Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Luận văn thạc sĩ tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã mường hoa, thị xã sa pa, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



------------ ----------

SÙNG A GIẢ
Tên đề tài:

TIẾP CẬN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC HÔ
DÂN TÔC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CÔNG ĐỒNG Ở XÃ MƯỜNG HOA, THỊ XÃ
SA PA, TỈNH LÀO CAI

KHÓA ḶN TỚT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa


: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2016- 2020


Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



------------ ----------

SÙNG A GIẢ
Tên đề tài:

TIẾP CẬN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC HÔ
DÂN TÔC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CÔNG ĐỒNG Ở XÃ MƯỜNG HOA, THỊ XÃ
SA PA, TỈNH LÀO CAI

KHÓA ḶN TỚT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy


Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

:Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2016- 2020

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Bùi Thị Minh Hà

Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi – Sùng A
Giả sinh viên khóa 2016- 2020, khoa KT và PTNT, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa KT và

PTNT, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và những dữ liệu thu thập
được là chính xác.

Sinh viên
Giả
Sùng A Giả


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của quý thầy cô khoa KT và PTNT, Trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên sau năm tháng thực tập em đã hồn thành Khóa
luận tốt nghiệp “Tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch
cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai”.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản
thân cịn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cơ, cơ chú, anh chị tại địa phương
em thực tập.
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô giáo – ThS Bùi Thị Minh Hà và
TS Đỗ Xuân Luận người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập.
Mặc dù thầy cô bận đi công tác nhưng không ngần ngại chỉ dẫn em, định
hướng đi cho em, để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một lần nữa em chân thành
cảm ơn thầy cô và chúc thầy và cô dồi dào sức khoẻ.
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, UBND xã Mường Hoa đã giúp đỡ, dìu
dắt em trong suốt thời gian qua. Tất cả các mọi người đều nhiệt tình giúp đỡ,
đặc biệt ở UBND xã Mường Hoa, mặc dù số lượng công việc của xã ngày
một tăng lên nhưng xã vẫn dành thời gian để hướng dẫn rất nhiệt tình.
Trong quá trình nghiên cứu và thực tập vì kiến thức chun mơn còn hạn
chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo
không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của

q thầy cơ cùng tồn thể cán bộ để báo cáo này được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các cô chú, anh chị cô
chú tại UBND xã Mường Hoa lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!


iii

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài.................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................. 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn...................................................................................................... 4
1.4. Bố cục của khóa luận.............................................................................................................. 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.......................................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................................... 5
2.1.1. Du lịch cộng đồng................................................................................................................ 5
2.1.2. Vai trò của dịch vụ ngân hàng đối với phát triển du lịch cộng đồng.........9
2.1.3. Mối quan hệ giữa Ngân hàng và Du lịch cộng đồng...................................... 14
2.2 Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................................... 14
2.2.1. Một số du lịch cộng đồng.............................................................................................. 14
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................................................... 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................... 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................... 21
3.2 Nội dung nghiên cứu............................................................................................................. 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 23

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu....................................................................................... 23
3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................................... 24
3.4. Địa điểm và thời gian tiến hành..................................................................................... 24
3.4.1. Địa điểm nghiên cứu: xã Mường Hoa thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai.............24
3.4.2. Thời gian tiến hành: 15/01/2020 đến 10/5/2020............................................... 24


iv

3.5. Các chỉ tiêu dùng trong phân tích................................................................................. 24
3.5.1 Chỉ tiêu về thực trạng kinh doanh du lịch cộng đồng...................................... 24
3.5.2 Chỉ tiêu thực trạng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng.................24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 25
4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của của địa bàn nghiên cứu
................................................................................................................................................................... 25
4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên......................................................................................... 25
4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội................................................................................................... 28
4.1.3 Mô tả các đặc điểm cơ bản về du lịch cộng đồng tại xã................................. 30
4.2 Thực trạng kinh doanh du lịch của các hộ điều tra................................................ 34
4.2.1 Đặc điểm của các hộ khảo sát...................................................................................... 34
4.2.3 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của các hộ khảo sát tại xã
Mường Hoa........................................................................................................................................ 37
4.3. Giải pháp tăng cường tiếp cận các dịch vụ ngân hàng trong phát triển du
lịch cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu................................................................................. 53
4.3.1. Đối với các hộ dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng đồng.................53
4.3.2 Đối với các ngân hàng trên địa bàn........................................................................... 54
4.3.3 Đối với chính quyền địa phương................................................................................ 54
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 55
5.1. Kết luận....................................................................................................................................... 55
5.1.1. Nhu cầu, mức độ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong phát

