Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động ngân quỹ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
NGÂN QUỸ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ TÀI

Chuyên ngành

: Kế toán

Mã số : 60.34.03.01

Người hướng dẫn: PGS. TS VÕ VĂN NHỊ


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Nhung


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................. vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài ............................................................ 1
2. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................ 4
7. Kết cấu đề tài.............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT
ĐỘNG NGÂN QU Ỹ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................ 5
1.1 Hệ thống KSNB trong hoạt động ngân hàng thương mại .......................... 5
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển kiểm soát nội bộ trong hoạt động
ngân hàng thương mại [2] ........................................................................... 5
1.1.2 Khái niệm về KSNB trong hoạt động ngân hàng - Basel .................. 16
1.1.3 Trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến KSNB trong ngân hàng [5] 20
1.1.4 Chức năng của hệ thống KSNB trong ngân hàng .............................. 21
1.1.5 Sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong ngân hàng ............................ 22
1.1.6 Mối quan hệ giữa KSNB hoạt động ngân quỹ với hệ thống KSNB
trong ngân hàng......................................................................................... 23
1.2 KSNB đối với tiền mặt ........................................................................... 24
1.2.1 Nội dung và đặc điểm của hoạt động liên quan đến tiền mặt [2] ....... 24


iii

1.2.2 Mục tiêu kiểm soát đối với hoạt động liên quan đến tiền mặt [2] ...... 24
1.2.3. Các thủ tục kiểm soát chung đối với hoạt động liên quan đến tiền mặt [2] . 25
1.2.4. Gian lận thường được gặp đối với tiền và các biện pháp kiểm sốt
thích hợp [2] .............................................................................................. 28
1.3 KSNB hoạt động ngân quỹ ..................................................................... 31
1.3.1 Nội dung của hoạt động ngân quỹ .................................................... 31
1.3.2 Yêu cầu quản lý về hoạt động ngân quỹ ........................................... 32
1.3.3 Trách nhiệm của các đối tượng trong hoạt động ngân quỹ [2] .......... 34
1.3.4 Sai sót, rủi ro trong hoạt động ngân quỹ ........................................... 36
1.3.5 KSNB hoạt động ngân quỹ ............................................................... 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................... 43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT
ĐỘNG NGÂN QUỸ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ TÀI ........................................... 44
2.1 Giới thiệu về NHTM Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Phú Tài ......................................................................................................... 44
2.1.1 Tổng quan về NHTM Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam ......... 44
2.1.2 Bộ máy quản lý của NHTM Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Phú Tài..................................................................................... 48
2.1.3 Tổ chức cơng tác kế tốn tại NHTM Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Phú Tài ......................................................................... 50
2.2 Thực trạng KSNB hoạt động ngân quỹ tại NHTM Cổ phần Đầu tư và phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài ............................................................ 53
2.2.1 Đặc điểm hoạt động ngân quỹ tại NHTM Cổ phần Đầu tư và phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài ................................................................. 53
2.2.2 Các hoạt động ngân quỹ [3] .............................................................. 56
2.2.3 KSNB hoạt động ngân quỹ ............................................................... 71


iv

2.2.4. Các hệ thống kiểm soát trên hệ thống máy tính ............................... 78
2.2.5

Hoạt động kiểm sốt chứng từ trong quản lý tiền mặt ................... 78

2.3. Đánh giá ................................................................................................ 82
2.3.1. Thu thập và phương pháp xử lý dữ liệu ........................................... 82
2.3.2. Đánh giá chung hệ thống KSNB tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển – Chi nhánh Phú Tài.......................................................................... 83
2.3.3. Đánh giá về KSNB hoạt động ngân quỹ .......................................... 87
KẾT ḶN CHƯƠNG 2 ........................................................................... 91
CHƯƠNG 3: HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG NGÂN
QUỸ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH PHÚ TÀI .......................................................................... 92
3.1 Quan điểm, phương hướng hoàn thiện hệ thống KSNB .......................... 92
3.1.1 Quan điểm hoàn thiện ....................................................................... 92
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện ................................................................. 93
3.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB của NHTM Cổ phần Đầu tư và phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài ............................................................ 93
3.2.1 Giải pháp đối với KSNB tại Chi nhánh Phú Tài ............................... 93
3.2.2 Giải pháp đối với hoạt động ngân quỹ .............................................. 97
3.3 Kiến nghị .............................................................................................. 103
3.3.1 Với Ban lãnh đạo ............................................................................ 103
3.3.2 Với bộ phận quản lý ngân quỹ ........................................................ 107
3.3.3 Các bộ phận khác liên quan ............................................................ 108
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................... 110
KẾT LUẬN ............................................................................................... 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)



v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNN

: Ngân hàng nhà nước

KSNB

: Kiểm soát nội bộ

HTKSNB

: Hệ thống kiểm soát nội bộ

HĐQT

: Hội đồng quản trị

TCTD

: Tổ chức tín dụng

BIDV

: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam


BIDV Phú Tài

: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài

BGĐ

: Ban giám đốc

GDKH

: Giao dịch khách hàng

QL&DV KQ

: Quản lý và dịch vụ Kho quỹ

TSBĐ

: Tài sản bảo đảm

GDV NQC

: Giao dịch viên ngân quỹ chính

GDV NQP

: Giao dịch viên ngân quỹ phụ

GDV


: Giao dịch viên

TMCP

: Thương mại cổ phần

ATM

: Hệ thống máy tự động


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các nguyên tắc KSNB theo COSO 2013 ...................................... 15
Bảng 2.1: Thủ tục kiểm soát ......................................................................... 71
Bảng 2.2 Thủ tục kiểm soát trên hệ thống máy tính ...................................... 78
Bảng 2.3 : Thành phần đối tượng nghiên cứu ............................................... 82
Bảng 3.1: Các loại sổ sách kho quỹ cần thiết .............................................. 100
Bảng 3.2: Tiêu chuẩn diện tích kho tiền ..................................................... 108


vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Phú Tài ........................................................................................ 48
Sơ đồ 2.2 Đối tượng kế toán ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Phú Tài ..................................................................................... 50

