Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nhìn lại những thành tựu của văn xuôi việt nam viết về đề tài chống pháp từ sau 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.72 KB, 83 trang )

2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯƠNG THỊ HƯƠNG LAN

NHÌN LẠI NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN XI VIỆT
NAM VIẾT VỀ ĐỀ TÀI CHỐNG PHÁP TỪ SAU 1945

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 602232

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. PHONG LÊ


3

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Khoa Đào tạo sau đại học trường Đại
học Vinh, dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Phong Lê. Tác giả xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành, sâu sắc đến thầy hướng dẫn đã dành cho học viên sự giúp
đỡ tận tình trong q trình học tập và từng bước hồn chỉnh luận văn.
Tác giả cũng vô cùng biết ơn các thầy cô trong Khoa Ngữ Văn Trường
Đại học Vinh đã giảng dạy, động viên và đóng góp nhiều ý kiến q báu trong
q trình hồn thành luận văn.
Tác giả cũng rất biết ơn Khoa Đào tạo sau đại học Trường Đại học Vinh
và trường PTTH dân lập Lê Quý Đôn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập.
Tác giả Luận văn



4

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

5

1. Lý do chọn đề tài

5

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

7

5. Phương pháp nghiên cứu

8

6. Cấu trúc của luận văn


8

CHƯƠNG 1: DIỆN MẠO CHUNG CỦA VĂN XI TRONG THỜI KỲ
KHÁNG CHIẾN VÀ NHỮNG NĂM SAU ĐĨ

9

1.1. Bối cảnh chính trị - xã hội

9

1.2. Đội ngũ viết và công chúng mới

11

1.3. Các chặng đường phát triển của văn xuôi kháng chiến

17

CHƯƠNG 2: KÝ VÀ TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI CHỐNG PHÁP

30

2.1. Sự bùng nổ của ký gắn với nhu cầu bám sát đời sống cách mạng 30
và kháng chiến của dân tộc.
2.2. Thành tựu của truyện ngắn về đề tài chống Pháp

40


2.3. Ký và truyện ngắn sau 1954 với sự tiếp tục và mở rộng đề tài 52
kháng chiến chống Pháp
CHƯƠNG 3: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ ĐỀ TÀI CHỐNG PHÁP TỪ SAU 1945

56

3.1. Tiểu thuyết chống Pháp từ 1946 đến 1954

56

3.2. Tiểu thuyết chống Pháp trên chặng đường mới sau 1954

69

KẾT LUẬN

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

83


5
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam về đề tài kháng chiến chống Pháp làm nên một giai
đoạn quan trọng trong nền văn học dân tộc. Cách mạng tháng Tám giải phóng dân
tộc, đồng thời giải phóng cho văn học thốt khỏi những trói buộc của quan niệm

nghệ thuật cũ, đưa văn học vào một bước chuyển mới trên định hướng: Dân tộc
hoá, Đại chúng hoá, Khoa học hoá; tạo những nền tảng cơ bản cho văn học phát
triển thành một nền văn học hiện thực xã hội chủ nghiã.
Ra đời trong hoàn cảnh kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
nhưng những thành tựu về đề tài chống Pháp còn tiếp tục phát triển sau 1954,
trước khi cả nước bước vào kháng chiến chống Mỹ; để làm nên một mảng đề tài
lớn, có vị trí quan trọng trong 30 năm văn học về đề tài chiến tranh cách mạng của
dân tộc.
1.2. Lâu nay, đã có nhiều giáo trình, nhiều bài viết đề cập tới văn học về đề
tài kháng chiến chống Pháp, nhưng chỉ nghiên cứu bó hẹp nó trong giai đoạn văn
học từ năm 1946 - 1954, coi sự phát triển của văn học trùng khớp với tình hình
chính trị, xã hội, coi văn học kháng chiến chống Pháp chỉ như giai đoạn mở đầu
của nền văn học mới - văn học cách mạng.
1.3. Bằng luận văn này, chúng tơi mong muốn nhìn lại, nhận thức lại văn
học về đề tài kháng chiến chống Pháp trong độ lùi thời gian hơn một nửa thế kỷ,
đồng thời đặt nó trong tổng thể tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, theo chúng
tơi quan niệm - đó là nền văn học Việt Nam thế kỷ XX. Tức là sự nhận diện thành
tựu của giai đoạn văn học chống Pháp gắn với đề tài chống Pháp không tách rời
với những kết quả đã đạt được của văn học trước Cách mạng tháng Tám năm
1945, mặt khác văn học về đề tài chống Pháp không phải kết thúc ở thời điểm
1954 khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc với chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5/1954, mà còn kéo dài thêm nhiều năm về sau cho đến khi bắt đầu cuộc
kháng chiến chống Mỹ.


6
1.4. Mục đích nghiên cứu văn học về đề tài kháng chiến chống Pháp trong
sự gắn nối và mở rộng với một tiến trình trước và sau như trên sẽ giúp chúng ta
nhìn nhận rõ hơn những thành tựu và ý nghĩa lớn lao của giai đoạn văn học nàynhư một bộ phận quan trọng, khởi đầu của 30 năm văn học viết về chiến tranh và
cách mạng.
Đó là lý do để chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu trên.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Là một giai đoạn văn học nằm trong tiến trình phát triển của nền văn
học Việt Nam. Do vậy, diện mạo cũng như thành tựu văn học kháng chiến chống
Pháp đã được đề cập đến trong nhiều giáo trình và nhiều cơng trình nghiên cứu
như:
Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của Viện Văn
học (Phong Lê chủ biên) NXB KHXH, HN 1984.
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại 1945 - 1954 của Mã Giang Lân, NXB
ĐH và GD chuyên nghiệp, HN, 1990.
Giáo trình Văn học Việt Nam trong thời đại mới của Nguyễn Văn Long,
NXB Giáo dục, HN, 2001.
Bên cạnh các cơng trình lớn như trên cịn nhiều cơng trình khác, đi riêng
vào các thể loại như truyện, ký…; và đi sâu vào các tác gia và tác phẩm tiêu biểu.
2.2. Các giáo trình và cơng trình đã nêu trên đều nghiên cứu văn học kháng
chiến chống Pháp từ 1946 đến 1954, coi văn học chống Pháp là giai đoạn mở đầu
của nền văn học mới - văn học cách mạng. Cách nghiên cứu trên phần nào chưa
cho thấy hết tính liên tục và những thành tựu cịn phong phú hơn của văn học về
đề tài chống Pháp trên tiến trình văn học hiện đại.
2.3. Trên cơ sở tiếp thu thành tựu nghiên cứu của những người đi trước,
Luận văn của chúng tôi mong muốn mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu. Thành tựu
của văn học kháng chiến chống Pháp cần được nhận thức lại với độ lùi thời gian
hơn một nửa thế kỷ và phải đặt nó trong tổng thể của tiến trình văn học Việt Nam
thế kỷ XX. Như vậy, luận văn mong muốn góp phần đánh giá một cách toàn diện


