Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Tiểu luận phân tích quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của thế giới di động trong thời điểm khủng hoảng kinh tế do dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.64 KB, 42 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN

QUẢN TRỊ HỌC
Đề tài: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HOẠCH
ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
THẾ GIỚI DI ĐỘNG TRONG THỜI ĐIỂM
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ DO DỊCH
COVID-19 (01/2020 – 04/2020)

Giáo viên hướng dẫn: TRẦN THỊ HUẾ CHI
Lớp học phần:
Nhóm thực hiện:

TP. HỒ CHÍ MINH


LỜI CẢM ƠN
“Để hồn thành bài tiểu luận này, nhóm 1 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến:
Giảng viên bộ môn Quản trị học – cô Trần Thị Huế Chi đã giảng dạy tận tình,
chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng vào bài tiểu luận. Và cũng cảm
ơn cơ đã tận tình hướng dẫn chúng em trong quá trình làm tiểu luận này.
Cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh vì
đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các
loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thơng tin.
Sau cùng, bài tiểu luận được hoàn thành là nhờ sự nổ lực chung của tồn bộ
thành viên nhóm 1.


Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cơ để bài tiểu luận
được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc cơ ln thật nhiều sức khỏe, thành cơng
và hạnh phúc.”
Nhóm 1


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 5
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 5
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 5
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 6
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu................................................................ 6
II. PHẦN NỘI DUNG............................................................................................ 7
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ......................... 7
1.Hoạch định trong quản trị ............................................................................. 7
2. Chiến lược kinh doanh ................................................................................ 8
3. Hoạch định chiến lược................................................................................. 8
3.4. Các công cụ sử dụng để đánh giá và đề ra chiến lược ........................... 13
Strengths – Điểm mạnh ................................................................................. 19
Weaknesses – Điểm yếu ................................................................................ 19
Opportunities – Cơ hội .................................................................................. 19
Threats – Thách thức ..................................................................................... 19
CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI
ĐỘNG .................................................................................................................. 20
I.GIỚI THIỆU TỔ CHỨC ................................................................................... 20
1. Thơng tin tổ chức....................................................................................... 20
2 . Lịch sử hình thành .................................................................................... 20

3. Quá trình phát triển.................................................................................... 21
4. Một số giải thưởng tiêu biểu ..................................................................... 22
II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI .......................................... 23
1.Tầm nhìn ..................................................................................................... 23
2. Sứ mệnh ..................................................................................................... 23
3. Giá trị cốt lõi (Core Values) ...................................................................... 23
4. Cam kết của Thế Giới Di Động ................................................................. 23
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ ................................................................. 24
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG TRONG
THỜI KÌ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ DO DỊCH COVID-19 (1/2020-4/2020) 27
I. PHÂN TÍCH SỨ MỆNH CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG TRONG THỜI ĐIỂM
DỊCH COVID-19 ................................................................................................. 27


II. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG
TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH COVID-19 ............................................................ 29
1.Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thế Giới Di Động
trong 4 tháng đầu năm 2020 .......................................................................... 29
2. Môi trường bên ngồi ................................................................................ 30
3. Mơi trường bên trong ................................................................................ 32
III. MA TRẬN SWOT CỦA THẾ GIỚI DI DỘNG TRONG DỊCH COVID-19 34
IV. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG
TRONG DỊCH COVID-19 .................................................................................. 35
1.Chiến lược kinh doanh của Thế Giới Di Động .......................................... 36
2.Về tài chính, nhân sự .................................................................................. 37
V. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG
TRONG DỊCH COVID-19 .................................................................................. 37
1.Tính khả thi ................................................................................................ 38
2.Tính linh hoạt ............................................................................................. 38

3.Tính cam kết ............................................................................................... 39
4.Tính bền vững............................................................................................. 40
VI. BÀI HỌC RÚT RA TỪ CHIẾN LƯỢC KINH HOANH CỦA THẾ GIỚI DI
ĐỘNG TRONG DỊCH COVID-19 ...................................................................... 40
1.Tự nhận thức bản thân ................................................................................ 40
2. Xây dựng nguyên tắc cho bản thân ........................................................... 40
3. Mục tiêu rõ ràng ........................................................................................ 41
4. Hành động thay vì nói ............................................................................... 41
5. Học cách chấp nhận rủi ro ......................................................................... 41
6. Ln có nhiều phương án để hỗ trợ và thay thế ........................................ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 42


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập với thế giới,
nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và nhận được sự quan tâm đặc biệt
từ nhà nước, điều này đã mở ra những cơ hội mới đồng thời cũng tiềm ẩn
những thách thức mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Một doanh nghiệp
muốn tồn tại, phát triển bền vững và thành cơng địi hỏi phải biết mình muốn
gì, đang làm gì, sẽ làm gì, làm như vậy thì kết quả sẽ ra sao. Vậy nên phải có
những chiến lược kinh doanh đúng đắn, thích hợp trong từng thời điểm cụ
thể.
Đầu năm 2020, nền kinh tế nước ta nói riêng và cả thế giới nói chung đều
chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhưng theo báo cáo kết quả kinh
doanh quý I/2020 của Thế giới Di Động, doanh thu của doanh nghiệp này vẫn
tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, tuy trong tháng 4 – thời gian cao điểm
của dịch, doanh thu có sụt giảm nhưng nếu tính chung cả 4 tháng đầu năm thì
lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này giảm 6% so với cùng thời điểm năm
trước. Đối với một doanh nghiệp lớn kinh doanh ở nhiều lĩnh vực chịu ảnh