Sơ đồ 2.3 Tổ chức các phần hành kế toán tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài ............................................................ 52
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ giao dịch một cửa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài ..................................................................... 54


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
Trong công cuộc hội nhập Hiệp hội Đối tác xun Thái Bình Dương
TPP, ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong q trình lưu thơng tiền tệ. Với
vai trị là tổ chức trung gian tài chính, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều
các tổ chức tín dụng nước ngoài. Các Ngân hàng thương mại cổ phần đang
phải gánh chịu áp lực về nguồn vốn và các chỉ tiêu kinh doanh. Song lĩnh vực
ngân hàng luôn tiềm ẩm các rủi ro nhất định, rủi ro càng nhiều sẽ gây tác
động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Với tính chất kinh
doanh, các Ngân hàng TMCP phải nắm giữ khối lượng tiền mặt và tài sản lớn
để đáp ứng vai trị trung gian của mình. Tuy nhiên các hoạt động tại ngân
hàng luôn phức tạp, cùng với sự biến động liên tục của tiền tệ do các chính
sách tiền tệ của Chính phủ ban hành điều tiết sự lạm phát trong các thời kỳ
kinh tế, vì vậy các ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro về tiền tệ trong
hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập trong
hệ thống quản lý, đặc biệt là hệ thống kiểm soát nội bộ. Nhằm đáp ứng yêu
cầu quản lý, phòng ngừa, phát hiện và giảm thiểu rủi ro, các ngân hàng phải
thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu và hiệu quả trọng các
nghiệp vụ phát sinh. Hệ thống KSNB chặt chẽ và hiệu quả sẽ đảm bảo các tài
sản tại các NHTM được sử dụng đúng mục đích, quy định tạo niềm tin cho
khách hàng trong hoạt động huy động vốn và tín dụng.
Qua q trình cơng tác, nhận thấy tầm quan trọng trong hệ thống KSNB

tại Ngân hàng nói chung và hoạt động ngân quỹ nói riêng, tác giả quyết định
chọn đề tài “Hoàn thiện hện thống KSNB đối với hoạt động ngân quỹ tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài”, để
nghiên cứu kĩ hơn quy trình kiểm sốt hoạt động tiền mặt và các tài sản quý
giá, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng. Từ đó tìm ra các hạn chế thực tiễn so


2
với lý thuyết cùng với quy trình quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và
phát triển Việt Nam, để tìm ra các biện pháp hồn thiện hệ thống KSNB hoạt
động ngân quỹ tại Chi nhánh Phú Tài.
2. Tổng quan nghiên cứu
Trong những năm gần đây có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về hệ
thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng như:
“Hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong
Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam”, Trần Thị Thùy
Trang, 2013. Tác giả đã nêu rõ hệ thống cơ sở lý luận theo BASEL, đưa ra
các thất bại trong hệ thống KSNB theo Ủy ban Basel, từ đó đề xuất các biện
pháp hoàn thiện, tuy nhiên chủ yếu nghiên cứu trong hoạt động tín dụng.
“Giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ dịch vụ khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh”, Nguyễn Ngọc Bích Quyên, 2007. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận
của cơng tác kiểm sốt nội bộ tại các tổ chức tín dụng, đánh giá thực trạng tại
Phịng dịch vụ khách hàng cá nhân - BIDV Chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh từ đó đưa ra các đề xuất hồn thiện cơng tác KSNB tại Phịng dịch vụ
khách hàng cá nhân. Tuy nhiên tác giả không nêu rõ cơ sở lý luận áp dụng
theo các nguyên tắc đánh giá của COSO hay BASEL.
“Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các
ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM”, Nguyễn Thị Ngọc Thư, 2010.
Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận rõ ràng theo các nguyên tắc của COSO và

BASEL, song tác giả vẫn chưa đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát nội
bộ theo Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN năm 2006 quy định về Ban hành quy
chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, và thơng tư số 44/2011/TTNHNN năm 2011 quy định về Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm tốn nội bộ của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.