7
hơn những thành tựu của văn học về đề tài kháng chiến chống Pháp trong sự mở
rộng giới hạn thời gian lịch sử 1945-1954.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những thành tựu của nền văn xuôi
viết về đề tài kháng chiến chống Pháp chủ yếu là trong thời kỳ 1945-1954; và còn
kéo dài thêm một thời gian sau 1954.
3.2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Với những định hướng trên, giới hạn khảo sát của luận văn sẽ không
dừng lại nghiên cứu các tác phẩm văn xi ra đời từ năm 1946 - 1954, mà cịn mở
rộng ra nghiên cứu các tác phẩm từ sau những năm 1954 kéo dài đến năm 1960,
khi Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam ra đời để chuyển sang thời kỳ cả nước
chống Mỹ. Bởi phải đến lúc này thì văn học về đề tài chống Pháp mới tạm ngừng;
và những thành tựu của nó có ý nghĩa là điểm tựa, là nền tảng cho văn học bước
vào một cuộc kháng chiến mới - cuộc chiến chống Mỹ.
3.2.2. Do vấn đề quá rộng và thời gian quá hẹp, luận văn khơng có tham
vọng nghiên cứu tồn bộ nền văn xuôi kháng chiến chống Pháp ở tất cả các đề
tài như cải cách ruộng đất và sửa sai, như việc hàn gắn vết thương sau chiến
tranh, như cao trào hợp tác hố nơng nghiệp, việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở
Miền Bắc... Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu văn xuôi viết về đề tài chống
Pháp.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhìn lại diện mạo chung của nền văn xi kháng chiến về đề tài chống Pháp
chủ yếu trong thời kỳ 1945-1954 và kéo dài thêm cho đến khi cả nước bước vào
cao trào chống Mỹ; trên ba khu vực ký, truyện ngắn và tiểu thuyết.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận án chọn sử dụng các phương pháp sau:


8
5.1. Phương pháp lịch sử (thành tựu của văn xuôi về đề tài chống Pháp được
nhìn nhận trên bối cảnh lịch sử và xã hội; và trong tiến trình phát triển của nền văn
xuôi Việt Nam hiện đại ).
5.2. Phương pháp đối chiếu - so sánh (thành tựu của văn xuôi viết về đề tài

chống Pháp được đánh giá, nghiên cứu trong tương quan với các đề tài khác, và
với giai đoạn văn học trước 1945 và sau 1954).
5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo chính, nội dung chính của
luận văn được triển khai trong 3 chương.
Chương I: Diện mạo chung của văn xuôi trong thời kỳ kháng chiến và
những năm sau đó.
Chương II: Ký và truyện ngắn về đề tài chống Pháp.
Chương III: Tiểu thuyết về đề tài chống Pháp qua hai chặng đường phát
triển trước và sau 1954.


9

Chương 1
DIỆN MẠO CHUNG CỦA VĂN XUÔI
TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN VÀ NHỮNG NĂM SAU ĐÓ

Nghiên cứu thành tựu của văn xuôi về đề tài kháng chiến chống Pháp cần
tập trung nghiên cứu các tác phẩm ra đời trong bối cảnh xã hội, lịch sử 1945-1954.
Đây là thời kỳ cả dân tộc tập trung toàn bộ sinh lực cho chiến thắng. Tất cả cho
tiền tuyến. Tất cả để chiến thắng. Đề tài kháng chiến trở thành đề tài tập trung,
thậm chí là duy nhất trong suốt ngót 10 năm. Nếu có nói đến những lĩnh vực khác
trong đời sống con người thì cũng đều hướng về đề tài trọng tâm đó.
Để có thể làm sáng tỏ các thành tựu cụ thể của văn xuôi trên các khu vực
ký, truyện ngắn, tiểu thuyết… chúng tơi muốn trình bày trên những nét đại cương,
ở chương này một ít tình hình chung về bối cảnh chính trị xã hội; Về tình hình mới
của đội ngũ tác giả và công chúng; về các giai đoạn phát triển…
1.1. Bối cảnh chính trị - xã hội

Cách mạng tháng Tám thành công đưa đất nước ta chuyển sang một kỷ
nguyên mới - kỷ nguyên Độc lập, Tự do, chấm dứt nền thống trị của bọn thực dân
phong kiến. Ngày 2/9/1945 Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản Tun ngơn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Nhưng ngay sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngơn độc lập, thì
giặc Pháp với sự tiếp tay của quân đội Anh đã quay lại xâm lược nước ta một lần
nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 tiếng súng kháng chiến đã nổ ra ở Nam Bộ. Ở
Miền Bắc, bọn Việt Nam cách mạng đồng minh và Việt Nam Quốc dân đảng theo
chân quân đội Tưởng về quấy rối. Bọn Trốt kít ngóc đầu dậy, tung truyền đơn, hơ
hào dân chúng nổi loạn, ngấm ngầm chống đối chính quyền cách mạng… Ngày 19
tháng 12 năm 1946 tiếng súng chống thực dân Pháp xâm lược bắt đầu, cùng với
Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


10
Theo Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, cả dân tộc nhất tề đứng dậy: vừa đánh
giặc, vừa xây dựng lực lượng vũ trang, vừa phát triển kinh tế, văn hố, giáo dục,
vừa đẩy mạnh phong trào chống giặc đói, giặc dốt. Chiến thắng Việt Bắc năm
1947 đã chuyển cuộc kháng chiến từ chiến lược phòng ngự sang chiến lược cầm
cự, đưa cuộc chiến đấu vào thế cài răng lược. Từ đầu những năm 1948 ta liên tiếp
mở các cuộc tấn công địch: Chiến dịch Nghĩa Lộ (3 - 1948), Chiến dịch Sơn La (8
- 1948), Chiến dịch Đông Bắc (10 - 1948), Chiến dịch Đông Xuân Quảng Nam Đà Nẵng (1 - 1949). Từ năm 1950 quân ta mở nhiều chiến dịch lớn và thu được
nhiều thắng lợi: Chiến dịch Biên giới năm 1950 phá vỡ sự phong toả của địch,
khai thông biên giới đưa đất nước gắn với phe xã hội chủ nghĩa, Rồi chiến thắng
Hồ Bình (1952), chiến thắng Tây Nguyên (1954)... Và cuối cùng là chiến thắng
Điện Biên Phủ (7 - 5 - 1954) tiêu diệt hồn tồn tập đồn cứ điểm địch, buộc
Chính phủ Pháp phải thương lượng và ký Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (20
- 7 - 1954).
Đất nước được giải phóng, Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ
quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Như vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở
Đông Dương đã như một gạch nối đậm nét giữa hai thời kỳ phát triển của lịch sử
dân tộc. Chúng ta đã kết thúc cuộc kháng chiến gian khổ 9 năm bằng sức mạnh
của Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, để bước vào công cuộc cải tạo và
xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng niềm tin sâu sắc được khơi dậy từ chiến thắng
Điện Biên Phủ. Sau năm 1954 trong bối cảnh đất nước bị chia cắt, miền Bắc tuy
sống trong cảnh hồ bình nhưng vừa phải lo toan khôi phục kinh tế, tiến hành cải
tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn và thành thị, khẩn trương xác định con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội, vừa phải kiên trì đấu tranh địi chính quyền miền Nam tôn
trọng Hiệp định Giơnevơ, tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử... Cịn ở Miền Nam
chính quyền Mỹ-Diệm liên tục các cuộc tố cộng và thảm sát những người yêu
nước, kháng chiến, khiến cho từ vĩ tuyến 17 trở vào gần như khơng có một ngày
hồ bình.


