Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Cảm hứng lãng mạn trong thơ văn chu mạnh trinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.96 KB, 52 trang )

Chu Mạnh Trinh ( 1862-1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, là một
nhà thơ tài hoa, một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam
(giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX ). Thế nhưng rất tiếc, người đời vẫn cịn
ít biết về thơ văn Chu Mạnh Trinnh, thậm chí vẫn cịn có những cái nhìn
và đánh giá khơng cơng bằng về ơng.
Tìm hiểu , nghiên cứu Cảm hứng lãng mạn trong thơ văn Chu
Mạnh Trinh, chúng tôi hy vọng rằng một mặt sẽ góp phần khẳng định
những đóng góp quan trọng của ơng cho nền thơ ca dân tộc, mặt khác
cũng qua đây thấy được sự vận động của cảm hứng sáng tạo trong văn
học nhà nho qua một hiện tượng nhà nho tài tử độc đáo . Cũng qua cơng
trình này, chúng tơi muốn góp phần giải toả những hạn chế trong cách
nhìn nhận và đánh giá về Chu Mạnh Trinh.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ trực tiếp
của thầy giáo hướng dẫn - Tiến sĩ Biện Minh Điền, thầy giáo phản biện
Lê Văn Tùng và các thầy cô giáo trong Bộ môn Văn học Việt Nam II
khoa Ngữ Văn đã giúp đỡ tơi hồn thành tốt luận văn này .
Vinh , ngày 30 tháng 4 năm 2004
Người thực hiện

Trịnh Thị Huyên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài :

1


1.1 . Cảm hứng lãng mạn là nguồn cảm hứng lớn trong văn học Việt
Nam. Sáng tác theo khuyng hướng cảm hứng lãng mạn bao giờ cũng đưa
đến cho người đọc những cảm nhận thú vị.
Nghiên cứu văn học theo cảm hứng lãng mạn vẫn cịn là bài tốn đặt
ra cho giới nghiên cứu cũng như những ai yêu thích và muốn tìm hiểu


văn học .
1.2. Cảm hứng lãng mạn từng xuất hiện trong văn học trung đại
Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn cuối ( nửa sau thế kỷ XIX) càng có
những nét độc đáo riêng của nó mà Chu Mạnh Trinh là một hiện tượng
tiêu biểu.
Nghiên cứu cảm hứng lãng mạn trong thơ văn Chu Mạnh Trinh
không chỉ để hiểu Chu Mạnh Trinh và thế giới nghệ thuật do ơng tạo ra
mà cịn để hiêủ thêm một kiểu tác giả, một khuynh hướng văn học độc
đáo trong văn học trung đại Việt Nam chặng cuối cùng, trước ngưỡng
cửa hiện đại.
1.3. Chu Mạnh Trinh là nhà thơ tài hoa của văn học Việt Nam nửa
sau thế kỷ XIX , ơng có vị trí quan trọng khơng chỉ trong lịch sử văn học
dân tộc mà cịn trong chương trình văn học ở nhà trường phổ thông .
Nghiên cứu cảm hứng lãng mạn trong thơ văn Chu Mạnh Trinh là
một vấn đề còn mới mẻ. Chọn đề tài này cho luận văn tốt nghiệp Đại học
của mình, chúng tơi hy vọng rằng một mặt sẽ góp phần khẳng định
những đóng góp quan trọng của Chu Mạnh Trinh cho nền thơ ca dân tộc,
mặt khác cũng qua đây thấy được sự vận động của cảm hứng sáng tạo
trong văn học nhà nho qua một hiện tượng nhà nho tài tử độc đáo .
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu :

2


2.1. Trước hết có thể thấy lịch sử nghiên cứu Chu Mạnh Trinh còn
rất khiêm tốn. Cho đến nay mới chỉ có vài ba bài viết về tác giả này, và
cũng chỉ dừng lại ở mức phẩm bình một vài khía cạnh hoặc một vài bài
thơ tiêu biểu của nhà thơ mà thôi (cụ thể là bài Hương Sơn phong cảnh
ca). Đấy là chưa nói đến vẫn cịn có những cái nhìn và đánh giá khơng
cơng bằng về Chu Mạnh Trinh, chưa thấy được những đóng góp xuất sắc

của ơng cho lịch sử văn học dân tộc, đặc biệt trên phương diện cảm hứng
sáng tạo và ngôn ngữ nghệ thuật.
2.2. Có lẽ người đầu tiên có cái nhìn tương đối thoả đáng về Chu
Mạnh Trinh là Phạm Thế Ngũ. Trong cơng trình Việt Nam văn học sử
giản ước tân biên (Anh Phương xuất bản, Sài Gòn, 1965), Phạm Thế Ngũ
đã dành 4 trang viết về Chu Mạnh Trinh với một cảm tình nồng hậu. Tuy
nhiên như thế vẫn cịn q ít và không tránh khỏi những sơ sài. Cũng
khoảng từ những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ XX, một số nhà
nghiên cứu miền Bắc, trong những cơng trình văn học sử của mình, có
nhắc đến Chu Mạnh Trinh chỉ vài ba dịng thơi nhưng lại với một thái độ
phê phán nặng nề. Nguyễn Lộc viết: “Khuynh hướng văn học hưởng lạc
thốt ly gồm chủ yếu là nhóm nhà thơ Dương Lâm, Dương Khuê, Chu
Mạnh Trinh. Trong thơ văn của họ, thỉnh thoảng có bài cũng nói đến thời
thế... Nhưng chủ yếu là nói về cuộc sống ăn chơi sa đoạ, trác táng của họ
ở các nhà chứa, cô đầu...”[9,52-53]. Thật là oan uổng cho Chu Mạnh
Trinh và Dương Khuê. Lê Trí Viễn cũng gần với quan niệm như vậy khi
cho rằng thơ văn của Chu Mạnh Trinh, Dương Kh là “lạc điệu”, là “tìm
thú vui trong những trị chơi quen thuộc của người nho sĩ ăn bám”
[19 ,17]...

