
92,69

67,01
78,05
66,78
71,88
104,38

BQ
102,15
102,31
100,00
100,22
96,41
82,63
88,81
76,94
89,83
103,51

(Nguồn: Rubber Statistical Bulletin, April-June 2010 edition)
Về tiêu thụ sản phẩm cao su thiên nhiên thế giới: Năm 2007 và 2008
nhu cầu tiêu thụ cao su thế giới cao hơn sản lượng sản xuất ra. Tuy nhiên, ñến
năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu thụ cao
su thế giới giảm mạnh, sản lượng tiêu thụ chỉ đạt 9.452 nghìn tấn, giảm
7,31% so với năm 2008, dư cung cao su 227 nghìn tấn. Cao su ñược tiêu thụ
lớn ở các thị trường Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), Châu Âu (ðức, Anh, Pháp, Tây
Ban Nha) và Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàm Quốc, Án ðộ...) là các
nước sản xuất cao su ít. Các khu vực Châu Phi và Nam Mỹ có sản lượng sản
xuất lớn hơn nhu cầu tiêu thụ.
Giá cao su thế giới trong những năm qua cũng có những biến động
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp …… 18



×