Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.53 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trần Đình Dũng - 19H1080065 – 010400510207
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI
VỚI SINH VIÊN

Giảng viên hướng dẫn: Ths.Đỗ Thị Ngọc Lệ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………...3
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA…………………….............5
1.1

Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực

khác………………………………………………………………………...………………...5
1.1.1.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa…………………………………...5

1.1.2.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực


khác………………………………………...…………………………………………..…….5
1.2

Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa………………...…………...8
1.2.1. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng................................8
1.2.2. Văn hóa là một mặt trận…………………………………………………….....9
1.2.3. Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân …………………………………….10

1.3

Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới …………………...…..11

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MÌNH VỚI SINH VIÊN ………...…..13
2.1. Thực Trạng ……………………………………………...……………………….….13
2.2. Ý Nghĩa ………………………………..…………………………………………….14
2.3. Biện Pháp ………………………………………...………………………………….15
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………..16
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………..……………………17

2


MỞ ĐẦU
Trong suốt cuộc đời, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa chiếm một
vị trí hết sức quan trọng. Theo Người, văn hóa có ý nghĩa vơ cùng to lớn và giữ vị trí
đặc biệt quan trọng. Văn hóa được xây dựng và bồi đắp nên trong suốt chiều dài lịch
sử, nó làm nên nền tảng tinh thần của một xã hội, giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà văn chân chính, nhà văn hóa kiệt xuất ngay
từ rất sớm đã nắm bắt được quy luật hình thành, vận động và phát triển của một nền

văn hóa. Trong nhận thức của Người, “Văn hóa Việt Nam chứa đựng sự kỳ diệu giữa
cái ổn định và cái linh hoạt” bởi lẽ nền văn hóa này có sợi dây liên kết bền chặt với
cuộc sống. Và một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa đó là: Văn hóa phải gắn liền với cuộc sống. Tư tưởng cốt lõi này trở thành nội
dung xuyên suốt được quán triệt sâu sắc góp phần mang lại nét độc đáo riêng có trong
hầu hết các giá trị văn hóa mà Hồ Chí Minh để lại.
Khơng những thế văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, sức
mạnh nội sinh quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước, bảo vệ tổ quốc trong bối
cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đúng với khẩu hiệu của chúng ta
trong thời đại ngày nay: Hịa nhập chứ khơng phải hịa tan, chúng ta hội nhập với sự
phát triển của thế giới nhưng song song với đó vẫn giữ được nét truyền thống nét đặc
trưng của dân tộc. Để mở rộng giao lưu, hội nhập mà khơng đánh mất bản sắc của
mình, chúng ta phải trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc,
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, những phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền
tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được
tinh hoa văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động, tự tin hội nhập và làm
giàu thêm, sáng lên đặc trưng văn hóa dân tộc.
Hồ Chí Minh là con người của lịng tin khơng gì lay chuyển nổi vào tương lai dân
tộc và loài người, vào chủ nghĩa xã hội. Sinh thời, người đặc biệt quan tâm đến văn
hố, giữ gìn và phát triển văn hố dân tộc. Theo Người, văn hóa có ý nghĩa vơ cùng to
lớn và giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Văn hóa được xây dựng và bồi đắp nên trong suốt
3


chiều dài lịch sử, nó làm nên nền tảng tinh thần của một xã hội, giữ vai trò quan trọng
trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc học tập, rèn luyện và tu dưỡng tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hố là rất quan trọng nhất là thế hệ sinh viên - những người
chủ tương lai của đất nước bởi lẽ sinh viên là những người trẻ nên thích học hỏi, tìm tịi
cái mới, nếu như khơng được giáo dục, bồi dưỡng tốt về văn hố thì có thể sẽ gây nên
việc lệch lạc tư tưởng. Chính vì vậy em chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

và ý nghĩa của nó đối với sinh viên” nhằm mục đích một lần nữa khẳng định lại tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hố và ý nghĩa của nó đối với thế hệ trẻ nói chung và sinh
viên nói riêng.

4


CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA
1.1

Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các

lĩnh vực khác.
1.1.1

Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa.

