Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Quản lý tài chính tại văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh hải dương luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản lý tài chính công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.08 KB, 50 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

NGUYỄN HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VĂN PHỊNG UBND
TỈNH HẢI DƯƠNG

CHUN NGÀNH : QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CƠNG
MÃ SỐ

: 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. PHẠM THỊ LAN ANH

HÀ NỘI – 2020


BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

NGUYỄN HẢI DƯƠNG
LỚP: CQ54/01.01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VĂN PHỊNG UBND


TỈNH HẢI DƯƠNG

CHUN NGÀNH : QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CƠNG
MÃ SỐ

: 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. PHẠM THỊ LAN ANH

HÀ NỘI – 2020


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Hải Dương

SV: Nguyễn Hải Dương

i

Lớp: CQ54/01.01



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SV: Nguyễn Hải Dương

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

CQNN

:

Cơ quan nhà nước

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

KBNN


:

Kho bạc nhà nước

KT-XH

:

Kinh tế - Xã hội

NSNN

:

Ngân sách nhà nước

QLHC

:

Quản lý hành chính

QLTC

:

Quản lý tài chính

TSCĐ


:

Tài sản cố định

UBND

:

Ủy ban nhân dân

XDCB

:

Xây dựng cơ bản

ii

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CƠ QUAN ...........9
NHÀ NƯỚC................................................................................................................9
1.1. Lý luận chung về cơ quan nhà nước .................................................................9
1.1.1. Khái niệm cơ quan nhà nước ......................................................................9
1.1.2. Phân loại cơ quan nhà nước .......................................................................9
1.1.3. Đặc điểm của cơ quan nhà nước ..............................................................10
1.2. Lý luận chung về quản lý tài chính tại cơ quan nhà nước ..............................11
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................11
1.2.2. Quản lý nguồn kinh phí tại cơ quan nhà nước .........................................11
1.2.3. Quản lý kinh phí sử dụng tại cơ quan nhà nước.......................................12
1.2.3.1. Lập dự toán ........................................................................................13
1.2.3.2. Chấp hành dự toán .............................................................................15
1.2.3.3. Quyết toán ngân sách .........................................................................16
1.2.4. Quản lý chênh lệch thu – chi tại cơ quan nhà nước .................................18
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VĂN PHỊNG UBND
TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017 – 2019 ......................................................19
2.1. Khái quát về tỉnh Hải Dương và bộ máy quản lý tài chính tại Văn phòng UBND
tỉnh Hải Dương ......................................................................................................19
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương ................................19
2.1.2. Bộ máy quản lý tài chính tại Văn phịng UBND tỉnh Hải Dương ...........21
2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương giai đoạn
2017-2019 ..............................................................................................................23
2.2.1. Thực trạng quản lý nguồn kinh phí ..........................................................23
2.2.2. Thực trạng quản lý kinh phí sử dụng .......................................................25
2.2.2.1. Thực trạng lập dự tốn .......................................................................25
SV: Nguyễn Hải Dương

iii

Lớp: CQ54/01.01



Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

2.2.2.2. Thực trạng chấp hành dự toán............................................................27
2.2.2.3. Thực trạng quyết toán ........................................................................31
2.2.3. Quản lý chênh lệch thu-chi .......................................................................32
2.3. Đánh giá chung ...............................................................................................34
2.3.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................34
2.3.2. Hạn chế .....................................................................................................36
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI VĂN PHÒNG UBND TỈNH HẢI DƯƠNG .....................................................37
3.1. Mục tiêu, phương hướng hồn thiện quản lý tài chính tại Văn phịng UBND
tỉnh Hải Dương ......................................................................................................37
3.1.1. Mục tiêu ....................................................................................................37
3.1.2. Phương hướng ..........................................................................................37
3.2. Giải pháp hồn thiện quản lý tài chính tại đơn vị ...........................................38
3.2.1. Hồn thiện và tiếp tục cơng tác quản lý tài chính theo chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm .................................................................................................38
3.2.2. Đổi mới phương pháp lập dự toán để bám sát với tình hình nhu cầu thu chi. ......................................................................................................................38
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát định kỳ việc quản lý tài chính
nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm ................................................40
3.2.4. Hoàn thiện bộ máy và nhân sự quản lý tài chính – kế tốn......................41
3.3. Điều kiện áp dụng giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý tài chính tại Văn
phịng UBND tỉnh Hải Dương ...............................................................................42
KẾT LUẬN ...............................................................................................................44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. vi
PHỤ LỤC ................................................................................................................ viii