hưởng trực tiếp bởi dịch thì đây là con số đã nói lên sự nổ lực rất lớn trong
khâu hoạch định chiến lược của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp này đã đưa
ra chiến lược gì để hạn chế hết mức có thể sự ảnh hưởng của dịch Covid-19?
Chiến lược kinh doanh này của Thế Giới Di Động liệu có phải tối ưu nhất
trong thời điểm này? Bài tiểu luận của nhóm chúng em được thực hiện với
mục đích phân tích quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty
Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế do dịch
Covid-19 (tháng 1/2020 - 4/2020), đồng thời làm rõ tầm quan trọng của
hoạch định đối với thành công của một doanh nghiệp, những bài học rút ra từ
câu chuyện hoạch định chiến lược của doanh nghiệp này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thế
Giới Di Động.


- Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp
này gặp phải trong thời điểm dịch Covid-19.
- Tìm hiểu, phân tích quy trình hoạch định chiến lược của Thế Giới Di Động
trong 4 tháng đầu năm 2020 nói chung và các chiến lược hạn chế/khắc phục
thiệt hại gây ra bởi dịch Covid-19.
- Bài học rút ra từ chiến lược kinh doanh của Thế Giới Di Động.
3. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập, nghiên cứu, phân tích các văn bản, số liệu được công bố của doanh
nghiệp.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu:
-

Không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di
Động.


-

Thời gian nghiên cứu: 4 tháng đầu năm 2020.

 Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu
tư Thế Giới Di Động trong thời điểm dịch Covid-19 (1/2020 –
4/2020).


II. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
1.Hoạch định trong quản trị
Hoạch định là chức năng đầu tiên trong 4 chức năng của nhà quản trị gồm
hoạch đinh – tổ chức – điều khiển – kiểm tra. Vậy hoạch định là gì? Tại sao
nói hoạch định đóng vai trị quan trọng trong thành cơng của một doanh
nghiệp?
1.1. Khái niệm
Hoạch định (planning) là một quá trình ấn định những mục tiêu, xây dựng
và chọn lựa những phương án tốt nhất để thực hiện có hiệu quả những mục
tiêu đã đặt ra. Ta có thể hiểu rằng, thực hiện chức năng hoạch định được định
nghĩa là ta phải xác định được mục tiêu muốn đạt được là gì? Khi xác định
được mục tiêu rồi xem có bao nhiêu cách để có thể thực hiện được mục tiêu
đã đặt ra và lựa chọn phương án tốt nhất để thực hiện.
Ví dụ: Mục tiêu quan trọng nhất trong năm 2020 của Công ty Cổ phần Đầu tư
Thế Giới Di Động là mở rộng mạng lưới chuỗi cửa hàng bách hóa khắp miền
Nam, Nam Trung Bộ và cao nguyên để dành lấy thị phần, tăng trưởng doanh
thu bình quân tháng và biên lợi nhuận gộp. Để làm được điều này, công ty
cần có bản kế hoạch chính xác, cụ thể, các phòng ban phải phối hợp chặt chẽ

với nhau để đạt được mục tiêu đó.
1.2. Vai trị
Việc hoạch định đúng đắn là điều tất yếu đối với doanh nghiệp, nó giúp
phối hợp mọi hoạt động và sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp một
cách hiệu quả. Từ đó giúp các nhà quản trị có thể cụ thể hóa mục tiêu của
mình trong từng giai đoạn nhất định, thậm chí giúp các nhà quản trị nhận diện
được các cơ hội kinh doanh cũng như đưa ra những dự kiến và giải pháp để
xử lý những rủi ro trong kinh doanh. Hoạch định không những vạch ra con
đường đi đến mục tiêu của doanh nghiệp mà nó cịn làm cơ sở cho việc thực
hiện các chức năng khác như chức năng tổ chức, chức năng điều kiện, đặc
biệt là chức năng kiểm tra để cho nhà quản trị có thể nắm bắt được rằng mình
có đi đúng hướng để có thể đến được mục tiêu không.


2. Chiến lược kinh doanh
Theo M.Porter, chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh
vững chắc để phịng thủ và tấn cơng. Như vậy có thể hiểu, chiến lược kinh
doanh là kế hoạch về hoạch định và điều khiển các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp bao hàm xác định mục tiêu của chiến lược kinh doanh (3 năm,
5 năm, 10 năm quá trình ra quyết định của doanh nghiệp và việc phân tích
mơi trường kinh doanh). Chiến lược kinh doanh là một sản phẩm kết hợp
được những gì mơi trường có những gì mà doanh nghiệp có thể có và những
gì mà doanh nghiệp muốn có. Vì vậy, thực chất của chiến lược kinh doanh là
phương tiện để đạt tới những mục tiêu dài hạn.
Chiến lược kinh doanh là tập hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và
các giải pháp lớn về sản xuất kinh doanh, về tài chính và giải quyết nhân tố
con người nhằm đưa ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển lên
một trạng thái mới cao hơn về chất lượng.
Tóm lại chiến lược kinh doanh là nghệ thuật tổ chức phối hợp tối ưu các
nguồn lực, đề xuất thực hiện các quyết định phù hợp với xu thế biến động của