Vào tháng 8-1943, khi cịn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh
đã viết về khái niệm “văn hố”: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn
hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh
tồn”.
Ở đây,văn hố được hiểu theo nghĩa rộng nhất: Văn hố là tồn bộ những giá trị
vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người sáng tạo ra nhằm đáp ứng lẽ sinh tồ,
đồng thời cũng là mục đích cuộc sống của lồi người. Muốn xây dựng văn hố thì phải
xây dựng tất cả các mặt: Kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức và tâm lý con người.
Sau Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh có bàn đến văn hố theo nghĩa hẹp, văn

hoá là đời sống tinh thần của xã hội. Người viết: “ Trong công cuộc kiến thiết nhà
nước, có bốn vấn đề được chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: Chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhưng văn hóa là một kiến thức thượng tầng”.
Cùng với khái niệm văn hố, Người cịn đưa ra năm điểm lớn nhằm định hướng
cho việc xây dựng nền văn hố dân tộc đó là xây dựng tâm lý, luân lý, xã hội, chính trị
và kinh tế.
1.1.2

Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh

vực khác
Hồ Chí Minh từng dạy: “Trong cơng cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng
phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa 1”.
Kinh tế là nền tảng vật chất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; kinh tế và văn
1

Hồ Chí Minh: Về văn hóa. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1997, tr.11

5


hóa trong Tư tưởng Hồ Chí Minh cuối cùng đều phục vụ nhiệm vụ chính trị là xây
dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, đạo đức, văn minh.
Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng
văn hóa. Từ đó, người đưa ra luận điểm: Phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ
sở hạ tầng, để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa. Người viết: Văn hóa là một
kiến trúc thượng tầng, nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới
kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển. Tuy nhiên, văn hóa cũng khơng thể đứng
ngồi mà phải đứng trong kinh tế, nghĩa là văn hóa khơng hồn tồn phụ thuộc vào
kinh tế, mà có vai trị tác động tích cực trở lại kinh tế. Tóm lại, sự phát triển của chính

trị, kinh tế, xã hội, sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển; ngược lại, mỗi bước phát triển của
kinh tế, chính trị, xã hội đều có sự khai sáng của văn hóa.Người cũng nói: “Trình độ
văn hố của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh
tế, phát triển dân chủ... cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hồ bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Quan hệ giữa văn hóa với chính trị: Hồ Chí Minh cho rằng trong đời sống xã hội
có bốn vấn đề phải được coi là quan trọng ngang nhau và có sự tác động qua lại lẫn
nhau, đó là chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng, chính trị có được
giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn
hóa phát triển. Người nói: “dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nơ lệ,
thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được”. Để văn hóa phát triển
tự do phải làm cách mạng chính trị trước. Ở Việt Nam thời thuộc địa, tiến hành cách
mạng chính trị thực chất là tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành
chính quyền, xóa ách nô lệ, thiết lập nhà nước của dân, do dân, vì dân. Từ đó, giải
phóng văn hóa mở đường cho văn hóa phát triển. Tuy vậy, văn hóa khơng thể đứng
ngồi mà phải ở trong chính trị, tức là văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị.
Quan hệ giữa văn hóa với xã hội, giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải phóng
xã hội, từ đó văn hóa mới có điều kiện phát triển. Xã hội thế nào văn hóa thế ấy. Trong
xã hội thực dân phong kiến, thì văn nghệ cũng bị nơ lệ, bị tồi tàn khơng thể phát triển
được. Vì vậy phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân
6


dân, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, thì mới giải phóng được văn hóa.
Về giữ gìn văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại:
Trong rất nhiều bài nói và bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến việc phải
giữ gìn và phát huy những truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là những giá trị
bền vững, những tinh hoa của cộng đồng dân tộc Việt Nam được hun đúc nên qua hàng
ngàn năm lịch sử. Đó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần
đồn kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, trọng đạo lý, đức tính cần cù

