Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI kì học PHẦN tâm lí học GIAO TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.81 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
HỌC PHẦN: TÂM LÍ HỌC GIAO TIẾP
NGƯỜI THỰC HIỆN:

Họ và tên:

Nguyễn Thị Dung

Mã sinh
viên:

19031004

Ngày tháng
năm sinh:

05/02/2001

Ngành học:

Lưu trữ học

Email sinh
viên:


vn


Điện thoại

0975728096


HÀ NỘI- 2021
CÂU 1: DỊCH BỆNH COVID- 19, CÁC YÊU CẦU GIÃN CÁCH, HẠN CHẾ TIẾP
XÚC ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CÁC TƯƠNG TÁC CÁ NHÂN CỦA
BẢN THÂN EM?
Virus Corona mới (Covid-19, SARS CoV-2) là một dạng mới của Coronavirus gây
nhiễm trùng cấp tính với các triệu chứng hơ hấp. Vi rút gây bệnh Covid-19 chủ yếu lây
truyền qua các giọt bắn văng ra khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc thở ra. Những giọt
bắn này quá nặng nên khơng thể bay lơ lửng trong khơng khí và nhanh chóng rơi xuống
sàn nhà hoặc các bề mặt. Bất kì ai cũng có thể bị nhiễm bệnh khi hít phải vi rút nếu đang
ở gần người nhiễm Covid-19 hoặc chạm vào bề mặt có vi rút, rồi lại chạm tay vào mắt,
mũi hoặc miệng. Đây là căn bệnh truyền nhiễm tốc độ nhanh trong cộng đồng, người
nhiễm bệnh đứng trước nguy cơ tử vong rất cao.
Đến nay, dịch bệnh đã lan ra khắp thế giới, gây nên nỗi lo sợ kinh hoàng cho toàn cầu.
Đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế, xã hội Việt Nam. Đứng trước
khủng hoảng, người dân Việt Nam vô cùng hoang mang lo lắng. Làm thế nào để đất nước
ta an toàn vượt qua dịch bệnh? Cách duy nhất là tất cả người dân tuân thủ thực hiện các
yêu cầu giãn cách do Nhà nước, Bộ Y tế đề ra.
Công tác thực hiện giãn cách, hạn chế tiếp xúc là biện pháp hiệu quả để phòng, chống
dịch bệnh. Tuy nhiên, đứng trên góc độ tâm lí học, có thể thấy việc giãn cách, hạn chế
tiếp xúc đã ảnh hưởng rất nhiều đến tương tác cá nhân của mỗi người.
Đất nước ta đã và đang trải qua nhiều giai đoạn khó khăn chống lại dịch Covid và ở
mỗi giai đoạn người dân phải thực hiện những yêu cầu giãn cách khác nhau tùy thuộc vào
cấp độ nguy hiểm của từng thời điểm.
Đối với yêu cầu 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập
trung – Khai báo y tế. Đây là các yêu cầu ở mức độ cơ bản, thường xuyên, đối với tất cả