môi trường để dành thắng lợi trong cạnh tranh nhằm đạt tới các mục tiêu dài
hạn trong kinh doanh.
3. Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược là bước đầu tiên trong quy trình quản trị chiến lược
gồm 3 bước là hoạch định chiến lược – triển khai chiến lược và kiểm soát
chiến lược.
3.1. Khái niệm
‘’Hoạch định chiến lược (Strategic planning) là q trình đề ra các cơng
việc cần thực hiện của công ty, tổ chức những nghiên cứu để chỉ ra những
nhân tố chính của mơi trường bên ngồi và mơi trường bên trong doanh
nghiệp, xây dựng mục tiêu dài hạn, lựa chọn trong số những chiến lược thay
thế’’.
Như vậy, hoạch định chiến lược là quá trình xây dựng nhiệm vụ kinh
doanh, cụ thể là phân tích và nghiên cứu mơi trường kinh doanh để xác định
những khó khăn và thuận lợi từ bên ngoài và những điểm mạnh, điểm yếu từ
bên trong, đề ra mục tiêu chiến lược, các chính sách và giải pháp về kinh


doanh , để tổ chức đưa ra các chiến lược, chính sách kinh doanh vào thực hiện
trong thực tế, đề ra quyết định điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá tình hình thực
hiện chiến lược.
3.2. Vai trị
Như đã nói ở trên, một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt và đạt được mục
tiêu của mình thì phải có chiến lược kinh doanh cụ thể. Để đạt được điều đó
thì cơng tác hoạch định chiến lược phải được quan tâm hàng đầu. Hoạch định
chiến lược tốt đồng nghĩa với việc cơng ty có được những bước đi cụ thể và
đúng đắn. Như các cơng ty có thành tích cao về tài chính thường lập kế hoạch
hệ thống để chuẩn bị cho những biến động trong tương lai. Như vậy, một
trong những lợi ích mà hoạch định chiến lược mang lại là lợi ích về tài chính.
Ngồi ra cịn có những lợi ích khác như việc nâng cao lợi nhuận, duy trì tốt

các mối quan hệ. Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ nhận được sự tin cậy từ khách
hàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
3.3. Quy trình hoạch định chiến lược
3.3.1. Xác định sứ mệnh của doanh nghiệp
Như đã đề cập ở trên, hoạch định chiến lược là quá trình xây dựng nhiệm
vụ kinh doanh, phân tích và nghiên cứu mơi trường kinh doanh để xác định
những khó khăn và thuận lợi từ bên ngoài và những điểm mạnh, điểm yếu từ
bên trong để từ đó đề ra mục tiêu chiến lược phù hợp. Sứ mệnh hay nhiệm vụ
kinh doanh được xem là bước đầu tiên để hình thành mục tiêu chiến lược.
Tầm nhìn (Vision) là một tun bố mơ tả nơi mà cơng ty mong muốn đạt
được trong tương lai. Nó là mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, có khung thời
gian kéo dài từ 5 tới 10 năm hoặc lâu hơn. Một tun bố về tầm nhìn có thể
áp dụng cho tồn bộ cơng ty hoặc cho một bộ phận duy nhất của cơng ty đó.
Cho dù là dành cho tất cả hoặc chỉ một bộ phận của công ty thì tun bố về
tầm nhìn ln trả lời cho câu hỏi: “chúng ta muốn đi đâu?”. Ba yếu tố tạo nên
một tầm nhìn hấp dẫn là: mục đích – lý do tồn tại của công ty, bức tranh
tương lai - bức tranh định hướng kết quả về nơi bạn sẽ đến và nó sẽ như thế
nào khi mục đích của bạn được thực hiện và cuối cùng là giá trị - cái hướng
dẫn cho hành vi hàng ngày và ra quyết định, khi chọn các giá trị, điều quan


trọng là phải hỏi những giá trị nào cần thiết để hỗ trợ cho mục đích của tổ
chức?
Sứ mệnh (Mission) là một bản tóm tắt về các giá trị của một tổ chức, sứ
mệnh nói về hiện tại. Nó tuyên bố những ai mà bạn phục vụ, những gì bạ n
phục vụ và cách bạn làm điều đó mỗi ngày. Khơng giống như tun bố tầm
nhìn có thể áp dụng cho công ty hoặc chỉ một bộ phận của công ty, tuyên bố
sứ mệnh phản ánh mọi khía cạnh của công ty, từ nhân viên, khách hàng, đối
tác, sản phẩm/dịch vụ, công nghệ, chất lượng....
Khi một công ty phát triển, các mục tiêu sẽ thay đổi. Do đó, các tuyên bố

về tầm nhìn và sứ mệnh nên được sửa đổi khi cần thiết để phản ánh văn hóa
mới của doanh nghiệp.