3
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu khoa học trên đã góp phần hoàn thiện
hệ thống KSNB trong ngân hàng qua phạm vi tiếp cận từ rủi ro hoạt động và
nghiệp vụ tín dụng. Các đề tài đã mơ tả thực trang của hệ thống KSNB tại các
ngân hàng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện.
Tuy nhiên, các tác giả chỉ dừng lại ở quy trình tín dụng và chưa có đề tài
nào nghiên cứu về hoạt động ngân quỹ, trong khi đây là hoạt động quan trọng
tại các ngân hàng, bên cạnh đó các nghiên cứu vẫn còn các tồn tại:
 Chưa áp dụng các nguyên tắc đánh giá HTKSNB theo BASEL.
 Chưa đánh giá thực trạng HTKSNB theo Quyết định số 36/2006/QĐNHNN năm 2006 quy định về Ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ
chức tín dụng, và thơng tư số 44/2011/TT-NHNN năm 2011 quy định về Hệ
thống kiểm soát nội bộ và kiểm tốn nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngồi.
Vì vậy, với mục tiêu hồn thiện KSNB hoạt động ngân quỹ, và tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài chưa có
cơng trình nghiên cứu nào về KSNB hoạt động ngân quỹ, nên tác giả thực
hiện Luận văn này nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thiện KSNB hoạt
động ngân quỹ theo các thông lệ tốt nhất.
3. Mục tiêu của đề tài
Khảo sát đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân quỹ
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài
Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ trong
hoạt động ngân quỹ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Phú Tài.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: KSNB trong hoạt động ngân quỹ
 Phạm vi nghiên cứu: tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Phú Tài


4
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống: tác giả hệ thống hóa các lý thuyết và nguyên tắc
quốc về Kiểm soát nội bộ để làm cơ sở thực hiện luận văn.
Phương pháp định tính, so sánh, phân tích, tổng hợp và khảo sát: qua kết
quả đạt được từ phương pháp thống kê, mô tả, tác giả tiến hành so sánh giữa
thực tế so với quy trình, quy định và các nguyên tắc, thông qua đó tiến hành
đánh giá nhưng mặt được và chưa được của hệ thống KSNB tại Ngân hàng
TMCP đầu tư và phát triển – Chi nhánh Phú Tài trong hoạt động ngân quỹ.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có giá trị tham khảo đối với lãnh đạo
và toàn thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Phú Tài trong cơng tác kiểm sốt hoạt động ngân quỹ, giúp
cho các nhà quản trị tìm ra được nhiều phương pháp kiểm soát chặt chẽ hơn
trong hoạt động ngân quỹ, nhằm nâng cao tính đảm bảo an tồn trong cơng
tác bảo quản tiền mặt, tài sản đảm bảo, giấy tờ có giá và ấn chỉ, từ đó từng
bước nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Phú Tài.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về KSNB hoạt động ngân quỹ trong Ngân hàng
thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ hoạt động ngân quỹ
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài.
Chương 3: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hoạt động ngân quỹ tại

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
NGÂN QU Ỹ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hệ thống KSNB trong hoạt động ngân hàng thương mại
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển kiểm sốt nội bộ trong hoạt động
ngân hàng thương mại [2]
1.1.1.1 Giai đoạn sơ khai
Mọi hoạt động kinh tế đều cần các nguồn vốn. Các kênh cung cấp vốn
đã hình thành từ rất sớm và đã phát triển mạnh mẽ từ những năm cuối thế kỷ
19, trong đó, ngân hàng là kênh cung cấp vốn chủ yếu. Để có thể cung cấp
vốn, ngân hàng cần có bức tranh về tình hình tài chính có thể tin cậy được, mà
khởi điểm là Bảng cân đối kế toán. Muốn vậy cần có những người độc lập, có
năng lực đảm nhiệm chức năng xác nhận tính trung thực và hợp lý của các
thông tin trên Báo cáo tài chính, từ đó có sự ra đời của các cơng ty kiểm tốn
độc lập.
Các cơng ty kiểm tốn đầu tiên trên thế giới có nguồn gốc từ Anh quốc, sau
đó lại lan rộng ra các quốc gia khác trong những năm cuối thế kỷ 19. Một trong
những công ty kiểm tốn đầu tiên được thành lập là cơng ty price Waterhouse.
Vào thời kỳ này chưa có hệ thống chuẩn mực kiểm toán mà chỉ có một hướng
dẫn duy nhất là Sổ tay kiểm tốn của Dicksee cơng bố vào 1892.
Khi thực hiện chức năng nhận xét báo cáo tài chính, các kiểm tốn viên
đã sớm nhận thức được rằng không cần thiết, cũng như không thực tế khi yêu
cầu kiểm tra tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà chỉ cần chọn mẫu để
kiểm tra và dựa vào sự tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ do đơn vị
được kiểm toán sử dụng trong việc xử lý, tập hợp các thông tin để lập báo cáo

tài chính. Vì vậy các kiểm tốn viên bắt đầu quan tâm đến kiểm soát nội bộ.