1


mọi người. Những u cầu trên tuy khơng khó thực hiện nhưng trong đời sống hàng
ngày, ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến tương tác cá nhân.
Nhu cầu tương tác giữa người với người trong cuộc sống là nhu cầu tất yếu. Sự tương
tác được thể hiện qua các hành vi giao tiếp từ lời nói, biểu cảm đến hành động… Việc
đeo khẩu trang thường xuyên, liên tục làm giảm khả năng nắm bắt tâm lí tình cảm của cá
nhân tham gia vào hội thoại. Lấy ví dụ cụ thể về một buổi sinh hoạt lớp, giảng viên yêu
cầu sinh viên ngồi nghiêm túc trật tự, em đến lớp và vào ngồi trước, bạn em đến sau,
chúng em muốn chào nhau nhưng phải giữ im lặng, không thể chào bằng lời nói, cũng
khơng thể vẫy tay hay làm hành động ồn ào. Giả sử trong trường hợp khơng có dịch, em
và bạn khơng cần đeo khẩu trang, chúng em có thể chào nhau bằng cách nở một nụ cười
thật tươi, vừa thân thiện vừa giữ đúng thái độ, yêu cầu của buổi sinh hoạt. Nhưng trong
trường hợp thực hiện giãn cách, phải đeo khẩu trang, cách thức chào hỏi trên không thể
thực hiện được. Như vậy sự tương tác của em và bạn đã bị hạn chế.
Hoặc với yêu cầu giữ khoảng cách 2 mét, khi gặp nhau chúng ta cũng khơng thể bắt
tay, ơm hay có những cử chỉ hành động thân mật hơn. Yêu cầu không tập trung đơng
người đối với người dân Việt Nam có thể nói là một điều rất buồn. Người Việt Nam từ xa
xưa có truyền thống đồn kết, chung sống tập thể do đó tâm lí chung của người Việt Nam
là thích tập trung nhiều người lại với nhau để cùng sinh sống, làm việc. Tuy nhiên, yêu
cầu không tập trung của Bộ Y tế dẫn tới việc hạn chế tổ chức các lễ hội, sự kiện đông
người. Điều này gây ra sự thiếu gắn kết, kết nối lớn giữa người với người.
Từ ngày dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, nghe theo chỉ thị của Đảng, Nhà
nước, em đã thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu giãn cách. Mọi hoạt động tương tác
trong đời sống của em bị hạn chế. Trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, đa phần các
hoạt động học tập, làm việc của em đều chuyển qua hình thức online, tất cả phụ thuộc
vào thiết bị công nghệ. Việc nghe giảng qua online không đạt được hiệu quả cao. Thứ
nhất do các yếu tố khách quan như mạng yếu hay những trục trặc kĩ thuật. Thứ hai việc

truyền tải không trực tiếp không đạt được độ truyền cảm cao thậm chí cịn gây tâm lí
chán học, khơng muốn tiếp nhận thông tin kiến thức. Việc làm bài tập nhóm cũng có một
2


số khó khăn nhất định, các thành viên trong nhóm khó bày tỏ, nói lên ý kiến quan điểm
của mình, sự kết nối giữa các thành viên cũng giảm đi ít nhiều…
Đặc biệt, có những giai đoạn dịch Covid diễn biến nguy hiểm, đất nước ta phải thực
hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc cách ly, ai ở đâu ở yên chỗ đấy, tất cả ở trong nhà,
chỉ ra ngoài trong những trường hợp thực sự cần thiết như khi cần phải mua lương thực,
thực phẩm, thuốc men, cấp cứu,… Điều này đồng nghĩa với việc phải ở trong nhà trong
rất nhiều ngày liên tục. Con người có tâm lí vươn ra đời sống để giao lưu, tương tác với
vạn vật nên khi bị đặt trong hoàn cảnh giới hạn nhu cầu tương tác trong một không gian
duy nhất trong khoảng thời gian dài sẽ gây ra những bí bách, khó chịu, buồn phiền. Hơn
hết, đối với lứa tuổi trẻ như em, nhu cầu được ra ngoài, khám phá cuộc sống luôn luôn
thường trực. Việc bị giới hạn nhu cầu tương tác với cuộc sống khiến em chậm lại hơn,
xuất hiện những cảm giác buồn chán, dần thu mình lại.
Qua đó có thể thấy được, nhu cầu được tương tác với người khác, với cuộc đời là nhu
cầu tất yếu của tất cả chúng ta. Tuy nhiên trong một số hồn cảnh, ta khơng thể thoải mái
thể hiện sự tương tác của cá nhân mình. Sự tương tác cá nhân bị giới hạn sẽ dẫn đến
những tình huống khó xử hay những cảm xúc phiền phức, khó chịu. Nhưng trong bối
cảnh dịch bệnh, chúng ta khơng thể làm gì khác, phải đặt mục tiêu an toàn sức khỏe cho
toàn xã hội lên trên nhu cầu cá nhân. Dịch bệnh Covid, các yêu cầu giãn cách, hạn chế
tiếp xúc ảnh hưởng nhiều đến các tương tác cá nhân nhưng mỗi chúng ta nên coi đây là
cơ hội để tự điều chỉnh và sáng tạo ra các hình thức tương tác mới để vừa thỏa mãn nhu
cầu tương tác của bản thân, vừa tuân thủ đúng yêu cầu phòng chống dịch của Bộ Y tế đề
ra.