triển du lịch cộng đồng của các hộ dân tộc thiểu số..................................................... 55
5.1.2 Những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các hộ gia đình
dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng đồng............................................................... 55
5.2.Kiến nghị..................................................................................................................................... 55
5.2.1. Đối với các hộ dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng đồng.................55
5.2.2 Đối với các ngân hàng trên địa bàn........................................................................... 56
5.2.3 Đối với chính quyền địa phương................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 58


v


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1: Dự kiến số hộ dân tộc thiểu số được vấn trực tiếp tại xã
Mường Hoa........................................................................................................................................ 23
Bảng 4. 1: Các chỉ tiêu về dân số, lao động của xã nghiên cứu năm 2019.......28
Bảng 4. 2: Các chỉ tiêu kinh tế-xã hội cơ bản của xã nghiên cứu năm 2019 .. 29

Bảng 4. 3:Đặc điểm cơ bản của người được phỏng vấn............................................. 34
Bảng 4. 4: Đặc điểm cơ bản của hộ gia đình được phỏng vấn................................ 36
Bảng 4. 5: Tình hình sở hữu các tài sản cơ bản của hộ phỏng vấn.......................41
Bảng 4. 6. Thực trạng tham gia các khóa tập huấn về du lịch................................. 43
Bảng 4. 7. Nội dung tập huấn về du lịch............................................................................. 43
Bảng 4. 8. Theo anh/chị du khách quan tâm nhất đến vấn đề gì?.......................... 44
Bảng 4. 9: Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các công cụ số trong
kinh doanh........................................................................................................................................... 45
Bảng 4. 10: Kết quả kinh doanh du lịch.............................................................................. 47

Bảng 4. 11: Tiếp cận dịch vụ vốn vay (tín dụng)........................................................... 48
Bảng 4. 12: Những kênh chính các hộ liên hệ vói ngân hàng................................. 49
Bảng 4. 13: Nguyên nhân những hộ không vay vốn.................................................... 50
Bảng 4. 14: Thực trạng sở hữu tài khoản ngân hàng của các hộ phỏng vấn .. 51

Bảng 4. 15: Những mong muốn hỗ trợ của nhà nước để phát triển du lịch cộng
đồng........................................................................................................................................................ 51


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản Cat Cat khu du lịch cộng đồng dân tộc H’mơng............................. 15
Hình 2.2 Lợn cắp nách dân tộc H’mơng............................................................................. 17
Hình 2.3. Du lịch cộng đồng tại xã Bản Hon huyện Tam Đường
tỉnh Lai Châu..................................................................................................................................... 18
Hình 4.1. Bản đồ du lịch, vị trí địa lí xã Mường Hoa.................................................. 26
Hình 4.2. Thung lũng Mường Hoa......................................................................................... 28
Hình 4.3. Thung lũng Mường Hoa mùa lúa chín........................................................... 30
Hình 4.4. Bịt mắt bắt Dê- lễ hội Gầu Tào.......................................................................... 31
Hình 4.5. Đám ma khơ dân tộc H’mơng............................................................................. 32
Hình 4.6. Hình vẽ cầu kì trên Bãi đá cổ tại xã Mường Hoa..................................... 33
Hình 4.7. Du lịch cộng đồng tại xã Mường Hoa............................................................ 39
Hình 4.8. Du khách trải nghiệm gặt lúa cùng người dân........................................... 41


viii

DANH MỤC VIẾT TẮT
CĐĐP


: Cộng đồng địa phương

DLCĐ

: Du lịch cộng đồng

GNP

: Gross National Product

TNDL

: Tài nguyên du lịch

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNWTO

: United Nation World Tourism Organisation – Tổ chức Du lịch
thế giới VHTT & DL: Văn hóa Thể thao và Du lịch