3


2.3. Gần đây, các tác giả sách giáo khoa Văn học 11, phần Văn học
Việt Nam đã có cái nhìn lại về Chu Mạnh Trinh đáng trân trọng và đưa
Chu Mạnh Trinh vào chương trình với bài Hương sơn phong cảnh ca
[19,18]. Đã có một số bài phân tích, bình phẩm về tác phẩm này, đánh
giá cao tài năng của Chu Mạnh Trinh trong ca ngợi cảnh đẹp của quê
hương đất nước. Đáng chú ý nhất, có nhà báo Lê Văn Ba đã bỏ công sưu
tầm thơ văn Chu Mạnh Trinh, tập hợp thành cuốn Nhà thơ Chu Mạnh

Trinh (lần in thứ hai có tên là Chu Mạnh Trinh, thơ và giai thoại). Bằng
những tư liệu mới, Lê Văn Ba đã làm rõ hơn quê hương, con người và
nhân cách cao đẹp của Chu Mạnh Trinh, xoá đi những ấn tượng không
hay và không đúng của người đời về Chu Mạnh Trinh. Những chứng
minh của Lê Văn Ba là rất có sức thuyết phục[3 ]. Tuy nhiên cho đến
nay, vẫn chưa có một cơng trình chun sâu nào nghiên cứu về Chu
Mạnh Trinh.
Viết xong luận văn này, chúng tôi được biết, mới đây nhất, luận văn
Thạc sĩ của tác giả Lê Thị Kim Ngân cũng tìm hiểu, nghiên cứu Chu
Mạnh Trinh, thời gian tiến hành cùng song song với đề tài của chúng tơi,
cũng đã hồn thành, hai bên khơng tham khảo được của nhau. Điều quan
trọng đáng nói là hai đề tài không trùng nhau.
2.3. Luận văn của chúng tơi là cơng trình đầu tiên đi sâu tìm hiểu cảm
hứng lãng mạn trong thơ văn Chu Mạnh Trinh với tư cách như một vấn
đề chuyên biệt.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi, giới hạn của đề tài :
3.1. Đối tượng nghiên cứu :
Đó là Cảm hứng lãng mạn trong thơ văn Chu Mạnh Trinh.
3.2. Giới hạn và phạm vi của đề tài :

4


Đề tài chỉ quan tâm tìm hiểu những biểu hiện của cảm hứng lãng
mạn trong thơ văn Chu Mạnh Trinh, có mở rộng so sánh đối chiếu với
một số tác giả khác để làm rõ những nét đặc sắc riêng của Chu Mạnh
Trinh. Văn bản tác phẩm dùng để khảo sát, chúng tôi dựa vào cuốn Chu
Mạnh Trinh thơ và giai thoại của Lê Văn Ba , Nxb Văn hoá thơng tin,
Hà Nội , 1999 (Đây là cơng trình sưu tầm thơ văn Chu Mạnh Trinh đầy
đủ nhất từ trước đến nay).

4. Nhiệm vụ nghiên cứu :
4.1. Tìm hiểu và xác định cơ sở xã hội – thẩm mỹ của cảm hứng lãng
mạn trong thơ văn Chu Mạnh Trinh
4.2. Phân tích, lý giải những biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong
thơ văn Chu Mạnh Trinh
4.3. Xác định những đóng góp nghệ thuật trên cơ sở của cảm hứng
lãng mạn của Chu Mạnh Trinh cho lịch sử văn học dân tộc.
5. Phương pháp nghiên cứu :
Nghiên cứu vấn đề này, luận văn vận dụng một số phương pháp
chính: Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh -loại
hình, phương pháp cấu trúc - hệ thống ...
6 . Đóng góp & Cấu trúc của luận văn :
6.1. Đóng góp :
Cơng trình tìm hiểu khảo sát phân tích những biểu hiện của cảm
hứng lãng mạn trong thơ văn Chu Mạnh Trinh, khái quát, đánh giá những
đặc sắc của thơ văn Chu Mạnh Trinh và khẳng định nhứng đóng góp của
ơng cho lịch sử văn học dân tộc .
Kết quả của luận văn cũng có thể được dùng cho việc tham khảo
giảng dạy thơ văn Chu Mạnh Trinh trong nhà trường .

5


6.2. Cấu trúc luận văn :
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển
khai trong ba chương :
Chương 1: Cơ sở xã hội - Thẩm mỹ của cảm hứng lãng mạn trong
thơ văn Chu Mạnh Trinh .
Chương 2: Những biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong thơ văn
Chu Mạnh Trinh .

Chương 3: Đóng góp nghệ thuật của Chu Mạnh Trinh trên cơ sở
của cảm hứng lãng mạn cho lịch sử văn học dân tộc .
Cuối cùng là Tài liệu tham khảo .