SV: Nguyễn Hải Dương

iv

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
Bảng 2.1

Tên các bảng, các hình

Trang

Cơ cấu tổ chức của Văn phịng UBND tỉnh Hải

22

Dương
Bảng 2.2

Tình hình giao dự tốn kinh phí hoạt động tại Văn


23

phịng UBND tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2019
Bảng 2.3

Nguồn kinh phí từ NSNN cấp cho Văn phịng UBND

24

tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2019
Bảng 2.4

Tình hình giao dự tốn chi của Văn phịng UBND tỉnh

26

Hải Dương giai đoạn 2017-2019
Bảng 2.5

Tình hình sử dụng kinh phí giao tự chủ tại Văn phòng

28

UBND tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2019
Bảng 2.6

Tình hình sử dụng kinh phí giao nhưng khơng thực

30


hiện chế độ tự chủ tại Văn phòng UBND tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2017-2019
Bảng 2.7

Tình hình sử dụng kinh phí tiết kiệm được tại Văn

33

phòng UBND tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2019

SV: Nguyễn Hải Dương

v

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Cơ quan nhà nước (CQNN) là bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước,
có chức năng thực thi công tác quản lý nhà nước, hoạch định và thực hiện các
chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội, vì vậy, việc đảm bảo duy trì hoạt
động của các cơ quan nhà nước là vơ cùng quan trọng, nhất là cơng tác quản lý
hành chính. Quản lý tài chính trong các CQNN là q trình áp dụng các công
cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính trong
các CQNN để đạt được những mục tiêu đã định. Để quản lý tài chính trong các

CQNN, CQNN sử dụng nhiều phương pháp cũng như nhiều công cụ khác nhau
nhưng mục đích hướng đến của việc quản lý tài chính cũng là tính hiệu quả
trong hoạt động tài chính để nhằm đạt đến những mục tiêu đã định. Xây dựng
cơ chế quản lý và sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn kinh phí được giao cho
các cơ quan nhà nước để đảm bảo thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí là một
nhiệm vụ quan trọng.
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, cơ
chế quản lý đối với CQNN đã bộc lộ những hạn chế lớn cần phải khắc phục,
đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và quản lý biên chế. Chương trình tổng thể
cải cách hành chính nhà nước với 6 nội dung lớn, đó là cải cách thể chế; cải
cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây
dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài
chính cơng; hiện đại hóa hành chính. Trong đó, cải cách cơ chế quản lý tài chính
trong nội dung cải cách tài chính cơng là một bước đột phá. Bởi lẽ, cơ chế tài
chính là cơng cụ đắc lực để khai thác, động viên và tập trung các nguồn lực tài
chính, đáp ứng đầy đủ kịp thời cho nhu cầu chi tiêu mà nhà nước đã dự tính và
phát sinh.

SV: Nguyễn Hải Dương

6

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 130/2005/NĐ – CP ngày

17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế
và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, tỉnh Hải
Dương, trong đó dẫn đầu là UBND tỉnh Hải Dương đã nghiêm túc thực hiện
cải cách cơ chế quản lý tài chính theo như đúng Nghị định ban hành. Trong
thời gian qua, công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm tại UBND tỉnh tỉnh Hải Dương và cụ thể là văn phịng UBND tỉnh
Hải Dương tuy có sự chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu nhưng
vẫn cịn những tồn tại những sai sót ở một số mảng cần phải được khắc phục,
hoàn thiện để đạt hiệu quả tối đa. Xuất phát từ lý do trên, tơi chọn đề tài
“Quản lý tài chính tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương” cho
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu lí luận và đánh giá thực trạng quản lý tài
chính tại Văn phịng UBND tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2019, từ đó làm rõ
những ưu điểm, nhược điểm và đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện việc
quản lý tại Văn phịng UBND tỉnh Hải Dương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn
❖ Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực
trạng quản lý tài chính tại CQNN.
❖ Phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn:
Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về nguồn kinh phí
và việc sử dụng nguồn kinh phí tại cơ quan nhà nước nói chung và cụ thể
là tại Văn phịng UBND tỉnh Hải Dương (khơng bao gồm chi cho đầu tư
phát triển).
Phạm vi không gian: Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương.
Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2017-2019.