11
Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ chống Pháp,
rồi cuộc cách mạng dân chủ ở nông thôn, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc đã làm biến đổi sâu sắc xã hội Việt Nam. Trong đời sống tinh thần, hệ tư
tưởng Mác Lê nin đã trở thành hệ tư tưởng chủ đạo, chi phối mọi mặt của đời
sống, ý thức tinh thần của xã hội. Một nền văn hố mới hình thành, khởi nguồn từ
Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943 đã đem lại một cách nhìn mới về văn hố
dưới ánh sáng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đã xác
định rõ: Cách mạng văn hoá là một bộ phận của cách mạng Việt Nam do những
người cộng sản lãnh đạo, với 3 nguyên tắc vận động là: dân tộc hoá, đại chúng
hoá và khoa học hoá, và con đường đi tới của văn hoá Việt Nam là văn hoá xã hội
chủ nghĩa.
Cách mạng tháng Tám thành công trong bối cảnh lịch sử với những thay đổi
lớn lao trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, kéo theo những biến chuyển lớn
lao, nhanh chóng, trong đời sống văn học.

Trong bối cảnh ấy, nền văn xuôi kháng chiến chống Pháp ra đời trên những
kết quả trước yêu cầu hiện đại hoá mà văn học trước 1945 đã thực hiện xong để
chuyển sang một giai đoạn mới: giai đoạn xây dựng một nền văn học dân tộc –
hiện thực – nhân dân tiến lên hiện thực xã hội chủ nghĩa.
1.2. Đội ngũ viết và công chúng mới
1.2.1. Đội ngũ viết
Thời kỳ 1945 - 1954 gắn với hai sự kiện lịch sử vĩ đại: Cách mạng tháng
Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp ; hai sự kiện như là sự xen cài và tiếp tục
cùng một nhiệm vụ lịch sử: giành và giữ chính quyền.
Hào hứng và say sưa trước cuộc sống mới được mở ra sau Cách mạng tháng
Tám, đó là nét cơ bản đánh dấu bước chuyển của đội ngũ sáng tác từ tháng
8/1945. Đã diễn ra một cuộc tập hợp đội ngũ rất nhanh, trước hết là những tác giả
hiện thực mà một số lớn đã tham gia nhóm Văn hố cứu quốc bí mật, dưới sự lãnh
đạo của Đảng như Như Phong, Nguyễn Huy Tưởng, Tơ Hồi, Ngun Hồng, Nam
Cao, Kim Lân... Những bận rộn cùng quần chúng phá kho thóc, cướp chính quyền,


12
hoặc tham gia các hoạt động tuyên truyền, cổ động, khơng cản trở họ có mặt ngay,
kịp thời những trang văn về nạn đói để tố cáo chế độ thực dân, về những cuộc
xuống đường và lên đường của quần chúng, về những đổi thay đang diễn ra trong
bộ mặt sinh hoạt của nhân dân miền xuôi và miền núi, làng quê hoặc thành thị…
Nguyên Hồng là người đầu tiên ghi lại thảm cảnh đói trong những bức tranh
thật bi thảm về cái đói đến với dân tộc trên khắp các ngõ ngách, các nẻo đường từ
nông thôn ra thành thị. Dưới tên truyện Địa ngục, tác giả của Bỉ vỏ và Những ngày
thơ ấu đã đưa người đọc đến với cận cảnh cái đói của tồn dân tộc, ở thời điểm
1945, hai triệu người chết đói. Và bên cạnh Địa ngục, Lị lửa là sự phát sáng và
sức nóng của cuộc cách mạng đang đến và đã đến, để phá tung mọi gồng xiềng
"lưới sắt" của chính quyền thực dân.
Nguyễn Tuân thuộc trong số những nhà văn sớm nhất đến với cách mạng,

như một giải thoát cho sự bế tắc của đời mình. Nhà văn hồ hởi đi cùng dòng người
trong cái vui xuống đường: "Mê say với ánh sáng trắng vừa được giải phóng, tơi
đã là một dạ lữ khách không mỏi, quên ngủ của một đêm phong hội mới". Cảm
xúc bồng bột trước những đổi thay của đất trời, nhà văn dứt khốt khẳng định:
"Chưa có thu nào mà mây mùa, khói mùa đẹp được như mây khói mùa này. Sớm
cũng như hơm, bốn chiều tám hướng, chân trời Việt Nam nổi bồng lên những hình
mây khoẻ mạnh và những sắc mây lộng lẫy" (Ngày đầy tuổi tơi cách mạng; Văn
hố và cách mạng, 8/1946). Cũng chính trong những tiếp xúc với đời sống thực,
lớn lao, cuồn cuộn ấy nhà văn đã có dịp đối chiếu mà soi lại con người cũ của
mình để hứa hẹn một cuộc "đào thải tất cả cá nhân trong lịng mình" (Vô đề; Văn
mới; 2/11/1945).
Là tác giả của những vở kịch tiểu và thuyết lịch sử nổi tiếng trước 1945 như
Vũ Như Tơ, Đêm hội Long Trì, Nguyễn Huy Tưởng thuộc trong số người đầu tiên
chuyển ngay sang các bút ký ghi nhanh những biến đổi trong đời sống cách mạng
của dân tộc. Nhật ký Ở chiến khu ghi những chuyện mắt thấy tai nghe trên đường
ông lên chiến khu dự họp Quốc dân đại hội ở Tân Trào. Đó là một cuộc hành
hương hăm hở của tác giả trên đường bí mật lên miền ngược, đến với quê hương


13
cách mạng. Cuộc đi chưa đến đích đã phải quay về cho kịp đón những giờ phút
lịch sử diễn ra ở thủ đô vào giữa tháng Tám năm 1945. Trên hai chiều đi và về ông
đã ghi được bao quang cảnh trang nghiêm mà xúc động: "những thanh niên tới
trước hàng sắm kiếm, và hình dáng mạnh mẽ của những kiếm khách lên đường"
nơi một quán chợ. Tuỳ bút Ngày mùa ghi nhận những đổi thay lớn lao ở một vùng
ngoại ô ven thành quê ông: " Xe tôi đã đi vào giữa mùa màng” ở một miền quê sau
một cái đói lịch sử, và lúc này đang trong một cuộc hồi sinh của dân tộc...
Tơ Hồi từ thế giới của những người dân nghèo ở một vùng quê thủ cơng
nghiệp, với cảnh sống bấp bênh túng đói, rồi li tán để chuyển sang hình ảnh những
miền xa đầy cảnh sắc tưng bừng của đất nước. Cùng với dòng người, hình ảnh nhà

văn bỗng hiện ra trọng một chuyến đi hăm hở để vào Nam - nơi có tiếng súng nổ:
"Này anh bạn đường đi không biết mỏi của tôi. Ai đi phía đơng, ai đi phía tây, ai
đi ngã trước, ai đi ngã sau, lối đi nào cũng dẫn đến nơi có tiếng súng nổ" (Nước
chảy, 1946).
Nam Cao đến với cách mạng với một niềm phấn chấn đặc biệt. Dồi dào tâm
sự của một nhà văn, nhà giáo vừa mới thốt ra khỏi những kiếp " sống mịn" và
"đời thừa", Nam Cao chân thành xem cách mạng như là cái thời điểm chấm hết
những trang buồn của đời mình. Ơng ghi hào hứng những đổi thay ở chính q
ơng trong Cách mạng (Tiền phong số 18/1946). Ông trở lại cuộc sống cũ trong
một truyện ngắn rất hay, với hình ảnh lẳng lặng đến kinh sợ của một tên chủ Tây
trong truyện ngắn Mò sâm banh... Cuộc kháng chiến bùng nổ, nhà văn cũng như
mọi công dân lại hăm hở cái nguyện vọng được cầm súng đi ra trận...
Cả Nam Cao và Tơ Hồi đều dành những lời tha thiết cho miền Nam. "Con
đường vô Nam” của Nam Cao “phấp phới bóng cờ đỏ sao vàng và vang tiếng quân
ca"... Tơ Hồi băn khoăn: "Chúng tơi cịn ở lại Hà Nội làm gì khi đời đang lên và
đẹp vơ cùng là đẹp" và nhất là khi cuộc chiến đấu ở miền Nam đang kêu gọi...".
Nam Cao và Tơ Hồi đều nghĩ đến miền Nam như chính quê hương: "Chiều cuối
năm này chúng tôi nhớ Nam Bộ, cái quê một lúc, cái quê muôn đời đang rực rỡ
trong máu..." (Nhớ quê).