6


Chương 1
CƠ SỞ XÃ HỘI -THẨM MỸ CỦA CẢM HỨNG LÃNG MẠN
TRONGTHƠ VĂN CHU MẠNH TRINH
1.1. Khái niệm về cảm hứng lãng mạn và cảm hứng lãng mạn
trong văn học Việt Nam:
1.1.1. Khái niệm lãng mạn từng được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau. Lãng mạn, chỉ những khát vọng, ước mơ khác xa thực tế, có khi là
hão huyền (Vào thế kỉ XVIII, từ '' lãng mạn" vốn được dùng để chỉ tất cả
những gì là hoang đường , kì lạ , khác thường, chỉ thấy trong sách vở chứ
không có trong hiện thực), nhưng có khi những khát vọng, ước mơ ấy lại
là những dự báo cho tương lai. Từ lãng mạn có khi được dùng để chỉ sự
lý tưởng hố hiện thực, có khi lại lại được dùng để chỉ những quan niệm,
những ước muốn mang tính chủ quan.v.v... Có người đã thống kê, hiện
nay có đến 150 cách hiểu khác nhau về từ lãng mạn. Tuy nhiên khơng vì
thế mà khái niệm này khơng có cái hạt nhân mang tính khoa học của nó.
Cái hạt nhân của nó là tính khát vọng, ước mơ, là những cảm nhận chủ
quan
1.1.2. Văn học lãng mạn là loại văn học lấy cảm xúc chủ quan làm
trung tâm, cái tôi nội cảm bao giờ cũng được đề cao. Kant – một trong
những người mở đường cho lý thuyết lãng mạn đã nói rất hay về điều
này: “Vẻ đẹp khơng nằm trên đôi má hồng của người thiếu nữ mà nằm
trong mắt của kẻ si tình”. Người ta thường nói văn học là tấm gương
phản chiếu hiện thực... Thế nhưng trong văn học, lãng mạn là yếu tố

không thể thiếu được. Từ rất xa xưa trong các truyện kể dân gian yếu tố
lãng mạn đã được thể hiện rất rõ. Tác giả hay các nhân vật trong truyện
đều có những ước mơ dẫu rằng đó chỉ là những ước mơ viển vơng khó có

7


thể trở thành hiện thực. nhiều lúc họ phủ nhận cuộc sống tầm thường của
xã hội để hướng về một thế giới khác thường mà họ hằng mơ ước .
Lãng mạn với tư cách là một khuyng hướng, một trào lưu trong văn
học thì lại có hàm nghĩa khác. Theo Từ điển thuật ngữ văn học,vào
khoảng thế kỉ XVIII và nửa thế kỉ XIX chủ nghĩa lãng mạn trở thành một
thuật ngữ dùng để chỉ một khuynh hướng văn học. Người ta chia chủ
nghĩa lãng mạn thành các khuynh hướng: Khuynh hướng tiêu cực với
thái độ bi quan với thực tại, tình cảm chán chường và hồi niệm q khứ
; Khuynh hướng tích cực tràn trề niềm tin vào thực tại và tương lai, lạc
quan về nhân thế và khả năng cải tạo đời sống... Tuy nhiên, sự phân chia
khuynh hướng trong chủ nghĩa lãng mạn chỉ có tính chất hợp lý tương
đối vì nó khơng bao giờ phản ánh hết được tính chất phức tạp và sinh
động của hồn cảnh bức tranh chủ nghĩa lãng mạn.
Văn học lãng mạn là loại văn học coi trọng cảm xúc chủ quan, lấy cái
chủ quan làm thước đo thế giới bên ngoài . Nói đến lãng mạn là nói đến
sự lí tưởng hoá hiện thực theo khát vọng chủ quan, văn học lãng mạn là
văn học của ước mơ, khát vọng , của lí tưởng. Văn học lãng mạn coi
trọng cảm xúc chủ quan, thiên về ước mơ, lí tưởng, coi trọng cái tơi cá
nhân, coi trọng tình u, coi trọng thiên nhiên, coi trọng tự do. Nó rất
thích hợp với ba đề tài: Thiên nhiên, tình u và tơn giáo.
Cảm hứng lãng mạn bao giờ cũng làm cho văn học trở nên sinh
động hơn, tươi mát hơn, đáng yêu hơn. Cảm hứng lãng mạn là vấn đề
thuộc về bản chất của văn học, bởi vì văn học bao giờ cũng hướng con

người vươn tới một cái gì tốt đẹp hơn. Đấy cũng là một cách giải phóng
con người khỏi hiện thực đầy những bế tắc khổ cực và tăm tối .

8


1.1.2. Cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam :
Cảm hứng lãng mạn đã có từ lâu trong văn học, ngay từ trong văn
học dân gian. Ở đâu có sự lạc quan thì ở đó có cảm hứng lãng mạn. Ngay
trong thời trung đại trong văn học viết đã rất giàu cảm hứng lãng mạn,
tuy nhiên để trở thành chủ nghĩa lãng mạn phải có đầy đủ điều kiện của
nó.
Ở Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn như một trào lưu văn học xuất
hiện vào những năm 30 của thế kỉ XX. Tiêu biểu là tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn và Thơ mới 1932 - 1945. Các nhà văn luôn mang tâm trạng
chán chường. Họ không chấp nhận cái hiện thực đen tối trước mắt và
luôn hướng tới một thế giới lí tưởng, lắm khi mơ hồ, viễn vơng...
Tiền đề cho cảm hứng lãng mạn và sau đó là chủ nghĩa lãng mạn
trong văn học Việt Nam đã có từ thời trung đại , kể từ Nguyễn Du, Phạm
Thái, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Công Trứ ...đến
Dương Lâm, Dương Khuê , Chu Mạnh Trinh ...
1.2. Chu Mạnh Trinh – một đại biểu xuất sắc của khuynh hướng
lãng mạn thoát ly trong văn học nửa sau thế kỉ XIX:
1.2.1. Cơ sở xã hội của cảm hứng lãng mạn trng thơ văn Chu Mạnh
Trinh:
Nửa sau thế kỉ XIX là giai đoạn cuối cùng của văn học trung đại. Có
thể nói đây là giai đoạn bi thương, hào hùng, khổ nhục và vĩ đại của dân
tộc. Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX có những biến động lớn, chế
độ quân chủ ở giai đoạn cuối mùa, phong kiến Việt Nam lâm vào bế tắc
và khủng hoảng trầm trọng, toàn diện. Tác giả văn học giai đoạn này chủ