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Trong nhiều thập kỷ vừa qua, đặc biệt là từ những năm 1950 trở lại đây,
du lịch toàn cầu đã phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng bình quân
về lượng khách là 6,9%/năm; về doanh thu là 11,8%/năm và đã trở thành một
trong những ngành kinh tế hàng đầu thế giới. Năm 2019 theo dữ liệu của tổ
chức thế giới(UNWTO) ước tính lượng khách du lịch quốc tế đạt gần 1,5 tỷ
lượt, tăng 3,8% so với cùng kì năm 2018, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế
tồn cầu +3% [12].
Việt Nam có điều kiện địa lý và tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn
về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hóa đa dạng và truyền thống lịch sử lâu
đời. Được đánh giá là một ngành kinh tế mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh
cao, du lịch Việt Nam đã tích cực hội nhập và đạt được những kết quả đáng
khích lệ. Du lịch là một trong ít ngành kinh tế ở nước ta mạng lại nguồn thu
63.700 nghìn tỷ năm 2018 với tốc độ tăng trưởng là 17,7% [14]. Hơn 10 năm
trước, du lịch Việt Nam đứng vào hàng thấp nhất khu vực, nhưng đến nay
khoảng cách này được rút ngắn, Việt Nam đã vượt Indonesia, chỉ còn đứng
sau Malaysia, Singapore, Thái Lan. Theo Tổ chức du lịch thế giới thuộc Liên
hợp quốc (UNWTO), hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ
tăng trưởng du lịch cao nhất khu vực và thế giới.
Khi nói đến du lịch ở Việt Nam, ta khơng thể khơng nói đến Sa Pa- khu
du lịch nổi tiếng phía Bắc của Tổ quốc. Trong những năm qua, ngành du lịch đã
đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội của huyện, dần khẳng định vi trí
của mình và thu nhập GDP của huyện, năm 2018 tổng số lượng khách đến Sa Pa
là 2.420.000 lượt khách đến tăng 14% năm 2017, với tổng thu là 4.000 tỷ tăng
18,8% so với năm 2017[5]. Bên cạnh những thành tựu đó, việc đầu tư


2

và lựa chọn loại hình phát triển du lịch, lựa chọn mơ loại hình phát triển phù
hợp với tiềm năng để tạo ra các khu du lịch và sản phẩm du lịch đặc sắc mang

tính bản sắc riêng mang tính bền vững là rất cần thiết. Trong đó du lịch cộng
đồng - một loại hình hấp dẫn du khách, mới lạ, sản phẩm văn hóa độc đáo, du
khách sẽ được trải nghiệm với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Đó là một thế mạnh của ngành du lịch Sa Pa nói chung và xã Mường Hoa nói
riêng có khả năng tạo ra một loại du lịch cộng đồng thu hút du khách trong
nước và nước ngoài.
Mường Hoa là một xã thuộc thị xã Sa Pa nằm trong thung lũng Mường
Hoa là một trong 3 làng bản thăm quan của du khách khi đến với Sa Pa. Nhiệt độ
0

trung bình quanh năm là 15 C và khơng khí mát mẻ quanh năm, nói đến Mường
Hoa ta sẽ nói đến vẻ đẹp của ruộng bậc thang nằm trong thung lũng Mường Hoa,
sự kì vĩ của bãi đá cổ, các địa điểm du lịch cổ nổi tiếng Cầu Mây, thác Ngựa Bay
hay những ngôi làng cổ được người dân nơi đây gìn giữ để lại và các phong tục
tập quán, lễ hội như: lễ hội Gầu tào, lễ hội Xuống Đồng, đám cưới, rèn…Ngoài
ra khi đến đây du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sắc như: Lợn cắp
nách, gà bản, thắng cố, rượu ngô và đặc biệt được sự đón tiếp hiếu khách của
người dân nơi đây. Vậy nên phát triển du lịch cộng đồng ở xã Mường Hoa là rất
cần thiết, là hướng đi tiềm năng nhằm nâng cao mức sống của người dân bản địa
và phát triển du lịch một cách bền vững, đánh thức những tiềm năng về tài
nguyên, phong tục tập quán, ẩm thực mà khơng nơi nào ở thế giới có. Nhận thức
rõ được tầm quan trọng đó UBND xã cũng như thị xã đã chú trọng đẩy mạnh
phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Khi tiếp cận với các chính sách thúc
đẩy phát triển du lịch cộng đồng, với việc nguồn tài chính cịn rất hạn chế, lựa
chọn nguồn vốn và các dịch vụ ngân hàng là một lựa chọn tiềm năng. Tuy nhiên
người dân lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ của
ngân hàng. Do vậy việc nghiên cứu một cách có khoa học và có hệ thống để
đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và