3.3.2. Phân tích mơi trường kinh doanh
3.3.2.1. Phân tích mơi trường bên ngồi
* Phân tích mơi trường vĩ mơ
Việc phân tích mơi trường vĩ mơ giúp doanh nghiệp trả lời một phần cho
câu hỏi: Doanh nghiệp đang trực diện với những gì? Các nhà quản trị chiến
lược thưởng chọn các yếu tố sau đây của môi trường vĩ mô để nghiên cứu:
Các yếu tố kinh tế, yếu tố chính phủ và chính trị, yếu tố xã hội, yếu tố tự
nhiên và yếu tố công nghệ. Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mơ nói trên có thể
ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu
tố khác.
* Phân tích mơi trường vi mơ (môi trường ngành)
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại
cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong
ngành sản xuất kinh doanh đó. Có 5 yếu tố cơ bản là đối thủ cạnh tranh,
người mua, người cung cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.
Ảnh hưởng chung của các yếu tố này thường là một sự thật phải chấp
nhận đối với tất cả các doanh nghiệp, để đề ra được một chiến lược thành
cơng thì phải phân tích từng yếu tố chủ yếu đó. Sự hiểu biết các yếu tố này


giúp doanh nghiệp nhận ra các mặt mạnh và yếu của mình liên quan đến các
cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải.

3.3.2.2. Phân tích mơi trường bên trong
Việc phân tích một cách cặn kẽ các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp nhằm
xác định rõ ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các biện
pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm để đạt được lợi thế tối

đa. Vì vậy, nhà quản trị sẽ có nhận thức tốt hơn về hồn cảnh nội tại nhà phân
tích các yếu tố chủ yếu như: hoạt động của bộ phận nhân sự, hoạt động của bộ
phận marketing, hoạt động của bộ phận tài chính – kế tốn và hoạt động sản
xuất, tác nghiệp,...

3.3.3. Xác định mục tiêu doanh nghiệp và xây dựng chiến lược
3.3.3.1. Xác định mục tiêu doanh nghiệp
Mục tiêu (Objective) của doanh nghiệp được hiểu là những trạng thái hay
cột mốc mà tổ chức mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất
định. Mục tiêu chiến lượt là những cột mốc để thực hiện sứ mệnh của tổ chức.
Mục tiêu có vai trị hết sức quan trọng trong việc hoạch định, nó giúp nhận
dạng các ưu tiên, vì nguồn tài nguyên của tổ chức là hữu hạn nên nó cần được
sử dụng một cách hiệu quả. Nhờ xác định mục tiêu mà hoạt động của các bộ
phận và cá nhân trong tổ chức được gắn kết với nhau và cùng hướng đến các
kết quả quan trọng. Bên cạnh đó, mục tiêu cịn đóng vai trị là tiêu chuẩn cho
việc thực hiện khi nó xác định cụ thể những kết quả sau cùng mà tổ chức
muốn đạt được. Và hơn hết, mục tiêu làm hấp dẫn các đối tượng hữu quan
bên trong và bên ngoài tổ chức, một mục tiêu tốt, rõ ràng sẽ tạo ra một sức
động viên mạnh mẽ đối với các thành viên trong tổ chức, tạo ra sự tin cậy,
thiện cảm với các đối tượng hữu quan bên ngoài như nhà đầu tư, khách
hàng...
Mục tiêu giúp hiện thực hóa tầm nhìn, sứ mệnh với những con số cụ thể,
có thể đo đếm được kèm theo thời gian hồn thành. Các mục tiêu của một
cơng ty bao gồm mục tiêu tài chính (doanh thu, lợi nhuận...), mục tiêu chiến
lược (thị phần, sản phẩm


Từ tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của một doanh nghiệp, ta có thể đốn
được ra phần nào chiến lược mà doanh nghiệp sẽ thực hiện. Xác định mục
tiêu của doanh nghiệp là bước rất quan trọng trong tiến trình hoạch định chiến

lược của doanh nghiệp, nó ảnh hướng tới việc lựa chọn chiến lược ở bước
sau.

3.3.3.2. Xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Những chiến lược phát triển mà doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện
để phù hợp với mục tiêu chiến lược đã đề ra ở bước trên:
 Chiến lược tăng trưởng tập trung: Xâm nhập thị trường, phát triển thị
trường, phát triển sản phẩm.
 Chiến lược phát triển hội nhập: Hội nhập về phía sau, hội nhập về phía
trước, hội nhập hàng ngang.
 Chiến lược tăng trưởng đa dạng: Đa dạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa
hàng ngang, đa dạng hóa kết hợp.

3.3.4. Phân tích và lựa chọn chiến lược
Mục đích của việc phân tích và lựa chọn chiến lược chính là việc thiết lập
nên các mục tiêu dài hạn và tạo ra các chiến lược thay thế, lựa chọn ra trong
số đó một vài chiến lược theo đuổi. Phân tích chiến lược và lựa chọn nhằm
định ra hàng loạt những hành động mà nó có thể giúp cơng ty đạt tới sứ mệnh
cũng như các mục tiêu mà trước đó đã đặt ra.

3.3.5. Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chiến lược
Trong quá trình thực hiện chiến lược cần phải thường xuyên tổ chức kiểm
tra xem xét các chiến lược đó có được tiến hành như dự định hay khơng? Có
nhiều ngun nhân khiến chiến lược không đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy
cần thông qua hệ thống thông tin phản hồi và các biện pháp kiểm tra để theo
dõi đánh giá việc thực hiện.