9


yếu vẫn là nhà nho. Nhà nho lại tự phân hoá thành nhiều loại. Loại đáng
trân trọng nhất là loại có khí tiết, có dũng khí, có tinh thần dân tộc, dám
cầm gươm giết giặc (Tiêu biểu như Trương Định, Phan Tịng, Bùi Hữu
Nghĩa, Nguyễn Xn Ơn, Nguyễn Quang Bích, Phan Đình Phùng...).
Loại thứ hai cũng có khí tiết, có tinh thần dân tộc, nhưng thiếu dũng khí,
khơng dám cầm gươm giết giặc, nhưng cũng quyết không cộng tác với
giặc, họ tìm cách cáo quan, ở ẩn (Tiêu biểu như Nguyễn Đình Quang,
Nguyễn Khuyến...).
Có một lớp nhà nho tài tử – họ không đi được vào con đường cứu
nước, cũng khơng dám chống lại thực dân phong kiến, họ tìm " tự do "
trong cuộc sống nhàn dật thậm chí là hưởng lạc. Sự nhàn dật hay hưởng
lạc này không phải hoàn toàn là tiêu cực mà thực sự bên trong là do chán
chường với cuộc sống hiện tại, họ tự giải phóng mình bằng những điệu
phách câu ca (tìm vào ca trù), bằng việc tìm vào thiên nhiên, tình u,
tìm vào tơn giáo – Phật giáo (tiêu biểu nhất là Chu Mạnh Trinh). Đây
cũng là một biểu hiện không chấp nhận thực tại đầy đau khổ , bế tắc của
xã hội đương thời. Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê là những đại biểu xuất
sắc của khuynh hướng này – có thể gọi là khuynh hướng lãng mạn, thoát
ly.
1.2.2. Cơ sở thẩm mỹ của cảm hứng lãng mạn trong thơ văn Chu
Mạnh Trinh:
Cảm hứng lãng mạn bao giờ cũng hướng tới khát vọng về cái đẹp,
hướng tới sự giải phóng mọi tù túng, vượt ra ngồi khn khổ. Cảm hứng
lãng mạn đã hình thành ngay từ trong văn học trung đại, đặc biệt được
thể hiện rõ trong thơ văn của lớp nhà nho tài tử - một loại hình nhà nho
coi tài và tình là giá trị cao hơn hết thảy, coi trọng quyền tự do cá nhân,


10


khát khao, mộng ước vươn tới chiếm lĩnh cái đẹp, khát khao vượt ra
ngồi khn khổ của xã hội phong kiến. Lớp nhà nho này đã có trước
Chu Mạnh Trinh với những hiện tượng xuất sắc như Phạm Thái, Nguyễn
Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ ...
Ở giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX ít nhiều đã xuất hiện mầm mống
của đô thị, của cuộc sống tư sản, khát vọng tự do muốn phá bỏ mọi ràng
buộc cũ kĩ, vô lí của chế độ phong kiến mà Nho giáo từng đóng vai trị
như là thành trì, càng trở nên mạnh mẽ. Văn học nửa sau thế kỉ XIX đã
có cả một cơ sở, ngọn nguồn cho cảm hứng lãng mạn hình thành, phát
triển .
Ở giai đoạn này, xuất hiện khuynh hướng văn học viết theo cảm
hứng lãng mạn thoát li mà người ta thường gọi là khuynh hướng hưởng
lạc thoát li. Thực ra đây là một hướng tự giải thoát của các tác giả do bế
tắc trước thời đại bấy giờ. Họ tìm vào sinh hoạt ca trù, vào hát nói. Trong
số những tác giả như đã nêu, có thể nói Chu Mạnh Trinh là hiện tượng
lãng mạn nhất.
Chu Mạnh Trinh tìm vào khuynh hướng lãng mạn thốt li vừa
vì lí do thời đại vừa vì lí do riêng của bản thân ông. Bản thân Chu Mạnh
Trinh là một nhà nho tài tử, mà nhà nho tài tử lại rất đề cao phẩm chất
tài, trân trọng tài ( đặc biệt là tài cầm, kì, thi, hoạ, tài văn chương nghệ
thuật ) và tình (đặc biệt là tình đối với giai nhân). Họ có nhu cầu hưởng
lạc hoặc trong tình u hạnh phúc cá nhân, hoặc chìm đắm trong thiên
nhiên, thậm chí tìm vào tơn giáo. Đây chính là những '' vùng đất '' của
văn chương lãng mạn .
Trong văn học việt nam, cảm hứng lãng mạn đã từng xuất hiện
sớm, ngay từ trong văn học dân gian, văn học viết buổi mới hình thành,


11


nhưng mãi đến những năm cuối cùng thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nó mới
thực sự có cơ sở để phát triển. Chu Mạnh Trinh là hiện tượng nhà nho tài
tử cuối mùa nhưng có thể nói là bông hoa đầu mùa của văn học viết theo
cảm hứng lãng mạn gần gũi với văn học lãng mạn hiện đại.