3

khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng để từ đó đưa ra các giải pháp
phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương một cách hợp lí là rất cần thiết.
Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ
dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch cộng đồng tại xã Mường Hoa thị xã
Sa Pa tỉnh Lào Cai”. Đề tài sẽ góp phần tìm hiểu được thực trạng phát triển du
lịch cộng đồng tại xã, nhu cầu vay vốn của người dân, những khó khăn trong
việc vay vốn và sử dụng dịch vụ ngân hàng trong việc phát triển du lịch cộng
đồng để từ đó đưa ra các giải pháp hợp lí nhằm tăng cường tiếp cận các dịch
vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng ở địa bàn
nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng tiếp cận dịch vụ ngân hàng trong phát triển du lịch
cộng đồng của các hộ dân tộc thiểu số.
Phân tích những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các
hộ gia đình dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng đồng.
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của
các hộ dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng ở địa bàn nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ được tiềm năng tự nhiên, tài nguyên,
thực trạng hoạt động tiếp cận tín dụng, dịch vụ ngân hàng của các hộ dân
trong phát triển du lịch cộng đồng tại xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào
Cai. Những vấn đề lý luận và thực tiễn nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện về
mặt phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên ứng dụng cho một khu vực cụ thể, là nguồn dữ liệu cho những bài
nghiên cứu khoa học sau.



4

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Hộ gia đình: Đánh giá được thực trạng phát triển du lịch, những khó
khăn thách thức trong quá trình làm DLCĐ. Biết được nhu cầu, mức độ sử
dụng các dịch vụ ngân hàng của các hộ kinh doanh lịch. Từ đó đưa ra một số
giải pháp kiến nghị cụ thể nhằm giải quyết được những khó khăn trong vay
vốn ngân hàng, góp phần giúp người dân giải quyết được vấn đề thiếu vốn,
cách tiếp cận các dịch vụ ngân hàng và sử dụng các dịch vụ ngân hàng nhằm
đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.
Nhà nước: Có những chính sách hỗ trợ thúc đẩy, phát triển du lịch cộng
đồng nhằm góp phần nâng cao thu nhập của người dân tộc thiểu số cũng như
hoàn thành 19 tiêu chí trong phát triển nơng thơn mới.
Ngân hàng: Có những biện pháp phù hợp, liên kết hỗ trợ người dân
trong các hoạt động như hoạt động vay vốn, sử dụng dịch vụ ngân hàng. Từ
đó cả đơi bên cùng có lợi và cùng phát triển.
1.4. Bố cục của khóa luận
PHẦN I: MỞ ĐẦU

PHẦN II: TỔNG QUANG NGHIÊN CỨU

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NÔI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHẦN VI: PHỤ LỤC



5

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Du lịch cộng đồng
Theo định nghĩa của Luật du lịch Việt Nam thì du lịch được hiểu như
sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Tại Thái Lan thuật ngữ Community - Based Tourism – Du lịch dựa vào
cộng đồng được định nghĩa như sau: “Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là loại hình
du lịch được quản lý và có bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục
tiêu bền vững về mặt mơi trường, văn hóa và xã hội. Thơng qua DLCĐ du
khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng
địa phương”.
“Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người
dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ
được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc
trưng của địa phương” trích nguồn Võ Quế (2010), Du lịch cộng đồng- Lý
thuyết và vận dụng, NXB KHKT [9]
Theo Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo tồn văn
hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình về CommunityBased Tourism như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngồi
đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và
được thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm soát cả
những tác động và những lợi ích thơng qua q trình tham gia vào hình thức
du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh
kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương



6

Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch
để tìm hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa
khác nhau. Du lịch cộng đồng thường liên kết với người dân thành thị đến các
vùng nông thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian
nhất định.
- Các

hình thức của du lịch cộng đồng

Các loại hình du lịch sau đây phù hợp với Du lịch cộng đồng bởi chúng
được sở hữu và quản lý bởi cộng đồng: Du lịch sinh thái, Du lịch nông
nghiệp, nông thôn Du lịch, Du lịch Làng, Du lịch dân tộc hay bản địa và du
lịch văn hóa. Ngồi ra, việc thúc đẩy nghệ thuật và hàng thủ cơng địa phương
có thể là một thành phần quan trọng trong các dự án. Du lịch cộng đồng và
trong các hình thức chủ đạo của ngành du lịch.
+

Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong

khu vực tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cần được bảo vệ và mơi trường
xung quanh nó) và kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương có
sự quan tâm đến vấn đề mơi trường. Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững
thơng qua một q trình quản lý mơi trường có sự tham gia của tất cả các bên

liên quan.
Du lịch văn hóa: du lịch văn hóa là một trong những thành phần quan

+


trọng nhất của du lịch dựa vào cộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học,
là yếu tố thu hút khách chủ yếu của cộng đồng địa phương. Ví dụ về du lịch
dựa vào văn hóa bao gồm khám phá các di tích khảo cổ học, địa điểm tôn giáo
nổi tiếng hay trải nghiệm cuộc sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc
thiểu số.
+

