Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.18 KB, 3 trang )
Truyền thông đa phương tiện: Cơ hội cho tương lai
Nguồn: abviet.com
Ngày nay, khi công nghệ càng phát triển thì khái niệm truyền thông ngày càng
được quan tâm và mở rộng theo hướng tích hợp nhiều ứng dụng mới. Ngày càng
có nhiều doanh nghiệp quan tâm và thâm nhập mảng thị trường tiềm năng này.
Trong đó, đóng vai trò tiên phong “anh cả”, có lẽ phải kể tới cái tên Tổng công ty
Truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC), một doanh nghiệp phát triển rất
mạnh trong lĩnh vực truyền thông, cung cấp đa dịch vụ trên mạng truyền hình,
mạng viễn thông và Internet.
Cái tên VTC, có thể khiến nhiều người nhầm tưởng tới mã chứng khoán VTC
của CTCP viễn thông VTC niêm yết tại HOSE. Nhưng đây là 2 công ty độc
lập hoạt động trên những mảng nghiệp vụ khác nhau. Tiền thân của VTC là
xí nghiệp bảo hành thiết bị phát thanh-truyền hình thuộc Bộ Văn hóa-Thông
tin, thành lập từ tháng 02/1988 và cho tới tháng 09/1992 được chuyển thành
Công ty Đầu tư và Phát triển kỹ thuật thông tin (INTEDICO). Tháng
11/1993, INTEDICO sáp nhập thêm với Công ty TELEXIM và Công ty
RATIMEX của Đài Truyền hình Việt Nam, chuyển thành Công ty Đầu tư và
Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam. Năm 2003, đánh dấu bước
chuyển mình của VTC khi công ty được chuyển thành đơn vị trực thuộc Bộ
Bưu chính – Viễn thông. Cùng với những hỗ trợ từ phía Bộ, công ty có điều
kiện phát huy thế mạnh trong truyền thông, chuyển dịch dần từ kinh doanh
truyền thống sang kinh doanh đa dịch vụ theo hướng hội tụ 3 yếu tố: công
nghệ truyền thông, viễn thông và thông tin. Cái tên Tổng công ty Truyền
thông đa phương tiện Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty
con chính thức được ra đời từ tháng 07/2005.
Sau 20 năm thành lập, hiện nay, VTC đã có tới 30 đơn vị thành viên và 10
ban tham mưu trong đó có 20 công ty chi nhánh trực thuộc, 2 công ty TNHH
một thành viên, 5 công ty cổ phần, 1 đài truyền hình kỹ thuật số với 10 kênh