3.4. Các công cụ sử dụng để đánh giá và đề ra chiến lược
Nhà quản trị ngoài kết hợp kinh nghiệm, khả năng tư duy, phân tích để

đưa ra các phương án chiến lược tối ưu nhất thì nên kết hợp sử dụng thêm các
cơng cụ hỗ trợ để có thể có cái nhìn tồn diện và khách quan nhất.
3.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Ma trận EFE - External
Factor Evaluation Matrix)
Các chiến lược gia thường sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi
(ma trận EFE) để tóm tắt và đánh giá về tác động của các yếu tố môi trường
kinh doanh đến doanh nghiệp.
Quá trình tiến hành ma trận EFE gồm 5 bước:
 Lập danh mục các yếu tố có vai trị quyết định đối với sự thành công
của doanh nghiệp bao gồm cả cơ hội và mối đe dọa.
 Xác định tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan
trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng tất cả các mức quan trọng này phải bằng
1,0.
 Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố để thấy cách thức mà các chiến
lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với yếu tố đó như thế nào,
trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là
phản ứng trung bình và 1 là ít phản ứng.
 Nhân tầm 1 quan trong của mỗi yếu tố với phân loại của nó để xác
định số điểm về tầm quan trọng.
 Cộng dồn số điểm quan trọng của các yếu tố để xác định tổng số điểm
quan trọng của mỗi doanh nghiệp.
Tổng số điểm của ma trận khơng phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có
trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1.
 Nếu tổng số điểm là 4 thì công ty đang phản ứng tốt với những cơ hội
và nguy cơ.
 Nếu tổng số điểm là 2,5 công ty đang phản ứng trung bình với những
cơ hội và nguy cơ
 Nếu tổng số điểm là 1, công ty đang phản ứng yếu kém với những cơ
hội và nguy cơ.



Bảng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Ma trận EFE)
Yếu tố bên ngoài

Mức quan trọng

Phân loại

Số điểm quan

chủ yếu

(0,0 → 1,0)

(1→4)

trọng

(1)

(2)

(3)

(4) = (2) x (3)

1.
2.
3.


TỔNG CỘNG

1.0

Để thấy rõ hơn về ma trận EFE, chúng ta có thể xem một ví dụ về
ma trận EFE của một cơng ty dưới đây:

Các yếu tố bên ngoài quan trọng

Điểm

Trọng

Xếp

số

hạng

0.11

3

0.33

0.09

1

0.09


0.24

2

0.48

0.10

1

0.10

0.17

4

0.68

trọng
số

1. Hiệp định thương mại mới dỡ bỏ lệnh cấm
nhập khẩu thực phẩm được ký kết với một quốc
gia láng giềng.
2. Ký hợp đồng với nhà cung cấp mới.
3. Thị trường thực phẩm chế biến tăng 15% trong
năm tới tại thị trường lớn nhất của công ty.
4. Thành lập một chi nhánh công ty mới ở nước
láng giềng, nơi thuế suất giảm 3% trong năm tới.

5. Hợp đồng với khách hàng chính sẽ hết hạn sau
2 tháng.


6. Đối thủ cạnh tranh mở 3 cửa hàng mới trong
thành phố.

0.03

2

0.06

0.14

3

0.42

0.12

2

0.24

1.00



2.40


7. Luật mới, yêu cầu giảm 20% lượng đường
trong thực phẩm, có thể được thơng qua vào năm
tới.
8. Ảnh hưởng của COVID-19
Tổng điểm

Tổng số điểm quan trọng của công ty là: 2,40 cho thấy các chiến lược mà
công ty đang triển khai phản ứng với các yếu tố bên ngồi ở dưới mức trung
bình.

3.4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Ma trận IFE - Internal Factor
Evaluation Matrix)
Ma trận IFE được sử dụng để tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và mặt
yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng và nó cũng cung cấp cơ sở
để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.
Theo Fred R. David, để xây dựng ma trận IFE chúng ta phải trải qua năm
bước sau đây:
 Liệt kê các yếu tố thành cơng then chốt như đã xác định trong qui trình phân
tích nội bộ. Sử dụng tất cả (thường từ 10 đến 20) yếu tố bên trong, bao gồm
cả những điểm mạnh và điểm yếu.
 Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) tới 1,0
(quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu
tố nhất định cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành
công của công ty trong ngành. Tổng cộng tất cả các mức độ quan trọng này
phải bằng 1,0.
 Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phân loại
bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phân



loại bằng 3), điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 4). Như vậy, sự phân loại
này dựa trên cơ sở công ty trong khi mức độ quan trọng ở bước 2 dựa trên cơ
sở ngành.
 Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định số
điểm quan trọng cho mỗi biến số.
 Cộng tất cả số điểm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng điểm quan
trọng của tổ chức.
Không kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng điểm quan trọng có thể được
phân loại từ thấp nhất là 1,0 cho đến cao nhất là 4,0 và trung bình là 2,5. Tổng
điểm quan trọng thấp hơn 2,5 cho thấy công ty yếu về nội bộ và cao hơn 2,5 cho
thấy cơng ty mạnh về nội bộ.
Ví dụ về ma trận các yếu tố bên trong của một công ty:
Xếp