14
Rõ ràng trong ánh sáng của cách mạng các nhà văn đã có thể nhìn sâu hơn
vào q khứ và nhìn xa hơn vào tương lai, và đó chính là sự đánh dấu một chuyển
động lớn trong đời sống văn học.
Hoài Thanh cũng nêu lên sự biến chuyển của bản thân cùng với một lớp
người như mình: "Đồn thể đã tái tạo chúng tơi và trong bầu khơng khí mới của
giang sơn, chúng tôi - những nạn nhân của thời đại chữ tôi hay muốn gọi là tội
nhân cũng được, chúng tôi thấy rằng đời sống riêng của cá nhân khơng có nghĩa gì
trong đời sống bao la của đồn thể" (Dân khí Miền Trung).

Đặng Thai Mai, trong một bài viết năm 1947 đã khẳng định: "Đời sống tinh
thần lẫn vật chất của nhà văn hoá đều trải qua một phen biến chuyển. Nhân sinh
quan, thế giới quan đã biến tướng trong tâm hồn nhà văn hố. Những mối tình cảm
mới, những ý chí, tư tưởng mới đã nảy nở trên buồng tim của nhà tri thức. Điều
kiện sáng tác cũng có thể giải quyết theo hồn cảnh thực tế. Tư liệu nhà văn, dụng
cụ của nhà chế tạo, vật liệu của họa sĩ, cho đến những đầu đề cảm hứng đều do đời
sống xã hội quyết định" (Đặng Thai Mai - Trên đường học tập và nghiên cứu, Nhà
xuất bản văn học , 1969).
Nhìn chung, hầu hết các nhà văn thuộc thế hệ trước Cách mạng đều có biến
chuyển mạnh mẽ để thay đổi lối sống, hoặc dứt bỏ con người cũ của mình; sự biến
chuyển ấy biểu hiện ở các yếu tố mới có khắp trong các sáng tác của họ.
Trong bối cảnh của cách mạng và chiến tranh, văn học nghệ thuật được coi
là một mặt trận bên cạnh các mặt trận kinh tế, chính trị. Mỗi nhà văn được tôn
vinh là một chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, tự do, bảo vệ thành quả cách
mạng. Với phương châm dân tộc hoá và đại chúng hoá, lần đầu tiên nền văn nghệ
kháng chiến phát triển với một đội ngũ văn nghệ sĩ kiểu mới, đứng bên cạnh các
nhà văn thuộc thế hệ trước Cách mạng. Hầu hết lực lượng viết trẻ này đều gắn bó
ân tình, sâu nặng với dân tộc, đồn kết vì lợi ích của Tổ quốc, của tiền đồ văn
nghệ nước nhà. Họ là những công nhân, nhà giáo, anh cán bộ, anh bộ đội Cụ Hồ,
do yêu cầu, đòi hỏi của cách mạng và kháng chiến, họ đã biết cách cầm bút. Từ
cầm bút mà họ trở thành những nhà văn - chiến sĩ.


15
Lực lượng mới này tuy trưởng thành từ sau Cách mạng nhưng họ đã khẳng
định được vị trí của mình trong khả năng đáp ứng các yêu cầu cụ thể của cách
mạng, kháng chiến, yêu cầu bám sát vào hiện thực cách mạng để nói được cái mới
một cách đúng và sâu, nói cái mới với tư cách của người từ trong lịng cuộc sống
mà ra, từ quần chúng cơng nơng mà đến. Với tài năng, tâm huyết của mình họ đã
viết lên những tác phẩm để phản ánh hiện thực kháng chiến đầy gian lao nhưng rất

đỗi hào hùng của dân tộc, để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, lịng tự hào
dân tộc. Đó cũng chính là cơ sở cho ta hiểu chủ trương đào tạo văn nghệ sỹ trong
hàng ngũ công - nông - binh là một khâu quan trọng trong đường lối văn nghệ của
Đảng.
Trong đội ngũ những người viết mới, đáng chú ý trước hết là người lính.
Bắt đầu từ Trần Đăng đến Hồ Phương, Siêu Hải, Vũ Tú Nam, Nguyễn Khải,
Nguyên Ngọc… Trong đội ngũ này có người viết trưởng thành rất nhanh để trở
thành đội quân chủ lực của nền văn xuôi kháng chiến và sau 1954 trở thành các
tên tuổi tiêu biểu của nền văn xi hiện đại. Cũng có khơng ít người chỉ mới viết,
hoặc mới tập viết đã ngã xuống.
Chỉ mới viết nhưng đã sớm bộc lộ một tài năng viết, rất có thể là đứng ở
hàng đầu nền văn xuôi viết về chiến tranh như Trần Đăng.
Chỉ mới tập viết, nhưng qua sổ tay, ghi chép, hoặc các báo tay, báo tường
của bộ đội được các nhà văn đàn anh như Hồi Thanh, Tơ Hồi sưu tập mà thấy
lấp lánh những khả năng sáng tác như Phan Phú, Lê Nguyên; thật đáng tiếc khi họ
đã ngã xuống trên chiến trường.
Cùng với phong trào viết văn bộ đội làm xuất hiện những nhà văn mặc áo
lính, đội ngũ viết văn xi chống Pháp cịn được bổ sung ở những người viết của
giai cấp cơng, nhân trong đó về văn xi đã sớm có một tên tuổi đáng q là Võ
Huy Tâm.
Tất cả đội ngũ sáng tác cũ và mới như trên đều cùng đi chung một con
đường, đều nhất trí ở một phương pháp sáng tác - phương pháp hiện thực xã hội