sáng tạo trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu… Đó là ngơn ngữ, phong tục, tập
quán, lễ hội, truyền thống, cách cảm và nghĩ…
Bản sắc văn hóa dân tộc chứa đựng giá trị lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó phản ánh những nét độc đáo, đặc tính dân tộc.
Nó là ngọn nguồn đi tới chủ nghĩa Mác-Lênin. Người nhấn mạnh: “Những người cộng
sản chúng ta rất quý trọng cổ điển. Có nhiều dòng suối tiến bộ chạy ra từ những ngọn
nguồn cổ điển đó”. Vì vậy, trách nhiệm của con người Việt Nam là phải trân trọng,
khai thác, gìn giữ, phát huy và phát triển những giá trị của văn hóa dân tộc, đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của từng giai đoạn lịch sử. Theo Người: “dân ta phải biết
sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, Mỗi dân tộc cần phải chăm lo đặc tính
dân tộc mình trong nghệ thuật”, đồng thời cần tẩy trừ mọi di hại thuộc địa và ảnh
hưởng nơ dịch của văn hố đế quốc, tơn trọng phong tục tập qn, văn hố của các dân
tộc ít người.
Bên cạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc phải biết tiếp thu tinh hoa văn
hóa thế giới, biết gạn đục khơi trong, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, biết
chọn lọc, sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc tính của dân tộc mình. Hồ Chí
Minh chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hoá nhân loại để làm giàu cho văn hoá Việt Nam
“Văn hoá Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hố Đơng phương và Tây phương
chung đúc lại… Tây phương hay Đơng phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một
nền văn hoá Việt Nam”. Người xây dựng văn hoá hợp Việt Nam với tinh thần dân chủ,
một nhà báo Mỹ đã viết: “ Cụ Hồ không phải là một người dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi,
mà cụ là một người yêu mến văn hóa Pháp trong khi chống thực dân Pháp, một con
7


người biết coi trọng những truyền thống cách mạng Mỹ trong khi Mỹ phá hoại đất
nước Cụ”. 2Người tiếp thu nội dung văn hóa là tồn diện bao gồm: Đơng, Tây, kim, cổ,
tất cả các mặt, các khía cạnh, tiếp thu cái gì hay, cái gì tốt thì học lấy. Điều kiện tiếp
thu văn hoá nhân loại là phải lấy văn hoá dân tộc làm gốc.
1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa

1.2.1 Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng
Văn hoá là mục tiêu: Mục tiêu là những giá trị mà con người cần phải hướng tới.
Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Như vậy, cùng với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa
nằm trong mục tiêu chung của tồn bộ tiến trình cách mạng.
Văn hóa là mục tiêu - nhìn một cách tổng quát là khát vọng của nhân dân về các
giá trị chân, thiện, mỹ. Đó là một xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
luôn luôn được quan tâm và không ngừng nâng cao, con người có điều kiện phát triển
tồn diện.
Văn hóa là động lực: Động lực là cái thúc đẩy làm cho phát triển. Tất cả đều quy
tụ ở con người và có thể được xem xét dưới góc độ văn hóa. Tuy nhiên, nếu tiếp cận
các lĩnh vực văn hóa cụ thể trong tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực có thể nhận thức ở
các phương chủ yếu diện sau.
Văn hóa chính trị: thời nào cũng có và ln vận động, thay đổi. Dù có thăng trầm,
thối bộ hay tiến bộ, thì dịng chảy văn minh chính trị vẫn ln tồn tại, thậm chí trong
nhiều thời kỳ cịn đóng vai trị là “dịng chảy” chủ đạo, mang tính định hướng, dẫn dắt
các “dịng chảy” khác. Văn hóa chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những
động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc
lập, tự cường, tự chủ.
Văn hố văn nghệ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến vai trò của nghệ sĩ.
Theo Người, trên mặt trận này, những người làm công tác văn hóa, văn nghệ phải thấm
nhuần quan điểm: Nghệ thuật - vũ khí, nghệ sĩ - chiến sĩ. Muốn nghệ thuật trở thành vũ
2

Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh,
tr.331.