CÂU 2: EM SẼ ĐƯA THÔNG TIN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ GIÚP NGƯỜI DÂN
VƯỢT QUA NHỮNG ÁP LỰC TÂM LÍ TẠI THỜI ĐIỂM NÀY.

Đất nước ta đang trải qua giai đoạn khó khăn trên hành trình chiến đấu chống dịch
bệnh khi số người mắc Covid-19 đang tăng lên nhanh chóng ở nhiều địa phương. Thời
3


điểm này, mọi thông tin liên quan đến dịch bệnh đều rất nhạy cảm với người dân. Thơng
tin tích cực hay tiêu cực đều tác động đến tâm lí của mỗi người.
Sống trong dịch bệnh, đa phần chúng ta đều mang tâm lí hoang mang, lo sợ. Dịch bệnh
ùa về khơng chỉ gây nỗi ám ảnh về an tồn sức khỏe mà còn là nỗi lo về cơm áo gạo tiền,
về nhiều vấn đề khác nhau trong đời sống. Người lao động thấp thỏm lo âu khơng biết
liệu mình có mất việc hay giảm lương do hậu quả dịch Covid-19. Giáo viên, phụ huynh,
học sinh căng thẳng chờ đợi quyết định về việc thi đại học năm 2021 trong bối cảnh dịch
diễn biến phức tạp… Nói chung, ai ai cũng có những áp lực tâm lí riêng.
1. Thơng tin đúng, chính xác
Để giúp mọi người vượt qua những áp lực tâm lí tại thời điểm này, trước hết em sẽ đưa
thơng tin đúng, chính xác liên quan đến dịch bệnh. Việc tiếp nhận nguồn tin chính xác,
cần thiết, khơng bịa đặt, không xuyên tạc sẽ xây dựng cho người nghe một tâm lí vững
chắc, yên tâm trước dịch bệnh. Chúng ta thường xuất hiện cảm giác tự tin trước khó khăn
nếu ta nắm rõ được mọi khía cạnh khó khăn ấy. Sự an lòng sẽ là bước đệm tốt nhất cho
những quyết định, hành động đúng đắn. Trước kia khi dịch Covid-19 mới xuất hiện ở
Việt Nam, nhiều người đã đồn đoán ăn trứng gà sẽ giúp diệt được vi rút. Thơng tin này
khơng có cơ sở rõ ràng, tuy nhiên trong lúc bối rối hoang mang, con người ta thường dễ
đặt niềm tin vào bất cứ nơi nào miễn là có hi vọng. Do đó chỉ sau một đêm mà rất nhiều
người đã đổ xô đi mua trứng với hi vọng chống chữa được Covid. Tuy nhiên chính việc
làm đổ xơ mua bán ấy lại chính là nguy cơ làm lây lan vi rút. Từ đây, có thể thấy, việc
đưa cho người dân thơng tin chính xác, đúng đắn là điều phải ưu tiên hàng đầu.
2. Thông tin về những hình ảnh – hành động đẹp
Một ngày trên các mặt báo, các kênh thông tin xuất hiện hàng ngàn thông tin về Covid,
phần nhiều là các tin về số ca nhiễm tăng lên, về người tử vong, về việc giãn cách xã hội,
cách li... Những thông tin ấy tác động nhiều đến tâm lí người nghe. Để làm cân bằng tâm

lí cho người dân, em sẽ đưa cho họ những thơng tin tích cực như những tấm gương nghĩa
cử cao đẹp trong mùa dịch: có thể là hình ảnh những sinh viên tình nguyện xung phong ra
4