6
Hình thức ban đầu của kiểm sốt nội bộ là kiểm sốt tiền và bắt đầu từ
cuộc cách mạng cơng nghiệp. Do yêu cầu phát triển, các công ty cần có vốn
và từ đó đưa đến nhu cầu tăng cường quản lý vốn và kiểm tra thông tin về sử
dụng vốn. Thuật ngữ Kiểm soát nội bộ bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn này.
Đến năm 1905, Robert Montgomery, đồng thời cũng là sáng lập viên của
cơng ty kiểm tốn Lybrand, Ross Bros & Montgomery, đã đưa ra ý kiến về một
số vấn đề liên quan đến kiểm soát nội bộ trong tác phẩm “Lý thuyết và thực hành
kiểm toán”. Dù ý kiến này không phải là nguyên tắc chi phối cuộc kiểm toán
nhưng đó vẫn là cơ sở về các thủ tục mà kiểm toán viên cần thực hiện.
Đến năm 1929, thuật ngữ Kiểm soát nội bộ được đề cập chính thức trong
một Cơng bố của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Seserve Bulletin),
theo đó, kiểm soát nội bộ được định nghĩa là một công cụ để bảo vệ tiền và
các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động, và đây là
một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của kiểm tốn viên.
Năm 1936, trong một cơng bố, Hiệp hội Kế tốn viên cơng chứng Hoa
Kỳ (AICPA- American Institute of Certified Public Accountants) đã định
nghĩa kiểm soát nội bộ “… là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và
được thực hiện trong một số tổ chức để bảo vệ tiền và tài sản khác, cũng như
kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách”.
Sau công bố này, việc nghiên cứu và đánh giá về kiểm soát nội bộ ngày
càng được chú trọng trong cuộc kiểm tốn, đặc biệt là sau vụ phá sản của
cơng ty Mc Kesson & Robbins. Mc Kesson & Robbins là một công ty dược
phẩm nổi tiếng với tổng tài sản, vào năm 1937, đã lên đến 100 triệu USD,
kiểm toán cho công ty này là Price Waterhouse. Cổ phiếu của công ty được
niêm yết trên thị trường NYSE (New york Stock Exchange). Đến tháng
12.1938, NYSE không cho Mc Kesson & Robbins niêm yết cổ phiếu, do hậu

quả này, Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC-Securities and Exchange


7
Commission) đã tiến hành điều tra và phát hiện 20 triệu USD hàng tồn kho và
nợ phải thu đã bị khai khống và 20% tài sản không hiện hữu trong thực tế.
Khi nhận xét về cuộc kiểm toán này, SEC cho rằng sai phạm quan trọng
và cơ bản nhất là cuộc kiểm toán được thực hiện một cách bất cẩn. Trong mọi
giai đoạn của cuộc kiểm toán nêu trên đều có sai phạm, từ việc thực hiện thủ
tục kiểm toán, việc chọn mẫu khơng thích hợp cho đến sự hiểu biết về hệ
thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ (Internal check and control) không được
chú trọng đúng mức.
SEC cũng cho rằng việc tìm hiểu kiểm sốt nội bộ khơng thể chỉ hạn chế
ở lĩnh vực kế toán, mà kiểm toán viên cần có kiến thức đầy đủ hơn về cách
thức mà các nghiệp vụ trên được thực hiện.
Tuy nhiên, trường hợp của Mc Kesson & Robbins không phải là trường
hợp duy nhất mà SEC có cơ hội để chỉ trích nghề nghiệp kiểm tốn về
phương diện nghiên cứu kiểm sốt nội bộ. Thí dụ trong thất bại của cuộc kiểm
tốn cơng ty Drayer Hanson, SEC tin rằng việc thổi phồng sản phẩm dở dang
của công ty đã có thể phát hiện được nếu kiểm toán viên có xem xét hệ thống
kiểm sốt nội bộ.
1.1.1.2 Giai đoạn hình thành
Trước thực tế trên, vào năm 1949, AICPA cơng bố cơng trình nghiên
cứu đầu tiên về kiểm soát nội bộ với nhan đề: “Kiểm soát nội bộ, các nhân tố
cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với
kiểm toán viên độc lập”. Trong báo cáo này, AICPA đã định nghĩa kiểm soát
nội bộ là: “...cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách thức liên quan được chấp
nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính xác
và đáng tin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến
khích sự tuân thủ các chính sách của người quản lý”.

Sau đó, AICPA đã soạn thảo và ban hành nhiều chuẩn mực kiểm toán đề
cập đến những khái niệm và khía cạnh khác nhau của kiểm soát nội bộ như:


8
 Năm 1958, Ủy ban thủ tục kiểm toán (CAP – Committee on Auditing
Procedure) trực thuộc AICPA ban hành báo cáo về thủ tục kiểm toán 29 (SAP
– Statement on Auditing Procedure) về: “Phạm vi xem xét kiểm soát nội bộ
của kiểm toán viên độc lập”
 Năm 1962, CAP tiếp tục ban hành SAP 33 làm rõ hơn về kiểm soát
nội bộ như sau:
Kiểm toán viên độc lập trước hết sẽ quan tâm đến kiểm soát nội bộ về kế
toán vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thơng tin tài chính và do vậy kiểm tốn
viên cần đánh giá kiểm soát nội bộ đối với vấn đề này. Kiểm soát nội bộ về
quản lý thường chỉ liên quan gián tiếp đến thơng tin tài chính, do vậy kiểm
tốn viên sẽ không bị buộc phải đánh giá chúng. Tuy nhiên, nếu kiểm toán
viên tin rằng một số thủ tục kiểm soát hành chính có thể ảnh hưởng đến tính
đáng tin cậy của thơng tin tài chính, kiểm tốn viên sẽ phải nghiên cứu để
đánh giá kiểm soát nội bộ về quản lý. Chẳng hạn các số liệu thống kê về sản
lượng, các số liệu kỹ thuật… đòi hỏi phải có sự đánh giá riêng.
Dựa trên các khái niệm kiểm soát kế toán và kiểm soát quản lý, CAP đã
xây dựng chuẩn mực kế tốn, trong đó u cầu cơng ty kiểm toán cần giới hạn
nghiên cứu kiểm soát nội bộ về kế toán.
Rõ ràng sự thay đổi của CAP qua các giai đoạn trên là đưa ra các hướng
dẫn không bao quát về kiểm soát nội bộ như định nghĩa đầu tiên mà chỉ trên
phương diện kiểm soát nội bộ về kế toán. Tuy nhiên, dù đã cố gắng nhưng
định nghĩa trên còn rất mơ hồ.
Đến năm 1972, CAP tiếp tục ban hành SAP 54 “Tìm hiểu và đánh giá
kiểm sốt nội bộ”, trong đó đưa ra 04 thủ tục kiểm soát kế toán, đó là đảm bảo
nghiệp vụ chỉ được thực hiện khi đã được phê chuẩn, ghi nhận đúng đắn mọi