12


Chương 2
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CẢM HỨNG LÃNG MẠN
TRONG THƠ VĂN CHU MẠNH TRINH
2.1.Thiên nhiên trong thơ văn Chu Mạnh Trinh :
Chu Mạnh Trinh là người rất ham thích chiêm ngưỡng nhìn ngắm
những danh lam thắng cảnh, ngược lại thiên nhiên cũng là nơi để ơng
thốt khỏi xã hội đang bế tắc . Tìm đến với thiên nhiên Chu Mạnh Trinh
tìm đến thế giới chùa Hương, với những cảnh quan sinh động đáng yêu
của đất nước . Thiên nhiên trở thành một đề tài hấp dẫn Chu Mạnh Trinh
.
Theo lẽ thường các nhà nho xưa khi chán cuộc sống xã hội xơ bồ
hỗn tạp thì hay tìm về làm bạn với cỏ cây sông nước, với hạc nội, mây
ngàn . Trong kho tàng văn chương trung đại, người đời từng truyền tụng
biết bao bài thơ phú nổi tiếng vịnh cảnh thiên nhiên tươi đẹp . Khác
nhiều nhà thơ cùng thời cũng như người xưa, thơ thiên nhiên của Chu
Mạnh Trinh thường gắn với đền miếu, chùa chiền, những dấu tích thần
linh mà nhân dân hằng ngưỡng mộ .
'' Văn bia đền chính Đa Hồ '' ( nơi thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung

) tuy là văn bia nhưng thực sự là một ánh văn chương độc đáo kể lại câu
chuyện tình u trên cát cỏ của nàng cơng chúa con gái vua Hùng với
chàng trai đánh cá Chử Đồng Tử nghèo khổ nơi bến sông . Nhà thơ ca
ngợi cả một vùng đất thiêng xứ Bắc :''Từ xưa nơi núi đỏ nước trong, vẻ
đẹp của nơi động thẳm đất lành, tạo hoá đã dành riêng chung đúc. ở
những nơi đó thánh thần hiển hiện anh linh .Kỳ lạ như ngựa sắt của
Thánh Gióng về đâu, cịn để lại lâu đài tráng lệ trên núi Sóc - Sách ước

13


của Tản Viên Thánh vang bóng, cịn ở đền miếu vượt mây . Nơi đây,
đầm Nhất Dạ trong không gian mấy trăm dặm là di chỉ của nón gậy thần
tiên, Thiên Mạc vùng đất mấy nghìn năm, gần kề kế đô danh tiếng
....[3,181] .
Với chùm thơ viết về chùa Hương, chúng ta sẽ thấy được địa vị
thiên nhiên trong tâm hồn cũng như trong thơ ca của Chu Mạnh Trinh.
Với trí tưởng tượng phong phú, với tấm lịng dễ xúc cảm, với một thiên
bẩm lãng mạn, Chu Mạnh Trinh đã ngắm nhìn thiên nhiên, hồ tâm hồn
vào tạo vật .
Thế giới chùa Hương, qua cảm nhận của Chu Mạnh Trinh đó là
một thế gới thiên nhiên thượng đẳng chưa ai sánh được .
Ba nghìn thế giới đâu hơn
Nam Thiên Đệ Nhất dấu thơm ghi truyền.
( Hương Sơn hành trình ).
Đó là một thế giới thiên nhiên kỳ vĩ .
Bày ra một cảnh thiên nhiên
Đủ điều quái dị, đủ miền sắc khơng
Nhìn xem phong cảnh dị kỳ
Chín mươi chín núi nhìn về Hương Sơn

( Hương Sơn hành trình ).
Đến với thế giới thiên nhiên Đủ điều quái dị, đủ miền sắc khơng
ấy, từ xa, người du khách đã nhìn thấy cảnh tượng bao la của non nước
mây trời.

14


Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi là đây có phải ?
( Hương Sơn phong cảnh ca )
Câu hỏi nhưng là lời giải đáp bộc lộ niềm vui mừng của du khách
khi niềm khát khao ao ước Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay đã được
thoả nguyện. Tuy chưa rõ đường nét, nhưng chỉ qua lời giới thiệu, Hương
Sơn đã có cái thế của một quần thể không gian nhiều tầng cao thấp trập
trùng chen lẫn non với nước với mây. Nó hứa hẹn đang phong giữ nhiều
vẻ đẹp kỳ thú bên trong.
Lại gần hơn, chưa tả và cũng chỉ qua lời giới thiệu của du khách,
chúng ta như đã bị thôi miên, bị mê hoặc bởi những tên gọi vừa rất tự
nhiên, rất giản dị, lại vừa như có điều gì bí ẩn màu nhiệm, linh diệu ẩn
chứa bên trong những tên gọi ấy.