tuyến đầu chống dịch hay hình ảnh những bác sĩ những người lính đang làm nhiệm vụ…
như một nguồn an ủi động lực cho mọi người.
3. Thơng tin có lợi cho người dân
Nhu cầu được tiêm vaccine ở Việt Nam rất cao, ai ai cũng thấp thỏm hi vọng sớm
ngày được tiêm vaccine phịng Covid-19. Tuy nhiên lượng vaccine khơng thể ngay lập
tức đủ cho tất cả chúng ta. Nhà nước vẫn đang nỗ lực kêu gọi chung tay ủng hộ xây dựng
quỹ vaccine, cố gắng đặt mua những loại vaccine tốt nhất về cho dân. Những thông tin về
vaccine như khi nào được tiêm, ai được ưu tiên tiêm, có phải nộp tiền khơng… giúp
người dân xác định được mình thuộc diện tiêm nào và có những chuẩn bị sẵn sàng cho
việc tiêm chủng. Thông tin về ủng hộ quỹ vaccine cũng mang lại cảm giác tích cực cho
người dân, thật vui khi mỗi sáng thực dậy nhận được những tin như ông Nguyễn Văn A
đã ủng hộ bao nhiêu tỉ, doanh nghiệp B đã ủng hộ bao nhiêu tiền cho quỹ vaccine nước
nhà. Càng nhiều người ủng hộ đồng nghĩa với việc càng nhiều người dân có cơ hội được
tiêm vaccine sớm hơn. Điều này giúp mọi người có tâm lí vững vàng hơn khi đã có một
cơ sở, điểm tựa để hi vọng, tin tưởng.
4. Thông tin về Đảng, Nhà nước
Nước Việt Nam ta từ xa xưa ln có tâm lí tin tưởng, dựa vào những nhà lãnh đạo tài
ba. Đảng và Nhà nước càng quyết liệt, vững vàng thì nhân dân càng an tâm, hạnh phúc.
Do đó em sẽ tích cực tun truyền những chỉ thị, hướng dẫn của Đảng trong cơng tác
phịng chống dịch, “khoe” ra những kết quả tốt đã đạt được trong công tác ấy để người
dân thêm tin yêu Đảng, Nhà nước. Từ đó củng cố tinh thần đồn kết, chung tay nghe theo
mọi đường lối của Đảng và Nhà nước.
5. Thông tin về chủ đề khác “Covid”
Người ta thường hay nói cái gì nhiều q thường khơng tốt, lượng thơng tin quá lớn sẽ
gây choáng ngợp cho người dân. Chắc hẳn nhiều người sẽ bị khó chịu, áp lực trước lượng

thơng tin đồ sộ về một chủ đề ấy. Trong thời điểm bạt ngàn tin về Covid-19, em sẽ đưa
thêm các nguồn tin khác, ví dụ như thời điểm này đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam
5


đang tham dự vịng loại World Cup. Người dân tồn Việt Nam đều u thích đam mê bộ
mơn này, người người nhà nhà đều hướng về giải đấu. Thông tin về các cầu thủ, thông tin
về thắng lợi của đội tuyển cũng là nguồn động lực cho mọi người thấy thoải mái hơn, vui
tươi hơn.
6. Điều tiết trạng thái, ngôn ngữ khi truyền tin
Hạn chế đưa ra các thông tin sai lệch, tiêu cực, tránh sử dụng các câu từ nặng nề, cảm
thán như “Thôi toang rồi”, “Chết rồi”… Tuy những câu nói khơng có ý xun tạc thơng
tin nhưng việc bày tỏ nỗi lo lắng sợ hãi sẽ gián tiếp gây áp lực tâm lí cho những người
xung quanh.
Có nhiều cách để đưa tới người dân thông tin hữu ích, tích cực tuy nhiên trong từng
hoàn cảnh, trường hợp, đối tượng phải lựa chọn thông tin tuyên truyền cho phù hợp. Đưa
cho họ cái mà họ cần chứ không phải cái ta có. Trước hết, thơng tin phải đúng, chính xác,
cần thiết để người dân nắm được tình thế, bình tĩnh, an tâm. Sau đó mới đưa các tin giúp
điều tiết, kéo chỉnh cảm xúc tâm trạng lên mức tốt, giúp người dân thoát khỏi những ám
ảnh áp lực tâm lí trong tình hình nhạy cảm.
CÂU 3: TỪ MỘT TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TRONG DỊCH BỆNH HÃY ĐÁNH
GIÁ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIAO TIẾP TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LÝ CÁ
NHÂN.
Có thể nói trong tâm lý học có khá nhiều khái niệm về giao tiếp khác nhau tùy theo
phân ngành cũng như mục đích nghiên cứu. Tuy vậy cùng với hoạt động thì giao tiếp sẽ
thực hiện chức năng rất quan trọng là định hướng con người hành động, thúc đẩy hành
động, điều khiển hành động cũng như kiểm tra hành động của con người. Bên cạnh đó
con người cũng khơng thể khơng thực hiện hoạt động giao tiếp vì giao tiếp như một nhu
cầu, một phương tiện để con người tồn tại.
Nói khác đi, thơng qua giao tiếp tâm lý con người được hình thành và phát triển.