16
chủ nghĩa, họ đều cùng nhất trí trong một mục tiêu chung lấy nghệ thuật làm
phương tiện để phục vụ cách mạng.
Cầm bút, cầm súng cùng dân tộc đi vào kháng chiến cứu nước, các nhà văn
ln có một băn khoăn làm thế nào để các tác phẩm viết ra phải hướng về đại
chúng, hướng về công - nông - binh. Dưới ánh sáng của phương châm đại chúng

hoá, của khẩu hiệu hành động "Cách mạng hoá tư tưởng, Quần chúng hoá sinh
hoạt", các nhà văn náo nức đi vào cuộc sống, đến các chiến trường, dứt bỏ bệnh xa
dân để sáng tác kịp thời những tác phẩm phục vụ cho nhân dân lao động. Với
phương châm đại chúng hoá, nền văn học chống Pháp nói chung và nền văn xi
chống Pháp nói riêng đã làm một cuộc chuyển đổi căn bản so với văn học trước
1945 ở tính nhân dân và tinh thần dân chủ. Sáng tạo nghệ thuật đối với họ là nhằm
để góp phần nâng cao đời sống tinh thần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho nhân
dân, để cổ vũ động viên sức người, sức của cho kháng chiến. Cũng chính với quan
niệm văn nghệ hướng về đại chúng đã giúp cho nền văn nghệ chúng ta phát hiện,
bồi dưỡng những người cầm bút trưởng thành từ phong trào văn nghệ quần chúng,
đặc biệt là các lực lượng sáng tác trong quân đội.
Thật đáng tự hào khi nền văn học kháng chiến chống Pháp lại có sự quy tụ
đông đảo của đội ngũ các nhà văn cũ và mới trên lập trường yêu nước và ý thức
gắn với đời sống nhân dân.
1.2.2. Lớp công chúng mới
Với phương châm đại chúng hoá nhằm đưa văn học trở về và hướng vào
phục vụ công - nông - binh, lớp công chúng này là một lực lượng quyết định tạo
nên bước ngoặt lớn cho nền văn xuôi kháng chiến chống Pháp. Đây là bộ phận
đông đảo, gồm trên 95% số dân cịn đang thanh tốn nạn mù chữ; họ có khn mặt
rất mới so với lớp cơng chúng của văn học lãng mạn và văn học hiện thực trước
1945. Trước 1945 đối tượng đọc của văn học công khai – hợp pháp chỉ giới hạn
trong một bộ phận nhỏ các tầng lớp trung lưu ở thành thị. Còn sau 1945 lớp công
chúng ấy số lớn là nông dân ở hậu phương, trên đồng ruộng, hoặc là người nông
dân mặc áo lính ở chiến trường; họ vừa thốt ra khỏi chế độ áp bức, bóc lột và


17
chính sách ngu dân của thực dân Pháp, nên trình độ văn hố cịn bị nhiều hạn chế.
Văn học vì vậy cần phải quan tâm tới khía cạnh phổ cập và tuyên truyền, đồng
thời phải nâng cao tầm dân trí của cơng chúng để qua đó nâng cao chất lượng sáng

tạo nghệ thuật. Đánh giá cao vai trò của nhân dân trong tiến trình lịch sử cũng như
vai trị của họ cũng như trong việc sáng tác các giá trị của văn học nghệ thuật, lý
luận văn học 1945 - 1954 đặt ra yêu cầu đối với văn nghệ sỹ phải "dùng tác phẩm
của mình đưa trình độ nhân dân lên mức cao hơn"
Lớp công chúng mới, với những đặc điểm đó, đã trở thành lực lượng chủ
yếu tiêu thụ tác phẩm văn học và cũng là nguồn bổ sung vô tận cho đội ngũ sáng
tác. Phương châm đại chúng hoá trở thành một định hướng bao trùm và chi phối
diện mạo văn học sau 1945, thúc đẩy lực lượng sáng tác phải lấy việc đáp ứng
nguyện vọng, trình độ và khả năng tiếp nhận của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu.
Điều đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền văn học cách mạng nói chung và
văn xi chống Pháp nói riêng.
1.3. Các chặng đường phát triển của văn xi kháng chiến
Nhìn vào lịch sử, phải chuyển sang thế kỷ XX nền văn xuôi tự sự tiếng Việt
mới thật sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ những năm 1930 đến Cách mạng tháng
Tám năm 1945. Ở giai đoạn này, nền văn xuôi liên tiếp biến đổi và không ngừng
trưởng thành trên nhiều phương diện của nội dung cũng như hình thức, qua nhiều
khuynh hướng nghệ thuật như: khuynh hướng lãng mạn và khuynh hướng hiện
thực... Chỉ trong vòng 15 năm, từ 1930 đến 1945, nền văn xuôi Việt Nam đã đi
trọn một chặng đường, trong sự bủa vây kìm kẹp của chính quyền thực dân và
trong khung cảnh u ám, tối tăm của bầu trời chế độ thuộc địa. Nền văn xi đó đã
phát triển và đạt đến một diện mạo khá hoàn chỉnh trên tất cả các thể loại như các
thể ký (phóng sự, tuỳ bút, ký sự), tiểu thuyết và truyện ngắn... và mỗi thể loại đã
có nhiều tác giả tiêu biểu với nhiều tác phẩm đạt đến giá trị khái quát cao về nghệ
thuật.
Trên một nền móng khá vững chắc và bề thế như vậy, văn xuôi từ sau 1945
trong những điều kiện mới và đòi hỏi mới của thời đại đã tiếp tục vận động và


18
biến đổi không ngừng trên con đường phát triển của nền văn học hiện đại. Ba

phương châm: dân tộc, đại chúng, khoa học được nêu trong Đề cương về văn hoá
Việt Nam 1943 đã sớm trở thành một định hướng lớn cho sự phát triển của văn
xuôi. Cùng với sự phát huy mạnh mẽ những thành tựu đã đạt được của nền văn
xuôi trước 1945, văn xuôi kháng chiến chống Pháp đã phát triển trên các thể loại
ký, truyện và tiểu thuyết với sự phong phú của đề tài và đã thu hoạch được khơng
ít những thành tựu cả về nội dung lẫn nghệ thuật qua hai chặng đường phát triển:
Chặng đầu từ năm 1945 đến 1950.
Chặng sau từ 1951 đến 1954 và sau 1954.
1.3.1. Chặng đường 1945 - 1950
Sau những lạ lẫm, bỡ ngỡ, rụt rè của các nhà văn trên bước đường đến với
cách mạng, nhiều truyện ký đầu tiên của họ trong giai đoạn "nhận đường" (chữ
dùng của Nguyễn Đình Thi) đã bắt đầu đi vào con đường khám phá hiện thực mới
và những con người mới, như các truyện, ký ngắn của Nguyên Hồng, Nguyễn Huy
Tưởng, Nguyễn Tn, Tơ Hồi, Nam Cao... như đã kể ở trên. Một số truyện ngắn
viết về cuộc sống kháng chiến cũng đã sớm xuất hiện như Đôi mắt của Nam Cao,
Thư nhà của Hồ Phương. Làng của Kim Lân, Núi Cứu Quốc của Tơ Hồi... Đó là
những thành tựu thể hiện bước chuyển của nhà văn từ tiếng nói tâm tình chủ quan
sang tiếng nói của đời sống khách quan.
Bên cạnh đó, là sự xuất hiện rất nhiều các bài ghi chép ngắn của các cây bút
trẻ bộ đội như Những ngày máu lửa, Hai nắm cơm trên đèo Giàng, Vác đại bác
đuổi giặc, Đội quyết tử thành Nam, Hành quân chiến đấu, Một cuộc chuẩn bị,
Trận Phố Ràng, Voi đi... Những sáng tác của họ đem đến một không khí sơi nổi
cho văn xi, đóng góp lớn vào việc tìm hiểu mơ tả những con người mới của
cách mạng.
Ba năm sau toàn quốc kháng chiến, ba năm các nhà văn thâm nhập đời sống
kháng chiến, lên chiến khu, đến với bộ đội, đi vào các vùng hậu địch, đến với
nông dân sau luỹ tre, trên đồng lúa, để thấy cả "mồ hơi và máu trên nắm thóc"
(Thép Mới), hoặc đi sâu vào vùng hậu địch khu III, hoặc ở vùng tự do khu IV...,