Du lịch nơng nghiệp: đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông

nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và
các trang trại động vật, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du
lịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với


7

dụng cụ của nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ
sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà. Một sản phẩm mới đặc biệt là
nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên
nhiên và học tập các phương pháp canh tác không dùng thuốc trừ sâu.
+

Du lịch bản địa: Dân tộc đề cập đến một loại du lịch, nơi đồng bào

dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du
lịch, nền văn hóa vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch.
+

Du lịch làng: Khách du lịch sẽ được chia sẻ các hoạt động trong cuộc


sống thôn bản và các làng nông thơn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động
du lịch. Dân làng cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua
đêm. Nhà trọ chính là các điểm kinh doanh du lịch, trong đó du khách ở lại
qua đêm trong những ngôi nhà làng, cùng với một gia đình. Khách du lịch có
thể chọn nhà nghỉ, các nhà nghỉ này được hoạt động bởi một hợp tác xã, làng,
hoặc cá nhân, cung cấp cho du khách không gian riêng tư hơn, thoải mái cho
cả họ và đôi khi cũng là thoải mái hơn cho chủ nhà.
+

Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ: Nghệ thuật và sản xuất thủ cơng

mỹ nghệ ở địa phương có một lịch sử lâu dài. Nó khơng phải là một hình thức
độc lập của du lịch, mà chính là một thành phần của các loại hình khác nhau
của du lịch. Du lịch không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho ngành
công nghiệp thủ công mỹ nghệ của khu vực, doanh số bán hàng của hàng thủ
công mỹ nghệ cũng có thể giúp người dân địa phương để tìm hiểu thêm về di
sản văn hóa và nghệ thuật phong phú và độc đáo của họ.
- Vai

trò của du lịch cộng đồng

DLCĐ có một vai trị rất quang trọng trong ngành du lịch cũng như đối
với các hộ dân tộc thiểu số. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái mà còn bảo tồn và phát huy
những nét văn hóa độc đáo của địa phương. Du lịch cộng đồng cũng giúp tạo
việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và


8


tạo tiền đề cho phát triển kinh tế địa phương. Đặc biệt có một vai trị rất quang
trọng trong làm du lịch cộng dồng mà rất ít người nhận ra đó là chính là sự
học hỏi kiến thức từ khách du lịch. Khách du lịch là những người đi nhiều nơi
trên thế giới, hiểu biết rộng và có những trải nghiệm thực tế, khi ta tiếp xúc
với du khách ta sẽ học hỏi được rất nhiều thứ khác nhau trên thế giới và kiến
thức của hộ làm du lịch sẽ tăng lên. Tại xã Mường Hoa sau khi đi phỏng vấn
chia sẻ với các hộ ta thấy được rằng du khách rất thân thiện và tốt. Khi khách
du lịch chia sẻ những kiến thức trải qua của họ và mình chia sẻ lại văn hóa,
phong tục tập quán, đó là một điều rất tuyệt vời. Các hộ không chỉ học được
Tiếng Anh mà cịn học được văn hóa, học được những câu truyện những trải
nghiệm của du khách khi đến đi qua nhiều nơi trên thế giới và họ gặp gỡ được
rất nhiều người. Đó là vai trị rất lớn của DLCĐ mà tưởng trừng như vơ ích
nhưng lại đem lại rất nhiều giá trị to lớn, đặc biệt là đối với hộ dân tộc thiểu
số vùng cao có hồn cảnh khó khăn.
- Các

yếu tố ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến như văn hóa hoặc
khí hậu… Du lịch cộng đồng là các hoạt động chủ yếu gắn liền với các hoạt
động ở nông thôn và gắn liền với nền văn hóa nhưng ta có thể thấy được
những yếu tố chính ảnh hưởng đến DLCĐ như là:
+

Cảnh quang mơi trường, khí hậu

+

Truyền thống văn hóa của địa phương


+

Dịch vụ giải trí địa phương có thể cung cấp

+

Điều kiện ăn và uống (tính địa phương, vệ sinh, tính đa dạng, giá

thành…)
+

Phương tiện giao thông

+

Phương tiện liên lạc

+

Điề kiện ngủ, nghỉ

+

Sự niềm nở của địa phương


9

+ Nhân sự quản lý và thực hiện

Như thế để làm du lịch cộng đồng tốt hơn, chúng ta cần phải tập trung
giữ gìn văn hóa cảnh quang mơi trường cùng với sự cải tiến nâng cấp cơ sở
vật chất đồng thời giữ gìn được truyền thống của dân tộc.
2.1.2. Vai trò của dịch vụ ngân hàng đối với phát triển du lịch cộng đồng
2.1.2.1 Định nghĩa ngân hàng
“Ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận
tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp
hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Ngân hàng là kết nối giữa khách
hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn” trích nguồn
Civillawinfor (2008), Tổng quan về ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng [20]
2..1.2.2. Các dịch vụ ngân hàng
Theo Civillawinfor (2008), Tổng quan về ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng
[20]