SV: Nguyễn Hải Dương

7


Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: Thu thập tài liệu, số liệu thông qua
báo cáo các năm.
- Phương pháp thực nghiệm thông qua quan sát, phỏng vấn các cán bộ,
chuyên viên tại Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương.
- Phương pháp thống kê: Thống kê lại các tài liệu đã thu thập được, tìm
kiếm các thơng tin hữu ích, phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp đối chiếu - so sánh: Đối chiếu - so sánh giữa các năm về số
dự toán, quyết toán, qui chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng tài sản công… So
sánh giữa công việc thực tế và các kiến thức được học tại trường.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích tổng hợp thơng tin, tài liệu
số liệu thu thập được, tìm ra được nguyên nhân, rút ra kết luận từ việc thống
kê, so sánh, phỏng vấn, từ đó rút ra giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế
của đơn vị.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài những phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính ở cơ quan nhà nước.
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Văn phịng UBND tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp cải thiện việc quản lý tài chính tại
Văn phịng UBND tỉnh Hải Dương.


SV: Nguyễn Hải Dương

8

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CƠ QUAN
NHÀ NƯỚC
1.1. Lý luận chung về cơ quan nhà nước
1.1.1. Khái niệm cơ quan nhà nước
Nhà nước được cấu thành bới 2 bộ phận là Cơ quan nhà nước và Đơn vị
sự nghiệp cơng lập. Trong đó, cơ quan nhà nước ra đời để làm nhiệm vụ quản
lý nhà nước, nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục
tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Vì vậy, cơ quan nhà nước là một bộ
phận vơ cùng quan trọng trong hệ thống nhà nước của mỗi quốc gia.
Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những
nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những
quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực
hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước. [11]
1.1.2. Phân loại cơ quan nhà nước
Các CQNN có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên
có thể đề cập tới hai cách phân loại phổ biến sau:
Thứ nhất, căn cứ vào thiết chế tổ chức bộ máy, CQNN được chia thành:
Cơ quan quyền lực nhà nước, bao gồm Quốc hội là cơ quan quyền lực cao

nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng nhân dân là
cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Cơ quan hành pháp bao gồm Chính phủ tại trung ương, các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện,
xã, các sở, phòng, ban… tại địa phương.
Cơ quan tư pháp bao gồm Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát các cấp.
Thứ hai, căn cứ vào thiết chế quản lý tài chính, CQNN được chia thành:

SV: Nguyễn Hải Dương

9

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Đơn vị dự tốn cấp I gồm: Các Bộ, ngành và các tổ chức tương đương tại
trung ương; Các sở, ban ngành và các đơn vị tương đương thuộc cấp tỉnh; Các
đơn vị cấp phòng và tương đương thuộc cấp huyện thuộc đối tượng phải lập và
nộp báo cáo tài chính tổng hợp cho cơ quan tài chính và KBNN đồng cấp theo
quy định.
Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn
vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán
cấp III (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I), chịu trách nhiệm
tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn và quyết tốn ngân sách của đơn vị mình và
cơng tác kế toán và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định.
Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị

dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự tốn ngân sách, có trách nhiệm tổ chức, thực
hiện cơng tác kế tốn và quyết tốn ngân sách của đơn vị mình và đơn vị sử
dụng ngân sách trực thuộc (nếu có) theo quy định.
Đơn vị dự tốn cấp IV là đơn vị sử dụng ngân sách.
1.1.3. Đặc điểm của cơ quan nhà nước
Một là, CQNN mang ý chí của hệ thống quyền lực.
CQNN có quyền nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp
luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi
ích cơng trong phạm vi thẩm quyền của mình, CQNN có quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật đồng thời giám sát
thực hiện các văn bản mà mình ban hành và có quyền thực hiện các biện pháp
cưỡng chế khi cần thiết.
Hai là, CQNN được thành lập và hoạt động dựa trên quy định của
pháp luật.
CQNN có nhiệm vụ, thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp
trong thực thi công việc được giao với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước
mà quan hệ đó được quy định bởi thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định.

SV: Nguyễn Hải Dương

10

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Ba là, thẩm quyền của các CQNN là có giới hạn.