Này suối giải oan, này chùa Cửa Võng
Này am phật tích, này động Tuyết Quynh
( Hương Sơn phong cảnh ca )
Và cứ thế, suốt chặng hành trình đến với chùa Hương, người du
khách âý đã đưa chúng ta đến với hơn sáu mươi địa danh, tên gọi khác
nhau . Đó là những miền, những khe, những hang, những động, những
suối... là những khơng gian của một thế giới hoang vu thần bí .
Xung quanh những suối cùng rừng

Đồng Ông một dải, ngang lưng hang Bà
Núi Xôi, núi Oản, núi Gà

15


Núi con Voi phục nhấp nhô bên cầu ...
( Hương Sơn nhật trình )
Thế giới hoang vu ấy rất đẹp, chỉ mới Nhác trơng, trơng thống
qua, thoạt mới trơng thơi mà du khách đã phải thán phục.
Nhác trông lên ai khéo vẽ hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây ...
( Hương Sơn phong cảnh ca )
Quả là thi trung hữu hoạ, qua thơ Chu Mạnh Trinh, chúng ta được
thưởng thức bức hoạ thiên nhiên bằng những nét vẽ công phu, những sắc
mầu huyền ảo, và cả những bố cục không gian, thời gian hết sức đăng
đối. Chúng ta có cảm giác, dường như lúc bấy giờ, các giác quan của
người nghệ sí thức dậy, căng ra để mà thâu nhận cho kỳ hết vẻ đẹp lung
linh huyền diệu của non nước Hương Sơn Đệ nhất động . Bên cạnh cái
đẹp màu sắc, đường nét Hương Sơn còn đẹp ở cái thế nhiều tầng của một
quần thể độc đáo . Bức hoạ gấm hoa đó như đang chuyển động và đầy
thanh âm nữa .
Mn hồng nghìn tía tưng bừng
Suối khe thét nhạc, chim rừng dạo sênh
Hươu dâng quả, cá nghe kinh
Then hoa cài nguyệt, chày kình nện sương ...
( Hương Sơn nhật trình )


16


Cảm nhận về thiên nhiên của Chu Mạnh Trinh rất tinh tế, ông nắm
bắt được mọi biến thái sinh động hấp dẫn của thiên nhiên tạo vật :
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng .
( Hương Sơn phong cảnh )
Ngỡ như nhà thơ đang mở rộng mọi giác quan để cảm nhận mọi
âm thanh, đường nét trong trẻo, nhẹ nhàng mềm dịu của tiếng chim hót
trong rừng mai, làn sóng gợn nhẹ cửa đàn cá lượn trong suối Yến và lắng
lại, ngẫm suy theo tiếng '' chày kình '' gõ mõ, tiếng tụng niệm đọc kinh ...
Cảnh trần gian hoà trong sắc màu của tiên giới khiến con người „‟giật
mình „‟, xua tan mọi mộng mị tầm thường để nhập hồn cùng thế giới
thanh cao, an lạc của Phật, của tiên .
Viết về thiên nhiên, về những danh lam thắng cảnh của đất nước,
đó là đề tài vơ tận trong thơ ca của các thi sĩ. Mỗi nhà văn, mỗi nhà thơ
đều có một quan điểm thẩm mĩ nhìn nhận theo cách riêng của mình.
Phạm Thái, với đề tài về chùa chiền cũng rất đa dạng. Thi hứng chủ yếu
của ông là cảnh nước non hùng vĩ tráng lệ. Hình như ông đã có duyên nợ
với nước non từ lâu. Có lần ơng viết :
Nước non mấy thú hữu tình
Trải qua sắp hết non sơng
Đến đâu cảnh trí, ấy vùng phong lưu .
(Sơn kính Tân Trang – Phạm Thái )

17



Đến vùng trung du Phú Thọ, ông phác hoạ :
Lên Hùng Vương rất non cao
Mấy đường ngóc ngách mấy cầu chông chênh
( Phạm Thái )
Ra tận bờ biển Quảng Ninh thuộc vùng Đông Bắc, ông đã đặc tả
những ngôi chùa cổ kính treo leo trên đỉnh núid mag dồn dập âm thanh,
ngát lừng hương vị .
Nếu chùa Kính Chủ lắm gềnh nhiều thác :
Đá sực sực, nuớc cồn cồn
Chênh vêng cửa động, chon von mái chèo
( Phạm Thái )
Hiện thực của cảnh hay chất lãng mạn của thơ Phạm Thái làm cho
du khách bất ngờ, thú vị, đắm say?. Vẻ đẹp tuyệt vời và sống động của
cảnh với những âm thanh, đường nét diệu kỳ được thể hiện bằng những
từ ngữ giàu tính tạo hình và biểu cảm: sực sực, cồn cồn (từ tượng thanh),
chênh vênh, vắt vẻo, chon von ( từ tượng hình ). Đọc thơ Phạm Thái,
người đọc như đang được chiêm ngưỡng chùa Yên Tử cao ngất sâu thẳm
thẳm, thấp thoáng trong mây phủ và rừng cây bóng cả, đầy lãng mạn và
thi vị:
Vào Yên Tử rất non cùng
Đàn xô nước suối phách giong cây rừng

18


Mây giăng, thượng điện ngất chừng
Cây lồng tán lợp hoa rừng hương xơng
( Phạm Thái )
Có thể thấy, viết về thế giới chùa chiền, bút pháp của Phạm Thái

cũng khá là tinh tế.
Khác với Phạm Thái Chu Mạnh Trinh viết về thế giới chùa chiền
(chùa Hương), tìm đến cửa Thiền, ông không mang con tim của những
thiện nam, tín nữ tìm về chiêm ngưỡng đất thánh mà là với tâm hồn của
một nghệ sĩ giàu tình cảm đi tìm cái đẹp, muốn thần diệu hoá thiên nhiên,
muốn tạo nên một thế giới lý tưởng – thế giới trong sáng, đẹp đẽ nhất .
Chính vì vậy thiên nhiên và thú trảy hội ở Chu Mạnh Trinh rất khác
thường, rất nghệ sĩ. Thế giới chùa Hương trong thơ Chu Mạnh Trinh có
thế nói là một thế giới nghệ thuật độc đáo vào loại có một khơng hai.
Trong thơ Chu Mạnh Trinh khơng thiếu những bức tranh huyền diệu,
thuần khiết, hoàn toàn do sự sáng tạo của trời đất:

Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây
Chừng giang sơn còn đợi ai đây
Hay tạo hoá khéo ra tay xếp đặt .
( Hương Sơn phong cảnh ca )

19


Chu Mạnh Trinh vịnh cảnh thiên nhiên ca ngợi cảnh tiên với một
tình yêu và niềm tự hào mãnh liệt trước những bức tranh giang sơn gấm
vóc, những dấu tích huyền thoại tơn kính của q hương, đất nước .
Khơng chỉ thế nhà thơ viết về thiên nhiên về phong cảnh chùa chiền miếu
mạo, nhà thơ còn nhằm gửi gắm một khát vọng được thốt ly cõi tục để
hồ nhập với cõi Tiên thơ mộng .
Trên sông đùa giỡn với sóng trong
Chiếc cần câu cất cao cùng trăng sáng ...

Hai câu thơ ấy nhà thơ viết về Chử Đồng Tử thủa hàn vi song
cũng phần nào giãi bày một mong ước thầm kín của chính mình . Khát
vọng thốt ly của quan án Chu nhiều khi vượt lên trên cõi mộng để thành
kẻ lãng du thật đa tình, phóng khống :
Lên chùa chân bước khoan khoan
Khi nam mô phật , khi tang tang tình
Thuyền lan một lá xinh xinh
Non non, nước nước, mình mình, ta ta ...
( Bốn câu mưỡu đầu bài
''Hương Sơn phong cảnh ca ‘’)
2.2. Tôn giáo trong thơ văn Chu Mạnh Trinh :
Chu Mạnh Trinh cũng đã từng tìm đến thế giới tơn giáo mà ở
đây là Phật giáo, tuy nhiên ơng khơng tìm đến tơn giáo với tư cách
là một tín đồ mà tìm đến tơn giáo như một thế giới trong trẻo, thiêng
liêng nhưng không thốt tục .
Chu Mạnh Trinh đã từng tìm đến Hương Sơn đến những chùa
chiền, từng trùng tu chùa do đó ông có một thế giới Chùa Hương

20


một thế giới tơn giáo độc đáo trong thơ mình :
Bầu trời cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi là đây có phải ?
( Hương Sơn phong cảnh ca )
Hương Sơn được thưởng thức không chỉ đơn thuần như một thắng
cảnh bất kì mà là từ góc độ vẻ thốt tục , thanh cao pha mầu tơn giáo
thiêng liêng . Tuy vậy dây vẫn là cái nhìn của du khách đi tìm thú vui

trong cái đẹp chứ khơng phải cái nhìn của một tín đồ :" Thú Hương Sơn
ao ước ...''. Nhà thơ Nguyễn Cơng Trứ cũng có câu thơ:
Gót tiên theo đủng đỉnh một đơi dì
Bụt cũng nực cười cũng ngất ngưởng .
( Bài ca ngất ngưởng )
Ở đây họ đều giống nhau ở mục đích tìm đến chùa chỉ là ngoạn
cảnh tìm vui . Tuy nhiên thế giới chùa chiền , thế giới '' Bầu trời cảnh bụt
''trong thơ Chu Mạnh Trinh có cái gì trong sáng hơn, thuần khiết hơn,
mang ý nghĩa '' tự thân '' hơn . Chu Mạnh Trinh khơng có cái giọng biếm
nhẽ, hài hước , nghịch ngợm như Nguyễn Công Trứ .
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lửng lơ khe yến cá nghe kinh
'' Cúng '' đây là cúng Phật . Kinh là kinh Phật . Cả không gian

21


như tan lỗng trong tiếng chng chùa ngân khơng dứt và con người đắm
say bởi cảnh vật, dắm say bởi không gian vô cùng trong sáng, thiêng
liêng, đầy sức sống và hết sức gần gũi .
Vậy là cả một bầu trời đất, từ không gian đến cảnh vật, con người
cùng ngây ngất trong khí đạo mùi thiền . Khơng gian tôn nghiêm ấy là
điểm đến của biết bao già, trẻ, gái, trai, khơng phân biệt đẳng cấp giới
tính, giàu nghèo, sang hèn . Họ đến đây với một tấm lòng ngưỡng vọng
thành kính và với một tâm trạng vui tươi náo nức .
Giục nhau ai cũng muốn đi
Bao nhiêu trần chướng bụi gì sạch khơng
Lịng vui như giục chân đi
( Hương Sơn hành trình )
Kẻ quê, người lạ vui thay

Dầu trong bốn bể tới đay một nhà
Người cúng quả, kẻ dâng hoa
Người vào lễ phật, kẻ ra thăm thiền .
( Hương Sơn hành trình )
Và thật cảm động :
Người đi đất, kẻ đi xe
Người khăn gói, kể gách gồng
Kẻ dắt lão mẫu, nguời bồng hài nhân
( Hương Sơn hành trình )