6


Hiểu theo nghĩa đơn giản thì giao tiếp nghĩa là tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi, giao
lưu...
Hiểu theo nghĩa rộng nhất thì giao tiếp là hoạt động con người trị chuyện, trao đổi với
nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu giao lưu cũng như cũng thực hiện những hoạt động trong
cuộc sống.
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người thơng qua đó con người trao đổi
thơng tin, cảm xúc, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau mà trong đó giao tiếp xác lập
và vận hành các mối quan hệ người - người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ
thể này và chủ thể khác.
Trong cuộc sống hàng ngày, không ai trong chúng ta có thể sống nếu như thiếu đi sự
giao tiếp. Trong điều kiện hồn cảnh bình thường, chúng ta có thể thối mái thực hiện
nhu cầu giao tiếp của mình, tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, sự
giao tiếp ấy bị hạn chế rất nhiều.
Mỗi chúng ta đã đang đều phải trải qua những giai đoạn khó khăn dịch bệnh và từ
những trải nghiệm thực tế có lẽ ai cũng nhận ra được tầm quan trọng của giao tiếp trong
cuộc sống.
Với sinh viên chúng em, khó khăn lớn nhất trong giao tiếp ở giai đoạn giãn cách xã hội
này là việc không được tham gia học trực tiếp tại giảng đường, mọi hoạt động học tập
đều chuyển thành hình thức online, từ việc nghe giảng, làm bài tập nhóm đến thi học kì…
tất cả đều phụ thuộc vào chiếc máy tính:
Thứ nhất, việc nghe giảng online khiến em gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến
thức. Có những tình huống như mất điện, mất mạng làm gián đoạn quá trình học. Nghe
giảng qua một chiếc màn hình bé khơng đem lại nhiều cảm hứng như ở trên lớp, việc tiếp
nhận trở nên khô cứng và nhàm chán. Trong q trình học có những điều cịn thắc mắc
không thể hỏi trực tiếp giảng viên, cách thức nhắn tin, gửi mail hỏi bài không đủ để em
bộc lộ hết cảm xúc, quan điểm về vấn đề mà em thắc mắc, đôi khi cách diễn tả ngôn ngữ

không khéo léo còn khiến giảng viên hiểu sai ý câu hỏi của mình… Học online dễ gây
7


cảm giác lười biếng, không muốn vận động, không muốn phát biểu, trì trệ, thụ động.
Thiệt thịi lớn nhất khi học online nằm ở việc thuyết trình của sinh viên. Nếu được học
tập trực tiếp trên giảng đường, trong quá trình thuyết trình trước rất nhiều người, em có
thể nắm bắt tâm lí cảm xúc của thầy cơ, bạn bè thông qua ánh mắt cử chỉ sự tập trung của
mọi người vào bài thuyết trình để từ đó điều chỉnh phong cách nội dung sao cho phù hợp
tích cực. Thuyết trình online khơng mang lại cho em cảm giác phấn khởi, có khi cịn cảm
thấy lo sợ khơng biết các bạn có đang theo dõi cơng sức tâm huyết của mình hay khơng,
khơng quan sát được biểu cảm thái độ của mọi người khiến em lo lắng về bài thuyết trình
của mình.
Thứ hai, việc học nhóm trao đổi với các bạn qua online làm giảm khả năng tương tác
giữa em và các bạn. Nếu gặp mặt trực tiếp, chúng em có thể bày tỏ quan điểm, ý kiến, ý
tưởng của mình về đề tài cần bàn luận. Sự tranh biện giúp chúng em tăng khả năng sáng
tạo và sự hứng thú với môn học.
Qua đây, bản thân em nhận ra được tầm quan trọng của giao tiếp trong đời sống tâm lý
cá nhân. Giao tiếp có Chức năng thơng tin hai chiều giữa các chủ thể tham gia giao tiếp,
qua giao tiếp mà con người trao đổi với nhau những thông tin nhất định, truyền đạt kiến
thức, kinh nghiệm,... cho nhau. Mỗi cá nhân trong giao tiếp vừa là nguồn phát thơng tin
vừa là nguồn thu thơng tin.
Ngồi ra, giao tiếp cịn có chức năng tổ chức, điều khiển, phối hợp hành động của một
nhóm người trong cùng một hoạt động cùng nhau. Đây là chức năng dựa trên cơ sở xã
hội. Trong một nhóm, một tổ chức có nhiều cá nhân, nhiều bộ phận nên để có thể tổ chức
hoạt động hiệu quả, phối hợp nhịp nhàng thì các cá nhân phải có sự tiếp xúc với nhau để
trao đổi, bàn bạc, phân công công việc cũng như phổ biến tiến trình cách thức thực hiện
cơng việc thì mới có thể tạo sự thống nhất, hiệu quả trong cơng việc chung. Nhờ chức
năng này, con người có thể phối hợp cùng nhau để giải quyết một nhiệm vụ nhất định đạt
tới mục tiêu đề ra trong quá trình giao tiếp.