Giới hạn thẩm quyền CQNN bao gồm giới hạn không gian (lãnh thổ), thời
gian có hiệu lực và đối tượng chịu sự tác động. Thẩm quyền của cơ quan phụ
thuộc vào địa vị pháp lý của nó trong bộ máy nhà nước. Giới hạn thẩm quyền
của CQNN là giới hạn pháp lý vì được pháp luật quy định.
Bốn là, nguồn nhân sự chính trong CQNN là đội ngũ cán bộ, cơng chức
được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Luật
cán bộ, cơng chức.
Năm là, mỗi CQNN có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp
luật quy định.
1.2. Lý luận chung về quản lý tài chính tại cơ quan nhà nước
1.2.1. Khái niệm
Quản lý tài chính trong các CQNN là q trình áp dụng các cơng cụ và
phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các nguồn kinh phí trong các
CQNN để đạt những mục tiêu đã định.
Đối tượng quản lý của quản lý tài chính trong các CQNN đó chính là hoạt
động tài chính của những CQNN này. Đó là các mối quan hệ kinh tế trong phân
phối gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong mỗi
CQNN. Cụ thể là việc quản lý các nguồn tài chính cũng như những khoản chi
đầu tư hoặc các khoản chi thường xuyên của các CQNN. Để Quản lý tài chính
trong các CQNN; CQNN sử dụng nhiều phương pháp cũng như nhiều cơng cụ
quản lý khác nhau nhưng mục đích hướng đến của quản lý tài chính trong các
CQNN cũng là tính hiệu quả trong hoạt động tài chính để nhằm đạt đến những
mục tiêu đã định.
1.2.2. Quản lý nguồn kinh phí tại cơ quan nhà nước
Thứ nhất, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp để sử dụng cho chi hoạt
động quản lý hành chính của các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, bao gồm:

SV: Nguyễn Hải Dương

11


Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Quỹ tiền lương khốn bao gồm: Mức lương theo ngạch, bậc hoặc mức
lương chức vụ, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp (bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn theo quy định);
Khoản chi hoạt động thường xuyên theo số biên chế và người lao động
được cấp có thẩm quyền giao và định mức phân bổ ngân sách nhà nước
hiện hành.
Chi mua sắm tài sản trang thiết bị phương tiện làm việc sửa chữa thường
xuyên TSCĐ.
Các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên: Chỉ giao kinh
phí thực hiện chế độ tự chủ đối với những hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường
xuyên mà tại thời điểm phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước hàng năm
theo quy định đã có dự tốn chi tiết tính theo khối lượng cơng việc và tiêu
chuẩn, chế độ định mức quy định, được cơ quan chủ quản thẩm tra tổng hợp
trong phương án phân bổ giao dự tốn.
Thứ hai, Phần thu phí, lệ phí được để lại để trang trải chi phí thu và các
khoản thu khác:
Trường hợp cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được cấp có thẩm quyền giao
thu phí, lệ phí thì việc xác định mức phí, lệ phí được trích để lại bảo đảm hoạt
động phục vụ thu căn cứ vào các văn bản do cơ quan có thẩm quyền quy định
(trừ số phí, lệ phí được để lại để mua sắm tài sản cố định và số phí, lệ phí được
để lại theo các quy định khác nếu có).
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

1.2.3. Quản lý kinh phí sử dụng tại cơ quan nhà nước
Từ 3 nguồn kinh phí trên, CQNN sử dụng kinh phí được giao để chi tiêu
cho các công việc và nhiệm vụ tại đơn vị. Tuy nhiên, nguồn kinh phí mà các
CQNN sử dụng chủ yếu là từ nguồn NSNN cấp, các nguồn phí, lệ phí và nguồn
khác chỉ chiếm một phần nhỏ.

SV: Nguyễn Hải Dương

12

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Để sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí này, quy trình chi NSNN tại các
CQNN gồm ba khâu, bao gồm lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán.
1.2.3.1. Lập dự toán
Dự toán NSNN là bản kế hoạch tài chính của Nhà nước được xây dựng
và thực hiện trong vòng 1 năm. Dự tốn NSNN ngồi phản ánh bức tranh tài
chính của một đơn vị, cịn phản ánh sự phân chia lợi ích của các cấp chính
quyền.
Lập dự tốn là q trình phân tích, đánh giá, tổng hợp, lập dự tốn nhằm
xác lập các chỉ tiêu thu chi của đơn vị dự kiến có thể đạt được trong năm kế
hoạch, đồng thời xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế - tài chính để đảm
bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra.
Dự tốn kinh phí sử dụng tại CQNN được lập theo 2 phần khác nhau: kinh
phí giao thực hiện tự chủ và kinh phí giao nhưng khơng thực hiện tự chủ.