19
thành tựu của văn nghệ kháng chiến được ghi nhận trong một tuyển văn quý giá,
đó là Tập văn cách mạng và kháng chiến, do Hội văn nghệ Việt Nam ấn hành vào
tháng 12/1949.
Lúc này cuộc kháng chiến còn trong giai đoạn cầm cự, chuẩn bị chuyển
sang tổng phản công.
Vậy là chỉ mới có ba năm, cịn nếu tính từ Cách mạng tháng Tám thì hơn
bốn năm cho việc tuyển chọn, để có một hợp tuyển văn thơ ấn hành từ Việt Bắc,
một hợp tuyển in trên giấy dó cỡ 10 x 15 cm, chỉ hơn 400 trang mà như một cuộc
họp mặt đông đảo của các lớp người viết và thu nhỏ thành tựu của văn học chỉ mới
ba năm trong một cuộc chuyển mình của lịch sử.
Nhìn vào Tập văn cách mạng và kháng chiến thấy đây là một cuộc hội ngộ
rất đông vui của nhiều thế hệ người viết già trẻ, cũ mới, chuyên và không chuyên.
Văn gồm: Ngun Hồng (Lị lửa, Ruồi), Nguyễn Cơng Hoan (Người lính),
Ngơ Tất Tố (Buổi chợ Trung du), Tơ Hồi (Đồng chí Hùng Vương), Nam Cao (Ở
rừng), Nguyễn Tn (Gió lào), Nguyễn Huy Tưởng (Ngày mùa), Kim Lân (Làng).
Vậy là một số lớn những tên tuổi sáng danh trên văn đàn trước 1945 đều đã
có mặt trong cuộc trình diễn mới, với các đề tài mới, nhân vật mới.
Rồi, cùng với các bậc đàn anh đó là Hồ Phương (Thư nhà), Siêu Hải (Voi
đi), Hà Minh Tuân (Lên mặt trận Thủ đô), Trần Đăng (Trận Phố Ràng).
Đây là những tên tuổi mới tất cả đều mặc áo lính và viết về người lính.
Cuộc hội ngộ trong thơ đơng đảo hơn, gồm nhiều thế hệ, nhiều tên tuổi quen
thuộc trong nền thơ trước năm 1945, đến các lực lượng viết mới sau 1945 như
Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Tân Sắc, Hồng Lộc, Nông Quốc Chấn...
So sánh giữa văn và thơ, tuy văn có mỏng hơn, nhưng rõ ràng cả hai đã có
sự xuất hiện những gì thật có giá trị, khơng chỉ là giá trị của "một cuộc chuẩn bị"
mà còn đạt được độ kết tinh của cái mới có ý nghĩa tiêu biểu cho văn học cách
mạng và kháng chiến nói chung. Nếu chú ý cuộc hành trình của văn thơ mới chỉ
ba bốn năm và tình thế kháng chiến thật khẩn trương, ác liệt, đầy cam go, gian



20
khổ, thì mới thấy hết giá trị những trang văn được viết ra và đến được với cơng
chúng đã hồn toàn đổi khác.
Tập văn cách mạng và kháng chiến được xếp thành hai phần. Phần 1- dành
cho phong trào thơ văn quần chúng, chủ yếu là bộ đội. Ở phần này thấy có Hồ
Phương, Chính Hữu, Nơng Quốc Chấn. Phần 2 - dành cho các tác giả. Ở đây thấy
có Hoàng Lộc, Siêu Hải, Trần Đăng. Vậy là sự phân biệt giữa hai phần xem ra chỉ
là tương đối, bởi việc sưu tập và tuyển chọn cịn chưa có độ lùi.
Có cảm tưởng việc tuyển chọn đã được tiến hành ráo riết để khơng bỏ sót
bất cứ giá trị nào. Thấy rõ một lối chọn vừa rộng rãi, vừa nghiêm ngặt, vừa hướng
về phong trào lại vừa mạnh dạn trong việc khẳng định những giá trị của tác giả,
tác phẩm.
Tập văn cách mạng và kháng chiến mở đầu bằng phần ca dao quần chúng
kháng chiến với mở đầu là hai câu:
Tháp Mười đẹp nhất bơng sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Và kết thúc là Trận Phố Ràng của Trần Đăng. Tác phẩm này được Trần
Đăng viết xong vào ngày 16 tháng 8 năm 1949, ngót hai tháng sau ngày diễn ra
trận công đồn quyết liệt, và bốn tháng trước khi nhà văn hi sinh trên biên giới,
ngày 26 tháng 12 năm 1949, cùng vào lúc ấn hành tuyển văn. Sự tuyển chọn đến
như vậy thật là áp sát, khơng cịn khoảng cách thời gian.
Một mở đầu và kết thúc như vậy có ý nghĩa để ghi nhận diện mạo chặng
đầu của văn xuôi kháng chiến.

1.3.2. Chặng đường 1951 - 1954
Từ năm 1950 khi cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn Tổng phản công
với các chiến dịch lớn, bắt đầu từ chiến dịch Biên giới, cùng với các cuộc đi chiến
trường của các nhà văn như Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng,
Nguyễn Đình Thi; cùng với sự thâm nhập vào mọi mặt đời sống kháng chiến trên

khắp các chiến trường từ Việt Bắc, Đông Bắc, Liên khu III, đến vùng địch hậu


21
Liên khu V và Nam Bộ, văn xuôi chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn xuất
hiện dồn dập các tác phẩm có quy mơ lớn hơn trong các ký và truyện tiêu biểu làm
nên gương mặt hai Giải thưởng quan trọng có ý nghĩa đánh dấu thành tựu của văn
xi viết về đề tài kháng chiến. Đó là giải thưởng văn nghệ 1951-1952 và giải
thưởng văn nghệ 1954-1955.
Từ truyện và ký sự của Trần Đăng đến Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy
Tưởng, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Bên đường 12 của Vũ Tú Nam; từ Làng
của Kim Lân đến Đánh trận giặc lúa của Bùi Hiển, Con đường sống của Minh
Lộc, rồi Con trâu của Nguyễn Văn Bổng; từ Núi Cứu quốc, Ngược sông Thao,
Xuống làng đến Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi...; nửa đầu những năm 1950, trên
danh mục sáng tác được mở mang đó đã là những năm gặt hái của mùa màng,
những năm ghi nhận và khẳng định thành tựu của nền văn học mới trên phương
hướng dân tộc - hiện thực - nhân dân... Những năm mà thành tựu sáng tác đã được
ghi nhận trong hai giải thưởng nối liền nhau: Giải thưởng văn nghệ 1951 - 1952 và
Giải thưởng 1954 - 1955.
Giải thưởng văn nghệ 1951 - 1952, dành vị trí cao nhất là Giải thưởng
ngoại hạng cho toàn bộ Truyện anh hùng và chiến sỹ thi đua do các nhà văn dựa
theo các bản Tự thuật của các chiến sỹ trong Đại hội thi đua toàn quốc 1952. Đây
là lần đầu tiên thành tích và chiến cơng của các anh hùng, chiến sĩ thi đua được
các nhà văn ghi lại; về phía người kể, đó là các anh hùng Cù Chính Lan, Ngơ Gia
Khảm, Hồng Hanh, La Văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Quốc Trị, Trần Đại
Nghĩa, các chiến sỹ thi đua Giáp Văn Khương, Nguyễn Thị Mùi, Đinh Nói... và về
phía người ghi đó là Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Diệu, Kim Lân,
Nguyên Hồng, Nguyễn Xuân Sanh, Tô Hoài, Vũ Cao, Tú Nam.
Các bản tự thuật này được đánh giá rất cao trong một bản Tổng kết tám
năm văn nghệ kháng chiến: "Loại truyện ngắn mộc mạc mà khiêm tốn, đó tuy

mới kể chuyện một cách đơn giản, còn sơ lược, chưa đi sâu vào diễn tả những
cảnh sống và phân tích tư tưởng nhưng đã cho chúng ta thấy một hình ảnh về
anh hùng cơng nơng khác hẳn với nhiều hình ảnh thấp kém và lớt phớt về công