22


Và cho dù có khó khăn cách trở bao nhiêu, họ vẫn nguyện đến cho
kỳ được .
Dẫu rằng non thẳm bể khơi
Gần xa ai cũng tới nơi khẩn cầu
Sắm sanh nước giỏ, cơm bầu
Chẳng nề quý tiện, khó, giàu,hèn, ngu.
( Hương Sơn hành trình )
Rõ ràng thế giới Chùa Hương là một thế giới huyền bí thiêng
liêng, một thế giới khác lạ, một thế giới đẹp đẽ, thế giới của niềm tin lòng
thành, thế giới của sự thánh thiện cao khiết nhất.
Tìm về với thiên nhiên, tìm về với những nơi an thanh cảnh vắng
chính là Chu thi sĩ đi tìm hạnh phúc tinh thần ở một thế giới khác với cõi
trần này. Thế giới đó là cõi tiên ? cõi phật ? không hẳn thế. Ở Chu Mạnh
Trinh, cõi Tiên, cõi Phật điều là một, miễn sao có một thế giới không
phải là một thế giới chật hẹp nơi trần thế đời thường này. Đó là một thế
giới khác lạ, một thế giới đẹp, cao khiết, thánh thiện chio nên chúng ta
không lấy làm lạ khi Chu Mạnh Trinh thả hồn theo mộng, những tưởng

mình như LưuThần, Nguyễn Triệu lạc tới Thiên thai :
Trong veo đáy nước lòng gương
Mượn chèo ngư phủ đưa đường Đào Nguyên
Lạ cho vừa bén mùi Thiền
Mà trăm não với nghìn phiền sạch khơng
( Hương Sơn nhật trình )

23


Nhưng làm gì có cõi tiên mà mơ màng , nhưng Chu Mạnh Trinh
vẫn cứ hi vọng :
Người trần mà đứng non tiên
Hoạ may sau có nhân dun chăng là
Tơn giáo trong thơ văn Chu Mạnh Trinh vừa siêu thoát, vừa gần
gũi, gắn bó với cuộc đời, tơn giáo ấy chỉ nâng con người lên theo cái
thánh thiện, cái trong sáng cao đẹp :
Chừng giang sơn còn đợi ai đây ?
Hay tạo hoá khéo ra tay xếp đặt
Lần tràng hạt niệm nam mô phật
Cửa từ bi công đức biết là bao .
'' Tạo hố, tràng hạt, nam mơ , từ bi ''... Ngôn ngữ thơ Chu Mạnh
Trinh ở đây đậm mầu sắc tôn giáo . Các khái niệm tôn giáo
( Phật giáo ) ấy được sử dụng một mặt vừa như một nội dung,mặt
khác,vừa như một biện pháp nghệ thuật để nhận ra vẻ đẹp độc đáo của
Hương Sơn . Màu sắc ấy , phải chăng còn là một thứ nguỵ trang che dấu
chỗ sâu kín nhất trong cảm xúc nhân thế của nhà thơ ?. Đến đây cảm
hứng nhân sinh hài hồ trong cảm hứng tơn giáo .
Bao trùm lên cả là một tình yêu thiên nhiên, tình yêu q hương
đất nước và tấm lịng thành kính trước một danh lam thắng cảnh kỳ diệu,

nơi có dấu tích thiêng liêng của nhà Phật . Do đó người lữ hành Chu
Mạnh Trinh khi tới Hương Tích đã lắng lịng '' niệm phật '' vừa tưởng

24


nhớ người xưa, vừa giải thoát mọi vướng bận trong cuộc đời mình ngày
nay .
Thiên nhiên và tơn giáo có mối quan hệ hài hồ gắn bó trong cảm
nhận của nhà thơ Chu Mạnh Trinh tạo nên một thế giới'' Bầu trời cảnh
bụt '' rất độc đáo trong văn học dân tộc .
Bầu trời cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Tìm đến với tơn giáo con người như trút bỏ bụi bặm của cuộc sống
trần thế của cuộc đời để tìm đến một thế giới lung linh, huyền ảo, trong
trẻo và tinh tế hơn . Chính vì thế mà thiên nhiên và tôn giáo trong cảm
nhận của Chu Mạnh Trinh ngày càng trở nên đẹp hơn, thiên nhiên và tơn
giáo hồ quyện vào nhau tạo nên một thế giới huyền ảo, diệu kỳ, đầy chất
thơ .
2.3.Tình yêu trong thơ văn Chu Mạnh Trinh :
Chu Mạnh Trinh là người rất quan tâm đến vấn đề tình u, ơng
giám tự giới thiệu '' ta cùng nịi tình '' lại nói '' toan đúc sẵn nhà vàng chờ
người quốc sắc''
Khi đương chức, tận mắt Chu Mạnh Trinh chứng kiến nhiều
chuyện chướng mắt, ngang tai . Có kẻ cúc cung tận tuỵ làm theo bọn
quan trên, đặc biệt đối với người Pháp - những kẻ từng đàn áp dân đen .
Có người bỏ quê hương tham gia khởi nghĩa Bãi Sậy, chống Pháp, phản
kháng triều đình . Nhiều cơ gái trẻ đẹp, con nhà lành phải bán mình vào
xóm bình khang, tiếp khách ... quan án Chu muốn đem đức tài với cái
mộng '' Cán thần '' ( ông quan chăm chỉ , cần mẫn ...) giúp cho đời được

êm đẹp ổn định .Xong mộng tan vỡ, ông bị chê là ''chẳng có tài cán gì

25


×