Thứ nhất, đối với kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ, đơn vị phải
căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, căn cứ vào định mức tiêu chuẩn chi và
dự toán thu đã được lập của năm, sau đó dự báo nhu cầu chi trong năm kế hoạch
và kết quả thực hiện kế hoạch chi tiêu năm trước để lập dự toán, cụ thể như sau:
Quỹ tiền lương gồm mức lương theo ngạch, bậc hoặc mức lương chức vụ,
các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp, đơn vị lập dự tốn dựa
vào số biên chế, số lao động hợp đồng không xác định và chế độ, tiêu chuẩn,
định mức về tiền lương.
Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy các
cơ quan bao gồm Khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin, tuyên
truyền, liên lạc, cơng tác phí, hội nghị, tổng kết, đồn ra, đồn vào, vật tư văn
phịng, thanh tốn dịch vụ cơng cộng được lập dự toán dựa trên số biên chế và
định mức phân bổ của NSNN.
Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm

SV: Nguyễn Hải Dương

13

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

cũng được các đơn vị lập dự toán dựa theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức.
Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị phương tiện làm việc, sửa chữa thường
xuyên TSCĐ được đơn vị lập dự toán căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức
được quy định.

Thứ hai, đối với các khoản chi giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ,
hàng năm cơ quan thực hiện chế độ tự chủ lập dự tốn báo cáo nhu cầu sử dụng
kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ đặc thù khơng mang tính chất thường
xuyên theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao.
Trình tự lập dự tốn:
Bước 1: Hướng dẫn và thơng báo số kiểm tra
Hàng năm, để lập dự tốn trong các CQNN cần địi hỏi phải có cơng tác
hướng dẫn lập dự tốn của cơ quan tài chính cấp trên và thơng báo số kiểm tra
dự tốn.
Bước 2: Lập và tổng hợp dự toán
Dự toán chi phản ánh nhu cầu chi dự kiến năm kế hoạch của đơn vị theo
Mục lục ngân sách. Dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự tốn kinh
phí, các đơn vị dự toán cơ sở tiến hành lập dự toán kinh phí của mình để gửi
đơn vị dự tốn cấp trên hoặc cơ quan tài chính.
Bước 3: Lập Báo cáo thuyết minh dự toán
Trên cơ sở dự toán thu và dự toán chi, tiến hành lập Bản Báo cáo thuyết minh
dự toán. Trên Bản báo cáo thuyết minh dự toán phải chỉ ra được các nội dung
gồm: Căn cứ xác định các chỉ tiêu trong dự toán; Cơ cấu thu, chi tài chính dự tốn
có phù hợp với định mức quy định và nhiệm vụ được giao hay không; Sự thay đổi
thu chi tài chính dự tốn năm kế hoạch so với năm báo cáo như thế nào, nguyên
nhân cụ thể của sự thay đổi đó; Các biện pháp cơ bản để thực hiện tốt dự toán.

SV: Nguyễn Hải Dương

14

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp


Học viện Tài chính

1.2.3.2. Chấp hành dự toán
Chấp hành dự toán ngân sách là khâu tiếp theo khâu lập ngân sách của một
chu trình ngân sách. Chấp hành dự tốn Ngân sách là q trình sử dụng tổng
hợp các biện pháp kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu
chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị trở thành hiện thực.
Mục tiêu của chấp hành dự toán ngân sách là:
- Triển khai thực hiện các chỉ tiêu ghi trong dự toán ngân sách năm của
đơn vị từ khả năng, dự kiến thành hiện thực. Từ đó góp phần biến các chỉ tiêu
của kế hoạch phát triển KT-XH của Nhà nước từ khả năng thành hiện thực.
- Thông qua việc thực hiện dự toán ngân sách mà tiến hành kiểm tra việc
thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế tài chính của
nhà nước.
Căn cứ vào dự tốn chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan
thực hiện chế độ tự chủ phân bổ dự toán được giao theo hai phần: Phần dự toán
chi ngân sách nhà nước giao thực hiện chế độ tự chủ và phần dự toán chi ngân
sách nhà nước giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ gửi cơ quan tài chính
cùng cấp để thẩm tra theo quy định.
Thời gian thực hiện chấp hành dự toán chi thường xuyên được tính từ ngày
01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. Các khoản chi hoạt động chia thành
2 phần: khoản chi giao để thực hiện tự chủ và khoản chi giao nhưng không thực
hiện chế độ tự chủ phải được ghi rõ ràng, chi tiết.
Nội dung sử dụng kinh phí chi hoạt động tại CQNN theo cơ chế tự chủ:
Thứ nhất, các khoản chi giao thực hiện chế độ tự chủ bao gồm:
Nhóm 1: Các khoản chi thanh tốn cho cá nhân: Tiền lương, tiền công,
phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể
và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định.
Nhóm 2: Chi phí nghiệp vụ chun mơn, gồm có: Thanh tốn dịch vụ cơng