cho ta thấy ngân hàng gồm có những dịch vụ như sau:
-

Các loại hình dịch vụ Ngân hàng truyền thống

+

Nhận tiền gửi: Ngân hàng sẽ nhận tiền gửi của các công ty hay tổ

chức, các nhân có mong muốn gửi tiền vào ngân hàng. Theo đó Ngân hàng sẽ
phải trả số tiền lãi theo quy định của Ngân hàng đó đối với người gửi tiền.
+

Cho vay: Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các Ngân

hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền. Một trong những nguồn thu quan

trọng là các khoản tiền gửi (thanh toán và tiết kiệm của khách hàng) – một quỹ
sinh lợi được gửi tại Ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng,
nhiều năm, được ngân hàng trả lãi. Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi suất,
chảng hạn ngân hàng Hy Lạp đã trả lãi suất 16% một năm để thu hút các khoản
tiền gửi nhằm mục đích cho vay đối với các chủ tàu ở Địa Trung Hải với lãi suất
gấp đôi hay gấp 3 lãi suất tiết kiệm. Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương
mại. Ngay thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là
cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản phải thu sang
cho ngân hàng để lấy tiền trước). Sau đó là bước chuyển tiếp từ chiết


10

khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng, giúp họ có
vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Thanh toán Ngân
hàng cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. Khi các doanh
nhân gửi tiền vào Ngân hàng, họ nhân thấy. Ngân hàng không chỉ bảo quản
mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ. Thanh toán qua
Ngân hàng đã mở đầu cho thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tức là người gửi
tiết kiệm không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi
trả cho khách, khách hàng mang giấy đến Ngân hàng sẽ nhận được tiền.
-

Các loại dịch vụ Ngân hàng hiện đại

+ Cho vay
+ Cho vay tiêu dùng
Trong giai đoạn đầu hầu hết các Ngân hàng khơng tích cực cho vay đối
với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản vay cho tiêu dùng rủi
ro vỡ nợ tương đối cao. Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự canh

tranh trong cho vay đã buộc các Ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng
như một khách hàng tiềm năng. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, tín dụng tiêu
dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất
ở các nước có nền kinh tế phát triển.
+ Thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng giúp cho việc mua hàng hoá và các dịch vụ trả tiền sau. Mỗi
người có thể được cấp một hạn mức tín dụng theo tài khoản thẻ tín dụng của anh
ta, các tài khoản này hồn tồn tách khỏi tài khoản thơng thường của Ngân hàng
và chỉ dành cho các thẻ do Ngân hàng phát hành; thẻ tín dụng được mở tại phịng
thẻ tín dụng của Ngân hàng. Việc thanh toan hàng hố, dịch vụ được thực hiện
tại nơi có máy đặc biệt để lập các hoá đơn ghi các giao dịch bán hàng và tại các
điểm bán lẻ có các ký hiệu của loại thẻ tín dụng mà chúng chấp nhận.
+ Máy rút tiền tự động (ATM)


11

Thập niên 80 chứng kiến sự phát triển của các máy rút tiền tự động đa
chức năng. Những máy này đã được nối mạng điện toán nhằm cung cấp rất nhiều
dịch vụ Ngân hàng và vận hành với thế hệ mới nhất của các tấm thẻ nhựa có một
dải từ tính được lưu trữ các chi tiết tài chính cá nhân của người cầm thẻ. Các
ngân hàng khác nhau thì vận hành các loại máy khác nhau. Khi đưa thẻ vào máy,
hành động này kết nối máy ATM với máy tính của Ngân hàng. Thơng qua thơng
tin lưu trữ trên dải từ tính của thẻ, máy tính có thẻ tra cứu tài khoản của khách
hàng. Máy rút tiền sau đó có thể đưa ra số tiền mặt mà người cầm thẻ muốn rút
với một giới hạn nào đó, chỉ có chủ thẻ mới biết số dư trong tài khoản của anh ta,
giúp anh ta đặt sổ séc hay một lệnh thanh toán chuyển khoản với điều kiện phải
chi tiết về Ngân hàng của người được thanh toán.