nghiệp vụ để báo cáo, hạn chế sự tiếp cận về tài sản và kiểm kê.
Sau đó, AICPA ban hành các chuẩn mực kiểm toán (SAS- Statement on
Auditing Standard) để thay thế cho các thủ tục kiểm toán (SAP), trong đó:


9
SAS 1 (1973) duyệt xét lại SAP 54 và đưa ra định nghĩa về kiểm soát
quản lý và kiểm soát kế tốn như sau:
Kiểm sốt quản lý, khơng chỉ hạn chế ở kế hoạch tổ chức và các thủ
tục, mà cịn bao gồm q trình ra quyết định cho phép thực hiện nghĩa vụ của
nhà quản lý. Kiểm soát kế toán bao gồm các thủ tục và cách thức tổ chức ghi
nhận vào sổ sách để bảo vệ tài sản, tính đáng tin cậy của số liệu và do vậy, nó
được thiết lập để cung cấp sự bảo đảm hợp lý trên các phương diện sau đây:
 Các nghiệp vụ thực hiện phù hợp với sự ủy quyền và xét duyệt của các
nhà quản lý
 Các nghiệp vụ được ghi nhận khi phát sinh để: Lập báo cáo tài chính
phù hợp với chuẩn mực kế toán hay các quy định có liên quan, thực hiện trách
nhiệm báo cáo về tình hình tài sản
 Việc tiếp cận tài sản chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của nhà
quản lý
 Định kỳ các báo cáo về tài sản phải được so sánh với tài sản hiện hữu
trong thực tế và có biện pháp xử lý thích hợp đối với các chênh lệch.
Như vậy trong suốt thời kỳ trên, khái niệm kiểm sốt nội bộ đã khơng
ngừng mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán.
Tuy nhiên, trước khi báo cáo COSO 1992 ra đời, kiểm soát nội bộ vẫn mới dừng
lại như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong kiểm tốn báo cáo
tài chính.
1.1.1.3 Giai đoạn phát triển
Vào thập niên 1970 – 1980, nền kinh tế Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia
khác đã phát triển mạnh mẽ. Số lượng các công ty tăng nhanh, kể cả các công

ty thuộc quyền sở hữu của nhà nước và kinh doanh quốc tế.
Trong thời gian này, kéo theo các vụ gian lận ngày càng tăng về số lượng lẫn
quy mô, gây ra những tổn thất đáng kể cho nền kinh tế. Năm 1977, sau vụ bê bối
Watergate, quốc hội Hoa Kỳ đã ban hành Luật chống hối lộ ở nước ngoài. Điều luật


10
này nhằm nhấn mạnh đến vai trò của KSNB trong việc ngăn ngừa những khoản
thanh toán bất hợp pháp và dẫn đến nhu cầu ghi chép đầy đủ trong mọi hoạt động.
Năm 1985, với sự sụp đổ của các công ty cổ phần có niêm yết làm cho các
nhà ban hành luật càng quan tâm đến hoạt động KSNB của công ty. Nhiều quy
định hướng dẫn về KSNB của các cơ quan chức năng Hoa Kỳ được ban hành
trong giai đoạn này như: Ủy ban chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ năm 1988, Ủy
ban chứng khoán Hoa Kỳ năm 1998, Tổ chức nghiên cứu kiểm tốn nội bộ
năm 1991.
Trước tình hình này, năm 1985, Ủy Ban COSO đã được thành lập. Đây là
một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo
tài chính (thường gọi tắt là Ủy ban Treedway). Ủy ban này được sự bảo trợ của
5 tổ chức: Hiệp hội kế tốn viên cơng chứng Mỹ (AICPA), Hội kế tốn Mỹ
(American Accounting Association), Hiệp hội quản trị viên tài chính (The
Financial Executives Institute – FEI), Hiệp hội kế toán viên quản trị (Institute of
Management Accountants – IMA), Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (The Institute
of Internal Auditors – IIA).
AICPA đã soạn thảo và ban hành nhiều chuẩn mực đề cập đến những
khái niệm và khía cạnh khác nhau của KSNB trong hơn 40 năm sau đó như:
 SAP 29 (1958) “Phạm vi kiểm toán viên độc lập xem xét KSNB”,
trong đó lần đầu tiên đề cập phân biệt KSNB về quản lý và KSNB về kế toán.
 SAP 54 (1972) “Tìm hiểu về đánh giá KSNB”, đã đưa ra 4 mục tiêu
của kiểm soát kế toán.
 SAS 55 (1988) “Xem xét KSNB trong kiểm tốn báo cáo tài chính”,

đã đưa ba yếu tố của KSNB là môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các
thủ tục kiểm toán.
Trước tiên, COSO đã sử dụng chính thức từ KSNB thay vì từ kiểm sốt
nội bộ về kế tốn. Đến năm 1992, Ủy ban COSO đã chính thức ban hành Báo
cáo 1992.