8


Bên cạnh đó, giao tiếp có chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi của chúng ta. Chức
năng này thể hiện ở sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp. Đây là chức năng
quan trọng trong giao tiếp vì trong q trình giao tiếp cá nhân có thể tác động, gây ảnh
hưởng đến người khác đồng thời người khác cũng có thể tác động, gây ảnh hưởng đối với
cá nhân đó. Qua đó, cá nhân có thể điều chỉnh hành vi của mình cũng như điều khiển
hành vi của người khác trong giao tiếp. Trong giao tiếp, cá nhân có thể tác động đến động
cơ, mục đích, q trình ra quyết định và hành động của người khác.
Giao tiếp còn mang chức năng xúc cảm đặc biệt. Chức năng này giúp con người thỏa
mãn những nhu cầu xúc cảm, tình cảm. Trong giao tiếp, cá nhân có thể biểu lộ thái độ,
tâm trạng của mình đối với người khác cũng như có thể bộc lộ quan điểm, thái độ về một
vấn đề nhất định. Ngược lại, qua giao tiếp cá nhân cũng có thể nhận biết những xúc cảm,
tình cảm nhất định của các cá nhân khác. Vì vậy giao tiếp cũng là một trong những con
đường hình thành tình cảm của con người.
Khơng chỉ vậy, giao tiếp còn mang chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau.Trong
q trình giao tiếp, các chủ thể ln diễn ra quá trình nhận thức tri thức về tự nhiên, xã
hội, nhận thức bản thân và nhận thức về người khác nhằm hướng tới những mục đích
khác nhau trong giao tiếp. Giao tiếp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho con người trong quá
trình nhận thức tri thức về tự nhiên, xã hội giúp con người lĩnh hội được khối lượng kiến
thức khổng lồ của nhân loại. Bên cạnh đó, giao tiếp là phương tiện giúp cá nhân tự nhận
thức bản thân. Qua đó, cá nhân tiếp thu những đánh giá của về bản thân mà từ đó có sự
đối chiếu và tự nhận thức, tự đánh giá lại, tự điều chinh bản thân. Ngược lại, cá nhân
cũng có sự nhận thức người khác qua giao tiếp nhằm tìm hiểu, đánh giá về đối tượng
mình giao tiếp từ đó mà có sự định hướng phù hợp trong giao tiếp.
Thông qua trải nghiệm cá nhân, em có thể rút ra các chức năng cơ bản của giao tiếp
trong cuộc sống. Những chức năng ấy thể hiện rõ vai trò của giao tiếp trong đời sống tâm
lý cá nhân, vai trò quan trọng khơng gì có thể thay thế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
9


1. Bài giảng “Tâm lý học giao tiếp”( Tài liệu lưu hành nội bộ, Khoa Tâm lý học),
Biên soạn: TS. Nguyễn Hạnh Liên, PGS.TS. Hoàng Mộc Lan, TS. Trần Thu
Hương
2. ( Truy cập

10/6/2021)
3. />
dich-benh ( Truy cập 10/6/2021)

10



×