Điểm

hạng

trọng số

0.10

4

0.40

0.08

3


0.24

0.07

4

0.28

4. Quản lý nhân viên xuất sắc

0.02

3

0.06

5. Năng lực trong sáp nhập và mua lại

0.06

3

0.18

6. Kênh phân phối rộng

0.11

4


0.44

7. Hệ sinh thái sản phẩm mạnh

0.08

4

0.32

Các yếu tố bên trong quan trọng

1. Doanh thu đa dạng (5 sản phẩm khác
nhau kiếm hơn 4 tỷ $ mỗi sản phẩm)
2. Thương hiệu trị giá 35 tỷ USD
3. Danh mục bằng sáng chế mạnh
(13.000 bằng sáng chế)

Trọng số


8. Mức nợ cao (3 tỷ $)

0.10

1

0.12

thị trường


0.13

2

0.16

10. Biên lợi nhuận ròng quá thấp

0.07

2

0.04

11. Cạnh tranh dựa trên giá cả

0.09

2

0.48

0.04

1

0.24

0.05


2

0.10

1.00



2.74

9. Quá phụ thuộc vào doanh số từ một

12. Văn hóa tổ chức cứng nhắc (quan
liêu) cản trở việc giới thiệu nhanh chóng
các sản phẩm mới
13. Cơng khai tiêu cực
Tổng điểm

Phân tích ma trận đánh giá yếu tố bên ngồi cho thấy các yếu tố bên trong quan
trọng nhất là ‘Quá phụ thuộc vào doanh số từ một thị trường‘ (0,13 điểm), ‘Kênh
phân phối rộng‘ (0,17 điểm), ‘Doanh thu đa dạng‘ (0.10 điểm) và ‘Mức nợ cao‘
(0,12 điểm).
Tổng điểm của công ty là 2.74, điều này cho thấy các chiến lược của công ty khá
hiệu quả trong việc phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Song vẫn còn
cần tiếp tục cải thiện để có thể tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ.

3.4.3. Ma trận SWOT
SWOT là viết tắt tiếng Anh của 4 từ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses
(điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Mơ hình SWOT là cơng

cụ giúp mang lại cái nhìn tổng quan để phân tích được sử dụng trong việc lập kế
hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị,
phát triển sản phẩm và dịch vụ… Mơ hình SWOT thường được sử dụng trong


việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh,
tiếp thị, quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ.
Phân tích SWOT chính là một yếu tố quan trọng giúp tạo ra chiến lược sản
xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Về cơ bản thì phân tích SWOT chính là
phân tích các yếu tố như Điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội
(Opportunities), Thách thức (Threats) để từ đó bạn có thể xác định được hướng
đi cho doanh nghiệp.
Ma trận SWOT sẽ giúp mang lại cái nhìn sâu sắc nhất về tổ chức, doanh
nghiệp cũng như cụ thể từng dự án. Ma trận SWOT giúp người lập kế hoạch hay
chủ doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan, tồn diện trong việc ra quyết định
hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch. Vậy nên mơ hình này được áp dụng
trong nhiều cơng đoạn như phát triển chiến lược, phát triển thị trường, lập kế
hoạch cho công ty, đánh giá hiệu quả hoạt động, ra quyết định, đánh giá đối thủ
cạnh tranh, kế hoạch phát triển sản phẩm mới chiến lược mở rộng thị trường,…
Bảng ma trận SWOT hãng hàng không Vietjet Air


Strengths – Điểm mạnh

Weaknesses – Điểm yếu

– Tăng trưởng thị phần tăng nhanh

– Chưa có được đối tác liên doanh.


chóng qua từng năm.

– Phải cạnh tranh ở các thị trường

– Chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm

đã có hãng máy bay nổi tiếng, đặc

thuộc hàng thấp nhất châu Á cũng

biệt là tại thị trường Thái Lan.

như thế giới.

– Phần lớn lợi nhuận của VietJet

– Thương hiệu Vietjet nổi tiếng bởi

đến từ hoạt động bán và thuê lại,

các hoạt động marketing mạnh mẽ

về dài hạn hãng sẽ phải trả chi phí

– Hệ thống phân phối phủ sóng

cao hơn so với giá th trung bình

tồn quốc.


khi tuổi thọ máy bay tăng lên.

Opportunities – Cơ hội

Threats – Thách thức

– Việt Nam đang nổi lên là 1 điểm

– Môi trường cạnh tranh ngành

du lịch được ưa thích

hàng khơng ngày càng khốc liệt.

– Hiện hãng đã có các chuyến bay

– Sau khi tăng trưởng 20% – 30%

đều đặn tới Hàn Quốc, Đài Loan,

trong giai đoạn 2012 – 2016, thị

Malaysia, Thái Lan và Campuchia.

trường hàng không Việt Nam sẽ

Trung Quốc nơi mà nguồn khách

giảm tốc.


du lịch lớn nhất và tăng trưởng
nhanh nhất.
– Vị trí địa lý của Việt Nam rất
thuận tiện cho việc vận chuyển
hành khách đi từ Đông Nam Á tới
Đông Bắc Á.
– Việt Nam là nước đang phát triển
nên hãng hàng không giá rẻ được
nhiều người lựa chọn và sẵn sàng
chi trả hơn.

– Tình trạng q tải sân bay gây
khó khăn khi muốn mở thêm nhiều
chặng bay cũng như tần suất bay.


CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI
DI ĐỘNG
I.GIỚI THIỆU TỔ CHỨC
1. Thông tin tổ chức
Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư
Thế Giới Di Động.
Mã giao dịch chứng khốn: MWG
Logo của cơng ty: Với hai màu chủ đạo vàng đen, làm nổi bật lên hình nhân đang
vươn về phía trước giống với hình tượng Super Man khẳng định thegioididong
ngày càng lớn mạnh, phát triển, vươn tới những tầm xa, mang những sản phẩm
chất lượng đến với mọi người.
Địa chỉ: Số 222 Yersin, P.Phú Cường, T.P Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: +84-(08)-3812 5960
Fax: +84-(08)-38125961

Email:
Website:
Lĩnh vực hoạt động chính: là mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện
thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các sản phẩm điện tử, gia dụng và kĩ thuật.
Vốn điều lệ: 4,540,662,230,000 đồng
KL CP đang niêm yết: 345,562,841 cp
KL CP đang lưu hành: 452,861,986 cp

2 . Lịch sử hình thành
Cơng ty TNHH Thế Giới Di Động (Mobile World Co. Ltd) được thành lập
vào tháng 03/2004 bởi 5 thành viên đồng sáng lập là Trần Lê Quân, Nguyễn Đức
Tài, Đinh Anh Huân, Điêu Chính Hải Triều và Trần Huy Thanh Tùng.
Lĩnh vực hoạt động chính của cơng ty bao gồm: mua bán sửa chữa các
thiết bị liên quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực liên


quan đến thương mại điện tử. Bằng trải nghiệm về thị trường điện thoại di động
từ đầu những năm 1990, cùng với việc nghiên cứu kỹ tập quán mua hàng của
khách hàng Việt Nam, thegioididong.com đã xây dựng một phương thức kinh
doanh chưa từng có ở Việt Nam trước đây. Công ty đã xây dựng được một phong
cách tư vấn bán hàng đặc biệt nhờ vào một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và
trang web www.thegioididong.com hỗ trợ như là một cẩm nang về điện thoại di
động và một kênh thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam.

3. Quá trình phát triển
Tháng 3/2004 ra quyết định thành lập cơng ty, sau 3 tháng thành lập, công ty ra
mắt website www.thegioimobi.com và 3 cửa hàng nhỏ tại đường Hoàng Văn
Thụ, Lê Lai, Cách Mạng Tháng 8 (Tp.HCM). Tháng 10/2004, ban giám đốc công
ty quyết định khai trương siêu thị đầu tiên tại 89A, Nguyễn Đình Chiểu,
Tp.HCM với tên gọi ban đầu là www.thegioididong.com. Tháng 1/2005 siêu thị

thứ 2 của www.thegioididong.com ra mắt tại số 330 Cộng Hòa (TPHCM). Tháng
1/2006, siêu thị thứ 3 được khai trương tại 26 Phan Đăng Lưu và 2 tháng sau lại
thêm 1 cửa hàng nữa ra đời tại 182A, Nguyễn Thị Minh Khai. Giai đoạn 2007 2009 là giai đoạn thegioididong.com mở rộng ở TPHCM, Đà Nẵng và Hà Nội.
Năm 2007 cũng là năm Công ty TNHH Thế Giới Di Động chuyển đổi sang
Công ty Cổ phần để mở rộng cơ hội phát triển. Từ năm 2010 tới 2011 đánh dấu
bước phát triển vượt bậc với sự ra đời liên tiếp của các siêu thị
thegioididong.com. Đoàn quân thegioididong.com đã thực hiện cuộc dàn quân
đầy kiêu hãnh, khắp nơi trên cả nước đều có sự hiện diện của màu vàng đen đặc
trưng. Cuối năm 2010, thegioididong.com tăng gấp đôi số siêu thị so với năm
2009, cuối năm 2011, số siêu thị tăng lên gần gấp 3 so với năm 2010. Tính đến
nay (tháng 5/2020) thegioididong.com đã có trên 2000 cửa hàng trên tồn quốc.
Một sự kiện có ý nghĩa quan trọng vào cuối năm 2010 là sự ra mắt của một
thành viên khác thuộc thegioididong.com, hệ thống bán lẻ điện máy tồn quốc dienmayxanh.com. Tính đến tháng 5/2020, dienmayxanh.com đã có 1040 siêu thị
tại 63 tỉnh thành lớn trên cả nước và sẽ tiếp tục mở rộng để phục vụ khách hàng
trên cả nước.


Cuối năm 2015, Thế Giới Di Động cán đích doanh thu 1 tỷ USD, cũng trong
thời gian này Thế Giới Di Động chính thức lấn sân sang kinh doanh bán lẻ thực
phẩm. Bách Hóa Xanh được đưa vào thử nghiệm cuối năm 2015, là chuỗi cửa
hàng chuyên bán lẻ thực phẩm tươi sống (thịt cá, rau củ, trái cây…) và nhu yếu
phẩm với hơn 1.000 siêu thị tại các tỉnh thành Miền Nam và Nam Trung Bộ.
BigPhone là chuỗi bán lẻ thiết bị di động ở thị trường nước ngoài của Thế Giới
Di Động được đưa vào thử nghiệm với siêu thị đầu tiên tại Campuchia cuối tháng
6/2017. Cuối năm 2019, công ty triển khai cửa hàng kinh doanh điện máy
Bigphone Plus đầu tiên tại Campuchia sau 3 năm gia nhập thị trường này.
Bigphone và Bigphone Plus hiện có hơn 20 cửa hàng tập trung tại thủ đô Phnôm
Pênh và là đơn vị bán lẻ chuyên thiết bị di động và sản phẩm điện máy chính
hãng đầu tiên tại Campuchia.