11
Báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới đưa ra khuôn mẫu lý
thuyết về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Trong báo cáo này nêu rõ
KSNB không chỉ dừng lại ở vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà được mở
rộng ra phương diện hoạt động của doanh nghiệp và tuân thủ các chính sách.
1.1.1.4 Giai đoạn hiện đại (thời kỳ hậu COSO – từ 1992 đến nay)
Báo cáo COSO ra đời nhằm đưa ra một định nghĩa, một cách hiểu được
chấp nhận rộng rãi về KSNB và cũng hỗ trợ cho các nhà quản trị kiểm sốt
cơng ty một cách tốt hơn.
Báo cáo COSO 1992 tuy chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng đã tạo lập được
một cơ sở lý thuyết rất cơ bản về kiểm soát nội bộ. Sau đó, hàng loạt các
nghiên cứu phát triển về KSNB trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã ra đời như
phát triển về Quản trị rủi ro (ERM 2004), về công ty nhỏ, phát triển theo
hướng công nghệ thông tin (COBIT), theo hướng kiểm toán độc lập, chuyên
sâu về những ngành nghề cụ thể và giám sát (2008), cụ thể như sau:
(i) Phát triển về phía quản trị
Năm 2001, COSO tiếp tục triển khai nghiên cứu hệ thống đánh giá rủi ro
doanh nghiệp (ERM) trên cơ sở báo cáo COSO 1992. Tháng 7/2003, bản dự
thảo đã được công bố. Trong bản dự thảo, ERM được định nghĩa gồm 8 bộ
phận: Môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện, đánh giá rủi ro,
đối phỏ rủi ro, các hoạt động kiểm sốt, thơng tin truyền thơng và giám sát.
Đến 2004, ERM đã được chính thức ban hành, theo đó ERM khơng nhằm
thay thế cho báo cáo COSO 1992 mà chỉ được xem là cánh tay nối dài của báo

cáo này.
(ii) Phát triển cho doanh nghiệp nhỏ
Năm 2006, COSO nghiên cứu và ban hành hướng dẫn “Kiểm soát nội bộ
đối với báo cáo tài chính – hướng dẫn cho các cơng ty đại chúng quy mô nhỏ”
(Gọi tắt là COSO Guidance 2006). Hướng dẫn này vẫn dựa trên nền tảng của


12
báo cáo COSO 1992 và giải thích về cách thức áp dụng kiểm sốt nội bộ
trong các cơng ty đại chúng quy mô nhỏ (smaller publicly traded companies).
(iii) Phát triển theo hướng công nghệ thông tin
Năm 1996, Ban tiêu chuẩn có tên “Các mục tiêu kiểm sốt trong cơng
nghệ thơng tin và các lĩnh vực có liên quan” (CoBIT – Control Objectives for
Information and Related Technology) do hiệp hội kiểm sốt và kiểm tốn hệ
thống thơng tin (ISACA – Information System Audit and Control
Association) ban hành. CoBIT nhấn mạnh đến kiểm sốt trong mơi trường tin
học (CIS – Computer Infomation System), bao gồm những lĩnh vực hoạch
định và tổ chức, mua và triển khai, phân phối và hỗ trợ, giám sát.
(iv) Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập
Các chuẩn mực kiểm toán của Hoa Kỳ cũng chuyển sang sử dụng Báo
cáo COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm:
 SAS 78 (1995): Xem xét kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài
chính (điều chỉnh SAS 55). Các định nghĩa, nhân tố của kiểm soát nội bộ
trong báo cáo COSO (1992) đã được đưa vào chuẩn mực này.
 SAS 94 (2001): Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến việc xem xét
kiểm soát nội bộ trong việc kiểm toán báo cáo tài chính.
Hệ thống chuẩn mực kiểm tốn quốc tế (ISA – International Standard on
Auditing) cũng sử dụng báo cáo của COSO khi yêu cầu xem xét hệ thống
kiểm soát nội bộ trong kiểm tốn báo cáo tài chính, cụ thể là:
 ISA 315 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh, mơi trường hoạt động

đơn vị và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu” đã yêu cầu kiểm toán viên cần
có hiểu biết đầy đủ về kiểm soát nội bộ và đã định nghĩa: “Hệ thống kiểm soát
nội bộ là một quá trình do bộ máy quản lý, Ban giám đốc và các nhân viên
của đơn vị chi phối, được thiết lập nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý
nhằm thực hiện ba mục tiêu của báo cáo tài chính đáng tin cậy, pháp luật và
các quy định được tuân thủ, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả. Hệ thống kiểm