8



khí và người nghệ sĩ đồng thời là chiến sĩ thì người nghệ sĩ phải đi thực tế, phải “ba
cùng” với nhân dân.Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lịng u nước, lý tưởng, tình
cảm cách mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của
cách mạng.
Văn hoá giáo dục: Là một mặt trận quan trọng, khơng có giáo dục, khơng có cán
bộ thì khơng nói gì đến kinh tế-văn hóa. Vì vậy Hồ Chí Minh ln quan tâm đặc biệt
đến xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước. Người đã để lại cho chúng
ta một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về giáo dục và đào tạo bao gồm các
vấn đề từ vai trò, vị trí giáo dục, mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục; nguyên lý,
phương châm giáo dục; phương thức, phương pháp giáo dục cho đến tổ chức, quản lý,
xây dựng đội ngũ; chủ trương, chính sách đối với giáo dục những cái đó nhằm mục diệt
giặc dốt, xóa mù chữ, giúp con người hiểu biết quy luật phát triển của xã hội.
Văn hóa đạo đức: Là lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con
người, hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ, để khơng ngừng hồn thiện bản thân mình.
Người đã nêu ra một luận điểm khái quát: “Lấy văn hóa soi đường cho quốc dân đi”
1.2.2 Văn hóa là một mặt trận
Trong lúc cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ của dân tộc ta chống thực dân
Pháp xâm lược bước vào giai đoạn quyết liệt, với tầm nhìn bao quát, sâu sắc và sáng
suốt, lãnh tụ Hồ Chí Minh, trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951, đã
chỉ rõ: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận
ấy”. Với quan điểm tiếp cận thực tiễn sâu sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi văn hóa cách
mạng phải là văn hóa hành động, văn hóa gắn liền với nhu cầu thực tiễn, giác ngộ quần
chúng, hướng quần chúng vào ý thức tự giải phóng mình và giải phóng tồn dân tộc.
Người khẳng định văn hóa là một mặt trận, tức khẳng định vai trị, vị trí của văn hóa
trong sự nghiệp cách mạng, coi mặt trận văn hóa cũng có tầm quan trọng như mặt trận
quân sự, kinh tế, chính trị.
Hồ Chí Minh coi mặt trận văn hóa như cuộc chiến khổng lồ giữa chính và tà, giữa
cách mạng và phản cách mạng. Cuộc chiến đó rất quyết liệt, rất lâu dài, song cũng rất
vẻ vang. Trong cuộc chiến đó người nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí
9



đấu tranh. Trước khi giành lấy chính quyền văn nghệ có nhiệm vụ thức tỉnh quần
chúng, tập hợp lực lượng, cổ vũ cho thắng lợi tất yếu của cách mạng. Sau khi có chính
quyền, văn nghệ phải tham gia vào công cuộc bảo vệ và xây dựng chế độ mới, xây
dựng con người mới. Mặt trận văn nghệ lúc này còn gay go hơn, quyết liệt hơn, bởi
thắng đế quốc thực dân đã khó, thắng nghèo nàn, lạc hậu cịn khó hơn nhiều.
Để làm trịn nhiệm vụ vẻ vang đó, Hồ Chí Minh yêu cầu “chiến sĩ nghệ thuật cần
phải có lập trường vững vàng, tư tưởng đúng…Đặt lợi ích của kháng chiến, của tổ
quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải ngịi bút là vũ khí sắc bén trong sự
nghiệp “phị chính trừ tà”. Phải bám sát cuộc sống thực tiễn, đi sâu vào quần chúng, để
phê bình nghiêm khắc những thói xấu như tham ơ, lười biếng, lãng phí, quan liêu, và ca
tụng chân thật những người tốt việc tốt để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay và
giáo dục con cháu đời sau. Đó chính là “chất thép” của văn nghệ theo tinh thần “kháng
chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến.
1.2.3 Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
Muốn văn hóa phục vụ tốt cho quần chúng nhân dân, trước hết văn hóa phải phản
ánh sống động cuộc sống của nhân dân. Sinh ra và lớn lên ở một nước nửa thuộc địa
nữa phong kiến. Hồ Chí Minh tận mắt chứng kiến cảnh đồng bào ta đói khổ bị thự dân
Pháp bóc lột, đàn áp không cho nhân dân ta một quyền tự do nào cả kể cả quyền cơ bản
nhất là quyền được làm con người như tự do đi lại, tự do hội họp, tự do ngôn luận.
Mục tiêu của văn hóa là phục vụ quần chúng. Do vậy, mọi hoạt động văn hóa
phải trở về với cuộc sống thực tại của quần chúng, phản ánh được tư tưởng và khát
vọng của quần chúng.
Tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III (ngày 1-12-1962) Hồ Chí Minh nói với
văn nghệ sĩ: “Quần chúng đang chờ đợi những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời
đại vẻ vang của chúng ta”. Tác phẩm xứng đáng với thời đại phải là những tác phẩm
vừa hay, vừa chân thật. Người nói: “quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội
dung chân thật và phong phú, có hình thức sáng tạo và vui tươi. Khi chưa xem thì
muốn xem, xem rồi thì bổ ích”. Đó là một tác phẩm hay. Một tác phẩm hay là tác phẩm