Trong một số trường hợp, giữa các Ngân hàng có sự hợp tác với nhau,

theo đó một thẻ ATM của Ngân hàng này có thẻ được dùng với máy rút tiền
của Ngân hàng khác trong khi vẫn có thể ghi nợ vào đúng tài khoản.
+ Ngân hàng số:
Ngân hàng số là ngân hàng có thể thực hiện được hầu hết các giao dịch
ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thơng qua Internet. Giao dịch của ngân
hàng số không phải đến chi nhánh ngân hàng và giảm thiểu đến mức tối đa
những thủ tục giấy tờ liên quan, đơng thời tính năng của ngân hàng số có thể
thực hiện mọi lúc mọi nơi mà khơng cần thời gian cố đinh
Ngân hàng số có những tính năng ưu việt, chỉ cần có ứng dụng tài chính
hoặc website bạn có thể sử dụng tất cả các tính năng như: chuyển tiền trong
và ngoài hệ thống, chuyển tiền quốc tế, thanh tốn hóa đơn, vay nợ ngân
hàng, gửi tiền tiết kiệm, tham gia các sản phẩm tài chính như bảo hiểm, đầu
tư, quản lí cá nhân và doanh nghiệp, bảo mật cao.
Như vậy ngân hàng số có rất nhiều lợi ích và vai trị đối với tất cả mọi
người, đặc biệt là trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và mạng
Internet đang phát triển như hiện nay.
2.1.2.3. Vai trò của dịch vụ ngân hàng đối với phát triển du lịch cộng đồng


12

Vốn đóng một vai trị quan trọng trong phát triển DLCĐ đối với các hộ
dân tộc thiểu số khi mới bắt đầu vào làm du lịch hoặc sau khi đã làm mà
muốn mở rộng quy mô lớn như: Làm nhà mới để tăng cường khả năng và sức
chứa số lượng du khách tăng lên; chỉnh lại nhà bếp sao việc nấu ăn được
thuận lợi hơn. Đặc biệt là phải có nhà tắm và nhà vệ sinh, du khách thường
yêu cầu khá cao đối với nhà tắm và nhà vệ sinh, ln ln phải sạch sẽ,
thống mát. Cịn nếu sau khi mà làm DLCĐ đang phát triển, đây cũng là lúc
cần vốn nhất, vì khi đó số lượng khách tăng lên thì cần có nhiều nhà, các
khách du lịch thường thích sự yên tĩnh và ít người nên nếu một nhà Homestay

mà chứa quá nhiều khách và nhiều đoàn khác nhau thì khách thường khó chịu
hơn. Vậy nên khi mới bắt đầu để làm kinh doanh du lịch hay trong quá trình
làm DLCĐ đang phát triển thì việc có vốn để đầu tư là rất quang trọng trong
đó việc lựa chọn nguồn vốn từ các Ngân hàng là một nguồn vốn tiềm năng.
Nguồn vốn từ Ngân hàng sẽ là nơi cung cấp tiềm năng cho các hộ kinh
doanh DLCĐ cho các HTX kinh doanh du lịch. Ngân hàng có thể cho các hộ
kinh doanh DLCĐ vay với số lượng vốn nhiều (nếu mơ hình DLCĐ có khả năng
phát triển tốt) phù hợp với nhu cầu mong muốn vay của các hộ có nhu cầu cần
vốn, đồng thời có mức lãi suất phù hợp. Vì để làm DLCĐ thì cần rất nhiều vốn,
ví dụ như làm một ngơi nhà Homestay thì số vốn ít nhất để hồn thành khoảng
500.000 triệu đồng. Vì vậy nếu được vay vốn để xây dựng nhà để tăng cường số
lượng khách cũng như lợi nhuận từ du lịch là rất quang trọng. Theo đó cả đơi bên
Ngân hàng và hộ vay vốn để kinh doanh DLCĐ đều có lợi. Ngồi ra Ngân hàng
cịn có thể cung cấp các dịch vụ thuận tiện cho hộ dân làm du lịch cộng đồng.
Như mở tài khoảng ngân hàng, thanh toán trực tuyến… Đồng thời nếu liên kết
lại với nhau thì đó cũng sẽ là một động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh DLCĐ của các hộ vay vốn được tốt hơn, với tâm lí lo lắng về số khoảng
nợ cũng như số tiền vay Ngân hàng các hô kinh doanh DLCĐ sẽ