SV: Nguyễn Hải Dương

15

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

cộng, chi phí thuê mướn, chi vật tư văn phịng, thơng tin tun truyền, liên lạc;
Chi hội nghị cơng tác phí trong nước khi các đồn đi cơng tác nước ngồi và các
đồn khách nước ngồi vào Việt Nam; Chi phí th mướn; sửa chữa phục vụ công
tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các cơng trình hạ tầng từ kinh phí thường
xun; chi phí nghiệp vụ chun mơn của từng ngành.
Nhóm 3: Chi mua sắm tài sản trang thiết bị phương tiện vật tư sửa chữa
thường xuyên TSCĐ (trừ chi phí mua ô tô phục vụ công tác, chi phí sửa chữa
lớn, mua sắm TSCĐ có giá trị lớn mà chi phí thường xun khơng đáp ứng
được và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Nhóm 4: Chi khác, gồm có: các khoản chi thu phí và lệ phí theo quy định;
chi tiếp khách; chi cho công tác Đảng, các khoản chi mang tính chất thường
xuyên khác.
Thứ hai, các khoản chi giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ gồm
những khoản chi để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ, các khoản
chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức, các khoản chi
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, các khoản chi thực hiện các nhiệm
vụ do Nhà nước đặt hàng theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định, chi
vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định, chi

thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao, chi thực hiện
tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định.
Khi tiến hành hoạt động quản lý tài chính trong một đơn vị, để đảm bảo
thu, chi có hiệu quả đơn vị phải căn cứ vào các nghị định và thơng tư hướng
dẫn. Q trình thực hiện thu chi phải đảm bảo đúng theo pháp luật quy định
trên cơ sở việc thực hiện phải cân đối giữa thu và chi.
1.2.3.3. Quyết toán ngân sách
Quyết toán là khâu cuối cùng trong q trình quản lý tài chính năm. Quyết
tốn là q trình kiểm tra rà sốt, chỉnh lý số liệu đã được phản ánh sau một kỳ

SV: Nguyễn Hải Dương

16

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

chấp hành dự tốn, tổng kết đánh giá q trình thực hiện dự tốn năm.
Sau khi kết thúc năm ngân sách, đơn vị phải thực hiện:
Khóa sổ thu chi ngân sách cuối năm: Đến ngày 31 tháng 12, đơn vị phải
xác định chính xác số dư tạm ứng, số dư dự tốn cịn lại chưa chi, số dư tài
khoản tiền gửi của đơn vị để có phương hướng xử lý theo quy định.
Về nguyên tắc, các khoản chi được bố trí trong dự tốn ngân sách năm
nào chỉ được chi trong niên độ ngân sách năm đó.
Lập báo cáo quyết tốn: Báo cáo quyết tốn ngân sách dùng để tổng hợp
tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước;

tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị trong kỳ kế toán năm, cung
cấp thơng tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực
trạng của đơn vị.
Xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán: Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt
quyết toán của CQNN sử dụng NSNN. Xét duyệt quyết toán năm được thực
hiện theo các nội dung sau: Xét duyệt từng khoản chi phát sinh tại đơn vị; Các
khoản chi phải bảo đảm các điều kiện chi quy định; Các khoản chi phải hạch
toán theo đúng chế độ kế toán nhà nước, đúng mục lục ngân sách nhà nước,
đúng niên độ ngân sách; Các chứng từ phải hợp pháp, số liệu trong sổ kế toán
và báo cáo quyết toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu của Kho bạc
Nhà nước.
Đối với các các khoản chi được giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ,
trường hợp nhiệm vụ đặc thù nếu được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển
sang năm sau thực hiện (bao gồm cả trường hợp hoạt động đặc thù đang thực
hiện dở dang) thì được chuyển số dư kinh phí sang năm sau để tiếp tục thực
hiện nhiệm vụ đặc thù đó và được tính vào kinh phí giao tự chủ của năm sau;
đối với nhiệm vụ đặc thù đã thực hiện một phần thì được quyết tốn phần kinh
phí đã triển khai theo quy định.