13
soát nội bộ được thiết kế và thực hiện nhằm giảm thiểu những rủi ro kinh
doanh có khả năng đe dọa đến việc đạt được những mục tiêu trên”.
 ISA 265 “Thơng báo về những khiếm khuyết của kiểm sốt nội bộ”
u cầu kiểm tốn viên độc lập thơng báo về các khiếm khuyết của kiểm soát
nội bộ do kiểm toán viên phát hiện được cho những người có trách nhiệm
trong đơn vị.
(v) Phát triển theo hướng kiểm toán nội bộ
Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) định nghĩa các mục tiêu của kiểm
soát nội bộ bao gồm:
 Độ tin cậy và tính trung thực của thơng tin.
 Tn thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định.
 Bảo vệ tài sản.
 Sử dụng hiệu quả và kinh tế các nguồn lực.
 Hoàn thành các mục đích và mục tiêu cho các hoạt động hoặc chương trình.
Các chuẩn mực của IIA khơng đi sâu vào nghiên cứu các thành phần
của kiểm sốt nội bộ, vì IIA là một thành viên của COSO nên về các nguyên
tắc không có sự khác biệt giữa định nghĩa của IIA và COSO.
(vi) Phát triển theo hướng chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể
Lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực đã có những nghiên cứu khá đầy đủ và chi
tiết về kiểm soát nội bộ trong ngành nghề của nh. Báo cáo Basel (1998) của Ủy
ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS – Basel Committee on Banking

Supervision) đã đưa ra cơng bố về khn khổ kiểm sốt nội bộ trong ngân hàng
(Framework for Internal Control System in Banking Organisations).
Báo cáo trên đã định nghĩa: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi
phối bởi hội đồng quản trị, các nhà quản lý cao cấp và nhân viên. Nó khơng
chỉ là thủ tục hay chính sách được thực hiện tại một thời điểm cụ thể mà là
một hoạt động liên tục ở mọi cấp trong ngân hàng. Hội đồng quản trị và các


14
nhà quản lý cao cấp có trách nhiệm thiết lập một nền văn hóa thích hợp để trợ
giúp cho quá trình kiểm sốt nội bộ cũng như liên tục giám sát sự hữu hiệu
của nó, tuy nhiên mỗi cá nhân trong tổ chức phải tham gia quá trình này. Các
mục tiêu chính của kiểm sốt nội bộ được phân loại như sau:
 Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động,
 Sự tin cậy, đầy đủ và kịp thời của thơng tin tài chính và quản trị,
 Sự tn thủ pháp luật và các quy định liên quan.
Theo công bố này kiểm soát nội bộ bao gồm các bộ phận sau:
 Sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát,
 Ghi nhận và đánh giá rủi ro,
 Các hoạt động kiểm soát và phân chia trách nhiệm,
 Thông tin và truyền thông,
 Giám sát và điều chỉnh sai sót.
Báo cáo Basel (1998) khơng đưa ra những lý luận mới mà chỉ vận dụng
các lý luận cơ bản của COSO vào lĩnh vực ngân hàng.
(vii) Hướng dẫn về giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ
COSO cũng đưa ra Dự thảo Hướng dẫn về giám sát hệ thống kiểm sốt
nội bộ (Exposure Draft, COSO 2008) dựa trên khn mẫu COSO 1992 nhằm
giúp các tổ chức tự giám sát chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hướng
dẫn này (COSO Guidance 2008) bao gồm 3 phần: Hướng dẫn, Ứng dụng và
Thí dụ. Năm 2009, phần 1 – Hướng dẫn đã chính thức được ban hành. Cần

lưu ý rằng COSO Guidance 2008 này không nhằm thay thế COSO Guidance
2006 mà bổ sung thêm và tập trung cho việc nâng cao hiệu quả giám sát đối
với kiểm soát nội bộ trong đơn vị.
Đến năm 2013, nội dung của COSO không chỉ phục vụ cho cơng tác kế tốn,
tài chính mà cịn mà cịn mở rộng đối với phạm vi tồn doanh nghiệp. Nhưng thay
đổi cơ bản của văn bản mới ban hành tập trung vào 7 điểm chính như sau:
 Tiếp cận theo hướng mong đợi vào việc quản trị công ty ở tầm vĩ


15
 Hướng đến sự toàn cầu hóa của thị trường và hoạt động kinh doanh
mở rộng
 Sự thay đổi trong mơ hình kinh doanh phù hợp với biến động của thế giới.
 Đáp ứng nhu cầu, mức độ phức tạp, quy định và các chuẩn mực.
 Tăng các chiến lược cạnh tranh và trách nhiệm giải trình trước xã hội.
 Sử dụng sự phát triển của công nghệ hiện đại.
 Ngăn ngừa hoặc giảm đi hoặc phát hiện gian lận trong doanh nghiệp
Dựa vào 7 khía cạnh chính mà COSO 2013 đã điều chỉnh, từ đó bản
hướng dẫn này đã giới thiệu 17 ngun tắc mở rộng theo mơ hình kết cấu bởi
5 thành phần cấu thành một hệ thống KSNB dựa vào bản gốc năm 1992.
Bảng 1.1: Các nguyên tắc KSNB theo COSO 2013

1. Thực hiện cam kết nhằm đảm bảo chính trị và giá trị đạo đức
2. Thực hiện trách nhiệm tổng thể
Mơi trường kiểm sốt 3. Thiết lập cấu trúc, quyền lực và trách nhiệm
4. Thực thi cam kết và năng lực
5. Đảm bảo trách nhiệm giải trình
6. Các mục tiêu phù hợp và cụ thể
Đánh giá rủi ro


7. Xác định và phân tích rủi ro
8. Đánh giá rủi ro gian lận
9. Xác định và phân tích các thay đổi quan trọng
10. Lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát

11. Lựa chọn và phát triển các kiểm sốt chung đối với cơng
nghệ
12. Ứng dụng chính xác và thủ tục

Thơng tin và truyền
thơng
Hoạt động giám sát

13. Sử dụng thông tin phù hợp
14. Truyền thơng nội bộ
15. Truyền thơng bên ngồi đơn vị
16. Thực hiện đánh giá liên tục và tách biệt
17. Đánh giá và tính truyền thơng giữa các nội dung

(Nguồn: COSO 2013)


16
1.1.2 Khái niệm về KSNB trong hoạt động ngân hàng - Basel
1.1.2.1 Quá trình hình thành
Những năm 1990, có rất nhiều ngân hàng ở trên thế giới nằm trong tình
trạng khủng hoảng và chịu nhiều tổn thất đáng kể trong hoạt động kinh doanh
của mình. Xuất phát từ tình hình đó, BASEL đã tiến hành nhiều nghiên cứu,

khảo sát và cuối cùng Ủy ban này đã chỉ ra rằng tình trạng trên của các ngân
hàng thế giới là do các ngân hàng đã khơng duy trì được một HTKSNB hữu
hiệu. Đến năm 1998, Uỷ ban BASEL đã ban hành tài liệu về khuôn khổ cho
HTKSNB trong ngân hàng. Khuôn khổ HTKSNB trong tài liệu này được xây
dựng cho các ngân hàng quốc tế, nội dung của tài liệu này kế thừa và nhất
quán với báo cáo của tổ chức COSO về KSNB.
Báo cáo của ủy ban BASEL năm 1998 không đưa ra những lý luận mới
mà chỉ vận dụng các lý luận cơ bản của tổ chức COSO vào hoạt động của lĩnh
vực ngân hàng. Hệ thống lý luận về KSNB trong ngân hàng theo báo cáo của
ủy ban BASELbao gồm 2 phần:
 Phần 1 : Mục tiêu và vai trò của các nguyên tắc KSNB ngân hàng
 Phần 2 : Các nguyên tắc KSNB ngân hàng
1.1.2.2 Định nghĩa hệ thống KSNB trong ngân hàng
Theo ủy ban Basel[10]: “KSNB là quá trình được thực hiện bởi Hội đồng
quản trị, ban điều hành và tồn thể nhân viên. Đó khơng chỉ là một thủ tục hoặc
một chính sách được thực hiện tại một thời điểm nào đó, mà còn tiếp diễn ở tất
cả các cấp trong ngân hàng. Hội đồng quản trị và Ban điều hành thiết lập môi
trường văn hóa tạo thuận lợi cho quá trình KSNB được hiệu quả và việc theo
dõi sự hiệu quả đó được diễn ra liên tục. Mỗi cá nhân trong một tổ chức phải
tham gia vào quá trình đó”. Các mục tiêu chủ yếu của KSNB bao gồm:
 Mục tiêu hoạt động: kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo các hoạt động
trong ngân hàng an toàn và hiệu quả;


17
 Mục tiêu thơng tin: kiểm sốt nội bộ nhằm đảm bảo các thơng tin quản
trị và tài chính đầy đủ, kịp thời và đáng tin cậy;
 Mục tiêu tuân thủ: kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo các hoạt động của
ngân hàng tuân thủ các quy định pháp luật và đạo đức kinh doanh.
1.1.2.3 Các nguyên tắc KSNB ngân hàng [9]

Đối với hoạt động kiểm soát nội bộ trong ngân hàng, Ủy ban BASEL
xây dựng 13 nguyên tắc chung làm khuôn khổ giúp các TCTD xây dựng,
đánh giá hệ thống KSNB trong ngân hàng. Những nguyên tắc này mô tả các
yếu tố cần thiết vủa hệ thống KSNB dựa trên kinh nghiệm của các nước thành
viên trong Ủy ban. Về cơ bản, các nguyên tắc này giống như các yếu tố cấu
thành HTKSNB theo báo cáo của tổ chức COSO, bao gồm:
 Giám sát điều hành và văn hóa kiểm soát :
Nguyên tắc 1: HĐQT có trách nhiệm xét duyệt và kiểm tra định kỳ toàn
bộ chiến lược kinh doanh và những chính sách quan trọng của ngân hàng,
hiểu rõ những rủi ro trọng yếu của ngân hàng, xây dựng những mức độ có thể
chấp nhận được đối với các rủi ro này và đảm bảo rằng ban điều hành đã thực
hiện các công việc cần thiết để xác định, đo lường, theo dõi và kiểm tra những
rủi ro này; xét duyệt cơ cấu tổ chức; đảm bảo rằng ban điều hành đang giám
sát sự hiệu quả của HTKSNB. HĐQT chịu trách nhiệm sau cùng về việc thiết
lập và duy trì một HTKSNB đầy đủ và hiệu quả.
Nguyên tắc 2: Ban điều hành chịu trách nhiệm thực hiện những chiến
lược và chính sách mà HĐQT đã phê duyệt; nâng cao việc xác định, đo lường,
theo dõi và kiểm soát những rủi ro phát sinh trong hoạt động của ngân hàng;
duy trì một cơ cấu tổ chức trong đó có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm,
quyền hạn và các mối quan hệ giữa các bộ phận; đảm bảo rằng đã thực hiện
nhiệm vụ một cách hiệu quả; thiết lập những chính sách KSNB thích hợp;
kiểm tra sự đầy đủ và hiệu quả của HTKSNB.


×