diễn đạt vừa đủ điều muốn nói, ai đọc cũng hiểu được và khi đọc xong phải suy ngẫm.
10


Tác phẩm đó phải kế thừa tinh hoa văn hóa dân tộc, mang hơi thở của thời đại, phản
ánh chân thật những gì đã có trong đời sống, vừa phê phán cái dở, cái xấu, cái sai,
hướng nhân dân đến cái chân, cái thiện, cái mĩ. Muốn như vậy, phải trả lời được các
câu hỏi: Viết cho ai? Mục đích viết? Lấy tài liệu đâu mà viết? Cách viết như thế nào?
Viết phải thiết thực, tránh cái lối viết rau muống mà ham dùng chữ. Nói cũng vậy. Nói
ít, nhưng nói cho thấm thía, nói cho chắc chắn, thì quần chúng thích hơn. Tóm lại “từ
trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng”. Trên cơ sở đó để định hướng giá trị
cho quần chúng. Chiến sĩ văn hóa phải hiểu và đánh giá đúng quần chúng. Quần chúng
là những người sáng tác rất hay. Họ cũng cung cấp cho những nhà hoạt động văn hóa
những tư liệu quý. Và chính họ là những người thẩm định khách quan, trung thực,
chính xác các sản phẩm văn nghệ.
1.3 Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới.
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tháng 8-1943, cùng với việc đưa ra
quan niệm về ý nghĩa của văn hóa, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng nền văn
hóa dân tộc với năm nội dung. Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường. Xây dựng
luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng. Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp
liên quan đến phúc lợi của nhân dân. Xây dựng chính trị: dân quyền. Xây dựng kinh tế.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Khi cả dân tộc bước vào cuộc kháng
chiến trường kỳ, gian khổ, Hồ Chí Minh khẳng định lại quan điểm của Đảng ta từ năm
1943 trong Đề cương văn hóa Việt Nam về phương châm xây dựng nền văn hóa mới.
Đó là một nền văn hóa có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng.
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ nhân dân miền Bắc quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền văn hóa có nội dung xã
hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.
Tóm lại, quan điểm ơcủa Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam,
đó là là một nền văn hóa tồn diện, giữ gìn được cốt cách văn hóa dân tộc, bảo đảm

tính khoa học, tiến bộ và nhân văn.

11


Chương 2: Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MÌNH VỚI SINH VIÊN
2.1 Thực trạng
Trong thời đại hiện nay, quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất
định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của sinh viên theo hướng hiện đại và
tích cực, chủ động hơn: Sinh viên được tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau Biết thêm
về phong tục, tập quán, con người của nhiều quốc gia trên thế giới để khi có điều kiện
thì tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại,... Tuy nhiên, bên cạnh những điều tích
cực đó thì chúng ta cũng đang đối diện với mặt trái của cơ chế thị trường.
Một bộ phận sinh viên hiện nay đang có tư tưởng sai lệch về văn hố, điều này
được thể hiện rõ qua nhiều mặt.
Trong lĩnh vực giáo dục: Một số sinh viên hiện nay có hiện tượng học hộ, thi
hộ,.... Có thái độ khơng tơn trọng giáo viên, tôn trọng bài giảng của họ, nhất là đối với
những giáo viên trẻ. Sinh viên khơng cịn thưa dạ bảo vâng, tiếp xúc với giáo viên
khơng cịn dùng kính ngữ, có đơi khi cịn có thái độ ngỗ nghịch cãi lại lời giáo viên. Và
họ đang dần quên đi chuẩn mực giá trị đạo đức truyền thống “tôn sư trọng đạo” mà từ
ngàn đời nay của người Việt.
Còn trong tư tưởng, chính trị: nhiều sinh viên cịn chưa hiểu sâu về chính trị, lập
trường tư tưởng chưa vững vàng, thiếu lý tưởng, nên dễ dao động, dễ bị lôi kéo dẫn
đến mất niềm tin vào đường lối của Đảng, phủ nhận lịch sử hào hùng của dân tộc,....
Đặc biệt, một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng
hiện nay là du nhập những văn hố phẩm đồi trụy, khơng phù hợp thuần phong, mỹ tục
của dân tộc dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.
Khơng ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái q trong các hoạt
động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dịng
nhạc cách mạng, truyền thống và thậm chí là xem thường nó.