SV: Nguyễn Hải Dương

17

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính


1.2.4. Quản lý chênh lệch thu – chi tại cơ quan nhà nước
Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ
quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao
về kinh phí thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là
kinh phí tiết kiệm.
Các hoạt động nghiệp vụ đặc thù đã giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ
nếu khơng thực hiện nhiệm vụ đã giao, hoặc thực hiện không đầy đủ khối lượng
cơng việc thì khơng được xác định là kinh phí tiết kiệm và phải nộp trả NSNN
phần kinh phí khơng thực hiện.
Kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung sau đây:
Thứ nhất, bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức người lao động (hoặc
cho từng bộ phận trực thuộc) theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả
công việc của từng người (hoặc của từng bộ phận trực thuộc). Người nào, bộ
phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất cơng tác cao thì
được trả TNTT cao hơn. Mức chi trả chụ thể do thủ trưởng cơ quan quyết định
sau khi thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan.
Thứ hai, chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân theo
kết quả công việc và thành tích đóng góp ngồi chế độ khen thưởng theo quy
định hiện hành của luật thi đua khen thưởng.
Thứ ba, Chi cho hoạt động phúc lợi tập thể: Hỗ trợ các đoàn thể; hỗ trợ
các ngày lễ, tết các ngày kỷ niệm (kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam, ngày thương
binh liệt sĩ, ngày quân đội nhân dân…); trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột
xuất; trợ cấp hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau; trợ cấp nghỉ hưu; hỗ trợ cho cán bộ ,
công chức và người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giảm biên chế;
chi khám sức khỏe định kỳ; khi xây dựng, sửa chữa các cơng trình phúc lợi.
Thứ tư, trích lập quỹ dự phịng: Số kinh phí tiết kiệm được cuối năm chưa
sử dụng hết được chuyển vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

SV: Nguyễn Hải Dương


18

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VĂN PHỊNG UBND
TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017 – 2019
2.1. Khái quát về tỉnh Hải Dương và bộ máy quản lý tài chính tại Văn
phịng UBND tỉnh Hải Dương
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương
Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác
kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh, tiếp giáp với
các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và thành phố
cảng Hải Phịng.
Tỉnh Hải Dương có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt với 4
mùa; nhiệt độ trung bình là 23 độ C; độ ẩm trung bình hàng năm từ 78 đến
87%; lượng mưa trung bình hàng năm từ 1,500mm đến 1,700 mm. Theo số
liệu thống kê, từ năm 1972 đến nay, Hải Dương không bị ảnh hưởng nặng
nề bởi mưa và bão.
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1,652 km2. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc
đến Đơng Nam. Hải Dương gồm có 2 vùng chính: vùng núi trung du và vùng
đồng bằng. Vùng núi trung du chiếm khoảng 11% tổng diện tích đất tự nhiên
của tồn tỉnh và chủ yếu bao gồm hai huyện Chí Linh và Kinh Mơn, rất thích
hợp cho việc xây dựng và hình thành các khu cơng nghiệp và du lịch, trồng cây
ăn quả, cây lấy gỗ và nhiều loại cây công nghiệp khác. Vùng đồng bằng chiếm

89% tổng diện tích tự nhiêu, với độ cao trung bình từ 3m đến 4m so với mực
nước biển, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thích hợp cho trồng các loại
cây lượng thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
Hải Dương có tiềm năng lớn về sản xuất vật liệu xây dựng, như đá vôi với
trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, đất sét để sản xuất vật liệu chịu lửa với trữ

SV: Nguyễn Hải Dương

19

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

lượng khoảng 8 triệu tấn, cao lanh - nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ với
trữ lượng khoảng 400.000 tấn, quặng bô - xít dùng để sản xuất đá mài và bột
mài cơng nghiệp với trữ lượng khoảng 200.000 tấn. Những nguồn tài nguyên
này chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Chí Linh và Kinh Mơn.
Hải Dương có vị trí quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
và kề sát vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ. Đây là nơi có lợi thế vô
cùng lớn trong việc giao lưu, trao đổi thương mại với Thủ đơ Hà Nội, Hải
Phịng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái
Bình, Hưng Yên.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh liên tục đạt tăng trưởng
khá và ổn định. Theo đó, tăng trưởng kinh tế của tỉnh ước đạt 7,2%. Ngành
cơng nghiệp, xây dựng tăng 10,1%, đóng góp 5,8 điểm % vào tăng trưởng tổng

sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP). Tình hình sản xuất kinh doanh nhìn chung
vẫn tăng trưởng ổn định; ngành xây dựng tăng trưởng khá. Ngành dịch vụ tăng
6,5% đóng góp 2,0 điểm % vào tăng trưởng GRDP. Doanh thu các ngành dịch
vụ như vận tải, kho bãi (+7,1%), thương mại bán lẻ (+6,6%), dịch vụ tiêu dùng
(+7,8%) vẫn tăng ổn định. Tuy nhiên, ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản đã giảm
4,9%, làm giảm 0,6 điểm % vào tăng trưởng GRDP; trong đó, ngành trồng trọt
ước giảm 4,3%, tương đương giảm 300 tỷ đồng.
Hải Dương là miền đất giàu di tích lịch sử ,văn hố và danh lam thắng
cảnh, tuy bị chiến tranh, thiên tai tàn phá nặng nề, nhưng nhờ có truyền thống
giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản lịch sử văn hố của dân tộc, cùng sự
quan tâm của chính quyền địa phương, đến nay Hải Dương cịn giữ được hàng
nghìn di tích có giá trị. Đây là tài sản vơ giá, là cơ sở của sử học, là linh hồn và
niềm tự hào của nhân dân địa phương.

SV: Nguyễn Hải Dương

20

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

2.1.2. Bộ máy quản lý tài chính tại Văn phịng UBND tỉnh Hải Dương
Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh là cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh
có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh về: Chương trình, kế hoạch
cơng tác; Kiểm sốt thủ tục hành chính; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một
cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền

giải quyết cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; tổ chức, quản lý và cơng bố các thơng
tin chính thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh; đầu mối cổng Thông tin điện tử, kết nối hệ thống thơng tin hành chính
điện tử chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (bao gồm cả các Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lý văn
thư – lưu trữ và công các quản trị nội bộ của Văn phòng.
Văn phòng UBND tỉnh bao gồm khối đơn vị hành chính (10 phịng ban)
và khối đơn vị sự nghiệp với tổng số biên chế là 78 cơng nhân viên chức.
Lãnh đạo Văn phịng UBND tỉnh Hải Dương gồm có Chánh Văn phịng
và khơng q 03 Phó Chánh Văn phịng.

SV: Nguyễn Hải Dương

21

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương

Phòng Quản trị - Tài vụ là nơi quản lý kinh phí, dự toán được giao hàng
năm, sử dụng các nguồn chi phục vụ hoạt động của UBND tỉnh và Văn phòng
UBND tỉnh đúng chế độ, đúng Luật Ngân sách; Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất,
tài sản, phương tiện, trang thiết bị của cơ quan; kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa
các phương tiện, trang thiết bị của cơ quan, chống xuống cấp trụ sở; Là đầu

mối, phối hợp với các đơn vị thuộc Văn phòng theo dõi việc thực hiện quy chế
chi tiêu nội bộ, quản lý tài sản công theo chế độ tự chủ của Văn phịng; thực
hiện cơng tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Chủ trì, phối hợp với phịng Hành chính - Tổ chức rà sốt phịng làm việc, trang
thiết bị, phương tiện làm việc, tham mưu Lãnh đạo Văn phòng sắp xếp vị trí,
bổ sung theo hướng hợp lý ở các lĩnh vực, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm.
Phòng Quản trị - Tài vụ của Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương gồm có
01 Trưởng phịng, 01 Phó Trưởng phịng, 15 công nhân viên chức chịu sự quản

SV: Nguyễn Hải Dương

22

Lớp: CQ54/01.01


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

lý trực tiếp của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh về tổ chức, biên chế, nhiệm
vụ được giao; trong đó Phó trưởng phịng và 02 nhân viên kế toán phụ trách
các nhiệm vụ về quản lý tài chính của Văn phịng.
2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Văn phịng UBND tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2017-2019
2.2.1. Thực trạng quản lý nguồn kinh phí
Trong q trình quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, mặc dù cịn gặp
nhiều khó khăn nhưng nhìn chung Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương đã
thực hiện đúng các chỉ tiêu tài chính được giao trong năm, các khoản thu
được thực hiện tốt. Văn phòng cũng đã chấp hành tốt chế độ chính sách và

quy định về tài chính.
Trong giai đoạn 2017-2019, thực trạng nguồn thu cho các hoạt động tài
chính của của Văn phịng được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2. Tình hình giao dự tốn kinh phí hoạt động tại Văn phòng
UBND tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2019
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn thu
NSNN cấp

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

23.089,48

24.425,26

29.640,15

Nguồn thu từ phí, lệ phí

0

0

0

Nguồn khác


0

0

0

Nguồn: Báo cáo tài chính, quyết tốn của Văn phịng UBND tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2017-2019.
Nguồn lực tài chính của Văn phịng UBND tỉnh Hải Dương 100% là từ
nguồn kinh phí NSNN cấp; các nguồn thu khác và thu từ phí, lệ phí và viện trợ
là khơng có.

SV: Nguyễn Hải Dương

23

Lớp: CQ54/01.01


×