22
nơng trong các truyện từ trước đến nay" (Hồi Thanh: Tám năm văn nghệ và
kháng chiến, Tạp chí Văn nghệ, số 46, 12/ 1953).
Từ loại truyện Tự thuật này sẽ là khởi đầu cho thể văn xuôi viết về người
thật việc thật càng có hồn cảnh phát triển trong nhiều năm sau nhất là trong hoàn
cảnh chiến tranh chống Mỹ, trong đó có những tác phẩm đạt giá trị cao như Đất
nước đứng lên (1955) của Nguyên Ngọc, Người mẹ cầm súng (1965) của Nguyễn
Thi.
Sau Giải thưởng ngoại hạng là các giải khác, trong đó Giải nhất dành cho
tiểu thuyết Vùng mỏ của Võ Huy Tâm - nhà văn công nhân, và hai giải nhì là:
truyện ký Xung kích của Nguyễn Đình Thi, và ký sự Trận Thanh Hương của
Nguyễn Khắc Thứ. Giải ba trao cho truyện ngắn Con đường sống của Minh Lộc,
và Ký sự Chiến thắng Cao Lạng (cịn có tên là Thắng từ biên giới) của Nguyễn
Huy Tưởng. Ba giải khuyến khích gồm truyện ngắn Đánh trận giặc lúa của Bùi
Hiển, và hai truyện vừa Xây dựng của Nguyễn Khải, Ông Cốc của Nguyễn Khắc
Mẫn.
Hai năm sau, là Giải thưởng văn nghệ 1954 - 1955 ghi nhận một bước phát
triển mới của tình hình sáng tác. Đây là thời điểm toàn quân và dân bước vào cuộc
chiến cuối cùng đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ buộc thực dân Pháp phải
chấm dứt chiến tranh, ký kết hiệp định Giơnevơ lập lại hồ bình ở Đơng Dương.
Năm 1954 trong kết thúc chiến tranh và chuyển sang hồ bình, đời sống sáng tác
đứng trước những biến chuyển mới mẻ. Một giải thưởng mới trong tình hình đó
buộc phải mở rộng khuôn khổ đề tài và kéo dài thời gian, với số lượng tác giả
tham gia đông hẳn lên. Có thể nói đến một khơng khí sơi nổi và một bước phát
triển nhảy vọt trong sáng tác, khiến cho số tác phẩm dự giải lên đến con số 362 tập

thơ, 108 truyện ký, 65 bản kịch, 56 bản dịch. Ban giám khảo làm việc liên tục từ
tháng 12/1955 - tháng 3/1956. Vậy là lấn sâu sang đời sống hồ bình ngót hai
năm. Một tổng kết thành tựu văn học kháng chiến buộc phải bao quát một phạm vi
rộng hơn, gồm cả cuộc sống sau hồ bình. Ngồi những tác phẩm được vào chung
khảo, ban giám khảo còn chọn thêm một số tác phẩm mới đã in hoặc chưa in trong


23
năm 1955 và đầu năm 1956 có tác dụng phục vụ cho cuộc đấu tranh của dân tộc
như bộ ba Người người lớp lớp của Trần Dần, Vượt Côn Đảo của Phùng Quán…
So với Giải thưởng 1951 - 1952, thì Giải thưởng 1954 - 1955 có số lượng
tác phẩm nhiều hơn, và chất lượng nghệ thuật đạt trình độ cao hơn rõ rệt. Nếu ở
khu vực thơ, tập Việt Bắc của Tố Hữu được trao giải nhất, thì ở khu vực văn giải
nhất thuộc về Đất nước đứng lên của Ngun Ngọc và Truyện Tây Bắc của Tơ
Hồi, Hai giải nhất xứng đáng ở vị trí kết thúc và là đỉnh cao của văn xuôi viết về
đề tài kháng chiến chống Pháp, thực hiện ngay trong kháng chiến, và có lấn sang
bối cảnh hồ bình ...
Qua hai giải thưởng và qua sự phát triển từ ký, truyện ngắn đến tiểu thuyết,
văn xuôi chống Pháp đã đem lại một diện mạo mới cho bức tranh đời sống kháng
chiến và chân dung con người
Trong các tác phẩm giai đoạn này chúng ta được tiếp xúc với những kiểu
con người mới khác hẳn với con người trong văn học cũ.
Trong văn chương Tự lực văn đồn đó là con người đại diện cho giai cấp tư
sản đang đi tìm sự giải phóng cá nhân trong khuôn khổ chế độ thuộc địa, bằng
cách lao vào cuộc sống vui vẻ, chạy đuổi theo tình yêu, vật chất, đấu tranh cho tự
do hôn nhân nhưng họ lại khơng dám động đến đế quốc. Kiểu người đó được thể
hiện trong nhiều tác phẩm như: Nửa chừng xuân, Lạnh lùng, Đoạn tuyệt... Trong
văn học hiện thực phê phán lại có những con người ln khao khát một cuộc sống
lương thiện, tốt đẹp, có ích cho xã hội, nhưng trong xã hội đầy bất công ngang trái,
luôn bị bất bại, họ như những con chim nhỏ bị nhốt trong lồng, họ thấy mình bị rơi

vào bi kịch, rơi vào cảnh " sống mòn " và" đời thừa '. Những con người đó có mặt
rất nhiều trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tơ Hồi …
Con người trong văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phán có thể xem
là bế tắc, bởi trong hồn cảnh xã hội trước 1945 người viết chưa tìm được lối thoát
cho cuộc sống. Cách xây dựng con người mới trong văn xuôi chống Pháp là sự
tiếp tục trọn vẹn kiểu con người thời đại thuộc về dòng văn học cách mạng trước
năm 1945 đã có sự xuất hiện sớm trong thơ văn Hồ Chí Minh, Tố Hữu, trong các


24
ghi chép và bút ký thuộc dòng văn học cách mạng như Ngục Kontum của Lê Văn
Hiến, Khu Giải Phóng của Võ Nguyên Giáp, Nghĩa lộ vượt ngục – Nghĩa lộ khởi
nghĩa của Trần Huy Liệu. Con người thời đại chỉ xuất hiện trong công cuộc đấu
tranh kiên cường với các giai cấp thống trị nhằm giải phóng, cho giai cấp và cho
tồn thể những người lao động bị bóc lột.
Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ánh sáng giai cấp đã giúp
cho các nhà văn có cách nhìn đúng, và từ cái nhìn đúng đó mà làm chuyển biến
hẳn tình cảm của họ, đem lại một sức lay động thực sự cho những cảnh, tình trong
tác phẩm, đưa tác phẩm đi vào quỹ đạo của hiện thực xã hội chủ nghĩa với sự miêu
tả cuộc sống trong những dịng chính và trong hướng trưởng thành của nó, với sự
miêu tả con người trong bản sắc giai cấp và lịch sử của đời họ, và trong đó đã có
khơng ít những nhân vật được miêu tả như một đối tượng đầy cảm xúc...
Trong hầu hết các tác phẩm viết về đề tài kháng chiến, ta có thể được tiếp
xúc trên nhiều mảnh đất khác nhau của Tổ quốc những con người bình thường có
mặt trên nhiều vị trí khác nhau trên các trận tuyến chiến đấu, trong lao động và sản
xuất. Họ mang hết sức mình để đóng góp cho cuộc kháng chiến. Đó là hình ảnh
những chiến sỹ đang ngày đêm xáp mặt với quân thù, họ hiện lên với sức mạnh, ý
chí, lịng căm thù, đức hy sinh... như Kha, Sản, Độ trong Xung kích của Nguyễn
Đình Thi. Đó là hình ảnh của những người dân Khu 5 trung dũng bám đất đánh
giặc để giữ làng, bảo vệ thành quả lao động như Trị, Chức, Bai trong Con trâu của