Trong giao tiếp hàng ngày, sinh viên thường xuyên sử dụng những từ ngữ tục tĩu,
khiếm nhã mọi lúc, mọi nơi và dường như nó đã thành câu nói “cửa miệng” của khá
nhiều sinh viên. Ngồi ra, sinh viên cịn có cách nói chuyện nửa tây nửa ta, sử dụng

12


tiếng lóng, tiếng bồi gây ra sự phản cảm, quái dị trong ngôn ngữ giao tiếp và làm mất
đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Bản lĩnh, ý thức, tìm hiểu cịn hạn chế của sinh viên trước những loại hình hoạt
động văn hóa, nghệ thuật khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý
dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ phận bạn trẻ trong việc tham gia gìn giữ
bản sắc văn hóa dân tộc
2.2 Ý nghĩa đối với sinh viên
Việt nam là quốc gia đang phát triển so với thế giới cũng như khu vực Đơng Nam
Á nên văn hóa cũng chính là yếu tố tác động , và có ý nghãi rất quan trọng đối với thế
hệ trẻ đặc biệt là sinh viên.
Việc học tập, rèn luyện Tư tưởng Hồ chí minh về văn hóa tác dụng bổ trợ cho lối
sống sinh viên. Qua đó, hình thành cho sinh viên những phương thức ứng xử, có khả
năng tự kiểm sốt được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại
những biểu hiện lệch lạc về lối sống; có đạo đức trong sáng, ý thức tuân thủ pháp luật;
có năng lực, phẩm chất; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng lao động, trở thành những cơng
dân vừa có đức vừa có tài để tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Nghiên cứu, học hỏi và rèn luyện các chuẩn mực văn hóa giúp sinh viên phát
triên và sẽ trở nên hoàn thiện để hướng đến cái người ta gọi là chân- thiện- mĩ
Giúp sinh viên có những lối đi đúng đắn: gương mẫu rèn luyện phẩm chất tư
cách, làm tròn nhiệm vụ được Đảng và chính quyền giao phó. Sống cần, kiệm, liêm,
chính, chí cơng vơ tư, hịa nhã thân ái với mọi người, hết lịng vì nhân dân phục vụ. Tự
rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của người Đảng viên.

Giúp sinh viên hiểu tự ln đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng
nguyên tắc, pháp luật, không kéo bè kéo cánh để làm rối loạn gây mất đồn kết nội bộ.
Giúp sinh viên có ý thức đoàn kết, từng bước vươn lên trở thành người có tấm
lịng hay bản lĩnh và trình độ chun mơn cao, nhất là lí luận về văn hóa để tỉnh táo
trước những âm mữa của kẻ thù.