13

tăng cường và tích cực hơn trong q trình kinh doanh DLCĐ cũng như sản
xuất.
Như vậy có thể thấy được rằng Ngân hàng đóng một vai trị rất quang
trọng đối với các hộ dân tộc thiểu số trong kinh doanh DLCĐ cũng như trong
sản xuất.
2.1.2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của
các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng
+ Ngân hàng: Trong quá trình vay vốn của các hộ dân tộc thiểu số cũng

là một trong nỗi lo ngại đối với Ngân hàng. Những nhân viên làm trong Ngân
hàng chủ yếu là những người khơng phải dân tộc thiểu số có điều kiện hỏi
hành và chủ yếu không hiểu biết nhiều về thơn bản, tính cách con người bản
địa. Vậy nên gây nhiều khó khăn lo ngại khi cho các hộ vay vốn theo mong
muốn. Nếu có tìm hiểu về các hộ vay vốn thì cũng gặp nhiều khó khăn trong
q trình tìm hiểu như: đường đi lại khó khăn, phong tục tập quán của người
đồng bào… Vậy nên Ngân hàng thường có tâm lí lo ngại về hồn trải lãi suất
theo tháng hay trả số tiền gốc theo hợp đồng.
+

Hộ gia đình: Thứ nhất hộ gia đình người dân tộc thiểu số có mong

muốn vay vốn để sản xuất kinh doanh cũng như phát triển du lịch nhưng do
trình độ học vấn thấp nên không thỏa thuận được với ngân hàng để vay số vốn
theo mong muốn đồng thời cũng không biết cách sử dụng các dịch vụ của
ngân hàng. Bên cạnh đó việc cần thuế chấp cũng gây khó khăn lớn đối với các
hộ kinh doanh DLCĐ như: cần vay vốn để kinh doanh DLCĐ nhưng tài sản
để thuế chấp thì cũng khơng có. Thứ hai do lượng khách bấp bênh nên các hộ
cũng khơng có nhu cầu để chỉnh sửa lại nhà của hoặc mở rộng quy mô.
Như vậy giữa việc các hộ mong muốn vay vốn với số với đủ để xây
dựng Homestay hay chỉnh sửa lại nhà cửa cũng gặp nhiều cái khó khăn.


14

2.1.3. Mối quan hệ giữa Ngân hàng và Du lịch cợng đờng.
Ngân hàng và du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, Ngân hàng vừa
là nguồn vốn tiềm năng cho việc đẩy mạnh phát triển du lịch vừa là nguồn lực
thúc đẩy du lịch phát triển nhanh hơn. Đồng thời du lịch cũng là ngành tạo ra
nhiều động lực cho Ngân hàng phát triển. Vậy nên việc liên kết giữa Ngân

hàng và ngành du lịch nói chung là rất cần thiết.
Theo trong hội thảo “Xây dựng chiến lược marketing điểm đến du lịch
liên kết” diễn ra vào 9/1/2020 thì liên kết vùng du lịch còn nâng cao lợi thế cạnh
tranh của các điểm đến, tăng sức cạnh tranh của thị trường cũng như hiệu quả
hoạt động, tạo cơ hội tiếp cận với các nguồn lực tiềm năng. Trong hội thảo nêu
rõ “Trong các liên kết đó, Ngân hàng được coi là cầu nối quang trọng trong việc
huy động các nguồn lực đầu tư, trong đó có nguồn vốn tín dụng ngân hàng đâu
tư vào lĩnh vực du lịch. Không những thế ngân hàng còn cung cấp các những
dịch vụ như thanh toán, chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ cho các du khách trong
nước và quốc tế, đảm bảo đảm bảo an ninh an tồn thanh tốn đã góp phần tăng
thương hiệu cho Việt Nam” trích nguồn Nguyễn Lan Anh (2020), Vốn tín dụng
Ngân hàng địn bẩy tạo điều kiện cho phát triển Du lịch [1]

Như vậy việc liên kết giữa Ngân hàng và các hộ làm du lịch cộng đồng
liên kết được với nhau thì đó sẽ là một nguồn lực để thúc đẩy hai bên cùng
phát triển.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Một số du lịch cộng đồng
2.2.1.1. Bản du lịch cộng đồng Cát Cát
Bản Cát Cát là một làng của đồng bào dân tộc người Mông đen thuộc xã
San Sả Hồ, cách thị trấn Sa Pa khoảng 2 km. Nơi đây được người Pháp phát hiện
vào đầu thế kỉ XX và chọn làm nơi nghỉ dưỡng của các quan chức cấp cao đồng
thời cho xây dựng tại đây một nhà máy thủy điện (hiện nay vẫn được


×