Nguyễn Văn Bổng. Đó là hình ảnh của giai cấp cơng nhân Việt Nam đồn kết
chiến đấu và chiến thắng như Tuấn, Bảo, Min trong Vùng mỏ của Võ Huy Tâm. Ở
tận vùng sâu núi rừng Tây Nguyên trùng điệp, những đứa con đầu đàn như nhân
vật Núp đã đứng lên lãnh đạo buôn làng vượt qua mọi gian khổ, hy sinh để đi đến
thắng lợi cuối cùng trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc. Còn nữa, đó là
những hình ảnh của Mị, A Phủ, bà Ảng, Ính, Sạ trong Truyện Tây Bắc của Tơ
Hồi đã dũng cảm " rũ bùn " vượt qua đêm đen của nô lệ, của áp bức để đến với
cách mạng. Và cũng lần đầu tiên, xuất hiện trong văn học hình ảnh của đám đơng
quần chúng, và hình ảnh đó chiếm vị trí trung tâm trong nhiều tác phẩm truyện, ký


25
cũng như tiểu thuyết. Nếu những năm đầu của cuộc chiến, hình ảnh quần chúng
cách mạng mới như một đối tượng để hướng tới, một đối tượng có nhiều sức hấp
dẫn lạ để các nhà văn của chúng ta tìm đến, khám phá, thì về sau các nhà văn đã
xây dựng được nhiều hình ảnh chân thực về quần chúng. Những tập thể quần
chúng đó được khắc hoạ qua những hành động dũng cảm, với chiến công lừng lẫy,
với vẻ đẹp tinh thần của lòng yêu nước.
Trong một số truyện ngắn ở giai đoạn đầu (1945 - 1950) các nhà văn đã bắt
đầu chú ý đi vào nắm bắt chiều sâu tư tưởng, tình cảm, yếu tố tâm lý của nhân vật.
Đó là nỗi day dứt của ơng Hai trong Làng của Kim Lân, hoặc thái độ của Lượng
trước bi kịch gia đình và bản thân trong Thư nhà của Hồ Phương.
Chuyển sang giai đoạn này 1951 - 1954, khi miêu tả những đám đông công
nhân, nông dân, chiến sĩ, các tác giả tiếp tục đi vào khai thác những nét cá thể của
nhân vật, gây được nhiều ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người đọc. Đặc biệt trong
hai cuốn Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, tác
giả đã đi sâu vào khắc hoạ tính cách và số phận của nhân vật, ít nhiều tạo nên
được những nhân vật điển hình, khẳng định một bước tiến quan trọng của nền văn
xuôi kháng chiến.
Tuy nhiên, trên yêu cầu chặt chẽ về nghệ thuật phải có những chân dung

nhân vật sinh động, u cầu mơ tả và điển hình hố hiện thực phong phú thì nhìn
chung văn xi giai đoạn kháng chiến chống Pháp vẫn chưa đạt được mục tiêu cần
thiết. Một chân dung con người Việt Nam kháng chiến có chiều sâu và sự phong
phú của thế giới bên trong xứng đáng với tầm vóc của nó cịn là một u cầu lịch
sử, tiếp tục đặt ra cho phong trào sáng tác những năm 1954 trở đi.
1.3.3. Sự tiếp tục của đề tài kháng chiến trên chặng đường từ sau 1954
Từ sau 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc với Hiệp định Giơnevơ
chia đơi đất nước và hồ bình trở lại trên miền Bắc. Nối tiếp Giải thưởng 1954 1955, văn xuôi về đề tài kháng chiến tiếp tục đi vào một thời kỳ phát triển mới, tạo
nên những khởi sắc cho văn học, và có thể nói chưa bao giờ chúng ta có được mùa
lớn như vậy, đặc biệt là từ sau cuộc đấu tranh chống Nhân văn - Giai phẩm.


26
Khoảng những năm 1958 đến 1962 cuộc sống sau hoà bình chuyển sang bước
ngoặt mới, bước chuyển của văn xi cũng được thể hiện rõ qua sự phong phú của
các đề tài, chủ đề. Trước đây, do yêu cầu của thực tế và khả năng của các nhà văn,
văn xuôi chỉ mới tập trung vào những đề tài chủ yếu, thì bây giờ trong điều kiện
mới, nhà văn đã có thể vươn lên xây dựng những bức tranh cuộc sống rộng rãi,
nhiều vẻ. Cách mạng xã hội chủ nghĩa đã làm cho cuộc sống phát triển, mở ra
nhiều lĩnh vực địi hỏi nhà văn phải nhìn nhận sâu sắc mọi mặt của cuộc sống.
Nhiều đề tài, chủ đề mang tính thời sự nổi lên trong tình thế mới của đất nước:
công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục kinh tế ở miền Bắc; sai
lầm cải cách ruộng đất và công cuộc sửa sai gắn với sự xuất hiện những bi kịch cá
nhân... Đó là những đề tài thu hút nhiều cây bút văn xi và đã có nhiều tác phẩm
thành công gây được tiếng vang trong công chúng đương thời như Cái sân gạch
của Đào Vũ, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Tuỳ bút Sông Đà của Nguyễn Tn...
Dẫu có nhiều đề tài mang tính thời sự nổi lên thì đề tài chống Pháp trong
diện mạo chung của nền văn xi vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Đây khơng chỉ là
một sự phát triển theo qn tính mà cịn là nhu cầu đích thực ở bề sâu sự phát
triển. Chính vì vậy, đề tài chống Pháp khơng dừng lại mà còn phát triển trên một

chất lượng mới của khái quát nghệ thuật vào những năm sau 1954 cho đến những
năm 1960 - năm Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời, và cịn kéo dài, áp
vào giai đoạn cả nước chống Mỹ. Phải sau sự xuất hiện hồi ký lớn của các tướng
lĩnh về Điện Biên Phủ, vào năm 1964- kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
thì chúng ta mới có thể hình dung trọn vẹn về quá trình vận động, phát triển cùng
với những thành tựu đã đạt được của nền văn xuôi về đề tài chống Pháp
Thành tựu của văn xuôi về đề tài chống Pháp sau 1954 được khẳng định ở
sự phát triển của các tiểu thuyết có quy mơ lớn kể từ Người người lớp lớp (3 tập)
của Trần Dần, Vượt Côn đảo của Phùng Quán... đến Trước giờ nổ súng của Lê
Khâm, Một chuyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái, Cao điểm cuối cùng của
Hữu Mai, Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Phá vây của Phù
Thăng…) Qua sự xuất hiện dồn dập những tập truyện ngắn như Ánh mắt của Bùi


×