13


Hình thành cho sinh viên, ý thức tự giác, tơn trọng bản thân trách nhiệm đối với
bản thân và gia đình. Thực hiện nghiêm túc việc tự phê bình và phê bình. Tự giác sửa
chữa lỗi lầm khi vi phạm các Quy chế, Quy định.
2.3 Biện pháp
Mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những
kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn
luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng
hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt
động, sản phẩm văn hóa khơng lành mạnh.
Xây dựng cho mình lý tưởng sống, học tập rèn luyện tư tưởng chính trị vững
vàng, có quy chuẩn văn hóa để khơng bị lơi kéo vào các tệ nạn xã hội, các hoạt động
trái pháp luật… .Có ý thức học tập, rèn luyện, có ý chí phấn đấu, nỗ lực, kiên trì vượt
qua những khó khăn khó khăn, trở ngại trong cuộc sống để góp phần khẳng định bản
thân góp phần xây dựng đất nước.
Xây dựng tác phong của đúng đắn: Đi học đầy đủ, đúng giờ, có ý thức phấn đấu
trong học tập, xây dựng ý thức tự học, tự nghiên cứu. Tích cực tham gia các buổi sinh
hoạt, ngoại khóa, các phong trào thi đua của trường, khoa, lớp, các hoạt động của Đoàn
Thanh niên, Hội Sinh viên. Đến trường phải mặc trang phục gọn gàng, lịch sự, phù hợp
với môi trường học đường, không mặc trang phục phản cảm Người học vào khu vực
nhà trường phải đeo thẻ học viên, sinh viên Có lịng tự trọng, ý thức tự giác, trách
nhiệm đối với bản thân và gia đình. Thực hiện nghiêm túc việc tự phê bình và phê

bình, tự giác sửa chữa lỗi lầm khi vi phạm các Quy chế, Quy định.
Tự bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa góp phần giữ gìn và phát triển những
giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam: yêu nước chống giặc ngoại xâm,
cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, “uống nước nhớ nguồn”, “tơn sư trọng đạo”,
“lá lành đùm lá rách”.
Tích cực cần tham gia nhiều cuộc hội thảo tìm hiểu về giữ gìn và phát huy truyền
thống văn hóa dân tộc, về sự giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

14


Tiếp thu văn hố nước ngồi một cách có chọn lọc: tiếp thu những cái hay, tích
cực góp phần làm giàu thêm văn hóa dân tộc. Đồng thời cần phải biết tích cực giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong q trình hội nhập
Thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng,
bảo vệ người tốt. Chân thành, khiêm tốn, khơng chạy theo chủ nghĩa thành tích, khơng
bao che, giấu khuyết điểm,...
Ln có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình. Ln phê phán những biểu
hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân. Luôn động viên những người thân trong gia
đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hố.

15


KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đang là định hướng lớn cho việc xây dựng và
phát triển nền văn hóa Cho người dân việt nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng.
Những tư tưởng đó vẫn luôn là là ánh sáng soi đường cho công cuộc xây dựng và phát
triển nên văn hóa nước ta.
Cần phải thấu triệt phương pháp học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là học tập tinh

thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân. Tuân thủ nguyên tắc lý
luận liên hệ với thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh là phải biết vận dụng lập trường, quan
điểm và phương pháp của, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề cụ thể
trong sự nghiệp đổi mới. Lời dạy của Hồ Chí Minh là kim chỉ nam chứ không phải là
kinh thánh là định hướng quan trọng trong học tập, nghiên cứu lý luận trong tình hình
hiện nay.
Giá trị của Tư tưởngHồ Chí Minh xây dựng hệ giá trị toàn diện của con người
Việt Nam với tư cách vừa là chủ thể vừa khách thể của văn hóa, gồm đức, trí, thể, mỹ,
nói ngắn gọn vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đó là những con người yêu nước, có trách
nhiệm xã hội, nghĩa vụ cơng dân, ý thức pháp luật, dám xả thân vì độc lập - tự do hạnh phúc, có khát vọng xây dựng nước Việt Nam đàng hoàng, to đẹp, sánh vai với các
cường quốc năm châu.
Việc học tập, tu dưỡng văn hoá là rất cần thiết. Sinh viên là thế hệ tương lai của
đất nước, sinh viên cần nhận thức rõ vai trò của văn hố và có ý thức tự rèn luyện, tu
dưỡng văn hố cho bản thân mình, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc như yêu nước,
tôn sư trọng đạo,...
Ngồi ra sinh viên cần tìm hiểu, tiếp thu các nền văn hố thế giới để góp phần
làm giàu đẹp thêm văn hoá Việt Nam.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo tàng Hồ Chí Minh và trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội
(2010), Giá trị nhân văn của di chúc Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên.
2.Bộ giáo dục và đào tạo (2019),Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB chính trị
quốc gia, Hà nội
3. 35 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2004), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội

17




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×