4. Một số giải thưởng tiêu biểu
Sau hơn 10 năm hoạt động, Thế Giới Di Động ngày nay đã trở thành một
trong những công ty dẫn đầu về bán lẻ điện thoại và các mặt hàng điện tử khác.
Trong hơn 10 năm hoạt động của mình, Thế Giới Di Động đã đạt được những
giải thưởng tiêu biểu sau:
 Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương 2010
 Top 5 nhà bán phát triển nhanh nhất Châu Á - Thái Bình Dương 2010
 Top 500 Fast VietNam 2010 (Thegioididong.com nằm trong top 4)
 Nhà bán lẻ được tín nhiệm nhất 4 năm liên tiếp 2007, 2008, 2009, 2010
(Vietnam Mobile Awards)
 Nhà bán lẻ điện thoại di động có đa dạng mặt hàng nhất
 Nhà bán lẻ ĐTDĐ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng tốt nhất
 Giải thưởng thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2008 theo nhận biết của
người tiêu dùng do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cấp
 Giải thưởng nhà bán lẻ của năm do báo PCWord Việt Nam tổ chức
 Các bằng khen, chứng nhận của các cơ quan chính quyền trao tặng


II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI
1.Tầm nhìn
Năm 2020 Thế Giới Di Động là tập đồn bán lẻ đa ngành hàng hùng mạnh
nhất, có vị thế số 1 trong lĩnh vực thương mại điện tử.
2. Sứ mệnh
Liên tục cải tiến để mang đến cho Khách hàng những trải nghiệm thú vị và
hài lòng nhất dựa trên nền tảng văn hóa đặt Khách Hàng làm trọng tâm và
Integrity. Mang đến cuộc sống sung túc cho nhân viên, lợi nhuận cao cho nhà
đầu tư dài hạn và đóng góp phúc lợi cho cộng đồng.
‘’Đây là những điều chúng tôi hướng đến. Đây là những điều mà bạn có thể
tin tưởng vào chúng tôi’’.


3. Giá trị cốt lõi (Core Values)
Giá trị cốt lõi thường được gắn liền với tầm nhìn và sứ mệnh trong tuyên bố
của các công ty, tập đoàn. Giá trị cốt lõi là tập hợp các quan niệm và nguyên tắc
cơ bản, thiết yếu, mang tính lâu dài của một tổ chức. Những nguyên tắc này
hướng dẫn hành vi nội bộ của một tổ chức cùng mối quan hệ của tổ chức đó với
thế giới bên ngồi.
Dưới đây là những giá trị cốt lõi – những đặc điểm phẩm chất quan trọng
được đặt lên vị trí ưu tiên số 1 của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động:


Tận tâm với Khách hàng



Trung thực về tiền bạc và các mối quan hệ



Integrity – Nói gì làm nấy



Làm đúng cam kết và nhận trách nhiệm



Yêu thương và hỗ trợ đồng đội




Máu lửa trong công việc

4. Cam kết của Thế Giới Di Động
Thế giới di động cam kết đặt KHÁCH HÀNG LÀM TRUNG TÂM trong
mọi suy nghĩ và hành động của mình.
Thế Giới Di Động cam kết mang đến cho nhân viên một mơi trường làm việc
TƠN TRỌNG và CÔNG BẰNG. Cam kết mang đến cho quản lý: một SÂN


CHƠI công bằng để thi thố tài năng. Một cam kết cho một cuộc sống cá nhân
SUNG TÚC, một vị trí xã hội được người khác KÍNH NỂ.
Thế Giới Di Động cam kết mang đến cho các đối tác sự TÔN TRỌNG. cam
kết mang đến cho nhà đầu tư giá trị doanh nghiệp GIA TĂNG KHÔNG
NGỪNG.
Thế Giới Di Động cam kết đóng góp cho cộng đồng thơng qua việc tạo nhiều
ngàn việc làm và đóng góp đầy đủ thuế cho ngân sách nhà nước

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Sơ đồ tổ chức


Công ty Cổ Phần Đầu Tư
Thế Giới Di Động
Chủ tịch HĐQT
NGUYỄN ĐỨC TÀI

Tổng Giám Đốc
TRẦN KINH
DOANH


Giám Đốc khối Công
nghệ thông tin

Giám Đốc khối Hành
chính – Nhân sự

ĐIÊU CHÍNH HẢI
TRIỀU

ĐẶNG MINH
LƯỢM

Giám Đốc Cung ứng
hậu cần

Giám Đốc Marketing

ĐỖ TUẤN ANH

LÊ THẢO TRANG

Giám Đốc Tài chính
VŨ ĐĂNG LINH

Giám Đốc Chăm sóc
Khách hàng
HỒNG KHÁNH
CHI



×